Use-case “Xem tất cả sản phẩm”Bảng 3.3 Đặc tả use-case Xem tất cả sản phẩmTên use-case Xem tất cả sản phẩmMô tả tóm tắt Quản lý xem danh sách tất cả sản phẩm có trong hệ thốngNgười dùng
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Mục đích đề tài
Đề tài đồ án “Phát triển ứng dụng di động quản lý cửa hàng bán sách” được lên kế hoạch thực hiện trong vòng 6 tháng Với mục tiêu là tìm hiểu đề tài, các công nghệ liên quan để xây dựng được một ứng dụng hoàn chỉnh với các chức năng mục tiêu đều ra. Đồ án mang đến một ứng dụng di động bao gồm các tính năng cơ bản, mở ra một cách thức tiếp cận đến việc số hóa hoạt động cửa hàng bán sách cho các chủ cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, giúp việc quản lý giờ đây trở nên dễ dàng hơn. Ứng dụng được xây dựng trên nền tảng Android, sử dụng các công nghệ phổ biến như Flutter và Firebase.
Báo cáo này gồm các phần:
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI: Xác định lí do, mục tiêu của đề tài, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phân tích đánh giá và đưa ra hướng giải quyết.
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT: Giới thiệu các công nghệ, kỹ thuật được sử dụng trong đồ án.
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ: Phân tích yêu cầu, sơ đồ use case, mô tả sơ đồ use case và thiết kế cơ sở dữ liệu cho ứng dụng.
CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG ỨNG DỤNG: Xây dựng ứng dụng thông qua danh sách các màn hình và mô tả chi tiết
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Dưới sự số hóa, mọi hoạt động của con người giờ đây đều trở nên đơn giản và dễ dàng hơn Công nghệ thông tin đã góp phần không nhỏ vào triệc cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng ta, đáng kể đến nhất đó là lĩnh vực thương mại Việc chuyển dịch từ phương thức buôn bán cổ điển sang buôn bán online đã làm bùng nổ ngành công nghiệp thương mại điện tử, việc trao đổi mua bán giờ đây có thể trở nên dễ dàng bất kể khoảng cách địa lý
Sự phát triển nhanh chóng của các sàn thương mại điện tử lớn như Taobao, Alibaba, Shoppe, Lazada, Tiki,… là một minh chứng rõ ràng cho sự ưu việt của công nghệ thông tin trong lĩnh vực thương mại điện tử Tuy nhiên, nó cũng là một trở ngại và khó khăn đối với các cửa hàng kinh doanh theo phương thức truyền thống, khi cách kinh doanh cổ điển trở nên lép vế hơn khi đặt cạnh các sàn thương mại điện tử.
Cùng với đó, công nghệ cũng là một công cụ mạnh mẽ hỗ trợ con người thực hiện các thao tác quản lý cơ bản đến phức tạp Việc tính toán, lưu trữ cũng như theo dõi giờ đây trở nên dễ dàng, nhanh chóng, chính xác hơn khi có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
Nắm được điều đó, Ứng dụng cửa hàng bán sách online (được làm ở đồ án 1) và Ứng dụng di động quản lý cửa hàng bán sách online (đồ án hiện tại) được tạo ra nhằm mang lại một cách thức dễ dàng và hiệu quả cho những cửa hàng bán sách muốn số hóa hoạt động của mình. Ứng dụng di động quản lý cửa hàng bán sách online mang đến một cách thức
- Cập nhật, điều chỉnh danh sách sản phẩm trong cửa hàng.
- Phê duyệt đơn hàng, theo dõi tình trạng đơn hàng.
- Quản lý thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng của khách hàng.
- Phê duyệt, ẩn đánh giá của khách hàng.
- Tương tác (like, phản hồi) đánh giá của khách hàng.
- Hỗ trợ thống kê doanh thu, doanh số của cửa hàng, số lượng đơn hàng.
- Lưu trữ dữ liệu lịch sử các lần nhập hàng.
- Xử lý báo cáo vi phạm của khách hàng.
Đối tượng hướng đến
Khách hàng: những người có nhu cầu mua sách online, sử dụng ứng dụng cửa hàng bán sách online.
Quản trị viên: là chủ cửa hàng hoặc người nắm quyền quản lý cửa hàng, sử dụng ứng dụng quản lý để tương tác với khách hàng qua các thao tác quản lý khác nhau.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Flutter
2.1.1 Tổng quan và lịch sử
Flutter là một bộ công cụ phát triển phần mềm mã nguồn mở được tạo ra bởi Google – một trong những công ty công nghệ lớn nhất hành tinh Nó được sử dụng với mục đích phát triển các ứng dụng đa nền tảng cho Android, iOS, Linux, Windows, MacOS và web chỉ từ một nền tảng mã duy nhất
Flutter được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2015 và đến tháng 5, 2017 phiên bản ổn định đầu tiên được ra mắt chính thức Dù được ra mắt khá trễ nhưng Flutter đã và đang phát triển mạnh mẽ, dần trở thành một đối thủ nặng ký đối với những công cụ hỗ trợ lập trình đa nền tảng khác như React Native (Facebook), Xamarin (Microsoft)… Tính đến thời điểm hiện tại Flutter đang là một trong những công cụ hỗ trợ lập trình đa nền tảng được sử dụng nhiều nhất Một số ứng dựng nổi tiếng được viết bằng Flutter:
Hình 2.1 Một số ứng dụng viêt bằng Flutter
Flutter gồm có hai tầng chính là Engine và Framework:
- Tầng engine chứa một thư viện đồ hoạ giúp render giao diện người dùng và máy ảo Dart – môi trường để thực thi mã nguồn và biên dịch mã lệnh Dart. Đây cũng chính là nơi thực hiện việc kết nối với hệ thống.
- Tầng framework được viết bằng mã lệnh Dart, cung cấp các lớp, chức năng và tiện ích (widget) được dùng để tạo ứng dụng Flutter Lập trình viên sẽ sử dụng chủ yếu tầng này để lập trình.
Hình 2.2 Thành phần của Flutter
2.1.3 Một số đặc điểm nổi bật
- Fast Development: Tíng năng Hot Reload hoạt động trong milliseconds để hiện thị giao diện tới bạn Sử dụng tập hợp các widget có thể customizable để xây dựng giao diện trong vài phút Ngoài ra Hot Reload còn giúp bạn thêm
2.1.4 Ưu và nhược điểm Ưu điểm:
- Flutter là một bộ open-source SDK, tức là nó hoàn toàn miễn phí và “mở” chính vì thế mà cộng đồng lập trình viên có thể cùng tham gia phát triển và hoàn thiện nó
- Flutter cung cấp đầy đủ và đa dạng các tiện ích (widget) hỗ trợ nên lập trình viên ít khi cần sự hỗ trợ từ thư viện của bên thứ ba cung cấp.
- Hỗ trợ hot reload: Tính năng này cho phép thay đổi xuất hiện trực tiếp trên ứng dụng mà không cần phải rebuild lại toàn bộ ứng dụng từ đó làm giảm thời gian của lập trình viên và khiến việc xây dựng ứng dụng trở nên dễ dàng hơn
- Còn nhiều hạn chế khi phát triển các ứng dụng có các chức năng cần can thiệp sâu vào phần cứng của thiết bị.
- Kích thước ứng dụng khá lớn do Flutter hỗ trợ đa nền tảng nên hiển nhiên số lượng file và mã nguồn cũng sẽ bị đội lên khá nhiều, tuy nhiên điều này đã được Google cam kết sẽ cải thiện hơn trong tương lai.
- Công nghệ còn mới và vẫn chưa có quá nhiều thư viện hỗ trợ, tuy nhiên thì cộng đồng lập trình viên sử dụng Flutter đang ngày càng nhiều, chính vì thế mà trong tương lai chắc chắn sẽ có thêm nhiều thư viện hỗ trợ tốt cho Flutter.
Ngôn ngữ lập trình Dart
- Flutter sử dụng ngôn ngữ lập trình Dart Ra đời từ năm 2011 và được phát triển bởi Google, Dart được sử dụng để xây dựng các ứng dụng web, server, máy tính để bàn và thiết bị di động.
- Dart là ngôn ngữ lập trình đa mục đích ban đầu được phát triển bởi Google và sau đó được Ecma (ECMA-408) phê chuẩn làm tiêu chuẩn.
- Dart là một ngôn ngữ hướng đối tượng, được xác định theo lớp, với cơ chế garbage-collected, sử dụng cú pháp kiểu C để dịch mã tùy ý sang JavaScript.
Nó hỗ trợ interface, mixin, abstract, generic, static typing và type safe
2.2.2 Tại sao Flutter chọn Dart?
- Năng suất: Cú pháp Dart rõ ràng và súc tích, công cụ của nó đơn giản nhưng mạnh mẽ Type-safe giúp bạn xác định sớm các lỗi tinh tế Dart có các thư viện cốt lõi và một hệ sinh thái gồm hàng ngàn package.
- Nhanh: Dart cung cấp tối ưu hóa việc biên dịch trước thời hạn để có được dự đoán hiệu suất cao và khởi động nhanh trên các thiết bị di động và web.
- Tính di động: Dart biên dịch thành mã ARM và x86, để các ứng dụng di động của Dart có thể chạy tự nhiên trên iOS, Android và hơn thế nữa Đối với các ứng dụng web, chuyển mã từ Dart sang JavaScript.
- Dễ học và sử dụng: Dart quen thuộc với nhiều nhà phát triển hiện có, nhờ vào cú pháp và định hướng đối tượng không gây ngạc nhiên của nó Nếu bạn đã biết C++, C # hoặc Java, bạn có thể làm việc hiệu quả với Dart chỉ sau vài ngày.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Firebase
Firebase là một nền tảng phát triển ứng dụng di động và web dựa trên đám mây (cloud-based), được cung cấp bởi Google Firebase cung cấp một tập hợp các dịch vụ và công cụ mạnh mẽ để phát triển ứng dụng di động và web nhanh chóng, hiệu quả và dễ dàng Với Firebase, người phát triển có thể tập trung vào việc xây dựng chức năng và trải nghiệm người dùng mà không cần lo lắng về việc quản lý cơ sở hạ tầng phức tạp.
Firebase cung cấp một loạt các dịch vụ mạnh mẽ giúp phát triển và quản lý ứng dụng Dưới đây là một số dịch vụ chính của Firebase:
Firebase Realtime Database: Đây là một cơ sở dữ liệu thời gian thực (real-time)
Firebase Cloud Firestore: Đây là một cơ sở dữ liệu tài liệu (document-based) linh hoạt và mở rộng, được lưu trữ trên đám mây Firestore cho phép lưu trữ và truy xuất dữ liệu theo cấu trúc tài liệu, và hỗ trợ tính năng truy vấn mạnh mẽ để tìm kiếm, sắp xếp và lọc dữ liệu.
Firebase Storage: Đây là dịch vụ lưu trữ đám mây, cho phép người dùng lưu trữ và quản lý các tệp tin như hình ảnh, video và tệp tin khác trên hạ tầng đám mây của Firebase Firebase Storage cung cấp khả năng tải lên và tải xuống dữ liệu hiệu quả và đáng tin cậy.
Firebase Cloud Messaging: Đây là dịch vụ gửi thông báo đẩy (push notification) tới các thiết bị di động Firebase Cloud Messaging cho phép gửi thông báo trực tiếp tới ứng dụng di động trên các nền tảng Android, iOS và web, giúp tương tác với người dùng và thông báo tin tức, cập nhật và sự kiện quan trọng.
Firebase Hosting: Đây là dịch vụ lưu trữ và phân phối ứng dụng web tĩnh trên hạ tầng đám mây của Firebase Firebase Hosting cung cấp khả năng triển khai nhanh chóng và phân phối ứng dụng web cho người dùng trên toàn cầu, với SSL miễn phí và CDN tích hợp.
Ngoài ra, Firebase còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như Firebase Analytics (phân tích ứng dụng), Firebase Performance Monitoring (theo dõi hiệu suất), Firebase Remote Config (quản lý cấu hình từ xa), và Firebase Test Lab (kiểm thử ứng dụng di động) Tất cả các dịch vụ này đều được tích hợp chặt chẽ với nhau và mang đến một nền tảng toàn diện để xây dựng và quản lý ứng dụng di động và web.
Firebase mang đến nhiều ưu điểm hấp dẫn cho việc phát triển ứng dụng Dưới đây là một số ưu điểm quan trọng của Firebase:
Dễ sử dụng: Firebase cung cấp một giao diện đơn giản và dễ hiểu, cho phép người phát triển dễ dàng tạo và quản lý các dịch vụ trong ứng dụng của mình
Phát triển nhanh chóng: Firebase cung cấp một loạt các công cụ phát triển như lưu trữ cơ sở dữ liệu, xác thực người dùng, thông báo đẩy và phân tích, giúp giảm thời gian phát triển và tăng tốc độ triển khai ứng dụng
Tích hợp tốt: Firebase tích hợp một cách dễ dàng với nhiều nền tảng phát triển và ngôn ngữ lập trình khác nhau như Android, iOS, web và Node.js Điều này cho phép người phát triển linh hoạt chọn lựa công nghệ và ngôn ngữ phù hợp cho dự án của mình Độ tin cậy cao: Firebase được đặt trên cơ sở hạ tầng đám mây của Google, với khả năng mở rộng linh hoạt và đáng tin cậy Điều này giúp đảm bảo rằng ứng dụng của bạn có thể xử lý được lưu lượng lớn người dùng và hoạt động ổn định.
Mặc dù Firebase có nhiều ưu điểm, nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm cần xem xét:
- Giới hạn miễn phí: Firebase cung cấp một gói miễn phí với các giới hạn về lưu trữ, băng thông và các tài nguyên khác Đối với các ứng dụng có quy mô lớn, việc sử dụng gói miễn phí có thể bị hạn chế, và bạn có thể phải nâng cấp lên gói trả phí để đáp ứng nhu cầu của mình
- Khả năng tùy chỉnh hạn chế: Firebase cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn với các tính năng sẵn có, tuy nhiên, việc tùy chỉnh cao hơn hoặc thay đổi các tính năng có thể bị hạn chế Điều này có thể gây khó khăn đối với những ứng dụng đòi hỏi sự tùy biến cao hoặc yêu cầu tích hợp với các hệ thống sẵn có
- Phụ thuộc vào dịch vụ bên thứ ba: Một số tính năng của Firebase có thể phụ thuộc vào các dịch vụ bên thứ ba như Google Cloud Platform và GoogleAnalytics Điều này có thể tạo ra sự ràng buộc và phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, và khi có sự thay đổi từ phía nhà cung cấp, ứng dụng của bạn có thể bị ảnh hưởng.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ
3.1 Tổng quan về hệ thống
- Ngôn ngữ lập trình: Dart.
- IDE: Visual Studio Code và Android Studio.
- Kiến trúc ứng dụng: Bloc.
3.1.2 Kiến trúc hệ thống: Mô hình Client – Sever
- Client: Đại diện cho ứng dụng di động mà người dùng sử dụng để tương tác với hệ thống Client gửi yêu cầu đến server và nhận phản hồi từ server
- Server: Đại diện cho máy chủ chứa dữ liệu của ứng dụng (Ở đây là Firebase). Server nhận và xử lý các yêu cầu liên quan đến đọc/ghi/xác thực dữ liệu từ Client và trả về kết quả tương ứng.
Hình 3.1 Mô ình Client-Server với Firebase
3.1.3 Kiến trúc ứng dụng: BloC
BloC (Business Logic Component) là một mô hình quản lý trạng thái và luồng dữ liệu trong ứng dụng Flutter Nó giúp tách biệt logic kinh doanh và giao diện người dùng, tạo ra một cách cấu trúc rõ ràng và dễ quản lý Bloc xử lý các sự kiện và cập nhật trạng thái tương ứng, đồng thời cập nhật giao diện người dùng dựa trên trạng thái mới.
Sử dụng thư viện BloC cho phép chúng ta tách ứng dụng thành ba lớp:
Sơ đồ Use-case
3.2.1 Sơ đồ Use-case mức tổng quát
Hình 3.3 Sơ đồ use-case mức tổng quát
3.2.2 Sơ đồ Use-case Quản lý sản phẩm
Hình 3.4 Sơ đồ use-case Quản lý sản phẩm
3.2.3 Sơ đồ Use-case Quản lý khách hàng
Hình 3.5 Sơ đồ use-case Quản lý khách hàng
3.2.4 Sơ đồ Use-case Quản lý đơn hàng
Hình 3.6 Sơ đồ use-case Quản lý đơn hàng
3.2.5 Sơ đồ Use-case Quản lý bình luận
Hình 3.7 Sơ đồ use-case Quản lý bình luận
3.2.6 Sơ đồ Use-case Nhập hàng
Hình 3.8 Sơ đồ use-case Nhập hàng
3.2.7 Sơ đồ Use-case Thống kê
Hình 3.9 Sơ đồ use-case Thống kê
3.2.8 Sơ đồ Use-case Báo cáo vi phạm
Hình 3.10 Sơ đồ use-case Báo cáo vi phạm
Bảng 3.1 Danh sách use-case
Tên use-case Giải thích/Mô tả
1 Đăng nhập Người dùng đăng nhập vào ứng dụng.
2 Quản lý sản phẩm Tạo sản phẩm mới, cập nhật/thay đổi thông tin sản phẩm, xem thông tin sản phẩm.
3 Quản lý khách hàng Xem thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng của khách hàng, các đơn hàng hiện tại của khách.
4 Quản lý đơn hàng Phê duyệt, theo dõi đơn hàng, xem thông tin chi tiết của đơn, cập nhật trạng thái đơn hàng, xem lịch sử
5 Quản lý bình luận Xem bình luận/đánh giá của khách hàng, ẩn các bình luận không phù hợp Phản hồi bình luận của khách hàng
6 Nhập hàng Tạo đơn nhập hàng mới Xem lịch sử nhập hàng, chi tiết đơn nhập.
7 Thống kê Báo cáo hoạt động của cửa hàng trong tháng.
8 Báo cáo vi phạm Báo cáo của khách hàng về bình luận xấu.
Bảng 3.2 Đặc tả use-case Đăng nhập
Tên use-case Đăng nhập.
Mô tả tóm tắt Người dùng sử dụng email và mật khẩu đã đăng ký trong ứng dụng để truy cập vào ứng dụng (Hoặc tài khoản google, facebook).
Người dùng Quản trị viên
Sự kiện kích hoạt Khi khởi động ứng dụng. Điều kiện tiên quyết Email và mật khẩu phải hợp lệ.
Thiết bị người dùng phải được kết nối internet. Điều kiện kết quả Người dùng đăng nhập thành công và ứng dụng điều hướng đến màn hình trang chủ.
Kịch bản chính - Người dùng khởi động ứng dụng.
- Người dùng nhập email, mật khẩu và bấm nút Đăng nhập.
- Hệ thống thực hiện xác thực tài khoản thành công và điều hướng đến màn hình Trang chủ.
Kịch bản thay thế - Tài khoản không phải là Admin
+ Hiển thị thông báo, yêu cầu đăng xuất.
- Hệ thống xác thực tài khoản không thành công.
- Người dùng nhập sai tài khoản, mật khẩu.
+ Thông báo cho người dùng, đăng nhập thất bại.
Use-case “Xem tất cả sản phẩm”
Bảng 3.3 Đặc tả use-case Xem tất cả sản phẩm
Tên use-case Xem tất cả sản phẩm
Mô tả tóm tắt Quản lý xem danh sách tất cả sản phẩm có trong hệ thống
Người dùng Quản trị viên
Sự kiện kích hoạt Người dùng bấm vào button Quản lý sản phẩm trong màn hình Dashboard. Điều kiện tiên quyết Thiết bị người dùng phải được kết nối internet. Điều kiện kết quả Ứng dụng chuyển hướng đến màn hình Quản lý sản phẩm và hiển thị danh sách tất cả sản phẩm.
Kịch bản chính - Người dùng khởi động ứng dụng.
- Người dùng thực hiện UC1.
- Ứng dụng chuyển thành màn hình Dashboard.
- Người dùng bấm vào nút Quản lý sản phẩm.
- Ứng dụng chuyển sang màn hình Quản lý sản phẩm và hiển thị danh sách tất cả sản phẩm trong hệ thống.
Kịch bản thay thế Không
Use-case “Thêm sản phẩm”
Bảng 3.4 Đặc tả use-case Thêm sản phẩm
Tên use-case Thêm sản phẩm
Mô tả tóm tắt Tạo sản phẩm mới trong hệ thống
Người dùng Quản trị viên
Sự kiện kích hoạt Người dùng bấm vào button Thêm trong màn hình Quản lý sản phẩm Điều kiện tiên quyết Thiết bị người dùng phải được kết nối internet Điều kiện kết quả Sản phẩm mới được thêm thành công. Ứng dụng trở về màn hình Quản lý sản phẩm với danh sách sản phẩm được cập nhật thêm sản phẩm mới.
Kịch bản chính - Người dùng thực hiện UC2
- Người dùng bấm nút Thêm sản phẩm
- Nhập các thông tin cần thiết
- Người dùng bấm nút Xác nhận
- Dialog xác nhận hiển thị, chọn xác nhận.
- Hệ thống tạo sản phẩm thành công và ứng dụng trở về màn hình Quản lý sản phẩm.
Kịch bản thay thế Người dùng bấm nút Hủy trên Dialog
Thông tin người dùng cung cấp không đầy đủ.
- Hiển thị thông báo lỗi yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm.
Use-case “Cập nhật thông tin sản phẩm”
Bảng 3.5 Đặc tả use-case Cập nhật thông tin sản phẩm
Tên use-case Cập nhật thông tin sản phẩm
Mô tả tóm tắt Người quản lý cập nhật thông tin của sản phẩm
Người dùng Quản trị viên
Sự kiện kích hoạt Người dùng bấm vào button Cập nhật trong phần Thông tin chung trong màn hình Chi tiết sản phẩm Điều kiện tiên quyết Thiết bị người dùng phải được kết nối internet Điều kiện kết quả Thông tin sản phẩm được cập nhật thành công. Ứng dụng trở về màn hình Chi tiết sản phẩm
Kịch bản chính - Người dùng bấm nút Cập nhật trong phần Thông tin chung
- Điền các thông tin mới cần thiết
- Người dùng bấm nút Cập nhật
- Dialog xác nhận hiển thị, chọn Xác nhận.
- Thông tin sản phẩm được cập nhật thành công, ứng dụng trở về màn hình Chi tiết sản phẩm.
Kịch bản thay thế Người dùng bấm nút Hủy trên Dialog
Thông tin người dùng cung cấp không đầy đủ.
Use-case “Cập nhật giá và khuyến mãi”
Bảng 3.6 Đặc tả use-case Cập nhật giá và khuyến mãi
Tên use-case Cập nhật giá và khuyến mãi
Mô tả tóm tắt Người quản lý cập nhật giá và khuyến mãi của sản phẩm
Người dùng Quản trị viên
Sự kiện kích hoạt Người dùng bấm vào button Cập nhật trong phần Thông tin khác trong màn hình Chi tiết sản phẩm Điều kiện tiên quyết Thiết bị người dùng phải được kết nối internet Điều kiện kết quả Thông tin sản phẩm được cập nhật thành công
Kịch bản chính - Người dùng bấm nút Cập nhật trong phần Thông tin khác
- Ứng dụng hiển thị Dialog cập nhật giá và khuyến mãi.
- Điền các thông tin mới cần thiết
- Người dùng bấm nút Cập nhật.
- Thông tin sản phẩm được cập nhật thành công, ứng dụng trở về màn hình Chi tiết sản phẩm.
Kịch bản thay thế Người dùng bấm nút Hủy trên Dialog
Use-case “Xem thông tin chi tiết sản phẩm”
Bảng 3.7 Đặc tả use-case Xem thông tin chi tiết sản phẩm
Tên use-case Xem thông tin chi tiết sản phẩm
Mô tả tóm tắt Xem thông tin chi tiết của sẩn phẩm
Người dùng Quản trị viên
Sự kiện kích hoạt Người dùng bấm chọn sản phẩm ở màn hình Quản lý sản phẩm Điều kiện tiên quyết Thiết bị người dùng phải được kết nối internet Điều kiện kết quả Ứng dụng chuyển hướng đến màn hình Chi tiết sản phẩm.
Màn hình hiển thị thông tin chi tiết của sản phẩm
Kịch bản chính - Người dùng thực hiện UC2
- Người dùng bấm chọn sản phẩm
- Ứng dụng chuyển sang màn hình Chi tiết sản phẩm và hiển thị thông tin chi tiết của sản phẩm được chọn.
Kịch bản thay thế Không
Use-case “Xem tất cả khách hàng”
Bảng 3.8 Đặc tả use-case Xem tất cả khách hàng
Tên use-case Xem tất cả khách hàng
Mô tả tóm tắt Xem danh sách tất cả khách hàng trong hệ thống
Người dùng Quản trị viên
Sự kiện kích hoạt Người dùng bấm nút Quản lý khách hàng trên màn hình
Dashboard. Điều kiện tiên quyết Thiết bị người dùng phải được kết nối internet.
Người dùng đã đăng nhập trước đó. Điều kiện kết quả Ứng dụng chuyển hướng đến màn hình Quản lý khách hàng.
Màn hình hiển thị danh sách Khách hàng.
Kịch bản chính - Người dùng bấm nút Quản lý khách hàng
- Ứng dụng chuyển sang màn hình Quản lý khách hàng, hiển thị danh sách tất cả khách hàng trong hệ thống
Kịch bản thay thế Không
Use-case “Xem thông tin chi tiết khách hàng”
Bảng 3.9 Đặc tả use-case Xem thông tin chi tiết khách hàng
Tên use-case Xem thông tin chi tiết của khách hàng
Mô tả tóm tắt Hiển thị thông tin chi tiết của khách hàng cụ thể
Người dùng Quản trị viên
Sự kiện kích hoạt Người dùng bấm chọn khách hàng trong màn hình Quản lý khách hàng Điều kiện tiên quyết Thiết bị người dùng phải được kết nối internet Điều kiện kết quả Màn hình hiển thị thông tin chi tiết của khách hàng được chọn
Kịch bản chính - Người dùng thực hiện UC6.
- Người dùng bấm chọn khách hàng.
- Ứng dụng chuyển sang màn hình Thông tin chi tiết khách hàng, hiển thị thông tin của khách hàng tương ứng.
Kịch bản thay thế Không
Use-case “Xem lịch sử mua hàng của khách hàng”
Bảng 3.10 Đặc tả use-case Xem lịch sử mua hàng của khách hàng
Tên use-case Xem lịch sử mua hàng của khách hàng
Mô tả tóm tắt Hiển thị lịch sử mua hàng của khách hàng
Người dùng Quản trị viên
Sự kiện kích hoạt Người dùng bấm nút Lịch sử mua hàng trong màn hình thông tin chi tiết khách hàng Điều kiện tiên quyết Thiết bị người dùng phải được kết nối internet. Điều kiện kết quả Màn hình hiển thị danh sách các đơn hàng đã xong của khách hàng tương ứng
Kịch bản chính - Người dùng thực hiện UC7
- Người dùng bấm nút Xem lịch sử mua hàng.
- Ứng dụng chuyển sang màn hình Lịch sử mua hàng và hiển thị thông tin tương ứng của khách hàng.
Kịch bản thay thế Không
Use-case “Xem danh sách đơn hàng chưa duyệt”
Bảng 3.11 Đặc tả use-case Xem danh sách đơn hàng chưa duyệt
Tên use-case Xem danh sách đơn hàng chưa duyệt
Mô tả tóm tắt Hiển thị danh sách các đơn đang chờ duyệt
Người dùng Quản trị viên
Sự kiện kích hoạt Người dùng bấm nút Quản lý đơn hàng Điều kiện tiên quyết Thiết bị người dùng phải được kết nối internet.
Người dùng đã đăng nhập trước đó. Điều kiện kết quả Màn hình hiển thị danh sách các đơn hàng chưa được duyệt
Kịch bản chính - Người dùng bấm nút Quản lý đơn hàng trên màn hình
- Ứng dụng chuyển sang màn hình Quản lý đơn hàng
- Màn hình hiển thị danh sách các đơn hàng đang chờ duyệt
Kịch bản thay thế Không
Use-case “Theo dõi đơn hàng”
Bảng 3.12 Đặc tả use-case Theo dõi đơn hàng
Tên use-case Theo dõi đơn hàng
Mô tả tóm tắt Hiển thị danh sách đơn hàng theo từng trạng thái của đơn
(Đang chuẩn bị - Chuẩn bị xong (hoặc Chờ lấy) – Đang vận chuyển – Hoàn thành – Đã hủy)
Người dùng Quản trị viên
Sự kiện kích hoạt Người dùng bấm nút Theo dõi đơn hàng trong màn hình
Quản lý đơn hàng. Điều kiện tiên quyết Thiết bị người dùng phải được kết nối internet Điều kiện kết quả Màn hình hiển thị danh sách các đơn hàng theo trạng thái tương ứng
Kịch bản chính - Người dùng thực hiện UC9
- Người dùng chọn trạng thái muốn xem trong màn hình Quản lý đơn hàng (Đang chuẩn bị, Chờ lấy hàng, Đang vận chuyển).
- Ứng dụng chuyển sang màn hình Theo dõi đơn hàng với tab trạng thái tương ứng.
- Màn hình hiển thị danh sách đơn hàng của trạng thái đó.
Kịch bản thay thế Không
Use-case “Xem thông tin chi tiết đơn hàng”
Bảng 3.13 Đặc tả use-case Xem thông tin chi tiết đơn hàng
Tên use-case Xem thông tin chi tiết đơn hàng
Mô tả tóm tắt Hiển thị thông tin chi tiết của đơn hàng
Người dùng Quản trị viên
Sự kiện kích hoạt Người dùng bấm chọn đơn hàng bất kỳ trong màn hình
Quản lý đơn hàng, Theo dõi đơn hàng, Thông tin chi tiết khách hàng,… Điều kiện tiên quyết Thiết bị người dùng phải được kết nối internet. Điều kiện kết quả Màn hình hiển thị thông tin chi tiết của đơn hàng tương ứng.
Kịch bản chính - Người dùng chọn đơn hàng muốn xem
- Ứng dụng chuyển sang màn hình Chi tiết đơn hàng và hiển thị thông tin của đơn hàng tương ứng.
Kịch bản thay thế Không
Use-case “Cập nhật trạng thái đơn hàng”
Bảng 3.14 Đặc tả use-case Cập nhật trạng thái đơn hàng
Tên use-case Cập nhật trạng thái đơn hàng
Mô tả tóm tắt Người dùng thay đổi trạng thái đơn hàng bằng cách Xác nhận đơn hàng, Xác nhận đã chuẩn bị xong, Xác nhận giao cho bên vận chuyển.
Người dùng Quản trị viên
Sự kiện kích hoạt Người dùng bấm nút Xác nhận tương ứng với mỗi trạng thái đơn hàng Điều kiện tiên quyết Thiết bị người dùng phải được kết nối internet Điều kiện kết quả Trạng thái của đơn hàng được cập nhật
Kịch bản chính - Người dùng thực hiện UC11
- Người dùng bấm nút Xác nhận theo từng trạng thái
- Trạng thái đơn hàng được cập nhật
Kịch bản thay thế Không
Use-case “Xem các bình luận mới
Bảng 3.15 Đặc tả use-case Xem các bình luận mới
Tên use-case Xem các bình luận mới
Mô tả tóm tắt Hiển thị các bình luận mới nhất của khách hàng về sản phẩm
Người dùng Quản trị viên
Sự kiện kích hoạt Người dùng bấm nút Quản lý bình luận Điều kiện tiên quyết Thiết bị người dùng phải được kết nối internet. Điều kiện kết quả Màn hình hiển thị các bình luận mới nhất trong hệ thống
Kịch bản chính - Người dùng bấm nút Quản lý bình luận trên màn hình
- Ứng dụng chuyển sang màn hình Quản lý bình luận và hiển thị danh sách bình luận mới nhất trong hệ thống
Kịch bản thay thế Không.
Use-case “Ẩn bình luận”
Bảng 3.16 Đặc tả use-case Ẩn bình luận
Tên use-case Ẩn bình luận
Mô tả tóm tắt Ẩn bình luận của khách hàng
Người dùng Quản trị viên
Sự kiện kích hoạt Người dùng bấm nút Ẩn bình luận của bình luận muốn ẩn Điều kiện tiên quyết Thiết bị người dùng phải được kết nối internet
Bình luận chưa bị ẩn trước đó Điều kiện kết quả Bình luận của khách hàng bị ẩn khỏi phía ứng dụng client.
Trạng thái của bình luận được cập nhật là “Đã ẩn”
Kịch bản chính - Người dùng thực hiện UC13
- Tại bình luận muốn ẩn, người dùng chọn mục “Ẩn bình luận”
- Trạng thái của bình luận được cập nhật.
- Màn hình Quản lý bình luận được cập nhật không còn hiển thị bình luận đã ẩn.
Kịch bản thay thế Không
Use-case “Phản hồi bình luận”
Bảng 3.17 Đặc tả use-case Phản hồi bình luận
Tên use-case Phản hồi bình luận
Mô tả tóm tắt Quản trị viên phản hồi bình luận của khách hàng
Người dùng Quản trị viên
Sự kiện kích hoạt Người dùng bấm nút “Phản hồi” của bình luận muốn phản hồi Điều kiện tiên quyết Thiết bị người dùng phải được kết nối internet.
Bình luận chưa được phản hồi.
Bình luận không bị ẩn. Điều kiện kết quả Cập nhật phản hồi của quản trị viên vào bình luận của khách hàng.
Kịch bản chính - Người dùng bấm nút “Phản hồi” tại bình luận muốn phản hồi
- Ứng dụng hiển thị BottomSheet yêu cầu nhập phản hồi
- Người dùng nhập phản hồi
- Người dùng bấm nút “Xác nhận”.
- Bình luận được cập nhật thông tin phản hồi của quản trị viên.
- Cập nhật màn hình Quản lý bình luận với phản hồi mới.
Kịch bản thay thế Người dùng thoát khỏi BottomSheet khi chưa bấm nút “Xác
Use-case “Thích bình luận”
Bảng 3.18 Đặc tả use-case Thích bình luận
Tên use-case Thích bình luận
Mô tả tóm tắt Quản trị viên đánh dấu thích bình luận của khách hàng
Người dùng Quản trị viên
Sự kiện kích hoạt Người dùng bấm nút “Like” của bình luận muốn phản hồi Điều kiện tiên quyết Thiết bị người dùng phải được kết nối internet. Điều kiện kết quả Cập nhật trạng thái đã thích vào bình luận của khách hàng.
Kịch bản chính - Người dùng bấm nút “Like” tại bình luận muốn đánh dấu
- Cập nhật trạng thái của bình luận thành “Đã thích”.
- Cật nhật màn hình Quản lý bình luận với trạng thái đã thích của bình luận.
Kịch bản thay thế Bình luận đã được “Like” trước đó
- Hủy bỏ trạng thái “Đã thích” của bình luận.
Use-case “Xem các bình luận bị ẩn”
Bảng 3.19 Đặc tả use-case Xem các bình luận bị ẩn
Tên use-case Xem các bình luận bị ẩn
Mô tả tóm tắt Quản trị viên xem các bình luận đã bị ẩn trước đây
Người dùng Quản trị viên
Sự kiện kích hoạt Người dùng bấm nút “Xem các đánh giá bị ẩn” tại màn hình
Quản lý bình luận Điều kiện tiên quyết Thiết bị người dùng phải được kết nối internet Điều kiện kết quả Hiển thị các bình luận đã bị ẩn từ trước đến nay của hệ thống
Kịch bản chính - Người dùng bấm nút “Xem các đánh giá bị ẩn” trong màn hình quản lý bình luận.
- Ứng dụng chuyển sang màn hình Các đánh giá bị ẩn và hiển thị danh sách các bình luận đã bị ẩn.
Kịch bản thay thế Không
Use-case “Khôi phục bình luận”
Bảng 3.20 Đặc tả use-case Khôi phục bình luận
Tên use-case Khôi phục bình luận
Mô tả tóm tắt Quản trị viên khôi phục bình luận đã bị ẩn trước đây
Người dùng Quản trị viên
Sự kiện kích hoạt Người dùng bấm nút “Khôi phục bình luận” tại bình luận mình muốn khôi phục Điều kiện tiên quyết Thiết bị người dùng phải được kết nối internet Điều kiện kết quả Khôi phục lại trạng thái của bình luận về Chưa bị ẩn
Kịch bản chính - Người dùng thực hiện UC17
- Người dùng bấm nút “Khôi phục bình luận” tại bình luận muốn khôi phục
- Hệ thống cập nhật trạng thái của bình luận.
- Cập nhật màn hình Các đánh giá bị ẩn.
Kịch bản thay thế Không
Bảng 3.21 Đặc tả use-case Nhập hàng
Tên use-case Nhập hàng
Mô tả tóm tắt Người dùng cập nhật số lượng sản phẩm trong hệ thống.
Người dùng Quản trị viên
Sự kiện kích hoạt Người dùng bấm nút Đơn nhập hàng mới trong màn hình
Nhập hàng Điều kiện tiên quyết Thiết bị người dùng phải được kết nối internet. Điều kiện kết quả Số lượng sản phẩm được cập nhật
Kịch bản chính - Người dùng bấm nút Nhập hàng trên Dashboard
- Ứng dụng chuyển sang màn hình Nhập hàng
- Người dùng bấm nút tạo đơn nhập hàng
- Ứng dụng chuyển sang màn hình Đơn nhập hàng mới
- Người dùng chọn các sản phẩm và số lượng muốn nhập
- Người dùng bấm nút Xác nhận
- Sản phẩm được cập nhật số lượng và ứng dụng trở về màn hình Nhập hàng
- Cập nhật màn hình nhập hàng với đơn nhập mới.
Kịch bản thay thế Không
Use-case “Xem lịch sử nhập hàng”
Bảng 3.22 Đặc tả use-case Xem lịch sử nhập hàng
Tên use-case Xem lịch sử nhập hàng
Mô tả tóm tắt Xem lịch sử các lần nhập hàng trong tháng
Người dùng Quản trị viên
XÂY DỰNG ỨNG DỤNG
Màn hình Đăng nhập
Hình 4.1 Màn hình Đăng nhập
Chức năng: dùng để xác thực người dùng trước khi vào ứng dụng.
Màn hình Dashboard
Chức năng: Là màn hình hiển thị sau khi người dùng thành công đăng nhập vào ứng dụng.
Các thành phần tương tác: o Nút “Thông báo”: Chuyển hướng đến màn hình Thông báo. o Nút “Sản phẩm”: Chuyển hướng đến màn hình Quản lý sản phẩm. o Nút “Khách hàng”: Chuyển hướng đến màn hình Quản lý khách hàng. o Nút “Đánh giá”: Chuyển hướng đến màn hình Quản lý đánh giá. o Nút “Đơn hàng”: Chuyển hướng đến màn hình Quản lý đơn hàng. o Nút “Nhập hàng”: Chuyển hướng đến màn hình Nhập hàng. o Nút “Thống kê”: Chuyển hướng đến màn hình Thống kê. o Nút “Báo cáo vi phạm”: Chuyển hướng đến màn hình Báo cáo vi phạm. o Drawer: Cung cấp các chức năng đổi mật khẩu, đăng xuất.
Màn hình Quản lý sản phẩm
Hình 4.3 Màn hình Quản lý sản phẩm
Chức năng: Hiển thị danh sách sản phẩm trong hệ thống.
Các thành phần tương tác: o Textfield “Tìm kiếm sản phẩm”: Lọc sản phẩm theo tên và tác giả có chứa từ khóa tương ứng. o Nút “Filter”: Hiển thị Dialog Filter. o Dialog Filter: Cho phép lọc sản phẩm theo thể loại và sắp xếp theo số lượng hàng còn trong kho. o Danh sách sản phẩm: Hiển thị danh sách các sản phẩm phù hợp với tiêu chí của Textfield Tìm kiếm và Dialog Filter. o Nút “Thêm sản phẩm mới”: Chuyển hướng đến màn hình Tạo mới sản phẩm.
Màn hình Chi tiết sản phẩm
Hình 4.4 Màn hình Chi tiết sản phẩm
Chức năng: Hiển thị thông tin chi tiết của một sản phẩm.
Các thành phần tương tác: o Nút “Chỉnh sửa thông tin chung”: Chuyển hướng đến màn hình Cập nhật thông tin sản phẩm. o Nút “Chỉnh sửa thông tin khác”: Hiển thị dialog cập nhật giá sản phẩm. o Nút “Xem đánh giá về sản phẩm”: Chuyển hướng đến màn hình Đánh giá về sản phẩm.
Màn hình Đánh giá về sản phẩm
Hình 4.5 Màn hình Đánh giá về sản phẩm
Chức năng: Hiển thị các đánh giá của khách hàng về sản phẩm. Các thành phần tương tác: o Các nút lọc bình luận theo mức đánh giá o Nút “Ẩn bình luận”: ẩn bình luận.
Màn hình Tạo mới sản phẩm
Hình 4.6 Màn hình Tạo sản phẩm mới
Chức năng: Tạo sản phẩm mới.
Các thành phần tương tác: o Textfield “Tên sách”: Nhập tên sản phẩm. o Textfield “Tác giả”: Nhập tên tác giả. o Textfield “Nhà xuất bản”: Nhập tên nhà xuất bản. o Textfield “Năm xuất bản”: Nhập năm xuất bản. o Dropdown “Thể loại”: Chọn thể loại. o Textfield “Giá sản phẩm”: Nhập giá sản phẩm. o Textfield “Giảm giá”: Nhập mức giảm giá cho sản phẩm. o Danh sách hình ảnh: Chọn hình ảnh cho sản phẩm. o Textfield “Mô tả”: Nhập mô tả cho sản phẩm. o Nút “Tạo sản phẩm”: Xác nhận thông tin và tạo sản phẩm mới.
Màn hình Cập nhật thông tin sản phẩm
Hình 4.7 Màn hình Cập nhật thông tin sản phẩm
Chức năng: Cập nhật thông tin chung của sản phẩm.
Các thành phần tương tác: o Textfield “Tên sản phẩm”: Nhập tên sản phẩm mới. o Textfield “Tác giả”: Nhập tên tác giả mới. o Textfield “Nhà xuất bản”: Nhập tên nhà xuất bản mới. o Textfield “Năm xuất bản”: Nhập năm xuất bản mới. o Dropdown “Thể loại”: Chọn thể loại mới. o Textfield “Mô tả”: Nhập mô tả mới cho sản phẩm.
Màn hình Quản lý khách hàng
Hình 4.8 Màn hình Quản lý khách hàng
Chức năng: Hiển thị danh sách khách hàng có trong hệ thống.
Các thành phần tương tác: o Textfield “Tìm khách hàng”: Lọc khách hàng có họ tên chứa từ khóa tương ứng.
Màn hình Chi tiết khách hàng
Hình 4.9 Màn hình Chi tiết khách hàng
Chức năng: Hiển thị thông tin chi tiết của một khách hàng.
Các thành phần tương tác: o Nút “Gọi”: Gọi khách hàng qua số điện thoại được cung cấp. o Nút “Lịch sử mua hàng”: Chuyển hướng đến lịch sử mua hàng của khách hàng. o Danh sách đơn hàng đang chờ: Hiển thị danh sách đơn hàng hiện tại(chưa xong) của khách hàng.
Màn hình Lịch sử mua hàng của khách hàng
Hình 4.10 Màn hình Lịch sử mua hàng của khách hàng
Chức năng: Hiển thị lịch sử mua hàng và thống kê tần suất mua hàng trong năm của một khách hàng.
Các thành phần tương tác: o Biểu đồ thống kê: Thể hiện tần suất mua hàng trong năm của khách
Màn hình Quản lý đơn hàng
Hình 4.11 Màn hình Quản lý đơn hàng
Chức năng: Quản lý đơn hàng.
Các thành phần tương tác: o Nút “Đang chuẩn bị”: Chuyển hướng đến màn hình Theo dõi đơn hàng với tab “Đang chuẩn bị”. o Nút “Chuẩn bị xong”: Chuyển hướng đến màn hình Theo dõi đơn hàng với tab “Chuẩn bị xong”. o Nút “Đang vận chuyển”: Chuyển hướng đến màn hình Theo dõi đơn hàng với tab “Đang vận chuyển”. o Nút “Đơn đã xong”: Chuyển hướng đến màn hình Đơn đã xong. o Dropdown “Sắp xếp”: Sắp xếp danh sách đơn hàng theo thứ tự. o Danh sách đơn hàng chờ duyệt. o Dialog xác nhận đơn hàng.
Màn hình Theo dõi đơn hàng
Hình 4.12 Màn hình Theo dõi đơn hàng
Chức năng: Theo dõi trạng thái các đơn hàng trong hệ thống.
Các thành phần tương tác: o Tabbar: Điều hướng đến các màn hình trạng thái đơn khác nhau. o Danh sách đơn hàng: Hiển thị đơn hàng theo trạng thái tương ứng.
Màn hình Đơn hàng đã xong
Hình 4.13 Màn hình Đơn hàng đã xong
Chức năng: Hiển thị danh sách đơn hàng đã xong (hoàn thành và hủy), và thống kê tỷ lệ đơn hàng theo tháng.
Các thành phần tương tác: o Nút chọn tháng: Chọn thời gian muốn hiển thị.
Màn hình Chi tiết đơn hàng
Hình 4.14 Màn hình Chi tiết đơn hàng
Chức năng: Hiển thị thông tin chi tiết của một đơn hàng.
Các thành phần tương tác: o Button Trạng thái đơn hàng: Cung cấp thao tác cập nhật trạng thái đơn hàng.
Màn hình Quản lý đánh giá
Hình 4.15 Màn hình Quản lý đánh giá
Chức năng: Hiển thị danh sách đánh giá của khách hàng.
Các thành phần tương tác: o Nút chọn tháng: Chọn thời gian bình luận được tạo. o Nút “Chưa xem”: Hiển thị danh sách bình luận chưa xem. o Nút “More options”: Hiển thị PopupMenu gồm nút “Đánh dấu là đã xem”, “Ẩn bình luận”.
Màn hình Xem các đánh giá bị ẩn
Hình 4.16 Màn hình Xem các đánh giá bị ẩn
Chức năng: Hiển thị các đánh giá đã bị ẩn của khách hàng.
Các thành phần tương tác: o Danh sách đánh giá bị ẩn. o Nút “More options”: Hiển thị popupMenu gồm các nút “Khôi phục bình
Màn hình Nhập hàng
Hình 4.17 Màn hình Nhập hàng
Chức năng: Hiển thị danh sách các đơn nhập hàng theo tháng.
Các thành phần tương tác: o Nút chọn tháng: Chọn tháng muốn hiển thị. o Danh sách đơn nhập hàng: Hiển thị danh sách đơn nhập hàng của tháng tương ứng. o Nút “Nhập hàng”: Chuyển hướng đến màn hình Tạo đơn nhập hàng.
Màn hình Tạo đơn nhập hàng
Hình 4.18 Màn hình Tạo đơn nhập hàng
Chức năng: Tạo đơn nhập hàng mới.
Các thành phần tương tác: o Danh sách sản phẩm muốn nhập. o Nút “Xóa sản phẩm”: xóa sản phẩm khỏi danh sách.
Màn hình Thống kê
Hình 4.19 Màn hình Thống kê
Chức năng: Thống kê hoạt động của cửa hàng trong tháng.
Các thành phần tương tác: o Nút chọn tháng: Chọn tháng muốn xem thống kê. o Các biểu đồ: Hiển thị thống kê. o Nút “Xem doanh số”: hiển thị màn hình Doanh số của tháng.
Màn hình Xem doanh số
Hình 4.20 Màn hình Xem doanh số
Chức năng: Hiển thị doanh số bán hàng của cửa hàng.Các thành phần tương tác:
Màn hình Báo cáo vi phạm
Hình 4.21 Màn hình Báo cáo vi phạm
Chức năng: Hiển thị danh sách báo cáo vi phạm của khách hàng.
Các thành phần tương tác: o Danh sách báo cáo vi phạm. o Nút “Bỏ qua”: đánh dấu báo cáo là đã đọc và ẩn khỏi màn hình. o Nút “Ẩn đánh giá”: xác nhận báo cáo và thực hiện ẩn bình luận trong báo cáo.
Màn hình Thông báo
Hình 4.22 Màn hình Thông báo
Chức năng: Hiển thị thông báo của ứng dụng.
Các thành phần tương tác: o Nút “Tất cả”: Hiển thị tất cả thông báo. o Nút “Chưa đọc”: Hiển thị thông báo chưa đọc.