Nguồn gốc hình thành và lịch sử phát triển Từ hàng ngàn năm nay nến đã được sử dụng rộng rãi và được xem là một nguồn thắp sáng rất tiện lợi và rẻ tiền.. Ngày nay - thế kỷ XXI, thói quen
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
🙞···☼···🙞
BÁO CÁO NHẬP MÔN KỸ THUẬT
ĐIỀU CHẾ NẾN THƠM TỪ THIÊN NHIÊN
LỚP L05, NHÓM 12
Giáo viên hướng dẫn: TS Hồ Quang Như
Danh sách sinh viên thực hiện:
Họ và tên MSSV
Lê Trương Ngọc Diễm 2310429
Hoàng Mạnh Tiến 2313424
Trần Hiệp Phúc 2312721 Nguyễn Minh Trí 2313604
Tp HCM, 12/2023
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC HÌNH 2
I TÌM HIỂU KHÁI QUÁT 3
1 Tìm hiểu chung 3
2 Nguồn gốc hình thành và lịch sử phát triển 3
3 Thành phần 3
4 Công dụng 5
5 An toàn và hiệu quả khi sử dụng 5
II HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG 5
1 Thị trường nến thơm tại Việt Nam 5
2 Ý tưởng 6
III QUY TRÌNH THỰC HIỆN 6
1 Nguyên liệu và dụng cụ 6
2 Quy trình làm nến 6
IV KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN 9
1 Kết quả 9
2 Kết luận 9
V TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 3DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Sáp paraffin 4
Hình 2 Sáp đậu nành 4
Hình 3 Sáp gel 4
Hình 4 Sáp ong 4
Hình 5 Sáp cọ 4
Hình 6 Tim nến/ Bấc nến 4
Hình 7 Quy mô thị trường nến thơm 6
Hình 8 Hình ảnh thực tế sau khi hoàn thành bước 1 7
Hình 9 Hình ảnh thực tế của bước 2 7
Hình 10 Hình ảnh thực tế khi pha trộn tinh dầu 8
Hình 11 Hình ảnh sáp đã đông lại 8
Hình 12 Sản phẩm sau khi hoàn thành 8
Trang 4I TÌM HIỂU KHÁI QUÁT
1 Giới thiệu chung
Có người nói rằng “Không gì có thể gợi lại những ký ức mạnh mẽ như một mùi hương”, quả thật vậy, có một sự liên kết chặt chẽ giữa mùi hương và các ký ức, cảm xúc vì não bộ có một cách điều khiển hoàn toàn khác dành cho khứu giác so với các giác quan khác của con người Mùi hương lúc ẩn, lúc hiện len lỏi giữa không khí xung quanh ta đòi hỏi chúng ta phải tạm gác những hoạt động khác để có thể tập trung cảm nhận rõ ràng nhất bằng tất cả các giác quan và cảm xúc của mình Đó là nghệ thuật cảm nhận mùi hương mà chúng ta có thể cảm nhận được từ những cốc nên thơm
2 Nguồn gốc hình thành và lịch sử phát triển
Từ hàng ngàn năm nay nến đã được sử dụng rộng rãi và được xem
là một nguồn thắp sáng rất tiện lợi và rẻ tiền Ngày nay - thế kỷ XXI, thói quen sử dụng nến như là một nguồn thắp sáng tuy không còn nữa, do có sự hiện diện của nhiều phương tiện thắp sáng hiện đại như đèn điện, nhưng nến vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong các lễ nghi tôn giáo cũng như trong các dịp sinh nhật, lễ hội và trong trang trí gia đình Trước đây, trong thời kỳ La Mã và Ai Cập cổ đại, nến được làm từ mỡ động vật, thường là mỡ cừu Các loại nến
“cổ” này thường cháy một cách yếu ớt, có mùi rất khó chịu Đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng những cây nến cổ có nhiều điểm tương đồng với nến ngày nay Mỡ động vật được nấu chảy thành chất lỏng và đổ vào những khuôn để tạo hình dáng, và lõi nến thì được làm từ sợi lanh, sợi gai Trong thời kỳ trung đại, nến cũng được dùng một cách phổ biến Đây là giai đoạn mà sáp ong lần đầu tiên được sử dụng như là một nguồn nguyên liệu cao cấp để chế tạo nến Sáp ong có những đặc tính nổi bật so với mỡ động vật nhưng
do số lượng hạn chế nên nó trở nên đắt đỏ và chỉ dành cho giới tăng
lữ và thượng lưu Ở các quốc gia thuộc địa của Châu Mỹ, những người dân định cư đầu tiên đã phát hiện ra họ có thể tạo ra sáp bằng cách nấu chảy quả mọng của cây Thanh Mai Sáp này có mùi
“ngọt” và cho ngọn lửa tốt, tuy nhiên quá trình chế biến loại sáp này rất công phu Vào thế kỷ XVIII, ngành công nghiệp săn bắt cá voi phát triển mạnh, và kết quả là dầu cá voi tràn ngập trên thị trường Giai đoạn này sáp làm nến phổ biến được làm từ dầu cá nhà táng, khi đốt có mùi khó chịu, tuy vậy rất cứng và không bị tan chảy trong những tháng mùa hè Thế kỷ XIX, nến và việc sản xuất nến rất phát triển Hàng loạt máy móc hiện đại ra đời cho phép thực hiện việc sản xuất nến hàng loạt Đây cũng là giai đoạn mà lần đầu tiên có một nhà khoa học, Michael Eugene Cheureul, cùng với sự
Trang 5giúp đỡ của một nhà khoa học khác, Joseph Gay đã phát minh ra một quá trình làm nến
từ acid thô (1825) Phát minh này cùng với việc tìm ra bắc nến, tim nến, đã cải thiện đáng kể chất lượng sản phẩm này
3 Thành phần
3.1 Sáp
Hình 1 Sáp paraffin Hình 2 Sáp
đậu nành
Hình 3 Sáp gel Hình 4 Sáp ong
Hình 5 Sáp cọ
3.2 Tim nến/ Bấc nến
Trang 6Có thể sử dụng tim nến hay bấc nến tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng và sở thích mỗi người Kích thước phải cân đối với lượng sáp nến, nếu quá nhỏ sẽ khó cháy, hay quá
to sẽ làm nến cháy nhanh, tiêu hao nhiều sáp và tạo nhiều khói
Hình 6 Tim nến/ Bấc nến
3.3 Khuôn nến
Khuôn nến được làm bằng kim loại, bằng nhựa hay thuỷ tinh, với nhiều hình dạng như hình trụ, bầu dục, hình vuông, hình ngôi sao, hình nón, tam giác,…
Kích cỡ phong phú phụ thuộc vào hình dáng khuôn nến
3.4 Phẩm thơm
Hương liệu tạo mùi cho nến đa dạng và phong phú, có nhiều mùi hương khác nhau nhưng đều có nguồn gốc chung từ thiên nhiên hoặc tổng hợp hoá học Ví dụ như: tinh dầu, tinh chất, dịch đặc, hương liệu tổng hợp,…
3.5 Phẩm màu
Để tạo được màu sắc cho các loại nến, có thể sử dụng hoá màu thuộc loại chất tan trong dầu
4 Công dụng
- Đánh tan mệt mỏi, kích thích sự tập trung
- Mang lại giấc ngủ ngon
- Hương thơm gợi nhớ nhiều kỉ niệm, thức đẩy tinh thần, cải thiện tâm trạng
- Thể hiện tính cách, cá tính riêng thông qua mùi hương đã chọn
- Tạo không gian ấm áp và lãng mạn
- Tăng cường điều trị sức khoẻ
5 An toàn và hiệu quả khi sử dụng
- Cắt ngắn bấc nến trước khi đốt
- Không gian đốt nến thoáng mát
- Giữ bề mặt sáp sạch
- Tránh gió lùa hay luồng không khí
- Không di chuyển khi đang đốt nến
- Đặt ngọn nến trong tầm mắt của bạn
- Không sử dụng nến thơm thay cho đèn ngủ
- Đừng đốt hết cả ngọn nến thơm
Trang 7II HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG
1 Thị trường nến thơm tại Việt Nam
Thị trường nến thơm tại Việt Nam đang ngày càng phát triển với sự tăng trưởng của nhu cầu sử dụng sản phẩm này trong việc tạo không gian sống và thư giãn
Theo Metric.vn – Nền tảng số liệu Ecommerce, Tổng doanh thu trên sàn TMĐT Shopee 3 tháng vừa qua của sản phẩm nến thơm đạt hơn 13 tỷ VNĐ, trong đó có 1.238 Shop có phát sinh đơn hàng, số sản phẩm được bán ra lên đến hơn 173 nghìn sản phẩm
Hình 7 Quy mô thị trường nến thơm
(Theo Metric.vn)
2 Ý tưởng
Thông qua số liệu phía trên, ta thấy rõ Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng trong lĩnh vực nến thơm Tuy nhiên, các thương hiệu dùng paraffin và những chất thuộc dãy đồng đẵng benzen làm sáp nến gây hại đối với sức khoẻ con nguời rất lớn Để khắc phục tình trạng cần phải sản xuất nến thơm từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên
=> Ý tưởng điều chế nến thơm có nguồn gốc từ thiên nhiên hình thành.
III QUY TRÌNH THỰC HIỆN
1 Nguyên liệu và dụng cụ
1.1 Nguyên liệu
- Sáp đậu nành (200g)
- Khuôn nến (lọ thuỷ tinh 200g)
- Tim nến
- Tinh dầu cam (20ml)
Trang 8- Màu thực phẩm (đỏ)
1.2 Dụng cụ
- Nồi đun bằng nhiệt
- Cốc thuỷ tinh
- Cân tiểu ly điện tử
- Nhiệt kế điện tử
- Đũa thuỷ tinh
- Khay nhựa
2 Quy trình làm nến
Bước 1: Đun nóng một lượng sáp phù hợp (không để nước bắn vào sáp)
Hình 8 Hình ảnh thực tế sau khi hoàn thành bước 1 Bước 2: Trong lúc chờ sáp tan chảy, chuẩn bị cốc và tim nến để tiết kiệm thời gian
Cố định tim nến vào đáy cốc bằng miếng dán 2 mặt
Trang 9Hình 9 Hình ảnh thực tế của bước 2
Bước 3: Tạo màu cho sáp bằng cách cho màu thực phẩm vào hỗn hợp sáp nến sau đó khuấy đều cho đến khi tan hết
Bước 4: Chờ sáp nguội đến khoảng 70 độ, tiến hành pha trộn tinh dầu vào hỗn hợp sáp với tỷ lệ: 100g sáp tương ứng lượng tinh dầu cần thiết là 10ml Khuấy đều nhẹ nhàng, tránh tạo bọt khí
Hình 10 Hình ảnh thực tế khi pha trộn tinh dầu
Trang 10Bước 5: Đổ hỗn hợp pha trộn màu đỏ theo 2 cấp độ đậm và nhạt ra khay nhựa Sau khi sáp đông lại, bẻ thành từng mảnh nhỏ và cho vào ly thuỷ tinh Cuối cùng đổ hỗn hợp sáp màu vàng vào và đợi đông lại
Hình 11 Hình ảnh sáp đã đông lại Hình 12 Sản phẩm sau khi hoàn thành
IV KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN
1 Kết quả
- Màu sáp trước khi đun là màu trắng đục, sau khi đun thành trong suốt Sau khi cho màu thực phẩm vào sẽ cho màu nhạt hơn lượng màu gốc đã cho vào hỗn hợp nến
- Trước khi đun, sáp có mùi đặc trưng nhẹ, khi đun sẽ không cảm nhận được mùi hương và không có khói bay ra
- Tinh dầu có mùi nhẹ sau khi sáp đông lại
- Sáp đông lại hoàn toàn sau khoảng 1 tiếng 30 phút
2 Kết luận
2.1 Ưu điểm
- Tính khả thi và giá trị thực tiễn tương đối lớn, có thể tự làm để sử dụng
- An toàn và hiệu quả hơn nến thơm dùng nguyên liệu từ tổng hợp hoá học khi sử dụng
- Đa dạng kiểu dáng và màu sắc, nguyên liệu có thể tìm kiếm dễ dàng
2.2 Nhược điểm
- Tự điều chế nến thơm có nguồn gốc từ thiên nhiên tại nhà sẽ tiêu tốn nhiều chi phí, dụng cụ sẽ bị hạn chế
- Không phù hợp với người mắc bệnh về hô hấp
- Gây ô nhiễm môi trường nếu không được sử dụng vào bảo quản đúng cách
Trang 11V TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Video “CÁCH LÀM NẾN THƠM HANDMADE TẠI NHÀ (Thành Công Từ Lần Đầu Tiên) | 👌 Bí Quyết Đến Từ Heny Garden”
[2] Video “ダイソーの材料でチャンクキャンドルを作ろう!の材料でチャンクキャンドルを作ろう!材料でチャンクキャンドルを作ろう!でチャンクキャンドルを作ろう!チャンクキャンドルを作ろう!を作ろう!作ろう!ろう!
【chunkCandle/candle making ”】”
[3] Bài báo “Nghiên cứu thị trường nến thơm tại Việt Nam” – Socialmarketing.vn