Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt NamNghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
NGÔ ANH TUẤN
NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG QUẢN LÝ TRONG ĐẦU TƯ CÔNG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Hà Nội – 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
NGÔ ANH TUẤN
NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG QUẢN LÝ TRONG ĐẦU TƯ CÔNG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 9.58.03.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Lương Hải
Hà Nội - Năm 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫncủa PGS.TS Nguyễn Lương Hải Kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực,khách quan và chưa từng được công bố ở trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa họcnào khác
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Nghiên cứu sinh
Ngô Anh Tuấn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Trường đại học Giaothông vận tải đã tạo mọi điều kiện để nghiên cứu sinh được học tập, nghiên cứu vàhoàn thành luận án
Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn đến PGS.TS.Nguyễn Lương Hải – người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn nghiên cứusinh trong quá trình thực hiện luận án
Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia, các nhàkhoa học đã nhiệt tình giúp đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình điều tra, khảo sát, thuthập dữ liệu phục vụ nghiên cứu luận án
Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ sự biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình nghiêncứu sinh thực hiện luận án
Trân trọng cảm ơn!
Nghiên cứu sinh
Ngô Anh Tuấn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu về quản lý đầu tư công và chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 5
1.1.1 Các nghiên cứu về quản lý đầu tư công 5
1.1.2 Các nghiên cứu về chức năng quản lý đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông 13
1.2 Nhận xét về kết quả đạt được của các công trình liên quan đến nội dung và chức năng quản lý đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB 21
1.3 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và khung nghiên cứu của đề tài 23
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 23
1.3.2 Trình tự nghiên cứu cứu luận án 23
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 26
2.1 Một số vấn đề chung về quản lý đầu tư công xây dựng CSHT giao thông đường bộ 26
2.1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 26
2.1.2 Một số khái niệm chung về đầu tư công 37
2.1.3 Nội dung hoạt động ĐTC trong xây dựng công trình đường bộ 38
2.1.4 Trách nhiệm của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ 41
2.2 Mô hình các chức năng quản lý đầu tư công trong xây CSHT giao thông đường bộ 46
2.2.1 Khái niệm quản lý đầu tư công xây dựng CSHT giao thông đường bộ 46
2.2.2 Mô hình giả thuyết nghiên cứu các chỉ tiêu đo lường chức năng quản lý đầu tư công trong xây dựng CSHT giao thông đường bộ 48
Trang 62.3 Mô hình giả thuyết nghiên cứu sự tác động của các chức năng quản lý đầu tư
công cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 78
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 82
3.1 Thiết kế mô hình nghiên cứu 82
3.2 Thực hiện quy trình nghiên cứu 88
3.2.1 Nghiên cứu định tính 88
3.2.2 Nghiên cứu thử nghiệm (Pilot studies) 89
3.2.3 Nghiên cứu định lượng chính thức 90
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 97
4.1 Phân tích mô tả mẫu nghiên cứu 97
4.2 Phân tích các chức năng quản lý đầu tư công CSHT GTĐB trong mô hình nghiên cứu 99
4.2.1 Phân tích kết quả hoạt động quản lý đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam trong các năm qua (giai đoạn 2016-2020) 99
4.2.2 Phân tích thực trạng công tác lập kế hoạch đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam 104
4.2.3 Phân tích thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam 109
4.2.4 Phân tích thực trạng lãnh đạo, điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB 112
4.2.5 Phân tích thực trạng kiểm soát (kiểm tra, giám sát) của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam .115
4.2.6 Phân tích thực trạng phối hợp giữa các chủ thể quản lý đầu tư công xây
dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam 119
4.3 Phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu 121
4.3.1 Kết quả phân tích độ tin cậy, tính hội tụ và tính riêng biệt của các tập biến quan sát 121
4.3.2 Kết quả phân tích hồi quy 130
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 139
5.1 Những kết quả/phát hiện mới từ kết quả nghiên cứu 139
5.2 Kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu 140
5.3 Những hạn chế của luận án 143
5.4 Đề xuất những định hướng nghiên cứu tiếp theo 144
Tài liệu tham khảo 146
Danh mục công trình khoa học công bố 157
PHỤ LỤC LUẬN ÁN 158
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AVE Average variance extracted Phương sai trích
cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp
ĐTC
Đầu tư côngLiên minh Châu ÂuFDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GRDP Gross Regional Domestic
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
KTXH
NSNN
Kinh tế xã hộiNgân sách nhà nước
PIMA Public Investment
Management Assessment
Đánh giá quản lý đầu tư công
PMI Project Management Institute Viện quản lý dự án
Trang 8PPP Public Private Partnership Đối tác công tư
VIF Variance inflation factor Hệ số phóng đại phương sai
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2-1- Bảng phân cấp kỹ thuật đường ô tô theo chức năng của đường và lưu lượng
thiết kế 36
Bảng 2-2 Chỉ tiêu đánh giá chức năng lập kế hoạch đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB 53
Bảng 2-3 Chi tiêu đánh giá về chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB 62
Bảng 2-4 Chi tiêu đánh giá về chức năng lãnh đạo, điều hành thực hiện kế hoạch đầu
tư công xây dựng CSHT GTĐB 71
Bảng 2-5 Các chỉ tiêu đo lường chức năng kiểm soát kế hoạch đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB 75
Bảng 2-6 Các chỉ tiêu đo lường chức năng phối hợp thực hiện kế hoạch đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB 78
Bảng 2-7 Các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động quản lý đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB 79
Bảng 3-1 Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu 86
Bảng 4-1 Phân bố vị trí công tác đối tượng khảo sát 97
Bảng 4-2 Phân bố kinh nghiệm nghề nghiệp của đối tượng khảo sát 98
Bảng 4-3 Phân bố lĩnh vực hoạt động của đối tượng được khảo sát 99
Bảng 4-4 Nội dung chỉ tiêu mô tả kết quả hoạt động quản lý đầu tư công 100
Bảng 4-5 Phân tích mô tả kết quả chung (KQ) về đầu tư công 100
Bảng 4-6 Phân tích phương sai các chỉ tiêu KQa,b 101
Bảng 4-7 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch đầu tư 104
Bảng 4-8 Phân tích thống kê mô tả các chỉ tiêu liên quan lập kế hoạch đầu tư 106
Bảng 4-9 Tình hình huy động vốn qua hai giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 107
Bảng 4-10 Phân tích phương sai nhóm chỉ tiêu KH 109
Bảng 4-11 Chi tiêu đánh giá về hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư 109
Bảng 4-12 Phân tích thống kê mô tả các chỉ tiêu tổ chức thực hiện kế hoạch 110
Bảng 4-13 Phân tích phương sai nhóm chỉ tiêu TC a,b 112
Bảng 4-14 Chi tiêu đánh giá về công tác lãnh đạo, điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư
113
Bảng 4-15 Phân tích thống kê mô tả các chỉ tiêu chỉ đạo thực hiện kế hoạch đầu tư .114
Trang 10Bảng 4-16 Phân tích phương sai nhóm chỉ tiêu LĐ a,b 115
Bảng 4-17 Chi tiêu đánh giá về hoạt động kiểm soát thực hiện kế hoạch đầu tư 116
Bảng 4-18 Phân tích thống kê mô tả các chỉ tiêu giám sát thực hiện kế hoạch đầu tư
117
Bảng 4-19 Phân tích phương sai nhóm chỉ tiêu KS a,b 118
Bảng 4-20 Chi tiêu đánh giá về hoạt động phối hợp quản lý đầu tư công 119
Bảng 4-21 Phân tích thống kê mô tả các chỉ tiêu phối hợp quản lý đầu tư công 120
Bảng 4-22 Phân tích phương sai nhóm chỉ tiêu PH a,b 121
Bảng 4-23 Phân tích độ tin cậy các tập biến quan sát 121
Bảng 4-24 Bảng Hệ số tải chéo các chỉ tiêu đo lường (Cross loadings) 126
Bảng 4-25 So sánh phương sai trích (AVE) và giá trị tương quan 128
Bảng 4-26 Kết quả phân tích mô hình 130
Trang 11DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2-1Mô hình giả thuyết các chức năng quản lý đầu tư công CSHT GTĐB 80
Hình 3-1Mô hình thiết kế nghiên cứu 85
Hình 4-1 Biểu đồ phân phối mẫu khảo sát 97
Hình 4-2 Biểu đồ phân phối mẫu lĩnh vực hoạt động của đối tượng khảo sát 99
Hình 4-3 Cơ cấu vốn đầu tư cho các dự án CSHTGT giai đoạn 2016-2020 102
Hình 4-4 Tình hình huy động vốn đầu tư CSHT GTĐB qua hai giai đoạn 107
Hình 4-5 Mô hình phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha 124
Hình 4-6 Mô hình phân tích sự phù hợp thông qua R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R-Square) 132 Hình 4-7 Mô hình ảnh hưởng của các chức năng quản lý đầu tư công CSHT GTĐB133
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Đầu tư công trong giao thông vận tải nói chung và trong lĩnh vực giao thông đường bộnói riêng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của bất cứ quốc gianào trên thế giới Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ có vị trí trọng yếu trong phục vụnhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường bộ bên cạnh với các phươngthức vận tải khác Sự hình thành và phát triển các khu vực kinh tế, các trung tâm kinh
tế phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ[26]
Trên cơ sở Quyết định số 355/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 2 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ, về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các quy hoạch phát triển ngành giao
thông vận tải (GTVT), trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã dành nguồn lực lớncho đầu tư phát triển GTVT Trong đó, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ(CSHT GTĐB) đã có sự phát triển mạnh mẽ theo hướng kết nối đồng bộ, hiện đại; đápứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh; nâng cao đờisống nhân dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo; rút ngắn khoảng cách và kết nối giữacác vùng miền
Tuy nhiên, bên cạnh sự sôi động và những mặt tích cực góp phần quan trọng cho sựphát triển đất nước, thì vẫn còn đang tồn tại những vấn đề liên quan đến các dự án đầu
tư xây dựng CSHT GTĐB Trong đó, nhiều dự án đầu tư công vi phạm về thủ tục đầu
tư, bố trí kế hoạch vốn đầu tư không hợp lý, giải ngân vốn đầu tư chậm, vi phạm vềquản lý chất lượng, quyết toán vốn đầu tư chậm, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư [2, 3].Thực trạng chung này cũng được ghi nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới trong lĩnhvực đầu tư xây dựng Nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của các dự
án đã được các chuyên gia và các nhà nghiên cứu đề cập, trong đó nguyên nhân quantrọng phải kể đến là công tác quản lý Theo Albert, David và cộng sự., [53], hoạt độngquản lý là chìa khóa thành công trong việc đầu tư các dự án Để đảm bảo dự án đạtđược các kết quả và mục tiêu đã đặt ra thì hoạt động quản lý đóng vai trò hết sức quantrọng
Trang 13Các chức năng quản lý nói chung bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kếhoạch; điều hành quá trình thực hiện, kiểm soát quá trình thực hiện; hệ thống thông tinliên lạc, cam kết của các bên tham gia quản lý…[17],[24],[54] Nghiên cứu về lýthuyết chung về quản lý đã có từ lâu trong lịch sử tri thức nhân loại, mặc dù vậy,nghiên cứu vận dụng các tri thức quản lý trong các trường hợp quản lý cụ thể luôn làvấn đề thời sự, thiết thực đối với các lĩnh vực quản lý đó Do vậy nghiên cứu vận dụngtri thức quản lý trong trường hợp quản lý đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB là lĩnhvực mới và có tính thực tiễn cao đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.Nhằm mục đích nghiên cứu vận dụng các lý thuyết quản lý vào hoạt động đầu tưcông xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên cơ sở các nguyên tắc mang tính
lý luận và thực tiễn triển khai hoạt động đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt
Nam, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam” để làm đối tượng và phạm
vi nghiên cứu luận án của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các chỉ tiêu mô tả các chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng cơ sở
hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam Đánh giá thực trạng vận động của các chứcnăng quản lý trong đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại ViệtNam trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị cho các bên quản lý liên quan nhằm cải thiệnhoạt động đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn sự hình thành và vận động của các chức năngquản lý trong đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
b Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu các chỉ tiêu đo lường chức năng quản
lý trong đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam; trong
đó các chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường
bộ được xây dựng trên cơ sở khoa học quản lý vận dụng vào điều kiện thực tiễn quản
lý đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam
Trang 14- Phạm vi về không gian nghiên cứu: luận án nghiên cứu hoạt động quản lý đầu tư
công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam Hoạt động đầu tưcông cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ được nghiên cứu trong phạm vi đầu tư côngCSHT GTĐB thuộc Bộ Giao thông Vận tải quản lý
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: các dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu trong
giai đoạn 2016 – 2020 Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn chuyên gia vàđiều tra khảo sát thực hiện trong năm 2022 đối với các cá nhân hoạt động trong lĩnhvực quản lý dự án đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
để phát triển và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu là phương pháp diễn dịch từ tổngquát đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể, từ giả thuyết, tiền đề đến dẫn chứng và lậpluận Bằng phương pháp diễn dịch, luận án sẽ dựa trên các kết quả nghiên cứu khoahọc tổng quan trong nước và ngoài nước đã công bố trước đây về quản lý đầu tư côngnói chung và quản lý đầu tư công trong xây dựng CSHT GTĐB nói riêng để xác định
rõ những nội dung có thể kế thừa, phát triển; cũng như xác định hướng nghiên cứu mớicủa luận án, từ đó hình thành được các giả thuyết nghiên cứu Bên cạnh đó, phươngpháp phỏng vấn, khảo sát thử nghiệm cũng được tác giả sử dụng cho việc nghiên cứunhằm khẳng định tính thực tiễn và phù hợp của các giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua khảo sát với các cá nhân đã vàđang tham gia quản lý đầu tư công trong CSHT GTĐB tại Việt Nam, nhằm lượng hóa
và kiểm định thực tiễn các đo lường các chức năng quản lý Dữ liệu thu thập được từviệc khảo sát sẽ được phân tích thông qua các kỹ thuật phân tích định lượng theo cácbước: phân tích thống kê mô tả; đánh giá độ tin cậy của thang đo; phân tích phương sai
và hồi quy tuyến tính
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học:
- Luận án hệ thống và triển khai các nguyên tắc chung về quản lý trong việc phát triển ứng dụng cho các chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB
Trang 15- Luận án xây dựng mô hình các chỉ tiêu đo lường các chức năng quản lý trong đầu
tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên cơ sở tiếp cận tri thức khoahọc về quản lý vận dụng phù hợp với điều kiện tại Việt Nam
Ý nghĩa thực tiễn:
Luận án phân tích và đánh giá các chỉ tiêu đo lường các chức năng quản lý trong đầu
tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam Trên cơ sở đó, cáckết luận từ kết quả nghiên cứu được trình bày và có giá trị tham khảo đối với các bênliên quan nhằm cải thiện hoạt động đầu tư công xây dựng CSHT giao thông đường bộtại Việt Nam
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án được bố cục thành 05 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Chương 2: Cơ sở lý luận và các giả thuyết nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 16CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.1 Tổng quan nghiên cứu về quản lý đầu tư công và chức năng quản lý
trong đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
1.1.1 Các nghiên cứu về quản lý đầu tư công
Đầu tư công (ĐTC) là hoạt động đầu tư của các Chính phủ vào các chương trình, dự ánxây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT) kinh tế xã hội (KTXH) phục vụ phát triển KTXH củaquốc gia ĐTC có vai trò quan trọng trong việc hình thành, duy trì, vận hành và hiệnđại hoá cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất của nền kinh tế; đồng thời, có vai trò quantrọng định hướng, hỗ trợ và thu hút đầu tư các khu vực đầu tư nhân theo hướng xã hộihóa đầu tư; từ đó, góp phần quan trọng hình thành và điều chỉnh đa dạng cơ cấu củanền kinh tế, thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vàphát triển xã hội Các nghiên cứu tại các nước trên thế giới (Hàn Quốc, Trung Quốc,Malaysia) đều cho thấy, hoạt động ĐTC góp phần lớn vào sự ổn định và tăng trưởngkinh tế của các quốc gia trong hệ thống CSHT KTXH, trong đó cơ sở hạ tầng giaothông đường bộ (CSHT GTĐB) là bộ phận cấu thành cơ bản và quan trọng nhất.CSHT GTĐB có mặt khắp mọi nơi và có mối quan hệ gắn kết, song hành với các loạiCSHT khác như hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thốngthông tin liên lạc Do đó, quản lý ĐTC hiệu quả nói chung và đầu tư CSHT GTĐB làvấn đề quan trọng ở tầm quốc gia Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã theo đuổi môhình tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ khu vực nhànước Vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh chủ yếu là do đầu tư công (chiếm tỷ trọng caonhất) tăng rất mạnh mẽ Hệ số Vốn đầu tư công/GDP luôn chiếm tỷ lệ cao và tăngmạnh hơn các thành phần vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong nước
và khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài- FDI Tuy nhiên, kết quả lại cho thấy hiệu quảđầu tư công luôn thấp hơn hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế và các khu vực đầu tư cònlại khi đánh giá thông qua chỉ số hệ số sử dụng vốn, hay hệ số đầu tư tăng trưởng, hay
tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm (ICOR- Incremental Capital – Output Ratio) Liênquan đến quản lý ĐTC nói chung và quản lý đầu tư công CSHT GTĐB nói riêngnhững năm qua đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước được thực hiện nhằm đề
Trang 17xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này Hầu hết các công trình nghiêncứu này đều cho thấy tình trạng kém hiệu quả là hệ quả của những thiếu sót, bất cậptrong quản lý đầu tư, sử dụng nguồn vốn kém hiệu quả từ các cấp Bộ, ngành, địaphương và đơn vị thực hiện.
Nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh [46] “Tóm tắt về tình hình đầu tư công ở ViệtNam trong mười năm qua” cho thấy tỉ trọng đầu tư công so với GDP ở Việt Nam ngàycàng giảm Vốn đầu tư của toàn nền kinh tế kém hiệu quả (hệ số ICOR là 5.2) là dosuất đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước quá cao (hệ số ICOR là 7.8) và của khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài thuộc loại cao (hệ số ICOR là 5.2) Việc đầu tư kém hiệuquả của khu vực nhà nước do những nguyên nhân chủ quan như chiến lược kinh doanh
và đầu tư sai lầm, quản lý kém, thiếu trách nhiệm, lãng phí, tham nhũng, v.v chínhphủ chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của các DNNN, nhất là đối vớiviệc đầu tư Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước được quản lý theo mô hình "tựchủ" của doanh nghiệp, nên quá trình kiểm tra, kiểm soát chưa cao Từ kết quả nghiêncứu của mình tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị như: cần tập trung hóa công tác quyhoạch dài hạn, mang tầm chiến lược; thay đổi cơ chế phân quyền quyết định đầu tưphát triển một cách phân tán hiện nay, cũng như phải đổi mới quản lý đầu tư công(hoàn thiện công tác thẩm định, đấu thầu, theo dõi, giám sát, báo cáo)
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hạnh [28] “Hiệu quả quản lý nhà nước về đầu
tư phát triển ở tỉnh Phú Thọ: nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn” chỉ ra ưu thế là Tỉnhnằm ở vị trí cửa ngõ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Phú Thọ đang trở thành mộttrong những điểm sáng về thu hút đầu tư nói chung và đầu tư phát triển nói riêng.Nhưng quy mô kinh tế của Tỉnh vẫn chỉ ở mức trung bình, tích lũy đầu tư từ nội bộnền kinh tế còn hạn chế, quản lý nhà nước về đầu tư phát triển còn bộc lộ một số bấtcập Hiệu quả đầu tư phát triển của tỉnh Phú Thọ còn ở mức tương đối thấp so với mứcbình quân chung của cả nước, tỷ lệ GRDP/người và năng suất lao động của tỉnh năm
2018 chỉ bằng khoảng 76 - 78% so với mức trung bình cả nước Nghiên cứu này phântích tình hình đầu tư phát triển và hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư phát triển ở tỉnhPhú Thọ giai đoạn 2010 – 2018 Trên cơ sở kể quả phân tích, tác giả đề xuất một sốkiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư phát triển ở tỉnh PhúThọ trong thời gian tới
Trang 18Nghiên cứu Luận án tiến sĩ của Đào Thị Hồ Hương [11] “Hiệu quả đầu tư côngtrong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam” đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận
về hiệu quả đầu tư công ở các khía cạnh hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường Đánhgiá thực trạng hiệu quả đầu tư công của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2019 có hệ sốICOR trung bình của nền kinh tế là 6.25 trong khi của giai đoạn 2006-2010 là 6.08,trung bình 1 đồng vốn đầu tư công giúp GDP tăng 0.42 đồng Trong khi đó, 1 đồngvốn đầu tư từ khu vực FDI làm GDP tăng 0.73 đồng; từ khu vực kinh tế ngoài nhànước và hộ dân cư làm GDP tăng 0.45 đồng Điều này cho thấy việc tái cơ cấu đầu tưcông trong giai đoạn 2011-2019 vẫn chưa thực sự tạo ra tác động lớn tới tăng trưởngkinh tế, hay có thể nói cách khác rằng sự đầu tư công chưa thực sự hiệu quả Nghiêncứu này cũng chỉ ra trong ngành giao thông vận tải, riêng lĩnh vực giao thông đường
bộ chiếm khoảng 79% tổng chi tiêu công của ngành Mặc dù đường bộ vẫn là phươngthức giao thông quan trọng nhất xét về lưu lượng, chiếm đến trên 90% vận tải hànhkhách và 70% vận tải hàng hóa, nhưng đó cũng là hình thức vận tải hàng hóa trongnước tốn kém nhất tại Việt Nam Mặc dù đã được đầu tư nhiều nhưng chi phí giaothông đường bộ vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực, mật độ đường cao tốcvẫn ở mức thấp nhất trong khu vực So sánh với một số nước trong khu vực, Chi phígiao thông đường bộ, thể hiện bằng thời gian đi lại, cao thứ hai trong khu vực, chỉđứng sau Indonesia, gây cản trở về năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với các nước.Bên cạnh đó, mật độ đường cao tốc của Việt Nam thấp hơn so với hầu hết các quốc giaxung quanh Mặc dù trong thời gian qua, đường cao tốc có tiến triển hơn, tuy nhiênvẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, một phần do thiếu vốn đầu tưnước ngoài, bao gồm cả tiềm năng huy động qua hợp tác công tư Trong khi đó, nhucầu của người dân chưa được đáp ứng còn tồn đọng nhiều, các tuyến đường liên tỉnhhai làn xe chưa đủ đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng gia tăng, với áp lực dân số ngàycàng gia tăng Điều đó cho thấy nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực đường bộ vẫn lớn và đòihỏi phải huy động từ các nguồn khác ngoài khu vực công, đặc biệt là đầu tư cho đườngcao tốc, kết nối đa phương thức bằng đường bộ với các đầu mối giao thông lớn.Nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân cơ bản nhất của tình trạng trên là do sự yếu kémtrong các khâu của hệ thống quản lý đầu tư công của Việt Nam từ các khâu phê duyệt
dự án, giải ngân vốn đầu tư, thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện dự án đầu tưcông Đồng thời dựa trên nghiên cứu các bài học kinh nghiệm về hoạt động đầu tư
Trang 19công của một số nước trên thế giới, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp và gợi ýchính sách để góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư công trong thời gian tới Trong đó cógiải pháp cần phải tăng cường thực hiện quản lý đầu tư công theo quy trình PIMA(Public Investment Management Assessment) về quản lý đầu tư công của Quỹ Tiền tệQuốc tế IMF theo ba giai đoạn theo vòng tuần hoàn: hoạch định, phân bổ nguồn vốn,triển khai thực hiện Trong quá trình thực hiện triển khai dự án đầu tư công, cần phảigiám sát, và tiếp tục xây dựng kế hoạch điều chỉnh nguồn vốn cho phù hợp để có sựphân bổ nguồn vốn tiếp theo một cách hợp lý và kịp thời.
Nghiên cứu Luận án tiến sĩ của Trần Văn Hồng [39] “Đổi mới cơ chế quản lý sửdụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước” đã hệ thống hóa, mở rộng những lýluận về vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước, cơ chế quản lý, sử dụng vốn đầu tưxây dựng cơ bản của nhà nước, cơ chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bảncủa nhà nước Luận án đã phân tích cơ chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơbản của nhà nước Việt Nam và rút ra những ưu điểm, nhược điểm của cơ chế quản lý,
sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước trong giai đoạn này Vận dụngnhững bài học kinh nghiệm từ quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng vốn đầu tưxây dựng cơ bản của nước ta và các nước trên thế giới, kết hợp với những lý luận đãđược nghiên cứu, luận án đã đưa ra những kiến nghị nhằm đổi mới và hoàn thiện cơchế quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước Các kiến nghị cụ thểbao gồm: xác định đúng đối tượng đầu tư theo nguồn ngân sách, tín dụng nhà nước;chuyển từ hình thức cấp phát trực tiếp không hoàn lại sang hình thức cho vay để xóa
bỏ bao cấp; hạn chế sự can thiệp hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước vào đầu
tư của doanh nghiệp
Nghiên cứu Luận án tiến sĩ của Tạ Văn Khoái [38] “Quản lý nhà nước đối với dự
án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam” làm rõ quản lý nhà nước đốivới các dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trên các giai đoạn của chu trình
dự án, chủ yếu là cấp ngân sách trung ương trong phạm vi cả nước gồm các nội dung:hoạch định, xây dựng khung pháp luật, ban hành và thực hiện cơ chế, tổ chức bộ máy
và kiểm tra, kiểm soát Luận án đã chỉ ra các hạn chế, bất cập trên nhiều mặt như:khung pháp luật chưa đồng bộ, cơ chế quản lý còn có điểm lạc hậu, năng lực quản lýchưa đáp ứng yêu cầu, từ đó làm rõ các nguyên nhân chủ quan từ bộ máy, cán bộ quản
lý cũng như những hạn chế của dự án qua việc đầu tư phân tán, dàn trải, sai phạm và
Trang 20hiệu quả kém Luận án cũng đã đưa ra 6 nhóm giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đốivới dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước đặc biệt là đề xuất xây dựng và thựcthi chương trình phát triển dự án; đề xuất mô hình hợp tác giữa nhà nước và tư nhân,
mô hình “mua” công trình theo phương thức tổng thầu, chìa khóa trao tay; phân bổngân sách theo đời dự án; áp dụng phương thức quản lý dự án theo đầu ra và kết quả;kiểm soát thu nhập của cán bộ quản lý; kiểm toán trước khi quyết định đầu tư phêduyệt dự án; kiểm toán trách nhiệm kinh tế người đứng đầu, kiểm toán theo chuyên đề;tăng cường các chế tài xử lý trách nhiệm cá nhân người đứng đầu
Nghiên cứu Luận án tiến sĩ của Phan Thanh Mão [34] “Giải pháp tài chính nhằmnâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnhNghệ An” đã hệ thống hóa, phân tích những vấn đề lý luận về chi ngân sách nhà nướcđầu tư xây dựng cơ bản, hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước Luận
án đã đưa ra sáu giải pháp từ chính sách chung của nhà nước về quản lý vốn ngân sáchdành cho đầu tư phát triển đến giải pháp nghiệp vụ tài chính nói chung và công tácquản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Nghệ An nói riêng Luận án cũng đưa
ra các kiến nghị đối với Nhà nước, các cấp, các ngành sửa đổi, bổ sung công tác quản
lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách các cấp, các địa phương trong
đó có các chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ cấp phát, cho vay vốn ngân sách nhànước và tổ chức bộ máy quản lý tài chính đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước dànhcho xây dựng cơ bản Tương tự với nghiên cứu của tác giả Phan Thanh Mão [34] vềđối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tuy nhiên khác địa bàn nghiên cứu,trong luận án tiến sĩ của tác giả Cấn Quang Tuấn [7] lựa chọn là thành phố Hà Nội làphạm vi nghiên cứu Cũng như các nghiên cứu trước đó, trong nghiên cứu này đã đưa
ra những vấn đề lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản, hiệu quả đầu tư xây dựng
cơ bản, trong đó việc nghiên cứu vốn đầu tư phát triển được tiến hành dưới góc độ cóliên quan đến vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ nguồn ngân sách Nhà nước.Nghiên cứu đã phân tích thực trạng công tác tổ chức quản lý hoạt động đầu tư xâydựng cơ bản, trên cơ sở đó phân tích những mặt đạt được và những mặt hạn chế để cóthể đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơbản sử dụng vốn ngân sách Nhà nước
Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Đức Thành và Đinh Minh Tuấn [21] “Đổimới thể chế, cơ chế và những giải pháp chấn chỉnh hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực
Trang 21ĐTC” đã nêu ra những ảnh hưởng của ĐTC đến rủi ro kinh tế vĩ mô ở Việt Nam như
sự thâm hụt ngân sách triền miên ở mức cao, nợ công tăng cao liên tục, gây áp lực đốivới lạm phát Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng đề cập đến cơ chế phân bổ nguồnvốn, cơ chế thực hiện ĐTC, cơ chế giám sát quá trình ĐTC Nghiên cứu này chỉ ra mộtthực tế là: ĐTC của Việt Nam có xu hướng tăng nhưng lại kém hiệu quả do cơ chếĐTC chứa đựng đầy bất cập Nghiên cứu cũng đề xuất một số khuyến nghị chính sáchnhằm đổi mới thể chế, cơ chế và những giải pháp chấn chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúclĩnh vực ĐTC trong thời gian tới
Nghiên cứu Luận án tiến sĩ của Nguyen [129] “Giám sát đầu tư công của quốchội Việt nam” đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về đầu tư công, trên các khía cạnhkhái niệm, đặc điểm, vai trò và các tiêu chí đánh giá đầu tư công; cập nhật chi tiết, cụthể thực trạng giám sát đầu tư công của Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu
và đề xuất ba nhóm giải pháp để hoàn thiện giám sát ĐTC của Quốc hội Việt Nam.Trong luận án tác giả cũng nêu rõ việc lập kế hoạch đầu tư công nhằm thực hiện cácmục tiêu, định hướng phát triển kế hoạch kinh tế - xã hội trung hạn của các ngành, lĩnhvực, địa phương đồng thời với việc thẩm tra, xem xét tính hợp pháp, hợp lý cách sửdụng vốn đầu tư công của các dự án Nhờ đó, kịp thời phát hiện những sai phạm trongviệc sử dụng vốn đầu tư công như thất thoát vốn, sử dụng vốn lãng phí hay thamnhũng, bòn rút vốn ngân sách Cũng trên cơ sở đó tác giả kiến nghị Quốc hội cần tiếnhành các hoạt động giám sát, đánh giá, nhìn nhận một cách nghiêm túc, khách quancon đường và cách thức tiến hành và quản lý ĐTC ở nước ta và cần tăng cường giámsát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn từ NSNN trong các dự án ĐTC
Nghiên cứu Luận án tiến sĩ của Lê Văn Tuấn [18]: “Quản lý đầu tư công trongđiều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tưcông, phân tích đánh giá thực trạng QLĐTC trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnhĐồng Tháp Luận án nêu rõ công tác QLĐTC ở tỉnh còn nhiều bất cập và cần phải tiếptục được cải thiện Cụ thể trong luận án tác giả khẳng định dự án đầu tư công là mộttrong những bộ phận cấu thành nên kế hoạch ĐTC tổng thể, và kế hoạch ĐTC cũngthuộc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, hàng năm Do đó, việc lựa chọn và xâydựng ngân sách cho dự án cần tích hợp với kế hoạch phát triển KTXH 5 năm, hàngnăm Đối với hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng thì công tác lập kếhoạch đầu tư phải được tiến hành trước và là tiền đề cho sự thành bại của các bước
Trang 22sau Sai lầm trong lập kế hoạch đầu tư công sẽ dẫn đến sai lầm trong quá trình triểnkhai, thực hiện đầu tư điều này dẫn đến thất thoát lãng phí và sử dụng không hiệu quảVĐT Tổng hợp kinh nghiệm quản lý đầu tư công ở một số địa phương có điều kiệntương tự như Cần Thơ cho thấy chất lượng các quy hoạch, kế hoạch chưa cao, thiếutầm nhìn dài hạn, tính hợp lý trong kế hoạch phân bổ vốn trung hạn và dài hạn chưacao, chưa trọng tâm Tại Đồng Tháp, chất lượng công tác lập kế hoạch và xác định cácdanh mục ĐTC ở tỉnh còn hạn chế, việc lồng ghép nội dung chương trình kế hoạchhành động chưa thực sự bám sát các quy hoạch về phát triển KTXH, ngành, lĩnh vựctrên địa bàn tỉnh Các kế hoạch lựa chọn nhà thầu chưa được quan tâm phê duyệt trướckhi có quyết định phê duyệt dự án Công tác triển khai thực hiện dự án ĐTC còn chậmtiến độ bên cạnh đó công tác kiểm tra giám sát, đánh giá dự án ĐTC của các chủ đầu
tư và cơ quan nhà nước vẫn còn chưa được chú trọng, nặng hình thức các báo cáogiám sát đầu tư chưa kịp thời và thường xuyên Tổng hợp kinh nghiệm chung ở ViệtNam cũng cho thấy chất lượng của các chức năng QLĐTC của Việt Nam đều đạt ởmức dưới trung bình từ đó đặt ra nhiều thách thức đặc biệt cho một hệ thống QLĐTCđảm bảo tính chặt chẽ cao hơn trong thời gian sắp tới Tác giả cũng nhận định việcđánh giá hiệu quả QLĐT nói chung và đầu tư công nói riêng bằng các chỉ số địnhlượng thường có những hạn chế nhất định như chỉ số ICOR thường có độ trễ thời gianhoặc đánh giá dựa trên các tiêu chí hiệu quả xã hội lại có phạm vi rộng, có tính tươngđối và khó so sánh…dẫn đến có thể sẽ khó phản ánh được một cách đầy đủ nhất về kếtquả công tác quản lý Do vậy, công tác QLĐTC nên được đánh giá thêm theo chu trìnhQLĐTC bao gồm từ việc đánh giá công tác lập kế hoạch, công tác tổ chức và quản lýthực hiện, công tác kiểm tra giám sát và đánh giá ĐTC Đồng thời dựa vào những phântích trên tác giả đề xuất 07 nhóm giải pháp tăng cường QLĐTC trong thờì gian tới.Trong đó, cần chú trọng làm tốt công tác kế hoạch hóa ĐTC và nâng cao chất lượngcông tác kiểm tra, giám sát, thanh tra đối với hoạt động ĐTC, với cơ chế cụ thể, minhbạch nhằm tăng cường giám sát cộng đồng và xã hội Phải tiến hành định kì kiểm tragiám sát, đánh giá nhằm cập nhật thường xuyên quá trình thực hiện Kiểm tra giám sát
và đánh giá đầu tư công là công việc được thực hiện ở tất cả các bước của quy trìnhQLĐTC cấp tỉnh nhằm đảm bảo cho sự phối hợp giữa các khâu, các cấp trong bộ máyQLĐTC được thông suốt và hoạt động ĐTC ở địa phương được thực hiện theo đúngcác quy định của pháp luật về ĐTC Các nội dung chính của QLĐTC cấp tỉnh từ lập kế
Trang 23hoạch ĐTC cho đến tổ chức và quản lý thực hiện đầu tư công rồi đến kiểm tra giám sát
và đánh giá ĐTC thường sẽ không triển khai rời rạc mà chúng có sự đan xen và gắnkết phối hợp chặt chẽ dựa trên phân cấp quản lý và công tác phối hợp của các cơ quanchức năng trong quản lý, hình thành nên hệ thống quản lý đầu tư công trên địa bàntỉnh
Nghiên cứu của Rajaram, Le và cộng sự., [114] “Diagnostic Framework forAssessing Public Investment Management” tổng kết thực tiễn về các nội dung QLNN
về đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và QLNN về chi tiêu công cho đầu tư xây dựng
cơ bản, kết hợp với các lý thuyết quản lý hiện đại, đề xuất các tiêu chí đánh giá địnhtính và định lượng về việc đánh giá hệ thống quản lý ĐTC của các Chính phủ Đồngthời công trình nghiên cứu cũng khẳng định: Quản lý đầu tư công có vai trò cực kỳquan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, các quốc gia cầnphải quan tâm tới quá trình lựa chọn chủ thể, biện pháp và đối tượng quản lý cụ thểtránh cách làm chung chung trong quản lý ĐTC Nghiên cứu đã đề xuất 8 đặc trưng cơbản của một hệ thống ĐTC hiệu quả và xây dựng khung chuẩn đoán khi đánh giá cácgiai đoạn chính trong quy trình quản lý ĐTC Hệ thống ĐTC và khung chẩn đoán làcăn cứ để khuyến khích các chính phủ tiến hành công tác tự đánh giá hệ thống ĐTCcủa mình và đưa ra những cải cách để tăng cường hiệu quả của ĐTC
Nghiên cứu của Kyobe, Brumby và cộng sự., [88] “Investing in PublicInvestment: An Index of Public Investment Efficiency” đã đi sâu phân tích khung lýluận về đầu tư, trên cơ sở đó làm căn cứ so sánh đánh giá đầu tư công với các loại hìnhđầu tư khác Kết luận nhìn từ góc độ quản lý cho thấy: QLNN về ĐTC có tính phứctạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý gắn với từng công đoạn củaquy trình đầu tư Đồng thời cũng chỉ ra cơ quan quản lý có vai trò, chức năng, nhiệm
vụ như người tư lệnh đứng đầu và chịu trách nhiệm trước cá nhân Khác với đầu tư tưnhân hoặc đầu tư liên kết công tư, các hình thức đầu tư này đều có những thuận lợi vàkhó khăn trong đánh giá quy trình quản lý đầu tư Nghiên cứu cũng đã đưa ra các chỉ
số cơ bản để đánh giá hiệu quả của ĐTC Trong đó, nhấn mạnh thể chế phù hợp là cơ
sở để quản lý đầu tư công đạt hiệu quả cao qua 4 giai đoạn khác nhau: thẩm định dựán; lựa chọn dự án; triển khai và đánh giá dự án Các chỉ số xác định và thể chế quản
lý qua các giai đoạn được tổng kết làm căn cứ khảo sát tại 71 quốc gia, trong đó có 40quốc gia có thu nhập thấp Nghiên cứu đã kết luận tổng quan về các chỉ số giữa các
Trang 24vùng cũng như các nhóm quốc gia khác nhau Đồng thời, nghiên cứu xác định đượcnhững lĩnh vực mà các quốc gia có thể ưu tiên tiến hành cải cách để nâng cao hiệu quảcủa ĐTC.
Trong báo cáo “Making Public Investment More Efficient” của Quỹ tiền tệ quốc
tế (IMF) [115], kết quả nghiên cứu đã khẳng định vai trò ĐTC góp phần mang lại cácdịch vụ công chủ yếu, gắn kết người dân và tạo ra các cơ hội kinh tế, góp phần vàothúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, tác động kinh tế - xã hội của ĐTC lại phụthuộc vào hiệu quả của nó Hiệu quả của ĐTC lại phụ thuộc chủ yếu vào quản lý củaChính phủ ở các nền kinh tế khác nhau Qua các nghiên cứu tổng hợp kết quả chothấy, cải thiện cơ chế quản lý ĐTC theo hướng quản trị hiện đại có thể tăng cườnghiệu quả và chất lượng của ĐTC Vì thế quốc gia nào có các tổ chức quản lý ĐTCmạnh, hiện đại thì sẽ có các khoản đầu tư hiệu quả hơn, mang lại những tác động tốthơn, thậm chí là có thể thu hẹp tới 2/3 khoảng trống hiệu quả ĐTC Đối với các thịtrường mới nổi nên áp dụng các quy trình đánh giá, lựa chọn và phê chuẩn các dự ánđầu tư một cách công khai, minh bạch hơn Trong khi các nước đang phát triển có thunhập thấp nên củng cố các thể chế liên quan đến công tác tài trợ, quản lý và giám sátviệc triển khai dự án Tất cả các quốc gia này sẽ thu được lợi lớn nhất từ việc giám sátchặt chẽ các dự án PPP và gắn việc lập chiến lược quốc gia với chi tiêu ngân sách tốthơn
Để đảm bảo hiệu quả đầu tư các dự án nói chung và đảm bảo mục tiêu đề ra thìhoạt động quản lý dự án đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng Theo Hubbard [82],hoạt động tổ chức quản lý là chìa khóa thành công của dự án đầu tư Jaselskis vàAshley [84] cũng cho rằng: bằng cách sử dụng những công cụ/chức năng quản lý, cácnhà quản lý dự án có thể lập kế hoạch và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng để tối đahóa cơ hội thành công cũng như các mục tiêu của dự án
1.1.2 Các nghiên cứu về chức năng quản lý đầu tư công xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông
Tại Việt Nam, đầu tư phát triển trong ngành giao thông vận tải là một trong những bộphận quan trọng của đầu tư phát triển chung của Nhà nước Lựa chọn ngành giaothông vận tải làm không gian nghiên cứu, hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
sử dụng ngân sách Nhà nước trong ngành giao thông vận tải làm đối tượng nghiên
Trang 25cứu, sử dụng phương pháp nghiên cứu như những nghiên cứu trước đã được thực hiệnkhi nghiên cứu về quản lý hoạt động đầu tư, đầu tư phát triển , tác giả Nguyễn ThịBình [29] đã đưa ra cách tiếp cận mới về quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơbản từ vốn ngân sách Nhà nước theo năm khâu/ chức năng của quá trình đầu tư xâydựng cơ bản - cách tiếp cận này cũng được tác giả Trịnh Thị Thúy Hồng [40] kế thừakhi nghiên cứu trên phạm vi của tỉnh Bình Định, quá trình quản lý Nhà nước với hoạtđộng này bao gồm quản lý Nhà nước trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch; Lập, thẩmđịnh, phê duyệt dự án; Triển khai các dự án; Nghiệm thu, thẩm định chất lượng, bàngiao các công trình, cuối cùng là thanh quyết toán, năm khâu quản lý và bốn nhómnhân tố ảnh hưởng được tác giả chọn làm khung nghiên cứu thống nhất quá trìnhnghiên cứu Đồng thời, tác giả cũng sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bêncạnh những dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo của ngành, các dự án, các đơn vịthi công làm dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu Với 165 mẫu điều tra thu thập từ cán
bộ quản lý Nhà nước trong ngành giao thông vận tải tại các tỉnh thành, cán bộ là chủđầu tư, chủ công trình, người thụ hưởng các công trình và các chuyên gia, các nhàkhoa học Nghiên cứu cũng khảo sát các khâu của quá trình quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lựcđầu tư, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này trong ngành giao thông vận tải
Có thể thấy, các nghiên cứu này đã đề cập một cách sơ bộ các khâu quản lý đóng vaitrò là các chức năng quản lý đầu tư công theo các giai đoạn đầu tư xây dựng
Nghiên cứu luận án tiến sĩ của Trịnh Văn Vinh [41] đã tiếp cận dưới góc độ côngtác thanh quyết toán công trình, tác giả đã nghiên cứu kiểm toán báo cáo quyết toáncác công trình được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước và những công trình chỉ địnhthầu Đây là những công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành, nghĩa là chỉ đề cập đếngiai đoạn thực hiện đầu tư hay giai đoạn thứ hai của dự án đầu tư Nghiên cứu cũng đãphân tích làm rõ về vai trò và sự cần thiết khách quan của chức năng kiểm toán trongnền kinh tế thị trường đồng thời hệ thống những luận cứ cơ bản của một cuộc kiểmtoán báo cáo tài chính về việc vận dụng vào kiểm toán báo cáo quyết toán công trìnhxây dựng cơ bản hoàn thành Từ việc phân tích đặc điểm và những đặc trưng cơ bảnbáo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, tác giả đã chỉ ra nhữngđiểm khác biệt giữa kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoànthành và kiểm toán báo cáo tài chính Tác giả cũng đã làm rõ trình tự, nội dung và
Trang 26phương pháp kiểm toán và vận dụng vào kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xâydựng cơ bản hoàn thành Tương tự, nghiên cứu về chức năng thanh, kiểm tra, giám sátcác công trình, các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, tác giả Nguyễn Văn Bình[32] đi sâu nghiên cứu về thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhànước, những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động thanh tra tàichính đã được tác giả phân tích trong luận án Đồng thời nghiên cứu cũng đã tập trungkhảo sát những dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền giám sát, đánh giá toàn bộcủa cơ quan Nhà nước, đó là những dự án có tỷ lệ sử dụng vốn Nhà nước từ 30% trởlên trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2009 Từ việc đánh giá thực trạnghiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra tài chính các dự án đầu tư xây dựng vốnNhà nước ở nước ta, tác giả đã làm rõ những khuyết điểm trong cơ chế hoạt độngthanh tra tài chính đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản, phân tích những mặt được vànhững hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả thanh tra tài chính những dự án đầu tư xâydựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, trên cơ sở đó tác giả cũng đã đề xuất nhữngkiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để tránhthất thoát, lãng phí vốn đầu tư trong những năm tới.
Nghiên cứu luận án tiến sĩ của Đỗ Đức Tú [13] với đề tài “Phát triển kết cấu hạtầng giao thông vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030 theo hướng hiện đại” đãđưa ra ba nguyên tắc về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại, baogồm: đồng bộ, đi trước một bước, tầm nhìn dài hạn Đưa ra các chỉ tiêu và tiêu chíphản ánh tính hiện đại và đồng bộ của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm: tỷ lệđường cao tốc; tốc độ xe chạy cho phép; cấp đường bộ Nghiên cứu chỉ ra mười giảipháp nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030theo hướng hiện đại, trong đó có mục tiêu tăng cường sự phối hợp giữa các cấp cácngành; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch Có thể thấy, nghiên cứu này tập trung
đề cập đến chức năng phối hợp giữa các ngành trong việc phát triển kết cấu hạ tầnggiao thông vùng
Nghiên cứu cấp bộ của Đinh Kiện [12] “Nghiên cứu các giải pháp thu hút vốnđầu tư xây dựng công trình giao thông theo hình thức BOT”, đã tiến hành phân tíchthực trạng thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông theo hình thức BOT tạiViệt Nam và chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến thất bại của dự án đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng giao thông theo hình thức BOT bao gồm: năng lực quản lý dự án của các cơ
Trang 27quan nhà nước có thẩm quyền còn yếu kém; hệ thống pháp lý; chính sách chưa thực sựhoàn thiện và hiệu quả; trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân tìm ra, nghiên cứu
đã đề xuất một số giải pháp về quy hoạch và các chính sách, luật pháp, quy định nhằmtăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông theo hình thứcBOT tại Việt Nam” Nghiên cứu này đề cập sâu vào chức năng thu hút và tạo nguồnvốn trong đầu tư phát triển xây dựng các công trình giao thông theo hình thức BOT, làmột trong những hình thức đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam trongthời gian qua Đồng thời, nghiên cứu này cũng đề cập đến chức năng lãnh đạo, điềuhành thông qua đánh giá năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Có thể nhận thấy, trong lĩnh vực giao thông, đầu tư xây dựng CSHT GTĐB cónhiều đặc điểm kinh tế-kỹ thuật đặc thù mà quản lý đầu tư xây dựng CSHT GTĐBcũng có nhiều điểm khác biệt và khó khăn hơn Một mặt, các công trình GTĐB khiđầu tư phải qua rất nhiều công đoạn: khảo sát, thiết kế, lập dự án đồng thời khônggian đầu tư kéo dài qua nhiều địa phương, khu vực có điều kiện địa hình, địa chất khókhăn, thuận lợi khác nhau, qua các khu dân cư phải đền bù, giải phóng mặt bằng do
đó cần nhiều thời gian để xử lý kỹ thuật, trình phương án và kinh phí phát sinh trongquá trình thực hiện dự án không lường trước được Không những vậy, nguồn vốn đầu
tư chủ yếu từ NSNN nên chi cho ĐTXD CSHT GTĐB rất khó khăn Từ đặc điểm đóđặt ra cần phải có các chính sách, giải pháp nhằm huy động vốn hợp lý; xây dựng quyhoạch và kế hoạch đầu tư đúng đắn; có biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư,
bố trí và sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích theo tiến độ đầu tư, không để tồn đọngvốn đầu tư gây lãng phí nguồn lực; thực hiện đầu tư phải trọng tâm, trọng điểm, tránhdàn trải, kéo dài gây thất thoát vốn đầu tư…Hơn nữa, trong quá trình quản lý ĐTXDCSHT GTĐB từ NSNN ngay từ bước lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư cần phải tiếnhành một cách nghiêm túc, quản lý chặt chẽ, khoa học, trách nhiệm cao nhằm nângcao hiệu quả của quá trình đầu tư xây dựng và cần phải thực hiện đồng bộ các biệnpháp quản lý rủi ro từ việc nhận diện rủi ro đầu tư xây dựng, đánh giá mức độ rủi ro vàxây dựng các biện pháp phòng chống rủi ro cho các dự án đầu tư xây dựng Mặt khác,ĐTXD CSHT GTĐB từ NSNN đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trunghạn và dài hạn của quốc gia, từng địa phương, do đó việc lập, thẩm định, phê duyệt các
dự án ĐTXD CSHT GTĐB từ NSNN phải trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triểnkinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt Đặc
Trang 28điểm này có tác động mạnh mẽ tới quy trình, nội dung, phương thức quản lý ĐTXD ởtất cả các giai đoạn từ việc lập, phê duyệt chủ trương đầu tư đến thẩm định, phê duyệt
dự án đầu tư, triển khai thi công công trình, nghiệm thu tổ chức vận hành, khai thác, sửdụng công trình và thanh quyết toán vốn đầu tư Đồng thời, tính hệ thống và đồng bộ
là một trong những đặc trưng cơ bản của hoạt động ĐTXD CSHT GTĐB từ NSNN
Nó được thể hiện ở chỗ các khâu trong quá trình ĐTXD CSHT GTĐB đều có liênquan chặt chẽ, mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt độngđầu tư Nếu từ bước lập kế hoạch, chủ trương đầu tư xây dựng đến bước thẩm định dự
án đầu tư, lựa chọn nhà thầu xây dựng, nghiệm thu đưa vào sử dụng, thanh quyếttoán làm không tốt, sai sót sẽ ảnh hưởng đến quá trình khai thác, sử dụng công trìnhCSHT GTĐB và sẽ gây ra những thiệt hại lớn đến kinh tế, xã hội của địa phương cócông trình CSHT GTĐB được ĐTXD Tính hệ thống, đồng bộ còn thể hiện trong việc
tổ chức quản lý phát triển kết cấu hạ tầng trong ngành GTVT của từng địa phương,vùng lãnh thổ Trong quá trình triển khai thực hiện ĐTXD các công trình GTĐB phảituân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý và sử dụng NSNN theo Luật NSNN, từviệc bố trí kế hoạch vốn hàng năm, lập và điều chỉnh kế hoạch vốn, phân bổ vốn, thẩmtra và giao kế hoạch vốn, thanh quyết toán vốn đầu tư
Nghiên cứu Luận án tiến sĩ của Hoàng Cao Liêm [15] “Quản lý nhà nước về đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh HàNam” đã làm rõ một góc nhìn về quản lý ĐTC ở Việt Nam Đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ là một khía cạnh chi tiết của hoạt động ĐTC Thông quađánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thôngđường bộ từ NSNN tại tỉnh Hà Nam, nghiên cứu đã chỉ ra những nội dung của côngtác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB, những thành tựu và hạn chế, các giải phápkhắc phục những hạn chế đó Đặc biệt, khi thực hiện điều tra khảo sát về vấn đềnghiên cứu, những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ NSNN cho thấy còn nhiều bất cập,
có lúc chưa kịp thời; trong đó công tác/chức năng lập kế hoạch ĐTXD CSHT GTĐBchưa đảm bảo tiến độ, tính khả thi và hiệu quả còn hạn chế công tác giám sát, kiểm tra,thanh tra hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ NSNNchưa được quan tâm đúng mức Từ đó tác giả cũng đề xuất các giải pháp hoàn thiệnquản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân
Trang 29sách tỉnh đó là nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng kếtcấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước, tăng cường thanh tra, kiểmtra, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng.
Nghiên cứu của Bùi Thị Hoàng Lan [6] “Mô hình nghiên cứu tác động của mạnglưới giao thông đường bộ đến phát triển kinh tế- xã hội của vùng Kinh tế trọng điểmBắc bộ” tập trung vào khung phân tích các mô hình nghiên cứu tác động của mạnglưới giao thông đường bộ đến phát triển kinh tế xã hội theo năm khía cạnh: cấu trúc
mô hình, quy mô đánh giá, hệ thống tiêu chí, nguyên lý tính toán và cách thức triểnkhai Cách tiếp cận này cho phép đánh giá đầy đủ hơn ưu nhược điểm của từng môhình và làm căn cứ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện Việt Nam Luận án đãđưa ra các tiêu chí đánh giá tác động của mạng lưới giao thông đường bộ đến pháttriển kinh tế-xã hội Việt nam thông qua các chỉ tiêu: chi phí vận chuyển, chi phí Thờigian đi lại; Tỷ lệ đường tốt trên tổng đường (%) (theo cấp kỹ thuật), mật độ mạng lướigiao thông đường bộ (km đường /dân số; km đường/ diện tích), khả năng tiếp cậnmạng lưới giao thông đường bộ Tuy vậy, nghiên cứu này ít đề cập trực tiếp đến cácchức năng quản lý đầu tư công trong xây dựng CSHT GTĐB Nghiên cứu sâu hơn về
mô hình và yếu tố ảnh hưởng dưới góc độ QLNN, trong nghiên cứu của Nguyễn ThịNgọc Huyền [31] ¨Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam”, đã phân tích thực trạng đầu tư theo hìnhthức PPP trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cũng như phântích các chức năng quản lý dưới góc nhìn các yếu tố ảnh hưởng dưới góc độ Quản lýNhà nước như: xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; xây dựng và tổ chức thựcthi các chính sách, quy định; xây dựng và tổ chức thực hiện khung pháp lý; bộ máyquản lý và nhân sự; giám sát và đánh giá đầu tư”
Nghiên cứu của Cù Thanh Thủy [10] “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đếnđầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhànước ở Việt Nam” đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kếtcấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước như một chu trìnhhoàn chỉnh từ ra quyết định đầu tư đến kết quả đầu tư Luận án cũng đã xây dựng đượckhung lý thuyết phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kếtcấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước Kết quả nghiêncứu cho thấy, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là khác nhau đến quyết định đầu tư
Trang 30phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ởViệt Nam Cụ thể, biến sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội là
có mức độ ảnh hưởng lớn nhất và biến lưu lượng xe di chuyển dự kiến có mức độ ảnhhưởng là thấp nhất Đồng thời, nghiên cứu này cũng tập trung đề cập gián tiếp đếnchức năng ra quyết định đầu tư được đề cập từ góc độ nghiên cứu các yếu tố ảnhhưởng
Nghiên cứu của Đỗ Văn Thuận [14] “Nghiên cứu quản lý nhà nước về hoạt độngđầu tư công trong xây dựng công trình đường bộ ở Việt Nam”, trên cơ sở pháp luậtViệt Nam hiện hành về đầu tư công, đã đề cập đến 07 chức năng chính quản lý nhànước về ĐTC bao gồm: Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật vềđầu tư công ; Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, quyhoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công; Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và
sử dụng vốn đầu tư công; Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra việc thựchiện các quy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ quy hoạch, kế hoạch đầu
tư công; Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đếnhoạt động đầu tư công; Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tíchtrong hoạt động đầu tư công; Hợp tác quốc tế về đầu tư công Tuy nhiên, nghiên cứuchưa làm rõ cơ sở các chỉ tiêu đo lường cụ thể các chức năng quản lý đầu tư công đãđược đề cập
Nghiên cứu cấp bộ của Nguyen [26] ¨ Xây dựng mô hình đánh giá kết thúc dự ánđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại Việt Nam¨ đãlàm rõ thực trạng về đầu tư phát triển CSHT tại Việt Nam, thực trạng giám sát và đánhgiá đầu tư các công trình sử dụng NSNN tại Việt Nam Nêu một số kinh nghiệm quốc
tế về giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng Phân tích cơ sở lý pháp lý và đề xuất
cơ sở lý luận cho hoạt động đánh giá dự án đầu tư xây dựng Nghiên cứu cũng đề xuất
mô hình các chỉ tiêu đánh giá kết thúc đầu tư dự án xây dựng CSHT giao thông tạiViệt Nam Tuy nhiên nghiên cứu cũng chủ yếu tập trung vào chức năng giám sát, đánhgiá đầu tư công trong lĩnh vực giao thông
Nghiên cứu của Laursen và Myers [89] “Public investment management in the
new EU member states: strengthening planning and implementation of transport infrastructure investments” đã tổng kết, đánh giá dưới góc độ quản lý NSNN đối với
đầu tư công về xây dựng CSHT GTĐB của các nước là thành viên mới của EU với
Trang 31điều kiện kinh tế khó khăn, trong đó nhấn mạnh 2 nội dung: CSHT GTĐB yếu kém đặt
ra nhiều thách thức, đồng thời được hưởng lợi từ nguồn vốn ưu đãi của EU Nghiêncứu đã đặt ra vấn đề quản lý ngân sách cho đầu tư công nhằm tuân thủ cam kết của
EU, đồng thời phù hợp với thể chế đầu tư của nước sở tại Công trình nghiên cứu đãxác định một số vấn đề và thách thức chính mà các nước thành viên mới của EU phảiđối mặt trong quá trình quản lý các chương trình đầu tư công của mình Đồng thời, chỉ
ra những kinh nghiệm hay cũng như các thách thức mà các nước thành viên EU phảiđối mặt Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ giới hạn tập trung vào 4 nước thành viên mới của
EU, bao gồm: Ba Lan, Slovenia, Latvia và Slovakia và 3 quốc gia thành viên cũ làVương Quốc Anh, Ireland và Tây Ban Nha Bên cạnh đó, quy mô nghiên cứu cũng chỉgiới hạn vào kết cấu hạ tầng giao thông, bao gồm đường bộ, cầu cống và đường sắt,bởi đây là những đối tượng được hưởng lợi lớn nhất từ nguồn kinh phí đầu tư của EU.Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong tất cả các giai đoạn của chu trình dự án, cần tậptrung vào các chức năng lập kế hoạch, thẩm định và lựa chọn dự án nhằm mang lạihiệu quả của đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông lớn nhất
Nghiên cứu của Esfahani và Ramı́rez [68] cho thấy chất lượng của việc lựa chọn,quản lý và thực hiện dự án ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư Nhànước Đặc biệt trong thực tế khâu lựa chọn dự án, quản lý dự án yếu kém đang là tácnhân của sự kém hiệu quả trong đầu tư công, cùng với sự thiếu kiểm tra tính kinh tếcủa dự án làm chi phí của các dự án công có thể vượt quá lợi ích mang lại; điều nàydẫn tới sự xuất hiện của nhiều dự án xây dựng nói chung và xây dựng giao thông nóiriêng ngốn rất nhiều tiền của dân nhưng hiệu quả rất thấp, ngoài ra hiện tượng lợi íchnhóm, lợi ích cá nhân trong các dự án công (tham nhũng, tìm kiếm đặc lợi) trong việcxây dựng chính sách đầu tư, lựa chọn phương án đầu tư cũng là tác nhân được tác giảbàn đến
Trong một nghiên cứu khác của Nyagwachi và Smallwood [105] ” South African
public private partnership (PPP) projects: A systemic model for planning and implementation”, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng ”mặc dù đã xây dựng được khung
pháp lý khá đầy đủ và mạnh mẽ nhưng các dự án đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnhvực hạ tầng GTĐB ở Nam Phi vẫn thất bại, nguyên nhân xuất phát từ: Chính sách hỗtrợ không thỏa đáng của Chính Phủ; Năng lực quản lý dự án của các cơ quan nhà nướccòn yếu kém; Nhận thức không đầy đủ về PPP ở khu vực tư nhân cũng như nhà nước
Trang 32Ngoài ra, dựa trên kết quả phân tích những dự án tại Nam Phi, nghiên cứu cũng đãphát triển một mô hình hệ thống để có thể lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và giámsát các dự án đầu tư theo hình thức PPP” Nghiên cứu này chủ yếu mang tính đề xuấttầm quan trọng của các chức năng lập kế hoạch, thực hiện và giám sát đầu tư.
1.2 Nhận xét về kết quả đạt được của các công trình liên quan đến nội dung và chức năng quản lý đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB
Nghiên cứu tổng quan các công trình trong và ngoài nước cho thấy về cơ bản cácnghiên cứu đã đề cập đã đưa ra khái niệm và nội dung của quản lý, quản lý đầu tưcông, đầu tư vào kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng GTĐB nói riêng ở trong vàngoài nước Làm rõ một số vấn đề về lý thuyết, thực tiễn của quản lý đầu tư công trêncác góc độ, phạm vi không gian và thời gian khác nhau, trong các giai đoạn nhất địnhcủa quá trình đầu tư xây dựng Các nghiên cứu đều coi ĐTC là hoạt động đầu tư pháttriển do khu vực nhà nước thực hiện trên cơ sở nguồn lực của nhà nước nhằm cung cấphàng hóa, dịch vụ công cho xã hội; hiệu quả ĐTC đem lại cả về mặt kinh tế và xã hội.Các nghiên cứu chỉ ra có nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả ĐTC, như ICOR,phương pháp mô hình
Trong đó, đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB là một trong những lĩnh vực đầu
tư then chốt trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội Nhìn chung, các nghiên cứu dùtiến hành dưới góc độ hay bằng phương pháp khác nhau, các nghiên cứu đều cho rằnghiệu quả ĐTC nói chung và trong đầu tư cơ sở hạ tầng GTĐB nói riêng ở Việt Namchưa đạt được các mục tiêu và có xu hướng giảm hiệu quả đầu tư, nhất là khi so vớiđầu tư của các khu vực kinh tế khác Kết quả kém tích cực này xuất phát từ nhiềunguyên nhân, cả khách quan và chủ quan; nổi bật là tình trạng đầu tư dàn trải, thấtthoát, lãng phí trong quản lý đầu tư Công tác quản lý về ĐTC nói chung và đầu tư xâydựng CSHT GTĐB nói riêng đang bộc lộ những bất cập về cơ chế phối hợp trong xâydựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức quản lý, giám sát, phân bổ nguồn lực dẫn đếnnhững sai sót, lãng phí, thất thoát, làm suy giảm chất lượng đầu tư các công trình, dự
án, chương trình đầu tư, từ đó làm giảm hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý vềĐTXD CSHT GTĐB tại Việt Nam
Đa số các công trình khoa học mới chỉ tập trung vào việc phân tích và nghiên cứuảnh hưởng, tác động của đầu tư công và chính sách đầu tư công đến tăng trưởng, phát
Trang 33triển kinh tế của một vùng, lãnh thổ và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tưcông Một số công trình khác lại quan tâm đến việc đánh giá hiệu quả đầu tư công,những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư công, bàn về các giải pháp kỹ thuật đểnâng cao hiệu quả đầu tư công Khi đề cập đến đầu tư công, sử dụng ngân sách nhànước, hợp tác công tư trong lĩnh vực GTĐB mới chỉ đề cập tới phát triển hạ tầng giaothông nói chung hoặc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở phạm vi ở một địaphương nhất định và thường bị giới hạn về mặt thời gian và không gian nhất định.Bên cạnh đó, nghiên cứu tổng quan cũng đã đề cập sơ lược và gián tiếp đến cácchức năng quản lý, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt một số chức năng quản lýtrong ĐTXD CSHT GTĐB trong các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư Trong đó, chứcnăng kế hoạch ĐTXD CSHT GTĐB thường được nhắc đến thông qua tác động của nóvào hoạt động ĐTXD CSHT GTĐB, từ bước chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư vànghiệm thu đưa vào sử dụng các dự án đầu tư Các nghiên cứu đều cho rằng kế hoạchđược xây dựng tốt, khả thi là một điều kiện tiên quyết để quản lý hiệu quả hoạt độngĐTXD CSHT GTĐB Sai sót trong khâu lập kế hoạch không những dẫn đến đầu tưkhông hiệu quả, hoặc hiệu quả đầu tư kém mà thậm chí còn dẫn đến hậu quả khólường, cản trở đến phát triển kinh tế - xã hội của một vùng, một khu vực Trong khi đó,
tổ chức việc thực hiện đầu tư công cũng được đề cập đến như là một chức năng quản
lý nhằm xác định những nhiệm vụ, thiết lập những mối liên hệ quyền lực, sự hợp tác
và trao đổi thông tin để thực thi nhiệm vụ trong công tác quản lý đầu tư công để đảmbảo thực hiện tốt mục tiêu đạo đã xác định Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra,giám sát thường được nghiên cứu riêng rẽ như là một chức năng quản lý có tầm quantrọng trong quá trình quản lý nói chung, và quản lý hoạt động ĐTXD CSHT GTĐBnói riêng Các nghiên cứu cho rằng chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát một mặtchỉ ra được những mặt ưu điểm, những nhân tố tích cực để phát huy, đồng thời pháthiện những sai lệch của kế hoạch quản lý để đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm đảmbảo kế hoạch đã được lập Do đó, nghiên cứu tổng quan thừa nhận việc thực hiện tốtcác chức năng quản lý là cơ sở quan trọng để đưa ra các giải pháp quản lý hữu ích đểgiải quyết các bất cập, hạn chế và nâng cao chất lượng trong công tác quản lý ĐTC nóichung và quản lý ĐTXD CSHT GTĐB nói riêng
Tuy nhiên, có thể nhận thấy đi sâu vào nghiên cứu toàn diện và chi tiết các chỉtiêu mô tả các chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB cho đến
Trang 34nay chưa được thực hiện ở bất kì nghiên cứu nào Từ đó có thể kết luận là chưa có công trình nghiên cứu nào thực hiện chuyên sâu và toàn diện về các chức năng quản
lý trong ĐTC xây dựng CSHT giao thông đường bộ, đặc biệt trong điều kiện thực tiễn tại Việt Nam Điều này đặt ra yêu cầu thiết thực cũng như gợi ý cho tác giả kế thừa và
thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về các chức năng quản lý trong đầu tư công CSHTGTĐB, vận dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quảđầu tư công trong xây dựng CSHT GTĐB ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
1.3 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và khung nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Từ các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan trên cơ sở tiến hành nghiên cứu tổngquan, tác giả lựa chọn tập trung vào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về các chứcnăng quản lý trong ĐTC xây dựng CSHT giao thông đường bộ, đặc biệt trong điềukiện thực tiễn tại Việt Nam, từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm cải thiện hoạt độngquản lý trong đầu tư công CSHT GTĐB tại Việt Nam
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án sẽ trả lời các câu hỏinghiên cứu sau:
1) Các chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB là gì?
2) Các chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB được mô tảthông qua các chỉ tiêu gì?
3) Thực trạng vận động của các chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựngCSHT GTĐB tại Việt Nam như thế nào? Các chức năng này tác động như thếnào đến kết quả quản lý đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam trongthời gian qua?
4) Những kiến nghị nào cần được đưa ra từ kết quả nghiên cứu các chức năngquản lý trong đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB để cải thiện hoạt động quản
lý trong đầu tư công trong xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam?
1.3.2 Trình tự nghiên cứu cứu luận án
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu đặt ra, luận án sẽđược tiến hành theo trình tự nghiên cứu như sau:
Trang 351) Nghiên cứu tổng quan các công trình trong và ngoài nước liên quan đến cácnội dung và các chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB
để xác định hướng nghiên cứu của luận án
2) Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng mô hình các giả thuyếtnghiên cứu về sự hình thành các chỉ tiêu mô tả các chức năng quản lý trongđầu tư công xây dựng CSHT GTĐB; trên cơ sở đó hình thành các giả thuyếtnghiên cứu về sự vận động của các chức năng quản lý thông qua nghiên cứu
sự tác động của các chức năng quản lý đầu tư công xây dựng CSHT GTĐBtại Việt Nam
3) Phát triển và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về các chức năng quản lýtrong đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam thông qua quy trìnhkết hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm:
+ Nghiên cứu định tính;
+ Nghiên cứu định lượng sơ bộ;
+ Nghiên cứu định lượng chính thức
4) Trình bày kết quả nghiên cứu và bàn luận: Kết hợp phân tích dữ liệu thứ cấpthông qua số liệu đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam giai đoạn
2016 – 2020 và phân tích dữ liệu sơ cấp (thông qua việc khảo sát chuyên gia)
để đánh giá và lượng hóa các chỉ tiêu đo lường các chức năng quản lý trongđầu tư công xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam Các bàn luận về kết quảphân tích được thực hiện; các kết luận từ kết quả nghiên cứu được đề xuấtvới các bên liên quan nhằm cải thiện năng lực quản lý trong đầu tư công xâydựng CSHT GTĐB tại Việt Nam
Trang 36KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
có liên quan đến nội dung và chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng CSHTGTĐB Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan, chương nghiên cứu đã xác định khoảngtrống nghiên cứu cần được tiếp tục thực hiện đó là: nghiên cứu và lượng hóa các chỉtiêu mô tả các chức năng quản lý trong đầu tư công xây dựng CSHT GTĐB vận dụngtrong điều kiện thực tiễn tại Việt Nam Đồng thời, nội dung chương đã thiết lập cácmục tiêu nghiên cứu, đặt ra các câu hỏi nghiên cứu và đề xuất tiến trình cứu tổng thểcho luận án
Trang 37CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC GIẢ THUYẾT
NGHIÊN CỨU2.1 Một số vấn đề chung về quản lý đầu tư công xây dựng CSHT giao
thông đường bộ
2.1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
Cơ sở hạ tầng (CSHT) hay kết cấu hạ tầng, như được gọi trong một số tài liệu, là thuậtngữ nguyên nghĩa tiếng nước ngoài được du nhập vào Việt Nam Thuật ngữ này, đượcviết là “Infrastructure” trong cả tiếng Anh hay và tiếng Pháp Theo nghĩa gốc Latinh,
từ này gồm có 2 thành tố: “Infra” có nghĩa là ở dưới, hạ tầng, tầng dưới và “structure”
có nghĩa là cấu trúc, kết cấu, kiến trúc, công trình xây dựng, công trình kiến trúc Hiệnnay, ở Việt Nam khái niệm “Cơ sở hạ tầng” vẫn chưa được định nghĩa thống nhấttrong các nghiên cứu cũng như các tài liệu khác nhau
Tuy vậy, một số nghiên cứu trên thế giới định nghĩa cơ sở hạ tầng, đó là “tổngthể các hệ thống và dịch vụ cơ bản phục vụ sự vận hành và phát triển của một quốcgia, một tổ chức, ngành kinh tế và dịch vụ” [22] Ví dụ, cơ sở hạ tầng của một quốc giabao gồm: các công trình giao thông, thủy lợi, kho tàng, cơ sở cung cấp năng lượng, cơ
sở kinh doanh, cơ sở thông tin liên lạc, cơ sở giáo dục, khoa học, y tế, bảo vệ sứckhỏe, cơ sở hoạt động công Hoặc, cơ sở hạ tầng là hệ thống các công trình làm nềntảng cung cấp những yếu tố cần thiết cho phát triển sản xuất và nâng cao chất lượngcuộc sống Cơ sở hạ tầng bao gồm: cung cấp nước, tưới tiêu và phòng chống bão lụt,cung cấp năng lượng, giao thông, thông tin liên lạc [22] Một thuật ngữ tương tự, kếtcấu hạ tầng hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các ngành thuộc lĩnh vực phục vụ,các ngành này có sự liên kết với nhau tạo thành nền móng của xã hội Còn hiểu theonghĩa hẹp, kết cấu hạ tầng gồm các công trình công cộng phục vụ quá trình sản xuất vàsinh hoạt của mỗi cá nhân và các cộng đồng xã hội và được gọi là “cơ sở hạ tầng”[16] Cơ sở hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh
tế quốc dân, có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cầnthiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục.Theo nghĩa rộng, cơ sở hạ tầng cũng được hiểu là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật,kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội được diễn ra mộtcách bình thường [15]
Trang 38Từ các khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu cơ sở hạ tầng một cách thống nhất như
sau: Cơ sở hạ tầng là toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật nền tảng (như hệ thống đường giao thông, thủy lợi, năng lượng, bệnh viện, trường học ) cho sự vận hành và phát triển toàn diện của một quốc gia, một tổ chức, hay các ngành kinh tế.
hạ tầng đồng bằng, trung du, miền núi
- Theo các ngành kinh tế quốc dân, cơ sở hạ tầng được phân chia thành: cơ
sở hạ tầng trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, năng lượng,viễn thông, y tế, giáo dục
- Theo Hiệp hội kỹ sư xây dựng Mỹ [1], có 16 loại dự án cơ sở hạ tầng, baogồm: hàng không, cầu, đập, nước uống, năng lượng, chất thải nguy hại, đường thủynội địa, đê điều, công viên và giải trí, cảng, đường sắt, đường bộ, trường học, chất thảirắn, quá cảnh và nước thải
- Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ sở hạ tầng tại Việt Nam bao gồm: hạ tầnggiao thông; hạ tầng năng lượng; hạ tầng thủy lợi; hạ tầng đô thị; hạ tầng thông tin vàtruyền thông; hạ tầng khu công nghiệp; hạ tầng thương mại; hạ tầng giáo dục đào tạo;
hạ tầng y tế; hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch [1]
- Theo Điều 3, Luật xây dựng 2014, cơ sở hạ tầng bao gồm hạ tầng kỹ thuật(hay còn được gọi là hạ tầng kinh tế) và hạ tầng xã hội, trong đó:
+ Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: công trình giao thông, thông tinliên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nướcthải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác
+ Hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm: công trình y tế, văn hóa, giáodục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên và công trình khác
Trang 39- Theo quy mô và tính chất của dự án, dự án xây dựng CSHT được phân rathành: dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theocác tiêu chí quy định của pháp luật.
- Theo hình thức đầu tư, thì dự án xây dựng CSHT tại Việt Nam được đầu tưchủ yếu theo 2 hình thức đó là: dự án đầu tư công và dự án đầu tư theo hình thức đốitác công tư (PPP)
Đặc trưng cơ bản của dự án xây dựng CSHT
Dự án xây dựng CSHT gắn liền với từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế - xã hội
và thường được bố trí trong một không gian tương đối rộng, tuy nhiên các yếu tố của
dự án lại có mối liên kết chặt chẽ với nhau Có thể khái quát những đặc trưng cơ bảncủa dự án xây dựng CSHT như sau:
- Dự án xây dựng CSHT có chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn: Nghĩa là
dự án cũng phải trải qua các giai đoạn hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu vàkết thúc
- Dự án xây dựng CSHT liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạpgiữa các bộ phận quản lý chức năng và quản lý dự án
- Bất kỳ dự án xây dựng CSHT nào cũng có sự tham gia của nhiều bên liênquan bao gồm: chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công, các cơ quan quản lýNhà nước, cộng đồng Tùy theo tính chất dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sựtham gia của các thành phần trên cũng khác nhau Ngoài ra, giữa các bộ phận quản lýchức năng và nhóm quản lý dự án thường phát sinh các công việc yêu cầu sự phối hợpthực hiện nhưng mức độ tham gia của các bộ phận là không giống nhau Vì mục tiêucủa dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì mối quan hệ với các bộ phận quản lýkhác
- Dự án xây dựng CSHT có tính chất cố định, chi phí đầu tư lớn và khác biệttheo từng công trình
- Các công trình của dự án xây dựng CSHT đều được sản xuất (thi công) tạimột địa điểm mà nơi đó đồng thời gắn liền với việc tiêu thụ và thực hiện giá trị sửdụng của sản phẩm (vận hành khai thác) Vì vậy, khi xác định được nơi sản xuất (theo
hồ sơ thiết kế) thì cũng có nghĩa là xác định được nơi tiêu thụ sản phẩm
Trang 40Chi phí đầu tư xây dựng CSHT thường lớn hơn rất nhiều so với các sảnphẩm thông thường, bởi vì khối lượng thi công lớn, thời gian thi công kéo dài, yêu cầu
về mặt kỹ thuật, mỹ thuật cao Tính chất đơn chiếc và chịu ảnh hưởng của nơi xâydựng làm cho chi phí đầu tư xây dựng CSHT khác biệt theo từng công trình
- Dự án xây dựng CSHT bị hạn chế bởi các nguồn lực: Mỗi dự án đều cầndùng một nguồn lực nhất định để thực hiện, nó bao gồm: nhân lực (giám đốc dự án,thành viên dự án, người lao động), vật lực (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu) và tàilực (nguồn lực tài chính) Giữa các dự án luôn luôn có quan hệ phân chia nhau cácnguồn lực khan hiếm của một hệ thống
- Dự án xây dựng CSHT luôn có tính bất định và rủi ro: Mỗi dự án đều có tínhkhông xác định của nó, tức là trong khi thực hiện dự án do sự tác động của các yếu tốbên trong và bên ngoài mà việc thực hiện có thể thay đổi so với kế hoạch ban đầu Dự
án có thể hoàn thành trước thời hạn hoặc có thể bị kéo dài thời gian thi công Chi phíthực hiện dự án cũng có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với dự kiến ban đầu, thậm chíkết quả thực hiện dự án cũng không giống như kết quả dự định Những hiện tượng trênđều là tính không xác định của dự án hay có thể gọi đó là rủi ro của dự án
- Dự án xây dựng CSHT chịu ảnh hưởng của các ngành và vùng kinh tế - xãhội mà chúng phục vụ Ngoài những yêu cầu chung, mỗi ngành cụ thể do đặc điểm củasản phẩm, đặc điểm và trình độ công nghệ còn đòi hỏi CSHT riêng thích ứng Ví dụnhư: đối với cơ sở hạ tầng nông nghiệp thì mạng lưới thủy lợi được ưu tiên, với giaothông thì mạng lưới đường bộ được ưu tiên, với giáo dục thì hệ thống trường học lạigiữ vai trò nổi trội Dự án xây dựng CSHT còn mang tính chất vùng rất rõ rệt, bởi vìmỗi một dự án đều gắn liền với một địa điểm, một địa phương nhất định Việc xâydựng và vận hành hệ thống CSHT phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vị trí địa lý vàđiều kiện tự nhiên của vùng; đặc điểm và trình độ phát triển các ngành kinh tế - xã hộitrong vùng; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong tương lai; đời sốngvật chất, văn hóa, tinh thần, phong tục tập quán của nhân dân trong vùng
- Các dự án xây dựng CSHT là một hệ thống đồng bộ có liên quan mật thiếtvới nhau Tính hệ thống, đồng bộ của các dự án xây dựng CSHT được thể hiện ở chỗ:các yếu tố trong CSHT có mối liên hệ khăng khít, có tính liên kết cao, tác động qua lạilẫn nhau, bộ phận này tạo điều kiện cho bộ phận kia phát triển thì mới phát huy được