Các thể thơ Việt Nam là tài liệu vô cùng hữu ích, bao gồm đặc điểm, quy luật bằng trắc, cách gieo vần và ví dụ minh họa cho từng thể loại thơ.
Trang 1Các thể thơ Việt Nam phổ biến
I Cách xác định thể thơ
Để xác định thể thơ thuộc loại thơ nào, bạn cần xác định rõ cấu trúc, nhịp điệu và phép tu từ được sử dụng trong bài thơ Chẳng hạn như: thơ lục bát có cấu trúc 8 câu, mỗi câu có 6 chữ cái và nhịp điệu ABABABCC Thơ chữ thập có cấu trúc 4 câu, mỗi câu có 4 chữ cái và nhịp điệu ABCB Thơ tự do không có cấu trúc hoặc nhịp điệu cụ thể
Ngoài ra, bạn cũng có thể xác định và nhận biết các thể thơ qua phép tu từ Chẳng hạn như: thơ cổ điển thường sử dụng các phép tu từ như chữ huyền, chữ nặng và chữ nhẹ
để tạo ra hiệu ứng nghệ thuật Thơ tự do thường sử dụng các phép tu từ tự do và không có quy tắc cụ thể
Tóm lại, bạn muốn xác định bài thơ đó thuộc thể thơ nào thì cần phải xem xét cách bố trí các câu thơ trong bài thơ đó Những câu thơ được bố trí nhất định thì bạn có thể dễ dàng nhận biết được bài thơ đó thuộc thể loại thơ nào
Vì vậy, để xác định thể thơ của một bài thơ, ta cần phải quan sát cách bố trí các câu thơ trong bài thơ đó Nếu các câu thơ được bố trí theo một cách nhất định, ta có thể xác định được thể thơ của bài thơ đó thuộc thể loại thơ nào
II Các thể thơ thường gặp
1 Thể thơ lục bát
Là một trong những thể thơ lâu đời nhất của dân tộc Thơ được đặc trưng bởi các cặp thơ gồm một câu thơ 6 chữ và một câu thơ 8 chữ, được sắp xếp nối tiếp và xen kẽ với nhau Thông thường câu lục sẽ mở đầu bài thơ và câu bát dùng để kết bài Một bài thơ lục bát không giới hạn số lượng câu Thể lục bát xuất hiện nhiều nhất là ở các bài đồng dao, ca dao hay trong lời mẹ ru
Trang 2Quy luật
Luật bằng trắc trong thể lục bát được thể hiện như sau:
● Câu 1, 3 và 5: Tự do về thanh
● Câu 2, 4 và 6: Câu lục tuân theo luật B – T – B, câu bát tuân theo luật B – T –
B – B
Cách gieo vần
Cách gieo vần của thể thơ lục bát vô cùng linh hoạt Có thể gieo vần bằng ở tiếng cuối câu lục, và tiếng cuối này lại hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát nối tiếp Sau đó tiếng cuối của câu bát này lại hiệp với tiếng cuối của câu lục tiếp theo… Cứ như vậy cho tới khi hết bài thơ
Ví dụ:
“Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
2 Thơ song thất lục bát
Thơ song thất lục bát là thể thơ truyền thống do dân tộc Việt Nam sáng tạo nên Ở thể thơ này, ta sẽ thấy cấu trúc gồm hai câu 7 chữ kết hợp với một cặp lục – bát Ở thể thơ này cũng không giới hạn số lượng câu
Quy luật
Trang 3● Câu 7 chữ ở trên: chữ thứ 3, 5 và 7 sẽ theo quy luật là T – B – T
● Câu 7 chữ ở dưới: ngược lại với quy luật ở trên, chữ thứ 3, 5 và 7 theo quy luật
B – T – B
Cách gieo vần
Tiếng cuối của câu bảy chữ ở trên hiệp với tiếng thứ 5 của câu bảy chữ ở dưới Tiếng cuối của câu bảy chữ ở dưới lại hiệp với tiếng thứ 6 của câu lục Tiếng cuối của câu lục lại hiệp với tiếng thứ 6 của câu bát Cứ như vậy cho tới kết thúc bài thơ
Ví dụ:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
(Chinh Phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)
Cách nhận biết thể thơ này là dựa vào số lượng chữ trong từng câu thơ của mỗi đoạn thơ Cấu trúc mỗi đoạn thơ sẽ bao gồm hai câu 7 chữ kết hợp với một cặp lục – bát Thể thơ này không giới hạn số lượng câu trong một bài thơ
Cách gieo vần của thể thơ song thất lục bát như sau: Tiếng cuối của câu 7 chữ ở trên
sẽ hiệp vần với tiếng thứ 5 của câu 7 chữ ở dưới Tiếng cuối của câu 7 chữ ở dưới tiếp tục hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu lục Tiếng cuối của câu lục hiệp vần với tiếng thứ
6 của câu bát Tương tự, tiếp tục gieo vần cho đến hết bài thơ
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ song thất lục bát là:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Trang 4Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)
“Có hoa nào qua mùa không héo?
Có tiếng nào giàu đẹp hơn không?
Mắt em là một dòng sông Thuyền anh bơi lội giữa dòng mắt em.”
(Đôi mắt – Lưu Trọng Lư)
“Em nhớ mãi chiều thu lá đổ Mình bên nhau cạn tỏ nguồn cơn Chạnh lòng anh vọng lời thương
Xa xa vẳng tiếng nghe dường nỉ non.”
(Thuyền neo bến đậu – Hoàng Mai)
3 Thơ đường luật
Thơ đường luật là một thể thơ cổ bắt nguồn từ Trung Quốc Khi được du nhập vào Việt Nam, ông cha ta đã có sự kế thừa những tinh hoa của thể thơ này và kết hợp với những yếu tố thuần Việt
Quy luật
Trang 5Tính quy luật của thể thơ này vô cùng nghiêm ngặt và không thể bị phá vỡ Số chữ trong một câu và số câu trong cả bài thơ sẽ quyết định quy luật của bài thơ:
- Thể thất ngôn tứ tuyệt (gồm 4 câu, mỗi câu có 7 chữ)
Ví dụ:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng”
(Chiều tối – Hồ Chí Minh)
- Thể thất ngôn bát cú đường luật (gồm 8 câu, mỗi câu có 7 chữ): Cấu trúc là 2 câu đầu (mở đề và vào đề), câu 3 và 4 (câu thực), câu 5 và 6 (câu luận), câu 7 và 8 (câu kết)
Ví dụ:
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại, trời non nước
Trang 6Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
(Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt (gồm 4 câu, mỗi câu 5 chữ)
Ví dụ:
Đoạt sóc Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nỗ lực, Vạn cổ thử giang san.
(Phò giá về kinh – Trần Quang Khải)
4 Thể thơ bốn chữ
Là thể thơ mà mỗi câu thơ gồm 4 chữ, trong bài không giới hạn số lượng câu
Trong các loại thể thơ của nước ta, thể thơ bốn chữ có thể được xem là một trong những thể thơ đơn giản nhất Quy luật sử dụng thể thơ này cũng tuân theo luật bằng trắc như các thể thơ khác: Chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu thơ có sự luân phiên giữa
T – B hoặc B – T
Quy luật
Luật bằng – trắc trong thể thơ này là: chữ thứ 2 và chữ thứ 4 có sự luân phiên T – B hoặc B – T
Cách gieo vần
Trang 7Thể thơ bốn chữ có cách gieo vần khá linh hoạt, có thể hiệp vần chéo, vần bằng, vần liền, vần chân, vần lưng…
Ví dụ:
“Mùa xuân đi rồi Nhiều hoa vắng mặt Như chị hoa đào
Ra đi trước nhất (Tế Hanh – Hoa cỏ)
Thể thơ bốn chữ có cách gieo vần rất linh hoạt Tùy theo dụng ý, mục đích của mình
mà người viết có thể gieo vần chéo, vần bằng, vần liền, vần chân, hay vần lưng… Điều này sẽ tạo nên điểm nhấn về nhịp điệu trong từng câu thơ
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ bốn chữ là:
“Mùa xuân đi rồi Nhiều hoa vắng mặt Như chị hoa đào
Ra đi trước nhất (Hoa cỏ – Tế Hanh)
“Em bước vào đây Gió hôm nay lạnh Chị đốt than lên
Trang 8Để em ngồi cạnh.”
(Chị em – Lưu Trọng Lư)
“Chú bé loắt choắt, Cái xắc xinh xinh, Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh, Ca-lô đội lệch, Mồm huýt sáo vang, Như con chim chích, Nhảy trên đường vàng…”
(Lượm – Tố Hữu)
5 Thể thơ năm chữ
Là thể thơ mà mỗi câu thơ gồm 5 chữ, trong bài số câu không bị giới hạn Quy luật bằng trắc và cách gieo vần giống với thể thơ 4 chữ ở phía trên
Ví dụ:
“Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Trang 9Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ”
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
6 Thể thơ sáu chữ
Là thể thơ mà tất cả các câu trong bài đều gồm 6 chữ Có thể gieo vần ôm hoặc vần chéo
Ví dụ:
“Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay”
(Quê hương – Đỗ Trung Quân)
7 Thể thơ bảy chữ
Là thể thơ mà mỗi câu đều gồm 7 chữ, trong bài không bị khống chế về số lượng câu
Ví dụ:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Trang 10Củi một cành khô lạc mấy dòng (Tràng giang – Huy Cận)
8 Thể thơ tám chữ
Thể thơ có các câu gồm 8 chữ, bài thơ không giới hạn về số lượng câu
Quy luật bằng trắc: Tiếng cuối và tiếng thứ 3 có vần trắc thì tiếng thứ 5 và tiếng thứ 6
là vần bằng và ngược lại
Cách gieo vần: vần ôm, vần chéo và vần tiếp
Ví dụ:
Mặt trời lên! Sáng rõ rồi mẹ ạ!
Con đi bộ đội, mẹ ở lại nhà Giặc Pháp, Mỹ còn giết người, cướp của trên đất ta
Đuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ (Nguyễn Khoa Điềm – Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
9 Thể thơ tự do
Là thể thơ hiện đại, thể hiện được sự cái tôi và sự phá cách, sáng tạo của người thi sĩ Trong một bài thơ tự do, số chữ trong câu, số câu trong một khổ và số lượng khổ thơ của toàn bài đều không bị giới hạn Các quy luật về hiệp vần, bằng trắc cũng vô cùng linh hoạt, tùy theo cảm xúc và chủ ý của người viết
Ví dụ:
“Dữ dội và dịu êm
Trang 11Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể”
(Sóng – Xuân Quỳnh)
10 Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật là một thể thơ ra đời vào thế kỉ XII vào thời nhà Đường ở Trung Quốc, sau đó du nhập vào Việt Nam Trong thể thơ này, mỗi bài thơ
sẽ có 4 câu, mỗi câu lại có 7 chữ Về quy luật sử dụng, thứ tự của bốn câu thơ trong bài phải tuân theo kết cấu: Khai, thừa, chuyển, hợp Trong thể thơ này, tiếng thứ 2 của câu thứ nhất sẽ quy định luật cho cả bài thơ Ví dụ: Nếu tiếng thứ 2 ở câu thứ nhất có thanh bằng thì luật của cả bài sẽ là luật B
Cách để nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật đó là dựa vào số lượng chữ trong một câu thơ và số lượng câu trong bài, kết hợp với quan sát quy luật sử dụng của
cả bài thơ
Đây là một trong những thể thơ Đường luật có cách gieo vần được quy định rõ ràng và chi tiết Thể thơ này có thể chỉ dùng một vần duy nhất (độc vận) cho toàn bài, hoặc kết hợp nhiều vần (liên vận) Đan xen là các thanh bằng – trắc Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật về luật niêm và vần như sau:
Về niêm: Các câu theo hàng dọc phải niêm với nhau (giống nhau về thanh)
Về gieo vần: Các câu 1, 2, 4 hoặc câu 2 và 4 trong bài sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật là:
“Nam quốc sơn hà Nam Đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Trang 12Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
(Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt)
“Một nửa vầng trăng rụng xuống cầu Đôi mình cách trở bởi vì đâu Canh tàn khắc lụn hồn tê tái Đối bóng đèn khuya nuốt lệ sầu.”
(Hoàng Thứ Lang)
11 Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Thất ngôn bát cú Đường luật là thể thơ mà mỗi bài có 8 câu, mỗi câu chỉ có 7 chữ Thể thơ này xuất hiện rất sớm tại Trung Quốc, đến thời nhà Đường thì mới được đặt tên gọi và quy định cụ thể Đây cũng là thể thơ được sử dụng để tuyển chọn nhân tài dưới các triều đại phong kiến
Về quy luật sử dụng, thể thơ này tuân theo quy luật bằng – trắc như sau: “Nhất, tam, ngũ bất luận Nhị, tứ, lục phân minh” và xen kẽ nhau Nghĩa là nếu tiếng thứ 2 là thanh bằng thì tiếng thứ 4 là thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng, và ở câu thơ tiếp theo thì ngược lại Cấu trúc của một bài thơ là: Đề, Thực, Luận, Kết
Cách nhận biết thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là dựa vào số lượng chữ trong câu,
số lượng câu trong một bài và cách sắp xếp các thanh bằng – trắc theo quy luật như trên
Về cách gieo vần, thất ngôn bát cú Đường luật được quy định chặt chẽ về niêm và vần Các tiếng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8 sẽ hiệp vần bằng với nhau
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là:
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Trang 13Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc, Thương nhà, mỏi miệng cái da da.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
(Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)