Bài giảng PPT "Tú Uyên gặp Giáng Kiều"

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Bài giảng PPT "Tú Uyên gặp Giáng Kiều"

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PPT Bài giảng PPT đoạn trích "Tú Uyên gặp Giáng Kiều" thuộc bài 3 "Khát khao đoàn tụ" Sách Ngữ văn 11, tập 1, Bộ sách Chân trời sáng tạo

Trang 1

CHÀO MỪNG

QUÝ THẦY CÔ ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY CỦA LỚP

11A2!

Trang 2

Theo bạn, thế nào là “người đẹp trong tranh” hay “người đẹp

như tranh”? Hãy thử chia sẻ tưởng tượng của bạn về hình ảnh

người đẹp bước ra từ một bức tranh

KHỞI ĐỘNG

Trang 3

BÀI 3: KHÁT VỌNG ĐOÀN TỤVĂN BẢN 2: TÚ UYÊN GẶP GIÁNG KIỀU

(Trích Bích Câu kì ngộ - Vũ Quốc Trân)

Trang 4

I TÌM HIỂU CHUNG1 Tác giả

- Vũ Quốc Trân (? - ?)

- Quê: người làng Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh (Hải Dương); nhưng sống ở phường Đại Lợi (một phần phố Hàng Đào thuộc Hà Nội ngày nay) vào khoảng giữa thế kỷ XIX.

- Ông là một người thông minh, học rộng tài cao, đã từng đỗ mấy khoa tú, vậy nên ông được người đời ưu ái gọi với cái tên “cụ Mền Đại Lợi”

Trang 5

I TÌM HIỂU CHUNG

2 Tác phẩm:

- Xuất xứ, vị trí: Văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều được trích từ

truyện Nôm Bích Câu kì ngộ, từ câu 305 đến câu 400

- Đề tài: tình yêu, hôn nhân

- Ngôi kể: ngôi thứ 3 (người kể giấu mình)

Trang 6

I TÌM HIỂU CHUNG

2 Tác phẩm:

- Cốt truyện: có sử dụng yếu tố kì ảo, theo mô hình:

Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn Tụ

Trang 7

I TÌM HIỂU CHUNG

2 Tác phẩm:

- Bố cục: chia làm 2 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “xiết bao là tình”): Cuộc gặp gỡ của Tú

Uyên và Giáng Kiều

+ Phần 2 (còn lại): Tú Uyên và Giáng Kiều kết duyên vợ chồng và khung cảnh ngày nên đôi

Trang 8

II KHÁM PHÁ VĂN BẢN

Trang 9

Các chi tiết quan trọng trong văn bản

Nhóm 1: Chi tiết thể hiện nỗi nhớ nhung, si tình của Tú Uyên

Nhóm 2: Chi tiết gặp gỡ của Tú Uyên và người trong tranh, đồng thời cũng là người trong mộng

Nhóm 3: Chi tiết về mối duyên giữa Giáng Kiều và Tú Uyên

II KHÁM PHÁ VĂN BẢN

Nhóm 4: Chi tiết về phép thần tiên

Trang 10

II Khám phá văn bản

1.Cuộc gặp gỡ của Tú Uyên và Giáng Kiều

- Gia cảnh của Tú Uyên: cha mẹ mất sớm, dựng nhà ở giữa hồ

Bích Câu để chuyên tâm đèn sách => gia cảnh nghèo khó “Mưa hoa khép cánh song hồ”

- Gặp người con gái đẹp như tiên, ôm mộng thành đôi “Sớm khuya với … rượu mời trước hoa”

- Tú Uyên mua được bức tranh vẽ hình mỹ nữ hệt như người chàng đã gặp: “Có khi hình ảnh cũng là phát phu” => tưởng

tượng người trong tranh là người thật

Trang 11

II Khám phá văn bản

1.Cuộc gặp gỡ của Tú Uyên và Giáng Kiều

- Nỗi nhớ của chàng như “sông Tương mơ hình”:

+ Nỗi nhớ nhuốm màu lên thiên nhiên “trăng thu, ngàn sương, lá khô rụng”

+ Ôm nỗi nhớ đến “chồn” cả người, đến “ruột héo, gan mòn”

+ Muốn “bẻ khóa cung trăng” để xem mặt chị Hằng: khao khát

được gặp mặt người con gái trong mộng

=> Tú Uyên “mắc bệnh tương tư”, si tình, mơ tưởng người đẹp đến quên ăn, quên ngủ

Trang 12

II Khám phá văn bản

1.Cuộc gặp gỡ của Tú Uyên và Giáng Kiều

- Khi Tú Uyên đến trường trở về:

+ “Bát trân sẵn sàng”: tám món ăn quý đã chuẩn bị sẵn ở nhà với “Mùi hoa sực nức, mùi hương ngạt ngào”

+ Lòng nghi ngờ, quyết định rình xem: “Bỗng đâu thấy sự lạ đời/ Trong tranh sao có bóng người bước ra” => Tú Uyên vội

bước ra chào, cảm xúc rối bời, mừng rơi lệ, thỏa lòng nhớ mong

người trong lòng, “Bên mừng nên lệ, xiết bao là tình”

Trang 13

II Khám phá văn bản

2 Tú Uyên và Giáng Kiều kết duyên vợ chồng và khung cảnh ngày nên đôi

* Lời đối thoại của Giáng Kiều và Tú Uyên:

- Giáng Kiều tự nhận là “bồ liễu” mỏng manh, người cõi tiên,

Trang 14

II Khám phá văn bản

2 Tú Uyên và Giáng Kiều kết duyên vợ chồng và khung cảnh ngày nên đôi

- Giáng Kiều đáp lại “Nàng rằng: Xin quyết … xanh xanh”: vợ

chồng chung sống thủy chung, hạnh phúc bên nhau + Chim yến chim oanh bay theo từng đàn chúc phúc

+ “Gieo thoi”, “Mái Tây”: giữ quan hệ đúng mực, bảo toàn tiết

+ Trăng thanh, hoa nở mừng cho đôi uyên ương

- Tú Uyên mượn “quỳnh tương” lần khân với người con gái vừa

gặp mặt => Tính cách bồng bột, hấp tấp, cuồng nhiệt

Trang 16

II Khám phá văn bản

2 Tú Uyên và Giáng Kiều kết duyên vợ chồng và khung cảnh ngày nên đôi

* Khung cảnh ngày nên đôi:

- “Thảo am” bỗng hóa thành lâu đài- “Tường quang” sáng rực

- Người ra vào tấp nập, ai cũng “yểu điệu, thanh tao”- Có vũ y ăn mặc lộng lẫy hát múa linh đình

=> Chi tiết về phép thuật thần tiên: khung cảnh thay đổi, kết thúc hạnh phúc

Trang 17

II Khám phá văn bản

3 Thông điệp của tác giả:

Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là cần biết trân trọng những thứ có hiện tại Dù để đạt được điều gì đó rất khó, khi đạt được có thể thỏa mãn với thành tựu của mình nhưng không nên buông thả bản thân để mất đi những gì đáng quý để rồi đến khi mất đi mới

biết trân trọng

(?) Thông điệp nào mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông qua văn bản là gì?

Trang 19

III TỔNG KẾT

2 Nội dung

Đoạn trích cho thấy vẻ đẹp trong tình yêu của Tú Uyên và Giáng Kiều; ca ngợi tình yêu son sắt, thủy chung, vẻ đẹp tâm hồn của hai nhân vật Qua đó, tác giả cho thấy hy vọng thoát khỏi thực tại xung quanh và thái độ phê phán về xã hội loạn lạc.

Trang 20

Câu 1: Văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều của tác giả nào?

Trang 21

Câu 2: Tú Uyên gặp Giáng Kiều trích từ tác phẩm nào?

A Đoạn trường tân thanh B Bích Câu kì ngộ

C Quốc âm thi tập D Tất cả các đáp án trên đều sai

Trang 22

Câu 3: Nội dung của đoạn trích là gì?

A Kể về cuộc sống hạnh phúc của Tú

Uyên và Giáng Kiều ở trần gian

B Kể về sự hối hận, sầu não, đau ốm của Tú Uyên sau khi Giáng Kiều bỏ về tiên giới

C Kể về chàng Tú Uyên lúc nào cũng ôm tranh bên mình, lòng mơ tưởng đến người đẹp

D Kể về cuộc sống hạnh phúc của Tú Uyên và Giáng Kiều hạnh phúc ở trên cõi tiên

Trang 23

Câu 4: Cốt truyện của Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình nào?

A Gặp gỡ - Chia ly - Lưu Lạc B Gặp gỡ - Chia ly - Tang thương

C Gặp gỡ - Gia biến - Chia ly D Gặp gỡ - Tai biến - Đoàn tụ

Trang 24

Câu 5: Đâu là chi tiết không có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản?

A Chi tiết gặp gỡ của Tú Uyên và người trong tranh, đồng thời cũng là người trong mộng

B Chi tiết về phép thần tiên

C Chi tiết về Tú Uyên uống rượu D Chi tiết thể hiện nỗi nhớ nhung, si tình của Tú Uyên

QUAY VỀ

Trang 25

VẬN DỤNG

Hãy diễn xuôi đoạn trích này và nhận xét sự khác biệt giữa đoạn trích và đoạn diễn xuôi về hiệu quả thể hiện nội dung của tác phẩm.

Ngày đăng: 09/05/2024, 22:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan