1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng Chương 6 Kỷ luật lao động; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại - Môn Luật lao động

54 3 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài giảng Chương 6 Kỷ luật lao động; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Tác giả Ths. Lường Minh Sơn
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Lao động
Thể loại Bài giảng
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 24,22 MB

Nội dung

Cơ sở pháp lý của quyền quản lý lao động- Quyền quản lý lao động của NSDLĐ được ghi nhận trong thỏa thuận giữaNLĐ và NSDLĐ; được quy định bởi pháp luật.- Quyền quản lý lao động của NSDLĐ

Trang 1

CHƯƠNG VI

KỶ LUẬT LAO ĐỘNG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Biên soạn: ThS Lường Minh Sơn Email: lmson@hcmulaw.edu.vn

ĐT: 0902 668 255

Trang 2

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

- Bộ luật Lao động 2019 (Điều 117– Điều 131)

- Luật An toàn vệ sinh lao động 2015

- Nghị định 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn luật ATVSLĐ

- Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động

- Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện lao động và quan hệ lao động

- Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn nghị định 37/2016/NĐ-CP

Trang 3

NỘI DUNG BÀI HỌC

QUYỀN QUẢN LÝ CỦA

Trang 4

I QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NSDLĐ

1 Cơ sở pháp lý của quyền quản lý lao động

- Quyền quản lý lao động của NSDLĐ được ghi nhận trong thỏa thuận giữaNLĐ và NSDLĐ; được quy định bởi pháp luật

- Quyền quản lý lao động của NSDLĐ được ghi nhận trong nhiều quy địnhkhác nhau của BLLĐ mà trực tiếp nhất là tại các Điều 5 và 6 BLLĐ

Trang 5

I QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NSDLĐ

2 Nội dung và giới hạn của quyền quản lý lao động

a Quyền điều hành lao động

Bố trí, phân công công việc của NSDLĐ

− NSDLĐ ra các mệnh lệnh điều hành đối với NLĐ.

− Đánh giá hiệu quả làm việc của NLĐ (KPI)

Trang 6

I QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NSDLĐ

2 Nội dung và giới hạn của quyền quản lý lao động

b Quyền ban hành quy định về quản lý lao động

− Được ghi nhận dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau (Nội quy lao động; Quy chế làm việc; Sổ tay lao động; Bộ quy tắc ứng xử; Bảng mô tả công việc, v.v…)

Þ Pháp luật nước ta thừa nhận giá trị pháp lý nội quy lao động, chưa có quy định rõ ràng về giá trị pháp lý của các hình thức khác.

− Nội quy lao động phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trang 7

2 Nội dung, giới hạn của quyền quản lý lao động

c Quyền xử lý kỷ luật lao động

Quyền điều hành LĐ

Quyền ban hành quy định QLLĐ

Quyền

xử lý kỷ luật LĐ

I QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NSDLĐ

Trang 8

Mục đích xử lý kỷ luật

Giúp NLĐ sửa chữa khuyết điểm

Phòng ngừa các

vi phạm

kỷ luật khác

Bảo đảm hiệu quả của hoạt động SXKD

2 Nội dung, giới hạn của quyền quản lý lao động

c Quyền xử lý kỷ luật lao động

I QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NSDLĐ

Trang 9

2 Nội dung và giới hạn của quyền quản lý lao động

c Quyền xử lý kỷ luật lao động

− Quyền ban hành các quy định về quản lý lao động cũng có những giới hạn nhất định:

+ NSDLĐ phải phổ biến cho NLĐ các hành vi bị xem là vi phạm kỷ luật LĐ + Hành vi của NLĐ

+ Thủ tục và chứng cứ + Quy định của pháp luật

I QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NSDLĐ

Trang 10

II KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

1 Khái niệm và ý nghĩa của kỷ luật lao động

2 Nội quy lao động

3 Trách nhiệm kỷ luật lao động

Trang 11

a Khái niệm kỷ luật lao động

− KLLĐ là tổng thể các quy định có tính chất bắt buộc đối với NLĐ nhằm duytrì tính chặt chẽ của đơn vị sử dụng lao động (nghĩa rộng)

KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA

KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

1

Trang 12

a Khái niệm kỷ luật lao động

− Điều 117 BLLĐ 2019: “Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời

gian, công nghệ và điều hành SX, KD do NSDLĐ ban hành trong nội quy lao động

và do pháp luật quy định” (nghĩa hẹp)

KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA

KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

1

Trang 13

b Ý nghĩa kỷ luật lao động

− Là cơ sở để tổ chức lao động khoa học, hiệu quả

− Là cơ sở để NSDLĐ thực hiện quyền quản lý LĐ

− Là cơ sở để NLĐ thực hiện và hoàn thành nghĩa vụ lao động

KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA

KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

1

Trang 14

a Hình thức Nội quy lao động (Điều 118 BLLĐ 2019)

NỘI QUY LAO ĐỘNG

Trang 15

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Trật tự tại nơi làm việc

An toàn, vệ sinh lao động Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, SHTT của NSDLĐ Hành vi vi phạm KLLĐ và hình thức xử lý KLLĐ, trách nhiệm vật chất

Phòng, chống QRTD tại nơi làm việc; Trình tự, thủ tục xử lý hành vi vi phạm phòng, chống QRTD tại nơi làm việc

Trường hợp tạm chuyển NLĐ làm việc khác so với HĐLĐ;

Người có thẩm quyền xử lý KLLĐ

NỘI QUY LAO ĐỘNG

2

Trang 16

Không trái pháp luật

Phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở

NQLĐ phải được thông báo đến NLĐ

và những nội dung chính phải được niêm yết

Một số lưu ý khi ban hành NQLĐ:

NỘI QUY LAO ĐỘNG

2

Trang 17

Tham khảo ý kiến TC

ĐD TTLĐ tại cơ sở

NSDLĐ ký

QĐ ban hành nội quy lao động

Đăng ký nội quy lao động

bổ sung và

ký lại

Có hiệu lực thi hành

c Ban hành NQLĐ (Điều 119 BLLĐ 2019)

tại cơ quan chuyên môn

về lao động thuộc UBND cấp tỉnh NỘI QUY LAO ĐỘNG

2

Trang 19

TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

3

Biện pháp giáo dục

Biện pháp tác động xã hội

Khen thưởng

Xử lý vi phạm

* Các biện pháp bảo đảm và tăng cường kỷ luật lao động

Trang 20

a Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm kỷ luật lao động

Trang 21

TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

3

Trang 22

§ Chứng minh lỗi của NLĐ

§ Sự tham gia của tổ chức ĐD TTLĐ tại cơ sở

Trang 23

b Nguyên tắc KLLĐ (Điều 122 BLLĐ 2019)

Chỉ bị áp dụng 01 hình thức KLLĐ

01 HÀNH VI

01 hình thức kỷ luật cao nhất (tương đương với hành vi nặng nhất)

NHIỀU HV

VI PHẠM ĐỒNG THỜI

KLLĐ trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức

TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

3

Trang 24

§ Phạt tiền, cắt lương thay việc

Trang 25

c Căn cứ áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động

HÀNH

VI TRÁI KLLĐ

LỖI

• Nội dung: không thực hiện; thực hiện không

đúng, không đầy đủ nghĩa vụ chấp hànhKLLĐ

• Hình thức: hành vi trái NQLĐ

• Trạng thái tâm lý của NLĐ đối với hậu quảcủa hành vi

• NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ

TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

3

Trang 26

d Các hình thức xử lý kỷ luật lao động (Điều 124 BLLĐ 2019)

Trang 27

Hình thức khiển trách

─ Khiển trách là hình thức kỷ luật nhẹ nhất đối với NLĐ

─ Áp dụng trong trường hợp NLĐ vi phạm lần đầu ở mức độ nhẹ

─ Hình thức khiển trách có thể được thực hiện bằng lời nói ?

TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

3

Trang 28

Hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá 06 tháng; cách chức

─ Đã thực hiện hành vi mà theo nội quy quy định bị xử lý với hình thức này;

─ Đã bị khiển trách bằng văn bản mà vẫn tái phạm trong thời gian 03 tháng kể

từ ngày bị khiển trách

TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

3

Trang 29

NLĐ có hành vi:

+ Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố

ý gây thương tích, sử dụng ma túy;

+ Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật

công nghệ, xâm phạm quyền

SHTT của NSDLĐ;

+ Có hành vi gây thiệt hại nghiêm

trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại

đặc biệt nghiêm trọng về tài sản,

lợi ích của NSDLĐ

+ QRTD tại nơi làm việc

HÌNH THỨC KỶ LUẬT SA THẢI

(Điều 125 BLLĐ 2019)

Đã bị xử lý kỷ luật kéo dài

thời hạn nâng lương hoặc

cách chức mà “tái phạm”

trong thời gian chưa xóa kỷ

luật

Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn

trong thời hạn 30 ngày hoặc

20 ngày cộng dồn trong thời

hạn 365 ngày tính từ ngày đầu

tiên tự ý bỏ việc mà không có

“lý do chính đáng”

Trang 30

Pháp luật không quy định cụ thể mức độ trị giá TS bị thiệt hại Mức độ giá trịthiệt hại để có thể sa thải hoàn toàn do NSDLĐ quy định

Ví dụ:

Công nhân A là bảo vệ của công ty, trong giờ làm việc A mãi xem đá bóngnên để kẻ trộm vào lấy mất 05 máy điều hòa nhiệt độ của công ty, vào thờiđiểm đó trị giá 15 triệu đồng/máy Hành vi này đã được quy định trong nộiquy

=> A có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản

THIỆT HẠI NGHIÊM TRỌNG

Trang 31

Ví dụ:

– Công nhân B đi làm muộn 30 phút, bị kỷ luật ở hình thức kéo dài thời hạn nâng lương 06 tháng Mới chấp hành kỷ luật được 01 tháng, công nhân này lại đi làm muộn 30 phút.

=> Tái phạm là trường hợp NLĐ lặp lai hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật

mà chưa được xóa kỷ luật.

TÁI PHẠM

Trang 32

(Khoản 4 Điều 125 BLLĐ 2019)

Các trường hợp được coi là lý do chính đáng bao gồm:

- Thiên tai, hỏa hoạn;

- Bản thân, thân nhân bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh cóthẩm quyền;

- Các trường hợp khác được quy định trong NQLĐ

LÝ DO CHÍNH ĐÁNG

Trang 33

e Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động (Điều 123 BLLĐ 2019)

Thời hiệu là khoản thời gian do pháp luật quy định mà khi hết thời gian nàyNSDLĐ không được xử lý kỷ luật

12 tháng

06 tháng

60 ngày

Hết TG tạm hoãn xử lý KLLĐ

Trang 34

Ví dụ

Trang 35

Xác định quyền và nghĩa vụ của các bên?

Ông B làm việc tại Công ty X theo HĐLĐ không xác định thời hạn từ ngày01/8/2014 Tiền lương 5.000.000 đồng/tháng

Công ty X ra quyết định sa thải với ông B từ ngày 1/6/2016 với lý do ông Bthường xuyên không hoàn thành công việc

Ngày 20/8/2016, ông B yêu cầu bồi thường thiệt hại, ông không yêu cầu nhậntrở lại làm việc Ngày 25/8/2016, tranh chấp được hòa giải thành công

Trang 36

g Xóa kỷ luật lao động – Giảm thời hạn kỷ luật lao động (Điều 126 BLLĐ 2019)

* Xóa kỷ luật lao động:

– Người đã bị xử lý kỷ luật lao động mà được xóa kỷ luật thì sẽ không bị coi

Trang 37

g Xóa kỷ luật lao động – Giảm thời hạn kỷ luật lao động (Điều 126 BLLĐ 2019)

* Giảm thời hạn kỷ luật lao động:

– Rút ngắn một phần thời hạn chấp hành những hình thức xử lý kỷ luật lao động có thời hạn => khuyến khích NLĐ bị xử lý kỷ luật tích cực sửa chữa

Khoản 2 Điều 126 BLLĐ

=> không đương nhiên, do NSDLĐ quyết định khi:

- Có sửa chữa tiến bộ;

- Chấp hành được ít nhất ½ thời hạn kỷ luật.

TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

3

Trang 38

h Tạm đình chỉ công việc (Điều 128 BLLĐ 2019)

NSDLĐ được phép tạm đình chỉ công việc của NLĐ khi đủ 02 điều kiện:

- Vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp;

- NSDLĐ xét thấy nếu để NLĐ tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.

=> Không phải là một hình thức xử lý kỷ luật (biện pháp hỗ trợ)

* Thời hạn tạm đình chỉ: tối đa 15 ngày (đặc biệt không quá 90 ngày)

TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

3

Trang 39

III TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

1 Khái niệm trách nhiệm vật chất

2 Các trường hợp bồi thường, mức bồi thường, cách thức thực hiện

bồi thường thiệt hại

3 Nguyên tắc, thẩm quyền, thời hiệu, thủ tục xử lý bồi thường thiệt

hại

Trang 41

b Căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất

Hành vi vi phạm KLLĐ, thoả thuận, cam

kết

Thiệt hại về tài sản cho NSDLĐ

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái

KLLĐ hoặc HĐTN và thiệt hại xảy ra

NLĐ có lỗi

Trang 42

* TRƯỜNG HỢP 1:

NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi vi phạm khác gây thiệthại về tài sản của NSDLĐ

ÞBTTH theo quy định của pháp luật

=> Mức bồi thường và cách thức bồi thường do NSDLĐ quy định trong NQLĐ

Trang 43

* TRƯỜNG HỢP 2:

NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi vi phạm khác gây thiệt hại vềtài sản của NSDLĐ giao hoặc tiêu hao vật tư quá mức quy định cho phép

=> BTTH một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường

=> NSDLĐ tự quy định và ghi nhận vào NQLĐ hoặc hợp đồng trách nhiệm

CÁC TRƯỜNG HỢP BTTH, MỨC BTTH,

CÁCH THỨC THỰC HIỆN BTTH

2

Trang 44

Như quy định đối với việc tiến hành

xử lý kỷ luật lao động

NGUYÊN TẮC, THẨM QUYỀN, THỜI HIỆU,

THỦ TỤC XỬ LÝ BTTH

3

Trang 45

IV BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

1 Khái niệm “Tai nạn lao động”, “Bệnh nghề nghiệp”

2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp

Trang 47

b BỆNH NGHỀ NGHIỆP

(khoản 9 Điều 3 Luật ATVSLĐ năm 2015)

• Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với NLĐ

• Danh mục các loại BNN do BYT chủ trì phối hợp với BLĐTBXH ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện NSDLĐ

KHÁI NIỆM

1

Trang 48

1 Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho NLĐ bị TNLĐ và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho NLĐ bị TNLĐ hoặc BNN;

TRÁCH NHIỆM CỦA NSDLĐ ĐỐI VỚI NLĐ

KHI CÓ TNLĐ, BNN

2

Trang 49

2 Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị TNLĐ hoặc BNN như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục

do BHYT chi trả đối với NLĐ tham gia BHYT;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do NSDLĐ giới thiệu NLĐ đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với NLĐ không tham gia BHYT;

TRÁCH NHIỆM CỦA NSDLĐ ĐỐI VỚI NLĐ

KHI CÓ TNLĐ, BNN

2

Trang 50

3 Trả đủ tiền lương cho NLĐ bị TNLĐ, BNN phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

TRÁCH NHIỆM CỦA NSDLĐ ĐỐI VỚI NLĐ

KHI CÓ TNLĐ, BNN

2

Trang 51

4 Bồi thường cho NLĐ bị TNLĐ mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho NLĐ bị BNN với mức như sau:

Trang 52

5 Trợ cấp cho NLĐ bị TNLĐ mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản

tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy

giảm khả năng lao động tương ứng;

6 Giới thiệu để NLĐ bị TNLĐ, BNN được giám định y khoa xác định mức

độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

TRÁCH NHIỆM CỦA NSDLĐ ĐỐI VỚI NLĐ

KHI CÓ TNLĐ, BNN

2

Trang 53

7 Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị TNLĐ, BNN trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra TNLĐ công bố biên bản điều tra TNLĐ đối với các vụ TNLĐ chết người;

TRÁCH NHIỆM CỦA NSDLĐ ĐỐI VỚI NLĐ

KHI CÓ TNLĐ, BNN

2

Trang 54

8 Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với NLĐ bị TNLĐ, BNN sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

9 Lập hồ sơ hưởng chế độ về TNLĐ, BNN từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định tại Mục 3 Chương này;

TRÁCH NHIỆM CỦA NSDLĐ ĐỐI VỚI NLĐ

KHI CÓ TNLĐ, BNN

2

Ngày đăng: 08/05/2024, 20:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌNH THỨC KỶ LUẬT SA THẢI - Bài giảng Chương 6 Kỷ luật lao động; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại - Môn Luật lao động
HÌNH THỨC KỶ LUẬT SA THẢI (Trang 29)
w