Ôn thi môn bồi thường thiệt hại hợp Đồng - dân sự 2

66 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Ôn thi môn bồi thường thiệt hại hợp Đồng -  dân sự 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ôn thi môn bồi thường thiệt hại hợp Đồng - dân sự 2 Ôn thi môn bồi thường thiệt hại hợp Đồng - dân sự 2 Ôn thi môn bồi thường thiệt hại hợp Đồng - dân sự 2Ôn thi môn bồi thường thiệt hại hợp Đồng - dân sự 2 Ôn thi môn bồi thường thiệt hại hợp Đồng - dân sự 2 Ôn thi môn bồi thường thiệt hại hợp Đồng - dân sự 2 Ôn thi môn bồi thường thiệt hại hợp Đồng - dân sự 2 Ôn thi môn bồi thường thiệt hại hợp Đồng - dân sự 2

Trang 1

ÔN THI MÔN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI HỢP ĐỒNG - DÂN SỰ 2ĐỀ 1:

Câu 1: Những quan điểm sau đây là đúng hay sai? Hãy giải thích ngắn gọn Nêu cơ

sở pháp lý:

a Giao dịch giữa các bên trên cơ sở sự tự nguyện là một giao dịch hợp pháp.

→ Sai Điều 117 BLDS 2015/ Điều 122 BLDS 2005 và giải thích điều luật

b Một cá nhân có hành vi đúng luật nhưng gây thiệt hại, thì đó chính là một căncứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự.

→ Sai Điều 275 BLDS 2015/ Điều 281 BLDS 2005 và giải thích điều luật.

c Tài sản dùng để ký cược là tài sản được dùng để bảo đảm cho bên mượn, bênthuê tài sản trả lại tài sản sau một thời gian nhất định.

→ Sai Điều 329 BLDS 2015/ Điều 359 BLDS 2005 và giải thích điều luật.

d Nếu có hành vi vô tình xâm phạm, làm tổn thương nhân phẩm của người khácthì chỉ phải xin lỗi, nộp tiền phạt theo quy định của pháp luật.

→ Sai Điều 363, 364 BLDS 2015/ Điều 307, 308 BLDS 2005 và giải thích điều luật.Câu 2: Hãy trình bày về trách nhiệm pháp lý của bên bán khi giao tài sản không đúng

số lượng và chất lượng theo thỏa thuận.

→ Trình bày, thể hiện được nội dung của Điều 437 BLDS 2015.

Trình bày, thể hiện được nội dung của Điều 438 BLDS 2015 hoặc của Điều 439BLDS 2015

Câu 3: Ông B thuê ông A vận chuyển tài sản theo đó A sẽ vận chuyển cho B một

lượng hàng thực phẩm chứa trong 01 tàu chở hàng từ cảng X đến cảng Y trước ngày24/12/2013 Các bên thống nhất thỏa thuận là : “A có nghĩa vụ bảo quản hàng trên

Trang 2

đường vận chuyển, nếu xảy ra hư hỏng thì A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệthại” Tuy nhiên, trên đường A chở hàng thì gặp cơn bão lớn Dù gắng chống chọibằng mọi cách với cơn bão nhưng sau đó gần 70% số hàng trên tàu bị hư hỏng Ông Bđã yêu cầu ông A bồi thường toàn bộ số hàng bị hư hỏng Ông A không đồng ý bồithường vì cho rằng mình không có lỗi gây ra số hàng hóa hư hỏng đó Giữa A và B cótranh chấp.

1 Giả sử thỏa thuận thuê chở hàng giữa B và A được xác lập bằng lời nói thì thỏathuận này có được pháp luật công nhận không? Giải thích.

→ Thỏa thuận giữa A sẽ được pháp luật công nhận trong trường hợp nội dung thỏa

thuận đó là hợp pháp; dựa trên cơ sở Điều 117 BLDS 2015 và Điều 531 BLDS 2015.

2 Với nhận thức pháp lý của mình, anh chị có hướng giải quyết tranh chấp nóitrên như thế nào?

→ Trình bày được như thế nào là sự kiện bất khả kháng theo Điều 156 BLDS 2015;

nêu được việc A không phải bồi thường nếu A đã áp dụng được tất cả các biện phápcần thiết nhưng vẫn không ngăn được thiệt hại xảy ra

ĐỀ 2:

Câu 1: Nhận định đúng sai và giải thích:

1 Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2 Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng khi tính mạng của thân nhânbị xâm phạm bao gồm cha, mẹ, vợ (chồng), con.

Trang 3

3 Trách nhiệm dân sự hỗn hợp là trách nhiệm khi thiệt hại do nhiều người gây ra.4 Người gây ra thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu chứng minh

được rằng họ hoàn toàn không có lỗi.

Câu 2: Yếu tố lỗi ảnh hưởng như thế nào đối với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng?

Câu 3: Ông A vừa mua được một con người trông rất đẹp và khỏe Nhưng tính khí nó

rất hung hăng và chưa thuần phục Anh B (từng là nài ngựa giỏi và hiện là người huấnluyện ngựa đua chuyên nghiệp) đến xin hợp đồng làm công cho ông A để huấn luyệncon ngựa nói trên Ông A đã thông báo cho anh B biết về tính khí con ngựa và cũng tỏý không tin anh B có thể huấn luyện được chú ngựa Nhưng anh B quả quyết mìnhthừa sức để làm việc đó Được ông A đồng ý, anh B nhảy lên lưng ngựa, bắt ngựachạy thật nhanh rồi ghìm cương bắt nó dừng lại Được 1 vòng thì con ngựa hất anh Bté Nhưng anh B đã ngã đúng thế nên không sao Lần thứ 2 anh B lại nhảy lên lưngngựa, một tay ghìm cương thật mạnh, một tay dùng roi quất mạnh vào mông ngựa, haichân thúc vào hông ngựa và la quát, dụng ý làm ngựa bị đau và sợ để thuần phục.Nhưng do bị đánh đau khiến con ngựa lồng lên hất anh B xuống sân cỏ và vùng chạyra ngoài Kết quả là anh B bị té gãy xương cẳng tay Con ngựa chạy bừa ra ngoài đạpanh C bị thương Hãy xác định trách nhiệm của ông A và anh B trong việc gây thiệthại kể trên trong 2 trường hợp sau:

1 Anh B đã ký hợp đồng làm việc cho ông A.2 Giữa các bên chưa thiết lập hợp đồng làm việc.

Trang 4

ĐỀ 3:

Câu 1: Nhận định đúng sai và giải thích:

1 Trách nhiệm dân sự hỗn hợp là trách nhiệm trong đó lỗi hoàn toàn thuộc vềngười bị thiệt hại.

→ Sai Trách nhiệm dân sự hỗn hợp là trách nhiệm BTTH phát sinh trong trường hợpmà người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại đều có hành vi trái pháp luật, có lỗi,

hành vi trái pháp luật của mỗi người đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra Điều617 BLDS 2005 - Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi:“Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ

phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy rahoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”.

2 Khi thiệt hại do nhiều người gây ra thì những người đó phải chịu trách nhiệmliên đới bồi thường cho người bị thiệt hại

→ Sai Nếu nhiều người cùng gây ra thiệt hại cho 1 chủ thể nhưng trong số các hànhvi vi phạm PL đó chỉ có một hoặc một số hành vi có mối quan hệ nhân quả với hậuquả thiệt hại (là nguyên nhân quyết định, trực tiếp gây ra thiệt hại) còn các hành vi cònlại tuy vi phạm PL nhưng lại không có mối quan hệ nhân quả đối với thiệt hại (chỉ làđiều kiện, là nguyên nhân thúc đẩy thiệt hại xảy ra nhanh chóng & thuận lợi hơn chứkhoogn phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại) thì trách nhiệm của các chủ thểnày là hoàn toàn độc lập với nhau Mỗi chủ thể chỉ phải thực hiện phần trách nhiệmcủa mình và sau khi thực hiện xong, trách nhiệm đó chấm dứt Khoa học pháp lý gọiđây là trách nhiệm dân sự riêng rẽ

Trang 5

CSPL: Điều 587 Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra: “Trường hợp

nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho ngườibị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác địnhtương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họphải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”

3 Pháp nhân chỉ phải bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại do người củapháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ do pháp nhân giao.

→ Sai Trong trường hợp pháp nhân là trường học, bệnh viên hay tổ chức khác đangtrực tiếp quản lý người dưới 15 tuổi, người mất NLHVDS thì nếu những người nàygây thiệt hại trong thời gian được các pháp nhân này trực tiếp quản lý thì pháp nhân

phải bồi thường (K1 & K2 Điều 599 BLDS 2015)

CSPL: Điều 599 Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mấtnăng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhânkhác trực tiếp quản lý:

“1 Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gâythiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

2 Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gianbệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồithường thiệt hại xảy ra.

3 Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều nàykhông phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trongtrường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mấtnăng lực hành vi dân sự phải bồi thường.”

Trang 6

(bổ sung thêm) Điều 597 Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra:

"Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện

nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyềnyêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quyđịnh của pháp luật.”

4 Một người gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại mà mìnhgây ra.

→ Sai Một người gây thiệt hại cho người khác nhưng nếu thuộc các trường hợp miễntrừ trách nhiệm thì không phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra Các trường hợpmiễn trừ trách nhiệm bồi thường gồm:

- Có sự kiện bất khả kháng Ví dụ: bão làm mái tôn của nhà anh A bay sang nhàanh B gây thiệt hại cho anh B về tài sản.

- Người gây thiệt hại trong các trường hợp: phòng vệ chính đáng; tình thế cấpthiết

CSPL: Điều 594 Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòngvệ chính đáng: Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải

bồi thường cho người bị thiệt hại; Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệchính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại

Điều 595 Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thếcấp thiết: 1 Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì

người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình

Trang 7

thế cấp thiết cho người bị thiệt hại; 2 Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệthại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

- Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi.

- Người gây thiệt hại nhưng do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền Ví dụ: anh A,B,C thực hiện tháo dỡ nhà của anh D theo quyết địnhcưỡng chế tháo dỡ của UBND cấp có thẩm quyền

Câu 2: Giải thích và nêu ý nghĩa của quy định tại Khoản 2 Điều 604 BLDS 2005 → K2 Điều 604 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp pháp luật quy định người

gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy địnhđó.”

Về nguyên tắc, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh khi có đầy đủ 04 điềukiện:

- Có tình huống thực tế xảy ra - Có hành vi vi phạm PL

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm PL và hậu quả thiệt hại- Người gây thiệt hại phải có lỗi.

Trang 8

khác Ở một góc độ khác, góc độ của khoa học pháp lý, thì vấn đề nhận thứcluôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định lỗi của 1 chủ thể.

Ví dụ: người mắc bệnh tâm thần được coi là không có lỗi ngay cả khi họ gâythiệt hại do họ không có nhận thức (mất NLHVDS) Tuy nhiên, trong trườnghợp này PL vẫn quy định họ phải bồi thường đối với thiệt hại đã xảy ra, chỉ có

điều việc bồi thường phải do người giám hộ thực hiện thay (K3 Điều 606BLDS 2005).

Câu 3 (sử dụng NQ): Ông A bị bắt quả tang đang vận chuyển hàng trái phép qua

biên giới nên bị bộ đội biên phòng Đồn 1 Huyện X đã ra lệnh bắt tạm giam giữ ông A.Qua điều tra xác minh xác định được giá trị hàng hóa chưa đến mức phải truy cứutrách nhiệm hình sự, vì vậy lệnh tạm giam giữ hủy bỏ và xử lý hành chính về hành vicủa ông A Hỏi:

1 Ông A có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại hay không?

→ Theo quy định tại Điều 1- NQ 388/2003 tại tiểu mục 1.1 - Mục 1 - Phần 1 Thôngtư liên tịch 04/2006 thì chỉ khi nào người bị tạm giữ, tạm giam “có quyết định của cơquan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ quyết định tạm giữ, tạmgiam vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm PL” (là điều kiện cần) và “khôngthực hiện bất kỳ một hành vi vi phạm PL nào” (là điều kiện đủ) thì mới được giảiquyết bồi thường.

Như vậy, trong trường hợp này, tuy ông A đã có quyết định hủy bỏ quyết định tạmgiữ, tạm giam để xử lý hành chính song vì ông A đã có hành vi vi phạm pháp luật là“vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” nên ông không được giải quyết BTTHtheo NQ388.

Trang 9

2 Nếu có quyền yêu cầu bồi thường thì ông sẽ được bồi thường những khoảnthiệt hại nào? Ai sẽ bồi thường cho ông A?

→ Nếu ông A không thực hiện bất kỳ 1 hành vi vi phạm PL nào và thuộc trường hợpcó quyền yêu cầu đòi bồi thường theo quy định thì ông sẽ được giải quyết bồi thườngtheo những khoản thiệt hại sau đây:

a Thiệt hại do tổn thất về tinh thần theo K1 Điều 5 NQ 388/2003: mức bồithường được tính là mỗi ngày bị tạm giữ, tạm giam được bồi thường là 03 ngàylương tối thiểu tại thời điểm giải quyết bồi thường.

b Thiệt hại về vật chất (nếu chứng minh được) trong trường hợp bị tổn hại sứckhỏe theo Điều 7 NQ 388 gồm:

- Chi phí hợp lý cho việc cữu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năngbị mất, bị giảm sút.

- Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị oantrong thời gian điều trị.

- Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị oan và khoản cấp dưỡng cho nhữngngười mà người bị oan đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, trong trường hợpngười bị oan mất khả năng lao động và phải có người thường xuyên chăm sóc.c BTTH trong trường hợp tài sản của người bị oan bị thu giữ, tạm giữ, kê biên,

tịch thu mà bị xâm hại (nếu chứng minh được thiệt hại đó) theo K2 Điều 8 NQ388.

d BTTH do thu nhập thực tế bị mất (nếu chứng minh được) theo Điều 9 NQ 388

Trang 10

Ngoài ra các khoản được quyền yêu cầu bồi thường như đã nêu trên thì ông cònđược hoàn lại các khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, các khoản tiền đã đặt đểbảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền…theo quy định tại K3 Điều 8 NQ 388.Về cơ quan có trách nhiệm bồi thường cho ông A được quy định tại Điều 10NQ 388 theo nguyên tắc “cơ quan có trách nhiệm BTTH là cơ quan đã gây raoan sau cùng” (tiểu mục 2.2 - mục 2 - phần III - TTLT 04/2006) Trong trườnghợp này nếu việc tạm giữ, tạm giam có phê chuẩn của VKS thì VKS đã phêchuẩn có trách nhiệm BT; nếu không có phê chuẩn của VKS thì cơ quan đã ralệnh tạm giữ, tạm giam có trách nhiệm bồi thường (K2 Điều 10 NQ 388 vàmục 2 - phần III TTLT 04/2006).

Riêng đối với tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu mà bị thiệt hại thì cơquan đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu có trách nhiệm BT (K8Điều 10 NQ 388 và tiểu mục 2.5 - mục 2 - phần III TTLT 04/2006).

Câu 4: Công ty A giao nhiệm vụ cho anh B vận chuyển hai chuyến hàng với tổng

khối lượng là 16 tấn gạo B tự ý chở toàn bộ số gạo trên thành 1 chuyến nên đã làmsập cầu (tải trọng cầu là 10 tấn đã được cắm biển báo) Anh/ chị hãy chọn một trongnhững phương án sau đây để xác định ai là người phải chịu trách nhiệm bồi thườngcho người bị thiệt hại do cầu bị sập và giải thích tại sao lại chọn phương án đó:

1 Anh B2 Công ty A

3 Anh B và công ty A cùng liên đới

4 Anh B và công ty A chịu trách nhiệm riêng rẽ5 Một phương án khác.

Trang 11

→ Phương án 1 là phương án đúng.

Công ty A là một pháp nhân Quan hệ giữa cty A và anh B là quan hệ giữa pháp nhânvà người của pháp nhân (nhân viên của pháp nhân) Ở đây do chủ thể bị thiệt hạikhông phải là pháp nhân mà là người ngoài pháp nhân nên thuộc phạm vi điều chỉnh

của BLDS về trách nhiệm dân sự bồi thường ngoài hợp đồng Theo Điều 597 Bồithường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra thì: “pháp nhân phải BTTH do

người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao” Ở đây tathấy thiệt hại thực tế xảy ra là do việc anh B tự ý chở toàn bộ số hàng trên thành 1chuyến bất chấp nhiệm vụ được pháp nhân giao là phải vận chuyển thành 02 chuyến.Vì vậy không được coi là “thiệt hại gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp

nhân giao” và không có cơ sở để áp dụng Điều 597 BLDS 2015 Do đó ta loại trừ

trách nhiệm bồi thường của pháp nhân Anh B phải chịu toàn bộ trách nhiệm BTTH

đối với thiệt hại do mình gây ra do thỏa mãn đầy đủ 4 điều kiện sau (quy định tại NQ03/2006/ NQ- HĐTP):

- Có thiệt hại thực tế xảy ra.

- Có hành vi vi phạm PL: hành vi bất chấp các quy định về ATGT đường bộ(không nghiêm chỉnh chấp hành hiệu lệnh của bảng báo cấm) là hành vi viphạm PL.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm PL và hậu quả thực tế xảy ra:hậu quả sập cầu là hậu quả tất yếu gây ra bởi hành vi xem thường PL của anh Bhay nói khác chính hành vi trái PL của anh B là nguyên nhân trực tiếp đưa đếnhậu quả thiệt hại.

Trang 12

- Người gây thiệt hại có lỗi: ở đây anh B đã phạm lỗi Lỗi ở đây có thể là lỗi cố ýnhưng cũng có thể là vô ý vi phạm các quy định ATGT đường bộ gây hậu quảnghiêm trọng.

Như vậy về mặt nguyên tắc, anh B phải chịu trách nhiệm BTTH toàn bộ domình gây ra đối với nhà nước cũng như đối với những người bị thiệt hại do hậu

quả sập cầu Tuy nhiên theo quy định tại K2 Điều 585 BLDS 2015: “Người

chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếukhông có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của

mình” về nguyên tắc BTTH thì nếu một người do lỗi vô ý mà gây thiệt hại và

thiệt hại đó là quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình thìcó thể được giảm mức bồi thường.

ĐỀ 4:

Câu 1: Nhận định đúng sai và giải thích:

1 Người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác thì trong mọitrường hợp đều phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.

2 Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm ngoại trừyếu tố lỗi.

Trang 13

Câu 2: A cho B mượn xe Wave 100 phân khối để sử dụng dù biết rõ là B không có

bằng lái Trong khi sử dụng thì b gây ra tai nạn làm thiệt hại cho C Hỏi A có phảichịu trách nhiệm gì đối với khoản thiệt hại mà B gây ra cho C không? Vì sao?

Câu 3: Ông A thuê kỹ sư B khảo sát địa chất rồi thuê kiến trúc sư C vẽ thiết kế ngôi

nhà 4 tầng Sau đó thuê nhà thầu D xây dụng theo đúng thiết kế Ngôi nhà xây xong,mới vừa bàn giao chưa dọn vào ở đã bị đổ sụp Ngoài việc làm hỏng toàn bộ các hạngmục của ngôi nhà, nhà sập còn làm hỏng nặng 1 ngồi nhà kế bên của anh E Anh E đòiông A và nhà thầu liên đới bồi thường nhưng cả 2 đều không đồng ý Ông A nói: nhàsập do lỗi của ông A xây kém chất lượng Ông D cho rằng: mình đã bàn giao nhà choông A rồi nên ông A phải tự chịu trách nhiệm

Cơ quan giám định chuyên môn xác đinh, đi đến kết luận rằng: tuy bản vẽ đúng yêucầu kỹ thuật và phù hợp với kết luận của bên khảo sát nhưng kết luận của bên khảo sátkhông chính xác về kết cấu địa chất nên bản vẽ chân móng yếu và việc thi công cónhiều sai phạm Nhà sập là do móng không đủ để chịu lực và chất lượng thi công kém.Căn cứ vào BLDS, anh/chị hãy cho biết:

1 Lập luận của các bên ai đúng ai sai? Tại sao?

2 Ai phải bồi thường thiệt hại cho anh E? Giải thích vì sao và nêu cơ sở pháp lý?

Trang 14

Tình huống: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

● A viết thư mời B mua 10 hộp mỹ phẩm loại X với giá 10 triệu đồng Sau khitìm hiểu giá cả thị trường trên, B viết thư trả lời đồng ý mua 10 hộp mỹ phẩmđó của A nhưng yêu cầu A giảm giá 10% giá trị lô hàng trên A trả lời đồng ýbán nhưng chỉ chấp nhận giảm 5% giá trị lô hàng B gửi thư cho A đồng ý muanhưng vẫn tiếp tục trả giá lô hàng trên là 8 triệu đồng Vài ngày sau, khôngthấy A trả lời, B viết 1 thư khác với nội dung đồng ý mua lô hàng trên của Avới mức giá giảm 5% Hỏi:

1 Hợp đồng giữa A và B đã được giao kết chưa? Giải thích và nêu cơ sở pháplý

Hoặc giải thích ngắn gọn:

- Khẳng định để hợp đồng được xác lập thì các bước: đề nghị giao kết hợp đồngvà chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải phù hợp với quy định của phápluật (Điều 393)

- Bước 1 (1): B gửi A yêu cầu giảm giá 10%, do B không chấp nhận toàn bộ căncứ theo Điều 393 nên hợp đồng giữa các bên chưa được giao kết

- Bước 2 (2): B gửi cho A lần thứ nhất (là đề nghị mới của B đối với A) A khôngchấp nhận toàn bộ 1 lần nữa, mà A lại yêu cầu giảm 5% Hợp đồng chưa đượcxác lập vì chưa có sự chấp nhận toàn bộ.

- Bước 3 (3): B gửi A 2 cái đề nghị giao kết hợp đồng+ Thứ nhất, là đề nghị mới: B đồng ý mua với giá 8 triệu+ Thứ hai, là B đồng ý mua với giá 5%

Trang 15

→ Sự im lặng của A không là chấp nhận

→ Đề nghị nào của B là có hiệu lực: Điều 389 BLDS 2015 (kết luận theo điều 389tùy theo mọi người)

Tình huống:

● Công ty M và ông A ký hợp đồng vận chuyển 20 tấn gạo đi từ cảng Cần Thơ

đến cảng Hải Phòng Trong hợp đồng vận chuyển hai bên có thỏa thuận “nếu

bên vận chuyển (công ty M) để gạo bị ẩm ướt thì phải hoàn toàn chịu tráchnhiệm bồi thường thiệt hại”.

● Trên đường vận chuyển, khi tàu đến vùng biển Quảng Nam thì bão bất ngờ ậpđến Khó khăn lắm, thuyền trưởng mới có thể đưa tàu đến nơi an toàn nhưngtoàn bộ hàng hóa trên tàu đều bị ngấm nước biển Sau khi xảy ra sự việc, căncứ vào thỏa thuận trong hợp đồng, ông A yêu cầu công ty M bồi thường toànbộ thiệt hại, nhưng công ty M căn cứ vào Khoản 3 Điều 541 BLDS 2015 đã từchối trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Trang 16

- Không lường trước được: bão bất ngờ ập đến.

- Áp dụng mọi biện pháp: chưa áp dụng Thuyền trưởng đưa tàu đến nơi an toàn:trong thời gian này ông chủ có sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ số hàng chưa,hay chỉ quan tâm đến tính mạng người.

b Có thể giảm BTTH nhưng không được miễn trách nhiệm vì ông chủ chưa ápdụng mọi biện pháp

Tình huống chương 6:

● Công ty X giao nhiệm vụ cho anh K (nhân viên) vận chuyển số gạo là 10 tấnthành 2 chuyến (mỗi chuyển 5 tấn) Vì để đỡ tốn thời gian, anh K đã tự ý gomsố hàng lại vận chuyển thành 1 đợt, trong quá trình vận chuyển, khi đi qua cầuthì do vượt quá trọng tải nên cầu đã bị sập.

● Ai sẽ chịu trách nhiệm BTTH trong tình huống trên?● Công ty X bồi thường giùm anh K, thiệt hại về cầu sập

→ Trả lời: Đối với câu hỏi ai sẽ chịu trách nhiệm BTTH → cần phải phát sinh trách

nhiệm BTTH → thỏa mãn các điều kiện Điều 584 BLDS 2015 (có 3 căn cứ):

- Hành vi trái pháp luật: hành vi của anh K gây hư hỏng cây cầu

- Thiệt hại thực tế: Điều 589 BLDS 2015: thiệt hại do tài sản bị hư hại

- Mối quan hệ nhân quả: hành vi của anh K làm hư hỏng tài sản làm cây cầu bịsập

→ Anh K có trách nhiệm BTTH do thiệt hại của cây cầu bị sập.

Tuy nhiên, anh K đang làm việc cho công ty X Xét Điều 597 BLDS 2015 thì anh K

là người làm công (gồm 2 yếu tố: làm việc cho người khác và chịu sự mệnh lệnh chỉ

Trang 17

thị từ công ty) và anh K đang thực hiện việc công ty X giao → Theo Điều 597 BLDS2015 thì công ty X sẽ chịu trách nhiệm BTTH

Trang 18

Tình huống: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

● A viết thư mời B mua 10 hộp mỹ phẩm loại X với giá 10 triệu đồng Sau khitìm hiểu giá cả thị trường trên, B viết thư trả lời đồng ý mua 10 hộp mỹ phẩmđó của A nhưng yêu cầu A giảm giá 10% giá trị lô hàng trên A trả lời đồng ýbán nhưng chỉ chấp nhận giảm 5% giá trị lô hàng B gửi thư cho A đồng ý muanhưng vẫn tiếp tục trả giá lô hàng trên là 8 triệu đồng Vài ngày sau, khôngthấy A trả lời, B viết 1 thư khác với nội dung đồng ý mua lô hàng trên của Avới mức giá giảm 5% Hỏi:

1 Hợp đồng giữa A và B đã được giao kết chưa? Giải thích và nêu cơ sở pháplý

Xác định hợp đồng được giao kết khi nào?

Qua 2 giai đoạn: đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồngTrong tình huống này đang bàn về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (vì đề nghịcủa A không bàn đến)

- Khoản 1 Điều 393: để hợp đồng được giao kết thì B phải chấp nhận toàn bộ.

Vì các bên có thay đổi giá cho nhau: (1) B có sự thay đổi giá 10% → chưađược chấp nhận toàn bộ (2) A gửi lại B đề nghị (đây là đề nghị mới: vì chấp

nhận không toàn bộ) (3) B gửi tiếp cho A đồng ý mua với giá 8 triệu (đề nghịmới của B)

→ (3) đưa vào A có đồng ý hay chưa? → Sự im lặng trong giao kết hợp đồng:

+ Vì các bên không có thỏa thuận và không có thói quen từ trước nên lúc này sựim lặng của A không được xem là chấp nhận.

Trang 19

+ Đối với 5%: lần cuối A gửi B là đồng ý bán với giá 5%, sau đó B đồng ý với đề

nghị này Câu hỏi đưa ra: hợp đồng mua lô hàng giữa A và B đã được xáclập chưa?.

Điều 400 BLDS 2015: thời điểm giao kết hợp đồng

Điều 388 BLDS 2015:

Bên đề nghị: B (đề nghị 2 lần; lúc đầu B đề nghị mua với giá 8 triệu sau đó B

thay đổi và đồng ý mua với giá 5%) Đề nghị nào của B mới có hiệu lực?

Khoản 1 Điều 389 BLDS 2015: xem 5% có phải ngoại lệ không? Nếu khôngthì 8 triệu có hiệu lực → Vì đề không rõ nên có thể chia trường hợp:

TH1: Căn cứ Điều 389 thì nếu 2 cái cùng thời điểm hoặc A nhận cái đề nghị sau trướcthì cái sau có hiệu lực Và ngược lại (TH2)

→ Căn cứ vào A nhận cái nào trước

Hoặc giải thích ngắn gọn:

- Khẳng định để hợp đồng được xác lập thì các bước: đề nghị giao kết hợp đồngvà chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải phù hợp với quy định của phápluật (Điều 393)

- Bước 1 (1): B gửi A yêu cầu giảm giá 10%, do B không chấp nhận toàn bộ căncứ theo Điều 393 nên hợp đồng giữa các bên chưa được giao kết

- Bước 2 (2): B gửi cho A lần thứ nhất (là đề nghị mới của B đối với A) A khôngchấp nhận toàn bộ 1 lần nữa, mà A lại yêu cầu giảm 5% Hợp đồng chưa đượcxác lập vì chưa có sự chấp nhận toàn bộ.

- Bước 3 (3): B gửi A 2 cái đề nghị giao kết hợp đồng+ Thứ nhất, là đề nghị mới: B đồng ý mua với giá 8 triệu

Trang 20

+ Thứ hai, là B đồng ý mua với giá 5%→ Sự im lặng của A không là chấp nhận

→ Đề nghị nào của B là có hiệu lực: Điều 389 BLDS 2015 (kết luận theo điều 389tùy theo mọi người)

2 Nếu B viết thư đồng ý mua lô hàng trên của A với giá 8 triệu đồng và A trảlời đồng ý nhưng sau đó A chết thì B có được nhận hàng và thanh toán theogiá đã giảm hay không? Tại sao?

-3 Nếu B viết thư đồng ý mua lô hàng trên của A với giá 8 triệu đồng và A trảlời đồng ý nhưng sau đó bất ngờ xảy ra hỏa hoạn làm cửa hàng bị cháy,toàn bộ lô hàng bị hư hỏng nên A không có hàng để giao cho B A có phảichịu trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng không? Giải thích và nêu cơsở pháp lý

-Các trường hợp sau có vi phạm điều kiện về chủ thể không?

Có 2 loại đại diện: theo pháp luật (không được ký kết); theo ủy quyền (được kýkết)

1 Công ty A do ông B là người đại diện theo pháp luật có đứng ra ký kết muahàng cho anh C, sau đó công ty A tiến hành thay đổi người đại diện theo phápluật thành bà D Các bên xảy ra tranh chấp về tiền mua hàng.

Hợp đồng được ký với B có vi phạm điều kiện chủ thể không?

Trang 21

Vì công ty có nhiều người phải cử ra người đại diện để ký kết hợp đồng B đại diện đi

ký với C sau đó lại thay đổi thành D mới là người đại diện pháp luật thì Hợp đồngđược ký với B và C có vi phạm điều kiện chủ thể không?

- C là cá nhân ký kết hợp đồng với công ty (pháp nhân): cho dù có thay đổingười đại diện theo pháp luật thì bản chất ban đầu vẫn là C ký hợp đồng với

công ty → không vi phạm điều kiện chủ thể.

- Trong trường hợp công ty không có quyền đi ký kết, thì lúc này mới bị sai vềchủ thể

2 Chi nhánh X của công ty Y đứng ra ký kết hợp đồng mua bán với công ty A.

- Điều 84 BLDS 2015: chi nhánh không phải là pháp nhân Trong giao dịch dân

sự chủ thể là: cá nhân; pháp nhân; nhà nước → X không phải pháp nhân →

X không có quyền ký kết

3 Công ty A lập giấy ủy quyền cho ông B để ký kết hợp đồng mua bán với công tyC.

- B được quyền ký kết (vì B là đại diện theo ủy quyền)

Người đại diện pháp luật: đại diện cơ bản các vấn đề của công ty Nhưng trong quátrình hoạt động người đại diện không thể nắm được hết mọi thứ của công ty, lúc nàycó đại diện theo ủy quyền (nhờ người khác làm dùm các vấn đề của công ty)

Tình huống: Vi phạm về điều kiện hình thức

● Ông A có 4 người con và trong phần di sản của ông A có để lại 1 mảnh đất.Khi ông A còn sống, trong buổi họp gia đình đã thống nhất chia cho người con

Trang 22

là anh B diện tích đất này và lập giấy phân chia đất đai được viết tay Anh Bsau đó cũng đã xây 1 căn nhà 3 tầng trên đất.

● Năm 2016, ông A chết không để lại di chúc Các đồng thừa kế lúc này khôngđồng ý với việc tặng cho và khởi kiện ra tòa án yêu cầu hủy bỏ giấy phân chiatrên

● Trong trường hợp này, anh B có phải trả lại mảnh đất đó không? Vì sao?

→ Đây là hợp đồng tặng cho: A cho B, lập bằng giấy tay hợp đồng vi phạm về điều⇒kiện hình thức có công nhận hợp đồng này không?⇒

- Khoản 2 Điều 129 BLDS 2015: Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuânthủ quy định về hình thức

(1) giao dịch xác lập bằng văn bản (có giấy tay) nhưng vi phạm quy định bắtbuộc về công chứng, chứng thực

(2) 1 bên hoặc các bên thực hiện được ⅔ giao dịch

+ Hợp đồng tặng cho là hợp đồng đơn vụ (chỉ 1 bên có nghĩa vụ giao đất) Ông Ađã giao đất cho B và B đã xây nhà trên đất → đã hoàn thành ⅔ (hay: đã hoànthành xong nghĩa vụ)

Tình huống sự kiện bất khả kháng:

● Tháng 1/2020, ông A ký kết hợp đồng thuê mặt bằng của anh B, với giá là 20triệu/tháng, thời hạn thuê là 3 năm Mục đích ông A thuê là để mở trung tâmdạy TA Nhưng đến tháng 3/2020, do dịch Covid-19, nhà nước ban hành lệnh

Trang 23

cấm nhập cảnh và ông A không thể mời giáo viên người nước ngoài về dạyđược Ông A yêu cầu chấm dứt hợp đồng do sự kiện bất khả kháng

● Anh/chị hãy giải quyết tình huống trên.

Xác định: ông A trong trường hợp này đã áp dụng mọi biện pháp chưa?

(1) xem dịch covid có phải sự kiện khách quan không? - Về bản chất: là sự kiện khách quan, khó lường trước được- Nếu dịch này không lớn, không chết người → có thể kết luận

Nhưng dịch bệnh nặng đến mức nhà nước ban hành lệnh cấm → phân tích

đây có phải sự kiện bất khả kháng không?

→ Xác định: văn bản nhà nước ban hành lệnh cấm nhập cảnh có chính là nguyên nhândẫn đến các bên muốn chấm dứt hợp đồng với nhau không?

Dịch bệnh bùng phát là sự kiện khách quan, các bên không thể lường trước

trường hợp này ông A đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết chưa?

- Nếu ông A chưa áp dụng biện pháp cần thiết thì còn biện pháp: mời GV nướcngoài ở VN dạy, dạy online, mời người VN 8.0 dạy TA

Nếu ông A muốn chứng minh mình đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết → rất khó vìông B chắc chắn sẽ không chịu bởi vì nếu là sự kiện bất khả kháng thì ông A đượcmiễn toàn bộ trách nhiệm (không bồi thường thiệt hại, không đền hợp đồng, chỉ làchấm dứt đơn giản)

Có cách khác để bảo vệ ông A:

phán với nhau, thỏa thuận giảm giá xuống)

Trang 24

Tình huống hủy bỏ hợp đồng:

● Ông A ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cho ông B với giá là 3 tỷ đồng.Ông A đã giao nhà đất cho ông B, nhưng đến hạn thì ông B không trả đượcphần tiền còn lại là 1 tỷ đồng Sau nhiều lần đòi ông B trả tiền, ông A đã khởikiện yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng trên.

● Anh/chị hãy cho biết ông A có quyền hủy bỏ hợp đồng nêu trên không? Vìsao?

Hủy bỏ/ có quyền đơn phương: chọn cái nào?

Chọn hủy bỏ Vì đơn phương chấm dứt trong trường hợp này sẽ không có giá trị,⇒

bởi vì nếu chấm dứt hợp đồng thì ông A đã giao nhà (ông A mất nguyên nhà đất)(Vì ông A đã giao nhà đất rồi, nếu đơn phương chấm dứt kết thúc tại thời điểm đóphần nhà đất đã giao ông B được giữ và ông B phải trả tiền nhà đất → không có giá trịgì hết, vì trong trường hợp này đã giao cả khối (giao hết) rồi.)

Thông thường đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ được áp dụng cho chia thànhđợt

Ông A có quyền hủy bỏ hợp đồng⇒

Tình huống mất cọc, phạt cọc:

● Chị A và anh B ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có cam kếtlà đặt cọc 2 tỷ đồng để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng Hai bên thỏa thuậnlà sau khi chị A hoàn thành thủ tục giấy tờ và giao trong 2 tuần sẽ trả lại tiềncọc, nếu chị A không hoàn thành thì sẽ bị mất cọc và chịu phạt Đến ngày giao

Trang 25

giấy tờ như thỏa thuận thì chị A không thực hiện và anh B đã khởi kiện yêu cầuchị A phải chịu mất cọc và phạt cọc Chị A không đồng ý và cho rằng do lỗicủa cơ quan nhà nước xử lý thủ tục chậm nên mới giao trễ hạn.

● Theo anh/chị, trong trường hợp này chị A có phải chịu mất cọc và phạt cọckhông? Vì sao?

Lưu ý: Án lệ số 25/2018/AL

Tình huống án lệ: Hợp đồng đặt cọc để đảm bảo giao kết hợp đồng mua bán nhà có

thỏa thuận trong 1 thời hạn để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, nếu viphạm thì phải chịu phạt cọc

Hết thời hạn theo thỏa thuận, bên nhận đặt cọc chưa được cấp giấy chứng nhận quyềnsở hữu nhà do nguyên nhân từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Giải pháp pháp lý: trường hợp này, xác định việc bên nhận đặt cọc không thể thực

hiện đúng cam kết là do khách quan và bên nhận đặt cọc không phải chịu phạt cọc.

Tình huống hợp đồng thế chấp bị vô hiệu do có đối tượng không thực hiện được:

● Ông A thế chấp quyền sử dụng đất để vay tiền của ông B, tuy nhiên trên đất có1 căn nhà thuộc sở hữu của ông C

● Theo anh/chị, trong trường hợp này hợp đồng thế chấp giữa các bên có thểvô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được không?

Trong luật đất đai có quy định: trong quy tắc của hợp đồng chuyển nhượng là khôngđược quyền mua bán đất.

Trang 26

- Nếu mua bán: thì hợp đồng này vô hiệu do có đối tượng không thực hiện được(lý do: mua mảnh đất sử dụng nhưng trên đất có quyền sở hữu của người khácnên không thể sử dụng được)

Luật sẽ bảo vệ, tuyên bố hợp đồng này vô hiệu.⇒

Lưu ý: Án lệ số 17/2017/AL

Tình huống án lệ 1: 1 bên thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng trên đất còn cótài sản thuộc sở hữu của người khác; hình thức và nội dung của hợp đồng phù hợp vớiquy định của pháp luật.

Giải pháp pháp lý 1: trường hợp này, Toàn án phải xác định hợp đồng thế chấp có

hiệu lực pháp luật.

Tình huống án lệ 2: bên thế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận bên nhận thế chấp

được bán tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất mà trên đất có nhà không thuộc sở hữucủa người sử dụng đất.

Giải pháp pháp lý: trường hợp này, khi giải quyết Toà án phải dành cho chủ sở hữu

nhà trên đất được quyền ưu tiên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó nếu họ cónhu cầu.

Trang 27

1 Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đấtvà người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản đượcxử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2 Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời làchủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sảngắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình;quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liềnvới đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợpcó thỏa thuận khác.

→ Nếu thế chấp xảy ra mà các bên đồng ý ký hợp đồng rồi thì trên đất có căn nhà củaông C thì ông C cứ tiếp tục sử dụng không ảnh hưởng Anh B vay mà không trả đượctiền cho ông A thì xử lý tài sản thế chấp, xử lý như thế nào? (sẽ đem đất đi bán đấu giáphần đất và sẽ chuyển phần đất cho chủ sở hữu mới, ông C vẫn sử dụng căn nhà bìnhthường chỉ thay đổi tên người đứng trên mảnh đất

Trang 28

- Thuê nhà: thuê bất động sản → đặt cọc

Tình huống về đặt cọc và ký cược:

● A nhận bán bia do cơ sở B sản xuất Để phục vụ cho hoạt động bán bia, B đãgiao cho A 02 bồn chứa bia Theo nội dung của hợp đồng, A sẽ hoàn trả cho B02 bồn chứa bia này khi chấm dứt hợp đồng và A giao cho B 20 triệu đồng (thếchân) để bảo đảm việc hoàn trả Nay các bên có tranh chấp về khoản tiền thếchân trên: 1 bên cho rằng quan hệ giữa các bên về khoản tiền này là ký cược,còn bên kia cho rằng quan hệ này là đặt cọc.

● Phân biệt hệ quả giữa đặt cọc và ký cược

● Trong trường hợp trên, áp dụng biện pháp nào là hợp lý? Vì sao?

Khoản tiền là đặt cọc/ ký cược?

- Ký cược: động sản Đảm bảo cho việc hoàn trả tài sản thuê

(hợp đồng thuê tài sản: Điều 472 BLDS 2015: “Hợp đồng thuê tài sản là sự

thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sửdụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác đượcthực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của phápluật có liên quan.” → phải trả tiền)

→ vì chỉ giao không trả tiền giống hợp đồng mượn tài sản (mượn sao trả⇒vậy) không là ký cược ⇒

Trường hợp trên là đặt cọc.⇒

Trang 29

Tình huống thế chấp tài sản:

● Ông A vay của ông B 2 tỷ đồng, ông C có đứng ra thế chấp tài sản quyền sửdụng đất của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ của ông A Đến hạn, ông A khôngthực hiện được nghĩa vụ của mình và ông B đã yêu cầu xử lý tài sản bảo đảmcủa ông C để thực hiện nghĩa vụ.

● Theo anh/chị, việc ông B yêu cầu như vậy có hợp lý không? Vì sao?

BTTH trong hợp đồng

Tình huống về tổn thất vật chất, tinh thần:

● Bà N có thỏa thuận với bác sĩ thẩm mỹ M để phẫu thuật vùng mặt Do sơ suấttrong lúc phẫu thuật, bác sĩ M đã làm da mặt của bà N bị hủy hoại nặng nề vàbà N phải đi điều trị ở bệnh viện da liễu, với chi phí là 50 triệu đồng.

● Bà N khởi kiện yêu cầu ông M bồi thường thiệt hại, bao gồm các tổn thất vềtinh thần của bà.

● Theo anh/chị, trong tình huống trên, yêu cầu của bà N có được chấp nhậnkhông? Vì sao?

→ Chứng minh theo các yếu tố:

Trang 30

- Tổn thất tinh thần: không tự tin, trầm cảm.

→ Mở rộng: Bảo vệ cho ông M: chứng minh tại sao không tự tin, trầm cảm? (rất khó

để chứng minh vì do tòa án quyết định)

Mở rộng: → Nên áp dụng trách nhiệm ngoài hợp đồng sẽ bảo vệ quyền lợi của các

trả giá khoảng 45 - 55 triệu nên B không bán.

● Đến ngày 30 tết, B gọi điện nói với A là không bán được mai và nói A đến chởvề Sau đó, qua tìm hiểu A biết là B đã không bán mai với giá như đã thỏa

thuận nên đã khởi kiện yêu cầu B bồi thường thiệt hại Theo anh/chị, tranhchấp trên được giải quyết như thế nào?

- Hành vi vi phạm nghĩa vụ: không có, tức là bán được hay không cũng không viphạm nghĩa vụ (A đã sơ hở khi thỏa thuận)

→ không có hành vi vi phạm → không thỏa thuận được → A vẫn chịu

- (Đây là lợi ích mà đáng lẽ ra A phải nhận được nhưng ngay từ đầu đã không cóhành vi vi phạm nghĩa vụ)

Trang 31

Tình huống:

● Công ty M và ông A ký hợp đồng vận chuyển 20 tấn gạo đi từ cảng Cần Thơ

đến cảng Hải Phòng Trong hợp đồng vận chuyển hai bên có thỏa thuận “nếu

bên vận chuyển (công ty M) để gạo bị ẩm ướt thì phải hoàn toàn chịu tráchnhiệm bồi thường thiệt hại”.

● Trên đường vận chuyển, khi tàu đến vùng biển Quảng Nam thì bão bất ngờ ậpđến Khó khăn lắm, thuyền trưởng mới có thể đưa tàu đến nơi an toàn nhưngtoàn bộ hàng hóa trên tàu đều bị ngấm nước biển Sau khi xảy ra sự việc, căncứ vào thỏa thuận trong hợp đồng, ông A yêu cầu công ty M bồi thường toànbộ thiệt hại, nhưng công ty M căn cứ vào Khoản 3 Điều 541 BLDS 2015 đã từchối trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Trang 32

b Có thể giảm BTTH nhưng không được miễn trách nhiệm vì ông chủ chưa ápdụng mọi biện pháp

Tổng kết chương 3:

1 Hiệu lực đối kháng phát sinh khi đăng ký và 1 bên nắm giữ chiếm giữ tài sản.Biện pháp bảo đảm đối kháng có hiệu lực với người thứ ba thì sẽ có quyền truyđòi; xác định thứ tự ưu tiên thanh toán.

● Ai sẽ chịu trách nhiệm BTTH trong tình huống trên?● Công ty X bồi thường giùm anh K, thiệt hại về cầu sập

Trang 33

→ Trả lời: Đối với câu hỏi ai sẽ chịu trách nhiệm BTTH → cần phải phát sinh trách

nhiệm BTTH → thỏa mãn các điều kiện Điều 584 BLDS 2015 (có 3 căn cứ):

- Hành vi trái pháp luật: hành vi của anh K gây hư hỏng cây cầu

- Thiệt hại thực tế: Điều 589 BLDS 2015: thiệt hại do tài sản bị hư hại

- Mối quan hệ nhân quả: hành vi của anh K làm hư hỏng tài sản làm cây cầu bịsập

→ Anh K có trách nhiệm BTTH do thiệt hại của cây cầu bị sập.

Tuy nhiên, anh K đang làm việc cho công ty X Xét Điều 597 BLDS 2015 thì anh K

là người làm công (gồm 2 yếu tố: làm việc cho người khác và chịu sự mệnh lệnh chỉ

thị từ công ty) và anh K đang thực hiện việc công ty X giao → Theo Điều 597 BLDS2015 thì công ty X sẽ chịu trách nhiệm BTTH

Bản án số 34/2011/HSST ngày 13/01/2011 của TAND quận Hà Đông, Hà Nội:

● Tranh chấp liên quan đến đồ đất thải từ công trình xây dựng vào 1 khu nghĩatrang, dẫn đến thiệt hại về phần mồ mả Các gia đình có phần mồ mả trongnghĩa trang đó đã yêu cầu được BTTH, trong đó có bồi thường tổn thất tinhthần.

● Tòa án đã xét rằng: mồ mả bị xâm phạm có “gây tổn thất về tinh thần đối vớicác gia đình có mộ phần bị xâm phạm” để chấp nhận cho mỗi gia đình đượcbồi thường 5 triệu đồng về tổn thất tinh thần

→ BLDS 2005 không có trách nhiệm bồi thường cho mồ mả, vì mồ mả bản chất là tàisản mà tài sản bị xâm phạm không được bồi thường tổn thất về tinh thần

Ngày đăng: 08/05/2024, 10:30