Ở Việt Nam, ngành tuyên giáo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng dư luận, tạo nên sức mạnh đoàn kết, sự đồng tâm hiệp lực của toàn Đảng, toàn dân vượt qua những vấn đề
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGÔ THỊ TUYẾT ÁNH VÂN
XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC CÔNG CHỨC NGÀNH TUYÊN GIÁO
TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2016
Trang 2HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGÔ THỊ TUYẾT ÁNH VÂN
XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC CÔNG CHỨC NGÀNH TUYÊN GIÁO
TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành : Quản lý công
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGÔ THÀNH CAN
Trang 3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Học viên
Ngô Thị Tuyết Ánh Vân
Trang 4Lời Cảm Ơn
Với tình câm såu sắc, chån thành, cho phép tôi được bày tô lòng biết ơn såu sắc tới tçt câ những cá nhån và cơ quan đã täo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài
Lời đæu tiên, tôi xin bày tô lòng biết ơn đến quý Thæy, Cô giáo
đã giâng däy và giúp đỡ tôi trong suốt khoá học
Tôi xin trân trọng bày tô lòng biết ơn såu sắc đến thæy giáo PGS.TS Ngô Thành Can là người đã tận tình giành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xåy dựng đề cương, nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn
Tôi xin bày tô lòng biết ơn đến Ban lãnh đäo Học viện Hành chính Quốc gia, các Khoa, Phòng, ban chức năng đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
đề tài
Cuối cùng, xin trån trọng câm ơn những người thån trong gia đình, toàn thể bän bè đã quan tåm, động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến chån thành giúp tôi có thể hoàn thiện tốt đề tài
Một læn nữa tôi xin chån thành câm ơn!
Thừa Thiên Huế, tháng 12 năm 2016
Học viên
Ngô Thị Tuyết Ánh Vån
Trang 5MỤC LỤC
Trang Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết t t
Danh mục các bảng
Danh mục các hình, biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CÔNG CHỨC VÀ KHUNG NĂNG LỰC CÔNG CHỨC NGÀNH TUYÊN GIÁO 9
1.1 Công chức, công chức ngành tuyên giáo 9
1.1.1 Khái niệm, vai trò công chức 9
1.1.2 Ngành tuyên giáo và vai trò, vị trí của công chức ngành tuyên giáo 13
1.1.3 Đặc điểm của ngành tuyên giáo trong hệ thống chính trị tại Việt Nam 16
1.1.4 Vai trò và vị trí của công chức ngành tuyên giáo 17
1.2 Năng lực, khung năng lực 19
1.2.1 Năng lực công chức ngành tuyên giáo 19
1.2.2 Khung năng lực công chức 20
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá cán bộ công chức ngành tuyên giáo 22
1.3 Mô hình khung năng lực 23
1.4 Yêu cầu xây dựng khung năng lực công chức ngành tuyên giáo Quảng Trị 23
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC VÀ YÊU CẦU CẦN THIẾT XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC CÔNG CHỨC NGÀNH TUYÊN GIÁO TỈNH QUẢNG TRỊ 27
2.1 Giới thiệu về tỉnh Quảng Trị 27
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 27
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 28
Trang 62.2 Giới thiệu về ngành tuyên giáo tỉnh Quảng Trị 31
2.2.1 Tổ chức bộ máy ngành tuyên giáo tỉnh Quảng Trị 31
2.2.2 Các hoạt động của ngành tuyên giáo tỉnh Quảng Trị 32
2.3 Giới thiệu về công chức ngành tuyên giáo tỉnh Quảng Trị 34
2.3.1 Thực trạng về số lượng 34
2.3.2 Thực trạng về năng lực công tác, xác định vị trí việc làm 35
2.3.3 Đánh giá chung 36
2.3.4 Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế công chức ngành tuyên giáo tỉnh Quảng trị 39
2.5 Kinh nghiệm xây dựng khung năng lực ở một số nơi 40
2.6 Bài học cho Quảng Trị 48
2.6.1 Năng lực dành cho CBCC ngành Tuyên giáo Quảng Trị 48
2.6.2 Các cấp độ năng lực 54
2.6.3 Mô tả chi tiết các năng lực theo mức độ năng lực 55
2.6.4 Đề xuất khung năng lực cho công chức ngành tuyên giáo tỉnh Quảng Trị 57
Chương 3: XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC CÔNG CHỨC NGÀNH TUYÊN GIÁO TỈNH QUẢNG TRỊ 60
3.1 Phương pháp tiến hành xây dựng khung năng lực 60
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu 60
3.1.2 Nguồn dữ liệu 60
3.1.3 Phương pháp chọn mẫu và điều tra 61
3.1.4 Quy trình nghiên cứu 61
3.1.5 Thực hiện nghiên cứu 63
3.1.6 Thiết kế phiếu khảo sát khung năng lực 63
3.1.7 Quy trình khảo sát khung năng lực 64
3.2 Kết quả điều tra, khảo sát 68
3.2.1 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về khung năng lực (nghiên cứu giai đoạn 1) 68
Trang 73.2.2 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tầm quan trọng của các yếu tố cấu
thành khung năng lực (nghiên cứu giai đoạn 2) 72
3.2.3 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về thực trạng năng lực CBCC ngành tuyên giáo tỉnh Quảng trị theo khung năng lực mới (nghiên cứu giai đoạn 2) 77 3.3 Mô hình khung năng lực dành cho CBCC ngành tuyên giáo Quảng Trị 82
3.4 Nhận xét về quá trình xây dựng, đề xuất sử dụng mô hình và bài học kinh nghiệm trong xây dưng khung năng lực 85
3.4.1 Nhận xét về quá trình xây dựng khung năng lực 85
3.4.2 Đề xuất sử dụng khung năng lực 86
3.4.3 Bài học kinh nghiệm 87
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 96
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Khung năng lực do Đại học Harvard – Mỹ đề xuất 136 Bảng 2.1 Khung năng lực và trọng số năng lực nòng cốt vị trí lãnh đạo sở ban ngành 45 Bảng 2.2 Khung năng lực và trọng số năng lực nòng cốt vị trí trưởng/phó phòng sở ban ngành TP Cần Thơ 46 Bảng 2.3 Khung năng lực và trọng số năng lực nòng cốt vị trí công chức sở ban ngành TP Cần Thơ 47 Bảng 2.4 Tên và định nghĩa các năng lực chung đề xuất cho ngành tuyên giáo Quảng Trị 49 Bảng 2.5 Tên và định nghĩa các năng lực quản lý đề xuất cho ngành tuyên giáo Quảng Trị 52 Bảng 2.6 Tên và định nghĩa các năng lực chuyên môn đề xuất cho ngành tuyên giáo Quảng Trị 54 Bảng 2.7 Các mức độ năng lực của Năng lực về “Chính trị” 56 Bảng 2.8 Khung năng lực giành cho công chức lãnh đạo QL ngành Tuyên giáo Quảng Trị 57 Bảng 2.9 Khung năng lực giành cho Chuyên viên ngành Tuyên giáo Quảng Trị 58 Bảng 3.1 Khung năng lực giành cho công chức lãnh đạo quản lý ngành Tuyên giáo Quảng Trị 83 Bảng 3.2 Khung năng lực giành cho công chức thừa hành ngành Tuyên giáo Quảng Trị 84
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu xây dựng khung năng lực CBCC ngành Tuyên giáo tỉnh Quảng Trị 62 Hình 3.2 Các bước thực hiện đánh giá năng lực cán bộ và khung năng lực mới 63
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài luận văn
Ngày nay, toàn cầu hóa đã diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ kh p mọi nơi trên thế giới Quá trình toàn cầu hóa đã ảnh hưởng lớn đến lối sống mỗi người dân
và các cộng đồng dân cư của mỗi quốc gia Sự tự do ngôn luận và tự do hóa thương mại, cùng với các công nghệ mới trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đã tạo ra cuộc cách mạng về sự tương tác và giao tiếp giữa những người làm việc ở các lĩnh vực khác nhau trong cùng một cộng đồng và giữa cộng đồng này với cộng đồng khác Sự phát triển bùng nổ của Internet đã thúc đẩy toàn cầu hóa nhanh hơn, mạnh hơn, và tất cả các vấn đề của xã hội được phơi bày trong một thế giới phẳng mà ở
đó ai cũng có thể nhìn thấy được Sự vận động và biến đổi nhanh chóng của xã hội
đã tạo ra những thách thức về quản lý thể chế, nâng cao ý thức cộng đồng và chất lượng tuyên truyền để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội Nó cũng đặt ra yêu cầu mới về năng lực của công chức chính phủ, đặc biệt là công chức thuộc các ngành tuyên truyền, để giải quyết các nhu cầu phức tạp và các vấn đề mới của người dân, của cộng đồng
Ở Việt Nam, ngành tuyên giáo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng dư luận, tạo nên sức mạnh đoàn kết, sự đồng tâm hiệp lực của toàn Đảng, toàn dân vượt qua những vấn đề phức tạp, nhạy cảm có thể tác động mạnh
mẽ đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ và nhân dân trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi và các thế lực thù địch luôn tìm cách sử dụng diễn biến hòa bình như một công cụ để làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng Là một tổ chức được coi là gần gũi nhất với các cộng đồng cư dân, ngành tuyên giáo các địa phương phải đáp ứng được các yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực để có thể phục vụ tốt lợi ích và mối quan tâm của người dân, đặc biệt là trong việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người dân hiểu đúng, hiểu đủ về các đướng lối chính sách đó, không để kẻ xấu thao túng lợi dụng Ngoài ra, công tác tuyên giáo ngày càng phải chủ động bám sát thực tiễn, n m b t, phân tích, dự báo chiều hướng phát
Trang 112
phức tạp, góp phần hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra Đây không những là nhiệm vụ chính trị, mà còn là trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng, và với chính bản thân của mỗi công chức trong ngành tuyên giáo Chính trong bối cảnh này, vai trò và nhiệm vụ của ngành tuyên giáo càng trở nên quan trọng và nặng nề hơn bao giờ hết Nhằm đáp ứng những thách thức như vậy, vai trò của ngành tuyên giáo phải
đi xa hơn là cơ quan tuyên truyền của nhà nước, mà nó còn phải có khả năng giúp tạo ra môi trường truyền thông lành mạnh, cởi mở để cho cộng đồng có thể phát triển năng động theo định hướng chiến lược báo chí của chính phủ Như vậy ngành tuyên giáo phải cần có những con người có đủ năng lực và phẩm chất chính trị để
xử lý các vấn đề phức tạp đó
Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi công tác tuyên giáo là mặt trận hàng đầu; là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng
Ở tỉnh Quảng trị, ngành tuyên giáo là ngành luôn đóng vai trò tiên phong trong mặt trận truyền thông của tỉnh Trong suốt thời gian qua, ngành tuyên giáo tỉnh Quảng trị đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức của tỉnh về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước; kiên định những vấn đề quan điểm có tính nguyên t c; nâng cao sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên CNXH ở nước ta Công tác tuyên truyền, giáo dục các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng, các ngày k niệm lớn của đất nước thời gian qua đã góp phần giáo dục lý tưởng cách mạng, tăng thêm niềm tự hào về lịch
sử hào hùng của dân tộc, nêu cao ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong kháng chiến vào công cuộc đổi mới đất nước cho tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ Công tác tuyên giáo góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, cổ vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, có tác dụng giáo dục, thuyết phục cao Công tác tuyên giáo đã góp phần nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các địa phương, các tầng lớp nhân dân, phát động các phong trào thi đua yêu nước, tạo động lực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kh c phục được những lệch lạc trong đời sống xã
Trang 12hội Đặc biệt, trước việc Trung Quốc đã có những xâm phạm nghiêm trọng đến vùng biển, vùng trời trên biển của nước ta, Ban Tuyên giáo tỉnh đã kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo công tác tuyên truyền trong toàn tỉnh, trong đó thông qua đội ngũ báo cáo viên và cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền đến người dân chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề Biển Đông Công tác báo cáo viên và dư luận xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời, giúp cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững chính trị ở địa phương Công tác văn hóa, văn nghệ, khoa giáo được chú trọng Công tác nghiên cứu biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống các địa phương, đơn vị trong tỉnh được các cấp ủy đảng quan tâm, tạo điều kiện triển khai thực hiện
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác tuyên giáo ở tỉnh Quảng trị còn một số những hạn chế cần kh c phục Thứ nhất, công tác tuyên giáo chưa thật chủ động, nhạy bén, chưa dự báo kịp thời những tình huống phức tạp có thể xảy ra Năng lực tổng hợp, dự báo, nhận định còn hạn chế Đấu tranh chống lại những luận điệu phản động thù địch còn thụ động, thiếu s c bén Công tác chỉ đạo định hướng báo chí, xuất bản nhìn chung chưa kịp thời, một số vụ việc còn thụ động, chưa kiên quyết Thứ hai, một trong những hạn chế cần phải kh c phục là sự thiếu s c bén, thiếu thuyết phục, chưa n m b t được diễn biến tư tưởng của cán bộ, nhân dân Thứ
ba, ngành Tuyên giáo tỉnh chưa chủ động n m b t tình hình với những biến đổi diễn
ra hàng ngày hiện nay, năng lực dự báo còn hạn chế, việc phát hiện những vấn đề bức xúc nảy sinh chưa thực sự nhanh chóng nên có một số trường hợp chưa kiến nghị kịp thời các giải pháp và tham gia giải quyết vấn đề
Để kh c phục những hạn chế kể trên phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các cán bộ công chức ngành tuyên giáo Hoạt động của ngành tuyên giáo dù lớn hay nhỏ đều do cán bộ công chức thực hiện Chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngành tuyên giáo đều tùy thuộc vào phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, của cán bộ công chức
Năng lực cán bộ, công chức là một trong những điều kiện quan trọng để đảm
Trang 134
phó Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, công việc thành công hay thất bại đều là
do cán bộ Không có đội ngũ cán bộ tốt thì đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng cũng không trở thành hiện thực Thực tế hiện nay cho thấy, đội ngũ công chức ngành tuyên giáo tỉnh Quảng trị chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị
và tầm quan trọng của hoạt động tuyên giáo Điều đó xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân Một trong những nguyên nhân chính là sự bất cập trong khâu tổ chức xét tuyển công chức, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và các chế độ đãi ngộ cho đội ngũ công chức ngành tuyên giáo, dẫn đến sự hụt hẫng về cơ cấu tổ chức, chất lượng đội ngũ chưa cao Do vậy, để đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ chính trị của ngành tuyên giáo trong thời kỳ mới và đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, vấn đề đặt ra là tỉnh Quảng trị cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành tuyên giáo có đầy đủ năng lực và phẩm chất, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đạo đức trong sáng Một nguyên nhân nữa là vẫn còn sự bất cập trong việc bố trí, sử dụng cán bộ chưa đúng với năng lực, sở trường công tác nên bản thân cán bộ chưa thể phát huy được khả năng trong công việc của mình Để tuyển dụng được cán bộ có năng lực và sử dụng cán bộ đúng khả năng, sở trường của họ thì việc xây dựng khung năng lực cán bộ trong ngành Tuyên giáo là hết sức cần thiết Hiện nay, vấn đề xây dựng được khung năng lực của cán bộ, công chức trong ngành ngành Tuyên giáo Quảng Trị vẫn còn bỏ ngõ Từ những vấn đề lý luận
và thực tiễn nói trên, tác giả chọn đề tài “Xây dựng khung năng lực công chức
ngành Tuyên giáo tỉnh Quảng Trị” làm đề tài nghiên cứu của mình
Với đề tài nghiên cứu này, tác giả tin rằng nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin bổ ích cho các Lãnh đạo tỉnh Quảng trị nói chung và Lãnh đạo ngành tuyên giáo tỉnh Quảng trị nói riêng trong việc xây dựng được đội ngũ công chức ngành tuyên giáo tỉnh có bản lĩnh chính trị, có năng lực chuyên môn, có đủ đức đủ tài; đồng thời, đây cũng là cơ sở để ngành tuyên giáo và các đơn vị chức năng tuyển dụng và bố trí cán bộ tuyên giáo đúng người, đúng việc, đúng năng lực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của ngành tuyên giáo góp phần tích cực tạo sự thống nhất cao trong