Trên cơ sở đó tôi chọn đề tài: “Tổng hợp, nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và hoạt tính quang xúc tác của vật liệu nano SrTiO3 biến tính bằng CuO”... Có nhiều nguyên nhân làm tăng dòng oxi
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ NHUNG
TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC VÀ HOẠT TÍNH QUANG XÚC TÁC CỦA VẬT LIỆU NANO
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
THÁI NGUYÊN - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ NHUNG
TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC VÀ HOẠT TÍNH QUANG XÚC TÁC CỦA VẬT LIỆU NANO
Ngành: Hóa vô cơ Mã số: 8.44.01.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI ĐỨC NGUYÊN
THÁI NGUYÊN – 2022
Trang 3LỜI CAM ÐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Đức Nguyên Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất kỳ công trình nào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2022
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
PGS.TS BÙI ĐỨC NGUYÊN
Tác giả luận văn
Lê Thị Nhung
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Luận văn đã được hoàn thành tại khoa Hóa học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Bùi Đức Nguyên người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong ban giám hiệu, phòng đào tạo, khoa Hóa học- trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực nghiệm và hoàn thành luận văn
Với khối lượng công việc lớn, thời gian nghiên cứu có hạn, khả năng nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ thầy giáo, cô giáo và bạn đọc
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2022
Tác giả
Lê Thị Nhung
Trang 5
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa iii
Lời cảm ơn iii
1.2 Vật liệu bán dẫn nano có tính chất quang xúc tác 10
1.2.1 Giới thiệu về xúc tác quang bán dẫn 10
1.2.2 Cơ chế xúc tác quang trên chất bán dẫn 11
1.3 Ứng dụng của vật liệu nano 14
1.3.1 Trong ngành công nghiệp 14
1.3.2 Trong y học 14
1.3.3 Trong lĩnh vực năng lượng và môi trường 15
1.4 Tình hình nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng SrTiO3 18
1.5 Giới thiệu về 2,4-dichlorophenol 20
1.6 Các kỹ thuật đo khảo sát tính chất của vật liệu 21
1.6.1 Phương pháp nhiễu xạ tia X 21
1.6.2 Phương pháp phổ tán xạ năng lượng tia X 22
1.6.3 Phương pháp hiển vi điện tử truyền qua (TEM) 23
1.6.4 Phổ phản xạ khuếch tán UV-ViS (DRS) 23
Chương 2 THỰC NGHIỆM 25
2.1 Hóa chất và thiết bị 25
2.1.1 Hóa chất 25
Trang 62.1.2 Dụng cụ và thiết bị 25
2.2 Chế tạo vật liệu 25
2.2.1 Điều chế SrTiO3 (STO) 25
2.2.2 Điều chế vật liệu x% CuO/SrTiO3 (x% CS) 26
2.3 Các kỹ thuật đo khảo sát tính chất của vật liệu 26
2.4.1 Thí nghiệm khảo sát thời gian đạt cân bằng hấp phụ của các vật liệu 27
2.4.2 Thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng (%) CuO trong các vật liệu đến hoạt tính quang xúc tác của SrTiO3 27
2.4.3 Thí nghiệm khảo sát hoạt tính quang xúc tác của các vật liệu theo thời gian 28
2.4.4 Hiệu suất quang xúc tác 28
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
3.1 Kết quả nghiên cứu vật liệu bằng phương pháp nhiễu xạ Rơnghen 29
3.2 Kết quả nghiên cứu mẫu bằng phương pháp phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX) 30
3.3 Kết quả nghiên cứu mẫu bằng phương pháp phản xạ khuếch tán tử ngoại-khả kiến (DRS) 32
3.4 Kết quả nghiên cứu mẫu bằng phương pháp hiển vi điện tử truyền qua 34
3.5 Kết quả nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác phân hủy 2,4-diclo phenol của các vật liệu 36
KẾT LUẬN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tổng hợp tình hình nghiên cứu vật liệu SrTiO3 trên thế giới 19 Bảng 2.1 Thể tích Cu(NO3)2 0,05M trong vật liệu x% CS 26 Bảng 3.1 Giá trị năng lượng vùng cấm (Eg) của các vật liệu 33 Bảng 3.2 Hiệu suất quang xúc tác (H%) phân hủy 2,4-DCP của các vật liệu 5% CS theo thời gian……….39
Trang 9
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Phân loại vật liệu theo số chiều 2
Hình 1.2 Cấu trúc lý tưởng (lập phương) của perovskit 5
Hình 1.3 Quá trình diễn ra trong hạt bán dẫn khi được chiếu xạ với bước sóng thích hợp 11
Hình 1.4 Giản đồ thế oxi hóa khử của cặp chất trên bề mặt TiO2 12
Hình 1.5 Giản đồ năng lượng của pha anatase và pha rutile 13
Hình 1.6 Sự hình thành gốc HO● và O2- 13
Hình 1.7 Cơ chế quang xúc tác TiO2 tách nước cho sản xuất hiđro 17
Hình 1.8 Công thức cấu tạo và mô hình của 2,4-diclophenol 20
Hình 1.9 Mô tả hiện tượng nhiễu xạ tia X trên các mặt phẳng tinh thể chất rắn 21
Hình 1.10 Sơ đồ mô tả hoạt động nhiễu xạ kế bột 22
Hình 3.1 Giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu STO (a); 0,5% CS (b); 1% CS (c); 2% CS (d); 3% CS (e); 5% CS (g) 29
Hình 3.2 Phổ EDX của mẫu STO (a), 0,5% CS (b), 3% CS (c), 5% CS (d) 31
Hình 3.3 Phổ DRS của các mẫu STO và x% CS (x = 0 ÷ 5) ……… …… 32
Hình 3.4 Sự phụ thuộc của giá trị (αhν)2 vào năng lượng photon ánh sáng hấp thụ hν của các mẫu x%CS (x = 0 ÷ 5) ……… …….33
Hình 3.5 Ảnh TEM của vật liệu nano STO 34
Hình 3.6 Ảnh TEM của vật liệu nano 1% CS 35
Hình 3.7 Ảnh TEM của vật liệu nano 3% CS 35
Hình 3.8 Ảnh TEM của vật liệu nano 5% CS 36
Hình 3.9 Phổ hấp phụ phân tử của 2,4-DCP ban đầu và sau bị hấp phụ bởi vật liệu 2% CS ở những khoảng thời gian khác nhau 37
Hình 3.10 Sự thay đổi phổ hấp thụ phân tử của dung dịch 2,4-DCP xử lý bằng các vật liệu STO và x% CS 37
Hình 3.11 Sự thay đổi phổ hấp thụ phân tử của dung dịch 2,4 - DCP xử lý bằng 5% CS theo thời gian 38
Hình 3.12 Biểu đồ biểu diễn hiệu suất quang xúc tác (H%) phân hủy 2,4-DCP của các vật liệu 5% CS theo thời gian 39
Trang 10MỞ ĐẦU
Gần đây các hợp chất có cấu trúc perovskite, đặc biệt là hợp chất ABO3 (A = Sr, Ba, Pb, Ca và B = Ti, Zr) đã được quan tâm nghiên cứu rộng rãi do các ứng dụng to lớn của chúng trong kỹ thuật và đời sống Trong họ vật liệu ABO3, vật liệu điện môi strontium titanate SrTiO3 được nghiên cứu nhiều hơn về ứng dụng cho mục đích quang xúc tác Mặc dù chất xúc tác quang SrTiO3 có hoạt tính quang xúc tác khá mạnh trong vùng ánh sáng tử ngoại, nhưng hiệu suất quang xúc tác của vật liệu SrTiO3 lại rất thấp trong vùng ánh sáng khả kiến Điều này gây hạn chế cho việc ứng dụng rộng rãi vật liệu SrTiO3 với hiệu suất cao Do đó, biến tính SrTiO3 để cải thiện hoạt tính quang của nó cho các ứng dụng khác nhau đã trở thành một chủ đề được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
CuO đã được chứng minh có khả năng làm tăng hiệu suất quang xúc tác của TiO2 trong vùng ánh sáng khả kiến SrTiO3 có năng lượng vùng cấm tương tự như TiO2 (khoảng 3,2 eV) Do đó, CuO được dự đoán khi kết hợp với SrTiO3 làm tăng hoạt tính quang xúc tác SrTiO3 vùng ánh sáng khả kiến Tuy nhiên, các nghiên cứu về hệ quang xúc tác CuO/ SrTiO3 chưa được nghiên cứu nhiều
Trên cơ sở đó tôi chọn đề tài: “Tổng hợp, nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và hoạt tính quang xúc tác của vật liệu nano SrTiO3 biến tính bằng CuO”
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Vật liệu nano
1.1.1 Công nghệ nano và vật liệu nano
Công nghệ nano [2,3] là tập hợp những quá trình chế tạo ra vật liệu, các chi tiết thiết bị máy móc, kĩ thuật mà phần lớn vai trò của chúng được qui định bởi đặc điểm cấu trúc, có nghĩa là đơn vị cấu trúc của chúng có kích thước rất nhỏ từ 1 đến 100 nm Công nghệ ra đời trên cơ sở khoa học của một số ngành (lĩnh vực hoá học, vật lý, cơ học, ngành vật liệu, y sinh học và một số lĩnh vực khác của khoa học) Công nghệ nano giống như một dòng nước chảy len lỏi vào nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ, như vậy, nó ngày càng nó đi vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta
Vật liệu nano [2,3] bao gồm những vật liệu trong đó ít nhất có một chiều có kích thước hình dạng nano mét Xét về trạng thái vật liệu, cũng giống như trạng thái của vật chất trên trái đất, nó cũng chia ba trạng thái: rắn, lỏng và khí Tuy nhiên, hiện nay, người ta nghiên cứu phần lớn là vật liệu nano ở dạng rắn, tiếp theo là trạng thái lỏng và cuối cùng là trạng thái khí Thông thường vật liệu nano được phân chia ra làm nhiều loại, nó phụ thuộc vào đặc điểm hình dạng, kích thước trong khoảng nào và hơn nữa là về đặc điểm cấu trúc của vật liệu
Hình 1.1 Phân loại vật liệu theo số chiều
Trang 12Vật liệu nano được phân chia thành 4 loại về mặt cấu trúc: vật liệu nano có không chiều (0D), có một chiều (1D), có hai chiều (2D) và có ba chiều (3D) (hình 1.1)
- Vật liệu nano có không chiều là những vật liệu mà cả ba chiều đều có kích
thước gần như xác định, còn chiều tự do cho điện tử thì không còn Ví dụ : các đám
nano, hạt nano v.v
- Vật liệu nano có một chiều là những vật liệu mà trong đó hai chiều có kích thước nano xác định, điện tử có thể được tự do trong một chiều (như vậy hai chiều bị cố định) Ví dụ: các dây nano và ống nano v.v
- Vật liệu nano có hai chiều là vật liệu mà trong đó vật liệu có một chiều mang
kích thước nano, điện tử được tự do ở hai chiều Ví dụ: các màng mỏng,
- Vật liệu nano có ba chiều là những vật liệu hình dạng khối được tạo nên từ các vi hạt tinh thể Bên cạnh đó, còn có vật liệu cấu trúc nano hay nanocomposite là những vật liệu mà trong cấu trúc của nó chỉ mang một phần vật liệu có kích thước nm, hay cấu trúc của nó có hai chiều, một chiều, không chiều sắp xếp đan xen cho nhau
Mặt khác, có thể phận biệt và nhận dạng vật liệu nano, dựa vào những ứng dụng khác nhau của chúng:
- Vật liệu nano từ tính Ví dụ vật liệu từ tính sắt từ Fe3O4
- Vật liệu nano kim loại: là những hạt kim loại có kích thước nano như hạt vàng (gold)
- Vật liệu nano bán dẫn - Vật liệu nano sinh học
1.1.2 Perovskit
1.1.2.1 Giới thiệu về perovskit
Perovskit là tên gọi của các khoáng vật của các oxit có sự trộn lẫn dạng
perovskit (gọi tên chung là perovskit) với dạng tổng quát là ABO3 (mà trong đó, B là ion dương - cation có kích thước nhỏ hơn A) Tất cả Perovskit đều có cấu trúc giống với CaTiO3 nên người ta lấy tên này đặt tên cho các khoáng vật thuộc nhóm này Nhà Hóa học có vai trò lớn nhất trong công cuộc nghiên cứu về perovskit là Parravano (đó là vào đầu những năm 50 của thế kỉ 20) [6] Với công thức chung là ABO3, A là cation mang kích thước to hơn B, thường là ion của nguyên tố đất hiếm, kiềm thổ, kim loại kiềm, hay các ion có kích thước khá lớn hơn như Ca2+, Ba2+; còn Y là ion của kim loại nhóm phụ B chứa phân lớp chưa bão hòa 3d, 4d, 5d (như Ti, Cr, Mn, Co, Cu, Zn, Ag, Fe,…) [4,8]
Trang 13Thực tế đã chứng minh, khoảng hơn 70 nguyên tố hóa học (trừ các nguyên tố phóng xạ) là kim loại có trong tự nhiên mà con người đã tìm thấy, chúng có cấu trúc perovskit đều bền chặt và khó phá vỡ Một điều khá mới, đó là các perovskit cũng được tổng hợp bằng ion dương khác là A’ và B’ tạo ra perovskit có công thức là (AxA’1x)(ByB’1 -y)O3 Oxi có thể thẩm thấu qua hệ perovskit, vì trong hệ có các hạt mang điện là ion và các electron Trong khi đó, các vật liệu khác (không phải perovskit) thì cần phải có các điện cực hoặc dòng chuyển dời của các hạt mang điện tích tác động vào Khi nghiên cứu về đặc tính của perovskit, điều quan trọng hơn cả đó là vị trí khuyết tật (các lỗ trống) của cation A, mà hầu như chưa gặp lỗ trống nào của cation B Ngoài ra còn lỗ trống của các anion oxi trong hệ Khi nung tới nhiệt độ khoảng 5000C, Các lỗ trống này tự hình thành Khi tăng nhiệt độ lên, các lỗ trống anion này được tạo ra liên tục, do quá trình hình thành và trao đổi lỗ trống Vì thế, việc oxi thấm qua bề dày của hệ là điều chắc chắn xảy ra Có nhiều nguyên nhân làm tăng dòng oxi thấm qua hệ, trong đó phải kể đến là do sự thay thế của một cation hóa trị lớn vào hệ và kết quả là xuất hiện hai loại bù đắp điện tích, tức là điện tử và ion trên áp suất riêng phần của toàn bộ mạng lưới các perovskit có liên quan mật thiết đến hoạt tính xúc tác oxi hóa Vì vậy, ứng dụng perovskit để làm chất xúc cho phản ứng hóa học đang được nghiên cứu sâu hơn
Ngoài ra những tính chất khác của perovskit cũng rất được chú trọng đó là tính điện từ áp điện, bán dẫn điện nhiệt, từ tính và quang điện
1.1.2.2 Cấu trúc lí tưởng của perovskit
Dạng hình hộp lập phương là dạng cấu trúc hoàn hảo lí tưởng của perovskit A là cation mang kích thước to hơn B, thường là ion của nguyên tố đất hiếm, kiềm thổ, kim loại kiềm, hay các ion có kích thước khá lớn hơn như Ca2+, Ba2+; còn Y là ion của kim loại nhóm B chứa phân lớp chưa bão hòa 3d, 4d, 5d (như Ti, Cr, Mn, Co, Cu, Zn, Ag, Fe,…).Trong hệ mạng lưới cấu trúc tinh thể, A liên kết với oxi bằng 12 liên kết,còn B lại liên kết với oxi số liên kết ít hơn, chỉ có 6 [4,8] Mạng lưới cấu trúc của perovskit thuộc hệ hình hộp lập phương CaTiO3, trong đó cation Ti nằm ở trong tâm của hình lập phương, 6 ion oxi nằm trên các mặt, 8 ion Calcium nằm trên 8 các đỉnh, mỗi cấu trúc cơ sở (tế bào) chứa một phân tử CaTiO3 A là cation lớn, B là cation bé Anion hay gặp với tỉ lệ lớn nhất là oxygen, sau đó là đến ion florua và Cl-, I-, S2-, hay H- Trong mạng lưới tinh thể perovskit, vị trí khuyết tật đó là các lỗ trống của cation A, còn cation B thì tỉ lệ xuất hiện lỗ trống gần như bằng không
Trang 14Các vị trí khuyết tật lỗ trống của anion thường rất ít gặp và khi có thì nồng độ lỗ trống lại rất bé ví dụ chất có công thức SrTiO2.5 có tên là titanatstoti có hình dạng giống với cấu trúc SrTiO3 Trong dạng cấu trúc lí tưởng, các nguyên tử được xếp sít vào nhau Độ dài B - X là a/2, độ dài A - X là (a là cạnh của hình hộp lập phương) Qua đó, ta có thể xây dựng được bán kính ion rA + r X = (rB + rX) Khi nghiên cứu chi tiết về perovskit, người ta thấy cấu trúc lập phương lý tưởng hoặc chỉ khuyết tật rất ít thì nó vẫn còn tồn tại dạng hợp chất ABX3 Để xác định được sự thay đổi cấu trúc này lý tưởng nhà bác học Goldschmidt, ông đã đưa ra yếu tố tương thích t: t = rA + rX /
(rB + rX) Biểu thức này không những được áp dụng cho perovskit mà còn có thể sử dụng cho việc xác định bán kính của ion thu được bằng thực nghiệm ở điều kiện thường Trong công thức lí tưởng thì giá trị t =1 Còn khi Perovskit bị lệch ra khỏi cấu trúc lí tưởng thì t mang giá trị thấp (0.75< t < 1) Tức là khi đó cấu trúc hình lập phương của perovskit biến thành cấu trúc tứ diện, hay mặt thoi hay cấu trúc của các hình với các thông số bất đối xứng Cũng nhiều trường hợp, oxit kiểu perovskit có nhiều hình dạng khác nhau Đây cũng không phải yếu tố để quyết định tới độ bền của perovskit Mà quyết định bởi số phối trí của ion A và B là 12 hoặc (8+4) hoặc (6 + 6)
Chính vì điều trên, ta có giới hạn thấp của các bán kính cation Với hệ oxit có giới hạn là rA > 0,90 Å; rB > 0,51Å Cấu trúc perovskit đạt lí tưởng t = 1 thì kiểu cấu trúc này vẫn tồn tại ở dạng thấp hơn (0,75 < t < 1) Cấu trúc hình lập phương lí tưởng xuất hiện khi chỉ cần một giá trị t’rất gần với 1 trong nhiệt độ cao
Hình 1.2 Cấu trúc lý tưởng (lập phương) của perovskit
2 / 2
2
Trang 15Hầu hết với các trường hợp, thì việc xuất hiện những điểm khuyết tật sẽ làm cho cấu trúc tinh thể bị mất một phần đối xứng, và dẫn tới tinh thể có cấu trúc đối xứng thấp dần, đó là rhombohedral (mặt thoi), orthorhomic (trực thoi), monoclinic (đơn tà hay một nghiêng), tetragonal (tứ giác), và triclicnic (tam nghiêng hay tà nghiêng) Chính sự méo mó đó cũng xảy ra ở nhiệt độ phòng nhưng nó có thể chuyển sang cấu trúc lí tưởng hình lập phương ở nhiệt độ cao Để chuyển được sang dạng cấu trúc lí tưởng (hình lập phương) thì nó có thể phải chuyển qua nhiều lần méo mó trung gian [4,8]
1.1.2.3 Tính chất của perovskit
Về tính chất vật lí của perovskit: Trước đây các perovskit được chú trọng nghiên cứu bởi các tính chất như: tính chất từ, tính chất điện và tính quang học Còn tính chất hoạt tính xúc tác của perovskit được tìm hiểu vào những năm 50 của thập kỉ 20 (cụ thể năm 1952) bởi nhà bác học Parravano Khả năng xúc tác của perovskit được quy định bởi các yếu tố như tính hấp thụ các chất tham gia phản ứng, các chất có hại cho môi trường như metyl da cam…, khả năng oxi hóa - khử của các ion trong xúc tác, tính chất axit - bazo, độ bền cơ, bền nhiệt, vào bề mặt riêng của xúc tác
Khả năng hấp phụ của perovskit: Khả năng hấp phụ của ion perovskit ABO3+
(B là kim loại chuyển tiếp nhóm B) ở 25oC thuộc vào cấu trúc điện tử của B3+ và đạt giá trị cao nhất với Fe3+ Các kết quả nghiên cứu cho thấy khí oxygen và khí cacbonmonooxit được hấp thụ trên các tấm bề mặt khác nhau, trong đó khí CO có liên kết đồng thời cả oxi bề mặt lẫn ion kim loại của perovskit
Khả năng oxi - hóa khử của perovskit: đây là một tính chất quyết định tới hoạt tính xúc tác của perovskit Mà điều quan trọng nhất ở đây là kim loại chuyển tiếp B, nó đóng ion đóng vai trò quyết định sự hoạt động vận hành của xúc tác trong các quá trình oxi hóa - khử
1.1.2.4 Các phương pháp hóa học để điều chế perovskit
Có nhiều cách để điều chế tổng hợp hệ perovkit Có thể kể đến, đó là perovskit được tổng hợp trước hết từ pha rắn, sau đó là pha khí, tiếp là từ dung dịch và cuối cùng là có thể tổng hợp trên chất mang [9]
Đầu tiên là phương pháp tổng hợp phản ứng qua pha rắn Đây là phương pháp lâu đời nhất Với phương pháp này người ta nghiền trộn rất kỹ các oxit kim loại hoặc
Trang 16các muối nitrat, CO32-, OH- của kim loại theo tỷ lệ thích hợp sau đó đem nung ở nhiệt độ cao (khoảng 5000C) Vì phương pháp cần nhiệt độ cao nên sản phẩm thu được có nhiều nhược điểm như kích thước hạt lớn, độ đồng đều kém
Thứ hai là phương pháp dùng các phản ứng pha rắn - rắn được dùng điều chế các perovskit mà ứng dụng quan trọng của nó không phụ thuộc vào diện tích bề mặt Phương pháp này có ứng dụng chủ yếu dùng điều chế ceramic đó chính là phương pháp gốm Với phương này, có thể điều chế khá đoen giản, không cần phải sử dụng máy máy nhiều hay phải khoa học công nghệ hiện đại Cách làm của phương pháp này là người ta trộn lẫn một cách cơ học các oxit thông thường với một số chất cần thiết và các chất phụ gia, sau đó nung hỗn hợp ở nhiệt độ lớn lên đến 10000C để các pha rắn có thể phản ứng hoàn toàn được với nhau Chính điều này đã làm cho các perovskit có một nhược điểm rất lớn là diện tích bị mặt bị giảm đi đáng kể Kiểm tra phần lớn các sản phẩm thu được, người ta thấy chúng có diện tích bề mặt là khá nhỏ, chỉ đạt khoảng dưới 1m2/g Do nhược điểm như vậy mà perovskit sử dụng với diện tích bề mặt quá thấp thì nhìn chung sản phẩm tạo thành cũng không đảm bảo được việc sử dụng
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện nay, người ta đã khắc phục được phần nào cái nhược điểm đó, làm sản phẩm trở nên tốt hơn đó là: lựa chọn một cách phù hợp nhất tỉ lệ sử dụng hợp giữa cation kim loại, lượng bột rắn trước khi sử dụng đã được phản ứng một cách sơ bộ, chọn những vật liệu ban đầu có tiêu chí cao đó là tính oxi hóa Những năm gần đây, perovskit còn được điều chế một cách cơ học, đó chính là trộn hỗn hợp các oxit ở pha rắn, sau đó dùng máy nghiền trong điều kiện có nồng độ O2 cao cùng với việc trộn với một số chất phụ gia cần thiết khác Với phương pháp này perovskit thu được đã khắc phục nhược điểm của phương pháp nung hỗn hợp oxit trong nhiệt độ cao đó là có diện tích bề mặt riêng tương đối lớn
Thứ ba là phương pháp tổng hợp vật liệu từ dung dịch: với phương pháp này, các nhược điểm của phản ứng pha rắn đã được khắc phục, như là phương pháp sol – gel, phương pháp đồng kết tủa của các ion kim loại trong dung dịch bằng việc sử dụng các chất ban đầu như là: OH-, CN-, (COO-)2, CO32-…
Các phần tử của các chất ban đầu này được phân bố cạnh nhau tạo ra điều kiện tối ưu cho các phản ứng hóa học xảy ra Vì vậy không cần mất quá nhiều nhiên liệu
Trang 17cho phản ứng vì cần nhiệt độ không cao lắm Bên cạnh đó, với phương pháp tổng hợp tổng hợp từ dung dịch còn có nhiều ưu điểm rất tốt đó là người ta có thể tùy chỉnh được tỉ lệ nguyên tử, mức độ tinh khiết và điều chế được các hạt nano có kích thước mong muốn Do đó, với sản phẩm perovskit thu được có mức độ đồng đều và khả năng hoạt tính xúc tác cao
Có 2 cách để tổng hợp perovskit từ dung dịch: cách thứ nhất là các sản phẩm được kết tủa, quay li tâm và lọc để lấy chất rắn ra khỏi dung môi; cách thứ hai là loại bổ dung môi (chủ yếu là nước) bằng cách làm bay hơi, thăng hoa, đốt cháy,
Phương pháp hydroxit: hầu hết các các hidroxit đều có độ khá thấp và có độ tan
không giống nhau Có chất độ tan chỉ tới 10-50 Vì thế nên phương pháp này hay được dùng để điều chế các perovskit [8] Các ion kim loại phản ứng với tác nhân như là dung dịch amoniac, muối natri cacbonat,… để tạo ra chất kết tủa Sau đó, người ta mang những chất này đem nung với hydroxit thu được, sản phẩm cuối cùng chính là các phức hợp các oxit kim loại Quá trình điều chế này gọi là phương pháp đồng kết tủa
Phương pháp oxalat: điều chế perovskit theo cách này như sau: cho các ion
cacbonate, hydroxit hoặc oxide phù hợp với acid oxalic để tạo ra sản phẩm gồm muối oxalat, nước và khí cácbonic Sản phẩm thu được mang nhiệt phân nung trong bầu khí quyển O2 với nồng độ cao để tạo ra sản phẩm là perovskit
Phương pháp sol- gel: đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay, gồm những
quá trình sau: điều chế alkoxit kim loại, sau đó thủy phân có điều khiển rồi polime hóa; sấy và nung
Phương pháp citrat: được nhà bác học có tên là Zhang và các cộng sự nghiên
cứu và tìm ra Khi dùng phương pháp phân tích nhiệt trọng lượng (TG), cùng với nhiễu xạ tia X Rơnghen (XRD) và cuối cùng là phổ hồng ngoại (IR), thì ông đã phát hiện ra được các chất ban đầu là citrat đã phân hủy nhiều giai đoạn khác nhau, sau đó sản phẩm perovskit mới được hình thành Nung hỗn hợp lên tới nhiệt độ 600oC - 700oC thì các tinh thể bắt đầu được hình thành Như đã biết, do phương pháp này không cần nhiệt độ nung quá cao nên sản phẩm perovskit tạo thành có diện tích bề mặt riêng rất cao, lên tới 30-40 g/m2, gấp mấy chục lần so với phương pháp tổng hợp bằng pha rắn – rắn Có thể lí giải điều này là do các phức citrat trong dung dịch làm cho kim loại phân tán sát gần nhau, vì thế nhiệt độ hình thành sản phẩm perovskit thấp hơn
Trang 18Ngoài những phương pháp ở trên, người ta còn phát triển thêm một số phương pháp sol - gel khác đó là sử dụng các tiền chất khác nhau như: axitpoliacrylic, polietylenglycol, axit malic Sản phẩm thu được có nhiều ưu điểm vượt trội như có độ đồng đều và bề mặt riêng tương đối lớn Bên cạnh các ưu điểm đó thì cũng có nhược điểm sau:
- Sự liên kết giữa các trong màng yếu - Có độ thẩm thấu các chất khá cao
- Việc điều khiển độ xốp gặp rất nhiều khó khăn - Sản phẩm khi nung hay bị rạn nứt
Xử lí nhiệt cũng là một yếu tố quan trọng cho một số phương pháp như:
Phương pháp đốt cháy: là phương pháp tổng hợp một số ferrit và các vật liệu siêu
dẫn dựa vào sự hòa tan nitrat có trong kim loại ở trong cồn, sau đó chuyển ion thành nguyên tử bằng oxi qua vòi phun, sau đó đốt cháy cồn, và thu được sản phẩm rắn
Phương pháp sấy đông khô: cách làm này khá đơn giản, ban đầu hòa tan muối
vào là nước, sau đó làm lạnh tạo sự đồng nhất, sau đó sấy đông khô dung dịch ở trạng thái đóng băng tạo muối khan, rồi phân hủy để tạo muối oxit
Phương pháp sấy và phun plasma: phương pháp này chia làm 2 giai đoạn: giai
đoạn 1 là bơm hỗn hợp phản ứng, tạo các giọt nóng chảy Tiền chất sử dụng ban đầu là các chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí Với phương pháp này, sản phẩm thu được có độ tinh khiết cao, kích thước hạt rất nhỏ, đồng thời hoạt tính lại rất cao Vì thế mà được ứng dụng vào nhiều ngành nghề như gốm, điện tử và xúc tác
Phương pháp tổng hợp perovskit thông qua phản ứng ở pha khí: với phương pháp này chủ yếu để tổng hợp các màng perovskit, có thể kết hợp sử dụng thêm nhiều kỹ thuật laser, bốc bay chùm điện tử và phun xạ mantheron,
- Ưu điểm: Với kĩ thuật laser có thể tạo được nhiều vật liệu
- Nhược điểm: do hiệu suất đạt được khá thấp nên chỉ dùng ở phòng thí nghiệm còn với phương pháp plasma xoay chiều hay một chiều thì đung điều chế đươc nhiều vật liệu nhưng hạn chế là chỉ điều chế được vật liệu vô cơ, không điều chế được hữu cơ vì vật liệu hữu cơ không chịu được nhiệt độ lên đến 9000°C
Phương pháp tổng hợp vật liệu trên chất mang: Với các chất làm xúc tác cho các phản ứng hóa học thì điều quan trọng là phải có hoạt tính và độ bền cao Vì vậy bề mặt riêng lớn, khả năng hoạt tính oxi và tính chọn lọc của sản phẩm cao, cấu trúc vật liệu
Trang 19phải bền vững là những yếu tố rất quan trọng cho việc lựa chọn các chất trong lĩnh vực xúc tác Ví dụ như cobaltit và manganit được dùng làm xúc tác cho phản ứng oxi hóa CO và khử NO vì nó có hoạt tính rất cao tương đương với các kim loại quý hiếm Tuy nhiên, xúc tác này không được sử dụng nhiều vì chúng bị SO2 đầu độc, cộng thêm bề mặt riêng và độ bền cơ lại thấp như vậy vấn đề đặt ra ở đây là phải khắc phục được những nhược điểm đó bằng cách sử dụng phương pháp phân tán vật liệu perovskit trên bề mặt chất mang
1.2 Vật liệu bán dẫn nano có tính chất quang xúc tác
1.2.1 Giới thiệu về xúc tác quang bán dẫn
Xúc tác quang bán dẫn đã được sử dụng vào thập niên 20 của thế kỉ 20 Đó là quá trình tham gia của ánh sáng và chất xúc tác Vào những năm 1920, chất bán dẫn kẽm oxit được sử dụng lần đầu tiên trong phản ứng quang hóa để phân hủy hợp chất hữu cơ và vô cơ độc hại Chúng dùng làm chất nhạy sáng Tiếp theo là đến titan (IV) oxit cũng được nghiên cứu theo hướng này Mãi đến năm 1960 thì việc nghiên cứu trong lĩnh vực quang hóa chất bán dẫn mới được nghiên cứu nhiều hơn Đó là nguyên nhân ra đời của pin hóa điện quang, với việc sử dụng điện cực làm bằng TiO2 và Pt để điện phân nước Đến năm 1980, Titan (IV) oxit được dùng cho xúc tác phản ứng phân hủy hợp chất hữu cơ độc hại cho môi trường Nó đã mở đường cho những nghiên cứu
sau này liên quan tới ngành Hóa học quang xúc tác: xử lí môi trường, chất độc hại…[9]
Ngày nay nhiều chất bán dẫn được nghiên cứu vì chúng có hoạt tính quang xúc tác rất cao như: TiO2 (có năng lượng vùng cấm bằng 3,2 eV); SrTiO3 (3,4 eV), WO3
(2,8 eV); ZnS (3,6 eV); FeTiO3 (2,8 eV); ZrO2 (5 eV); V2O5 (2,8 eV); Nb2O5 (3,4 eV); SnO2 (3,5 eV); Fe2O3 (2,2 eV); CdS (2,5 eV); ….Với những hất bán dẫn kể trên thì TiO2 có nhiều ưu điểm vượt trội nên và sử dụng rộng rãi nhất do có năng lượng vùng cấm trung bình (việc thay đổi cấu trúc hay sự xếp sít các chất vào nhau là thuận lợi), không độc, có diện tích bề mặt riêng cao, giá cả lại phải chăng, tái chế tốt, hoạt tính cao, độ bền hóa bền quang và bền cơ tốt
Với chất quang xúc tác bán dẫn SrTiO3 đã được nghiên cứu một cách rộng rãi trên thế giới như: Tổng hợp SrTiO3 có pha tạp Cr để chuyển CO2 thành CH4 hay để phân hủy xanh metylen; tổng hợp SrTiO3 có pha tạp Rh/Sb để điện phân nước thành H2 và O2 Ở nước ta thì SrTiO3 còn là vật liệu khá mới chưa được nghiên cứu nhiều.
Trang 201.2.2 Cơ chế xúc tác quang trên chất bán dẫn
Các vật liệu được chia thành chất cách điện, chất dẫn điện, và chất bán dẫn Tại sao cùng chất rắn lại có sự khác biệt đó, chính là do chúng có sự khác nhau về cấu trúc vùng năng lượng Với kim loại, vùng mức năng lượng này liên tục, các electron hóa trị sẽ được chuyển thành các electron dẫn khi chỉ cần cung cấp một năng lượng rất nhỏ Còn với chất bán dẫn và chất cách điện, giữa 2 vùng vùng hóa trị (VB) và vùng dẫn (CB) cách nhau một vùng trống, tại đó không có mức năng lượng nào và nó được gọi là vùng cấm Năng lượng vùng cấm được gọi là Eg với chất chất bán dẫn, điều kiện thường chúng không có electron dẫn, nhưng khi được nhận lượng năng lượng thích hợp, các electron ở vùng hóa trị được nhảy lên vùng dẫn từ đó tạo thành một lỗ trống ở vùng hóa trị Các electron dẫn nằm trên vùng dẫn cùng với lỗ trống ở
trên vùng hóa trị chính là các hạt tải điện của chất bán dẫn
Khi xảy ra quá trình xúc tác quang, chất bán dẫn nhận năng lượng từ photon có năng lượng lớn hơn vùng dẫn thì hình thành một cặp electron - lỗ trống Thời gian tồn tại của chúng là vô cùng ngắn ngủi, chỉ khoảng nano giây Sau khi được tạo thành, cặp electron - lỗ trống trải qua một vài quá trình: tái hợp sinh nhiệt; chúng tương tác với chất cho – nhận electron trên bề mặt của vật liệu Việc tái hợp làm cho hiệu suất quang xúc tác giảm đi Nếu muốn hiệu suất tăng lên thì cần có sẵn sự hấp phụ trên bề mặt của các tiểu phân vô cơ hoặc hữu cơ Các quá trình oxi hóa và khử của chúng có tốc độ nhanh hay chậm, xác suất như thế nào thì còn phụ thuộc vào bờ vùng dẫn ở đâu, vùng hóa trị là bao nhiêu và thế oxi hóa khử là cao hay thấp của tiểu phân hấp phụ [8,19]
Hình 1.3 Quá trình diễn ra trong hạt bán dẫn khi được chiếu xạ với bước sóng thích hợp
Trang 21Trong đó:
1 Sự kích thích vùng cấm;
2 Sự tái hợp electron - lỗ trống trong khối vật liệu; 3 Sự tái hợp electron - lỗ trống trên bề mặt vật liệu; 4 Sự di chuyển electron trong khối;
5 Electron di chuyển tới bề mặt của vật liệu và tương tác với chất nhận (acceptor);
6 Lỗ trống di chuyển tới bề mặt và tương tác với chất cho
Từ khi nghiên cứu về quang xúc tác, người ta thấy rằng TiO2 là một xúc tác lý tưởng vì nó có nhiều ưu điểm nổi trội như độ bền hóa, các lỗ trống sinh ra có tính oxi hóa rất cao, đến +2,53V, Đây là giá trị cao so với thế điện cực chuẩn của điện cực hidro, ở môi trường có pH = 7 Vì vậy, lỗ trống sẽ dễ dàng phản ứng với H2O hoặc anion OH- trên bề mặt của TiO2 để tạo ra các gốc hiđroxyl tự do Thế của cặp HO●/OH- cũng khá lớn, nó chỉ nhỏ hơn thế oxi hóa của lỗ trống song vẫn lớn hơn thế oxi hóa của ozôn (O3/O2) [4]
Trang 22Thế oxi hóa khử của electron trên vùng dẫn được sinh ra bởi TiO2 có giá trị là -0,52V, đủ để có thể khử cho quá trình chuyển phân tử oxi thành anion superoxit
-cb + O2 → O2ˉ O2ˉ + H+ → HOO●
HOO● + H2O → H2O2 + HO●
Hình 1.5 Giản đồ năng lượng của pha anatase và pha rutile
Vùng dẫn của vật liệu rutile có giá trị gần bằng thế khử nước thành khí hidro (với thế chuẩn là 0,00V), còn với anatase thì giá trị này cao hơn mức một chút, tức là có một thế khử mạnh hơn Theo hình 1.5, anatase có khử được O2 thành O2-, như vậy là ở anatase các electron chuyển lên vùng dẫn có khả năng khử O2 thành O2- Quá trình được minh họa cho sự hình thành các gốc OH● và O2- như ở hình 1.6
Hình 1.6 Sự hình thành gốc HO● và O2-
Trang 23Gốc HO● có tính oxi hóa mạnh nhưng không mang tính chọn lọc, vì vậy với xúc tác TiO2 khi được chiếu sáng, nó sẽ oxi hóa được nhiều hợp chất hữu cơ
R + HO● → R’● + H2O
R’● + O2 → Sản phẩm phân hủy
Quá trình oxi hóa các chất hữu cơ này cũng có thể diễn ra do phản ứng của vật liệu TiO2 với lỗ trống quang hóa tạo thành gốc tự do rồi bị phân hủy liên tiếp tạo thành sản phẩm
R + h+υb → R’● + O2 → Sản phẩm phân hủy RCOO- + h+υb → R● +CO2
Anatase khử được O2 thành O2- nhưng rutile thì không Vì vậy anatase nhận được đồng thời O2 và nước ở dạng hơi không khí với ánh sáng tử ngoại, cuối cùng chất hữu cơ cũng sẽ được phân hủy Dưới tác dụng của ánh sáng tử ngoại, tinh thể anatase có vai trò như cầu nối chuyển điện tử từ H2O sang O2, thành dạng và HO● Đây là hai dạng mà hoạt tính oxi hóa rất cao, phân hủy được chất hữu cơ thành H2O và CO2 là những chất không gây độc hại cho môi trường
Tóm lại, TiO2 anatase sẽ tạo ra cặp điện tử - lỗ trống rất linh động nếu được chiếu sáng với photon có mức năng lượng lớn hơn năng lượng Eg Khí quyển là nơi có nhiều oxi và hơi nước; bên cạnh đó thế oxi hoá - khử của chúng lại thoả mãn yêu cầu trên nên oxi là chất nhận, nước là chất cho, từ đó tạo ra các những chất mới mà chúng tính oxi hoá - khử mạnh (HO● và O2-) Vì vậy, nó được dùng để oxi hoá nhiều các chất hữu cơ và đưa chúng bám hút lên bề mặt vật liệu
1.3 Ứng dụng của vật liệu nano
1.3.1 Trong ngành công nghiệp
Công nghệ nano hiện nay được quan tâm và chú trọng để đưa vào ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực công nghiệp, nhờ đó mà nhân loại đã tạo ra được nhiều sản phẩm mang tính đột phá như: tạo ra con chíp cực nhỏ với dung lượng cực lớn và có tốc độ xử lý vô cùng nhanh…
1.3.2 Trong y học
Một lĩnh vực quan trọng của vật liệu nano đó là chữa ung thư trong y học Để chữa được bệnh, người ta phải làm sao đưa được các phân tử thuốc đến đúng tế bào bị bệnh thông qua vai trò của các hạt nano Nó giống như một cái “xe tải kéo’’, để
O
Trang 24tránh được tổn thương cho những tế bào lành khác Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, thì nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của con người được đặt lên hàng đầu Y tế làm thế nào để nâng cao tuổi thọ con người, hạn chế và chữa được những căn bệnh mà chỉ 1 thập niên trước đây kho học phải nói là “bó tay” Đó là những căn bệnh di truyền từ gien như: HIV/AIDS, suy tim mạch, ung thư Một căn bệnh xã hội hiện nay là bệnh béo phì, tiểu đường, mất trí nhớ, với việc tìm ra được vai trò của vật liệu nano thì ngành y học được áp dụng là nhiều nhất Kể cả trong lĩnh vực thẩm mỹ thì cũng có nhiều loại thuốc chứa các hạt nano Đây là một tiềm năng vô cùng lớn của ngành này [13,14]
Một trong các vấn đề nhức nhối hiện nay và mang tầm vóc toàn cầu đó chính là sự ô nhiễm môi trường Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm mọi cách có thể để đưa công nghệ nano vào giải quyết vấn đề mang tính rất cấp thiết và thời sự này Chính công nghệ nano đã giải quyết đáng kể việc giữ gìn môi trường ngày càng xanh sạch đẹp, đặc biệt là việc loại bỏ các chất hữu cơ vô cùng độc hại
Về lĩnh vực công nghệ công tin và điện tư viễn thông: nhiều vật liệu vô cùng mới mẻ và có ứng dụng rất lơn cũng được tìm ra như các ống cacbon, các thanh, hay các hạt nano.Vật liệu mới này có khả năng vận chuyển ion rất nhanh chóng và được sử dụng nhiều trong công nghệ điện tử Nó cũng được ví như một tế bào năng lượng mặt trời, mang lại nhiều giá trị kinh tế, là yếu tố hơn hẳn so với tế bào năng lượng mặt trời trước đây vẫn dùng, là Silicon
1.3.3 Trong lĩnh vực năng lượng và môi trường
a) Xử lý chất hữu cơ độc hại
Có nhiều chất để xử lí chất độc hại, trong đó có một hợp chất tối ưu hơn cả đó là TiO2 Vì TiO2 là một chất xúc tác quang hóa rất thân thiện với môi trường và đạt được nhiều hiệu quả, TiO2 là chất được sử dụng nhiều nhất để quang phân hủy các chất gây ảnh hưởng xấu tới môi trường [2] Nó còn dùng để diệt khuẩn, ví dụ như tiêu diệt vi khuẩn E.coli, đây là một loại vi khuẩn gây nên các bệnh về đường ruột, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người TiO2 cũng còn được dùng để chiếu xạ trong chữa trị cho các bệnh nhân ung thư, do nó có hoạt tính oxi hóa rất cao Xét về bản chất thì phản ứng quang xúc tác diễn ra khá đoen giản Năng lượng vùng cấm của TiO2 thấp hơn năng lượng của các photon nên TiO đã hấp thụ nguồn năng lượng này,
Trang 25đo đó các electron được kích thích từ vùng VB lên vùng CB, để tạo các cặp electron - lỗ trống Phản ứng oxi hóa khử sẽ được thực hiện trên bề mặt dưới tác dụng của phần tử mang điện Còn lỗ trống có thể tham gia vào hai phản ứng sau: một là trực tiếp vào các phản ứng oxi hóa chất độc hại, hai là tham gia vào quá trình trung gian để tạo thành các gốc tự do hoạt động liên tục, rồi sau đó lại oxi hóa hợp chất hữu cơ đã bị hấp phụ trên bề mặt chất xúc tác, cuối cùng tạo ra sản phẩm là khí cacbonic, nước và có thể chất khác nhưng mức độ độc hại là rất ít Các gốc trung gian có thể là *OH, O2-
hay phân tử nước oxi gì, khí oxi, đó là những chất có vai trò quan trọng trong phản ứng quang xúc tác
b) Chế tạo các loại sơn quang xúc tác
Ngoài ra sơn quang xúc tác TiO2 cũng được nghiên cứu và sử dụng Bản chất của sơn quang xúc tác là một dạng dung dịch mà trong đó chứa rất nhiều các tinh thể TiO2 với kích thước rất nhỏ, khoảng 8 25 nm Tinh thể TiO2 không thể lắng đọng lại thành kết tủa mà nó lơ lửng trong dung dịch, vì vậy còn có tên gọi khác là sơn huyền phù TiO2 Đặc điểm của loại sơn huyền phù này là tạo được một lớp màng mỏng bám rất chắc vào bề mặt của tường, gạch hay kình, rất khó để bong chóc
Việc sử dụng sơn quang xúc tác có nhiều ưu điểm vì với những bức tường được sơn loại sơn này, khi mặt trời lên, dưới tác dụng của tia cực tím, O2 và H2O có trong không khí, vật liệu TiO2 lúc này nó xúc tác cho quá trình phân huỷ khí độc hại, bụi, rêu, nấm mốc trên bề mặt của vật liệu để tạo thành nước và khí cacbonic Quá trình này diễn ra thường xuyên và liên tục, do TiO2 là chất xúc tác nhưng không bị mất đi sau phản ứng, vì vậy nhà được sơn bằng loại sơn quang xúc tác này giữ được độ thẩm mỹ trong thời gian dài Vậy nguyên nhân nào mà chất hữu cơ béo, rêu, mốc,… lại được loại bỏ chính là do chúng bám vào sơn rồi bị oxi hóa bằng cặp điện tử - lỗ trống khi các hạt nano TiO2 hấp thụ năng lượng của tia tử ngoại Lớp sơn không bị mất đi vì chúng không bị oxi hóa bởi các cặp oxi hoá - khử
c) Xử lý ion kim loại độc hại ô nhiễm nguồn nước
Lại dưới tác dụng của photon ánh sáng thích hợp, điện tử được giải phóng Điện tử sẽ khửc ion kim loại nặng và làm kết tủa chúng trên bề mặt vật liệu, vì thế có thể loại bỏ được các catin kim loại nặng ra khỏi nguồn nước Ngày này vật liệu bán dẫn xúc tác quang được ứng dụng nhiều trong xử lý môi trường Vật liệu bán dẫn
Trang 26cùng với ánh sáng UV đã loại bỏ được cation kim loại nặng và các hợp chất chứa ion vô cơ Chúng bị khử tạo thành hợp chất rất ít độc hại hoặc cac chất hoàn toàn thân thiện với môi trường [2,4] Ví dụ:
Ag, Ir, Rh, Au, Pt, Pd, là những ion rất nhạy với sự chuyển quang hóa trên bề mặt của chất bán dẫn, chúng được hấp phụ trên bề mặt của vật liệu Góp phần vào quá trình này còn có sự tham gia của các lỗ trống trên bề mặt Các chất bám trên bề mặt mặt liệu được tách ra khá dễ bằng cách cơ học hoặc hóa học [4]
d) Điều chế hiđro từ phân hủy nước
Ngày nay việc sử dụng quang xúc tác để phân hủy nước tạo ra khí hidro và oxi được các nhà nghiên cứu chú tâm hơn cả Nguyên nhân là do quá trình này có thể tái sinh được nguồn năng lượng và hạn chế được việc phát thải ra khí cacbonic gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính – là nguyên nhân của sự nóng lên của trái đất, vì hạn chế được việc sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch
Hình 1.7 Cơ chế quang xúc tác TiO2 tách nước cho sản xuất hiđro