Đề án môn Thực hành kế toán tài chính doanh nghiệp Công ty NUTRECO Đề án môn Thực hành kế toán tài chính doanh nghiệp Công ty NUTRECO Đề án môn Thực hành kế toán tài chính doanh nghiệp Công ty NUTRECO Chuyên ngành kế toán- kiểm toán
Trang 1Khoa Kế toán - kiểm toán
Bộ môn Kế toán doanh nghiệp
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trang 2ĐỀ ÁN MÔN HỌC THỰC HÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TẠI CÔNG TY TNHH NUTRECO
1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ
- Tên công ty: Công ty TNHH NUTRECO
- Địa chỉ: KCN Đại Đồng, Hoàn Sơn, Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Công ty TNHH NUTRECO là công ty chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản lớn nhất Việt Nam Nằm tại KCN Đại Đồng, Hoàn Sơn – Tiên Du – Bắc Ninh, trên trục đường cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh, cách trung tâm TP Hà Nội 10 km thuận lợi cho các phương tiện giao thông
- Mã số thuế: 2300560662
- Năm thành lập: Công ty TNHH NUTRECO được thành lập năm 1996, tiền thân là Nhà máy thức ăn chăn nuôi cao cấp Công ty TTHH Nutreco là công
ty con của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH ngoài nhà nước
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản
- Số lao động: trên 300 người
- Vốn đầu tư: 50 tỷ đồng; doanh thu hàng năm: 100 tỷ
Sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây truyền hiện đại được nhập toàn bộ từ Châu Âu với công xuất trên 300.000 tấn/năm Với đội ngũ cán bộ được đào tạo khoa học, giàu kinh nghiệm, công ty luôn cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao và giá cả hợp lý Đặc biệt công ty có riêng một dây chuyền khép kín sản xuất thức ăn cho lợn con, công suất 100.000 tấn/năm, ưu điểm khác biệt của thức ăn lợn sữa thương hiệu NUTRECO là lợn con không bị tiêu chảy, tăng trọng nhanh, da hồng, lông mượt, giúp cho lợn con phát triển khỏe mạnh
Trang 3Sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây truyền hiện đại, tự động hóa được nhập toàn bộ từ Châu Âu với công xuất trên 600.000 tấn/năm và được chứng nhận ISO 22000:2005 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và Chứng nhận ISO 9001: 2008 Hệ Thống quản lý chất lượng sản phẩm
Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, đến nay Công ty TNHH Nutreco có 3 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, 1 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản và đang triển khai nhiều dự án chăn nuôi qui mô lớn tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc
- Thành tựu:
+ Năm 1996 thành lập một Nhà máy thức ăn chăn nuôi cao cấp 80.000 tấn/năm Chuyên cung cấp các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho các trại lợn giống, gà giống và công ty chăn nuôi gia công
+ Tháng 5/2011 khánh thành Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp 180.000 tấn/năm
+ Đặc biệt, 6/2012 Công ty đã khánh thành 1 Nhà máy chuyên sản xuất thức ăn cho lợn con với công suất thiết kế 50.000 tấn/năm
+ Ngày 7/5/2011 chính thức bán hàng ra thị trường sản phẩm thức ăn chăn nuôi thương hiệu NUTRECO
+ Ngày 12/8/2014 ra thị trường sản phẩm thức ăn chăn nuôi thương hiệu SUNSHINE
* Sơ đồ bộ máy quản lý:
- Đứng đầu là giám đốc Dưới giám đốc là các phó giám đốc phụ trách sản xuất và phó giám đốc phụ trách tài chính
- Các phòng ban: Phòng Kế toán tài chính, Phòng bán hàng, Phòng hành chính nhân sự, Phòng vật tư, Phòng kỹ thuật
Trang 4* Sơ đồ nhà máy:
- Công ty gồm 3 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, 1 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản Trong các nhà máy có các phân xưởng: Phân xưởng
sx thức ăn lợn con, PX Premix, phân xưởng đậm đặc,…
Giám đốc
Phó giám đốc phụ trách sản
xuất
Phòng hành chính nhân sự Phòng kỹ thuật
Phòng bán hàng Phòng vật tư
Phòng kế toán
tài chính
Phó giám đốc phụ trách tài
chính
Nhà máy sản xuất thức
ăn chăn nuôi gia súc
Phân xưởng Premix
Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản
Phân xưởng SX
thức ăn lợn con
Phân xưởng đậm đặc
Trang 5* Chức năng nhiệm vụ:
- Giám đốc: quản lý doanh thu, chí phí của công ty, thực hiện giám sát hầu hết các chức năng của một công ty từ việc kinh doanh đến các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Dẫn dắt, phát triển đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu, chức năng và nhiệm vụ của họ Kinh doanh/sản xuất: Phó giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ các bộ phận, điều phối ngân sách, lập kế hoạch để đảm bảo quá trình hoạt động trơn tru Trao đổi với Giám đốc, thảo luận về các lựa chọn để có quyết định chính sách phù hợp
- Phó giám đốc phụ trách tài chính: Duy trì khả năng thanh khoản của Doanh nghiệp và đảm bảo có đủ nguồn tài chính cho Doanh nghiệp Thẩm định giá trị công ty và định hướng kinh doanh Huy động vốn: Ngân hàng, Quỹ tài chính, hợp tác đầu tư, vay tiền mặt không thế chấp Tham mưu cho Ban Giám đốc về chính sách tài chính dài hạn, trung hạn, ngắn hạn
- Phòng tài chính kế toán: Quản lý các nghiệp vụ kế toán-tài chính, quản
lý toàn bộ nguồn thu – chi tài chính theo đúng pháp luật hiện hành, tham gia tham mưu trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các công tác tài chính kế toán của doanh nghiệp, cập nhật liên tục các thủ tục hành chính và văn bản pháp luật liên quan, phản ánh sát sao sự biến động của tài sản và nguồn vốn đến cấp lãnh đạo, giúp giám đốc nắm được các chế độ kế toán hiện hành và có hướng hoạt động đúng đắn, phối hợp hoạt động với các bộ phận khác trong doanh
nghiệp,đóng góp ý kiến để cải hiện hiệu quả làm việc của các bộ phận
Trang 6- Phòng bán hàng: Tham mưu cho ban Lãnh Đạo, hướng dẫn và chỉ đạo, xây dựng, tìm kiếm và phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng, giám sát, báo cáo, theo dõi hoạt động kinh doanh, bán hàng, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ cho sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, cung cấp các tài liệu, thông tin
liên quan đến hoạt động kinh doanh cho ban Giám Đốc, theo dõi, giám sát việc thực hiện các kế hoạch, chiến lược có liên quan đến kinh doanh của phòng ban khác, đảm bảo kế hoạch kinh doanh được diễn ra đúng tiến độ, quy trình, xây dựng các kế hoạch phân bổ chi phí, thời gian cho hoạt động sản xuất sản phẩm, dịch vụ của toàn bộ doanh nghiệp
- Phòng hành chính nhân sự: Phòng hành chính nhân sự là bộ phận
chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, quy hoạch, hành chính, văn thư, lưu trữ, y tế, quân sự và bảo vệ chính trị nội bộ
- Phòng thiết bị: Phòng vật tư của doanh nghiệp có chức năng tham mưu, phân tích, tổng hợp, đưa ra đề xuất kiến nghị phù hợp với công tác quản lý vật
tư Bộ phận này cũng có chức năng tổ chức việc thực hiện công tác quản lý vật
tư trong doanh nghiệp
- Phòng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật của doanh nghiệp có nhiệm vụ quản trị
hệ thống kỹ thuật và quản lý các hoạt động liên quan đến kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp Mục tiêu của phòng kỹ thuật là đảm bảo những nghiệp vụ được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật của doanh nghiệp hoạt động chính xác, hiệu quả và ổn định, nhanh chóng phát hiện và sửa chữa những sự cố, trục trặc của hệ thống, không để hoạt động sản xuất kinh doanh xảy ra tình trạng gián đoạn, hạn chế tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp
2 CÁC CHÍNH SÁCH VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN ÁP DỤNG
+ Chế độ kế toán: Áp dụng TT200
+ PP tính thuế GTGT: Khấu trừ
+ Nguyên tắc ghi nhận HTK: Nguyên tắc giá gốc
Trang 7+ Phương pháo hạch toán HTK: Phương pháp kê khai thường xuyên
+Phương pháp tính giá xuất kho: theo phương pháp bình quân
+ Phương pháp kế toán chi tiết vật tư: phương pháp thẻ song song
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng: phương pháp đường thẳng + Nguyên tắc ghi nhận chi phí: vay theo hợp đồng tín dụng
+ Hình thức sổ kế toán: áp dụng theo hình thức nhật ký chung
3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ
* Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của công ty gồm các bộ phận: Kế toán trưởng, Kế toán thanh toán, kế toán thành phẩm, kế toán kho, kế toán thuế, kế toán tổng hợp, thủ quỹ
* Chức năng và nhiệm vụ kế toán:
- Kế toán trưởng: Trực tiếp phụ trách phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về mọi hoạt động tài chính của công ty
- Kế toán thanh toán: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến các chứng từ thu, chi bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản khi có các nhu cầu thanh toán trong công ty Khách hàng có thể đến thẳng công ty để thanh toán trực tiếp cho phòng
kế toán hoặc có thể thanh toán gián tiếp qua ngân hàng
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ
TOÁN
THANH
TOÁN
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN THÀNH PHẨM
KẾ TOÁN KHO
KẾ TOÁN THUẾ
THỦ QUỸ
Trang 8- Kế toán thành phẩm: Hạch toán đầy đủ, kịp thời số lượng thành phẩm theo từng loại thành phẩm, theo từng kho, theo từng lần nhập xuất kho, giá trị thành phẩm nhập kho, xuất kho theo từng kho, theo từng lần nhập, xuất kho, kiểm kê thành phẩm định kì để tìm ra sự thiếu hụt để có biện pháp xử lí kịp thời, đánh giá giá trị thành phẩm vào thời điểm lập báo cáo tài chính để lập dự phòng giảm giá thành phẩm nếu cần thiết
- Kế toán kho: Chịu trách nhiệm kiểm soát tình hình nhập xuất hàng hóa, theo dõi hàng tồn kho, lập báo cáo trình lên cấp trên về quy trình làm việc trong các kho
- Kế toán thuế: phụ trách các vấn đề khai báo, quyết toán thuế của doanh nghiệp, quản lý, kiểm tra và tổng hợp các chứng từ liên quan đến thuế của doanh nghiệp, lập báo cáo thuế và trực tiếp làm việc với cơ quan thuế, theo dõi tình hình nộp ngân sách của doanh nghiệp…
- Kế toán tổng hợp: Thu thập, tổng hợp, xử lý, kiểm tra, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp, kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm về số liệu chi tiết đến tổng hợp trên sổ kế toán
- Thủ quỹ: Thực hiện thu, chi tiền mặt đúng chính sách trong phạm vi trách nhiệm của người thủ quỹ, kiểm đếm thu, chi tiền mặt chính xác và bảo quản an toàn quỹ tiền mặt của đơn vị, để tránh trường hợp lạm thu và lạm chi, hạch toán chính xác đầy đủ các nghiệp vụ của quỹ tiền mặt, và làm các báo cáo chính xác và đầy đủ về quỹ tiền mặt, tránh trường hợp thiếu hụt số tiền trong quỹ mà không có cơ sơ cho vấn đề chi đó là gì, vì không có cơ sở để chứng minh về vấn đề chi tiêu
4 QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ
4.1 Quy trình kế toán mua hàng trong nước nhập kho
Sơ đồ:
Lập yêu cầu
mua hàng
Lập hợp đồng mua bán
Đề nghị báo giá
Theo dõi và phê duyệt báo giá
Trang 9 Diễn giải:
Bước 1: Kế toán kho lập một yêu cầu mua hàng để xác định nhu cầu cụ thể cho việc mua hàng
Bước 2: Sau khi có yêu cầu mua hàng, kế toán thành phẩm sẽ gửi đề nghị báo giá cho các nhà cung cấp Đề nghị báo giá này cần chứa thông tin về số lượng hàng, chất lượng, giá cả và các điều kiện khác liên quan
Bước 3: Kế toán thành phẩm cần theo dõi việc nhận được các báo giá từ các nhà cung cấp và sau đó phê duyệt một báo giá phù hợp
Bước 4: Sau khi chọn được nhà cung cấp phù hợp, kế toán thành phẩm cần lập một hợp đồng mua hàng để đảm bảo các điều khoản và điều kiện đã thỏa thuận được ghi chép rõ ràng Hợp đồng mua hàng phải có chữ ký của người bán hàng, giám đốc đơn vị bán hàng, chữ kỹ của kế toán trưởng và giám đốc công ty mua hàng
Bước 5: Sau khi hợp đồng mua hàng đã được lập, kế toán thành phẩm phải gửi yêu cầu nhập hàng tới nhà cung cấp để thông báo về việc nhận hàng Nhà cung cấp khi gửi hàng cho công ty phải có phiếu giao hang, phiếu xuất kho
có chữ ký của người bán hàng, giám đốc, kế toán trưởng và người mua hàng, kèm theo hóa đơn mua bán hàng hóa
Bước 6: Khi hàng về, kế toán kho sẽ ký vào phiếu giao hàng gửi lại cho nhà cung cấp và thực hiện kiểm tra số lượng, chất lượng và tính đúng đắn của hàng hóa để đảm bảo rằng hàng đến đúng như yêu cầu và hợp đồng đã ký kết Kết quả kiểm tra sẽ được ghi chép lại
Nhập kho
hàng
Gửi yêu cầu nhập hàng và giao hàng
Trang 10Bước 7: Sau khi kiểm tra hàng, kế toán kho sẽ nhập hàng vào kho và thực hiện các thủ tục nhập kho, như công việc ghi nhận số lượng hàng, xếp hàng vào
vị trí phù hợp trong kho Đồng thời kế toán kho phải lập phiếu nhập kho và biên bản kiểm kê thành phẩm nhập kho có chữ ký của những người tham gia kiểm hàng rồi chuyển cho kế toán thành phẩm ghi sổ và hạch toán
Bước 8: Sau khi đã kiểm kê hàng hóa nhập kho đầy đủ, chính xác, kế toán kho sẽ đưa hóa đơn mua hàng cho kế toán thanh toán để thực hiện thanh toán cho nhà cung cấp theo các điều kiện đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua hàng và các thỏa thuận khác liên quan Đồng thời, kế toán thành phẩm sẽ yêu cầu nhà cung cấp xuất hóa đơn GTGT, kiểm tra thông tin doanh nghiệp và số liệu ghi trên hóa đơn Sau khi khớp số liệu và thông tin doanh nghiệp, kế toán thành phẩm sẽ gửi cho kế toán thuế lưu trữ và hạch toán
4.2 Quy trình lập báo cáo thuế GTGT
Sơ đồ:
Diễn giải:
Bước 1: Khi phát sinh giao dịch mua vào có hóa đơn GTGT hoặc bán hàng có yêu cầu xuất hóa đơn GTGT của khách hàng, kế toán thuế sẽ là người tiếp nhận hóa đơn GTGT từ nhà cung cấp và lập hóa đơn GTGT gửi khách hàng Khi đó, mọi chứng từ liên quan đến thuế GTGT sẽ do kế toán thuế phụ trách
Lập (hoặc tiếp nhận) chứng từ
Tổ chức luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế
toán
Gửi báo cáo
thuế cho cơ
quan thuế
Kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ Làm hồ sơ để
báo cáo thuế
Trang 11Bước 2: Chứng từ có thể được lập ở nhiều nơi, nhiều bộ phận nhưng phải tập trung về bộ phận kế toán để được phản ánh vào sổ sách Do đó, giữa các bộ phận phải có sự luân chuyển chứng từ để bộ phận kế toán có thể kiểm tra và xử
lý chứng từ kịp thời Chứng từ khi chuyển giao phải có sổ giao nhận, chữ ký của các bên giao nhận
Bước 3: Mọi chứng từ đều phải được kiểm tra và xác minh là hợp pháp, hợp lệ, rõ ràng, chính xác trước khi ghi vào sổ kế toán Sau khi kiểm tra xong,
kế toán thuế sẽ kết hợpvới kế toán tổng hợp hoàn chỉnh, bổ sung những nội dung thông tin cần thiết để ghi sổ kế toán được nhanh chóng chính xác (ghi giá chính xác, thông tin doanh nghiệp hợp lệ…) Chứng từ là tài liệu gốc có giá trị pháp lý cho nên cần có cơ sở để đối chiếu kiểm tra với số liệu ghi trong sổ kế toán Hàng tháng khi vào sổ, đối chiếu và khoá sổ xong thì tất cả các chứng từ
kế toán quý đó phải được sắp xếp theo từng loại, theo thứ tự thời gian, gói cẩn thận, bên ngoài ghi tên đơn vị, ngày tháng số chứng từ
Bước 4: Sau khi các chứng từ đã chính xác, đầy đủ và hợp lệ, kế toán thuế
sẽ gửi bảng tổng hợp hóa đơn GTGT, bảng phân loại hóa đơn GTGT theo từng tháng và từng loại mua vào, bán ra cho kế toán trưởng duyệt Sau khi được duyệt, kế toán thuế sẽ tiến hành lập báo cáo thuế GTGT bao gồm tờ khai thuế quý, bảng kê hóa đơn GTGT quý (đầu vào, đầu ra) và các phụ lúc kèm theo (nếu có)
Bước 5: Kế toán thuế sau khi hoàn thiện hồ sơ báo cáo thuế GTGT quý sẽ nộp lên cơ quan thuế và chờ kết quả Nếu cơ quan thuế thông không chấp nhận
sẽ phải sửa đổi lại
4.3 Quy trình tính lương và hạch toán chi phí tiền lương
Sơ đồ:
Bảng chấm công
hàng ngày của
nhân viên
Kế toán thanh toán lập bảng lương đầy đủ
Trang 12 Diễn giải:
Bước 1: Cuối tháng, bộ phận nhân sự căn cứ vào bảng chấm công trong
tháng, thông tin về các khoản thưởng, phụ cấp và các phúc lợi khác tiến hành lập Bảng lương tổng hợp phải trả và chuyển đến kế toán thanh toán
Bước 2: Kế toán thanh toán tính toán các khoản trích theo lương, sau đó
kết hợp với bảng lương tổng hợp phải trả để lập nên bảng lương đầy đủ
Bộ phận hành chính nhân sự cũng sẽ kiêm nhiệm từ lập bảng chấm công, tổng hợp các khoản thưởng, phụ cấp, các khoản trích lương để lập bảng lương đầy đủ
Bước 3: Kế toán thanh toán gửi bảng lương đầy đủ lên kế toán trưởng để
kiểm tra và phê duyệt Nếu kế toán trưởng đồng ý phê duyệt, bảng lương đầy đủ tiếp tục đệ trình lên Ban giám đốc ký duyệt Khi ban giám đốc xét duyệt xong,
kế toán thanh toán sẽ tiến hành thanh toán lương cho người lao động
Trường hợp kế toán trưởng không duyệt bảng lương, Bảng lương được chuyển lại cho kế toán thanh toán để tiến hành kiểm tra, chỉnh sửa hoặc lập lại nếu cần thiết
Bước 4:
– Trường hợp công ty chi trả lương qua ngân hàng
+ Nếu công ty trả lương qua ngân hàng, kế toán thanh toán sẽ tiến hành gửi phiếu ủy nhiệm chi qua ngân hàng đối tác Sau khi hoàn tất các thủ tục kiểm tra, ngân hàng sẽ tiến hành trích tiền từ tài khoản của công ty và gửi đến các nhân viên trong công ty
+ Kế toán thanh toán lập Séc hoặc Ủy nhiệm chi, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt
Phê duyệt bảng lương Thanh toán lương