trnhby1 khoa luan

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
trnhby1 khoa luan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lenin đã từng nói: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô – Viết và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ ngh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CHỦ ĐỀ 3: TRÌNH BÀY TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨAXÃ HỘI Ở LIÊN XÔ TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1991 TỪ LÍ LUẬNVỀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘIKHOA HỌC, ĐÁNH GIÁ MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA

CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1 Ý nghĩa của chủ đề 4

2 Mục tiêu tìm hiểu chủ đề 4

3 Nhiệm vụ nghiên cứu: 4

NỘI DUNG BÀI TIỂU LUẬN 5

I.Tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1991 5

1 Giai đoạn 1925 – 1941 5

1.1 Giai đoạn 1926 – 1929: Công cuộc công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa 5

1.2 Giai đoạn 1928 – 1937: Công cuộc tập thể hoá nông nghiệp và hoàn thành các kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và lần thứ hai 6

1.3 Giai đoạn 1938 – 1941: Kế hoạch 5 năm lần thứ ba và công cuộc phòng thủ đất nước 7

2 Giai đoạn 1945 – 1991 8

2.1 Giai đoạn 1945 – 1950: Khắc phục hậu quả chiến tranh và khôi phục kinh tế 8 2.2 Giai đoạn 1950 – 1985: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và thời kì phát triển đỉnh cao (1951 – nửa đầu 1970) 9

2.3 Giai đoạn 1985 – 1991: Khủng hoảng, cải tổ và sụp đổ 10

II Đánh giá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 – 1991) 11

1 Đặc trưng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 – 1991) 11.

Trang 4

MỞ ĐẦU1.Ý nghĩa của chủ đề

Từ sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), V.I.Lenin đã kế thừa và hoàn thiện những lí thuyết về chủ nghĩa xã hội của Karl Marx để xây dựng nên một nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết, hoàn thành mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa Lenin đã từng nói: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô – Viết và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản mà không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.

Và không đợi sự giúp đỡ từ bất cứ quốc gia nào, Liên Xô đã là nước đi đầu, tiên phong trong việc xây dựng hệ thống xã hội chủ nghĩa, hình thành nên một trật tự thế giới hoàn toàn mới Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã được tiến hành trong suốt gần một thế kỉ, gặt hái được cả những thành tựu và thất bại, mà thất bại đau đớn nhất vẫn là sự sụp đổ của nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết, nhưng đó là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho mô hình xã hội chủ nghĩa, áp dụng ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa, có giá trị tham khảo đối với các quốc gia trong quá trình xây dựng đất nước, đặc biệt là các nước thuộc địa, phụ thuộc sau khi thoát khỏi ách độ hộ của thực dân đế quốc.

2.Mục tiêu tìm hiểu chủ đề

Thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tư liệu trình bày về tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1991; từ lí luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa xã hội khoa học, qua đó phân tích và đánh giá được những mặt tích cực và hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa ở Liên Xô (1925 – 1991).

3.Nhiệm vụ nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu các tư liệu, tài liệu về chủ nghĩa xã hội khoa học, và về tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ những năm 1925 đến năm 1991, có thể xác định nhiệm vụ chính của bài tiểu luận là:

Thứ nhất, trình bài tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1991, bao gồm các giai đoạn chính và kết quả của từng giai đoạn

Thứ hai, từ lí luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh giá mặt tích cực và hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 – 1991).

Trang 5

NỘI DUNG BÀI TIỂU LUẬN

I Tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1991

Sau 7 năm chiến tranh đế quốc và nội phản, nhân dân Liên Xô bước vào thời kì xây dựng kinh tế với những thuận lợi và khó khăn cả trong nước lẫn bên ngoài.

Liên Xô lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế – chính trị nghiêm trọng Để giải quyết vấn đề này, Lenin khởi thảo Chính sách Kinh tế mới và chính sách được bắt đầu đi vào hoạt động kể từ sau Đại hội X của Đảng Cộng sản Liên Xô Bản chất của Chính sách Kinh tế mới là sự chuyển đổi từ một nền kinh tế bao cấp, độc quyền của nhà nước sang một nền kinh tế hàng hoá có sự điều tiết của nhà nước, công nhận sự cùng tồn tại và phát triển trong một thời gian dài các thành phần kinh tế khác nhau, sử dụng vốn, kĩ thuật và kinh nghiệm tư bản trong và ngoài nước nhằm tạo ra xung lực kích thích sự phát triển sản xuất, giải quyết nhanh chóng các vấn đề trước mắt là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng,… cho xã hội Nhờ có đường lối đúng đắn, công cuộc khôi phục kinh tế đã thu được những kết quả nhanh chóng.

Ngày 30/12/1922, trên cơ sở tự nguyện của các dân tộc, Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời – gọi tắt là Liên Xô, gồm 4 nước Cộng hoà: Nga, Ukraina, Bielorussia và Ngoại Kavkaz Sau khi Liên bang thành lập và có những thành tựu bước đầi về kinh tế – xã hội, năm 1924, Hiến pháp mới được ban hành.

Tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1991 có thể chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn 1925 – 1941 và giai đoạn 1945 – 1991.

1 Giai đoạn 1925 – 1941

1.1 Giai đoạn 1926 – 1929: Công cuộc công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa

Giai đoạn từ năm 1926 đến năm 1929 được coi là giai đoạn bước đầu công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa Năm 1925, mặc dù kinh tế khôi phục xấp xỉ mức chiến tranh nhưng căn bản Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây với nông nghiệp chiếm tổng sản phẩm quốc dân và đa số dựa trên kĩ thuật lạc hậu Vì vậy,2/3 tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XIV họp tháng 12/2015, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra nhiệm vụ công nghiệp hoá XHCN nhằm biến Liên Xô từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp có thể tự lực sản xuất máy móc và trang thiết bị cần thiết cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo phương châm tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính Đại hội lần thứ XIV đi vào lịch sử là “Đại hội công nghiệp hoá đất nước”.

Trang 6

Công cuộc công nghiệp hoá XHCN ngay trong những năm đầu đã thu về những kết quả tốt đẹp Cụ thể, năm 1926, việc chế tạo máy móc đã vượt qua mức sản xuất năm 1913 Năm 1927, sản lượng công nghiệp tăng 18% so với năm 1926, chiếm tỉ trọng 42% tổng thu nhập quốc dân Năm 1928, tỉ trọng công nghiệp chiếm 54.5% tổng sản lượng kinh tế quốc dân Năm 1929 công nghiệp hoá XHCN ở Liên Xô đã giải quyết được 3 vấn đề then chốt: tích luỹ vốn, ngành công nghiệp nặng và năng suất lao động Số vốn đầu tư lên tới 3400 triệu rúp, gấp 4 lần năm 1926.

1.2 Giai đoạn 1928 – 1937: Công cuộc tập thể hoá nông nghiệp và hoàn thành các kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và lần thứ hai

Trên cơ sở những thành tựu bước đầu của công nghiệp hoá XHCN, từ năm 1928 đến năm 1937, Liên Xô đã diễn ra công cuộc tập thể hoá nông nghiệp và hoàn thành các kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và lần thứ hai Việc tập thể hoá nông nghiệp được tiến hành qua hai bước: Bước thứ nhất kéo dài từ 1928 đến 1929 với mục đích hạn chế kinh tế phú nông; từ năm 1930 trở đi chuyển sang bước thứ hai là tiêu diệt giai cấp phú nông, đồng thời mở rộng việc tập thể hoá nông nghiệp với hai hình thức là nông trang tập thể và nông trường quốc doanh Tuy nhiên, trong quá trình tập thể hoá, một số địa phương mắc phải những sai lầm khuyết điểm, như nóng vội, vi phạm nguyên tắc tự nguyện của nông dân, khiến cho tầng lớp nông dân bị kích động, khiến cho Chính sách Kinh tế mới căn bản bị xoá bỏ trong khi những điều kiện chưa được chín muồi và phải chuyển sang dùng phương pháp mệnh lệnh, quan liêu, độc đoán Tuy Đảng và Nhà nước Xô viết đã có những biện pháp để sửa chữa các sai lầm này, nhưng hậu quả của nó vẫn kéo dài mãi về sau.

Cùng với tập thể hoá nông nghiệp, Đảng Cộng sản Liên Xô đã đề ra và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1933) với nhiệm vụ chính là tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá XNCH, hoàn thành tập thể hoá nông nghiệp, đẩy mạnh cuộc cách mạng văn hoá, hạn chế và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn thành phần kinh tế TBCN ở thành thị và nông thôn Từ năm 1933, nhân dân Liên Xô bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 – 1937), nhờ vào tinh thần lao động dũng cảm, sáng tạo của nhân dân Liên Xô, kế hoạch 5 năm lần thứ hai được hoàn thành.

Tới giữa năm 1930 công cuộc tập thể hoá nông nghiệp đã thu hút được hơn 10 triệu nông hộ tham gia (chiếm 40% nông hộ cả nước) Năm 1931, phong trào lại tiến thêm một bước nữa, nông trang tập thể và nông trường quốc doanh đã chiếm 2/3 diện tích gieo trồng và 53% tổng số nông hộ toàn quốc Tới cuối năm 1932, công cuộc tập thể hoá nông nghiệp căn bản hoàn thành.

Trang 7

Trong thời gian thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1932), Liên Xô đã thành công trong việc xây dựng nền kinh tế kĩ thuật XHCN, một nền công nghiệp hiện đại và biến Liên Xô trở thành một nước công – nông nghiệp Thành tựu: Sản lượng công nghiệp chiếm 70% tổng GDP; 1500 xí nghiệp được xây dựng, trang bị kĩ thuật, máy móc tiên tiến;…

Trên lĩnh vực văn hoá – giáo dục, chính phủ Liên Xô cũng đạt được những thành tựu to lớn Cụ thể, năm 1930, chính phủ Xô viết thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc Từ 1930 – 1932 có trên 30 triệu người được thanh toán mù chữ Trong thời gian kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, số trường cao đẳng công nghiệp tăng 10 lần, số trường cung cấp kỹ thuật tăng 4 lần, ngành giáo dục đại học cung cấp 10 vạn kỹ sư, hàng chục viện nghiên cứu khoa học được ra đời.

Giai đoạn kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 – 1937), Liên Xô đã triệt tiêu hoàn toàn thành phần kinh tế TBCN trong nền kinh tế, hoàn thành cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên cơ sở kĩ thuật hiện đại, đẩy mạnh cách mạng về mặt văn hoá, tư tưởng, giáo dục nhân dân lao động thành những người tích cực và tự giác xây dựng CNXH Sản lượng công nghiệp chiếm tỉ lệ 77.4% trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân Bên cạnh đó, công cuộc tập thể hoá nông nghiệp hoàn thành; có 93% tổng nông hộ nông thôn gia nhập nông trang tập thể; cơ sở vật chất – kĩ thuật được trang bị hiện đại;… Không chỉ vậy, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân ngày càng được nâng cao, các giai cấp bóc lột đã bị thủ tiêu, chỉ còn hai giai cấp lao động là công nhân, nông dân và tầng lớp tri thức XHCN Mối quan hệ giữa các dân tộc trở nên gắn bó, hữu nghị hơn trước.

1.3 Giai đoạn 1938 – 1941: Kế hoạch 5 năm lần thứ ba và công cuộc phòng thủ đất nước

Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XVIII (1939) đã thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1938 – 1942) với nhiệm vụ đuổi kịp và vượt qua các nước TBCN về trình độ kĩ thuật và tốc độ phát triển Bên cạnh đó là công cuộc phòng thủ đất nước bằng việc đẩy mạnh xây dựng công nghiệp quốc phòng và tiến hành tổ chức lại lực lượng vũ trang.

Trong vòng 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1938 – 1940), sản phẩm công nghiệp tăng 45%, và tới giữa năm 1941 đã đạt 86% tổng sản phẩm được ấn định trong kế hoạch Ở nông thôn cũng có sự biến đổi to lớn, từ năm 1938 đến đầu năm 1941, Liên Xô đã xây dựng mới hơn 3700 trạm cơ giới kĩ thuật và điện khí hoá hơn 10 nghìn nông trang Bên cạnh đó, sản lượng công nghiệp quốc phòng 39%, biến Liên Xô trở thành nước đứng thứ 3 về sản xuất máy bay chiến đấu sang Đức và Anh, trong đó có những loại máy bay

Trang 8

mới xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới Đời sống của nhân dân được nâng cao về mặt thu nhập, mức lương cũng dần trở nên ổn định.

2 Giai đoạn 1945 – 1991

2.1 Giai đoạn 1945 – 1950: Khắc phục hậu quả chiến tranh và khôi phục kinh tế Sau chiến tranh, Liên Xô tích cực tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, bắt đầu bằng việc chuyển nền kinh tế từ thời chiến sang thời bình Liên Xô đã cho giải trừ lực lượng quân sự, tạo việc làm cho quân nhân sau khi giải ngũ: tháng 3/1948, quân đội Liên Xô đã giảm từ 11.4 triệu người xuống còn 2.9 triệu người Bên cạnh đó, Uỷ ban Quốc phòng của Nhà nước bị giải thể, các nhà máy quân sự chuyển sang sản xuất các mặt hàng công nghiệp khác Công nhân được giảm giờ làm, khôi phục chế độ ngày làm 8 giờ

Cùng với việc khôi phục kinh tế sau chiến tranh, Đảng Cộng sản Liên Xô còn đưa ra kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1946 – 1950) với mục tiêu hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục công nghiệp, nông nghiệp đạt và vượt mức chiến tranh.

Trong vòng 5 năm thực hiện kế hoạch, Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Công nghiệp Liên Xô phục hồi vào năm 1947, đạt mức trước chiến tranh; năm 1950, Liên Xô đã khôi phục và xây dựng mới được 6200 xí nghiệp, giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 70% so với năm 1940 Đối với nông nghiệp, Liên Xô áp dụng nhiều biện pháp để duy trì các nông trang tập thể, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, tính tới năm 1950, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp chỉ bằng 90% so với 1950 Không thể không kể đến công nghiệp quốc phòng với những thành tựu rực rỡ với việc xây dựng thành công lò phản ứng hạt nhân vào năm 1946 Sau đó 3 năm, năm 1949, Liên Xô đã cho thử thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của Mĩ Không chỉ vậy, vào năm 1954, Liên Xô còn là quốc gia đầu tiên có nhà máy điện nguyên tử.

Không chỉ vậy, Liên Xô còn đạt được một vài “thắng lợi” trên mặt trận ngoại giao Đầu tiên là việc giúp đỡ lực lượng Đảng Cộng sản ở các nước Đông Âu lên nắm quyền, thành lập các nhà nước Dân chủ nhân dân Sau đó, vào ngày 8/01/1949, Hội đồng Tương trợ Kinh tế được thành lập – hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới Các quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô với các nước XHCN châu Á cũng dần được thiệt lập: Liên Xô công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam (30/01/1950), tiếp đó là kí kết với Trung Quốc Hiệp ước Tương trợ Trung – Xô vào 14/02/1950 và viện trợ cho Trung Quốc tiến hành Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953).

Trang 9

2.2 Giai đoạn 1950 – 1985: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và thời kì phát triển đỉnh cao (1951 – nửa đầu 1970)

Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế, Liên Xô bắt tay thực hiện các kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế, văn hoá, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

Trong thời kì này, phương hướng phát triển công nghiệp cơ bản là tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp nặng – nền tảng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhất là những ngành có ý nghĩa quyết định sự tiến bộ kĩ thuật như chế tạo máy, điện lực, hoá dầu, hoá chất Trong hơn hai thập kỉ kể từ năm 1950, mặc dù còn nhiều sai lầm, thiết sót, Liên Xô đã thu được những thành tựu to lớn, trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), chiến hơn 20% sản lượng công nghiệp thế giới Trong nông nghiệp, Liên Xô tích cực thực hiện thâm canh trên cơ sở cơ giới hoá, điện khí hoá và hoá học hoá; đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật Từ nửa sau năm 1953 đã diễn ra nhiều cải cách quan trọng để lại nhiều mặt tích cực trong sự phát triển nông nghiệp Đảng và Chính phủ Xô viết đã có nhiều chủ trương để phát triển nông nghiệp như khai hoang tăng diện tích canh tác, cải tạo và xây dựng hệ thống thuỷ lợi, cải tổ các trạm máy kéo, đưa cán bộ, chuyên gia nông nghiệp về địa phương, cải tiến chế độ giá cả, quan tâm tới kinh tế phụ gia đình, tới lợi ích của người lao động… Về khoa học kĩ thuật, Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học cơ bản toán, lí, hoá, sinh, trong ngành điện tử, điều khiển học, khoa học vũ trụ Tháng 10/1957, Liên Xô đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên lên quỹ đạo trái đất Tháng 4/1961, con người đầu tiên của thế giới đã bay lên vũ trụ, thực hiện chuyến bay vòng quanh trái đất trên con tàu Phương Đông – công dân Liên Xô Yuri Gagarin, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ vì mục đích hoà bình Liên Xô cũng là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ Bên cạnh đó, trên lĩnh vực xã hội, Đảng và Nhà nước Xô viết tăng cường giáo dục con người mới xã hội chủ nghĩa Liên Xô là nước đứng đầu thế giới về trình độ học vấn của nhân dân: trên 30 triệu người làm việc trí óc.

Với tư cách là một trong những nước sáng lập ra Liên Hợp Quốc (1945), Liên Xô đã có nhiều sáng kiến quan trọng nhằm giữ vững và phát huy vai trò của tổ chức này trong quan hệ quốc tế Liên Xô lúc này đã trở thành thành trì của hoà bình thế giới và chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất của phong trào cách mạng thế giới Địa vị và ảnh hưởng quốc tế của Liên Xô lớn mạnh hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới năm 1973 đã tác động mạnh mẽ tới nhiều quốc gia, trong đó có cả Liên Xô Nhưng thay vì nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn, các nhà lãnh đạo lại cho rằng Liên Xô sẽ không chịu ảnh hưởng gì và tiếp tục xây

Trang 10

dựng XHCN theo mô hình cũ Kết quả, nền kinh tế Liên Xô trong những năm 70 và đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX đã bị suy sụp và khủng hoảng nghiêm trọng Trong vòng 15 năm (1970 – 1985), thu nhập quốc dân giảm 2.5 lần, sản xuất công nghiệp giảm 2.5 lần, sản xuất nông nghiệp giảm 3.5 lần, thu nhập theo đầu người giảm 3 lần…, khoa học kĩ thuật trở nên lạc hậu Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày một giảm, cơ cấu kinh tế mất cân đối giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng mất cân đối nghiêm trọng Việc đẩy nhanh tiến bộ khoa học – kĩ thuật và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất cũng bị hạn chế nhiều do cơ chế quản lí mệnh lệnh hành chính, quan liêu bao cấp, mặc dù khoa học kĩ thuật của Liên Xô khá phát triển và có đội ngũ đông đảo các nhà khoa học Theo thống kê vào năm 1984 – 1985, trình độ khoa học kĩ thuật chung của Liên Xô lạc hậu so với các nước phát triển phương Tây khoảng 12 năm, nhất là các lĩnh vực mới như vi điện tử, năng lượng, vật liệu mới, kĩ thuật thông tin, vi sinh vật… Không chỉ vậy, vị trí cường quốc của Liên Xô cũng bị các nước khác thách thức, trước hết là Nhật.

2.3 Giai đoạn 1985 – 1991: Khủng hoảng, cải tổ và sụp đổ

Đầu những năm 80, Liên Xô lâm vào khủng hoảng trầm trọng, đặt ra yêu cầu cải tổ, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng Tháng 11/1982, Tổng thống Brezhnev qua đời Tháng 3/1985, Gorbachev lên cầm quyền Trong cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 4/1985, ông đã đề ra Chiến lược tăng tốc và được cụ thể hoá tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XXVII (1986), sau đó được đưa vào kế hoạch 5 năm lần thứ bảy (1986 – 1990) với tên gọi Tăng tốc sự phát triển kinh tế – xã hội Đến Đại hội XXVIII (2/1986), thuật ngữ “cải tổ” được đưa ra.

Cải tổ được chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (4/1985 – 6/1988), lấy cải tổ kinh tế làm trọng tâm, với hai mục tiêu chính: 1– loại bỏ, khắc phục trì trệ kéo dài 2 thập niên dưới thời Brezhev; 2– thay đổi quy mô phát triển kinh tế bằng cách phát triển kinh tế theo chiều sâu thay cho chiều rộng Giai đoạn này chủ yếu dùng cải cách quy mô, cơ cấu kinh tế để tăng thu nhập quốc dân.

Giai đoạn 2 (6/1988 – 12/1991), cải cách toàn diện và sự sụp đổ của Liên Xô Hội nghị toàn Liên bang của Đảng Cộng sản Liên Xô lần XIX (28/6 – 01/7/1988) quyết định tiến hành cải tổ sâu rộng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, … Đặc biệt về chính trị, Gorbachev tiến hành dân chủ hoá đời sống chính trị và cải cái hệ thống chính trị, điều này khiến người dân giảm sút niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Xô viết, làm giảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô trong đời sống

Ngày đăng: 04/05/2024, 17:17

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan