để trang bị những kỹ năng cơ bản và đặc biệt là kỹ năng đuối nước cho học sinh THCS cả nước nói chung và học sinh THCS tỉnh Bạc Liêu nói riêng để đối phó với biến đổi khí hậu nên tôi chọ
Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao hiệu quả chương trình Giáo dục thể chất tích hợp Giáo dục kỹ năng sống ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Mục tiêu nghiên cứu
Để xây dựng được chương trình giáo dục thể chất nhằm giáo dục kỹ năng sống ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu luận án giải quyết 3 mục tiêu nghiên cứu sau:
3.1 Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng chương trình GDTC tích hợp
GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh THCS thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
- Xác định tiêu chí đánh giá thực trạng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu.
- Ứng dụng tiêu chí đánh giá thực trạng chương trình GDTC tích hợp
GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu
3.2 M ục tiêu 2: Xây dựng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc
- Căn cứ xây dựng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu.
- Xác định mục tiêu và kết quả đạt được của chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu.
- Xây dựng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu.
- Khảo sát tính khả thi và hiệu quả của chương trình GDTC tích hợp GDKNS cho học sinh THCS Thành phố Bạc Liêu.
3.3 Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
- Tổ chức thực nghiệm chương trình GDTC tích hợp GDKNS cho học sinh THCS Thành phố Bạc Liêu.
- Đánh giá hiệu quả chương trình GDTC tích hợp GDKNS cho học sinh
THCS Thành phố bạc Liêu sau thực nghiệm.
Giả thuyết khoa học
Hiện nay thực trạng biến đổi khí hậu đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt và gây hậu quả nghiêm trọng của toàn nhân loại Đặt biệt là biến đổi khí hậu về nước biển dâng và lũ lụt Nếu có một chương trình GDTC tích họp Giáo dụcKNS để trang bị một số kỹ năng cơ bản về bơi và phòng chống đuối nước cho học sinh để ứng phó với biến đổi khí hậu đồng thời góp phần giảm thiểu các tai nạn do đuối nước gây ra cho học sinh THCS Việt Nam nói chung và cho học sinh THCS tỉnh Bạc Liêu nói riêng.
Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và của các Bộ, Ngành liên quan đối với công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em
Bộ, Ngành liên quan đối với công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em
1.3.1 Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và đối với công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em
Quốc hội đã ban hành Luật số 26/2018/QH sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 đã bổ sung khoản 6 vào Điều 22:
“6 Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển môn bơi, võ cổ truyền và các môn thể thao dân tộc; thành lập câu lạc bộ thể thao của học sinh, sinh viên” [37].
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 234/QĐ-TTg, ngày 05/02/2016, phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi là Chương trình) với những nội dung chủ yếu sau [53]:
Mục tiêu tổng quát: Kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội.
Các mục tiêu cụ thể: Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích xuống còn 600/100.000 trẻ em; Giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích xuống còn 17/100.000 trẻ em; 5.000.000 ngôi nhà thuộc các hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn; 10.000 trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn; 300 xã phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn Cộng đồng an toàn; Giảm 25% số trẻ em tử vong do tai nạn giao thông đường bộ so với năm 2015; Giảm 6% số trẻ em bị tử vong do đuối nước so với năm 2015; 90% trẻ em trong độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở biết các quy định về an toàn giao thông; 40% trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước; 90% trẻ em sử dụng áo phao khi tham gia giao thông đường thủy; 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thí điểm chương trình bơi an toàn cho trẻ em; 100% cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và 80% cán bộ cấp xã, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được tập huấn về kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; 100% nhân viên y tế thôn, bản, nhân viên y tế trường học biết các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích. Để tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/
CT-TTg ngày 16/05/2016 về triển khai công tác phòng, chống tai nạn, thương tích nói chung và phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh, trẻ em nói riêng; yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo, tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây: Thực hiện nghiêm Công điện số 641/CĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; triển khai quyết liệt, có hiệu quả Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm
2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020; Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở giáo dục, trước hết là các trường phổ thông rà soát nội dung chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường, đặc biệt chú ý hướng dẫn kỹ năng bơi lội, kỹ năng phòng, tránh, ứng phó các trường hợp tai nạn, gây thương tích (như cháy nổ, hỏa hoạn, bão, lũ ) [53]; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc rà soát cơ sở vật chất, điều kiện rèn luyện sức khỏe, thể chất cho học sinh, trẻ em, đặc biệt là điều kiện hướng dẫn tập luyện kỹ năng bơi lội phù hợp với điều kiện của địa phương Chỉ đạo chính quyền cấp huyện, cấp xã tiến hành rà soát các khu vực thường xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để cảnh báo và có biện pháp chủ động phòng ngừa kịp thời bảo đảm an toàn cho học sinh, trẻ em trong dịp hè, mùa mưa bão, mùa nước nổi; Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh theo chức năng quản lý cần tăng cường chỉ đạo việc quản lý, tổ chức hoạt động hè cho học sinh, trẻ em bảo đảm an toàn; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em”;
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em Tuyên truyền, vận động gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát con, em mình đặc biệt trong thời gian nghỉ hè, mùa mưa bão, mùa nước nổi; phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước học sinh và trẻ em cho người dân.
1.3.2 Những chủ trương chính sách của các Bộ, Ngành liên quan đối với công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em
Bộ GDĐT đã phê duyệt Đề án Xây dựng kế hoạch thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học năm 2009, tiếp đó là Đề án Phòng chống đuối nước và thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010 – 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, triển khai năm 2010 đã khẳng định sự cần thiết phải phổ cập bơi cứu đuối và đặt mục tiêu phổ cập dạy và học bơi đối với học sinh phổ thông và mầm non, đảm bảo 100% trưởng phổ thông đưa môn bơi vào chương trình ngoại khoá theo Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2020 của Chính phủ [7].
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011) đã ban hành Chương trình phối hợp số 998/CTr-BGDĐT-BVHTTDL về chỉ đạo công tác thể dục, thể thao trường học giai đoạn 2011-2015 [13]
Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch số 866/KH-BVHTTDL về việc tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn Bơi phòng chống đuối nước năm
2019 nhằm tuyên truyền về lợi ích, tác dụng của việc tập luyện môn Bơi, các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, đồng thời vận động toàn dân tích cực tập luyện môn Bơi nhằm nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực, phòng chống bệnh tật cho trẻ em và cộng đồng; Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội trong việc phát triển phong trào dạy bơi, học bơi và công tác phòng, chống đuối nước, góp phần từng bước giảm tỷ lệ đuối nước [88] Để triển khai tốt hoạt động này, Bộ VHTTDL đã giao Tổng cục TDTT là đơn vị chủ trì thực hiện; phối hợp với Vụ Giáo dục Thể chất- Bộ GDĐT, Cục trẻ em Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hội Đồng đội trung ương, Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh Các Sở VHTT và Sở VHTTDL các tỉnh/thành có trách nhiệm: Tham mưu xây dựng kế hoạch, triển khai, đề xuất báo cáo UBND tỉnh/thành quy hoạch đất, đầu tư cở sở vật chất, xây lắp bể bơi, bố trí kinh phí tổ chức Lễ phát động và đẩy mạnh triển khai Chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước trẻ em năm 2019, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; Chỉ đạo, hướng dẫn quận, huyện, thị xã, các đơn vị, thị xã, phường, thị trấn, trường học, cơ sở hoạt động thể thao dưới nước tổ chức Lễ phát động năm 2019;
Tổ chức tập huấn xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên cứu hộ, tổ chức dạy bơi cho trẻ em và cộng đồng; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức kỹ năng phòng, chống đuối nước, tổ chức giải bơi và hội thi cứu đuối cho học sinh, thanh thiếu nhi và nhân dân trên địa bàn; Đẩy mạnh phối hợp liên ngành triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống đuối nước trẻ em; đề xuất các cấp chính quyền đầu tư xây dựng sân bãi, nhà tập TDTT, khu vui chơi, giải trí và môi trường sống an toàn cho trẻ em; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở hoạt động thể thao dưới nước; đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em nhằm rút kinh nghiệm, học tập, triển khai cách làm hiệu quả của các đơn vị điển hình để nhân rộng tới các xã, phường, trường học trong phạm vi toàn tỉnh/thành phố Ủy ban Quốc gia về trẻ em đã có công văn khẩn chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em Ủy ban Quốc gia về trẻ em yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng, chống đuối nước trẻ em; tuyên truyền, vận động gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát trẻ em, đặc biệt trong mùa mưa bão và mùa nước nổi; chủ động đưa trẻ em đi học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước; phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em cho người dân và trẻ em; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục hướng dẫn triển khai thực hiện việc xây dựng "Ngôi nhà an toàn", "Trường học an toàn" và "Cộng đồng an toàn", phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nhằm loại bỏ các nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em Các địa phương cũng cần quan tâm hỗ trợ, trang bị cơ sở vật chất để dạy bơi cho trẻ em tại địa phương; đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước [88].
Bộ LĐTBXH đã ban hành Quyết định số 589/QĐ-BLĐTBXH, ngày 11/5/2009, Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2009 – 2010 của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Từng bước hạn chế tai nạn thương tích ở trẻ em, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng của trẻ em và sự phát triển bền vững của Quốc gia [12].
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Trên 80% các Sở LĐTBXH triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; Giảm hàng năm số trẻ em bị tai nạn thương tích đặc biệt là do đuối nước và các nguy cơ gây tai nạn thương tích tại gia đình; 20 tỉnh/thành phố trọng điểm về tai nạn thương tích ở trẻ em (tỉnh/thành phố có tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích cao) triển khai các hoạt động xây dựng và giám sát các quy định về Ngôi nhà an toàn cho trẻ em phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước cho trẻ em; 100% cán bộ làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em có liên quan đến phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tại cấp tỉnh, 50% cấp huyện và 30% cấp xã, phường của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; Hệ thống thu thập thông tin về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em của ngành Lao động – Thương binh và
Xã hội được thiết lập và đi vào hoạt động.
Tăng cường việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản chỉ đạo nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, lồng ghép các mục tiêu phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành LĐTBXH ở các cấp nhằm nâng cao hiểu biết về công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em Đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em Công tác phòng, chống tai nạn thương tích nói chung và phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em là trách nhiệm của mọi gia đình và toàn xã hội Đầu tư cho công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em là đầu tư cho sự phát triển toàn diện của trẻ em do đó cần đẩy mạnh việc xã hội hóa trong công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em Huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, cộng đồng trong và ngoài nước trong thực hiện công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, tạo ra môi trường an toàn cho trẻ em Tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin, kế hoạch, kinh nghiệm giữa các Bộ, ngành, các địa phương và các tổ chức, đoàn thể về hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
1.3.3 Tình hình triển khai công tác bơi lội chống đuối nước cho trẻ em trong toàn quốc
Các nghiên cứu về KNS tích hợp GDKNS cho học sinh
hiện tốt công tác quản lý trẻ em, đảm bảo an toàn cho trẻ em ở trường học, trong gia đình và cộng đồng Tiếp tục hướng dẫn, triển khai thực hiện, kiểm tra việc xây dựng Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn và Cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nhằm loại bỏ nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em
Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy bơi, kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tại cộng đồng, trường học, cơ sở thể dục, thể thao và dạy bơi cho trẻ em Tăng cường thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường thủy; phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em tại cơ sở; xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm.
Kiểm tra, rà soát phát hiện kịp thời các khu vực thường xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để có biện pháp chủ động phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho trẻ em như làm rào chắn, biển cảnh báo hố nước, hồ ao, sông ngòi, các khu vực nước sâu, nguy hiểm… Vận động sự tham gia của cộng đồng và gia đình để hỗ trợ, trang bị cơ sở vật chất để dạy bơi cho trẻ em, tạo điều kiện cho các em học bơi và các kỹ năng an toàn trong môi trường nước; xây dựng, sữa chữa nâng cấp, tổ chức các điểm vui chơi an toàn cho trẻ em
Trên cơ sở Chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số địa phương đã xây dựng đề án dạy bơi cho học sinh tiểu học như Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng, Đồng Tháp, Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, ĐắcLăk, Quảng Ninh…[88]
1.4 Các nghiên cứu về KNS và GDKNS cho học sinh
Năm 1996 thông qua chương trình của UNICEF “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường Giai đoạn 1 của chương trinh chỉ dành cho một số đối tượng của ngành giáo dục và Hội chủ thập đỏ và được trang bị một số kỹ năng như kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiên định, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng xác định giá trị, Sang giai đoạn 2 của chương trình đối tượng tập huấn được mở rộng và thuật ngữ kỹ năng sống được hiểu một cách rộng rãi hơn “Kỹ năng sống là các kỹ năng thiết thực mà con người cần đến để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh” Cuối cùng khái niệm kỹ năng sống thực sự được hiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng hội thảo "Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNESCO tài trợ Vào năm 2003 Và chính từ đây ngành giáo dục đã bắt đầu quan tâm đến kỹ năng sống và cách thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông qua dự án “Giáo dục sống khoẻ mạnh, kỹ năng sống cho trẻ và vị thành niên" với sảng kiến và hỗ trợ của UNICEF tại Việt Nam Tham gia dự án có học sinh THCS và trẻ em ngoài trường học ở một số tỉnh thuộc nhiều khu vực như Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Gia Lai, Kon Tum, TP Hồ Chí Minh An Giang, Kiên Giang Các em được rèn luyện kỹ năng sống thiết thực để trung phó với những vấn đề đánh hàng đến cuộc sống an toàn, mạnh khoẻ của trẻ em như là: chống HIV/AIDS, ma tuý, sức khỏe về sinh sản, vẫn đề quan hệ tình dục sớm
Mục tiêu của dự án là hình hình thái độ tích cực của học sinh đối với việc xây dựng cuộc sống khoẻ về thể chất, mạnh về tinh thần, hiểu biết về xã hội; Nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về kỹ năng sống để họ chủ động trong việc truyền thụ kiến thức kỹ năng cho con em mình.
- Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020 có các đoạn:
+ “Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế ”
+ "Đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục thể chất, gắn giáo dục thể chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên." [2]
- Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020 có đoạn:
"Cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng kết hợp thể dục, thể thao với hoạt động giải trí, chú trọng nhu cầu tự chọn của học sinh” [31].
Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị năng lực cần thiết cho các em học sinh Nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống HIV/ AIDS, giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích…
Tóm lại, cho đến nay chưa có công trình và đề tài nghiên cứu nào đề xuất nội dung, chương trình kết hợp giáo dục thể chất với giải trí và giáo dục lối sống (hay kỹ năng sống) Từ trước tới nay thể dục thể thao trường học góp phần bồi dưỡng đạo đức, nhân cách cho học sinh chỉ dừng ở mục tiêu của giáo dục thể chất, chưa được thể hiện ở nội dung chương trình, giáo án huấn luyện, giảng dạy.
Vì vậy, giáo dục thể chất trường học chưa có tác động mạnh mẽ tới giải trí tinh thần và hình thành kỹ năng sống (hay lối sống) cho học sinh, nếu như không ứng dụng mô hình tổng hợp giáo dục thể thao – kỹ năng sống.
Những năm đầu thập niên 90, một số nước Châu Á như Ấn Độ, Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan…cũng đã nghiên cứu và triển khai chương trình dạy kỹ năng sống ở các bác học phổ thông từ mầm non cho đến Trung học phổ thông Những nội dung giáo dục chủ yếu ở hầu hết các trước tay đó là trang bị cho người trẻ tuổi những kỹ năng cần thiết để giúp họ thích nghi dần với cuộc sống gia này, mục đích chính là dạy trang bị và hình thành Mục tiêu chung của giáo dục kỹ năng sống được xác định là: “Nhằm nâng cao tiềm năng của con người có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi, các tình huống của cuộc sống hằng ngày, đồng thời tạo ra sự đổi thay và năng cao chất lượng cuộc sống" Với một mục đích nhắm đến yếu tố cá nhân của người học, các nước cũng đã đưa ra cách thiết kế chương trình giáo dục và trang bị kỹ năng sông như: lồng ghép vào chương trình dạy chữ, học vấn vào tất cả các môn học và các chương trình ở những mức độ khác nhau Dạy các chuyên đề cần thiết cho người học như: Kỹ năng nghề, kỹ năng hướng nghiệp… và được chia làm ba nhóm chính là: Kỹ năng cơ bản (gồm các kỹ năng đọc, viết, ghi chép…), nhóm kỹ năng chung (gồm các kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề…) và nhóm kỹ năng cụ thể (gồm các kỹ năng bình đẳng giới, bảo vệ sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần,…)
Một số khái niệm có liên quan
1.5.1 Kỹ năng: Trong Từ điển Tiếng Việt do Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện khoa học xã hội vùng Nam bộ, do nhà xuất bản từ điển bách khoa năm 2013, trang 559 thì kỷ năng là năng lực vận dụng những kiến thức đã thu thập trong lĩnh vực nào đó vào thực tiễn [67, tr 559]
Theo Lê Văn Hồng, kỹ năng là "khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ mới" Còn tác giả Nguyễn Văn Đồng cho rằng: "kỹ năng là năng lực vận dụng những tri thức đã được lĩnh hội để thực hiện có hiệu quả một hoạt động tương ứng trong những điều kiện cụ thể", hay tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: "kỹ năng là năng lực của con người biết vận hành các thao tác của một hành động theo đúng quy trình".
Từ những khái niệm của những nhà nghiên cứu trên cho thấy những điểm chung trong quan niệm về kỹ năng:
+ Tri thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kỹ năng Tri thức ở đây bao gồm tri thức về cách thức hành động và tri thức về đối tượng hành động
+ Kỹ năng là sự chuyển hoá tri thức thành năng lực hành động của cá nhân
+ Kỹ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động nhất định nhằm đạt được mục đích đã đặt ra
Như vậy, kỹ năng được xem xét theo nhiều quan điểm khác nhau Tuy nhiên, những quan niệm ấy không hề mâu thuẫn nhau mà chỉ khác nhau ở chỗ mở rộng hay thu hẹp thành phần kỹ năng mà thôi
Từ sự phân tích trên, luận án hiểu kỹ năng như sau: Kỹ năng là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động, thao tác đúng đắn để đạt được mục đích đề ra [25, tr 19]
1.5.2 Kỹ năng sống (KNS): Thông thường, KNS được hiểu là những kỹ năng thực hành mà con người cần có để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh và chất lượng cao Hiện nay có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về KNS, mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức tiếp cận khác nhau:
- KNS gồm hai phần là kỹ năng tư duy và kỹ năng ứng xử, đối phó với các tình huống.
- KNS là kỹ năng mềm dẻo như giao tiếp, làm việc, …
- KNS là kỹ năng thuộc tính cách, không mang tính chuyên môn, nhưng lại cực kỳ cần thiết trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi
* Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa liên hiệp quốc
(UNESCO) : KNS gắn liền với 4 trụ cột của giáo dục:
- Học để biết (Learning to know): gồm các kỹ năng tư duy như tư duy phê phán, tư duy sang tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả,
- Học để làm (Learning to do): gồm những kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm, …
- Học để làm người (Learning to be): gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, …
- Học để chung sống (Learning to live together): gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông, …
Như vậy, theo quan niệm của UNESCO, KNS là năng lực cá nhân để họ thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày.
* Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) (1993) : KNS là năng lực tâm lý xã hội, là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội KNS là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này [75].
* Theo Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEFF) : KNS là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm gúp họ có cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả Từ KNS có thể thể hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.
Tuy nhiên, KNS của con người không phải tự nhiên mà có, nó phải được hình thành dần qua quá trình học tập, rèn luyện lâu dài trong cuộc sống Để đạt được hiệu quả cao thì ngoài sự rèn luyện của HS cũng rất cần đến sự hướng dẫn tỉ mi, cặn kẽ, kịp thời và phù hợp của giáo viên (GV) Vì vậy, phải tùy thuộc vào đặc trưng từng môn học và bài học để tích hợp GD các nội dung KNS thích hợp. Ý thức được tầm quan trọng của KNS trong thời đại hội nhập, kết hợp với cơ sở lí luận trên, tôi nhận thấy việc kết hợp giữa GDKNS trong những giờ học VNBD là rất hiệu quả, có tính khả thi cao Bởi lẽ, nội dung của nó thường là: đề cập, bàn luận, thuyết minh về những vấn đề, hiện tượng… gần gũi, bức thiết với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng; và mục đích của việc GDKNS : giúp HS hòa nhập với xã hội Để đạt được hiệu quả như mong muốn, tôi đã có sự lựa chọn của riêng minh trong việc tích hợp GD một số nội dung KNS nhất định
Từ các quan niệm về KNS nêu trên, có thể rút ra nhận xét:
- Có nhiều cách biểu đạt khái niệm KNS với quan niệm rộng hẹp khác nhau tùy theo cách tiếp cận vấn đề Khái niệm KNS được hiểu theo nghĩa hẹp bao gồm những năng lực tâm lý xã hội (TLXH) Theo nghĩa rộng, KNS không chỉ bao gồm năng lực TLXH mà còn bao gồm cả những kỹ năng vận động.
- Do tính chất phức tạp của KNS nên trong thực tế, các tài liệu về KNS đề cập đến mọi lĩnh vực hoạt động từ học tập để chuẩn bị nghề nghiệp, cách học ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức trại hè đến kỹ năng làm mẹ Tuy nhiên cần phân biệt giữa những kỹ năng sinh kế hay sống còn (livelihood skills, survivalskills) như học chữ, học nghề, làm toán, v.v tới học bơi lội, cứu đuối, v.v với khái niệm KNS đã được đề cập ở các định nghĩa nêu trên.
Tóm lại, khái niệm KNS được hiểu theo nhiều cách khác nhau ở từng khu vực và từng quốc gia Ở một số quốc gia, KNS được hướng vào giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và phòng bệnh Một số khác lại hướng KNS vào giáo dục hành vi và cách ứng xử, giáo dục an toàn giao thông, bảo vệ môi trường hay giáo dục lòng yêu hòa bình Theo đó, vấn đề phát triển KNS cho thanh thiếu niên ở các nước cũng khác nhau Có nước chỉ hạn chế những KNS cần cho lĩnh vực bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các tệ nạn xã hội, nghĩa là KNS không cần cho mọi người mà chỉ dành cho một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao để đương đầu với những thách thức của xã hội Nhưng ở một số quốc gia khác, nhận thức về KNS sâu sắc hơn Do đó, KNS được phát triển cho mọi đối tượng để với những KNS đó con người có thể vận dụng vào giải quyết các vấn đề xã hội khác nhau, trong các hoàn cảnh và tình huống khác nhau của từng đối tượng khác nhau
Với phân tích nêu trên, luận án sử dụng khái niệm KNS trong nghiên cứu với nội hàm:
Điểm lược một số công trình nghiên cứu có liên quan
Tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau cho thấy cho đến nay, có rất nhiều ấn phẩm, nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến dạy bơi và chống đuối nước ở nước ngoài [76], [77], [78], [79] và trong nước tiêu biểu như:
Vụ Thể dục thể thao quần chúng - Ủy ban Thể dục thể thao (2002) Sổ tay hướng dẫn viên bơi lội, đã trình bày phương pháp dạy bơi cho người mới học; trong đó có 12 bài tập cơ bản cho người mới học bơi; cách thiết kế hồ bơi đơn giản trên sông, lạch [68];
Vụ Thể dục thể thao quần chúng - Ủy ban Thể dục thể thao (2005) Tài liệu Lý thuyết và thực hành việc phổ cập kỹ năng bơi lội, cứu đuối cho trẻ em, đã phân tích ý nghĩa, tác dụng của môi trường nưc và kỹ năng bơi lội đối với sự phát triển nhân cách và thể chất của trẻ em; cung cấp những tri thức cơ bản về hoạt động bơi lội và kỹ năng bơi lội, thực hành kỹ thuật bơi cho trẻ em; hướng dẫn hoạt động bơi lội cho trẻ em ở cơ sở [69]
Phi Trọng Hanh (2001), Biết bơi sau 10 buổi tập, đã nêu phương pháp học bơi đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của trẻ em Việt nam và giúp các em có thể biết bơi trong thời gian ngắn [23];
Nguyễn Văn Trạch, Nguyễn Đức Thuận (2000), Phương pháp dạy bơi cho trẻ thơ, đã trình bày hệ thống phương pháp có cơ sở khoa học dạy bơi cho trẻ thơ [55];
Nguyễn Văn Trạch, Vũ Chung Thuỷ, Nguyễn Đức Thuận (2004), Huán luyện thể lực cho VĐV bơi, đã trình bày hệ thống phương pháp có cơ sở khoa học về huấn luyện thể lực cho VĐV bơi [56];
Lê Văn Xem (2002), Sổ tay hướng dẫn viên bơi lội, đã trình bày cơ sở khoa học và thực hành phổ biến dạy bơi cho quần chúng nhân dân ở cơ sở [72].
Lê Văn Xem (2005) Lý thuyết và thực hành việc phổ cập kỹ năng bơi lội, cứu đuối cho trẻ em, là một tài liệu có nghĩa thực tiễn đối với kiến thức, kỹ năng cứu đuối cho trẻ em [71].
Ngoài ra, còn có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về bơi lội và giáo dục thể chất cho HSSV:
Nguyễn Văn Thời (2011), Nghiên cứu tổ chức dạy học tự chọn môn thể dục theo chủ đề cơ bản trong các trường trung học cơ sở, đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức dạy học tự chọn theo chủ đề cơ bản dành cho học sinh trung học cơ sở ở môn thể dục, thông qua: cấu trúc 5 nội dung tự chọn cho mỗi khối lớp, từ lớp 6 đến lớp 9 (riêng lớp 6 thử nghiệm rèn kỹ năng phòng chống đuối nước); tuỳ điều kiện từng trường chọn 2/5 nội dung: Đội hình đội ngũ; Bài thể dục cơ bản; Đá cầu…, riêng kỹ năng phòng chống đuối nước chỉ thí điểm nơi có điều kiện [50];
- Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009): Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ giáo dục học, Trường Đại học Thái Nguyên.
- Ths Phan Thanh Vân (2010): Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, luận án tiến sỹ giáo dục học, chuyên ngành lý luận và lịch sử giáo dục [65].
- Vũ Khắc Bình & Lê Quốc Anh (2009), “Mấy vấn đề giáo dục kỹ năng sống ở trường THCS”, Bộ GD & ĐT.
- Nguyễn Hữu Long (2010), Kỹ năng sống cho học sinh THCS Thành phố
Hồ Chí Minh, luận văn khoa học, chuyên ngành tâm lý.
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan các vấn đề liên quan, cho phép rút ra kết luận chương 1 như sau: Đảng và Nhà nước ta luôn đặt công tác TDTT trong đó công tác Giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là một lĩnh vực không thể thiếu trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước Trong nhiều Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước vấn đề giáo dục thể chất và thể thao được coi trọng như một nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội.
Bơi lội là môn học giáo dục thể chất đem lại nhiều ích lợi to lớn, không chỉ giúp trẻ em có một cơ thể khỏe mạnh, tạo tinh thần sảng khoái để tiếp thu kiến thức và tăng sức sáng tạo, bơi lội còn giúp các em có kỹ năng phòng chống đuối nước để tự bảo vệ mình trong những tình huống nguy hiểm
Từ đặc trưng sinh lý, tâm lý của trẻ, việc thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức tập luyện có ý nghĩa tích cực đối với việc kích thích sự hứng thú, sự tập trung chú ý của trẻ đối với nội dung bài tập và đối với giờ học Sự phong phú về chủng loại bài tập và hình thức tổ chức thực hiện bài tập được coi là những chuẩn mực để đánh giá năng lực sáng tạo, nghệ thuật sư phạm và tinh thần trách nhiệm của nhà giáo đối với thế hệ trẻ.
Nội dung giảng dạy cần được lựa chọn và sắp xếp hợp lý đảm bảo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; điều khiển mức độ tác động của bài tập, của lượng vận động trên cơ sở đảm bảo cho trẻ có thể tiếp thu bài tập một cách có hiệu quả và sự phát triển cơ thể diễn ra một cách hài hòa, cân đối Đã có nhiều công trình nghiên cứu về giảng dạy, huấn luyện bơi lội và giáo dục kỹ năng bơi lội đối với trẻ em, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu chính thức và có đánh giá khoa học về giải pháp phát triển bơi chống đuối nước cho học sinh THCS trên phạm vi cả nước và địa bàn tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Đây những vấn đề lý luận và thực tiễn của Tổng quan nghiên cứu chính làm cơ sở tiếp cận giải quyết các mục tiêu của luận án.
Đối tượng nghiên cứu
Chương trình GDTC tích hợp Giáo dục kỹ năng sống ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Khách thể đánh giá hình thái, thể lực: 3200 Học sinh Nam - nữ THCS của 8 trường tại TP Bạc Liêu (mỗi trường chọn 4 lớp đại diện cho 4 khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9, mỗi khối chọn ngẫu nhiên 100 học sinh, 50 học sinh nam, 50 học sinh nữ, mỗi trường là 400 học sinh) cụ thể theo bảng sau:
TT Trường Số HS nam Số HS nữ Tổng
2 THCS Nguyễn Thị Minh Khai 200 200 400
3 THCS Bạc Liêu – Ninh Bình 200 200 400
4 THCS Lê Thị Cẩm Lệ 200 200 400
- 21 GV của 08 trường THCS trên địa bàn TP Bạc Liêu;
- 08 cán bộ quản lý 08 trường nghiên cứu;
- 2914 HS của 08 trường nghiên cứu.
- 2914 học sinh tham gia thực nghiệm chương trình bơi năm học 9/2019 - 6/2022
TT Trường Số HS nam Số HS nữ Tổng
2 THCS Nguyễn Thị Minh Khai 185 184 369
3 THCS Bạc Liêu – Ninh Bình 179 177 356
4 THCS Lê Thị Cẩm Lệ 174 177 351
- 15 chuyên gia trong lĩnh vực quản lý giáo dục và GDTC
- 29 CBQL, GV của các trường nghiên cứu.
2.2 Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1 Phương pháp tham khảo tài liệu Đây là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu Mục đích để hình thành cơ sở khoa học cho các vấn đề nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan còn là cơ sở để giúp tôi lựa chọn các phương pháp nghiên cứu và bàn luận kết quả nghiên cứu Trong đề tài chúng tôi sẽ tiến hành tham khảo tài liệu bao gồm các văn kiện của Đảng và nhà nước về KNS, TDTT, công tác giáo dục KNS và công tác GDTC cho học sinh cấc cấp; các Chỉ thị, Thông tư, các chế độ chính sách đối với TDTT và công tác GDTC; các hồ sơ lưu trữ về công tác giáo dục KNS, TDTT, một số luận văn cao học và luận án tiến sĩ, các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan,
2.2.2.1 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối với những chuyên gia, giảng viên, chuyên viên để xây dựng phiếu phỏng vấn và các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu.
2.2.2.2 Phương pháp phỏng vấn gián tiếp
Phỏng vấn gián tiếp thông qua bảng câu hỏi, nhằm thu nhập thông tin về thực trạng GDKNS, công tác GDTC và dùng ý kiến về việc GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho HS THCS thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu tích hợp với chương trình GDTC của bộ GD&ĐT.
Các bước tiến hành xây dựng phiếu điều tra (bảng hỏi) như sau:
Bước 1: Nghiên cứu xây dựng phiếu điều tra (bảng hỏi).
Phiếu điều tra được xây dựng từ các tài liệu như: các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài báo cáo khoa học, các tài liệu của viện nghiên cứu khoa học, sở khoa học công nghệ & môi trường Tỉnh Bạc Liêu, những góp ý của các chuyên gia và các nhà chuyên môn Sau khi tổng hợp các tài liệu và căn cứ vào tình hình thực tế của Tỉnh Bạc Liêu đề tài tiến hành xây dựng bảng câu hỏi.
Bước 2 : Kiểm nghiệm hiệu quả của phiếu phỏng vấn Để kiểm nghiệm hiệu quả của phiếu phỏng vấn đề tài tiến hành các bước sau:
Sau khi xây dựng phiếu phỏng vấn hoàn chỉnh, chúng tôi gửi mẫu phiếu phỏng vấn cho các chuyên gia để kiểm định tính hợp lý của phiếu phỏng vấn và đóng góp ý kiến (15 chuyên gia)
Nhóm chuyên gia sẽ kiểm tra tính hợp lý và hiệu quả của các nội dung trong phiếu phỏng vấn Kết quả phản hồi và sửa chữa của các chuyên gia sẽ mang lại giá trị cao cho mẫu phiếu khảo sát này
Bước 3 : Hoàn chỉnh phiếu phỏng vấn, tiến hành khảo sát.
Trải qua 2 bước xây dựng mẫu và kiểm nghiệm tính hiệu quả của phiếu phỏng vấn trên, mẫu phiếu phỏng vấn cơ bản hoàn chỉnh và tiến hành nghiên cứu khảo sát thực tế.
2.2.3 Phương pháp kiểm tra nhân trắc học (hay còn gọi là phép đo người)
Là chiều cao từ mặt đất đến đỉnh đầu tính bằng cm
Cách thức kiểm tra: Đối tượng đo đứng thẳng ở tư thế đứng nghiêm,duỗi hết các khớp ở chân và thân trên, mắt nhìn thẳng, đầu ở tư thế sao choốngtai ngoài và đuôi mắt nằm trên đường thẳng song song với mặt đất, đảm bảođiểm chẩm, hai vai, hai mông và hai gót chân chạm vào thước đo đặt trên tường.Hạ thanh ngang của thước chạm đỉnh đầu đối tượng đo và đọc kết quả Đơnvịtính là cm.
2.2.3.2 Cân nặng: Là chỉ tiêu phản ánh trạng thái tổng hòa các mặt tăng trưởng về cơ, xương, mỡ dưới da Cân nặng là chỉ số dễ biến đổi và chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau
Người được đo ngồi trên ghế đối diện với cân Đặt hai chân lên trên cân và đứng thẳng lên Người đo đọc số đo khi đồng hồ cố định.
2.2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm [31, tr 57 - 61]
2.2.4.1 Lực bóp tay thuận (kg)
Mục đích: Để đánh giá sức mạnh của nhóm cơ duỗi ở cẳng tay.
Dụng cụ: Lực kế bóp tay theo kiểu Collin (hình)
Cách tiến hành: HS kiểm tra đứng 2 chân bằng vai, tay thuận cầm lực kế đưa sang bên, tạo nên góc 45 o so với trục dọc của cơ thể, tay không cầm lực kế duỗi thẳng tự nhiên, song song với thân người Bàn tay cầm lực kế; đồng hồ của lực kế hướng vào lòng bàn tay, các ngón tay nắm chặt thân lực kế, bóp hết sức của bàn tay vào lực kế, gắng sức trong vòng 2 giây, không được bóp giật cục hay động tác trợ giúp khác; bóp 2 lần, nghỉ giữa 15 giây, lấy kết quả lần cao nhất, chính xác đến 0.1 kg
2.2.4.2 Ngồi Dẻo gập thân (cm) [21]
- Mục đích: đánh giá độ mềm dẻo của cơ, khớp hông, dây chằng và độ mềm dẻo của cột sống
- Thiết bị gồm thang thước đo độ dẽo Phía trên có chia độ cm ở 2 phía. Trên thước có 1 điểm 0 làm chuẩn Từ điểm 0 chia về 2 đầu thước một đầu từ điểm 0 xuống 30cm là chiều dương (+), một đầu từ điểm 0 lên trên 20cm chiều âm (-).
Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1 Phương pháp tham khảo tài liệu Đây là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu Mục đích để hình thành cơ sở khoa học cho các vấn đề nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan còn là cơ sở để giúp tôi lựa chọn các phương pháp nghiên cứu và bàn luận kết quả nghiên cứu Trong đề tài chúng tôi sẽ tiến hành tham khảo tài liệu bao gồm các văn kiện của Đảng và nhà nước về KNS, TDTT, công tác giáo dục KNS và công tác GDTC cho học sinh cấc cấp; các Chỉ thị, Thông tư, các chế độ chính sách đối với TDTT và công tác GDTC; các hồ sơ lưu trữ về công tác giáo dục KNS, TDTT, một số luận văn cao học và luận án tiến sĩ, các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan,
2.2.2.1 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối với những chuyên gia, giảng viên, chuyên viên để xây dựng phiếu phỏng vấn và các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu.
2.2.2.2 Phương pháp phỏng vấn gián tiếp
Phỏng vấn gián tiếp thông qua bảng câu hỏi, nhằm thu nhập thông tin về thực trạng GDKNS, công tác GDTC và dùng ý kiến về việc GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho HS THCS thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu tích hợp với chương trình GDTC của bộ GD&ĐT.
Các bước tiến hành xây dựng phiếu điều tra (bảng hỏi) như sau:
Bước 1: Nghiên cứu xây dựng phiếu điều tra (bảng hỏi).
Phiếu điều tra được xây dựng từ các tài liệu như: các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài báo cáo khoa học, các tài liệu của viện nghiên cứu khoa học, sở khoa học công nghệ & môi trường Tỉnh Bạc Liêu, những góp ý của các chuyên gia và các nhà chuyên môn Sau khi tổng hợp các tài liệu và căn cứ vào tình hình thực tế của Tỉnh Bạc Liêu đề tài tiến hành xây dựng bảng câu hỏi.
Bước 2 : Kiểm nghiệm hiệu quả của phiếu phỏng vấn Để kiểm nghiệm hiệu quả của phiếu phỏng vấn đề tài tiến hành các bước sau:
Sau khi xây dựng phiếu phỏng vấn hoàn chỉnh, chúng tôi gửi mẫu phiếu phỏng vấn cho các chuyên gia để kiểm định tính hợp lý của phiếu phỏng vấn và đóng góp ý kiến (15 chuyên gia)
Nhóm chuyên gia sẽ kiểm tra tính hợp lý và hiệu quả của các nội dung trong phiếu phỏng vấn Kết quả phản hồi và sửa chữa của các chuyên gia sẽ mang lại giá trị cao cho mẫu phiếu khảo sát này
Bước 3 : Hoàn chỉnh phiếu phỏng vấn, tiến hành khảo sát.
Trải qua 2 bước xây dựng mẫu và kiểm nghiệm tính hiệu quả của phiếu phỏng vấn trên, mẫu phiếu phỏng vấn cơ bản hoàn chỉnh và tiến hành nghiên cứu khảo sát thực tế.
2.2.3 Phương pháp kiểm tra nhân trắc học (hay còn gọi là phép đo người)
Là chiều cao từ mặt đất đến đỉnh đầu tính bằng cm
Cách thức kiểm tra: Đối tượng đo đứng thẳng ở tư thế đứng nghiêm,duỗi hết các khớp ở chân và thân trên, mắt nhìn thẳng, đầu ở tư thế sao choốngtai ngoài và đuôi mắt nằm trên đường thẳng song song với mặt đất, đảm bảođiểm chẩm, hai vai, hai mông và hai gót chân chạm vào thước đo đặt trên tường.Hạ thanh ngang của thước chạm đỉnh đầu đối tượng đo và đọc kết quả Đơnvịtính là cm.
2.2.3.2 Cân nặng: Là chỉ tiêu phản ánh trạng thái tổng hòa các mặt tăng trưởng về cơ, xương, mỡ dưới da Cân nặng là chỉ số dễ biến đổi và chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau
Người được đo ngồi trên ghế đối diện với cân Đặt hai chân lên trên cân và đứng thẳng lên Người đo đọc số đo khi đồng hồ cố định.
2.2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm [31, tr 57 - 61]
2.2.4.1 Lực bóp tay thuận (kg)
Mục đích: Để đánh giá sức mạnh của nhóm cơ duỗi ở cẳng tay.
Dụng cụ: Lực kế bóp tay theo kiểu Collin (hình)
Cách tiến hành: HS kiểm tra đứng 2 chân bằng vai, tay thuận cầm lực kế đưa sang bên, tạo nên góc 45 o so với trục dọc của cơ thể, tay không cầm lực kế duỗi thẳng tự nhiên, song song với thân người Bàn tay cầm lực kế; đồng hồ của lực kế hướng vào lòng bàn tay, các ngón tay nắm chặt thân lực kế, bóp hết sức của bàn tay vào lực kế, gắng sức trong vòng 2 giây, không được bóp giật cục hay động tác trợ giúp khác; bóp 2 lần, nghỉ giữa 15 giây, lấy kết quả lần cao nhất, chính xác đến 0.1 kg
2.2.4.2 Ngồi Dẻo gập thân (cm) [21]
- Mục đích: đánh giá độ mềm dẻo của cơ, khớp hông, dây chằng và độ mềm dẻo của cột sống
- Thiết bị gồm thang thước đo độ dẽo Phía trên có chia độ cm ở 2 phía. Trên thước có 1 điểm 0 làm chuẩn Từ điểm 0 chia về 2 đầu thước một đầu từ điểm 0 xuống 30cm là chiều dương (+), một đầu từ điểm 0 lên trên 20cm chiều âm (-).
- Cách thức kiểm tra và công nhận thành tích: Đối tượng kiểm tra ngồi hai chân thẳng gối, hai lòng bàn chân ép sát vào bản nhựa của thùng đo (chân đất), hai bàn tay đặt chồng lên nhau, hai ngón tay giữa bằng nhau, từ từ gập thândùng tay đẩy con chạy về trước tối đa, hai gối không được co Khi đã cố gắnggập người hết mức đầu 2 ngón tay giữa dừng ở đâu thì đó là kết quả kiểm tracủa độ dẻo.
- Kết quả được xác định như sau: đầu ngón giữa chưa vượt qua điểm 0 thì kết quả độ dẻo là âm (-), nếu đầu ngón giữa vượt qua điểm 0 thì kết quả độ dẻo là dương (+).
- Kết quả dương là độ dẻo tốt, kết quả âm là độ dẻo kém Đối tượng kiểm tra thực hiện 2 lần lấy lần cao nhất
2.2.4.3 Nằm ngửa gập bụng (số lần/30 giây)
Mục đích: Đánh giá sức mạnh bền nhóm cơ bụng
Dụng cụ, sân bãi: Thảm cao su kích thước 1m x 2m
Tổ chức nghiên cứu
Giáo dục kỹ năng sống là một chương trình giáo dục đa dạng và phong phú, trong phạm vi nghiên cứu của luận án như sau:
- Về khách thể: Tổng số học sinh THCS tại thành phố Bạc Liêu 8.500 (8 trường) Luận án lựa chọn 2914 HS 8 trường THCS TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
- Về thời gian và không gian: Thực nghiệm từ 9/2019 – 6/2022 tại các hồ bơi thành phố Bạc Liêu.
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu các kỹ năng bơi, cách nhận biết các nguy hiểm, phòng, chống và sơ cứu tai nạn đuối nước Thông qua chương trình GDTC tích hợp GDKNS cho học sinh THCS TP Bạc Liêu này giúp cho HS biết cách phòng, chống đồng thời góp phần giảm thiểu tai nạn đuối nước gây ra do nước biển dâng.
2.3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- 8 trường THCS Trần Huỳnh, trường THCS Võ Nguyên Giáp, THCS Trần Văn Ơn, THCS Lê Thị Cẩm Lệ, THCS Võ Thị Sáu, THCS Nguyễn Thị Minh Khai, THCS Nguyễn Huệ, THCS Bạc Liêu – Ninh Bình
- Trường Đại học Sư phạm TDTT Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Bạc Liêu.
- Phòng GD Tp.Bạc Liêu.
- Sở GD & ĐT Bạc Liêu.
- Sở VH, TT &DL tỉnh Bạc Liêu.
2.3.2.2 Thời gian nghiên cứu: Luận án được tiến hành từ tháng 02/2017 đến 12/2023
2.3.3 Kế hoạch nghiên cứu: gồm có 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ tháng 2/2017 đến 12/2018.
- Thu thập, tổng hợp tài liệu liên quan đến cơ sở khoa học của đề tài.
- Chuẩn bị, thiết kế phiếu phỏng vấn.
- Tiến hành điều tra phỏng vấn, tọa đàm; kiểm tra số liệu thể chất học sinh.
- Tập huấn công tác giảng dạy KNS cho HSTH lớp 6, 7, 8, 9 tại Bạc Liêu.
- Tiếp tục tham khảo tài liệu, viết từng phần kiến thức tổng quan.
- Giải quyết mục tiêu 1 và 2
- Tiếp tục tham khảo tài liệu, hoàn thiện phần kiến thức tổng quan.
- Tổ chức thực nghiệm: từ tháng 09/2019 – 06/2022
- Kiểm tra số liệu sau thực nghiệm
- Viết kết quả nghiên cứu và 2 bài báo.
- Viết và bảo vệ 3 chuyên đề
- Chuẩn bị bảo vệ ở Hội đồng khoa học của khoa, Hội đồng khoa học cấp cơ sở và Hội đồng khoa học cấp trường.
Đánh giá thực trạng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu
3.1.1 Xác định tiêu chí đánh giá thực trạng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh THCS thành phố Bạc Liêu Để xác định các tiêu chí đánh giá thực trạng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, đề tài tiến hành theo 03 bước:
Bước 1: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá chương trình GDTC tích hợp GDKNS từ các văn bản, tài liệu, công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
* Về giáo dục kỹ năng sống
- Tác giả Hoàng Thị Thu (2012), “Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Quận Gò Vấp Tp.HCM” tác gỉ đã sử dụng 05 nội dung sau để đánh giá hoạt động GDKNS các Trường THCS tại Quận Gò Vấp Tp.HCM:
+ Công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và quản lý tốt các hoạt động trường, lớp
+ Công tác giáo dục kĩ năng sống thông qua lao động, qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài lên lớp, hoạt động đoàn thể, xã hội và sinh hoạt tập thể:
+ Công tác tổ chức, xây dựng các lực lượng và điều kiện giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:
+ Công tác phối hợp với gia đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:
+ Công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục tốt để giáo dục học sinh:
- Tác giả Phan Thanh Vân (2010), "Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp" và Phan Thanh Vân (2010),
"Tích hợp mục tiêu giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp" Tác giả đã sử dụng các tiêu sau:
+ Nhận thức của giáo viên và học sinh về KNS
+ Đánh giá của giáo viên về thực trạng KNS của học sinh THPT
+ Biện pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL
+ Quan điểm của giáo viên về mục đích giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL
+ Mức độ thực hiện giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL
- Theo tác giả: Nguyễn Thị Bích Nguyệt (2015), “Quản lý hoạt động kỹ năng sống thông qua dạy học tiếng Anh cho học sinh THCS tại cung Thiếu Nhi
+ Thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ đoàn về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học tiếng Anh cho học sinh.
+ Thực trạng về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học tiếng Anh.
+ Thực trạng hình thức, cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua dạy học tiếng Anh.
+ Thực trạng các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học tiếng Anh.
+ Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học tiếng Anh ở Cung Thiếu Nhi.
Theo tác giả Lương Quốc Hùng, “ Nghiên cứu giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh tiểu học Lớp 1, 2, 3 ở Thành phố Cần Thơ tích hợp chương trình giáo dục thể chất” tác giả đã sử dụng các test sau:
+ Thực trạng về nhận thức, cảm nhận, thái độ của GV dạy thể dục (GDTC) về vai trò GDKNS cho HS lớp 1, 2, 3.
+ Thực trạng các điều kiện đảm bảo cho chương trình GDTC tích hợp GDKNS ở các trường TH tại Cần Thơ.
+ Thực trạng chương trình GDKNS thông qua chương trình GDTC cho HSTH lớp 1, 2, 3 ở thành phố Cần Thơ.
+ Thực trạng tầm quan trọng, biện pháp, điều kiện ảnh hưởng, phương pháp phối hợp của GV trong chương trình GDTC tích hợp GDKNS ở các trường
* Về Giáo dục thể chất:
- Theo tác giả Nguyễn Minh Khoa, 2019 “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển thể chất cho học sinh THCS ở Thành phố Cà Mau” Tác giả đã sử dụng các test sau:
+ Thực trạng về cơ sở vật chất
+ Thực trạng về đội ngũ giáo viên
+ Thực trạng về chương trình giảng dạy thể dục
+ Thực trạng mục đích, sự quan tâm,những khó khăn, trở ngại của giáo viên , học sinh khi thực hiện chương trình GDTC tại các trường THCS.
- Theo tác giả Hoàng Hà “Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Giáo dục thể chất các trường thành viên Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh” tác giả đã sử dụng các test sau:
* Thực trạng các điều kiện đảm bảo
+ Thực trạng về cơ sở vật chất
+ Thực trạng về đội ngũ giáo viên
+ Thực trạng về chương trình giảng dạy
+ Thực trạng về sự quan tâm của Ban giám hiệu
* Thực trạng về thể chất của học sinh Để đánh giá thể chất học sinh tác giả đã sử dụng: Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực HSSV, ban hành kèm theo quyết định số 53/2008/QĐ- BGDĐT, ngày 18 tháng 9 năm 2008.
* Về kỹ năng chống đuối nước
Trích từ tài liệu của Chương trình phòng chống đuối nước trên sông mekong của Úc – viết tắt là AWSOM “Kỹ năng sống sót về phòng chống đuối nước” đã sử dụng các tiêu chí sau:
- Cảnh báo những nguy hiểm về đuối nước
- Giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng của trẻ nhỏ và học sinh
- Thực hiện tốt An toàn giao thông đường thủy.
- Tập bơi khi có người lớn và có đủ phương tiện cứu hộ.
Bước 2: Xác định tiêu chí đánh giá: Qua kết quả tổng hợp các tài liệu liên quan, căn cứ vào mục đích nghiên cứu, đặc điểm khách thể nghiên cứu và điều kiện thực tiễn Thành phố Bạc Liêu, đề án đã lựa chọn các tiêu chí đánh giá thực trạng chương trình GDTC và GDKNS cho học sinh Trung học cơ sở tại Thành phố Bạc Liêu bao gồm các tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Thành phố Bạc Liêu;
Tiêu chí 2: Sự quan tâm của nhà trường đối với chương trình GDTC tích hợp GDKNS;
Tiêu chí 3: Trình độ ngũ giáo viên GDTC;
Tiêu chí 4: Sự phát triển hình thái, thể lực của học sinh;
Tiêu chí 5: Chương trình giảng dạy GDTC tích hợp GDKNS;
Tiêu chí 6: Kiến thức về kỹ năng sống và kỹ năng chống đuối nước của học sinh;
Tiêu chí 7: Công tác tuyền truyền, vận động;
Tiêu chí 8: Cơ sở vật chất giảng dạy các môn GDTC;
Tiêu chí.9: Sự quan tâm của cha, mẹ học sinh với chương trình GDTC và phòng chống đuối nước;
Tiêu chí 10: Thái độ học tập môn GDTC của học sinh;
Tiêu chí 11: Mối liên hệ giữa nhà trường và cha, mẹ học sinh.
Bước 3: Phỏng vấn chuyên gia chuyên ngành GDTC và GDKNS của các nhà chuyên môn trong và ngoài Tỉnh Bạc liêu
Từ kết quả tổng hợp trên, luận án tiến hành xây dựng phiếu phỏng vấn(phục lục 1) phỏng vấn các chuyên gia, cán bộ chuyên ngành GDTC tích hợpGDKNS trong và ngoài tỉnh thu được kết quả được trình bày tại bảng 3.1.
Bảng 3.1 Kết quả phỏng vấn các tiêu chí đánh giá thực trạng chương trình GDTC tích hợp GDKNS cho học sinh Trung học cơ sở tại TP Bạc Liêu
TT Tiêu chí Ý kiến (n) Đồng ý Tỉ lệ
1 Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Thành phố Bạc Liêu
2 Sự quan tâm của nhà trường đối với chương trình GDTC tích hợp GDKNS 15 100 0 0
3 Trình độ ngũ GV GDTC 9 60 6 40
4 Sự phát triển hình thái, thể lực của học sinh 15 100 0 0
5 Chương trình giảng dạy GDTC tích hợp
6 Kiến thức về kỹ năng sống của học sinh 13 87 2 13
7 Công tác tuyền truyền, vận động 12 80 3 20
8 Cơ sở vật chất giảng dạy các môn GDTC 7 47 8 53 9
Sự quan tâm của cha, mẹ học sinh với chương trình GDTC và phòng chống đuối nước
10 Thái độ học tập môn GDTC của học sinh 9 60 6 40
11 Mối liên hệ giữa nhà trường và cha, mẹ học sinh 6 40 9 60
Từ kết quả ở bảng 3.1 luận án lựa chọn những tiêu chí được các nhà chuyên môn lựa chọn đồng ý trên 75% Kết quả thu được 05 tiêu chí bao gồm các tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Sự quan tâm của nhà trường đối với chương trình GDTC tích hợp GDKNS;
Tiêu chí 2: Sự phát triển hình thái, thể lực của học sinh;
Tiêu chí 3: Chương trình giảng dạy GDTC tích hợp GDKNS;
Tiêu chí 4: Kiến thức về kỹ năng sống và kỹ năng chống đuối nước của học sinh;
Tiêu chí 5: Công tác tuyền truyền, vận động;
Từ kết quả phỏng vấn trên luận án tiến hành xác định các tiêu chí định tính để đánh giá thực trạng chương trình GDTC tích hợp GDKNS cho HS THCS ở
TP Bạc Liêu bao gồm 05 tiêu chí, luận án tiến hành xây dựng các nội dung đánh giá cụ thể cho từng tiêu chí như sau:
* Tiêu chí 1: Để đánh giá Sự quan tâm của nhà trường đối với chương trình GDTC tích hợp GDKNS
Luận án xây dựng các nội dung đánh giá cụ thể như sau:
- Thực trạng cơ chế chính sách của lãnh đạo nhà trường đối với chương trình GDTC tích hợp GD KNS
- Thực trạng sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đối với chương trình GDTC tích hợp GDKNS
- Thực trạng công tác nâng cao trình độ giáo viên giảng dạy môn GDTC
- Thực trạng công tác tổ chức các hoạt động GDTC tích hợp GDKNS cho học sinh
* Tiêu chí 2: Để đánh giá Sự phát triển hình thái, thể lực của học sinh
Luận án xây dựng các nội dung đánh giá cụ thể như sau:
Xây dựng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu
khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu.
Công tác giáo dục thể chất tích hợp GDKNS tại Thành phố Bạc Liệu là một mảng công tác rất rộng lớn và liên quan đến rất nhiều yếu tố khác nhau tại Thành phố Bạc Liêu Do đó để giải quyết mục tiêu trên luận án đã tập trung nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy nhằm nâng cao năng lực thể chất và kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh phù hợp với điều kiện của các trường THCS tại Thành phố Bạc Liêu.
3.2.1 Căn cứ xây dựng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh THCS thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
3.2.1.1 Cơ sở lý luận để xây dựng chương trình
Cơ sở pháp lý để đề xuất giải pháp dựa trên quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và công tácGDTC nói riêng được quán triệt trong các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết đã được ban hành, quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ GD& ĐT, Phòng GD&ĐT TỉnhBạc Liêu, chiến lược phát triển của Thành phố Bạc Liêu, Cụ thể như sau:
- Đại hội Đảng (khóa X) khẳng định cần phải: “Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi Tăng cường thể lực của thanh niên”
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ban hành ngày 04/11/2013, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
- Nghị quyết số 44/NQ-CP ban hành ngày 09/06/2014 của Chính Phủ về việc ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
- Quyết định số 2198/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt phát triển TDTT đến năm 2020 Trong “Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020” dành một phần quan trọng cho GDTC và hoạt động thể thao trường học Chiến lược đã đề cập đến những tồn tại của công tác TDTT trường học:
“Công tác GDTC trong nhà trường và các hoạt động thể thao ngoại khóa của
HSSV chưa được coi trọng, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì và nâng cao sức khỏe cho học sinh, là một trong số các nguyên nhân khiến cho thể lực và tầm vóc người Việt Nam thua kém rõ rệt so với một số nước trong khu vực… Chương trình chính khóa cũng như nội dung hoạt động ngoại khóa còn nghèo nàn, chưa hợp lý, không hấp dẫn học sinh tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa”.
- Quyết định số 215/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Bạc Liệu, “ Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trìnhBơi an toàn, phòng, chống đuối nước trẻ em Tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2018 –2020;
- Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tào V/v Chương trình Giáo dục phổ thông môn Giáo dục thể chất;
- Kế hoạch số 44/KH-SVHTTTDL ngày 09/6/2020, Sở Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch Tỉnh Bạc Liêu Về “ Thực hiện chương trình Bơi an toàn, chống đuối nước trẻ em năm 2020 trên địa bàn Tỉnh Bạc Liêu.
- Công văn 48/SGDKHCN-DGTrH-TX, UBND Tỉnh Bạc Liêu Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ ngày 25/01/2019 V/v Hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.
3.2.1.2 Cơ sở thực tiễn để xây dựng chương trình
Căn cứ từ thực trạng đã được trình bày tại phần 3.1 của luận án gồm: Thực trạng mục đích, mục tiêu và yêu cầu nâng cao hình thái, thể lực, kỹ năng sống và phòng chống đuối nước của các trường THCS tại Thành phố Bạc liêu Tỉnh Bạc liêu.
Thực trạng chương trình giảng dạy GDTC tích hợp GDKNS của các trường THCS tại Thành phố Bạc liêu Tỉnh Bạc liêu.
Căn cứ thực trạng sự quan tâm của lãnh đạo các trường THCS về công tác GDTC và kỹ năng chống đuối nước tại Thành phố Bạc liêu.
Căn cứ vào thực trạng số lượng, trình độ giảng dạy GDTC tại các trường THCS tại Thành phố Bạc liêu Tỉnh Bạc liêu.
Thực trạng về kỹ năng sống và kỹ năng chống đuối nước của học sinh THCS tại Thành phố Bạc liêu Tỉnh Bạc liêu.
3.2.2 Xác định mục tiêu và kết quả đạt được của chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã trình bày tại 3.2.1, luận án tiến hành xây dựng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu.
- Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân thể và vận động cơ bản, thói quen tập luyện và kĩ năng thể dục thể thao; nếp sống lành mạnh, hoà đồng và trách nhiệm; ý thức tự giác, tích cực vận dụng những điều đã học để tham gia các hoạt động thể dục, thể thao; bồi dưỡng năng khiếu thể thao
- Xây dựng chương trình GDTC chính khoá chuyên dùng cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu theo qui định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và theo qui định của Sở Giáo dục Bạc Liêu
- Qua đó chương trình chính khoá tích được hợp chương trình Gáo dục kỹ năng sống và chương trình thể thao tự chọn môn bơi lội do luận án nghiên cứu.