1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Câu hỏi Ôn tập môn luật thương mại 2

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Câu hỏi Ôn tập môn Luật Thương mại 2
Chuyên ngành Luật Thương mại
Thể loại Câu hỏi ôn tập
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 78,01 KB

Nội dung

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI 2 1. Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa? Nguồn luật cơ bản điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa? * Khái niệm: Mua bán hàng hóa là hoạt động TM, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển QSH hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và QSH hàng hóa theo thỏa thuận * Đặc điểm: - Chủ thể: + Thực hiện QH mua bán HH chủ yếu là thương nhân + Thương nhân bao gồm HTX, HKD, DN VN hoặc nước ngoài - Mục đích: + Quan hệ mua bán HH trong TM chủ yếu nhằm sinh lợi + Mua bán HH gắn liền với HĐ mang tính nghề nghiệp của TN - Đối tượng: là hàng hóa hợp pháp, bao gồm: + Tất cả các loại ĐS, kể cả ĐS hình thành trong tương lai + Những vật gắn liền với đất đai * Nguồn luật cơ bản điều chỉnh quan hệ mua bán HH: - Điều ước quốc tế: + Hoạt động mua bán HH có yếu tố nước ngoài + ĐỨQT mà VN là thành viên/đã ký kết - Pháp luật quốc gia:  + LTM 2005, BLDS 2015 + Thỏa thuận + ĐỨQT được nội luật hóa + CQ tài phán quyết định + PP tài phán, PP xung đột - Thói quen TM, tập quán TM 2. Khái niệm và bốn đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa? Những nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa? * Khái niệm: Dựa trên khái niệm về HĐ mua bán TS trong DS và mua bán HH trong TM, HĐ mua bán HH là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển QSH HH cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và QSH HH theo thỏa thuận * Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa: - Chủ thể của HĐ mua bán HH chủ yếu là thương nhân: + 1 bên chủ thể của HĐ mua bán HH phải là thương nhân + Chủ thể còn lại của HĐ MBHH không bắt buộc phải là thương nhân - Đối tượng của HĐ mua bán HH là hàng hóa, bao gồm: + Tất cả các ĐS, kể cả ĐS hình thành trong tương lai + Những vật gắn liền với đất đai - Mục đích chủ yếu của các bên trong HĐ mua bán HH là sinh lợi: + Gắn liền với chủ thể chủ yếu của HĐ mua bán HH là thương nhân + 1 bên trong HĐ mua bán HH có thể không nhằm mục đích sinh lợi - Hình thức của HĐ MBHH đc thể hiện bằng lời nói, VB hoặc hành vi cụ thể: + Các bên phải tuân thủ quy định của PL về hình thức HĐ mua bán HH + Các bên được tự do lựa chọn hình thức HĐ nếu PL không có quy định * Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa: - Đối tượng, thời điểm có hiệu lực/ thực hiện HĐ - Giá cả HH, cách thức, thời điểm, địa điểm thanh toán - Địa điểm, thời hạn giao hàng - Trách nhiệm bảo hành - Bảo lưu QSH của bên bán đối với HH - Trách nhiệm do vi phạm HĐ và giải quyết tranh chấp - Các thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ khác (Giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng và giao thừa hàng) 3. Phân tích điều kiện áp dụng các nguồn luật điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa * Khái niệm: như trên * Phân tích điều kiện áp dụng các nguồn luật điều chỉnh QH mua bán HH: - Hoạt động mua bán HH phải tuân theo LTM và PL có liên quan - Hoạt động TM không được quy định trong LTM và các luật khác thì AD quy định của BLDS -  GD mua bán HH có yếu tố nước ngoài được ưu tiên AD quy định của ĐỨQT và PL nước ngoài, tập quán TMQT không trái với nguyên tắc cơ bản của PLVN 4. Những vấn đề pháp lý cơ bản của việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa? * Khái niệm: như trên * Những vấn đề pháp lý cơ bản của việc giao kết hợp đồng MBHH: - Các nguyên tắc chung về giao kết HĐ: + Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực + Tự do giao kết, không VP điều cấm của luật và trái với đạo đức XH - Đề nghị giao kết HĐ (Đ386 BLDS): + ND: thể hiện ý định giao kết HĐ với chủ thể khác theo những ĐK xác định + Hình thức: phù hợp với quy định của PL - Chấp nhận đề nghị giao kết HĐ (Đ393 BLDS): + ND: bên được đề nghị trả lời bên đề nghị v/v chấp nhận ND được đề nghị + Hình thức: phù hợp với ý chí của các bên + quy định của PL - Thời điểm giao kết HĐ (Đ400 BLDS): + HĐ được giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận + Thời điểm giao kết còn phụ thuộc vào cách thức giao kết của HĐ - Hiệu lực của HĐ: phát sinh từ thời điểm giao kết trừ TH các bên có thỏa thuận hoặc PL có quy định khác 5. Những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa * Khái niệm: như trên * Những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa: - Nguyên tắc giao kết HĐ: tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực - Chủ thể tham gia giao kết HĐ: có NLHVDS, đúng thẩm quyền, đại diện hợp pháp cho thương nhân nếu 1 bên chủ thể là thương nhân - Mục đích và nội dung của HĐ: không vi phạm điều cấm của Luật và không trái với đạo đức XH - Đối tượng của HĐ: là hàng hóa gồm tất cả các ĐS, kể cả ĐS hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai - Hình thức của HĐ: tuân thủ quy định của PL về hình thức của HĐ, nếu không quy định thì các bên được tự do lựa chọn hình thức của HĐ 6. Phân tích hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa * Khái niệm: Hiệu lực của HĐ MBHH là việc xác định thời điểm phát sinh đến thời điểm chấm dứt giá trị, hiệu lực pháp lý của HĐ * Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa: - HĐ có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ TH các bên có thỏa thuận hoặc PL có quy định khác - Thời điểm giao kết HĐ được xác định như sau: + Thời điểm bên đề nghị nhận được lời chấp nhận đề nghị giao kết HĐ + Thời điểm cuối cùng của thời hạn nếu có thỏa thuận im lặng là trả lời + Giao kết bằng lời nói: thời điểm các bên thống nhất toàn bộ ND của HĐ + Giao kết bằng VB: bên sau cùng ký vào VB (trực tiếp), hình thức chấp nhận khác trên VB (gián tiếp) * Thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng MBHH: - HĐ đã được hoàn thành - Theo thỏa thuận của các bên - 1 bên đơn phương chấm dứt HĐ - Đối tượng của HĐ không còn - 1 bên chấm dứt tồn tại mà HĐ phải do chính chủ thể đó thực hiện - TH khác do PL quy định * Hợp đồng MBHH vô hiệu: vi phạm điều kiện có hiệu lực của HĐ - Chủ thể: không có NLHVDS, không đúng thẩm quyền - Nguyên tắc: không tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, hợp tác - Nội dung, mục đích: vi phạm điều cấm của luật, trái với đạo đức XH - Hình thức: không tuân thủ hình thức của HĐ mà PL quy định - Đối tượng: HH không được phép GD hoặc không phải là HH  7. Phân tích quy định về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa và chuyển rủi ro của hàng hóa? * Khái niệm: như trên * Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa: - Trừ TH PL có quy định hoặc các bên có thỏa thuận khác, QSH được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm HH được chuyển giao - Đối với HH phải đăng ký QSH thì QSH được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký QSH * Thời điểm chuyển rủi ro của hàng hóa: - Các bên được thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro đối với HH - Nếu không có thỏa thuận thì PL xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với HH: + Địa điểm giao hàng xác định: thời điểm HH đc giao - nhận tại địa điểm đó + Không có địa điểm giao hàng xác định: thời điểm HH đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên + Người nhận hàng được giao nắm giữ: thời điểm nhận đc chứng từ/xác nhận quyền chiếm hữu HH + TH HH đang trên đường vận chuyển: thời điểm giao kết HĐ + Các TH khác 8. Phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự * Khái niệm: như trên và HĐ mua bán TS là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển QSH TS cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán * Phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản: HĐ mua bán hàng hóa HĐ mua bán TS Chủ thể Chủ yếu là thương nhân Tổ chức, cá nhân có NLHVDS Đối tượng Động sản, những vật gắn liền với đất đai Động sản và bất động sản Mục đích Chủ yếu nhằm mục đích sinh lợi Thường nhằm mục đích sinh hoạt – tiêu dùng Nguồn luật điều chỉnh Ưu tiên áp dụng LTM Ưu tiên áp dụng BLDS Ví dụ HĐ phân phối tiêu thụ rau củ giữa HTX X và CTCP Y HĐ chuyển nhượng QSD đất giữa anh A và chị B 9. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ trung gian thương mại? Vai trò của dịch vụ trung gian thương mại? * Khái niệm: DV TG TM là HĐ của TN để thực hiện các GD TM cho 1 hoặc 1 số TN được xác định, bao gồm HĐ ĐD cho TN, môi giới TM, ủy thác MBHH và đại lý TM * Đặc điểm của dịch vụ trung gian thương mại: - Là hoạt động CỨ DV TM được thực hiện qua trung gian: + Bên TG đc bên thuê DV trao quyền xác lập, thực hiện GD TM với bên T3 + Vì lợi ích của bên thuê DV + để hưởng thù lao - Bên trung gian phải là TN, độc lập với bên thuê DV và bên T3: + Bên trung gian phải là TN theo Đ6 LTM 2005 + Có trụ sở riêng, tư cách PL độc lập, tự QĐ và tự chịu TN về HĐ của mình - HĐ trung gian TM tồn tại song song 2 nhóm QH: + QH giữa bên thuê DV và bên trung gian thực hiện DV + QH giữa bên thuê DV, bên trung gian thực hiện DV với bên T3 * Vai trò của dịch vụ trung gian thương mại: - Mang lại hiệu quả trong tổ chức mạng lưới phân phối, tiêu thụ HH, DV: + Giúp NSX chuyên tâm vào việc SX + Đẩy mạnh giao lưu buôn bán, đầu tư + Hạn chế được rủi ro, tăng hiệu quả KT - Góp phần thúc đẩy SX, lưu thông HH và từ đó thúc đẩy KT phát triển: + Làm tăng khối lượng HH lưu thông trên thị trường + Thiết lập 1 hệ thống phân phối HH đa dạng + Đánh giá chính xác nhu cầu thị trường để điều chỉnh 10. Các dịch vụ trung gian thương mại theo Luật Thương mại năm 2005? Lấy ví dụ về các dịch vụ trung gian thương mại trên thực tế. * Khái niệm: như trên * Các dịch vụ trung gian thương mại theo Luật Thương mại năm 2005: Căn cứ vào K11 – Đ3 và Chương V LTM 2005, gồm có: - Đại diện cho TN: + Là việc 1 TN nhận UQ (bên ĐD) của TN khác (bên giao ĐD) để thực hiện các HĐTM với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của TN đó và hưởng thù lao về việc ĐD + Ví dụ: CTCP TGDĐ ký hợp động ĐD cho Apple Incompany, nhận UQ của Apple để thiết lập hệ thống chuỗi cửa hàng UQ Topzone nhằm mang đến cho cộng đồng không gian trải nghiệm mua sắm đẳng cấp - Môi giới thương mại: + Là HĐTM, theo đó 1 TN làm trung gian (bên MG) cho các bên MBHH, cung ứng DV (bên được MG) trong việc đàm phán, giao kết HĐ MBHH, DV và được hưởng thù lao theo HĐ môi giới. + Ví dụ: CTCP môi giới bảo hiểm CIMEICO làm trung gian môi giới cho NH Agribank và BH Bảo Việt đàm phán, ký kết HĐ bảo hiểm giữa 2 bên - Ủy thác mua bán HH: + Là HĐTM, theo đó bên nhận UT thực hiện việc MBHH với danh nghĩa của mình theo những ĐK đã thỏa thuận với bên UT và đc nhận thù lao UT + Ví dụ: HTX SX-TM-DV Phì Điền đã thực hiện thu mua vải thiều theo thỏa thuận ủy thác cung ứng trái cây tươi cho hệ thống siêu thị Winmart của CTCP Tập đoàn Masan - Đại lý thương mại: + Là HĐTM, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình MBHH cho bên giao đại lý hoặc CỨDV của bên giao đại lý cho KH để hưởng thù lao + Ví dụ: Công ty du lịch BestPrice là tổng Đại lý cấp 1 của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines để bán vé máy bay giá rẻ, uy tín, chính hãng 11. Phân biệt dịch vụ trung gian thương mại với dịch vụ xúc tiến thương mại * Khái niệm: như trên * Phân biệt dịch vụ trung gian thương mại với các dịch vụ thương mại khác: DV trung gian thương mại Các DV thương mại khác Chủ thể Có sự tham gia của 3 bên, gồm bên thuê DV, bên trung gian thực hiện DV, bên T3 Thường có sự tham gia của 2 bên, gồm bên thuê DV và bên thực hiện DV Tư cách PL Bên trung gian phải là TN và có tư cách PL độc lập với bên thuê DV và bên T3 Nội dung Song song tồn tại 2 nhóm QH: bên thuê DV – bên trung gian; bên thuê DV, trung gian – bên T3 Có thể tồn tại 1 hoặc nhiều nhóm QH, giữa các nhóm QH không có sự phụ thuộc lẫn nhau 12. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đại diện cho thương nhân và hoạt động môi giới thương mại * Hoạt động đại diện cho thương nhân: - Khái niệm: như trên - Đặc điểm: + QH ĐD cho TN phát sinh giữa bên ĐD và bên giao ĐD: ~ Cả bên ĐD và bên giao ĐD đều phải là thương nhân ~ Bên ĐD nhân danh bên giao ĐD trong quan hệ với bên T3 + ND của hoạt động ĐD cho TN do các bên tham gia QH thỏa thuận: ~ Bên ĐD được thực hiện 1 phần/toàn bộ các HĐTM của bên giao ĐD ~ Bên ĐD có thể tiến hành HĐ ĐD cho nhiều TN cùng 1 lúc + QH ĐD cho TN phát sinh trên CS HĐ ĐD cho TN: ~ Tính chất: luôn mang tính chất đền bù ~ Đối tượng: những công việc mà bên ĐD phải tiến hành trên danh nghĩa và theo sự chỉ dẫn của bên giao ĐD ~ Hình thức HĐ: phải được lập thành VB/khác có giá trị pháp lý tương đương * Hoạt động môi giới thương mại: - Khái niệm: như trên - Đặc điểm: + Chủ thể của QH môi giới TM: ~ Gồm bên môi giới và bên được môi giới ~ Bên môi giới phải là TN, có ĐKKD DV môi giới TM + Nội dung hoạt động môi giới TM: ~ Rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau ~ Mục đích: các bên được môi giới giao kết HĐ với nhau + Phạm vi của môi giới TM được mở rộng: ~ Không chỉ bao gồm những HĐ môi giới MBHH và cung ứng DV ~ Mà còn bao gồm tất cả các HĐ có mục đích kiếm lợi + QH môi giới TM được thực hiện trên CS HĐ môi giới: ~ Đối tượng: công việc MG nhằm chắp nối QH giữa các bên đc MG với nhau ~ Hình thức: được thể hiện bằng lời nói, VB hoặc hành vi cụ thể 13. Nguyên tắc xác định quyền và nghĩa vụ trong quan hệ đại diện cho thương nhân và môi giới thương mại? * Khái niệm: như trên * Nguyên tắc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại diện cho thương nhân: - QH giữa bên ĐD và bên giao ĐD được thiết lập thông qua HĐ: + Quyền, nghĩa vụ của các bên chủ yếu đc xác định qua các điều khoản HĐ + Các bên còn có quyền, nghĩa vụ theo luật định ngoài nội dung thỏa thuận - Tính chất của HĐ ĐD cho TN là HĐ song vụ nên: + Từ nghĩa vụ của bên ĐD có thể suy ra quyền của bên giao ĐD và ngược lại + Ví dụ: nghĩa vụ tuân thủ chỉ dẫn từ bên giao ĐD của bên ĐD ~ quyền đưa ra chỉ dẫn và yêu cầu bên ĐD phải tuân chủ các chỉ dẫn của bên giao ĐD (Nghĩa vụ của bên đại diện) * Nguyên tắc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ môi giới thương mại: - QH giữa bên môi giới và bên được môi giới được thiết lập thông qua HĐ: + Các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ yếu được xác định thông qua các điều khoản của HĐ + Các bên còn có quyền, nghĩa vụ theo luật định nếu không có thỏa thuận - Tính chất của HĐ môi giới TM là HĐ song vụ nên thông qua: + Các nghĩa vụ của bên môi giới có thể thấy được quyền của bên được môi giới và ngược lại + Ví dụ: nghĩa vụ bảo quản mẫu HH, tài liệu được giao của bên môi giới ~ quyền yêu cầu bên môi giới bảo quản mẫu HH, tài liệu được giao của bên được môi giới (Quyền cầm giữ, Quyền hưởng thù lao môi giới, Thanh toán chi phí phát sinh liên quan đến việc môi giới) 14. So sánh đại diện cho thương nhân với đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015? * Khái niệm: như trên; ĐD theo UQ là việc CN, PN (người ĐD) nhân danh và vì lợi ích của CN/PN khác (người đc ĐD) theo UQ xác lập, thực hiện GDDS * So sánh đại diện cho thương nhân với đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự 2015: - Giống nhau: + Chủ thể: luôn có sự tham gia của bên đại diện (bên trung gian) + Mục đích: nhân danh và vì lợi ích của bên được đại diện + Nội dung: do các bên tham gia quan hệ thỏa thuận + Cơ sở phát sinh: hợp đồng đại diện ~ Đối tượng của HĐ: công việc đại diện thực hiện hoạt động nhất định ~ Tính chất của HĐ: có tính đền bù, song vụ ~ Hình thức của HĐ: được lập thành văn bản - Khác nhau: Đại diện cho thương nhân Đại diện theo ủy quyền Chủ thể Phải là thương nhân Cá nhân, tổ chức có NLHVDS Mục đích Sinh lời Có thể không vì mục đích sinh lời Nội dung Thực hiện toàn bộ/1 phần các HĐTM của TN Không nhất thiết liên quan đến các HĐTM Cơ sở phát sinh Tính chất Luôn mang tính đền bù, song vụ Có thể không mang tính đền bù, song/đơn vụ Hình thức HĐ bằng văn bản hoặc tương đương Giấy UQ hoặc HĐ = văn bản, lời nói, hành vi Nguồn luật điều chỉnh LTM 2005, BLDS 2015 BLDS 2015 15. Những vấn đề pháp lý liên quan đến thời hạn đại diện cho thương nhân? Thời hạn đại diện đã hết mà công việc đại diện chưa hoàn thành thì xử lý như thế nào? * Khái niệm: như trên và thời hạn đại diện cho thương nhân là 1 KTG được xác định từ thời điểm phát sinh QH ĐD cho TN đến thời điểm chấm dứt QH đó * Những vấn đề pháp lý liên quan đến thời hạn đại diện cho thương nhân: - Thời hạn ĐD do các bên thỏa thuận - TH không có thỏa thuận, thời hạn ĐD chấm dứt khi 1 bên đơn phương + thông báo chấm dứt HDĐD với bên còn lại - Hậu quả pháp lý của của việc đơn phương chấm dứt HĐ ĐD: + Do bên giao ĐD: bên ĐD có quyền yêu cầu bên giao ĐD trả thù lao đối với các GD mà đáng lẽ mình được hưởng (nếu không có thỏa thuận khác) + Do bên ĐD: bên ĐD bị mất quyền hưởng thù lao đối với các GD mà mình đáng lẽ được hưởng (nếu không có thỏa thuận khác) * Thời hạn đại diện đã hết mà công việc đại diện chưa hoàn thành thì xử lý như sau:  - Gia hạn HĐ ĐD - Chấm dứt HĐ ĐD theo thời hạn + thanh toán chi phí phát sinh theo Đ148 LTM 16. So sánh đại diện cho thương nhân và môi giới thương mại? Bên môi giới có được hưởng thù lao nếu như các bên không giao kết được hợp đồng không? * Khái niệm: như trên * So sánh đại diện cho thương nhân và môi giới thương mại: - Giống nhau: + Mang những đặc điểm chung của hoạt động trung gian thương mại + Bên trung gian đều phải là thương nhân + Hình thức hợp đồng: xác lập bằng văn bản + Đối tượng của HĐ trung gian: công việc trung gian để hưởng thù lao - Khác nhau: Đại diện cho thương nhân Môi giới thương mại Chủ thể Bên giao ĐD, bên ĐD bắt buộc phải là TN Bên môi giới bắt buộc phải là TN, bên được môi giới có thể không phải là TN Tư cách bên  trung gian Bên ĐD nhân danh bên giao ĐD trong GD với bên T3 Bên MG nhân danh chính mình trong GD với bên T3 Nội dung công việc Rộng hơn, thực hiện 1 phần/toàn bộ HĐTM của bên giao ĐD Hẹp hơn, chỉ bao gồm việc giới thiệu, thu xếp cho các bên đc MG gặp gỡ nhau  Cơ sở phát sinh HĐ đại diện với hình thức phải bằng VB/tương đương HĐ môi giới với hình thức không bắt buộc phải bằng VB 17. Những điểm đặc thù của quan hệ đại diện cho thương nhân với tư cách là hoạt động thương mại trong mối quan hệ với đại diện theo ủy quyền? * Khái niệm: như trên * Những điểm đặc thù của quan hệ đại diện cho thương nhân so với đại diện theo ủy quyền - Chủ thể: cả bên ĐD và bên giao ĐD đều phải là TN - Mục đích: bên ĐD thực hiện các HĐTM với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của bên giao ĐD nhằm hưởng thù lao (sinh lời) - Nội dung công việc - Cơ sở phát sinh: hợp đồng ĐD cho TN luôn có tính chất đền bù, song vụ và hình thức phải bằng VB/tương đương. 18. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại? * Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa: - Khái niệm: như trên - Đặc điểm: + QH UT MBHH được xác lập giữa bên UT và bên nhận UT: ~ Bên nhận UT: phải là TN + KD HH phù hợp + những ĐK đã thỏa thuận ~ Bên UT: có thể không phải TN + giao bên nhận UT thực hiện MBHH  + Nội dung của hoạt động UT MBHH bao gồm: ~ Giao kết, thực hiện HĐ UT giữa bên UT và bên nhận UT ~ Giao kết, thực hiện HĐ MBHH giữa bên nhận UT với bên T3  + Việc ủy thác MBHH phải được xác lập bằng HĐ: ~ Hình thức: phải lập thành VB/khác có giá trị pháp lý tương đương ~ Đối tượng: công việc MBHH do bên nhận UT tiến hành theo thỏa thuận  (Hàng hóa ủy thác, Uỷ thác lại cho bên thứ ba, Nhận ủy thác của nhiều bên, Trách nhiệm do VPPL) * Hoạt động đại lý thương mại: - Khái niệm: như trên - Đặc điểm: + QH đại lý TM phát sinh giữa bên giao đại lý và bên đại lý: ~ Bên giao đại lý: giao hàng/tiền cho đại lý/ UQ thực hiện DV cho đại lý ~ Bên đại lý: nhận hàng/tiền để làm đại lý MBHH/nhận UQ làm đại lý CƯDV ~ Cả bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là TN + Nội dung của hoạt động đại lý bao gồm: ~ Giao kết, thực hiện HĐ đại lý giữa bên giao đại lý và bên đại lý ~ Giao kết, thực hiện HĐ MBHH, CƯDV giữa bên đại lý với bên T3  + QH đại lý TM được xác lập bằng hợp đồng: ~ Hình thức: phải giao kết bằng VB/khác có giá trị pháp lý tương đương ~ Đối tượng: công việc MBHH/CƯDV của bên đại lý cho bên giao đại lý 19. Nguyên tắc xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại? * Khái niệm: như trên * Nguyên tắc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa: - QH giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác được thiết lập thông qua HĐ: + Các quyền và nghĩa vụ của các bên trong QH ủy thác MBHH chủ yếu được xác định thông qua các điều khoản của HĐ + Các bên ĐD còn có quyền và nghĩa vụ theo luật định trong TH các bên không có thỏa thuận - Tính chất của HĐ ủy thác MBHH là HĐ song vụ nên thông qua: + Các nghĩa vụ của bên nhận ủy thác có thể thấy đc quyền của bên ủy thác và ngược lại + Ví dụ: nghĩa vụ thông báo cho bên ủy thác về tình hình thực hiện HĐ của bên nhận ủy thác ~ quyền yêu cầu bên nhận ủy thác thông báo về tình hình thực hiện HĐ của bên ủy thác * Nguyên tắc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại lý thương mại: - QH giữa bên đại lý và bên giao đại lý được thiết lập thông qua HĐ: + Các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ yếu được xác định thông qua các điều khoản của HĐ + Các bên ĐD còn có quyền và nghĩa vụ theo luật định trong TH các bên không có thỏa thuận - Tính chất của HĐ đại lý thương mại là HĐ song vụ nên thông qua: + Các nghĩa vụ của bên đại lý có thể thấy đc quyền của bên giao đại lý và ngược lại + Ví dụ: nghĩa vụ thực hiện các BPBĐ nghĩa vụ DS của bên đại lý ~ quyền  yêu cầu bên đại lý thực hiện BPBĐ (Quyền sở hữu trong đại lý TM, Thù lao đại lý, Quyền, nghĩa vụ của bên đại lý, Quyền, nghĩa vụ của bên giao đại lý) 20. Trình bày về 4 hình thức đại lý thương mại? * Khái niệm: như trên  * Trình bày 4 hình thức đại lý thương mại: Các hình thức Tiêu chí nhận diện Đặc trưng Đại lý bao tiêu Khối lượng HH, DV đầy đủ, trọn vẹn Bên đại lý thực hiện MB trọn vẹn 1 khối lượng HH hoặc CỨ đầy đủ 1 DV cho bên giao đại lý Đại lý độc quyền Khu vực địa lý nhất định Bên giao đại lý chỉ giao cho 1 đại lý MB 1 (số) HH hoặc CỨ 1 (số) DV trong 1 khu vực địa lý nhất định Tổng đại lý Hệ thống đại lý trực thuộc + Bên đại lý tổ chức 1 hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc MBHH, CỨDV cho bên giao đại lý + Tổng đại lý là đối tác trực tiếp của bên giao đại lý + Tổng đại lý ĐD cho hệ thống đại lý trực thuộc + Các đại lý trực thuộc nhân danh và chịu sự quản lý của tổng đại lý Khác Đại lý hoa hồng, đại lý bảo đảm thanh toán (Thanh toán trong đại lý, Thời hạn đại lý) 21. So sánh đại lý thương mại với đại diện cho thương nhân và ủy thác mua bán hàng hóa * Khái niệm: như trên * So sánh đại lý thương mại với đại diện cho thương nhân: - Giống nhau: + Mang những đặc điểm chung của HĐ trung gian TM + Cả 2 bên trong QH đại lý và ĐD đều phải là TN + Hình thức HĐ: văn bản/khác có giá trị pháp lý tương đương + Đối tượng của HĐ: công việc trung gian để hưởng thù lao - Khác nhau: Đại lý thương mại Đại diện cho thương nhân Tư cách của trung gian Nhân danh chính mình trong QH với bên T3 Nhân danh bên giao ĐD trong QH với bên T3 Nội dung công việc MBHH, cung ứng DV Rộng hơn, 1 phần/toàn bộ HĐTM Cơ sở phát sinh HĐ đại lý TM HĐ đại diện cho TN GD với bên T3 Nghĩa vụ phát sinh ràng buộc bên đại lý với bên T3 Nghĩa vụ phát sinh ràng buộc bên giao ĐD với bên T3 * So sánh đại lý thương mại với ủy thác mua bán hàng hóa: - Giống nhau: + Mang những đặc điểm chung của HĐ trung gian TM + Bên trung gian đều là TN + nhân danh chính mình trong QH vs bên T3 + Hình thức hợp đồng: bằng VB/khác có giá trị pháp lý tương đương + Đối tượng của hợp đồng: công việc trung gian để hưởng thù lao - Khác nhau: Đại lý thương mại Uỷ thác mua bán hàng hóa Nội dung công việc Mua bán HH, cung ứng DV Mua bán HH Bên SD DV Bên giao đại lý là TN Bên ủy thác không bắt buộc phải là TN Bên trung gian Bên đại lý phải ĐKKD ngành nghề đại lý Bên nhận ủy thác ĐKKD mặt hàng thích hợp với HH được ủy thác Chuyển giao lại Bên đại lý được giao đại lý lại + không cần đồng ý = VB trong hình thức tổng đại lý Bên nhận ủy thác không được ủy thác lại trừ TH bên ủy thác đồng ý = VB Tình chất Lâu dài, thường xuyên Ngắn, sự vụ 22. Khái niệm và đặc điểm, vai trò của dịch vụ xúc tiến thương mại? * Khái niệm: XTTM là HĐ thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội MBHH và CỨDV, bao gồm HĐ KM, QCTM, trưng bày, giới thiệu HH, DV và hội chợ, triển lãm TM * Đặc điểm: - Chủ thể thực hiện XTTM đều là TN: + TN tự tổ chức HĐ XTTM nhằm tìm kiếm cơ hội TM cho mình + TN thực hiện XTTM theo HĐDV + phải có ĐKKD DV XTTM - Cách thức XTTM được thực hiện: + Đều là các kĩ thuật thuyết phục khác nhau + Nhằm liên hệ với mục tiêu thị trường  - Các HĐ XTTM đều có giới hạn:  + Thực hiện XTTM trong khuôn khổ pháp luật + Không xâm hại lợi ích của NN, TN khác và NTD - Cơ sở tiến hành HĐ XTTM: + Nhu cầu cạnh tranh, tăng cơ hội PT KD của TN tự XTTM + Kế hoạch KD + hợp đồng DV của TN KD DV XTTM * Vai trò: - Công cụ chiếm lĩnh thị trường + nâng cao tính cạnh tranh của HH, DV - Cầu nối giữa KH và TN, giúp TN đánh giá HH, DV để điều chỉnh kịp thời - Thông tin về SP, kích thích nhu cầu mua sắm, tạo cơ hội mua sắm hiệu quả 22. Phân tích các hoạt động xúc tiến thương mại bị cấm thực hiện? * Khái niệm: như trên * Các hoạt động xúc tiến thương mại bị cấm thực hiện: - XTTM với các sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế KD, các HH bị cấm hoặc hạn chế lưu thông, những DV chưa được phép cung ứng - XTTM làm phương hại ANQG, thuần phong mỹ tục, truyền thống VH, MT,…  - XTTM 1 cách gian dối (QC, trưng bày, giới thiệu SP không đúng với sự thật) - XTTM tạo sự cạnh tranh không lành mạnh - Các TH khác bị PL cấm (từng hoạt động đều có quy định riêng) 23. Trình bày hiểu biết về quy định chung của pháp luật về hợp đồng dịch vụ xúc tiến thương mại * Khái niệm: HĐDV XTTM là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên thực hiện DV thực hiện công việc thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội MBHH và CỨDV cho bên SDDV, bên SDDV phải trả tiền DV cho bên thực hiện DV * Quy định chung của pháp luật về hợp đồng dịch vụ xúc tiến thương mại: - Chủ thể của HĐ: đều là TN, giữa TN KD DV XTTM và TN có nhu cầu XTTM - Hình thức của HĐ: phải đc lập thành VB/khác có giá trị pháp lý tương đương - Về nội dung của hợp đồng: bao gồm các điều khoản về: + Các bên ký kết + Đối tượng của HĐ + Địa điểm, thời gian thực hiện DV + Phí DV và các chi phí khác + Quyền và nghĩa vụ của các bên v.v. 24. Các dịch vụ xúc tiến thương mại theo Luật Thương mại năm 2005. Lấy ví dụ? * Khái niệm: như trên * Các dịch vụ xúc tiến thương mại theo Luật Thương mại năm 2005: - Khuyến mại: + Là HĐ XTTM của TN nhằm xúc tiến việc MBHH, CỨDV bằng cách dành cho KH những lợi ích nhất định + Ví dụ: CTCP tập đoàn Central Retail sẽ áp dụng CTKM đối với hàng trăm SP tại chuỗi siêu thị GO! Big C trên toàn quốc - Quảng cáo TM: + Là HĐ XTTM của TN để giới thiệu với KH về HĐ KD HH, DV của mình + Ví dụ: TN A KD mỹ phẩm đồng thời thực hiện QC cho mỹ phẩm mới ra mắt trên tivi, websites, cũng như các sàn TMĐT… - Trưng bày, giới thiệu HH, DV: + Là HĐ XTTM của TN dùng HH, DV và tài liệu về HH, DV để giới thiệu với KH về HH, DV đó + Ví dụ: DN Amour Food tổ chức chương trình giới thiệu - nếm thử sản phẩm "Mỳ gạo Hàn Quốc" tại 6 TTTM của CTCP Dabaco  - Hội chợ, triển lãm thương mại: + Là HĐ XTTM được thực hiện tập trung trong 1 thời gian và tại 1 địa điểm nhất định để TN trưng bày, giới thiệu HH, DV nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết HĐ MBHH, HĐ DV + Ví dụ: CTCP thủ công Mỹ nghệ Gỗ Liên Minh tổ chức Hội chợ Vifa Expo 2023 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm SG 25. Đặc điểm của khuyến mại và quảng cáo thương mại? * Khái niệm: như trên * Đặc điểm của khuyến mại: - Chủ thể thực hiện hành vi KM là TN: + TN tự tổ chức thực hiện việc KM + TN có thể KD DV KM cho TN khác - Cách thức XTTM: + Dành cho KH những lợi ích nhất định (quà tặng, hàng mẫu thử, giảm giá) + KH được KM có thể là NTD hoặc trung gian phân phối - Mục đích KM là xúc tiến việc MBHH và CỨDV: + Thường hướng tới lôi kéo KH, giới thiệu SP mới + Làm tăng thị phần của DN trên thị trường (Quyền khuyến mại của TN, HH, DV dùng để KM, Lưu ý) * Đặc điểm của quảng cáo thương mại: - Chủ thể hoạt động QCTM là TN: + TN tự thực hiện QCTM để hỗ trợ cho hoạt động KD của mình + TN thực hiện QC cho TN khác theo HĐ DV để tìm kiếm lợi nhuận - Cách thức xúc tiến TM: + Sử dụng SP, phương tiện QC để thông tin về HH, DV đến KH + Truyền tải thông tin bằng hình ảnh, tiếng nói, chữ viết  - Mục đích trực tiếp của QCTM là: + Giới thiệu cho KH về HĐ KD HH, DV của mình + Đáp ứng nhu cầu cạnh tranh + mục tiêu lợi nhuận của TN (Bảo hộ quyền SHTT đối với SP QCTM, sản phẩm QCTM, phương tiện QCTM, Người phát hành QCTM) * So sánh khuyến mại và quảng cáo thương mại: - Giống nhau: + Mang những đặc điểm chung của DV XTTM + Chủ thể thực hiện là TN + Cách thức tổ thức: TN tự TC/ thuê DV + Cách thức XTTM: đều là những kỹ thuật thuyết phục chuyên nghiệp + Có giới hạn: tuân thủ quy định của PL - Khác nhau: Khuyến mại Quảng cáo thương mại Chủ thể Không đa dạng Có nhiều chủ thể tham gia Cách thức tổ chức Chủ yếu là TN tự thực hiện Thường là TN thuê DV QCTM Cách thức XTTM Dành cho KH những lợi ích nhất định Dùng SP, phương tiện QC để thông tin về HH, DV Mục đích Xúc tiến việc MBHH, CỨDV Giới thiệu với KH về HĐ KD HH, DV của mình Thủ tục Đăng ký, thông báo Xác nhận ND, thông báo, cấp phép 26. Nêu hạn mức giá trị khuyến mại và thời gian khuyến mại? * Khái niệm: như trên * Hạn mức giá trị khuyến mại: - Giá trị vật chất dùng để KM không được vượt quá 50% giá trị của đơn vị HH, DV được KM trước thời gian KM - Tổng giá trị của HH, DV dùng để KM không được vượt quá 50% tổng giá trị của HH, DV được KM - Hạn mức tối đa 100% về giá trị của HH, DV dùng để KM AD trong TH: + Tổ chức các CTKM tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa KM/ dịp lễ, tết) + HĐ KM trong khuôn khổ XTTM do TTg CP quyết định * Thời gian khuyến mại: - Tổng TG KM giảm giá đối với 1 loại nhãn hiệu HH, DV không được vượt quá 120 ngày trong 1 năm - Không bao gồm TG thực hiện hình thức KM giảm giá trong khuôn khổ XTTM do TTCP quyết định - PL không quy định giới hạn TG thực hiện các CTKM với hình thức KM khác 27. Trình bày về chủ thể quảng cáo thương mại và chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương mại * Khái niệm: như trên * Chủ thể quảng cáo thương mại: bao gồm: - Người quảng cáo: + Là TC, cá nhân có nhu cầu QC SP, HH, DV  + Phải là TN hoặc chi nhánh của TN  + Được trực tiếp QC/thuê DV QC về HĐ KD của mình - Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo: + Là TC, cá nhân thực hiện QC theo HĐDV QC với người QC + Phải là TN có ĐKKD DV XTTM hoặc DV QC + Được quyền QĐ hình thức, phương thức KDDV QC * Chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo của thương nhân: - Người phát hành QC: là TC, cá nhân dùng phương tiện QC thuộc TN quản lý của mình giới thiệu SP QC đến công chúng - Người cho thuê phương tiện QC: là tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện QC - Người tiếp nhận QC: là người tiếp nhận thông tin từ SP QC thông qua phương tiện QC - Người chuyển tải SP QC: là người trực tiếp đưa SP QC đến công chúng hoặc thể hiện SP QC trên người thông qua hình thức mặc, treo, gắn, dán, vẽ v.v. 28. Khuyến mại có những điểm gì giống và khác với quảng cáo thương mại? * Khái niệm: như trên * Điểm giống: đều là HĐ XTTM do TN thực hiện để thúc đẩy việc MBHH, SDDV của mình hoặc của TN khác * Điểm khác: - Cách thức XTTM thông qua KM: dành cho KH những lợi ích nhất định để khuyến khích mua HH, SDDV của TN - Cách thức XTTM của QCTM: sử dụng các SP QC để thông tin về HH, DV của TN đến KH, qua đó thu hút KH mua HH, SDDV của TN 29. Trình bày quy định của pháp luật về thủ tục khuyến mại, quảng cáo thương mại? * Khái niệm: như trên * Thủ tục khuyến mại: - Không phải thực hiện thủ tục thông báo thực hiện KM đối với: + Các CTKM có tổng giá trị giải thưởng, quà tặng dưới 100 triệu đồng + Bán hàng và KM thông qua sàn GD TMĐT, website KM trực tuyến. - Thủ tục đăng ký HĐ KM tại Sở CT/Bộ CT (> 2 tỉnh, thành) với hình thức KM:  + Bán hàng, CỨDV kèm theo việc tham dự các chương trình có tính may rủi + Các hình thức KM khác nếu được CQ quản lý NN về TM chấp thuận  => Được CQ quản lý NN có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện CTKM - Thủ tục thông báo HĐ KM đến Sở CT nơi tổ chức KM đối với các hình thức KM còn lại, chậm nhất 03 ngày làm việc trước khi thực hiện CTKM - Sau khi kết thúc HĐ KM, TN phải thông báo KQ với CQ quản lý NN về TM * Thủ tục quảng cáo thương mại:  - Xác nhận nội dung QC: + Các sản phẩm HH, DV đặc biệt: thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, hóa chất, sữa + Thực hiện QC sau khi CQNN (Bộ YT, NNPTNT, CT) xác nhận ND QC + Thời hạn xác nhận là 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ - Thông báo sản phẩm QC: + Đối với QC trên bảng QC, băng rôn + phải gửi hồ sơ trước khi QC 15 ngày + Thời hạn được thực hiện QC: 5 ngày làm việc kể từ ngày CQ có thẩm quyền xác nhận hồ sơ/nếu không có ý kiến trả lời  + Không cần gửi hồ sơ đối với QC trên màn hình chuyên QC, phương tiện GT, loa phóng thanh, hội thảo, HN, hội chợ, triển lãm, tổ chức SK, vật thể QC - Xin cấp giấy phép quảng cáo đối với: + Ra kênh, chương trình chuyên QC tại Bộ TT-TT + XD công trình QC tại Sở XD cấp tỉnh 30. Khái niệm và đặc điểm của trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại? * Khái niệm: như trên * Đặc điểm của trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ: - Chủ thể trưng bày, giới thiệu HH, DV là TN: + TN có nhu cầu tự trưng bày, giới thiệu HH, DV của mình + TN KD DV XTTM/ trưng bày, giới thiệu HH, DV cho TN khác - Cách thức xúc tiến TM:  + Dùng HH, DV và các tài liệu về HH, DV để giới thiệu về HH, DV + Thông qua hình thức: mở phòng, hội nghị, hội thảo, trên internet,… - Mục đích của trưng bày, giới thiệu HH, DV:  + Trực tiếp giới thiệu các thông tin về HH, DV + Kích thích nhu cầu mua sắm, xúc tiến cơ hội bán hàng (Quyền trưng bày, giới thiệu HH, DV, Các hình thức trưng bày, giới thiệu HH, DV, ĐK đối với HH NK vào VN để trưng bày, giới thiệu, Thủ tục đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm TM) * Đặc điểm của hội chợ, triển lãm thương mại: - Chủ thể thực hiện hội chợ, triển lãm TM là TN: + Phải nhiều TN tham gia đồng thời tại cùng thời gian, địa điểm nhất định + TN VN, chi nhánh của TN VN/nước ngoài tại VN trực tiếp TC, tham gia - Cách thức tổ chức: + TN trực tiếp TC/ thông qua HĐDV tổ chức hội chợ, triển lãm + Tuân thủ quy định PL: đăng ký, xác nhận, hải quan tùy từng TH - Cách thức xúc tiến TM: + Trưng bày, giới thiệu, quảng cáo HH, DV + Bán lẻ và giao kết HĐ (bán hàng tại chỗ) (Quyền tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm TM, Bán, tặng HH, CỨDV tại hội chợ, triển lãm TM tại VN) * So sánh quảng cáo thương mại và trưng bày, giới thiệu HH, DV: - Giống nhau: + Mang những đặc điểm chung của DV XTTM + Chủ thể thực hiện là TN: có thể là TN tự TC thực hiện hoặc TN KD DV + Mục đích: thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội MBHH, CỨDV + Bản chất: trưng bày giới thiệu SP là cách thức đặc biệt để QC HH, DV - Khác nhau: Quảng cáo thương mại Trưng bày, giới thiệu HH, DV Chủ thể Thường có nhiều chủ thể tham gia Ít thành phần chủ thể tham gia Phương tiện thực hiện SD phương tiện, SP quảng cáo SD HH, DV và tài liệu về HH, DV Hình thức Thông tin bằng hình ảnh, hoạt động, âm thanh, lời nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đựng ND quảng cáo Trưng bày trực tiếp HH, DV Địa điểm tổ chức Đa dạng, linh hoạt Cố định, trực tiếp Trường hợp cấm Nhiều hơn, cụ thể Ít hơn * Phân biệt trưng bày, giới thiệu HH, DV và hội chợ, triển lãm thương mại: Trưng bày, giới thiệu HH, DV Hội chợ, triển lãm TM Chủ thể Có thể không cần có nhiều TN đồng thời tham gia Cần phải có nhiều TN đồng thời gia Thời gian Linh hoạt, không cố định Trong KTG xác định Cách thức XTTM Dùng HH, DV và tài liệu về HH, DV để giới thiệu với KH về HH, DV đó Trưng bày, giới thiệu, quảng cáo HH, DV và bán lẻ, giao kết HĐ tại chỗ Quyền của TN nước ngoài + Chưa được phép HĐ: thuê DV + Được phép HĐ: tự thực hiện/ thuê DV + Tham gia: trực tiếp/thuê DV + Tổ chức: thuê DV 31. Phân tích khái niệm và đặc điểm của dịch vụ logistics? Nhận diện 06 dịch vụ cụ thể thuộc phạm vi của dịch vụ logistics? * Khái niệm: DV logistics là HĐTM theo đó 1 bên (TN KDDV LGT) có nghĩa vụ TC thực hiện 1/nhiều công việc liên quan đến quá trình luân chuyển HH, bên kia (KH) có nghĩa vụ thanh toán thù lao DV và các chi phí hợp lý khác * Đặc điểm: - Chủ thể tham gia DV logistics bao gồm: + TN KD DV logistics chuyên nghiệp: đáp ứng các ĐK, tiêu chuẩn + KH là TC, cá nhân có nhu cầu SD DV về giao – nhận HH - Nội dung DV logistics: + PT hoàn chỉnh hơn của DV vận tải, đóng gói, giao nhận, lưu kho bãi + Thực hiện theo chuỗi, có sự SX hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian + Mang tính thực hiện quá trình, liên hoàn + không mang tính đơn lẻ - Tính chất của DV logistics: + Bổ trợ HĐ SX-KD: hỗ trợ toàn bộ các khâu, vận chuyển nhanh, giảm rủi ro + Sinh lợi: TN thực hiện để hưởng thù lao khi đáp ứng các yêu cầu của KH  * 06 dịch vụ cụ thể thuộc phạm vi của dịch vụ logistics: - Đóng gói bao bì - Ghi ký mã hiệu - Giao hàng - Vận chuyển - Lưu kho, lưu bãi - Nhận hàng (Điều kiện kinh doanh DV logistics, các trường hợp miễn TN đối với TN KD DV logistics, Quyền cầm giữ và định đoạt HH, Nghĩa vụ khi cầm giữ HH) 32. Phân tích khái niệm và nội dung của hợp đồng dịch vụ logistics? Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ hàng hóa để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của khách hàng hay không? * Khái niệm: HĐDV LGT là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó 1 bên (TN KDDV LGT) có nghĩa vụ TC thực hiện 1/nhiều công việc liên quan đến quá trình luân chuyển HH, bên kia (KH) có nghĩa vụ thanh toán thù lao DV và các chi phí hợp lý khác * Nội dung của hợp đồng dịch vụ logistics: - Đối tượng HĐ và những yêu cầu cụ thể của KH  - Số lượng, chủng loại, chất lượng, giá trị HH - Thời gian và địa điểm thực hiện DV - Thù lao DV và các chi phí liên quan  - Phương thức thanh toán - Quyền và nghĩa vụ của các bên - TN BTTH do VPHĐ, giới hạn TN và các TH miễn TN đối với TN KD DV - Phương thức giải quyết tranh chấp * Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ hàng hóa để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán cho khách hàng: - Điều kiện: đòi tiền nợ đã đến hạn của KH + thông báo ngay bằng VB cho KH - Sau 45 ngày KH không trả nợ/HH bị hư hỏng =>TN định đoạt HH + thông báo 33. Nêu giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ logistics? * Khái niệm: GH TN là hạn mức tối đa mà TN KDDV LGT chịu TN BTTH cho KH đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình TC, thực hiện DV LGT * Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ logistics: - Trừ TH có thỏa thuận khác, toàn bộ TN không vượt quá giới hạn TN đối với tổn thất toàn bộ số HH - TH PL liên quan có quy định, giới hạn TN được thực hiện theo PL liên quan - TH PL liên quan không quy định, giới hạn TN do các bên thỏa thuận hoặc: + Giới hạn TN =< 500 triệu đồng nếu không thông báo + xác nhận trị giá HH + Giới hạn TN không vượt giá trị HH nếu có thông báo + xác nhận trị giá HH - TH KD nhiều công đoạn, GH TN gắn với công đoạn có giới hạn TN cao nhất - Nếu chứng minh đc mất mát, hư hỏng/giao chậm HH do lỗi của TN => TN KD DV logistics không được hưởng quyền giới hạn TN BTTH 34. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại? * Khái niệm: NQTM là HĐTM trong đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền SD 1 gói các quyền TM của mình để tiến hành KD với tư cách pháp lý độc lập, còn bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền * Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại: - Chủ thể của NQTM bao gồm: + Bên nhượng quyền có hệ thống, CSKD có sức cạnh tranh trên thị trường + Bên nhận quyền phải là TN độc lập về tư cách pháp lý và tự chịu TN - Tính chất độc lập của các bên đc thể hiện rõ nét: + Có sự hỗ trợ, kiểm soát qua lại giữa các bên + Tư cách PL và TN tài chính của 2 bên độc lập với nhau - Có sự thống nhất, đồng bộ về mặt hình thức: + Biểu hiện trong cách thức tiến hành HĐTM của cả hệ thống NQ + Được quy định bởi tính chất đặc biệt của QH NQTM - Nội dung kết hợp nhiều HĐTM khác nhau (li-xăng, chuyển giao CN, đại lý…) + 3 HĐTM trên có thể được các TN thực hiện độc lập + Hợp đồng NQTM là tổng hợp các hợp đồng không thể tách rời - Đối tượng của NQTM là quyền TM: + Quyền TM: bí quyết KD, tên TM, nhãn hiệu HH, CN SX/ tất cả + Tính chất: tổng hợp, kết hợp giữa các quyền đối với đối tượng SHTT (Điều kiện NQTM, nghĩa vụ của bên nhượng quyền, đăng ký NQTM 35. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại?  * Khái niệm: HĐ NQTM là sự thỏa thuận của các bên trong đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền SD 1 gói các QTM của mình để tiến hành KD với 1 tư cách PL độc lập, còn bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền  * Đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại: - Về chủ thể: + Bên nhượng quyền có hệ thống, CSKD có sức cạnh tranh trên thị trường + Bên nhận quyền phải là TN độc lập về tư cách pháp lý và tự chịu TN - Về đối tượng:  + Quyền TM: bí quyết KD, tên TM, nhãn hiệu HH, CN SX/ tất cả + Tính chất: tổng hợp, kết hợp giữa các quyền đối với đối tượng SHTT - Về tính chất: + Mang tính chất tập hợp các hợp đồng không thể tách rời + Thể hiện các đặc điểm của HĐ li-xăng, chuyển giao CN, đại lý - Về nội dung: + Gồm các điều khoản quy định quyền, nghĩa vụ của các bên trong QH NQ + PL có quy định hoặc các bên có quyền thỏa thuận về ND của hợp đồng - Về hình thức: + Được thể hiện bằng VB/hình thức khác có giá trị PL tương đương + Là CS để các bên xem xét thực hiện HĐ và giải quyết TC phát sinh 36. Trình bày chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại? Tại sao khi kết thúc hợp đồng nhượng quyền thương mại 2 bên vẫn có sự ràng buộc với nhau? * Khái niệm: như trên * Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại: - Tồn tại 2 chủ thể: bên nhượng quyền và bên nhận quyền: + Phải là TN, tồn tại hợp pháp, có ĐK KD + Có HĐTM phù hợp với đối tượng được NQ - Bên nhượng quyền: là TN cấp quyền TM + Bao gồm bên NQ ban đầu và bên nhượng lại quyền + Có Hệ thống, CS KD đã hoạt động ít nhất 01 năm + Đã ĐK NQTM + đối tượng của QTM đc phép - Bên nhận quyền: là TN được nhận quyền TM + Gồm bên nhận quyền sơ cấp và bên nhận quyền thứ cấp + Điều kiện duy nhất phải là TN * Khi kết thúc hợp đồng nhượng quyền thương mại 2 bên vẫn có sự ràng buộc với nhau bởi: - QTM của bên NQ được chuyển giao cho bên nhận quyền để thực hiện HĐKD - Bên nhận quyền có nghĩa vụ giữ bí mật về QTM đã được NQ, kể cả sau khi chấm dứt HĐ - HĐNQ chấm dứt ~ bên nhận quyền không có bất cứ ràng buộc nào với bên NQ - Nếu bên nhận quyền tiết lộ/SD bí quyết KD để tiến hành KD thì sẽ cạnh tranh lại + gây rủi ro cho bên NQ 37. So sánh hoạt động nhượng quyền thương mại và hoạt động đại lý thương mại? * Khái niệm: như trên * Giống nhau: - Là HĐTM, HĐ phân phối - Chủ thể tham gia QH phải là TN - Mục đích: sinh lợi - Hình thức HĐ: phải được lập thành VB/khác có giá trị pháp lý tương đương * Khác nhau: Nhượng quyền thương mại Đại lý thương mại ĐK tiến hành Bên NQ phải ĐK HĐ NQTM + HĐ ít nhất 01 năm Không đặt ra Nội dung công việc Bên nhận quyền tiến hành MBHH, CỨDV theo cách thức KD do bên NQ quy định Bên đại lý thực hiện MBHH, CỨDV với phương thức KD do mình XD QSH HH Thuộc về bên nhận quyền Thuộc về bên giao đại lý TN chịu rủi ro Bên nhận quyền tự chịu TN Bên giao đại lý chịu TN trực tiếp Lợi ích trao đổi Bên nhận quyền trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền Bên đại lý hưởng thù lao từ bên giao đại lý 38. Phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại và hợp đồng li-xăng? * Khái niệm: như trên; HĐ li-xăng là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó CSH đối tượng SHCN (bên chuyển quyền) cho phép TC, cá nhân khác (bên nhận quyền) SD đối tượng SHCN trong phạm vi, thời hạn mà các bên đã thỏa thuận * Phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại và hợp đồng li-xăng: HĐ nhượng quyền TM HĐ li-xăng Chủ thể Là TN + bên NQ có hệ thống KD hoạt động ít nhất 1 năm Là TC, CN gồm CSH và bên có nhu cầu SD đối tượng SHCN Đối tượng Là quyền TM Là QSD đối tượng SHCN Nghĩa vụ của bên nhận quyền + Không đc phép tự ý thay đổi bất cứ QTM đc chuyển giao + Chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của bên nhượng quyền + Không bị hạn chế quyền (đc cải tiến đối tượng SHCN) + Chịu sự kiểm tra của bên giao quyền nếu có thỏa thuận Bên giao quyền Phải đối xử bình đẳng đối với các bên nhận quyền Không buộc phải đối xử bình đẳng với các bên nhận quyền 39. Phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại chung và hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp? * Khái niệm: như trên và HĐ NQTM thứ cấp là HĐ NQTM ký giữa bên nhượng lại quyền và bên nhận quyền thứ cấp theo QTM chung * Phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại chung và hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp: HĐ NQTM chung HĐ NQTM thứ cấp Chủ thể Gồm bên nhượng quyền ban đầu và bên nhận quyền sơ cấp Gồm bên nhượng lại quyền và bên nhận quyền thứ cấp CSH QTM Là bên nhượng quyền ban đầu Không phải là bên nhượng quyền thứ cấp Nhượng quyền lại Bên nhận quyền được phép cấp lại QTM Bên nhận quyền thứ cấp không được cấp lại QTM chung 40. Phân tích nội dung các quy định trong pháp luật cạnh tranh liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại? * Quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: - Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức nhằm (có khả năng) gây tác động hạn chế cạnh tranh - Trong NQTM gồm có: + Thỏa thuận phân chia thị trường thông qua ký kết HĐ NQTM độc quyền + Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm các DN khác tham gia thị trường/ PT KD * Quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh: - Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền là hành vi của DN có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động/có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh - Trong NQTM gồm có: + Hạn chế SX, PP HH-DV, giới hạn thị trường, cản trở sự PT KT-CN gây ra thiệt hại cho KH + Áp đặt ĐK cho DN khác trong ký kết HĐ hoặc yêu cầu DN khác, KH chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan đến đối tượng của HĐ => ngăn cản DN khác tham gia thị trường 41. Trình bày khái niệm, đặc điểm của chế tài thương mại? * Khái niệm: chế tài TM là chế tài do VPHĐ trong TM, xác định những hậu quả pháp lý bất lợi của bên có hành vi VPHĐ. * Đặc điểm: - Luôn mang tính cưỡng chế đối với người VP PL, HĐ TM: + Thể hiện thái độ, phản ứng của NN đối với các hành vi VP + Chỉ AD đối với các bên trong HĐ khi VP nghĩa vụ theo HĐ, PL - Được thể hiện trong các VBQPPL TM: + Được luật hóa và quy định trong LTM năm 2005 + Đảm bảo tính cưỡng chế NN của các chế tài - Là hình thức TN của 1 bên trong QH HĐ TM đối với bên kia: + VP nghĩa vụ của bên này là VP quyền của bên kia và ngược lại + Chỉ có thể được AD khi có yêu cầu của bên bị VP trong HĐ - Chủ yếu mang tính tài sản: + Thực hiện chức năng tác động, gây hậu quả bất lợi về TS đối với bên VP  + Ngoại trừ chế tài không mang tính TS như tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ (Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán) 42. Phân tích nội dung quy định về căn cứ áp dụng chế tài thương mại? * Khái niệm: như trên và căn cứ AD chế tài TM là những dấu hiệu pháp lý được coi là CS để AD BP chế tài trong TM * Nội dung quy định về căn cứ áp dụng chế tài thương mại: - Có hành vi vi phạm hợp đồng: + Không thực hiện/thực hiện không đúng, đầy đủ 1 phần/toàn bộ nghĩa vụ HĐ + Căn cứ vào nội dung HĐ có hiệu lực PL và quy định PL về HĐ có liên quan - Có thiệt hại thực tế xảy ra: bao gồm: + Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị VP phải chịu do bên VP gây ra + Khoản lợi trực tiếp bên bị VP đáng lẽ đc hưởng nếu không có hành vi VP - Có MQH nhân quả giữa hành vi VP và thiệt hại thực tế: + Thiệt hại phát sinh là kết quả tất yếu của sự VPHĐ + Hành vi VP là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại thực tế - Có lỗi của bên VP: + Lỗi là thái độ tâm lý của 1 bên đối với hành vi VPHĐ và thiệt hại do hành vi đó gây ra + Được biểu hiện dưới 2 hình thức bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý 43. Điều kiện áp dụng, nội dung và ý nghĩa của chế tài phạt vi phạm? * Khái niệm: phạt VP là việc bên có quyền lợi bị VP yêu cầu bên VP trả 1 khoản tiền phạt nhất định do VPHĐ * Điều kiện áp dụng: - Có hành vi VPHĐ (nghĩa vụ chính) - Các bên có thỏa thuận về việc AD chế tài - Không thuộc các TH miễn TN do VPHĐ * Nội dung: - Mức phạt do các bên thỏa thuận + không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ HĐ bị VP - Ngoại lệ: hành vi VP do vô ý giám định sai (tối đa x10 lần phí thù lao giám định); quy định của PL chuyên ngành (Luật XD) - Được AD đồng thời với tất cả các chế tài TM * Ý nghĩa: - Răn đe, phòng ngừa VP  - GD ý thức tuân thủ các cam kết trong HĐ - Trừng phạt bên có hành vi VPHĐ 44. Điều kiện áp dụng, nội dung và ý nghĩa của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng? * Khái niệm: buộc thực hiện đúng HĐ là việc bên bị VP yêu cầu bên VP thực hiện đúng HĐ/ dùng các BP khác để HĐ đc thực hiện và bên VP phải chịu chi phí phát sinh * Điều kiện áp dụng: - Giao thiếu HH, CỨDV không đúng HĐ (i) - Giao HH, CỨDV kém chất lượng (ii) * Nội dung: - Yêu cầu bên VP thực hiện đúng hợp đồng: + (i) Giao đủ hàng, cung ứng DV theo đúng thỏa thuận + (ii) Loại trừ khuyết tật, thiếu sót của HH, DV hoặc thay thế  - Dùng các BP khác để HĐ được thực hiện: + Bên bị VP mua HH, SD DV khác để thay thế/ tự sửa chữa + Bên VP phải chịu chi phí phát sinh - Ngoại lệ: bên bị VP phải nhận HH, DV và thanh toán nếu bên VP đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ HĐ - AD đồng thời với chế tài: đòi BTTH, phạt VP * Ý nghĩa: đảm bảo thực hiện HĐ trên thực tế để các bên đạt được lợi ích mà họ mong muốn từ việc ký kết và thực hiện HĐ (Quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng HĐ và các loại chế tài khác, gia hạn thực hiện nghĩa vụ) 45. Điều kiện áp dụng, nội dung và ý nghĩa của chế tài bồi thường thiệt hại? * Khái niệm: BTTH là việc bên VP bồi thường những tổn thất do hành vi VPHĐ gây ra cho bên bị VP * Điều kiện áp dụng: - Có hành vi VPHĐ - Có thiệt hại thực tế xảy ra - Có MQH nhân quả giữa hành vi VP và thiệt hại thực tế * Nội dung: - Giá trị BTTH bao gồm giá trị tổn thất thực tế phát sinh + khoản lợi trực tiếp bên bị VP đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi VP - Căn cứ vào thiệt hại thực tế, trực tiếp về việc VP nghĩa vụ HĐ - Ngoại lệ: giới hạn trách nhiệm đối với TN KD DV Logistics - Được AD đồng thời với phạt VP (nếu có thỏa thuận) và tất cả các chế tài TM * Ý nghĩa: bù đắp thiệt hại cho bên bị VP, không hướng tới trừng phạt bên VP trong QHHĐ (Nghĩa vụ chứng minh tổn thất, Nghĩa vụ hạn chế tổn thất) 46. So sánh 3 chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng? * Khái niệm: - Tạm ngừng thực hiện HĐ là việc tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong HĐ - Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc 1 bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ HĐ khi xảy ra hành vi VPHĐ - Hủy bỏ HĐ là việc bãi bỏ việc thực hiện nghĩa vụ HĐ * Giống nhau: - Là các chế tài HĐTM - Điều kiện áp dụng: + Thỏa thuận giữa các bên + Có hành vi VP cơ bản nghĩa vụ HĐ + Bên bị VP phải TB ngay cho bên VP nếu không phải BTTH - Nội dung:  + Các bên không còn thực hiện nghĩa vụ HĐ trên thực tế + Bên bị VP có quyền yêu cầu BTTH trong LTM * Khác nhau: Tạm ngừng thực hiện Đình chỉ thực hiện Hủy bỏ Hiệu lực HĐ Vẫn còn hiệu lực Hết hiệu lực từ thời điểm nhận thông báo Không phát sinh từ thời điểm giao kết HĐ Hậu quả PL Các bên tiếp tục thực hiện HĐ sau khi hết thời gian tạm ngừng Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ HĐ (i) (i) + quyền đòi lại + nghĩa vụ hoàn trả lợi ích các bên nhận được 47. So sánh phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự và phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của Luật thương mại? * Khái niệm: phạt VP là việc bên c

Trang 1

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI 2

1 Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa? Nguồn luật cơ bản điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa?

* Khái niệm: Mua bán hàng hóa là hoạt động TM, theo đó bên bán cónghĩa vụ giao hàng, chuyển QSH hàng hóa cho bên mua và nhận thanhtoán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và QSHhàng hóa theo thỏa thuận

* Đặc điểm:

- Chủ thể:

+ Thực hiện QH mua bán HH chủ yếu là thương nhân

+ Thương nhân bao gồm HTX, HKD, DN VN hoặc nước ngoài

- Mục đích:

+ Quan hệ mua bán HH trong TM chủ yếu nhằm sinh lợi

+ Mua bán HH gắn liền với HĐ mang tính nghề nghiệp của TN

- Đối tượng: là hàng hóa hợp pháp, bao gồm:

+ Tất cả các loại ĐS, kể cả ĐS hình thành trong tương lai

+ Những vật gắn liền với đất đai

* Nguồn luật cơ bản điều chỉnh quan hệ mua bán HH:

- Điều ước quốc tế:

+ Hoạt động mua bán HH có yếu tố nước ngoài

- Thói quen TM, tập quán TM

2 Khái niệm và bốn đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa? Những nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa?

* Khái niệm: Dựa trên khái niệm về HĐ mua bán TS trong DS và mua

bán HH trong TM, HĐ mua bán HH là sự thỏa thuận giữa các bên, theo

đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển QSH HH cho bên mua và nhậnthanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng vàQSH HH theo thỏa thuận

* Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa:

Trang 2

- Chủ thể của HĐ mua bán HH chủ yếu là thương nhân:

+ 1 bên chủ thể của HĐ mua bán HH phải là thương nhân

+ Chủ thể còn lại của HĐ MBHH không bắt buộc phải là thương nhân

- Đối tượng của HĐ mua bán HH là hàng hóa, bao gồm:

+ Tất cả các ĐS, kể cả ĐS hình thành trong tương lai

+ Những vật gắn liền với đất đai

- Mục đích chủ yếu của các bên trong HĐ mua bán HH là sinh lợi:

+ Gắn liền với chủ thể chủ yếu của HĐ mua bán HH là thương nhân+ 1 bên trong HĐ mua bán HH có thể không nhằm mục đích sinh lợi

- Hình thức của HĐ MBHH đc thể hiện bằng lời nói, VB hoặc hành vi cụthể:

+ Các bên phải tuân thủ quy định của PL về hình thức HĐ mua bánHH

+ Các bên được tự do lựa chọn hình thức HĐ nếu PL không có quyđịnh

* Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa:

- Đối tượng, thời điểm có hiệu lực/ thực hiện HĐ

- Giá cả HH, cách thức, thời điểm, địa điểm thanh toán

- Địa điểm, thời hạn giao hàng

- Trách nhiệm bảo hành

- Bảo lưu QSH của bên bán đối với HH

- Trách nhiệm do vi phạm HĐ và giải quyết tranh chấp

- Các thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ khác

(Giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng và giao thừahàng)

3 Phân tích điều kiện áp dụng các nguồn luật điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa

* Khái niệm: như trên

* Phân tích điều kiện áp dụng các nguồn luật điều chỉnh QH mua bán HH:

- Hoạt động mua bán HH phải tuân theo LTM và PL có liên quan

- Hoạt động TM không được quy định trong LTM và các luật khác thì

AD quy định của BLDS

- GD mua bán HH có yếu tố nước ngoài được ưu tiên AD quy định củaĐỨQT và PL nước ngoài, tập quán TMQT không trái với nguyên tắc cơbản của PLVN

4 Những vấn đề pháp lý cơ bản của việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa?

Trang 3

* Khái niệm: như trên

* Những vấn đề pháp lý cơ bản của việc giao kết hợp đồng MBHH:

- Các nguyên tắc chung về giao kết HĐ:

+ Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực

+ Tự do giao kết, không VP điều cấm của luật và trái với đạo đức XH

+ Hình thức: phù hợp với ý chí của các bên + quy định của PL

- Thời điểm giao kết HĐ (Đ400 BLDS):

+ HĐ được giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận+ Thời điểm giao kết còn phụ thuộc vào cách thức giao kết của HĐ

- Hiệu lực của HĐ: phát sinh từ thời điểm giao kết trừ TH các bên có thỏathuận hoặc PL có quy định khác

5 Những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa

* Khái niệm: như trên

* Những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa:

- Nguyên tắc giao kết HĐ: tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trungthực

- Chủ thể tham gia giao kết HĐ: có NLHVDS, đúng thẩm quyền, đại diệnhợp pháp cho thương nhân nếu 1 bên chủ thể là thương nhân

- Mục đích và nội dung của HĐ: không vi phạm điều cấm của Luật vàkhông trái với đạo đức XH

- Đối tượng của HĐ: là hàng hóa gồm tất cả các ĐS, kể cả ĐS hình thànhtrong tương lai và những vật gắn liền với đất đai

- Hình thức của HĐ: tuân thủ quy định của PL về hình thức của HĐ, nếukhông quy định thì các bên được tự do lựa chọn hình thức của HĐ

6 Phân tích hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa

* Khái niệm: Hiệu lực của HĐ MBHH là việc xác định thời điểm phát

sinh đến thời điểm chấm dứt giá trị, hiệu lực pháp lý của HĐ

* Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa:

- HĐ có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ TH các bên có thỏa thuận hoặc

PL có quy định khác

- Thời điểm giao kết HĐ được xác định như sau:

Trang 4

+ Thời điểm bên đề nghị nhận được lời chấp nhận đề nghị giao kết HĐ+ Thời điểm cuối cùng của thời hạn nếu có thỏa thuận im lặng là trả lời+ Giao kết bằng lời nói: thời điểm các bên thống nhất toàn bộ ND củaHĐ

+ Giao kết bằng VB: bên sau cùng ký vào VB (trực tiếp), hình thứcchấp nhận khác trên VB (gián tiếp)

* Thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng MBHH:

- HĐ đã được hoàn thành

- Theo thỏa thuận của các bên

- 1 bên đơn phương chấm dứt HĐ

- Đối tượng của HĐ không còn

- 1 bên chấm dứt tồn tại mà HĐ phải do chính chủ thể đó thực hiện

- TH khác do PL quy định

* Hợp đồng MBHH vô hiệu: vi phạm điều kiện có hiệu lực của HĐ

- Chủ thể: không có NLHVDS, không đúng thẩm quyền

- Nguyên tắc: không tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, hợp tác

- Nội dung, mục đích: vi phạm điều cấm của luật, trái với đạo đức XH

- Hình thức: không tuân thủ hình thức của HĐ mà PL quy định

- Đối tượng: HH không được phép GD hoặc không phải là HH

7 Phân tích quy định về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa và chuyển rủi ro của hàng hóa?

* Khái niệm: như trên

* Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa:

- Trừ TH PL có quy định hoặc các bên có thỏa thuận khác, QSH đượcchuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm HH được chuyển giao

- Đối với HH phải đăng ký QSH thì QSH được chuyển cho bên mua kể từthời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký QSH

* Thời điểm chuyển rủi ro của hàng hóa:

- Các bên được thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro đối với HH

- Nếu không có thỏa thuận thì PL xác định thời điểm chuyển rủi ro đốivới HH:

+ Địa điểm giao hàng xác định: thời điểm HH đc giao - nhận tại địađiểm đó

+ Không có địa điểm giao hàng xác định: thời điểm HH đã được giaocho người vận chuyển đầu tiên

+ Người nhận hàng được giao nắm giữ: thời điểm nhận đc chứngtừ/xác nhận quyền chiếm hữu HH

+ TH HH đang trên đường vận chuyển: thời điểm giao kết HĐ

Trang 5

+ Các TH khác

8 Phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự

* Khái niệm: như trên và HĐ mua bán TS là sự thỏa thuận giữa các bên,

theo đó bên bán chuyển QSH TS cho bên mua và bên mua trả tiền chobên bán

* Phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản:

HĐ mua bán hàng hóa HĐ mua bán TS Chủ thể Chủ yếu là thương nhân Tổ chức, cá nhân có NLHVDS

Đối tượng Động sản, những vật gắn liền với đất đai Động sản và bất động sản

Mục đích Chủ yếu nhằm mục đích sinh lợi Thường nhằm mục đích sinh hoạt – tiêu dùngNguồn luật

điều chỉnh Ưu tiên áp dụng LTM Ưu tiên áp dụng BLDS

Ví dụ HĐ phân phối tiêu thụ rau củ giữa HTX X và CTCP Y HĐ chuyển nhượng QSD đất giữa anh A và chị B

9 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ trung gian thương mại? Vai trò của dịch vụ trung gian thương mại?

* Khái niệm: DV TG TM là HĐ của TN để thực hiện các GD TM cho 1

hoặc 1 số TN được xác định, bao gồm HĐ ĐD cho TN, môi giới TM, ủythác MBHH và đại lý TM

* Đặc điểm của dịch vụ trung gian thương mại:

- Là hoạt động CỨ DV TM được thực hiện qua trung gian:

+ Bên TG đc bên thuê DV trao quyền xác lập, thực hiện GD TM vớibên T3

+ Vì lợi ích của bên thuê DV + để hưởng thù lao

- Bên trung gian phải là TN, độc lập với bên thuê DV và bên T3:

+ Bên trung gian phải là TN theo Đ6 LTM 2005

+ Có trụ sở riêng, tư cách PL độc lập, tự QĐ và tự chịu TN về HĐ củamình

- HĐ trung gian TM tồn tại song song 2 nhóm QH:

+ QH giữa bên thuê DV và bên trung gian thực hiện DV

+ QH giữa bên thuê DV, bên trung gian thực hiện DV với bên T3

* Vai trò của dịch vụ trung gian thương mại:

Trang 6

- Mang lại hiệu quả trong tổ chức mạng lưới phân phối, tiêu thụ HH, DV:+ Giúp NSX chuyên tâm vào việc SX

+ Đẩy mạnh giao lưu buôn bán, đầu tư

+ Hạn chế được rủi ro, tăng hiệu quả KT

- Góp phần thúc đẩy SX, lưu thông HH và từ đó thúc đẩy KT phát triển:+ Làm tăng khối lượng HH lưu thông trên thị trường

+ Thiết lập 1 hệ thống phân phối HH đa dạng

+ Đánh giá chính xác nhu cầu thị trường để điều chỉnh

10 Các dịch vụ trung gian thương mại theo Luật Thương mại năm 2005? Lấy ví dụ về các dịch vụ trung gian thương mại trên thực tế.

* Khái niệm: như trên

* Các dịch vụ trung gian thương mại theo Luật Thương mại năm 2005:

Căn cứ vào K11 – Đ3 và Chương V LTM 2005, gồm có:

- Đại diện cho TN:

+ Là việc 1 TN nhận UQ (bên ĐD) của TN khác (bên giao ĐD) đểthực hiện các HĐTM với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của TN đó vàhưởng thù lao về việc ĐD

+ Ví dụ: CTCP TGDĐ ký hợp động ĐD cho Apple Incompany, nhận

UQ của Apple để thiết lập hệ thống chuỗi cửa hàng UQ Topzone nhằmmang đến cho cộng đồng không gian trải nghiệm mua sắm đẳng cấp

- Môi giới thương mại:

+ Là HĐTM, theo đó 1 TN làm trung gian (bên MG) cho các bênMBHH, cung ứng DV (bên được MG) trong việc đàm phán, giao kết

HĐ MBHH, DV và được hưởng thù lao theo HĐ môi giới

+ Ví dụ: CTCP môi giới bảo hiểm CIMEICO làm trung gian môi giớicho NH Agribank và BH Bảo Việt đàm phán, ký kết HĐ bảo hiểm giữa

2 bên

- Ủy thác mua bán HH:

+ Là HĐTM, theo đó bên nhận UT thực hiện việc MBHH với danhnghĩa của mình theo những ĐK đã thỏa thuận với bên UT và đc nhậnthù lao UT

+ Ví dụ: HTX SX-TM-DV Phì Điền đã thực hiện thu mua vải thiềutheo thỏa thuận ủy thác cung ứng trái cây tươi cho hệ thống siêu thịWinmart của CTCP Tập đoàn Masan

- Đại lý thương mại:

+ Là HĐTM, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bênđại lý nhân danh chính mình MBHH cho bên giao đại lý hoặc CỨDVcủa bên giao đại lý cho KH để hưởng thù lao

Trang 7

+ Ví dụ: Công ty du lịch BestPrice là tổng Đại lý cấp 1 của hãng hàngkhông quốc gia Vietnam Airlines để bán vé máy bay giá rẻ, uy tín,chính hãng

11 Phân biệt dịch vụ trung gian thương mại với dịch vụ xúc tiến thương mại

* Khái niệm: như trên

* Phân biệt dịch vụ trung gian thương mại với các dịch vụ thương mại khác:

DV trung gian thương mại Các DV thương mại khác

Chủ

thể

Có sự tham gia của 3 bên, gồm

bên thuê DV, bên trung gian

thực hiện DV, bên T3

Thường có sự tham gia của 2bên, gồm bên thuê DV và bênthực hiện DV

cách

PL

Bên trung gian phải là TN và có

tư cách PL độc lập với bên thuê

DV và bên T3

Nội

dung

Song song tồn tại 2 nhóm QH:

bên thuê DV – bên trung gian;

bên thuê DV, trung gian – bên

T3

Có thể tồn tại 1 hoặc nhiềunhóm QH, giữa các nhóm QHkhông có sự phụ thuộc lẫnnhau

12 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đại diện cho thương nhân

và hoạt động môi giới thương mại

* Hoạt động đại diện cho thương nhân:

- Khái niệm: như trên

- Đặc điểm:

+ QH ĐD cho TN phát sinh giữa bên ĐD và bên giao ĐD:

~ Cả bên ĐD và bên giao ĐD đều phải là thương nhân

~ Bên ĐD nhân danh bên giao ĐD trong quan hệ với bên T3

+ ND của hoạt động ĐD cho TN do các bên tham gia QH thỏa thuận:

~ Bên ĐD được thực hiện 1 phần/toàn bộ các HĐTM của bên giao ĐD

~ Bên ĐD có thể tiến hành HĐ ĐD cho nhiều TN cùng 1 lúc

+ QH ĐD cho TN phát sinh trên CS HĐ ĐD cho TN:

Trang 8

- Khái niệm: như trên

- Đặc điểm:

+ Chủ thể của QH môi giới TM:

~ Gồm bên môi giới và bên được môi giới

~ Bên môi giới phải là TN, có ĐKKD DV môi giới TM

+ Nội dung hoạt động môi giới TM:

~ Rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau

~ Mục đích: các bên được môi giới giao kết HĐ với nhau

+ Phạm vi của môi giới TM được mở rộng:

~ Không chỉ bao gồm những HĐ môi giới MBHH và cung ứng DV

~ Mà còn bao gồm tất cả các HĐ có mục đích kiếm lợi

+ QH môi giới TM được thực hiện trên CS HĐ môi giới:

~ Đối tượng: công việc MG nhằm chắp nối QH giữa các bên đc MGvới nhau

~ Hình thức: được thể hiện bằng lời nói, VB hoặc hành vi cụ thể

13 Nguyên tắc xác định quyền và nghĩa vụ trong quan hệ đại diện cho thương nhân và môi giới thương mại?

* Khái niệm: như trên

* Nguyên tắc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại diện cho thương nhân:

- QH giữa bên ĐD và bên giao ĐD được thiết lập thông qua HĐ:

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên chủ yếu đc xác định qua các điều khoảnHĐ

+ Các bên còn có quyền, nghĩa vụ theo luật định ngoài nội dung thỏathuận

- Tính chất của HĐ ĐD cho TN là HĐ song vụ nên:

+ Từ nghĩa vụ của bên ĐD có thể suy ra quyền của bên giao ĐD vàngược lại

+ Ví dụ: nghĩa vụ tuân thủ chỉ dẫn từ bên giao ĐD của bên ĐD ~quyền đưa ra chỉ dẫn và yêu cầu bên ĐD phải tuân chủ các chỉ dẫn củabên giao ĐD

(Nghĩa vụ của bên đại diện)

* Nguyên tắc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ môi giới thương mại:

- QH giữa bên môi giới và bên được môi giới được thiết lập thông quaHĐ:

+ Các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ yếu được xác định thông quacác điều khoản của HĐ

Trang 9

+ Các bên còn có quyền, nghĩa vụ theo luật định nếu không có thỏathuận

- Tính chất của HĐ môi giới TM là HĐ song vụ nên thông qua:

+ Các nghĩa vụ của bên môi giới có thể thấy được quyền của bên đượcmôi giới và ngược lại

+ Ví dụ: nghĩa vụ bảo quản mẫu HH, tài liệu được giao của bên môigiới ~ quyền yêu cầu bên môi giới bảo quản mẫu HH, tài liệu đượcgiao của bên được môi giới

(Quyền cầm giữ, Quyền hưởng thù lao môi giới, Thanh toán chi phíphát sinh liên quan đến việc môi giới)

14 So sánh đại diện cho thương nhân với đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015?

* Khái niệm: như trên; ĐD theo UQ là việc CN, PN (người ĐD) nhân

danh và vì lợi ích của CN/PN khác (người đc ĐD) theo UQ xác lập, thựchiện GDDS

* So sánh đại diện cho thương nhân với đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự 2015:

- Giống nhau:

+ Chủ thể: luôn có sự tham gia của bên đại diện (bên trung gian)

+ Mục đích: nhân danh và vì lợi ích của bên được đại diện

+ Nội dung: do các bên tham gia quan hệ thỏa thuận

+ Cơ sở phát sinh: hợp đồng đại diện

~ Đối tượng của HĐ: công việc đại diện thực hiện hoạt động nhất định

Đại diện theo ủy quyền

Chủ thể Phải là thương nhân Cá nhân, tổ chức có NLHVDS

Mục đích Sinh lời Có thể không vì mục đíchsinh lời

Nội dung Thực hiện toàn bộ/1 phần các HĐTM của TN Không nhất thiết liên quan đến các HĐTM

Cơ sở

phát sinh

Tính chất

Luôn mang tính đền bù, song vụ

Có thể không mang tính đền bù, song/đơn vụ

Hình HĐ bằng văn bản hoặc Giấy UQ hoặc HĐ = văn

Trang 10

thức tương đương bản, lời nói, hành vi

Nguồn luật điều

chỉnh LTM 2005, BLDS 2015 BLDS 2015

15 Những vấn đề pháp lý liên quan đến thời hạn đại diện cho thương nhân? Thời hạn đại diện đã hết mà công việc đại diện chưa hoàn thành thì xử lý như thế nào?

* Khái niệm: như trên và thời hạn đại diện cho thương nhân là 1 KTG

được xác định từ thời điểm phát sinh QH ĐD cho TN đến thời điểm chấmdứt QH đó

* Những vấn đề pháp lý liên quan đến thời hạn đại diện cho thương nhân:

- Thời hạn ĐD do các bên thỏa thuận

- TH không có thỏa thuận, thời hạn ĐD chấm dứt khi 1 bên đơn phương +thông báo chấm dứt HDĐD với bên còn lại

- Hậu quả pháp lý của của việc đơn phương chấm dứt HĐ ĐD:

+ Do bên giao ĐD: bên ĐD có quyền yêu cầu bên giao ĐD trả thù laođối với các GD mà đáng lẽ mình được hưởng (nếu không có thỏa thuậnkhác)

+ Do bên ĐD: bên ĐD bị mất quyền hưởng thù lao đối với các GD màmình đáng lẽ được hưởng (nếu không có thỏa thuận khác)

* Thời hạn đại diện đã hết mà công việc đại diện chưa hoàn thành thì

* Khái niệm: như trên

* So sánh đại diện cho thương nhân và môi giới thương mại:

Đại diện cho thương

Trang 11

Chủ thể Bên giao ĐD, bên ĐD

bắt buộc phải là TN

Bên môi giới bắt buộc phải là

TN, bên được môi giới có thểkhông phải là TN

Tư cách bên

trung gian

Bên ĐD nhân danh bêngiao ĐD trong GD vớibên T3

Bên MG nhân danh chínhmình trong GD với bên T3

Nội dung công

việc

Rộng hơn, thực hiện 1phần/toàn bộ HĐTM củabên giao ĐD

Hẹp hơn, chỉ bao gồm việcgiới thiệu, thu xếp cho cácbên đc MG gặp gỡ nhau

Cơ sở phát

sinh

HĐ đại diện với hìnhthức phải bằng VB/tươngđương

HĐ môi giới với hình thứckhông bắt buộc phải bằngVB

17 Những điểm đặc thù của quan hệ đại diện cho thương nhân với tư cách là hoạt động thương mại trong mối quan hệ với đại diện theo ủy quyền?

* Khái niệm: như trên

* Những điểm đặc thù của quan hệ đại diện cho thương nhân so với đại diện theo ủy quyền

- Chủ thể: cả bên ĐD và bên giao ĐD đều phải là TN

- Mục đích: bên ĐD thực hiện các HĐTM với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫncủa bên giao ĐD nhằm hưởng thù lao (sinh lời)

- Nội dung công việc

- Cơ sở phát sinh: hợp đồng ĐD cho TN luôn có tính chất đền bù, song vụ

và hình thức phải bằng VB/tương đương

18 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa

và đại lý thương mại?

* Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa:

- Khái niệm: như trên

- Đặc điểm:

+ QH UT MBHH được xác lập giữa bên UT và bên nhận UT:

~ Bên nhận UT: phải là TN + KD HH phù hợp + những ĐK đã thỏathuận

~ Bên UT: có thể không phải TN + giao bên nhận UT thực hiệnMBHH

+ Nội dung của hoạt động UT MBHH bao gồm:

~ Giao kết, thực hiện HĐ UT giữa bên UT và bên nhận UT

~ Giao kết, thực hiện HĐ MBHH giữa bên nhận UT với bên T3

+ Việc ủy thác MBHH phải được xác lập bằng HĐ:

Trang 12

~ Hình thức: phải lập thành VB/khác có giá trị pháp lý tương đương

~ Đối tượng: công việc MBHH do bên nhận UT tiến hành theo thỏathuận

(Hàng hóa ủy thác, Uỷ thác lại cho bên thứ ba, Nhận ủy thác của nhiềubên, Trách nhiệm do VPPL)

* Hoạt động đại lý thương mại:

- Khái niệm: như trên

- Đặc điểm:

+ QH đại lý TM phát sinh giữa bên giao đại lý và bên đại lý:

~ Bên giao đại lý: giao hàng/tiền cho đại lý/ UQ thực hiện DV cho đạilý

~ Bên đại lý: nhận hàng/tiền để làm đại lý MBHH/nhận UQ làm đại lýCƯDV

~ Cả bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là TN

+ Nội dung của hoạt động đại lý bao gồm:

~ Giao kết, thực hiện HĐ đại lý giữa bên giao đại lý và bên đại lý

~ Giao kết, thực hiện HĐ MBHH, CƯDV giữa bên đại lý với bên T3 + QH đại lý TM được xác lập bằng hợp đồng:

~ Hình thức: phải giao kết bằng VB/khác có giá trị pháp lý tươngđương

~ Đối tượng: công việc MBHH/CƯDV của bên đại lý cho bên giao đạilý

19 Nguyên tắc xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại?

* Khái niệm: như trên

* Nguyên tắc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ

ủy thác mua bán hàng hóa:

- QH giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác được thiết lập thông qua HĐ:+ Các quyền và nghĩa vụ của các bên trong QH ủy thác MBHH chủyếu được xác định thông qua các điều khoản của HĐ

+ Các bên ĐD còn có quyền và nghĩa vụ theo luật định trong TH cácbên không có thỏa thuận

- Tính chất của HĐ ủy thác MBHH là HĐ song vụ nên thông qua:

+ Các nghĩa vụ của bên nhận ủy thác có thể thấy đc quyền của bên ủythác và ngược lại

+ Ví dụ: nghĩa vụ thông báo cho bên ủy thác về tình hình thực hiện HĐcủa bên nhận ủy thác ~ quyền yêu cầu bên nhận ủy thác thông báo vềtình hình thực hiện HĐ của bên ủy thác

Trang 13

* Nguyên tắc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại lý thương mại:

- QH giữa bên đại lý và bên giao đại lý được thiết lập thông qua HĐ:

+ Các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ yếu được xác định thông quacác điều khoản của HĐ

+ Các bên ĐD còn có quyền và nghĩa vụ theo luật định trong TH cácbên không có thỏa thuận

- Tính chất của HĐ đại lý thương mại là HĐ song vụ nên thông qua:

+ Các nghĩa vụ của bên đại lý có thể thấy đc quyền của bên giao đại lý

20 Trình bày về 4 hình thức đại lý thương mại?

* Khái niệm: như trên

* Trình bày 4 hình thức đại lý thương mại:

Đại lý

độc

quyền

Khu vực địa lýnhất định

Bên giao đại lý chỉ giao cho 1 đại lý MB 1(số) HH hoặc CỨ 1 (số) DV trong 1 khuvực địa lý nhất định

Tổng đại

Hệ thống đại lýtrực thuộc

+ Bên đại lý tổ chức 1 hệ thống đại lý trựcthuộc để thực hiện việc MBHH, CỨDVcho bên giao đại lý

+ Tổng đại lý là đối tác trực tiếp của bêngiao đại lý

+ Tổng đại lý ĐD cho hệ thống đại lý trựcthuộc

+ Các đại lý trực thuộc nhân danh và chịu

sự quản lý của tổng đại lýKhác Đại lý hoa hồng, đại lý bảo đảm thanh toán(Thanh toán trong đại lý, Thời hạn đại lý)

21 So sánh đại lý thương mại với đại diện cho thương nhân và ủy thác mua bán hàng hóa

Trang 14

* Khái niệm: như trên

* So sánh đại lý thương mại với đại diện cho thương nhân:

- Giống nhau:

+ Mang những đặc điểm chung của HĐ trung gian TM

+ Cả 2 bên trong QH đại lý và ĐD đều phải là TN

+ Hình thức HĐ: văn bản/khác có giá trị pháp lý tương đương

+ Đối tượng của HĐ: công việc trung gian để hưởng thù lao

Nhân danh bên giao ĐD trong QH với bên T3

Nội dung

công việc MBHH, cung ứng DV

Rộng hơn, 1 phần/toàn bộ HĐTM

Nghĩa vụ phát sinh ràng buộcbên giao ĐD với bên T3

* So sánh đại lý thương mại với ủy thác mua bán hàng hóa:

- Giống nhau:

+ Mang những đặc điểm chung của HĐ trung gian TM

+ Bên trung gian đều là TN + nhân danh chính mình trong QH vs bên T3+ Hình thức hợp đồng: bằng VB/khác có giá trị pháp lý tương đương

+ Đối tượng của hợp đồng: công việc trung gian để hưởng thù lao

- Khác nhau:

Đại lý thương mại Uỷ thác mua bán hàng

hóa Nội dung

công việc Mua bán HH, cung ứng DV Mua bán HH

Bên SD

DV Bên giao đại lý là TN

Bên ủy thác không bắtbuộc phải là TN

Chuyển

giao lại

Bên đại lý được giao đại lý lại+ không cần đồng ý = VBtrong hình thức tổng đại lý

Bên nhận ủy thác khôngđược ủy thác lại trừ TH bên

ủy thác đồng ý = VB

Trang 15

Tình chất Lâu dài, thường xuyên Ngắn, sự vụ

22 Khái niệm và đặc điểm, vai trò của dịch vụ xúc tiến thương mại?

* Khái niệm: XTTM là HĐ thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội MBHH và CỨDV,

bao gồm HĐ KM, QCTM, trưng bày, giới thiệu HH, DV và hội chợ, triểnlãm TM

* Đặc điểm:

- Chủ thể thực hiện XTTM đều là TN:

+ TN tự tổ chức HĐ XTTM nhằm tìm kiếm cơ hội TM cho mình

+ TN thực hiện XTTM theo HĐDV + phải có ĐKKD DV XTTM

- Cách thức XTTM được thực hiện:

+ Đều là các kĩ thuật thuyết phục khác nhau

+ Nhằm liên hệ với mục tiêu thị trường

- Các HĐ XTTM đều có giới hạn:

+ Thực hiện XTTM trong khuôn khổ pháp luật

+ Không xâm hại lợi ích của NN, TN khác và NTD

- Cơ sở tiến hành HĐ XTTM:

+ Nhu cầu cạnh tranh, tăng cơ hội PT KD của TN tự XTTM

+ Kế hoạch KD + hợp đồng DV của TN KD DV XTTM

* Vai trò:

- Công cụ chiếm lĩnh thị trường + nâng cao tính cạnh tranh của HH, DV

- Cầu nối giữa KH và TN, giúp TN đánh giá HH, DV để điều chỉnh kịpthời

- Thông tin về SP, kích thích nhu cầu mua sắm, tạo cơ hội mua sắm hiệuquả

22 Phân tích các hoạt động xúc tiến thương mại bị cấm thực hiện?

* Khái niệm: như trên

* Các hoạt động xúc tiến thương mại bị cấm thực hiện:

- XTTM với các sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế KD, các HH bị cấm hoặchạn chế lưu thông, những DV chưa được phép cung ứng

- XTTM làm phương hại ANQG, thuần phong mỹ tục, truyền thống VH,MT,…

- XTTM 1 cách gian dối (QC, trưng bày, giới thiệu SP không đúng với sựthật)

- XTTM tạo sự cạnh tranh không lành mạnh

- Các TH khác bị PL cấm (từng hoạt động đều có quy định riêng)

23 Trình bày hiểu biết về quy định chung của pháp luật về hợp đồng dịch vụ xúc tiến thương mại

Trang 16

* Khái niệm: HĐDV XTTM là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên

thực hiện DV thực hiện công việc thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội MBHH vàCỨDV cho bên SDDV, bên SDDV phải trả tiền DV cho bên thực hiệnDV

* Quy định chung của pháp luật về hợp đồng dịch vụ xúc tiến thương mại:

- Chủ thể của HĐ: đều là TN, giữa TN KD DV XTTM và TN có nhu cầuXTTM

- Hình thức của HĐ: phải đc lập thành VB/khác có giá trị pháp lý tươngđương

- Về nội dung của hợp đồng: bao gồm các điều khoản về:

+ Các bên ký kết

+ Đối tượng của HĐ

+ Địa điểm, thời gian thực hiện DV

+ Phí DV và các chi phí khác

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên v.v

24 Các dịch vụ xúc tiến thương mại theo Luật Thương mại năm

2005 Lấy ví dụ?

* Khái niệm: như trên

* Các dịch vụ xúc tiến thương mại theo Luật Thương mại năm 2005:

- Trưng bày, giới thiệu HH, DV:

+ Là HĐ XTTM của TN dùng HH, DV và tài liệu về HH, DV để giớithiệu với KH về HH, DV đó

+ Ví dụ: DN Amour Food tổ chức chương trình giới thiệu - nếm thửsản phẩm "Mỳ gạo Hàn Quốc" tại 6 TTTM của CTCP Dabaco

- Hội chợ, triển lãm thương mại:

+ Là HĐ XTTM được thực hiện tập trung trong 1 thời gian và tại 1 địađiểm nhất định để TN trưng bày, giới thiệu HH, DV nhằm mục đíchthúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết HĐ MBHH, HĐ DV

Trang 17

+ Ví dụ: CTCP thủ công Mỹ nghệ Gỗ Liên Minh tổ chức Hội chợ VifaExpo 2023 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm SG

25 Đặc điểm của khuyến mại và quảng cáo thương mại?

* Khái niệm: như trên

* Đặc điểm của khuyến mại:

+ Thường hướng tới lôi kéo KH, giới thiệu SP mới

+ Làm tăng thị phần của DN trên thị trường

(Quyền khuyến mại của TN, HH, DV dùng để KM, Lưu ý)

* Đặc điểm của quảng cáo thương mại:

- Chủ thể hoạt động QCTM là TN:

+ TN tự thực hiện QCTM để hỗ trợ cho hoạt động KD của mình

+ TN thực hiện QC cho TN khác theo HĐ DV để tìm kiếm lợi nhuận

- Cách thức xúc tiến TM:

+ Sử dụng SP, phương tiện QC để thông tin về HH, DV đến KH

+ Truyền tải thông tin bằng hình ảnh, tiếng nói, chữ viết

- Mục đích trực tiếp của QCTM là:

+ Giới thiệu cho KH về HĐ KD HH, DV của mình

+ Đáp ứng nhu cầu cạnh tranh + mục tiêu lợi nhuận của TN

(Bảo hộ quyền SHTT đối với SP QCTM, sản phẩm QCTM, phươngtiện QCTM, Người phát hành QCTM)

* So sánh khuyến mại và quảng cáo thương mại:

Trang 18

Khuyến mại Quảng cáo thương mại Chủ thể Không đa dạng Có nhiều chủ thể tham gia

Cách thức tổ

chức

Chủ yếu là TN tự thựchiện

Thường là TN thuê DV QCTM

Cách thức

XTTM

Dành cho KH những lợiích nhất định

Dùng SP, phương tiện QC đểthông tin về HH, DV

26 Nêu hạn mức giá trị khuyến mại và thời gian khuyến mại?

* Khái niệm: như trên

* Hạn mức giá trị khuyến mại:

- Giá trị vật chất dùng để KM không được vượt quá 50% giá trị của đơn

vị HH, DV được KM trước thời gian KM

- Tổng giá trị của HH, DV dùng để KM không được vượt quá 50% tổnggiá trị của HH, DV được KM

- Hạn mức tối đa 100% về giá trị của HH, DV dùng để KM AD trong TH:+ Tổ chức các CTKM tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa KM/ dịp

lễ, tết)

+ HĐ KM trong khuôn khổ XTTM do TTg CP quyết định

* Thời gian khuyến mại:

- Tổng TG KM giảm giá đối với 1 loại nhãn hiệu HH, DV không đượcvượt quá 120 ngày trong 1 năm

- Không bao gồm TG thực hiện hình thức KM giảm giá trong khuôn khổXTTM do TTCP quyết định

- PL không quy định giới hạn TG thực hiện các CTKM với hình thức KMkhác

27 Trình bày về chủ thể quảng cáo thương mại và chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương mại

* Khái niệm: như trên

* Chủ thể quảng cáo thương mại: bao gồm:

- Người quảng cáo:

+ Là TC, cá nhân có nhu cầu QC SP, HH, DV

+ Phải là TN hoặc chi nhánh của TN

+ Được trực tiếp QC/thuê DV QC về HĐ KD của mình

- Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo:

Trang 19

+ Là TC, cá nhân thực hiện QC theo HĐDV QC với người QC

+ Phải là TN có ĐKKD DV XTTM hoặc DV QC

+ Được quyền QĐ hình thức, phương thức KDDV QC

* Chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo của thương nhân:

- Người phát hành QC: là TC, cá nhân dùng phương tiện QC thuộc TNquản lý của mình giới thiệu SP QC đến công chúng

- Người cho thuê phương tiện QC: là tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiệnQC

- Người tiếp nhận QC: là người tiếp nhận thông tin từ SP QC thông quaphương tiện QC

- Người chuyển tải SP QC: là người trực tiếp đưa SP QC đến công chúnghoặc thể hiện SP QC trên người thông qua hình thức mặc, treo, gắn, dán,

vẽ v.v

28 Khuyến mại có những điểm gì giống và khác với quảng cáo thương mại?

* Khái niệm: như trên

* Điểm giống: đều là HĐ XTTM do TN thực hiện để thúc đẩy việc

MBHH, SDDV của mình hoặc của TN khác

* Điểm khác:

- Cách thức XTTM thông qua KM: dành cho KH những lợi ích nhất định

để khuyến khích mua HH, SDDV của TN

- Cách thức XTTM của QCTM: sử dụng các SP QC để thông tin về HH,

DV của TN đến KH, qua đó thu hút KH mua HH, SDDV của TN

29 Trình bày quy định của pháp luật về thủ tục khuyến mại, quảng cáo thương mại?

* Khái niệm: như trên

* Thủ tục khuyến mại:

- Không phải thực hiện thủ tục thông báo thực hiện KM đối với:

+ Các CTKM có tổng giá trị giải thưởng, quà tặng dưới 100 triệu đồng+ Bán hàng và KM thông qua sàn GD TMĐT, website KM trực tuyến

- Thủ tục đăng ký HĐ KM tại Sở CT/Bộ CT (> 2 tỉnh, thành) với hìnhthức KM:

+ Bán hàng, CỨDV kèm theo việc tham dự các chương trình có tínhmay rủi

+ Các hình thức KM khác nếu được CQ quản lý NN về TM chấp thuận

=> Được CQ quản lý NN có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện CTKM

Trang 20

- Thủ tục thông báo HĐ KM đến Sở CT nơi tổ chức KM đối với các hìnhthức KM còn lại, chậm nhất 03 ngày làm việc trước khi thực hiện CTKM

- Sau khi kết thúc HĐ KM, TN phải thông báo KQ với CQ quản lý NN vềTM

* Thủ tục quảng cáo thương mại:

- Xin cấp giấy phép quảng cáo đối với:

+ Ra kênh, chương trình chuyên QC tại Bộ TT-TT

+ XD công trình QC tại Sở XD cấp tỉnh

30 Khái niệm và đặc điểm của trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch

vụ và hội chợ, triển lãm thương mại?

* Khái niệm: như trên

* Đặc điểm của trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ:

- Chủ thể trưng bày, giới thiệu HH, DV là TN:

+ TN có nhu cầu tự trưng bày, giới thiệu HH, DV của mình

+ TN KD DV XTTM/ trưng bày, giới thiệu HH, DV cho TN khác

- Cách thức xúc tiến TM:

+ Dùng HH, DV và các tài liệu về HH, DV để giới thiệu về HH, DV+ Thông qua hình thức: mở phòng, hội nghị, hội thảo, trên internet,…

- Mục đích của trưng bày, giới thiệu HH, DV:

+ Trực tiếp giới thiệu các thông tin về HH, DV

+ Kích thích nhu cầu mua sắm, xúc tiến cơ hội bán hàng

Trang 21

(Quyền trưng bày, giới thiệu HH, DV, Các hình thức trưng bày, giới thiệu

HH, DV, ĐK đối với HH NK vào VN để trưng bày, giới thiệu, Thủ tụcđăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm TM)

* Đặc điểm của hội chợ, triển lãm thương mại:

- Chủ thể thực hiện hội chợ, triển lãm TM là TN:

+ Phải nhiều TN tham gia đồng thời tại cùng thời gian, địa điểm nhấtđịnh

+ TN VN, chi nhánh của TN VN/nước ngoài tại VN trực tiếp TC, thamgia

- Cách thức tổ chức:

+ TN trực tiếp TC/ thông qua HĐDV tổ chức hội chợ, triển lãm

+ Tuân thủ quy định PL: đăng ký, xác nhận, hải quan tùy từng TH

+ Mang những đặc điểm chung của DV XTTM

+ Chủ thể thực hiện là TN: có thể là TN tự TC thực hiện hoặc TN KDDV

+ Mục đích: thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội MBHH, CỨDV

+ Bản chất: trưng bày giới thiệu SP là cách thức đặc biệt để QC HH, DV

- Khác nhau:

Quảng cáo thương mại Trưng bày,

giới thiệu HH, DV Chủ thể Thường có nhiều chủ thể tham gia Ít thành phần

chủ thể thamgia

Phương tiện

thực hiện

SD phương tiện, SP quảng cáo SD HH, DV và

tài liệu về HH,DV

Hình thức Thông tin bằng hình ảnh, hoạt động, âm

thanh, lời nói, chữ viết, biểu tượng, màusắc, ánh sáng chứa đựng ND quảng cáo

Trưng bày trựctiếp HH, DV

Trang 22

* Phân biệt trưng bày, giới thiệu HH, DV và hội chợ, triển lãm thương mại:

Trưng bày, giới thiệu HH,

Thời gian Linh hoạt, không cố định Trong KTG xác định

+ Tham gia: trực tiếp/thuêDV

+ Tổ chức: thuê DV

31 Phân tích khái niệm và đặc điểm của dịch vụ logistics? Nhận diện

06 dịch vụ cụ thể thuộc phạm vi của dịch vụ logistics?

* Khái niệm: DV logistics là HĐTM theo đó 1 bên (TN KDDV LGT) có

nghĩa vụ TC thực hiện 1/nhiều công việc liên quan đến quá trình luânchuyển HH, bên kia (KH) có nghĩa vụ thanh toán thù lao DV và các chiphí hợp lý khác

* Đặc điểm:

- Chủ thể tham gia DV logistics bao gồm:

+ TN KD DV logistics chuyên nghiệp: đáp ứng các ĐK, tiêu chuẩn+ KH là TC, cá nhân có nhu cầu SD DV về giao – nhận HH

- Nội dung DV logistics:

+ PT hoàn chỉnh hơn của DV vận tải, đóng gói, giao nhận, lưu kho bãi+ Thực hiện theo chuỗi, có sự SX hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí, thờigian

+ Mang tính thực hiện quá trình, liên hoàn + không mang tính đơn lẻ

- Tính chất của DV logistics:

+ Bổ trợ HĐ SX-KD: hỗ trợ toàn bộ các khâu, vận chuyển nhanh, giảmrủi ro

Trang 23

+ Sinh lợi: TN thực hiện để hưởng thù lao khi đáp ứng các yêu cầu của

(Điều kiện kinh doanh DV logistics, các trường hợp miễn TN đối với TN

KD DV logistics, Quyền cầm giữ và định đoạt HH, Nghĩa vụ khi cầm giữHH)

32 Phân tích khái niệm và nội dung của hợp đồng dịch vụ logistics? Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ hàng hóa để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của khách hàng hay không?

* Khái niệm: HĐDV LGT là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó 1 bên

(TN KDDV LGT) có nghĩa vụ TC thực hiện 1/nhiều công việc liên quanđến quá trình luân chuyển HH, bên kia (KH) có nghĩa vụ thanh toán thùlao DV và các chi phí hợp lý khác

* Nội dung của hợp đồng dịch vụ logistics:

- Đối tượng HĐ và những yêu cầu cụ thể của KH

- Số lượng, chủng loại, chất lượng, giá trị HH

- Thời gian và địa điểm thực hiện DV

- Thù lao DV và các chi phí liên quan

- Phương thức thanh toán

- Quyền và nghĩa vụ của các bên

- TN BTTH do VPHĐ, giới hạn TN và các TH miễn TN đối với TN KDDV

- Phương thức giải quyết tranh chấp

* Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ hàng hóa để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán cho khách hàng:

- Điều kiện: đòi tiền nợ đã đến hạn của KH + thông báo ngay bằng VBcho KH

- Sau 45 ngày KH không trả nợ/HH bị hư hỏng =>TN định đoạt HH +thông báo

33 Nêu giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ logistics?

Ngày đăng: 03/05/2024, 23:40

w