Bước này đòi hỏi chất lượng của đội ngũ nhân sự trong việc xây dựng các thuật toán khai thác dữ liệu, ứng dụng các mô hình định lượng thông minh để phân tích đa chiều và đưa ra các dự bá
Trang 1VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY, HANOI
Trang 2PROJECT REPORT
SMART WALLET FOR DIGITALLY ILLITERATE GROUP
GROUP INFORMATION
Đinh Gia Linh* - 22070034
Nguyễn Thị Việt Anh - 22070022
Nguyễn Lê Hoài Thương – 22070174
Nguyễn Thị Lan Anh - 22070159
Hà Thị Thu Trang - 22071127
Trịnh Đại Nghĩa - 22070730
Nguyễn Nhật Ánh - 22070152
2
Trang 3LỜI CẢM ƠN
“Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa môn Đồ Án I vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – thầy
Hà Mạnh Hùng đã truyền đạt những kiến thức bổ ích cho chúng em trong suốt thờigian học tập vừa qua Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang giúp chúng em có thể vận dụng những gì đã được học vào bài đồ án cũng như cho học tập và việc làm sau này
Do vấn đề kiến thức còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếusót trong quá trình thực hiện Chúng em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý đến từ thầy để bản thân chúng em rút thêm nhiều kinh nghiệm
Chúng em chân thành cảm ơn!”
3
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN DỰ ÁN 6
A MỤC ĐÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN 6
B SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN 7
CHƯƠNG 2 : KIẾN THỨC ÁP DỤNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN 8
A BIG DATA 8
1 Big Data là gì? 8
2 Quy trình hoạt động 8
3 Ý nghĩa 9
B CLOUD COMPUTING 10
1 Cloud Computing là gì? 10
2 Quy trình hoạt động 10
3 Ý nghĩa 11
C OPEN BANKING 13
1 Open Banking là gì? 13
2 Quy trình hoạt động 13
3 Ý nghĩa 15
D GOOGLE CLOUD SPEECH 15
1 Google Cloud Speech là gì? 15
2 Quy trình hoạt động 15
3 Ý nghĩa 16
E AMAZON POLLY 17
1 Quy trình hoạt động 17
2 Ý nghĩa 17
F GOOGLE DIALOGFLOW 18
1 Xử lý lượng lớn dữ liệu phi cấu trúc 18
2 Tính năng cơ sở tri thức đột phá 19
3 Cung cấp trải nghiệm hỗ trợ được cá nhân hóa 19
4 Cải thiện khả năng quản lý tri thức 19
CHƯƠNG 3: MÔ TẢ DỰ ÁN 19
A NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ 19
B CHỨC NĂNG 21
4
Trang 51 Thanh toán hóa đơn, dịch vụ 22
2 Quét mã QR 22
3 Nạp tiền điện thoại 22
4 Chuyển nhận tiền 22
5 Nạp tiền và rút tiền 22
6 Nhắn tin 22
7 Kết nối 22
8 Cá nhân hóa 22
9 Voice Chatbot 23
C SƠ ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG 23
D SƠ ĐỒ USE CASE DIAGRAM 24
CHƯƠNG 4 : TỔNG KẾT 26
5
Trang 6CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN DỰ ÁN
A MỤC ĐÍCH LỰA CHỌN DỰ ÁN
Khi cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra, thế giới bắt đầu chuyển mình theo
xu hướng kỹ thuật số, trong đó việc đổi mới tư duy sáng tạo lấy tâm điểm Internet làm nền tảng Để phát triển một nền kinh tế biết xây dựng một hệ thống công nghệ
và ứng dụng nó vào quá trình hoạt động, các thị trường nhỏ cụ thể là Việt Nam phảibiết thay đổi khoảng cách về tiến bộ khoa học so với nhiều thị trường lớn Hiện thực một nền kinh tế chuyển đổi số, ví điện tử tại Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ ở thị trường thanh toán điện tử với số lượng khách hàng lớn Chi trong vòng 2 – 3 năm trở lại đây người dùng tiếp cận đến các giao dịch điện tử tăng cao
vì nhu cầu công việc và đời sống Cũng vì sự thuận tiện của nó, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã chiếm một vị thế quan trọng trong thời gian gần đây Theo số liệu thống kê do các chuyên gia nổi tiếng trong và ngoài nước, hiện tại ViệtNam có tới hơn 40 ví điện tử, tăng 800% so với giai đoạn mới phát triển cách đây 7năm (chỉ có 5 ví điện tử) Đạt được những mục tiêu trong việc thúc đẩy tốc độ số hóa thị trường, ví điện tử cũng có cái nhìn rõ hơn qua thời kỳ dịch bệnh Covid – 19.Khi dịch bệnh bùng phát, người dân đã có ý thức chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế lây lan, truyền nhiễm Đây chính là
“cơ hội vàng” cho việc phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.Nhưng bên cạnh đó, khi toàn cầu đang hòa mình vào những công nghệ tân tiến nhất thì vẫn còn tồn tại “nhóm người mù chữ kỹ thuật số” Nhìn thấy được cơ hội trong tương lai xa, chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Smart Wallet For Digitally Illiterate Group” để nghiên cứu và phát triển một ứng dụng ví điện tử dành cho nhóm người mù chữ kỹ thuật số nói riêng và tất cả mọi người nói chung
6
Trang 7B SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
Mù chữ kỹ thuật số là tình trạng thiếu thông tin, kỹ năng hoặc hiểu biết về việc sử dụng các công cụ và công nghệ kỹ thuật số để hoàn thành một nhiệm vụ Vấn đề mù chữ kỹ thuật số có thể liên quan đến các vấn đề như thiếu khả năng tiếp cận các thiết bị, phần cứng cần thiết để sử dụng công nghệ và hiểu biết hạn chế về phần mềm, cài đặt cấu hình
Nhiều cá nhân có trình độ hiểu biết về kỹ thuật số thấp gặp phải sự cô lập với
xã hội do không thể theo kịp bạn bè và gia đình, những người hiểu biết về công nghệ hơn
Một khảo sát cho thấy tính đến năm 2022, gần 27% dân số Việt Nam vẫn gặpkhó khăn với kết nối số
Nói tóm lại, trình độ hiểu biết về kỹ thuật số của một người ảnh hưởng đáng
kể đến khả năng hoạt động của họ trong môi trường hiện tại, môi trường ngày càng thiên về công nghệ và phụ thuộc nhiều vào các công cụ kỹ thuật số cho mục đích giao tiếp và năng suất Biết cách sử dụng chính xác những công nghệ này là một kỹnăng cần thiết cho những ai mong muốn duy trì tính cạnh tranh trong thế giới hiện đại
Trên cơ sở nắm bắt và thấu hiểu, chúng em mong muốn phát triển một dự án
ví điện tử tích hợp những tính năng phù hợp với nhóm người mù chữ kỹ thuật số, nhằm hướng tới một nền kinh tế thông minh hoạt động một cách hiệu quả và an toàn để không một ai bị bỏ lại phía sau
7
Trang 8CHƯƠNG 2 : KIẾN THỨC ÁP DỤNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN
A BIG DATA
1 Big Data là gì?
Dữ liệu lớn là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được Dữ liệu lớn bao gồm các thách thức như phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư Thuật ngữ này thường chỉ đơn giản đề cập đến việc sử dụng các phân tích dự báo, phân tích hành
vi người dùng, hoặc một số phương pháp phân tích dữ liệu tiên tiến khác
2 Quy trình hoạt động
Bước 1
Xác định nguồn dữ liệu (từ website, ứng dụng, thiết bị thông minh, mạng xã hội, truyền thông, chính phủ,…) Tổ chức cần phải nắm rõ nguồn dữ liệu cần tìm vàcách thức thu thập
Bước 2
Xây dựng các hệ thống thu thập Big Data: Xây dựng các phần mềm, ứng dụng hay các thiết bị có thể kết nối với máy chủ để truyền tải thông tin, dữ liệu Dữliệu của Big Data thuộc nhiều định dạng khác nhau nên hệ thống thu thập cần phải tiên tiến, tích hợp các công nghệ mới
Bước 3
Xây dựng hệ thống lưu trữ và quản lý để phục vụ cho việc phân tích sau này
Dữ liệu Big Data cần một hệ thống máy chủ lưu trữ Hệ thống lưu trữ hiện tại gồm
2 loại là lưu trữ trên đám mây và lưu trữ tại công ty Để lựa chọn phù hợp thì cần
dự báo được khối lượng thông tin cần lưu trữ và các biện pháp bảo mật
Bước 4
Xây dựng hệ thống sàng lọc, làm sạch, phân tích dữ liệu và hệ thống phục vụbáo cáo Bước này đòi hỏi chất lượng của đội ngũ nhân sự trong việc xây dựng các thuật toán khai thác dữ liệu, ứng dụng các mô hình định lượng thông minh để phân tích đa chiều và đưa ra các dự báo
Bước 5
Sử dụng kết quả phân tích để đưa ra các quyết định
3 Ý nghĩa
Thứ nhất, phân tích các thói quen chi tiêu của khách hàng
Giúp ví điện tử có khả năng truy cập trực tiếp nguồn thông tin, dữ liệu lịch
sử dồi dào liên quan đến các thói quen, hành vi tiêu dùng của khách hàng, nắm thông tin chi tiết về nguồn thu và các khoản chi tiêu Điều này cung cấp cơ sở để ứng dụng tiếp cận và phân tích dữ liệu sâu hơn và là một trong các yếu tố quan
8
Trang 9trọng trong quá trình đánh giá rủi ro, thẩm định hồ sơ cho vay, mở rộng dịch vụ cung cấp bán chéo sản phẩm đến khách hàng Bên cạnh đó, nhờ nắm được thông tin về phần tiền nhàn rỗi của khách hàng, ví điện tử có thể tận dụng thu hút tiền gửi
để thực hiện các hoạt động đầu tư
Thứ hai, phân khúc khách hàng và thẩm định hồ sơ
Phân khúc khách hàng là một trong những nhân tố quan trọng trong chiến lược Marketing và thiết kế sản phẩm Big Data sẽ cung cấp những hiểu biết, kiến thức chuyên môn sâu về nhu cầu tiềm ẩn bên trong, thói quen và xu hướng chi tiêu của khách hàng, trợ giúp cho nhiệm vụ xác định nhu cầu và mong muốn của họ Bằng cách nắm các thông tin liên quan đến giao dịch, có thể xác định được khách hàng của mình thuộc các nhóm nào, ví dụ nhóm có chi tiêu dễ dàng, nhóm nhà đầu tư thận trọng, nhóm thanh toán nợ nhanh chóng, nhóm khách hàng trung thành,…
Bên cạnh đó, biết được hồ sơ cá nhân của tất cả các khách hàng giúp đánh giá chi tiêu và thu nhập dự kiến trong tháng và lập kế hoạch chi tiết để đảm bảo lợi nhuận cho tổ chức và lợi ích cho khách hàng
Thứ ba, bán chéo thêm các dịch vụ khác
Dựa vào cơ sở dữ liệu có được, có thể thu hút thêm hay giữ chân khách hàng bằng cách giới thiệu thêm các dịch vụ khác như các khoản đầu tư có lãi suất hấp dẫn đến các khách hàng có lượng tiền nhàn rỗi Hoặc các khoản vay ngắn hạn đến các khách hàng có thói quen chi tiêu dễ dàng
Thứ tư, marketing theo hướng cá nhân hóa
Sau khi có được phân khúc khách hàng thì tổ chức có thể tận dụng để marketing nhắm tới mục tiêu khách hàng dựa trên những hiểu biết về thói quen chitiêu cá nhân của họ Ngoài việc thu thập dữ liệu về lịch sử giao dịch của khách hàng, có thể kết hợp dữ liệu phi cấu trúc được lấy ra từ mạng xã hội để có được bứctranh đầy đủ hơn về nhu cầu của khách hàng dựa trên các phân tích về tâm lý, mong muốn ở mọi thời điểm
Thứ năm, phát hiện và ngăn chặn hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật
Big Data sẽ cho phép các tổ chức đảm không có giao dịch trái phép nào đượcthực hiện, cung cấp mức độ an toàn, nâng cao tiêu chuẩn bảo mật Nhờ vào dữ liệu
về lịch sử giao dịch và hồ sơ tín dụng của khách hàng, có thể nhận diện những bất thường trong quá trình cung cấp dịch vụ đến khách hàng
Thứ sáu, kiểm soát rủi ro, tuân thủ luật pháp và minh bạch trong báo cáo tài chính
Các thuật toán của Big Data còn giúp giải quyết các vấn đề pháp luật như kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, từ đó giảm được các chi phí quản lý Bên cạnh
đó, hệ thống Big Data thu thập và lưu trữ dữ liệu lớn giúp phân tích một cách nhanh nhất khi có dấu hiệu về rủi ro xảy ra, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý
B CLOUD COMPUTING
9
Trang 101 Cloud Computing là gì?
Điện toán đám mây là mô hình dịch vụ cho phép người truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, theo yêu cầu Tài nguyên điện toán đám mây có thể được thiết lập và hủy bỏ nhanh chóng bởi ngời dùng mà không cần sự can thiệp của nhà cung cấp dịch vụ
Sự ra đời của mạng xã hội Facebook năm 2004, sàn thương mại điện tử Amazon,… càng chứng tỏ được tầm quạ trọng của Điện Toán Đám Mây đối hầu hết các lĩnh vực liên quan tới mạng internet
Google, Driver, OneDrive, iCloud,… là những ví dụ điển hình của dịch vụ Điện Toán Đám Mây
2 Quy trình hoạt động
Bước 1 Xác định yêu cầu
Đầu tiên, cần xác định yêu cầu cho hệ thống điện toán đám mây Điều này bao gồm việc xác định các ứng dụng, dịch vụ, khả năng lưu trữ và các yêu cầu bảo mật
Bước 2 Lựa chọn nhà cung cấp
Sau đó, cần chọn nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây phù hợp Có nhiều nhà cung cấp uy tín như Amazon Web Services, Microsoft Azure, Google Cloud Platform,…
Bước 3 Thiết kế kiến trúc
Tiếp theo, cần thiết kế kiến trúc hệ thống điện toán đám mây dựa trên yêu cầu Điều này bao gồm việc quyết định về cấu trúc mạng, việc triển khai các máy chủ ảo (virtual machines), cấu hình mạng, bảo mật và xác định các dịch vụ cần sử dụng
Bước 4 Triển khai hệ thống
Sau khi hoàn tất thiết kế, có thể triển khai hệ thống điện toán đám mây của mình Quá trình này thường bao gồm việc tạo các máy chủ ảo, cấu hình mạng, lưu trữ dữ liệu và triển khai ứng dụng
Bước 5 Quản lý và giám sát
Sau khi hệ thống được triển khai, cần quản lý và giám sát nó để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả Điều này bao gồm việc theo dõi tài nguyên, hiệu suất hệ thống, bảo mật và thực hiện các biện pháp bảo vệ dữ liệu
Bước 6 Mở rộng và tối ưu
Khi hệ thống điện toán đám mây phát triển, có thể mở rộng và tối ưu hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của doanh nghiệp Điều này có thể bao gồm việc tăng cường tài nguyên, tối ưu hóa cấu trúc mạng và tăng các biện pháp bảo mật tiêntiến
Bước 7 Sao lưu và phục hồi
10
Trang 11Trong quá trình vận hành điện toán đám mây, việc sao lưu và phục hồi dữ liệu là rất quan trọng Cần đảm bảo rằng dữ liệu của hệ thống được sao lưu định kì
để đảm bảo tính khả dụng và an toàn trong hệ thống
3 Ý nghĩa
Thứ nhất, cải thiện mối quan hệ giữa tổ chức và khách hàng
Bằng cách cung cấp khả năng kiểm soát và truy cập tốt hơn vào nguồn cấp
dữ liệu và thông tin theo thời gian thực, điện toán đám mây giúp có thêm thông tin
về thói quen và sở thích của khách hàng để có thể đáp ứng nhu cầu của họ kịp thời vào thời điểm thích hợp Đồng thời mang lại cho khách hàng nhiều lợi, thông tin nhanh chóng và khả năng tiếp cận được cải thiện, giúp khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ
Thứ hai, đảm bảo các quy định về bảo mật hệ thống thông tin
Thứ ba, giảm chi phí
Theo khảo sát của Công ty Cổ phần tập đoàn IDC, một tổ chức dịch chuyển
hệ thống lên đám mây của AWS sẽ tiết kiệm được trung bình 31% chi phí hạ tầng CNTT Thay vì phải mất nhiều tháng để lập kế hoạch, mua sắm thiết bị, cấu hình phần cứng, phần mềm, dữ liệu,… thì với điện toán đám mây cho phép hạ tầng côngnghệ thông tin có thể triển khai sản phẩm, dịch vụ mới chỉ trong vài giờ Hơn nữa với mô hình thanh toán Pay – as – you – go ( dùng bao nhiêu, trả bấy nhiêu ) sẽ giúp tổ chức giảm thiểu rủi ro và chi phí thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ mới
Sử dụng điện toán đám mây cũng giúp tiết kiệm chi phí quản lý, vận hành hệthống bằng cách tận dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng CNTT của nhà cung cấp trên môi trường điện toán đám mây Dựa vào đó, có thể tiết kiệm chi phí cơ sở hạ tầng và triển khai các ứng dụng, sản phẩm mới một cách nhanh chóng và hiệu quả đến khách hàng
Thứ tư, giúp phát triển bền vững và minh bạch hơn
Điện toán đám mây giúp các bộ phận kinh doanh gắn kết chặt chẽ với nhau hơn thông qua việc chia sẻ dữ liệu, sử dụng phân tích dữ liệu để giải quyết nhanh các vấn đề của khách hàng Sự sáng tạo và gắn kết này giúp tổ chức giữ được nhân
sự chất lượng cao, tăng khả năng nhất quán trong tổ chức, tạo môi trường làm việc minh bạch và sáng tạo hơn
Thứ năm, nâng cao tính linh hoạt
Dịch vụ đám mây giúp phân bổ lại các nguồn lực từ việc quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hướng tới cải tiến dịch vụ cho khách hàng tiềm năng như nâng cấp cấu hình hệ thống để đáp ứng nhu cầu thị trường như lượt truy cập của khách hàng vào hệ thống trong những “mùa cao điểm” như dịp cuối năm, sau đó cóthể hạ cấu hình xuống khi nhu cầu truy cập giảm nhằm tăng hiệu quả kinh doanh
Thứ 6, tăng cường bảo mật
11
Trang 12Điện toán đám mây ưu tiên hàng đầu trong việc bảo vệ dữ liệu của khách hàng Các mã xác thực OTP, Token cũng là một trong các giải pháp bảo mật được phát triển từ điện toán đám mây Bên cạnh đó, khả năng mở rộng của đám mây giúp
hệ thống có thể quét được hàng nghìn giao dịch mỗi giây
C OPEN BANKING
12
Trang 131 Open Banking là gì?
Open Banking là một hệ thống cho phép các ứng dụng của bên thứ ba truy cập và kiểm soát các tài khoản ngân hàng và tài chính của người tiêu dùng Open Banking cho phép các tổ chức tài chính thu thập nhiều dữ liệu hơn và có được những hiểu biết sâu sắc hơn về hành vi và việc ra quyết định của khách hàng Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng các API hoặc giao diện lập trình ứng dụng, cho phép các nhà cung cấp tài chính của khách hàng kết nối với nhau