THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY COCA COLA VIỆT NAM Trong bối cảnh xu thế thời đại, để tăng cường sự hội nhập nên kinh tế nước ta với các nước trong khu vực và thế giới, việc đổi mới nhận thức, cách tiếp cận và xây dựng mô hình quản lý chất lượng mới, phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách.Trong cuộc đọ sức đó, những doanh nghiệp hoạch định được cho mình một chiến lược kinh doanh, tạo cái khung hướng dẫn tư duy hành động, hướng tới thực hiện những mục tiêu cụ thể mà công ty đã đặt ra, thì mới có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp ngày càng theo kịp, thích nghi với xu thế thời đại. Đổi mới nhận thức, quan điểm, tiếp cận và xây dựng mô hình quản lý chất lượng phù hợp để nhanh chóng bắt kịp với nền kinh tế thế giới là điều cấp bách. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng để nâng cao chất lượng sản phẩm, phát huy nội lực, củng cố sự tin tưởng sản phẩm của khách hàng là điều mà mọi doanh nghiệp mong muốn.Để các quy trình công việc được thiết lập một cách quy chuẩn, có tổ chức và hoạt động hiệu quả nhằm đảm bảo chất lượng thì hệ thống quản trị chất lượng đã có những nguyên tắc, nền tảng cơ sở đó. Thực hiện các quy trình hệ thống, hoạt động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến. Xuất phát từ thực tế đó, nên nhóm em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Thực trạng hệ thống quản trị chất lượng của công ty Coca Cola Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của nhóm em. Nhóm xin chia bố cục thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về quản trị chất lượng tại Việt Nam Chương 2: Thực trạng áp dụng quản trị chất lượng của công ty Coca Cola Việt Nam Chương 3: Đánh giá thực trạng áp dụng hệ thống quản trị chất lượng của công ty Coca Cola Việt Nam CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI VIỆT NAM 1.1. Khái niệm quản trị chất lượng và hệ thống quản trị chất lượng Quản trị chất lượng là tập hợp các hoạt động như: tổ chức, lên kế hoạch, giám sát và thực hiện các công việc với mục đích đảm bảo cho sản phẩm đầu ra có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng và mong muốn của khách hàng, cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống quản trị chất lượng nhất định. Điều này góp phần mang lại sự hài lòng của khách hàng, tạo ra sự hiệu quả và cải tiến trong quá trình sản xuất. Quản trị chất lượng không chỉ tập trung vào đầu ra, mà còn liên quan đến toàn bộ quy trình sản xuất, từ lúc chuẩn bị kế hoạch, đến quá trình nhập nguyên liệu, quy trình sản xuất, rà soát kiểm tra… Tất cả đều phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về chất lượng. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO (International Standard Organization) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đưa ra khái niệm về quản trị chất lượng: Khái niệm về Quản trị chất lượng của ISO: “Quản trị chất lượng là tập hợp các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng”. 1.2. Các nguyên tắc cơ bản về quản trị chất lượng Để việc quản lý được hiểu quả và mang đến kết quả tối ưu nhất cần tuân thủ 7 nguyên tắc quản lý chất lượng : Sự thỏa mãn khách hàng: Việc quản lý chất lượng phải định hướng vào khách hàng. Cần liên tục tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng và xây dựng nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó một cách tối ưu. Đào tạo kỹ năng lãnh đạo: Các nhà quản lý chất lượng cần được đào tạo kỹ năng lãnh đạo. Lãnh đạo cả tổ chức phải thống nhất mục đích, môi trường nội bộ của công ty, huy động nguồn lực để đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty. Quản lý có hệ thống: Sử dụng hệ thống quản lý chất lượng – hệ thống QMS, điều này sẽ giúp tăng hiệu quả và hiệu lực hoạt động của công ty. Cải tiến liên tục: Mọi công ty đều cần hướng đến mục tiêu cải tiến liên tục, điều này càng quan trọng hơn trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh như hiện nay. Phân tích dữ liệu và thông tin: Các quyết định và hành động có hiệu lực dựa trên sự phân tích dữ liệu và thông tin. Thiết lập mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với nhà cung ứng: Cần thiết lập mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với nhà cung ứng, nâng cao sự ổn định của nguồn cung và khả năng tạo ra giá trị của cả hai bên. Quản lý nhân sự: Cần học cách quản lý nhân sự bởi con người là tài sản quan trọng của tổ chức, yếu tố quyết định cho sự phát triển. Các nguyên tắc này hình thành cơ sở cho các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý trong bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI VIỆT NAM
Khái niệm quản trị chất lượng và hệ thống quản trị chất lượng
Quản trị chất lượng là tập hợp các hoạt động như: tổ chức, lên kế hoạch, giám sát và thực hiện các công việc với mục đích đảm bảo cho sản phẩm đầu ra có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng và mong muốn của khách hàng, cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống quản trị chất lượng nhất định Điều này góp phần mang lại sự hài lòng của khách hàng, tạo ra sự hiệu quả và cải tiến trong quá trình sản xuất. Quản trị chất lượng không chỉ tập trung vào đầu ra, mà còn liên quan đến toàn bộ quy trình sản xuất, từ lúc chuẩn bị kế hoạch, đến quá trình nhập nguyên liệu, quy trình sản xuất, rà soát kiểm tra… Tất cả đều phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về chất lượng.
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO (International Standard Organization) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đưa ra khái niệm về quản trị chất lượng: Khái niệm về Quản trị chất lượng của ISO: “Quản trị chất lượng là tập hợp các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng”.
Các nguyên tắc cơ bản về quản trị chất lượng
Để việc quản lý được hiểu quả và mang đến kết quả tối ưu nhất cần tuân thủ 7 nguyên tắc quản lý chất lượng :
Sự thỏa mãn khách hàng: Việc quản lý chất lượng phải định hướng vào khách hàng Cần liên tục tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng và xây dựng nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó một cách tối ưu. Đào tạo kỹ năng lãnh đạo: Các nhà quản lý chất lượng cần được đào tạo kỹ năng lãnh đạo Lãnh đạo cả tổ chức phải thống nhất mục đích, môi trường nội bộ của công ty, huy động nguồn lực để đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty.
Quản lý có hệ thống: Sử dụng hệ thống quản lý chất lượng – hệ thống QMS, điều này sẽ giúp tăng hiệu quả và hiệu lực hoạt động của công ty.
Cải tiến liên tục: Mọi công ty đều cần hướng đến mục tiêu cải tiến liên tục, điều này càng quan trọng hơn trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh như hiện nay.
Phân tích dữ liệu và thông tin: Các quyết định và hành động có hiệu lực dựa trên sự phân tích dữ liệu và thông tin.
Thiết lập mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với nhà cung ứng: Cần thiết lập mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với nhà cung ứng, nâng cao sự ổn định của nguồn cung và khả năng tạo ra giá trị của cả hai bên.
Quản lý nhân sự: Cần học cách quản lý nhân sự bởi con người là tài sản quan trọng của tổ chức, yếu tố quyết định cho sự phát triển.
Các nguyên tắc này hình thành cơ sở cho các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý trong bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000
Một số hệ thống quản trị chất lượng phổ biến
1.3.1 Hệ thống quản lý chất lượng ISO
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế ban hành bởi tổ chức ISO (International Organization for Standardization) về hệ thống quản lý chất lượng, do ủy ban ISO/TC176 soạn thảo trong 5 năm ấn hành đầu tiên vào năm 1987, chỉnh lý lần 1 vào năm 1994, lần 2 vào tháng 12 năm 2000, và lần gần đây nhất là tháng 11 năm 2008.
Hệ thống này ra đời xuất phát từ yêu cầu khách quan của thực tiễn kinh doanh trên thế giới Đảm bảo chất lượng phải thể hiện được những hệ thống quản lý chất lượng đó và chứng tỏ rằng các chứng cứ cụ thể chất lượng đã đạt được của sản phẩm Mặt khác, khái niệm đảm bảo chất lượng không giống nhau ở các nước, vì vậy ISO ban hành tiêu chuẩn ISO 9000 để đưa ra yêu cầu chung nhất cho các nước.
Các tiêu chuẩn trong bộ ISO 9000 mô tả là các yếu tố mà một hệ thống chất lượng nên có nhưng không mô tả cách thức mà một tổ chức cụ thể thực hiện các yếu tố này, ISO 9000 không nhằm mục tiêu đồng nhất hóa các hệ thống chất lượng, vì mỗi hệ thống quản lý của một tổ chức bị chi phối bởi mục đích, sản phẩm và thực tiễn cụ thể của tổ chức đó Do vậy, hệ thống chất lượng cũng rất khác nhau giữa tổ chức này với tổ chức kia
ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng: chính sách và chỉ đạo về chất lượng, nhu cầu thị trường, thiết kế và triển khai sản phẩm, cung ứng,kiểm soát thị trường, bao gói, phân phối, dịch vụ sau khi bán, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo ISO 9000 là tập hợp các kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất đã được thực hiện trong nhiều quốc gia.
Hệ thống TQM là một hệ thống quản lý chất lượng toàn diện Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn, người ta đúc kết thành một kỹ thuật hướng dẫn cách thức làm sao để cải tiến trong công việc hàng ngày và cả trong việc thực hiện kế hoạch trung và dài hạn.
Theo Histoshi Kume: "TQM là một dụng pháp quản trị đưa đến thành công, tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng bền vững của một tổ chức (một doanh nghiệp) thông qua việc huy động hết tất cả tâm trí của tất cả các thành viên nhằm tạo ra chất lượng một cách kinh tế theo yêu cầu khách hàng Theo ISO 9000: "TQM là cách quản trị một tổ chức (một doanh nghiệp) tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của các thành viên của nó nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ vào việc thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội".
Mục tiêu chính của TQM là làm sao cho sản phẩm và dịch vụ được thực hiện với chất lượng tốt đồng thời phải giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động rút ngắn thời gian giao hàng, giao hàng đúng lúc Điều này cũng có nghĩa là TQM hướng tới đảm bảo chất lượng một cách tốt nhất thông qua nỗ lực của tất cả mọi thành viên trong tổ chức Nói chung, TQM trình bày một tập hợp các nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng bằng cách động viên toàn bộ các thành viên không phân biệt trực tiếp hay gián tiếp sản xuất, công nhân, cán bộ hay lãnh đạo các cấp trong doanh nghiệp.
1.3.3 Hệ thống chất lượng Q.Base
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000, một vấn đề nảy sinh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khá nhiều khó khăn trong việc áp dụng tiêu chuẩn này, đặc biệt là về mặt chi phí.
Telare - tổ chức chứng nhận chất lượng hàng đầu của New Zealand, sau khi nghiên cứu thị trường đã đưa ra hệ thống quản lý chất lượng vẫn sử dụng các nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn ISO 9000 nhưng đơn giản và dễ áp dụng hơn Hệ thống này, bao gồm những yêu cầu cơ bản mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có để đảm bảo giữ được lòng tin đối với khách hàng về chất lượng sản phẩm hoặc về dịch vụ, gọi tắt là Q.Base.
Trong một số vấn đề, hệ thống Q.Base không đi sâu như ISO 9000, mà đòi hỏi những yêu cầu tối thiểu cần có, từng doanh nghiệp có thể phát triển từ hệ thống Q.Base lên cho phù hợp với yêu cầu của ISO 9000 Hệ thống Q.Base rất linh hoạt, từng doanh nghiệp có thể vận dụng theo điều kiện cụ thể của mình và là công cụ rất cần thiết cho lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ trong công tác quản lý chất lượng.
Hệ thống Q.Base tuy chưa phải là tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, nhưng đang được thừa nhận rộng rãi làm chuẩn mực để chứng nhận các hệ thống đảm bảo chất lượng Q.Base sử dụng chính các nguyên tắc của ISO 9000 nhưng đơn giản và dễ áp dụng hơn, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang bước đầu hình thành hệ thống quản lý chất lượng Sau khi đã thực hiện các yêu cầu của hệ thống Q.Base, doanh nghiệp có thể thêm các qui định mà doanh nghiệp cần thiết và có thể mở rộng dần dần đến thỏa mãn mọi yêu cầu của ISO 9000 Hệ thống Q.Base rất linh hoạt và không mâu thuẫn với các hệ thống quản trị chất lượng khác như ISO 9000 hay TQM và rất có ích cho những doanh nghiệp cung ứng cho các công ty lớn hơn đã có giấy công nhận ISO 9000
1.3.4 Các hệ thống chất lượng khác
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế ban hành bởi tổ chức ISO về hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 là một tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 dùng để chứng nhận Phiên bản mới nhất được ban hành vào năm 2004 và có ký hiệu ISO 14001:2004 Chứng chỉ ISO 14001:2004 chứng nhận rằng doanh nghiệp có một hệ thống quản lý giúp cho doanh nghiệp đó sản xuất trong các điều kiện làm ảnh hưởng đến môi trường trong mức độ cho phép Các tiêu chuẩn ISO 14000 miêu tả được những yêu cầu cơ bản của hệ thống quản lý môi trường hữu hiệu, bao gồm việc xây dựng một chính sách về môi trường, xác định các mục đích và mục tiêu chương trình thực hiện để đạt mục tiêu, giám sát và đánh giá tính hiệu quả của nó, kiểm tra và điều chỉnh hệ thống và cải thiện tác động đối với môi trường.
Việc áp dụng ISO 14000 đối với doanh nghiệp ngày càng bức bách hơn khi môi trường đang trở thành vấn đề toàn cầu và mọi người ngày càng quan tâm nhiều hơn đối với vấn đề môi trường Ngày nay, nhiều doanh nghiệp có xu hướng áp dụng cùng một lúc ISO 9000 và ISO 14000 để tận dụng các lợi thế về chi phí cho việc xin cấp giấy chứng nhận.
GMP (Good Manufacturing Practice) Đây là hệ thống nền tảng và mang tính chất áp dụng chung cho các cơ sở chế biến thực phẩm được biết đến dưới tên gọi phổ biến là Thực hành sản xuất tốt GMP giúp ngăn ngừa các mối nguy do tạp nhiễm, nhiễm chéo (từ con người, nhà xưởng, dụng cụ sản xuất sang thực phẩm và từ thực phẩm ở công đoạn này sang thực phẩm ở công đoạn khác) hay do sự phát triển của các mối nguy (chủ yếu là sinh học).
GMP đưa ra các quy định về việc đảm bảo vệ sinh trong sản xuất từ việc thiết kế nhà xưởng, yêu cầu đối với vật liệu xây dựng, làm dụng cụ, thiết bị, đến yêu cầu đối với hoạt động vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ, vệ sinh thân thể người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm, nguồn nước, thông gió, kiểm soát động vật gây hại, xử lý chất thải… Theo GMP, quy trình sản xuất thực phẩm phải theo nguyên tắc một chiều để đảm bảo thực phẩm ở công đoạn sau không quay trở lại công đoạn trước để tránh nhiễm chéo Các khu vực sản xuất được phân chia thành các vùng với mức độ sạch khác nhau theo thứ tự ưu tiên của các công đoạn Môi trường sản xuất phải đảm bảo thông khí và khi cần thì phải được lọc khí một cách thích hợp Vật liệu để làm nhà xưởng, dụng cụ, thiết bị phải đảm bảo dễ dàng làm sạch và ngăn ngừa sự tạp nhiễm vào thực phẩm (ví dụ các bóng đèn cần có chụp thích hợp để ngăn ngừa các mảnh vỡ của bóng đèn rơi vào thực phẩm) Ở những khu vực thích hợp thì nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng của môi trường cần được bố trí để ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật Phải có chương trình/thủ tục (SOP) làm sạch môi trường, nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ, vệ sinh cá nhân một cách định kỳ cũng như trước và sau khi chế biến Các SOP này cần được kiểm tra xác nhận để đảm bảo chúng đáp ứng mục tiêu đảm bảo vệ sinh.
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CỦA COCACOLA
Tổng quan về công ty coca-cola
Tên chính thức : Công ty trách nhiệm hữu hạn nước giải khát Coca-cola Việt Nam. Trụ sở chính: 485 Xa lộ Hà Nội - Phường Linh Trung - Quận Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh
Coca-Cola hoạt động trong lĩnh vực đồ uống bao gồm đồ uống, đồ uống không cồn và đồ uống có gas Trong đó, sản phẩm chủ lực của Coca-Cola chính là nước uống có gas Coca-cola Sản phẩm được đóng gói dưới dạng chai nhựa, lon và chai thủy tinh.
Ngoài sản phẩm chủ lực, Coca-Cola còn sản xuất nhiều loại đồ uống giải khát theo nhu cầu của từng người dùng
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tại Hoa Kỳ: Được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton – chủ phòng thí nghiệm và hiệu thuốc tư nhân.
Năm 1960: Coca-Cola lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam
Tháng 2/1994: Coca -Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài. Tháng 8/1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công ty
Vinafimex được thành lập và có trụ sở tại miền Bắc.
Tháng 10/1998: Chính Phủ Việt nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở thành Công Ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Tháng 6/2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công Ty Nước Giải
Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và chung sự quản lý, đặt trụ sở tại Quân Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh.
Ngày 1/3/2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới.
Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập đoàn Coca- cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới Thương hiệu Coca-cola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người trên thế giới đều yêu thích Coca-cola hoặc một trong những loại nước uống hấp dẫn khác của tập đoàn
Hệ thống chất lượng của công ty Coca-Cola được xây dựng trên cơ sở tập trung các hệ thống quản lý chất lượng khác nhau Hệ thống quản lý chất lượng này được áp dụng như nhau cho tất cả các nhà máy đóng chai của Coca-Cola trên toàn thế giới để đảm bảo chất lượng cho từng đơn vị sản phẩm Coca-Cola trên toàn cầu Tại công ty Coca- Cola Việt Nam, các tiêu chuẩn của TCCQS thường có mức yêu cầu nghiêm ngặt hơn so với những qui định trong TCVN TCCQS là sự kết hợp của bốn hệ thống: ISO
“Chất lượng luôn là hàng đầu” Tại Coca-Cola, chất lượng không chỉ thể hiện qua vị giác, thị giác, định lượng hay quản lý, mà còn thể hiện qua mỗi công đoạn, chứa đựng trong những điều mà công ty làm Từ chế biến, bao bì đến chiết rót, mọi thứ nếu chất lượng không đạt 100% đều không được thông qua Khách hàng của Coca-Cola trên toàn thế giới là những người đáng được thưởng thức nước giải khát có chất lượng tốt nhất.
Thực trạng về hệ thống quản trị chất lượng của công ty Coca-Cola
2.2.1 Công tác quản lý chất lượng sản phẩm của công ty Coca Cola
Coca-Cola áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu sản phẩm thành phẩm Hệ thống này bao gồm các bước sau:
2.2.1.1 Kiểm tra nguyên liệu đầu vào:
Tất cả nguyên liệu đầu vào như nước, đường, hương liệu, v.v đều được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng trước khi đưa vào sản xuất
Coca-Cola có các tiêu chuẩn riêng cho từng loại nguyên liệu và chỉ sử dụng nguyên liệu đạt chất lượng cao nhất.
Mỗi một nhà cung ứng cho Coca Cola Việt Nam đều được tuyển trọn một cách kỹ càng cẩn thận về mọi mặt: chất lượng sản phẩm, phương thức hoạt động của công ty, tình trạng công ty, mức độ hài lòng của khách hàng ,… Các công ty được lọt vào tầm ngắm của Coca Cola Việt Nam sẽ được tập tập huấn, cố vấn chuyên sâu từ công ty và VCCI, USABC Để đảm bảo các thành viên trong chuỗi hoạt động khớp nhau và đảm bảo chất lượng cũng như sản lượng Coca Cola Việt Nam hợp tác với khoảng hơn 300 nhà cung cấp trên toàn quốc Coca Cola Việt Nam đã công bố 8 công ty lọt vào chương trình tư vấn gia nhập chuỗi cung ứng của Coca Cola, đó là: Công ty Á Đông ADG, M&H, Công ty Cổ phần Phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn (Sadaco), Nam Phương, Tam Phú Hưng, Mai Anh Đồng Tháp và Hoàng Thiên Phúc Đa số công ty có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh và hoạt động trong các ngành như logistics, đóng lon, bao bì, marketing, phân phối 8 công ty này sẽ trở thành những đối tác bán hàng (vendor partner) cho Coca-Cola Việt Nam Khi hãng có dự án, kế hoạch cần đến đối tác tham gia vào, Coca-Cola sẽ ưu tiên giao cho 8 đơn vị này.
2.2.1.2 Kiểm soát trong quá trình sản xuất:
- Theo dõi và kiểm soát nhiệt độ, áp suất và các thông số quy trình khác trong quá trình pha chế, đóng chai và đóng lon Cụ thể là các cảm biến được lắp đặt tại các điểm quan trọng trong dây chuyền sản xuất để theo dõi nhiệt độ, áp suất, lưu lượng và các thông số quy trình khác theo thời gian thực; Các hệ thống điều khiển được sử dụng để duy trì các thông số quy trình trong phạm vi mong muốn Ví dụ, hệ thống điều khiển có thể điều chỉnh nhiệt độ của chất pha chế hoặc áp suất trong máy đóng lon Các nhân viên được đào tạo cũng thực hiện giám sát thủ công các thông số quy trình bằng cách sử dụng các thiết bị đo lường cầm tay hoặc quan sát trực quan Dữ liệu từ các cảm biến và giám sát thủ công được ghi lại và phân tích để xác định các xu hướng và bất thường. Điều này cho phép các nhà quản lý sản xuất xác định các lĩnh vực cần cải tiến hoặc điều chỉnh quy trình.
Từ việc theo dõi và kiểm soát chặt chẽ các thông số quy trình, Coca-Cola có thể đảm bảo tính nhất quán và chất lượng của sản phẩm, giảm thiểu rủi ro ô nhiễm hoặc hư hỏng và tối ưu hóa hiệu quả sản xuất.
- Kiểm tra trực quan các chai và lon để đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn về ngoại hình và tính toàn vẹn Ba phương mà Coca cola dùng phổ biến là:
• Kiểm tra thủ công: Các nhân viên được đào tạo kiểm tra trực quan từng chai hoặc lon để tìm các khuyết tật hoặc bất thường về ngoại hình, chẳng hạn như vết xước, móp méo, vỡ hoặc rò rỉ.
• Hệ thống kiểm tra tự động: Các hệ thống kiểm tra tự động sử dụng camera và cảm biến để phát hiện các khuyết tật mà mắt người có thể bỏ sót Ví dụ, các hệ thống này có thể phát hiện các vết nứt nhỏ hoặc các tạp chất trong sản phẩm.
• Kiểm tra mẫu: Các mẫu chai hoặc lon được lấy ngẫu nhiên từ dây chuyền sản xuất và kiểm tra kỹ lưỡng hơn trong phòng thí nghiệm để đánh giá chất lượng tổng thể và tính toàn vẹn.
- Sử dụng các thiết bị kiểm tra tự động để phát hiện các sản phẩm lỗi hoặc không đạt tiêu chuẩn Các chỉ tiêu mà Coca cola thường sử dụng để đánh giá tiêu chuẩn là: + Kiểm tra trọng lượng: Các thiết bị kiểm tra trọng lượng sử dụng cảm biến để xác định trọng lượng của từng chai hoặc lon Các sản phẩm có trọng lượng nằm ngoài phạm vi chỉ định sẽ bị loại bỏ.
+ Kiểm tra khối lượng: Các thiết bị kiểm tra khối lượng sử dụng các kỹ thuật hình ảnh để đo thể tích chất lỏng trong mỗi chai hoặc lon Các sản phẩm có khối lượng không chính xác sẽ bị loại bỏ.
+ Kiểm tra áp suất: Các thiết bị kiểm tra áp suất sử dụng cảm biến để đo áp suất bên trong các lon Các lon có áp suất quá cao hoặc quá thấp sẽ bị loại bỏ.
+ Kiểm tra rò rỉ: Các thiết bị kiểm tra rò rỉ sử dụng các kỹ thuật khác nhau, chẳng hạn như thử nghiệm chân không hoặc thử nghiệm áp suất, để phát hiện các lỗ thủng hoặc rò rỉ trong chai hoặc lon Các sản phẩm bị rò rỉ sẽ bị loại bỏ.
+ Kiểm tra ngoại hình: Các thiết bị kiểm tra ngoại hình sử dụng camera và cảm biến để phát hiện các khuyết tật về ngoại hình, chẳng hạn như vết xước, móp méo hoặc vỡ Các sản phẩm có khuyết tật ngoại hình sẽ bị loại bỏ.
Bằng cách sử dụng các thiết bị kiểm tra tự động, Coca-Cola có thể phát hiện và loại bỏ các sản phẩm lỗi hoặc không đạt tiêu chuẩn một cách hiệu quả và chính xác Điều này giúp đảm bảo rằng chỉ những sản phẩm chất lượng cao nhất mới đến tay người tiêu dùng, củng cố danh tiếng của thương hiệu và duy trì sự hài lòng của khách hàng.
Bên cạnh việc kiểm soát quá trình sản xuất cơ bản trên, Coca cola còn tích hợp một số phương pháp như:
- Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP): Đội ngũ HACCP xác định tất cả các mối nguy tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, từ nguyên liệu đến thành phẩm Các mối nguy có thể bao gồm mối nguy sinh học (ví dụ: vi khuẩn, nấm mốc), mối nguy hóa học (ví dụ: thuốc trừ sâu, kim loại nặng) và mối nguy vật lý (ví dụ: thủy tinh, kim loại) Đội ngũ HACCP xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP) trong quá trình sản xuất nơi các mối nguy có thể được kiểm soát hoặc loại bỏ. Các CCP thường là các bước trong quy trình sản xuất nơi các mối nguy có nhiều khả năng xảy ra hoặc nơi các biện pháp kiểm soát có thể hiệu quả nhất Đối với mỗi CCP, đội ngũ HACCP thiết lập các giới hạn tới hạn xác định phạm vi chấp nhận được của các thông số quy trình để kiểm soát các mối nguy Các giới hạn tới hạn có thể bao gồm nhiệt độ, thời gian, độ PH hoặc các thông số khác tùy thuộc vào mối nguy và CCP cụ thể Các CCP được theo dõi liên tục để đảm bảo rằng các thông số quy trình nằm trong giới hạn tới hạn
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CỦA COCACOLA TẠI VIỆT NAM
Thành tựu đạt được
Từ khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào năm 1989, thực hiện chứng nhận ISO 9001 thì Coca-cola đã đạt được những thành tựu đáng kể như:
+ Coca-cola đã được chứng nhận hệ thống quản trị chất lượng theo ISO 9001:2000
+ Quản lý môi trường theo ISO 14001:2004
+ Hệ thống quản lý VSATTP: HACCP (2006)
+ Quản lý quan hệ khách hàng: CRM
+ Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: OHSAS 18000
Ba nhà máy của Coca-Cola tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, được xác nhận phù hợp các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001:2008), hệ thống bảo đảm an toàn thực phẩm (FSSC 22000), hệ thống tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (ISO 14000) và An toàn sức khỏe nghề nghiệp (OSHAS 18000).
Bên cạnh đó, với FSSC 22000 - sự kết hợp từ hai chứng chỉ ISO 22000 và PAS
220, tiêu chuẩn này tương đương chứng chỉ GMP, HACCP để được hưởng chế độ kiểm tra định kỳ 1 lần/năm so với cơ sở không áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tương đương.
Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng còn được Tổ chức sáng kiến về an toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI) chính thức công nhận, là “chìa khóa” giúp Coca-Cola thâm nhập hệ thống chuỗi bán lẻ toàn cầu và đưa Coca-Cola đến gần hơn người tiêu dùng. Tăng độ nhận diện hương hiệu, được nhiều khách hàng biết tới và tin dùng.
Tiết kiệm chi phí: Quản lý chất lượng hiệu quả thường đi kèm với việc tối ưu hóa quy trình và tăng cường hiệu suất, giúp Coca-Cola tiết kiệm chi phí vận hành và chi phí sản xuất, từ đó cân bằng giá thành sản phẩm trên thị trường.
Coca-Cola có thể đã được công nhận với các thành tựu trong việc cải thiện liên tục chất lượng sản phẩm, bao gồm việc áp dụng các phương pháp như Six Sigma, Lean Manufacturing, hoặc Total Quality Management (TQM), Coca-cola đã được vinh danh với các giải thưởng danh giá về chất lượng sản phẩm, như giải thưởng Deming Prize, Malcolm Baldrige National Quality Award- đây là một giải thưởng hàng năm tại Hoa
Kỳ được trao cho các tổ chức có thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực quản trị chất lượng và hiệu suất tổ chức, European Foundation for Quality Management (EFQM)
Excellence Award-đây là một giải thưởng quốc tế được trao cho các tổ chức xuất sắc trong việc thúc đẩy và đạt được sự xuất sắc trong quản trị chất lượng và các giải thưởng danh giá khác. Đồng thời, các sản phẩm từ nhà máy Coca-Cola còn được liên tục kiểm nghiệm, giám sát định kỳ mỗi năm một lần theo đúng tần suất quy định để giảm thiểu tối đa rủi ro trong vấn đề an toàn thực phẩm.
Những mặt hạn chế và nguyên nhân tồn tại
3.2.1 Hạn chế Đối mặt với áp lực từ công chúng: Do Coca-Cola là một trong những thương hiệu lớn nhất và phổ biến nhất trên thế giới, họ thường phải đối mặt với sự quan tâm và giám sát chặt chẽ từ phía công chúng, các tổ chức phi chính phủ, và các nhóm hoạt động xã hội Do đó chỉ cần có một sai sót nhỏ cũng dễ dẫn đến làn chỉ trích và tẩy chay rộng rãi từ công chúng
Quản lý chuỗi cung ứng phức tạp: Coca-Cola sử dụng một mạng lưới rộng lớn các nhà cung ứng và nhà sản xuất trên toàn cầu Việc quản lý và đảm bảo chất lượng trong toàn bộ chuỗi cung ứng có thể gặp khó khăn, đặc biệt là khi phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định địa phương khác nhau. Ứng phó với biến động thị trường: Thị trường đồ uống là một môi trường cạnh tranh gay gắt, với sự thay đổi nhanh chóng của sở thích và yêu cầu của người tiêu dùng Coca-Cola phải liên tục điều chỉnh và cập nhật chiến lược sản phẩm và tiếp thị của mình để đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Tính chất sản phẩm dễ gây tranh cãi: Có những lo ngại liên quan đến tác động của các sản phẩm của Coca-Cola đối với sức khỏe, như lượng đường và calo trong các đồ uống có ga Điều này có thể tạo ra áp lực cho Coca-Cola trong việc phát triển và tiếp tục cải thiện sản phẩm của họ, gây ra những hạn chế đáng kể trong quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm.
Quản lý dữ liệu và thông tin: Với quy mô lớn và phức tạp trong các hoạt động của doanh nghiệp, việc quản lý dữ liệu và thông tin liên quan đến chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất có thể trở nên khó khăn và tốn kém Việc bảo vệ thông tin doanh nghiệp, công thức độc quyền, các bí mật thương hiệu trước các đối thủ cạnh tranh cũng là một vấn đề khó khăn trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp Dữ liệu quá rộng và phức tạp cũng dẫn đến tính không khách quan
Chi phí tốn kém: quá trình chuẩn bị, triển khai và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gây tốn kém nhiều chi phí cho tổ chức đặc biệt là ở giai đoạn mới hình thành
Quá trình kiểm tra và kiểm soát việc sử dụng công cụ thống kê chưa chặt chẽ. Bản thân hệ thống quản trị chất lượng còn kém hiệu quả do
+ Thiếu sự cam kết từ nhà lãnh đạo
+ Hệ thống quản trị chất lượng được thiết kế không tốt
+ Thực hiện và duy trì hệ thống không tốt
+ Quá trình thu thập dữ liệu để áp dụng còn gặp nhiều khó khăn
+ Việc đầu tư vào công tác quản lý chất lượng còn kém hiệu quả
+ Do thiếu cam kết từ nhà lãnh đạo
+ Đội ngũ nhân viên còn thiếu kiến thức về quản trị chất lượng sản phẩm
+ Công tác đào tạo về quản trị chất lượng chưa được triển khai rộng rãi
Cơ hội và thách thức
Nhờ việc áp dụng các công cụ trong quản lý chất lượng sản phẩm như: biểu đồ kiểm soát, phân tích phân phối, phân tích chuỗi sản xuất, mà Coca-cola đã giải quyết các vấn đề chất lượng sản phẩm một cách hiểu quả và đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp luôn đạt chất lượng tốt nhất
Gia tăng tính cạnh tranh với các đối thủ trong ngành và trên thị trường nhờ vào việc duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm
Mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng mới, thị trường mới bằng sự uy tín của thương hiệu và chất lượng vượt trội
Nhờ áp dụng tiêu chuẩn ISO trong bảo vệ vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường mà Coca-cola có thể tránh được các vấn đề về pháp lý và tiêu chuẩn, giảm thiểu tối đa rủi ro và tăng độ hài lòng của khách hàng
Nắm bắt và đáp ứng các xu hướng mới của thị trường thông qua hệ thống quản trị chất lượng, Coca-cola có thể tạo ra cơ hội mở rộng dòng sản phẩm và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường
Quản lý chuỗi cung ứng phức tạp: Việc quản lý và kiểm soát chất lượng trong chuỗi cung ứng rộng lớn và phức tạp của Coca-Cola có thể đối mặt với những thách thức, đặc biệt là trong việc đảm bảo tính nhất quán và chất lượng của nguyên liệu và thành phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau trên toàn cầu. Đảm bảo tuân thủ quy định và tiêu chuẩn địa phương: Coca-Cola hoạt động trên quy mô toàn cầu và phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, môi trường và sản phẩm khác nhau tại từng khu vực trên cả nước Điều này có thể đưa ra những thách thức về pháp lý và tuân thủ đối với công ty.
Cạnh tranh sôi nổi: Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, Coca-Cola phải đối đầu với nhiều ông lớn như Nestle, red bull, PepsiCo,… do đó doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản phẩm và dịch vụ của mình để duy trì và mở rộng thị phần Điều này có thể đặt ra áp lực lớn đối với việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Yêu cầu về bảo vệ môi trường và bền vững: Ngành công nghiệp đồ uống phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ cộng đồng và quy định về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Coca-Cola cần phải tìm cách giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất và đóng góp vào mục tiêu bảo vệ môi trường và bền vững, hướng tới bảo vệ môi trường và giảm thiểu rác thải nhựa.
Quản lý rủi ro và khắc phục sự cố: Việc quản lý rủi ro và khắc phục sự cố trong quá trình sản xuất và phân phối cũng là một thách thức đối với Coca-Cola Công ty phải sẵn sàng xử lý các vấn đề không mong muốn nhanh chóng và hiệu quả để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu. Áp lực trong việc tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn trong an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và thực hiện các tiêu chuẩn trong quản lý chất lượng sản phẩm
Bài học kinh nghiệm
Coca-Cola cũng đã học được rằng quản trị chất lượng không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là vấn đề về văn hóa tổ chức Họ nhận thấy rằng việc xây dựng và duy trì một văn hóa tổ chức có sự cam kết cao đối với chất lượng sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và nâng cao hiệu suất làm việc Đồng thời, việc thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng và minh bạch cũng giúp tăng cường niềm tin từ phía người tiêu dùng và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu
Ngoài việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm liên tục, Coca-Cola cũng học được rằng việc xây dựng một môi trường làm việc có tính đồng thuận và cam kết đối với chất lượng là rất quan trọng Họ đã nhận ra rằng để thực hiện một hệ thống quản trị chất lượng sản phẩm hiệu quả, cần có sự hỗ trợ từ toàn bộ nhân viên và đảm bảo rằng mọi người trong tổ chức đều hiểu và cam kết với mục tiêu chung của việc cải thiện chất lượng sản phẩm Đồng thời, việc đào tạo và phát triển nhân viên cũng được coi là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự nhận thức và kiến thức về quản trị chất lượng sản phẩm.
Coca-Cola đã học được khi áp dụng hệ thống quản trị chất lượng sản phẩm là tầm quan trọng của việc duy trì sự linh hoạt và khả năng thích nghi trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng Họ có thể đã nhận ra rằng việc đáp ứng nhanh chóng với phản hồi từ thị trường và sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng là một yếu tố then chốt trong việc duy trì và tăng cường vị thế cạnh tranh Đồng thời, việc liên tục đánh giá và cải tiến quy trình sản xuất và dịch vụ cũng giúp họ duy trì sự linh hoạt cần thiết để thích ứng với môi trường kinh doanh đang biến đổi không ngừng.
Cuối cùng, Coca-Cola nhận ra được tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ đối tác vững chắc với các nhà cung cấp và đối tác khác trong chuỗi cung ứng Việc hợp tác chặt chẽ và đối thoại mở cửa giữa các bên trong chuỗi cung ứng không chỉ giúp đảm bảo chất lượng nguyên liệu và thành phẩm mà còn tạo ra một môi trường làm việc đồng thuận và hỗ trợ nhau Đồng thời, việc xây dựng mối quan hệ đối tác đáng tin cậy cũng có thể giúp Coca-Cola đạt được sự linh hoạt trong việc đáp ứng nhanh chóng với thay đổi trong môi trường kinh doanh và nhu cầu của thị trường.
Giải pháp
Không ngừng nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên trong công ty về hệ thống quản lí chất lượng Để hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 mà công ty đang xây dựng thực hiện một cách hiệu quả thì trước hết phải nêu bật lợi ích mà ISO mang lại. Chính điều này là động lực giúp cho các bộ công nhân viên trong công ty nhan thức rõ về ISO, về giá trị của nó và đồng lòng xây dựng, thực hiện hệ thống Nhân viên không quyết tâm tham gia vào quá trình xây dựng và duy trì hệ thống quản lí chất lượng là do học chưa có quan niệm đúng đắn về hệ thống ISO Do đó cần phải tổ chức các khóa học đào tạo để trang bị và không ngừng nâng cao kiến thức về các tiêu chuẩn chất lượng, về lợi ích mà khách hàng, nhân viên và công ty nhận được khi áp dụng hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001 Cung cấp kiến thức, kĩ năng để có thể vận hàng hệ thống tốt.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng trực tiếp tham gia quá trình quản lí chất lượng. Đây là lực lượng rất quan trọng trong việc thực hiện thành công hệ thống quản lí chất lượng của công ty Bởi họ là những người trực tiếp tham gia vào công việc, vào quá trình sản xuất, kinh doanh Để lực lượng này phát huy được tinh thần và sự sáng tạo trong công việc, các cấp lãnh đạo cần phải có những chính sách hỗ trợ về thời gian , địa điểm, tài chính và những điều kiện cần thiết khác Thường xuyên mở các kháo học, đào tạo kiến thức về chất lượng và quản lí chất lượng cho nhân viên.
Cần vận dụng sáng tạo và linh hoạt trong việc áp dụng hệ thống quản lí chất lượng
Các tiêu chuẩn đưa ra trong hệ thống ISO 9001 không mang tính bắt buộc do đó công ty nên xây dựng một hệ thống quản trị chất lượng riêng phù hợp với mình và phù hợp với điều kiện thực tế
Liên tục kiểm tra quá trình thực hiện và áp dụng của các bộ phận để có thể khắc phục sai sót kịp thời và nhanh nhất có thể Để tránh sai sót lớn có thể xảy ra trong quá trình áp dụng và thực hiện hệ thống quản trị chất lượng vào các bộ phận, công ty phải thường xuyên có các đợt kiểm tra định kì và kiểm tra đột xuất Mỗi các bộ, công nhân khi thực hiện kế hoạch nếu phát hiện có sự không phù hợp trong quá trình thì cần phải kịp thời báo cáo hoặc có những hành động ngăn chặn. Để làm được điều này, công ty cần thành lập các nhóm kiểm tra, các nhóm chất lượng nhằm thường xuyên theo dõi, giám sát Đồng thời cần có chính sách khuyến khích kịp thời đối với các cán bộ, đơn vị, bộ phận đã phát hiện ra nhưng sai xót và khắc phục nó Đây sẽ là động lực thúc đẩy họ thực hiện tốt hơn nữa trách nhiệm của mình.
Tăng cường mối liên hệ giữa các phòng ban áp dụng ISO tại công ty với nhau
Giữa các phòng ban áp dụng ISO không có mối liên hệ tốt sẽ làm cho hệ thống quản lí chất lượng thiếu liên kêết và giảm hiệu quả Do đó cần phải tổ chức các cuộc giao lưu, các buổi đào tạo kiến thức về quản lí chất lượng giữa các phòng ban, không chỉ với các vị trí lãnh đạo, trưởng bộ phận mà còn cần thiết có sự tham gia của các công nhân viên.
Xây dựng các chế tài, thưởng phạt nhằm khích lệ, động viên công nhân trong công ty
Bất kì một doanh nghiệp nào, nếu muốn công nhân phục vụ hết mình và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của mình, họ đều phải có sự đãi ngộ cần thiết và xứng đáng với năng lực của công nhân viên Nếu so với các doanh nghiệp khác, mặc dù Coca Cola là một trong những công ty lớn tại Việt Nam nhưng chế độ đãi ngộ, thưởng, phạt đối với nhân viên vẫn chưa có gì nổi bật Chính vì vậy, trong thời gian tới công ty nên xây dựng một chế tài thưởng phạt xứng đáng hơn nhằm phát huy hết được tiềm lực của mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty.
Hoàn thiện hệ thống tài liệu
- Cần thường xuyên xem xét lại quy trình làm việc, thủ tục, biểu mẫu nhằm:
+ Loại bỏ những biểu mẫu, thủ tục lỗi thời, rườm rà, phức tạp, không mang lại giá trị cho doanh nghiệp.
+ Thường xuyên, liên tuc cập nhật các quy trình đang làm việc để kịp thời phát hiện những bước thừa, không hiệu quả Đồng thời áp dụng các quy trình sản xuất tinh gọn, đơn giản nhằm phối hợp hiệu quả giữa các phòng ban để cải tiến, đổi mới công việc cho phù hợp với thời kì.
+ Lập kế hoạch hỗ trợ và giám sát tình hình áp dụng tài liệu ở từng đơn vị đặc biệt là khối sản xuất. Áp dụng công nghệ tiên tiến: Coca-Cola có thể đã đầu tư vào công nghệ tiên tiến để giám sát và kiểm soát quá trình sản xuất một cách hiệu quả hơn Công nghệ như IoT(Internet of Things) và trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để theo dõi, hỗ trợ quá trình giám sát và phân tích dữ liệu để nhanh chóng phát hiện và giải quyết các vấn đề rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm.