MỤC LỤC
Nhằm nâng cao hiệu quả chương trình Giáo dục thể chất tích hợp Giáo dục kỹ năng sống ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
- Xác định mục tiêu và kết quả đạt được của chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
- Nghị quyết Trung ương V khóa VIII và Hội nghị Trung ương 9 Khóa XI đều rất coi trọng xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, trong đó có lối sống, kỹ năng sống. Nội dung GDKNS đã được tích hợp trong một số môn học, việc GDKNS cho HS phổ thông còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống HIV/ AIDS, giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích, .….
Phạm vi công tác TDTT rất rộng, vì đối tượng của TDTT là con người thuộc mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên trong nhà trường các cấp, vì vậy người cán bộ TDTT, giảng viên, giáo viên TDTT cần nắm vững đường lối quan điểm của Đảng, tìm mọi biện pháp để khai thác và phát huy giá trị nhân văn của TDTT, phát hiện, bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội và an ninh quốc phòng nhằm phục vụ lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân. Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao [35].
Tổ chức tập huấn xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên cứu hộ, tổ chức dạy bơi cho trẻ em và cộng đồng; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức kỹ năng phòng, chống đuối nước, tổ chức giải bơi và hội thi cứu đuối cho học sinh, thanh thiếu nhi và nhân dân trên địa bàn; Đẩy mạnh phối hợp liên ngành triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống đuối nước trẻ em; đề xuất các cấp chính quyền đầu tư xây dựng sân bãi, nhà tập TDTT, khu vui chơi, giải trí và môi trường sống an toàn cho trẻ em; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở hoạt động thể thao dưới nước; đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em nhằm rút kinh nghiệm, học tập, triển khai cách làm hiệu quả của các đơn vị điển hình để nhân rộng tới các xã, phường, trường học trong phạm vi toàn tỉnh/thành phố. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng, chống đuối nước trẻ em; tuyên truyền, vận động gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát trẻ em, đặc biệt trong mùa mưa bão và mùa nước nổi; chủ động đưa trẻ em đi học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước; phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em cho người dân và trẻ em; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục hướng dẫn triển khai thực hiện việc xây dựng "Ngôi nhà an toàn", "Trường học an toàn" và "Cộng đồng an toàn", phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nhằm loại bỏ các nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em.
Kiểm tra, rà soát phát hiện kịp thời các khu vực thường xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để có biện pháp chủ động phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho trẻ em như làm rào chắn, biển cảnh báo hố nước, hồ ao, sông ngòi, các khu vực nước sâu, nguy hiểm… Vận động sự tham gia của cộng đồng và gia đình để hỗ trợ, trang bị cơ sở vật chất để dạy bơi cho trẻ em, tạo điều kiện cho các em học bơi và các kỹ năng an toàn trong môi trường nước;. + “Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế..”.
Thứ tư, khi người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp, sử dụng các hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống, ngoài giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học tập còn lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó. Chẳng hạn, ngày nay cần thiết phải trang bị nhiều kĩ năng sống cho HS (về an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn lao động, sử dụng năng lượng tiết kiệm, định hướng nghề nghiệp,..) trong khi những tri thức này không thể tạo thành môn học mới để đưa vào nhà trường vì lí do phải đảm bảo tải học tập phù hợp với sự phát triển của HS.
Tổ chức dạy học trên lớp theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung GDKNS trong chương trình dạy học, giáo dục HS thông qua dạy học trên lớp với các môn học có ưu thế không chỉ thực hiện được các mục tiêu vốn có của bài học gắn với môn học mà còn giúp HS hiểu, trải nghiệm được các kỹ năng giao tiếp gắn với bài học, trên cơ sở đó hình thành được các KNS của mình. Hoạt động này gắn bó chặt chẽ với các hình thức giáo dục qua dạy học giúp HS không những củng cố, mở rộng những tri thức mà còn hình thành được thái độ tình cảm, rèn luyện được hành vi, kỹ năng thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như thi tìm hiểu, thuyết trình theo chủ đề, xử lý tình huống, các hoạt động tham quan dã ngoại, xâm nhập thực tế sẽ giúp cho HS tiếp cận với thực tế, đi sâu vào một chủ đề và làm quen với các tình huống thực tiễn trong đời sống.
Vụ Thể dục thể thao quần chúng - Ủy ban Thể dục thể thao (2005) Tài liệu Lý thuyết và thực hành việc phổ cập kỹ năng bơi lội, cứu đuối cho trẻ em, đã phân tích ý nghĩa, tác dụng của môi trường nưc và kỹ năng bơi lội đối với sự phát triển nhân cách và thể chất của trẻ em; cung cấp những tri thức cơ bản về hoạt động bơi lội và kỹ năng bơi lội, thực hành kỹ thuật bơi cho trẻ em; hướng dẫn hoạt động bơi lội cho trẻ em ở cơ sở [69]. Nguyễn Văn Thời (2011), Nghiên cứu tổ chức dạy học tự chọn môn thể dục theo chủ đề cơ bản trong các trường trung học cơ sở, đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức dạy học tự chọn theo chủ đề cơ bản dành cho học sinh trung học cơ sở ở môn thể dục, thông qua: cấu trúc 5 nội dung tự chọn cho mỗi khối lớp, từ lớp 6 đến lớp 9 (riêng lớp 6 thử nghiệm rèn kỹ năng phòng chống đuối nước); tuỳ điều kiện từng trường chọn 2/5 nội dung: Đội hình đội ngũ; Bài thể dục cơ bản; Đá cầu…, riêng kỹ năng phòng chống đuối nước chỉ thí điểm nơi có điều kiện [50];.
Cách thức kiểm tra: Đối tượng đo đứng thẳng ở tư thế đứng nghiêm,duỗi hết các khớp ở chân và thân trên, mắt nhìn thẳng, đầu ở tư thế sao choốngtai ngoài và đuôi mắt nằm trên đường thẳng song song với mặt đất, đảm bảođiểm chẩm, hai vai, hai mông và hai gót chân chạm vào thước đo đặt trên tường.Hạ thanh ngang của thước chạm đỉnh đầu đối tượng đo và đọc kết quả. Cách tiến hành: HS kiểm tra đứng 2 chân mở rộng tự nhiên sao cho vững vàng, ngón chân đặt sát mép vạch giới hạn, 2 tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm, gấp khớp khuỷu, gập thân, hơi lao người về phía trước, đầu hơi cúi, 2 tay hạ xuống dưới, ra sau; Dùng hết sức, phối hợp toàn thân, bấm mạnh đầu ngón chân xuống đất bật nhảy ra xa (đầu ngón chân chạm mép ngoài của vạch giới hạn), đồng thời 2 tay cũng vung mạnh ra trước, khi bật nhảy và khi tiếp đất 2 chân tiến hành đồng thời cùng lúc.
- Tiến hành điều tra phỏng vấn, tọa đàm; kiểm tra số liệu thể chất học sinh. - Chuẩn bị bảo vệ ở Hội đồng khoa học của khoa, Hội đồng khoa học cấp cơ sở và Hội đồng khoa học cấp trường.
- Đánh giá sự quan tâm của nhà trường đối với chương trình GDTC tích hợp GDKNS: Để đánh giá Sự quan tâm của nhà trường đối với chương trình GDTC tích hợp GDKNS luận án tiến hành phỏng vấn 21 giáo viên giảng dạy GDTC tích hợp GDKNS tại 08 trường kết quả được trình bày tại bảng 3.7 đến 3.11. - Thực trạng mức độ quan tâm của lãnh đạo nhà trường đối với chương trình GDTC tích hợp GD KNS cho học sinh Mean = 3.76 và mode = 4 trong đó có 8 Giáo viên đánh giá bình thường 10 Giáo viên đánh giá Quan tâm và 03 Giáo viên đánh giá rất quan tâm.
- Nghị quyết số 44/NQ-CP ban hành ngày 09/06/2014 của Chính Phủ về việc ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. “Công tác GDTC trong nhà trường và các hoạt động thể thao ngoại khóa của HSSV chưa được coi trọng, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì và nâng cao sức khỏe cho học sinh, là một trong số các nguyên nhân khiến cho thể lực và tầm vóc người Việt Nam thua kộm rừ rệt so với một số nước trong khu vực… Chương trình chính khóa cũng như nội dung hoạt động ngoại khóa còn nghèo nàn, chưa hợp lý, không hấp dẫn học sinh tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa”.
- Căn cứ vào công văn số 1056/SGDĐT-GDTrH, của Sở GD&ĐT Tỉnh Bạc Liêu về việc hướng dẫn xây dựng PPCT và thiết kế giáo án theo yêu cầu dạy học phân hóa cấp trung học.
Sau khi đã xây dựng chương trình, đặc biệt là chương trình chính khoá kết hợp với giáo dục kỹ năng sống và môn thể thao tự chọn bơi lội cho học sinh THCS Thành phố Bạc Liêu, Luận án tiến hành khảo sát tính khả thi và hiệu quả của chương trình đã xây dựng bằng cách gửi phiếu phỏng vấn cho 08 cán bộ quản lý (mỗi trường 01 người phụ trách GDTC) và tổ trưởng tổ GDTC của 8 trường với các nội dung đánh giá về tính pháp lý; tính khoa học; tính sư phạm, tính thực tiễn (Phụ lục 5). Kết quả khảo sát tính thực tiễn chương trình GDTC tích hợp GD KNS cho học sinh THCS Thành phố Bạc Liêu.
Luận án đã căn cứ vào thực trạng bơi của học sinh đã khảo sát được tại mục 3.1 làm cơ sở để tiến hành xây dựng chương trình bơi cho học sinh lớp 6, 7 và 8, 9 phù hợp với trình độ và thực trạng bơi của học sinh. - Chương trình GDTC tích hợp GDKNS luận án xây dựng đã được lãnh đạo và tổ trưởng tổ GDTC các trường đánh giá cao về tính khả thi và hiệu quả của chương trình.
Qua kết quả khảo sát cho thấy đa số các em biết bơi tốt hơn nhiều so với thực trạng với Nữ Mean = 2.09, Mode = 2 và Nam Mean = 2.42, Mode = 2 thông qua thực nghiệm cho thấy trường hợp không biết bơi ở học sinh tham gia chương trình thực nghiệm do luân án nghiên cứu đã không còn trường hợp nào chưa biết bơi. - Kiến thức về kỹ năng sống và kỹ năng chống đuối nước của học sinh sau thực nghiệm: Về kiến thức kỹ năng sống và kỹ năng chống đuối nước của học sinh sau thực nghiệm đã được Giáo viên giảng dạy đánh giá rất cao so với thực trạng và sự hiểu biết về KNS và KN chống đuối nước của học sinh cũng hiểu biết rất nhiều sau thực nghiệm cụ thể như sau: Kiến thức KNS của học sinh THCS tại Thành phố Bạc Liêu sau thực nghiệm do học sinh tự đánh giá Mean = 3.76 và Mode = 4, tầng số đánh giá của học sinh cho thấy mức chưa biết gì 9 trường hợp; có biết nhưng chua hiểu 85 trường hợp; biết chút ít 936 trường hợp;.