thiết kế hệ thống tự động hoá quá trình kiểm tra tham số động cơ chính al 31f của máy bay su27

80 0 0
thiết kế hệ thống tự động hoá quá trình kiểm tra tham số động cơ chính al 31f của máy bay su27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

-o -LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGÀNH: TỰ ĐỘNG HOÁ

THIẾT KẾ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HOÁ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THAM SỐ ĐỘNG CƠ CHÍNH AL-31F CỦA

MÁY BAY SU27

VŨ ANH TUẤN

Trang 2

CHƯƠNG I

KIỂM TRA THAM SỐ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ al-31f KHI MỞ MÁY ĐỘNG CƠ Ở MẶT ĐẤT

I.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ al-31f

Động cơ al-31f là loại động cơ có hai guồng nén (thấp áp cnd và cao áp cvd), hai luồng khí (luồng trong và luồng ngoài) Dòng khí của cả hai luồng sẽ được trộn chung sau tuốc bin để vào buồng đốt tăng lực rồi qua miệng phun ra ngoài Động cơ al-31f có các thành phần chính sau đây:

- Hộp phụ tùng động cơ cda và phần truyền động các trục động cơ tới bộ biến tốc độ của các truyền cảm tốc độ vòng quay thấp áp.

- Các hệ thống: dầu nhờn, dầu đốt, hệ thống chống đóng băng và hệ thống mở máy

Trên mỗi máy bay Su-27 có lắp 2 động cơ al-31f Mỗi động cơ được cố định bằng 3 điểm, hai điểm chính nằm trên ống chuyển tiếp nối giữa máy nén thấp áp cnd và máy nén cao áp cvd lắp trên khoang 38 của máy bay, một điểm bổ trợ phía sau lắp giữa khung 45 và 45a của máy bay Trục dọc của động cơ được lắp song song với trục đối xứng máy bay, phần đầu của động cơ được lắp chúc 30, phần miệng phun lắp chúc 50 so với phương ngang.

Một số tính năng cơ bản của động cơ:

- Lực đẩy khi tăng lực toàn phần chế độ (b): 12500kg lực - Lực đẩy khi động cơ ở MAKC chế độ (b): 7500 kg lực.

Trang 3

- Lượng khí lớn nhất qua động cơ: 112 kg/giây.

Hệ thống điều khiển chế độ làm việc của động cơ al-31f là hệ thống điều khiển điện thủy lực gồm có:

- Tổ hợp điều chỉnh động cơ crd-99b - Bơm điều chỉnh HP-31B.

- Khối điều khiển miệng phun và tăng lực rxf-31v - Khối mồi dầu tăng lực 4033.

Trang 4

I.2 CÁC THAM SỐ CẦN KIỂM TRA, PHƯƠNG PHÁP LẤY CÁC THAM SỐ CẦN KIỂM TRA KHI ĐỘNG CƠ al-31f LÀM VIỆC Ở MẶT ĐẤT.

I.2.1 Các tham số cần kiểm tra.

Căn cứ vào sự hoạt động của động cơ al-31f, vào quá trình theo dõi và xử lý các thông tin về chất lượng làm việc của động cơ ở mặt đất ta cần kiểm tra và thu thập các tham số của động cơ như sau:

1 Tốc độ vòng quay rô to thấp áp n1 của động cơ dưới dạng điện áp xoay chiều tần số thay đổi từ (7  100)Hz hoặc (0,3  3)KHz với sai số không quá 4% Thang đo của đồng hồ chỉ thị từ (0 115)% tốc độ thực của n1.

2 Tốc độ vòng quay rô to thấp áp n2 của động cơ dưới dạng điện áp xoay chiều tần số thay đổi từ (7  100)Hz hoặc (0,3  3)KHz với sai số không quá 4% Thang đo của đồng hồ chỉ thị từ (0 115)% tốc độ thực của n2.

3 Vị trí góc lá hướng dòng máy nén thấp áp của động cơ pcnd dưới dạng điện áp một chiều thay đổi từ (0 6,3)V với sai số không vượt quá 2,5%, thang đo của đồng hồ chỉ thị từ 00 đến 1200.

4 Vị trí góc lá hướng dòng máy nén cao áp của động cơ pcbd dưới dạng điện áp một chiều thay đổi từ (0 6,3)V với sai số không vượt quá 2,5%, thang đo của đồng hồ chỉ thị từ 00 đến 1200.

5 Đường kính miệng phun drx dưới dạng điện áp một chiều từ (0 6,3)V, thang đo của đồng hồ (0 120)cm.

6 Độ rung của thân động cơ dưới dạng điện áp một chiều, thay đổi từ (0 6,3)V với sai số không vượt quá 11,5% thang đo của đồng hồ.

7 Các loại áp suất dầu nhờn, áp suất nhiên liệu dưới dạng điện áp một chiều thay đổi từ (0 6,3)V, với sai số không quá 2,5% thang đo của đồng hồ.

Trang 5

8 Các loại áp suất không khí dưới dạng điện áp một chiều thay đổi từ (0 6,3)V với sai số không quá 2,5% thang đo của đồng hồ.

I.2.2 Phương pháp lấy các tham số cần kiểm tra.

I.2.2.1 Phương pháp lấy các tham số cần kiểm tra từ các truyền cảm thông

qua đầu cắm của thiết bị kiểm tra pnc-99.

a Thành phần.

Thiết bị kiểm tra tham số động cơ làm việc ở mặt đất pnc-99 xepz 3 thành phần gồm các thiết bị trong bảng 1.2

Bảng 1.2 Thành phần các thiết bị kiểm tra pnc-99 xepz 3

1Bàn kiểm tra mặt đất pnc-99 xepz 31

7Truyền cảm áp suất dt-40 hoặc icd6td-253

1 Vòng quay rô to của máy nén thấp áp nrnd 2 Vòng quay rô to của máy nén cao áp nrbd 3 Góc xoay lá hướng dòng máy nén thấp áp cnd.

Trang 6

5 Đường kính miệng phun drx 6 Độ rung động cơ.

7 Áp suất dầu nhờn PM.

8 Áp suất dầu nhờn của hộp phụ tùng PMBKA 9 Áp suất không khí của bộ BBT.

10 Áp suất không khí ở cửa vào động cơ P1.

11 Áp suất không khí sau tuốc bin thấp áp P4 hoặc P4* 12 Áp suất nhiên liệu buồng đốt chính PTOK.

13 Áp suất không khí ở cửa vào của bộ trao đổi nhiệt (làm mát) 14 Áp suất không khí sau máy nén cao áp P2.

15 Áp suất không khí ở cửa vào của bộ trao đổi nhiệt Pq1P 16 Áp suất nhiên liệu ở buồng đốt tăng lực Ptfc.

c Phương pháp đo các tham số của động cơ bằng thiết bị kiểm tra mặt đất pnc-99.

- Vòng quay rô to của máy nén thấp áp nrnd, vòng quay rô to của máy nén cao áp nrbd lấy từ truyền cảm d3 được đo bằng đồng hồ ite-2t [nrnd/1/, nrbd/2/].

- Góc xoay lá hướng dòng cnd, cvd và đường kính miệng phun drx từ truyền cảm dx-11 được đưa tới các đồng hồ ip 33-05 (n1,n2) [cnd/1/, cvd/2/, drx/1/].

- Độ rung của vỏ động cơ lấy từ truyền cảm MB-27-1 đo bằng đồng hồ uc-68v [ vibrajiz ].

- Áp suất dầu nhờn, áp suất nhiên liệu và các loại áp suất không khí được lấy từ các truyền cảm icd6t hoặc loại truyền cảm dt được chỉ thị trên đồng hồ đo bằng Microampe PA1, PA2.

Cần lưu ý khi thiết bị làm việc với loại truyền cảm nào thì phải đặt chuyển mạch SA3 ở vị trí tương ứng Vì chỉ có hai đồng hồ chỉ thị nên các loại áp suất kiểm tra trên động cơ chỉ kiểm tra được đồng thời 2 loại cùng một lúc tức chỉ mắc 2 truyền cảm đồng thời cùng một lúc Các loại truyền cảm

Trang 7

dùng để lấy tín hiệu kiểm tra phụ thuộc vào các tham số cần kiểm tra (các loại truyền cảm và các tham số cần kiểm tra ta có thể xem ở bảng 1.3)

Các tín hiệu analog từ các truyền cảm được đưa đến các cơ cấu chỉ thị trên máy bay và các cơ cấu chỉ thị trên thiết bị kiểm tra pnc-99 Trên các chân cắm của đầu cắm vào thiết bị kiểm tra pnc-99 ta chỉ nhận được các tín hiệu từ 18.

Bảng 1.3 Các tham số kiểm tra tương ứng với các loại truyền cảm

1Áp suất dầu nhờnPMicd6tdf-42Áp suất dầu khíPxuflicd6tda-15003Áp suất dầu nhờn BKAPM BKAicd6tda-15004Áp suất không khí ở cửa

Trang 8

- Phương pháp đo các tham số của động cơ bằng thiết bị kiểm tra mặt đất pnc-99 cho ta giá trị thực của tín hiệu, nó tỉ lệ với các tham số cần kiểm tra từ truyền cảm gắn trên động cơ.

- Tín hiệu thu được là giá trị tức thời và liên tục trong suốt quá trình đo nếu xử lý tốt sẽ cho kết quả đo có độ chính xác cao.

* Nhược điểm:

- Tín hiệu đo thu được từ các truyền cảm là tín hiệu điện ở dạng tương tự có biên độ nhỏ nếu xử lý không tốt sẽ ảnh hưởng đến kết quả của phép đo.

- Mối quan hệ hàm số giữa tín hiệu đo thu được từ các truyền cảm và các tham số vật lý cần kiểm tra không tuyến tính nên việc xử lý tín hiệu phức tạp.

I.2.2.2 Phương pháp lấy các tham số cần kiểm tra bằng đầu cắm kiểm traluq-cpa của hệ thống kiểm tra khách quan TECTER.

Trên mỗi máy bay Su-27 có trang bị một hệ thống kiểm tra khách quan (TECTER) nó có nhiệm vụ ghi lại các tham số và đánh giá tình trạng làm việc của toàn bộ các thiết bị trên máy bay trong đó có động cơ al-31f tín hiệu cung cấp cho TECTER được lấy từ đầu cắm luq-cpa.

a Một số nét cơ bản về thiết bị kiểm tra khách quan (TECTER).

Thiết bị kiểm tra khách quan TECTER-Y3 xeri 3 dùng để thu thập, biến đổi và ghi vào băng từ các thông tin đặc trưng cho trạng thái kỹ thuật của máy bay, vị trí của máy bay trong không gian và thao tác của phi công trong quá trình bay nhằm phục vụ cho việc điều tra tai nạn bay, cho phi công tự học tập để nâng cao trình độ của mình cũng như giáo viên kiểm tra được việc thực hiện các bài bay của phi công.

a.1 Tính năng kỹ thuật.

Thiết bị kiểm tra khách quan TECTER-Y3 xeri 3 sử dụng trên Su-27 ghi được các tham số sau:

Trang 9

- 59 tham số liên tục (xem bảng 1-1 phụ lục) bao gồm: + 37 tham số tín hiệu thay đổi từ (0  6,3)V.

+ 4 tham số đo tần số từ (7  100)Hz hoặc (0,3  3)KHz + 2 tham số kiểm tra điện áp nguồn 27V.

+ 2 tham số kiểm tra điện áp nguồn 115V, 400Hz.

+ 2 tham số tín hiệu một chiều điện áp (0  50)mV (dùng để đo nhiệt độ) + 5 tham số mã nhị phân.

+ 7 tham số dịch vụ.

- 56 tín hiệu ngắt quãng (xem bảng 1-2 ở phụ lục) Các tham số khác bao gồm:

- Sai số tái hiện các tín hiệu liên tục không vượt quá (0,1  3,3)%, sai số ghi thời gian không vượt quá  0,35%.

- Tần số ghi các tham số (1  8) lần trong một giây ở chế độ 256 lần ghi trong một giây và (2  16) lần trong một giây ở chế độ 512 lần ghi trong một giây.

Thời gian ghi các tham số là 3 giờ cuối cùng của chuyến bay ở chế độ 256 lần ghi trong một giây hoặc 1,5 giờ cuối cùng của chuyến bay ở chế độ 512 lần ghi trong một giây Thời gian chuẩn bị cho hệ thống làm việc không quá 5 phút khi nhiệt độ từ (-200C  600)C Thời gian sang băng và tái hiện thông tin trong 3 giờ ghi không quá 30 phút Điện áp cung cấp (18  33)V và công suất tiêu hao tính từ đầu ra của khối nguồn không quá 10W.

Các thông tin đặc trưng về trạng thái kỹ thuật của máy bay sau khi thu thập sẽ được ghi trong khối 2Tv và được bảo vệ trong các điều kiện sau:

+ Chịu được ngập trong xăng, dầu đốt, các dầu thuỷ lực và dung dịch chất cháy không quá 2 giờ.

+ Chịu ngập trong nước biển không dưới 36 giờ + Chịu được tải trọng va đập không nhỏ hơn 1000 lần.

Trang 10

+ Chịu được nóng ở nhiệt độ 11100C trong vòng 15 phút.

+ Các thông tin ghi trong băng bảo quản trong điều kiện bình thường để trong nhà kho cho phép trong vòng 60 ngày đêm.

Việc sao chép lại thông tin lên băng từ khác được tiến hành nhờ thiết bị “obkor - mp” tốc độ sang băng nhanh gấp 10 lần tốc độ ghi trên máy bay Giải mã thông tin ghi được ở mặt đất được thực hiện nhờ tổ hợp “topak”, khả năng làm việc của hệ thống được kiểm tra bằng các mạch tự kiểm tra trong khối 5tv Thiết bị bảo đảm làm việc tốt trong điều kiện rung xóc tuần hoàn với tần số từ (5  2000) Hz.

a.2 Thành phần.

Thiết bị kiểm tra khách quan TECTER-Y3 xeri 3 bao gồm các khối sau:

- Khối thu nhập thông tin 1tv.

- Khối tích lũy và bảo vệ thông tin 2tv - Khối đặt các tham số dịch vụ 5tv - Khối phối hợp bx 1-02.

- Các truyền cảm tín hiệu - Đầu cắm kiểm tra “luq-cpa”.

a.3 Nguyên lý biến đổi và ghi các thông tin lên băng từ.

Nguyên lý làm việc của thiết bị kiểm tra khách quan được thể hiện trên sơ đồ chức năng hình 1.5.

Các tín hiệu từ các truyền cảm đều được đưa vào khối 1tv, tín hiệu tương tự được đưa vào dưới hai dạng:

- Dạng đã được chuẩn hoá với tín hiệu đầu vào của khối được đưa thẳng vào khâu chuyển mạch tín hiệu tương tự để phân phối đến khâu biến đổi mã tần số pqc-1, pqc-2 hoặc mã điện áp pnc Các tín hiệu chuẩn hoá đối

Trang 11

với khối 1tv là các điện áp một chiều thay đổi từ (06,3)V như: các tín hiệu của truyền cảm mu-616, mp-95, dvi, dxi, dau-72, ixtr2-4, dx-11v

- Dạng tín hiệu chưa được chuẩn hoá với tín hiệu đầu vào của khâu biến đổi mã điện áp và tần số như: các tín hiệu của truyền cảm nhiệt độ T-99 (tín hiệu thay đổi từ (0 50)mV); các tín hiệu xoay chiều 36V, f = 400 Hz; tín hiệu một chiều 27 V; các tín hiệu tỷ lệ với điện trở thay đổi Các tín hiệu này phải đi qua thiết bị phối hợp trong

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Vũ Anh Tuấn

Trang 12

Khâu phối hợp đối với các tín hiệu của truyền cảm cặp nhiệt T-99 gồm có bộ biến đổi điện áp một chiều thành xoay chiều, bộ khuếch đại và bộ chỉnh lưu Để bù tác động ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài ta sử dụng bộ bù nhiệt với các phần tử và từ các điốt

Khâu phối hợp với các tín hiệu 36V, 400Hz là bộ chỉnh lưu 2 nửa chu kỳ làm bằng các điốt, khi điện áp đầu vào thay đổi từ (0  40)V thì điện áp một chiều ra thay đổi từ (0  6,3)V.

Khâu phối hợp đối với tín hiệu 115V, 400 Hz là bộ chia điện áp và bộ nắn dòng một pha một nửa chu kỳ, khi điện áp xoay chiều ở đầu vào thay đổi từ (0  125)V thì điện áp một chiều ở đầu ra thay đổi từ (0  6.3)V.

Khâu phối hợp đối với điện áp một chiều 27V là bộ chia điện áp bằng điện trở, khi điện áp thay đổi từ (0  33)V thì điện áp một chiều ra thay đổi từ (0  6,3)V.

Khâu phối hợp đối với các truyền cảm dạng điện trở là các mạch trong bộ chuyển mạch và khuếch đại, các điện trở này được cung cấp bởi nguồn điện ổn định 6,3V Các tín hiệu sau khi qua các thiết bị phối hợp được chuẩn

Trang 13

hoá biến đổi thành tín hiệu thay đổi từ (0  6,3)V đều được đưa đến đầu vào của khâu chuyển mạch tín hiệu tương tự.

Khâu chuyển mạch tín hiệu tương tự căn cứ vào quy trình đo các tham số, sẽ lần lượt chuyển đổi tín hiệu của chúng đưa đến khâu biến đổi mã điện áp pnc và mã tần số pqc rồi đưa qua bộ chuyển mạch tích lũy từ KMH

Khâu biến đổi mã điện áp pnc nằm trong khối 1tv dùng để biến đổi điện áp một chiều thay đổi từ (0  6,3)V thành mã nhị phân song song 9 bít.

Trong khối 1tv có hai bộ biến đổi mã tần số pqc-1 và pqc-2 dùng để biến đổi tần số tín hiệu của các truyền cảm tốc độ vòng quay động cơ thành mã nhị phân 14 bít và được ghi lên ở 2 địa chỉ Tín hiệu sau khi biến đổi thành dạng mã được đưa đến bộ chuyển mạch ghi trên băng từ KMH đặt trong khối 1tv.

Bộ chuyển mạch KMH dùng để chuyển mạch tín hiệu đưa đến bộ khuếch đại ghi trong khối 2tv phù hợp với trình tự và chu kỳ ghi từng tín hiệu Trình tự ghi được tạo bởi bộ tạo tín hiệu điều khiển trong khối 1tv.

Tín hiệu ngắt quãng từ các truyền cảm qua khâu chuyển mạch tín hiệu ngắt quãng (nhị phân) bx và sơ đồ tạo tín hiệu ngắt quãng của khối 1tv được đưa tới khâu khuếch đại ghi trong khối 2tv để đưa đến đầu từ ghi lại trên băng từ.

Máy phát dao động thạch anh với tần số 81.920 KHz bảo đảm sự làm việc đồng bộ của các khâu và các khối trong thiết bị kiểm tra khách quan.

Mỗi chu kỳ ghi là một giây, có nghĩa là tất cả các tham số từ các truyền cảm tín hiệu được ghi trên băng từ ít nhất một lần trong một giây (trừ các tham số dịch vụ) Thiết bị kiểm tra khách quan có 2 chế độ ghi là chế độ 256 phép đo trong một giây và 512 phép đo trong một giây Các chế độ này tương ứng được gọi tắt là chế độ “256” và chế độ “512” Việc chuyển từ chế độ “256” sang chế độ “512” được thực hiện tự động khi có tín hiệu báo hỏng,

Trang 14

chế độ “256” (tín hiệu điện áp 27 V) Thời gian chuyển từ chế độ “256” sang chế độ “512” khoảng (12) giây Khi tắt chế độ “512” thì thiết bị kiểm tra khách quan vẫn còn tiếp tục làm việc ở chế độ này 8 giây nữa, sau đó mới tự động chuyển sang chế độ “256” Việc ghi trên băng từ ở chế độ “512” cũng tương tự như chế độ “256” chỉ khác là tất cả quá trình đều xảy ra nhanh gấp hai lần, có nghĩa là một chu trình ghi của thiết bị kiểm tra khách quan ở chế độ “512” chỉ kéo dài trong vòng 0,5 giây.

Tốc độ quay băng từ ở chế độ “512” tăng lên 2 lần Ở chế độ “256” mỗi lần đo chiếm khoảng 4 miligiây (ms), ở mỗi lần đo phải chuyển mạch các truyền cảm đưa đến đầu vào của các khâu biến đổi mã, sau đó khuếch đại xung mã để ghi trên băng từ trong khối 2tv Quá trình kể trên tốn kém 0,5 giây Vì vậy khi cần đo 4 tín hiệu tần số tỉ lệ với tốc độ vòng quay của 4 truyền cảm tốc độ vòng quay của động cơ ta phải sử dụng 2 khâu biến đổi mã tần số pqc khi đó tín hiệu mã của tần số đo cũng được ghi trên băng từ bít thứ 1 đến bít thứ 8.

Những tín hiệu nhị phân được ghi bằng 10 đường Ngoài các tham số bay và các tham số dịch vụ, trên băng từ còn được ghi xung bắt đầu chu trình inj với tần số là 1Hz, xung này được ghi trùng với lần đo thứ nhất và xung nhịp ti với tần số 256 Hz lệch với các xung tín hiệu một nửa nhịp (2ms) nhằm giảm sai số do lệch băng từ gây ra khi tái hiện Cấu trúc của một chu trình ghi trên băng từ như hình 1.2 Giá trị của một từ thông tin tín hiệu được xác định bằng các xung mã nằm giữa hai nhịp xung liền nhau Địa chỉ của tín hiệu ghi được tính bằng số thứ tự của xung nhịp tính từ đầu chu trình.

Chúng ta khảo sát một chu trình ghi của thiết bị kiểm tra khách quan Ở lần đo thứ nhất (địa chỉ thứ nhất) thiết bị tiến hành kiểm tra điện áp đầu vào của bộ biến đổi mã điện áp, khi hở mạch tất cả đầu vào của khâu chuyển mạch (khối 1tv), khi đó điện áp đo được phải bằng không, mã tín hiệu này

Trang 15

được đưa đến sơ đồ kiểm tra độ chính xác của khâu biến đổi mã điện áp và đưa đến bộ ghi trên băng từ Đồng thời với lần đo thứ nhất, bộ chuyển mạch cùng với các truyền cảm tần số dvbi-1 và dvbi-2 với các cửa vào của pqc-1, pqc-2 Tín hiệu đánh dấu bắt đầu chu trình inj cũng được tạo ra trong lần đo này Tín hiệu này đưa đến sơ đồ tự kiểm tra bộ pnc để đưa chúng về trạng thái ban đầu.

Các mã về thông tin tín hiệu biến đổi theo điện áp qua bộ biến đổi pnc được ghi trên các địa chỉ của chúng, giá trị của một từ thông tin tín hiệu xác định bằng giá trị từ ghi trên địa chỉ tương ứng của chúng và ghi theo mã nhị phân 9 bít.

Ở các địa chỉ 126 và 127, 128 và 129, 251 và 252, 253 và 254 ghi các mã biến đổi theo tần số qua bộ biến đổi pqc-1 và pqc-2 với giá trị của một từ thông tin tín hiệu là 14 bít

Trang 16

Nửa số bít có trọng số thấp (8 bít) được ghi ở các địa chỉ 126, 128, 251 và 253 (bít thứ nhất được ghi trên đường ghi số 1), nửa số bít có trọng số cao (6 bít) được ghi ở các địa chỉ 127, 129, 252 và 254 (bít thứ nhất được ghi trên đường ghi số 1).

Ở địa chỉ thứ 255, các bộ biến đổi mã tần số quay về vị trí ban đầu.

b Các tín hiệu thu được từ đầu cắm kiểm tra luq-cpa để kiểm tra tham số làmviệc của động cơ al-31f.

Đầu cắm luq-cpa có 50 chân cắm để lấy ra và xử lý thông tin ở đây ta chỉ quan tâm đến các chân cắm mang thông tin tham số liên tục và tín hiệu ngắt quãng cùng với xung bắt đầu chu trình inj và xung nhịp Ti đưa ra từ khối 1tv Các chân này xem trên bảng 1.4.

Bảng 1.4 Các chân cắm mang thông tin của đầu cắm luq-cpa

115Bít 09 bít, tín hiệu song song để ghi giá trịmã thông tin tham số liên tục.

Trang 17

1125injXung đánh dấu bắt đầu chu trình f =1Hz1226tiXung nhịp f = 256Hz, biểu thị 256 địa chỉ Sơ đồ tín hiệu lấy ra một chu kỳ, thể hiện 256 địa chỉ của các tín hiệu thông tin tham số bay dạng mã (code) trên hình 1.3 Giá trị các tham số ta thu được trên các địa chỉ dành cho các tham số theo như đã phân bố bằng giá trị của từ tập hợp các bít xuất hiện trên các đường tín hiệu bít Vì giá trị ta thu được này là giá trị mã của các tham số nên muốn nhận được giá trị thực của các tham số cần kiểm tra ta phải đối chiếu với bảng so sánh tương ứng giữa giá trị mã và giá trị thực của từng tham số, bảng so sánh đó ta gọi là bảng dữ liệu chuẩn, hay gọi là bảng đồ thị chuẩn Bảng dữ liệu chuẩn của các tham số kiểm tra động cơ, xem bảng 1.3 ở phụ lục.

Trang 19

CHƯƠNG II

XÂY DỰNG MÔ HÌNH GHÉP NỐI MÁY TÍNH VỚI ĐẦU CẮMLUQ-CPA TRÊN MÁY BAY

Qua nghiên cứu, phân tích các tham số làm việc của động cơ al-31f khi mở máy ở mặt đất và các phương pháp thu thập tín hiệu mang thông tin về tham số làm việc của động cơ ở chương 1 ta thấy:

- Phương pháp lấy tín hiệu analog từ các chân cắm của các truyền cảm đưa đến đầu cắm của thiết bị kiểm tra pnc-99 gây khó khăn cho ta trong việc lấy tín hiệu đo Muốn lấy được tín hiệu phải trích các chân cắm do không có đầu cắm sẵn có trên máy bay, điều này dẫn đến một số tín hiệu nhỏ như nhiệt độ, áp suất.v.v có thể bị tổn hao gây ảnh hưởng đến các tham số của động cơ khi đưa lên các đồng hồ chỉ thị trên máy bay.

- Phương pháp lấy tín hiệu từ đầu cắm kiểm tra luq-cpa là một biện pháp thuận lợi nhất vì nó là một đầu cắm đã được thiết kế sẵn để nối với các thiết bị kiểm tra ở mặt đất Tuy nhiên với phương pháp này cần phải thiết kế được khối ghép nối trung gian giữa đầu cắm luq-cpa và máy tính.

Từ những nhận xét trên tôi chọn phương án lấy tín hiệu từ đầu cắm kiểm tra luq-cpa để kiểm tra và hiển thị các tham số động cơ al-31f khi làm việc ở mặt đất.

II.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT GHÉP NỐI MÁY TÍNH.

Tất cả các máy tính nói chung đều có cấu trúc gồm có các phần tử cơ bản là bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ (M) và các cửa vào ra (I/O) hình 2.1 Bộ xử lý trung tâm hay vi xử lý (VXL) của máy tính thực hiện chuỗi các lệnh của chương trình đã ghi trong bộ nhớ Các cửa vào ra còn gọi là các khối ghép nối giữa thiết bị ngoại vi và vi xử lý nó làm nhiệm vụ trao đổi thông tin giữa vi xử lý và môi trường bên ngoài (các thiết bị ngoại vi (TBN) và người điều hành).

Trang 20

Hình 2.1 Cấu trúc hệ trao đổi tin giữa MVT và TBN

II.1.1 Yêu cầu trao đổi thông tin của máy tính với môi trường bên ngoài.

Máy tính có yêu cầu trao đổi thông tin (đưa thông tin ra, nhận thông tin vào) với môi trường bên ngoài, các dạng trao đổi thông tin này bao gồm:

- Trao đổi thông tin với người điều hành thông qua thiết bị ngoại vi thông dụng như là bàn phím, màn hình.

- Trao đổi thông tin với các thiết bị ngoại vi thông dụng như: máy đọc băng (từ giấy), các bộ nhớ ngoại vi (băng từ, đĩa từ), máy in, v.v

- Trao đổi thông tin với các thiết bị ngoại vi khác trong các hệ đo điều khiển vật lý và kỹ thuật.

- Trao đổi thông tin với các máy tính trong mạng nhiều máy tính.

Trang 21

II.1.1.1 Yêu cầu trao đổi tin với người điều hành.

Để trao đổi thông tin với máy tính người điều hành (người sử dụng) cần đưa lệnh (dưới dạng chữ) và số liệu (dưới dạng số) vào máy tính thao tác này gọi là thao tác nhập dữ liệu Thao tác nhập dữ liệu thường được thực hiện qua bàn phím hoặc qua một số thiết bị ngoại vi khác Đối với thao tác nhập dữ liệu từ bàn phím khi người điều hành thao tác gõ vào các phím thì các mã tương ứng với chúng (thường dạng mã ASCII quốc tế) được tạo ra và được truyền vào bộ nhớ của máy tính đồng thời hiển thị lên màn hình các ký thự tương ứng với các phím đã đã bấm Khi muốn quan sát chương trình hay số liệu đã ghi nhớ trong bộ nhớ người điều hành chỉ cần gửi yêu cầu bằng cách nhập các lệnh từ bàn phím, máy tính sẽ tự động xuất kết quả ra màn hình

Trong thực tế một máy tính có thể nối với nhiều thiết bị đầu cuối (Terminal), bộ phận nhập lệnh điều khiển bao gồm một bàn phím và một màn hình, được đặt ở những vị trí thuận tiện để một hay nhiều người điều hành trao đổi thông tin với máy tính với các mục đích khác nhau (bán hàng, mua hàng, thu tiền, trao đổi thư từ và điều khiển công nghiệp ,v.v ).

II.1.1.2 Yêu cầu trao đổi thông tin với thiết bị ngoại vi thông dụng.

Các thiết bị ngoại vi thông dụng là các thiết bị tối thiểu thường dùng cho một hệ máy tính dùng để đưa thông tin vào và ra chúng bao gồm.

a Các thiết bị đầu vào.

- Máy đọc băng giấy: máy đọc tin đã lưu trữ trên băng giấy bị đục lỗ - Máy quét (Scanner) quang học: máy đọc tài liệu in theo phương pháp quét bằng một chùm sáng.

- Chuột (Mouse), bàn phím (Key board): người điều hành sử dụng bàn phím (chuột) chọn thực đơn (danh sách chương trình) hoặc nhập lệnh để gửi các yêu cầu.

b Các thiết bị ngoại vi đầu ra.

Trang 22

- Máy in chữ, số (đen trắng hoặc mầu) in chương trình (dạng chữ) và số liệu (dạng số) trên băng giấy.

- Máy đục băng giấy: biểu diễn và lưu trữ thông tin (chữ và số) trên băng giấy dưới dạng các lỗ (cho tín hiệu 1) và không (cho tín hiệu 0).

c Các bộ nhớ ngoại vi:

Các bộ nhớ ngoại vi để lưu trữ, máy tính có thể đưa thông tin để lưu trữ và lấy thông tin ra khi đọc.

II.1.1 3 Yêu cầu trao đổi thông tin với thiết bị ngoại vi khác.

Tuỳ hệ sử dụng máy tính mà ngoài các thiết bị thông dụng trên máy tính còn cần trao đổi tin với các thiết bị ngoại vi chuyên dụng khác, ở chế độ trên đường dây ONLINE (nối mạch trực tuyến).

Trong hệ đo vật lý máy tính cần nhận các tín hiệu vật lý (nhiệt độ, áp suất, lực, dòng điện,v.v ) dưới dạng tín hiệu điện đã được mã hoá do các bộ phát điện (detector), cảm biến (sensor), bộ chuyển đổi (tranducer) cung cấp Hơn nữa máy tính còn nhận các tín hiệu về trạng thái sẵn sàng hay chưa sẵn sàng của các thiết bị đo.

Trong hệ đo lường - điều khiển máy tính cần nhận thông tin về số liệu đo, về trạng thái thiết bị đo Đưa thông tin về sự chấp nhận tao đổi thông tin với thiết bị ngoại vi, về lệnh điều khiển các cơ cấu chấp hành (các động cơ servo, các van đóng, mở, các thiết bị đóng ngắt mạch điện,v.v ) và về các thông số kỹ thuật thiết bị.

Trong các hệ lưu trữ và biểu diễn thông tin, máy tính cần đưa thông tin ra để lưu trữ trên băng từ, đĩa từ, băng giấy và đĩa compac (CD-ROM), biểu diễn kết quả đo dưới dạng bảng số liệu, dạng đồ thị trên giấy của máy vẽ (plotter) hay trên màn hình của thiết bị đầu cuối (terminal).

II.1.1.4 Yêu cầu trao đổi thông tin trong mạng máy tính.

Trang 23

Một máy tính trong mạng cần trao đổi tin với nhiều người sử dụng mạng, với nhiều máy tính khác, với nhiều thiết bị ngoại vi, như các thiết bị đầu cuối, các bộ nhớ ngoại vi, các thiết bị lưu trữ và biểu diễn thông tin.

II.1.2 Các dạng thông tin và loại thông tin trao đổi giữa máy tính và thiếtbị ngoại vi.

II.1.2.1 Các dạng thông tin.

Máy tính trao đổi (nhận thông tin vào và đưa thông tin ra) thông tin dưới dạng số và các mức lôgic 0 và 1 (mức TTL 0V và 5V) Thiết bị ngoại vi trao đổi thông tin với với máy tính dưới nhiều dạng khác nhau như dạng số, dạng chữ - số, dạng tương tự, dạng âm tần hình sin tuần hoàn.

a Dạng số (digital).

Là chuỗi các bít 0 hay 1 được biến đổi theo hệ nhị phân (binary), hệ tám (octal), hệ 16 (hexadecimal), đó là thông tin của bàn phím đơn giản (đóng ngắt mạch mắc nối tiếp một nguồn điện 5V qua một điện trở cỡ 1 k) Thông tin này có thể đưa thẳng vào đường dây số liệu (D0  D7) của máy tính qua một thanh ghi đệm Ngược lại thông tin dạng số từ vi xử lý cũng được đưa qua đường dây số liệu (D0 - D7) của máy tính ra các đèn chỉ thị mắc bằng điốt phát quang (LED) hay chỉ thị 7 đoạn (qua giải mã 2  7 đoạn).

b Dạng chữ - số mã ASCII

Có nhiều cách biểu diễn trên dạng chữ (A - Z) và các chữ số (0  9) trong đó mã điện thoại quốc tế ASCII là thông dụng Mỗi chữ cái hoặc con số được biểu diễn bởi tổ hợp 7 hay 8 bít nhị phân (0 hay 1) Như vậy bàn phím phải có bộ tạo các mã ASCII trên, khi người điều hành bấm phím nào đó của bàn phím, máy tính sẽ mã hoá phím tương ứng sang dạng mã ASCII và khi xuất dữ liệu ra màn hình máy tính sẽ mã hoá mã ASCII của phím thành dạng ký tự chữ hay số ứng với phím được chọn.

c Dạng thông tin (analog)

Trang 24

Các thông tin vật lý nhận được thường dưới dạng một tín hiệu điện, có thể là một điện thế u hoặc dòng điện i biến thiên và tồn tại trong một khoảng thời gian t nào đó (gọi là tín hiệu tương tự) Để máy tính có thể nhận biết được tín hiệu tương tự này ta phải biến đổi nó thành dạng số (0 hay 1) tức làm rời rạc hoá theo thời gian và lượng tử hoá theo biên độ (biến đổi A/D) Ngược lại, để đưa tín hiệu điều khiển hoặc đo lường dạng số từ máy tính ra thiết bị ngoại làm việc với tín hiệu tương tự ta phải biến đổi các thông tin dạng số thành tương tự (biến đổi D/A).

d Dạng âm tần hình sin

Tiếng nói của con người cũng có thể được máy tính nhận và truyền đi Muốn vậy phải có quá trình biến đổi từ dạng âm tần hình sin sang dạng số và ngược lại từ dạng số sang dạng âm tần.

II.1.2.2 Các loại thông tin.

a Các thông tin đưa ra thiết bị ngoại vi.

- Thông tin về địa chỉ: đó là thông tin của địa chỉ thiết bị ngoại vi hay chính xác hơn là địa chỉ thanh ghi đệm của khối ghép nối (KGN) đại diện cho thiết bị ngoại vi.

- Thông tin về lệnh điều khiển: Đó là các tín hiệu để điều khiển khối ghép nối hay thiết bị ngoại vi như đóng, mở thiết bị, đọc hoặc ghi một thanh ghi, cho phép hay trả lời yêu cầu hành động.v.v

- Thông tin về số liệu: Đó là các số liệu cần đưa ra cho thiết bị ngoại vi.

b Các thông tin nhận từ thiết bị ngoại vi.

- Thông tin về trạng thái của thiết bị ngoại vi: Đó là các thông tin về sự sẵn sàng hay yêu cầu trao đổi thông tin, thông tin về trạng thái sai (lỗi) của thiết bị ngoại vi.

- Thông tin về số liệu: đó là các số liệu cần đưa vào máy tính.

II.1.3 Vai trò, nhiệm vụ và chức năng của khối ghép nối.

Trang 25

Khối ghép nối nằm giữa máy tính và thiết bị ngoại vi (xem hình 2.2) nó đóng vai trò biến đổi và trung chuyển thông tin (nhận và truyền) giữa chúng Khi đưa thông tin từ máy tính ra thiết bị ngoại vi khối ghép nối đóng vai trò nhận thông tin từ máy tính và truyền thông tin cho thiết bị ngoại vi Khi đưa thông tin từ thiết bị ngoại vi vào máy tính khối ghép nối đóng vai trò nhận thông tin từ thiết bị ngoại vi và truyền thông tin cho máy tính Như vậy trong cả hai trường hợp, khối ghép nối đóng vai trò trung chuyển thông tin, vừa nhận (thụ động) vừa phát (chủ động).

II.1.3.2 Nhiệm vụ.

Khối ghép nối làm nhiệm vụ phối hợp trao đổi thông tin giữa máy tính và thiết bị ngoại vi về mức và công suất của tín hiệu, về dạng thông tin và phương thức trao đổi thông tin.

a Phối hợp về mức và công suất tín hiệu.

- Mức tín hiệu của máy tính thường là mức TTL (0V, 5V) trong khi thiết bị ngoại vi có thể có mức min, ví dụ mức điện thoại ( 15V,  48V) Do đó, khối ghép nối phải biến đổi các mức trên cho phù hợp.

Trang 26

- Công suất của đường dây máy tính thường rất nhỏ (cỡ chục mW) trong khi cần công suất lớn hơn cho thiết bị ngoại vi Do đó, khối ghép nối phải biến đổi công suất cho phù hợp (khuếch đại công suất).

Để thực hiện được chức năng trao đổi thông tin giữa thiết bị ngoại vi và máy tính người ta thường dùng vi mạch 3 trạng thái để đưa thông tin ra, nhận thông tin vào và trở kháng cao khi không có trao đổi thông tin để cô lập thiết bị ngoại vi với máy tính và bảo vệ máy tính.

b Phối hợp về dạng thông tin.

- Trao đổi của máy tính luôn luôn là song song có thể truyền theo 8 bít, 16 bít, 32 bít, 64 bít.

- Thông tin của thiết bị ngoại vi có thể là song song hoặc nối tiếp, khi trao đổi song song là 8 bít và 16 bít.

c Phối hợp về tốc độ trao đổi thông tin.

- Máy tính thường hoạt động với tốc độ cao (xung nhịp trên 100 MHz) trong khi thiết bị ngoại vi thường hoạt động chậm hơn Do đó, khối ghép nối nhận thông tin nhanh từ máy tính rồi truyền cho thiết bị ngoại vi theo nhịp chậm của chúng để giải phóng máy tính làm nhiệm vụ khác (phục vụ thiết bị ngoại vi khác hay chạy chương trình xử lý thông tin) Khi nhận thông tin cũng vậy, khối ghép nối nhận thông tin chậm theo nhịp của thiết bị ngoại vi, chờ máy tính đọc nhanh vào bộ nhớ.

d Phối hợp về phương thức trao đổi thông tin.

Để đảm bảo trao đổi thông tin một cách tin cậy giữa máy tính và thiết bị ngoại vi cần có khối ghép nối và cách trao đổi thông tin diễn ra theo trình tự nhất định Nếu việc trao đổi thông tin do máy tính khởi xướng tức máy tính chủ động đưa thông tin ra hay đọc thông tin vào thì quá trình như sau:

+ Máy tính đưa lệnh điều khiển để khởi động thiết bị ngoại vi hay khởi động khối ghép nối.

Trang 27

+ Máy tính đọc trả lời sẵn sàng trao đổi hay trạng thái sẵn sàng của thiết bị ngoại vi Nếu có trạng thái sẵn sàng mới trao đổi thông tin, nếu không thì chờ và đọc lại trạng thái.

+ Máy tính trao đổi thông tin khi đọc thấy trạng thái sẵn sàng.

Nếu việc trao đổi thông tin do thiết bị ngoại vi khởi xướng (hay yêu cầu) để giảm thời gian chờ đợi trạng thái sẵn sàng của thiết bị ngoại vi, máy tính có thể khởi động thiết bị ngoại vi rồi thực hiện nhiệm vụ khác Việc trao đổi tin diễn ra như sau:

+ Khi thiết bị ngoại vi đưa yêu cầu trao đổi thông tin vào bộ phận xử lý của khối ghép nối, bộ phận xử lý sẽ đưa yêu cầu ngắt để ngắt chương trình cho máy tính.

+ Nếu có nhiều thiết bị ngoại vi đưa yêu cầu đồng thời, khối ghép nối sắp xếp theo ưu tiên định sẵn, rồi đưa yêu cầu trao đổi thông tin cho máy vi tính.

+ Máy tính nhận yêu cầu chuẩn bị trao đổi và đưa tín hiệu xác nhận sẵn sàng trao đổi.

+ Khối ghép nối nhận và truyền tín hiệu xác nhận cho thiết bị ngoại vi + Thiết bị ngoại vi trao đổi thông tin với khối ghép nối và khối ghép nối trao đổi thông tin với máy tính (nếu đưa thông tin vào).

+ Máy tính trao đổi thông tin với khối ghép nối và khối ghép nối trao đổi thông tin với thiết bị ngoại vi (nếu đưa thông tin ra).

II.1.3.3 Chức năng.

Tùy theo sự trao đổi thông tin giữa máy tính và thiết bị ngoại vi (đưa vào, đưa ra) Khối ghép nối có thể có một hoặc nhiều các chức năng sau:

a Chức năng nhận tín hiệu (listener)

- Nhận thông báo địa chỉ từ máy tính.

- Nhận thông báo về trạng thái từ thiết bị ngoại vi.

Trang 28

- Nhận lệnh điều khiển từ máy tính - Nhận số liệu từ máy tính.

b Chức năng nguồn tín hiệu (talker).

- Phát địa chỉ cho khối chức năng của thiết bị ngoại vi - Phát lệnh cho thiết bị ngoại vi.

- Phát yêu cầu hay trạng thái của thiết bị ngoại vi cho máy tính - Phát số hiệu cho thiết bị ngoại vi hay cho máy tính.

c Chức năng điều khiển (controller).

Nếu khối ghép nối là chung cho nhiều thiết bị ngoại vi nó sẽ đóng vai trò của khối điều khiển, có đồng thời cả hai nhiệm vụ nguồn nhận và nguồn phát lệnh ở trên cụ thể là:

- Phát địa chỉ cho từng khối chức năng của thiết bị ngoại vi - Truyền lệnh cho từng khối chức năng hoặc nhiều khối - Nhận lệnh từ một khối điều khiển khác.

- Nhận yêu cầu trao đổi thông tin ở các khối chức năng, sắp xếp ưu tiên, rồi đưa yêu cầu vào máy tính.

- Phát nhịp thời gian cho các hành động khác nhau của các khối chức năng.

d Chức năng phụ khác.

Ngoài các chức năng trên, khối ghép nối còn có các chức năng phụ khác như:

- Yêu cầu phục vụ (Cervice Request - SR): yêu cầu máy tính trao đổi tin - Chức năng điều khiển từ xa hay cục bộ (Remote - Local): cho phép chuyển điều khiển thiết bị từ cơ cấu điều khiển bên trong (ở mặt trước của thiết bị) sang điều khiển từ xa.

- Xoá thiết bị (Clear - Device): xác lập trạng thái ban đầu của thiết bị - Khởi phát thiết bị (Device Trigger - DT): khởi động thiết bị để thực hiện các hành động trong từng nhóm hay thừng thiết bị riêng rẽ.

Trang 29

II.1.4 Đặc trưng chung của khối ghép nối.

Khối ghép nối có cấu trúc hoạt động riêng rẽ cho từng loại máy tính và thiết bị ngoại vi ghép nối với nhau, nhưng cũng có các đặc trưng chung mà khi nghiên cứu, chế tạo cần phải quan tâm đó là các đặc trưng và cấu trúc đường dây, tên các đường dây, phương truyền và phương pháp truyền số liệu.

II.1.4.1 Cấu trúc đường dây của khối ghép nối với máy tính.

Có 3 loại cấu trúc đường dây liên hệ giữa máy tính và thiết bị ngoại vi

xem hình 2.3 a Cấu trúc rễ (hay nhánh).

Máy tính có các đường dây riêng rẽ cho từng khối ghép nối hay từng thiết bị ngoại vi Cấu trúc này có lợi là liên hệ trực tiếp và riêng rẽ với từng thiết bị ngoại vi, nhưng không kinh tế vì tốn đường dây, hình 2.3a.

b Cấu trúc mắt xích.

Máy tính mắc nối tiếp với các khối ghép nối của từng thiết bị ngoại vi theo vòng tròn kín Cấu trúc này có ưu điểm là tiết kiệm đường dây nhưng có nhược điểm là khi có một sai hỏng ở một khối ghép nối nào đó, tất cả hệ khối ghép nối không hoạt động, hình 2.3b.

c Cấu trúc đường dây chung (hay song song)

Máy tính có một đường dây chung cho vi xử lý, khối nhớ, các cửa vào-ra hay các khối ghép nối của các thiết bị ngoại vi Cấu trúc này tuy tốn kém nhưng thông dụng vì dễ dàng ghép nối với thiết bị ngoại vi, khi có sai hỏng ở một khối ghép nối nào đó các khối ghép nối vẫn hoạt động, hình 2.3c.

II.1.4.2 Tên đường dây tín hiệu.

Bất kỳ khối ghép nối nào cũng nối với máy tính và thiết bị ngoại vi theo các nhóm sau:

a Nhóm đường dây địa chỉ.

Nhóm này gồm:

Trang 30

- Cấu trúc song song ( c )

- Các đường dây địa chỉ (A0  An): Các tín hiệu địa chỉ này được giải mã trong các khối ghép nối để chọn thiết bị ngoại vi cần liên lạc với máy tính

Trang 31

hay chi tiết hơn là chọn các thanh ghi đệm của khối ghép nối của thiết bị ngoại vi cần trao đổi thông tin.

- Đường dây lệnh ghi địa chỉ: dùng để ghi địa chỉ từ đường dây địa chỉ (A0  An) vào khối ghép nối.

b Nhóm đường dây lệnh.

Nhóm đưa lệnh cho khối ghép nối gồm:

- Đường dây đọc, đường dây viết để truyền lệnh đọc (RD) hay viết (WR) cho khối ghép nối.

- Đường dây hội thoại tổ chức phối hợp hành động giữa máy tính và khối ghép nối, đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng, tin cậy giữa chúng như:

+ Hỏi, trả lời.

+ Yêu cầu (từ khối ghép nối vào máy tính) và chấp nhận yêu cầu (từ máy tính ra khối ghép nối) Ví dụ: Yêu cầu ngắt INTR và chấp nhận ngắt INTA.

- Đường dây lệnh điều khiển khối ghép nối (hay thiết bị ngoại vi) như: + Đóng mạch, mở mạch thiết bị ngoại vi.

+ Bắt đầu, kết thúc quá trình trao đổi thông tin + Xoá các thanh ghi của khối ghép nối.

+ Thông báo có sai số hoặc tin cậy trao đổi thông tin.

c Nhóm đường dây tín hiệu nhịp thời gian.

Đường dây này để đồng bộ trao đổi giữa máy tính với khối ghép nối hoặc giữa khối ghép nối và thiết bị ngoại vi Ví dụ đường dây nhịp CLK từ máy tính.

d Nhóm đường dây điện áp nguồn.

Tuỳ yêu cầu, có thể từ máy tính đưa ra các mức điện áp nguồn khác nhau như (đất,  5v,  12v, 15v, 24v ).

Chú ý:

Trang 32

+ Các đường dây lệnh cho thiết bị ngoại vi có thể đưa trực tiếp vào khối ghép nối hoặc đưa gián tiếp vào khối ghép nối qua đường dây số liệu (D0  Dn).

+ Lệnh địa chỉ có khi đưa chung trên cùng đường dây số liệu nhưng ở hai nhịp thời gian khác nhau, với tín hiệu điều khiển khác nhau.

+ Tín hiệu xác nhận có thể truyền theo một đường dây riêng hoặc trên cùng một đường dây, công dụng nhiều chức năng như: tín hiệu 0- xác nhận, tín hiệu 1- truyền lệnh.

+ Có thể rút gọn số đường dây truyền riêng rẽ bằng dùng mạch dồn kênh (multiplexer) ở nơi phát tin và phân kênh (demultiplexer) ở nơi nhận tin.

II.1.4.3 Các dạng truyền số liệu.

Khi truyền số liệu giữa máy tính với thiết bị ngoại vi thông qua khối ghép nối có hai thông số quan trọng là dạng truyền và nhịp truyền.

a Dạng truyền

Thông tin có thể truyền theo dạng song song-nối tiếp hoặc nối tiếp-song tiếp-song, hình 2.4.

- Dạng song song: Các bít của một byte thông tin truyền đồng thời trên nhiều đường dây Ưu điểm của dạng truyền này nhanh đồng thời cho nhiều bít, nhưng tốn nhiều đường dây nối, nên chỉ dùng khi trao đổi ở khoảng cách gần.

- Dạng nối tiếp: Các bít của một byte thông tin truyền nối tiếp nhau trên một đường dây duy nhất Tốc độ truyền (đơn vị baud = bít/set hay 1bps) đặc trưng cho độ nhanh của trao đổi thông tin nối tiếp Dạng trao đổi này áp dụng khi trao đổi tin đi xa để tiết kiệm được dây dẫn.

- Dạng song song-nối tiếp: Muốn trao đổi thông tin từ dạng song song sang nối tiếp, phải biến đổi thông tin từ dạng song song ra nối tiếp và ngược

Trang 33

Truyền song song (ở khoảng cách gần)

Truền nối tiếp (ở khoảng cách gần) cho TBN nối tiếp.

Truyền song song-nối tiếp, nối tiếp- song song (ở khoảng cách xa) MVT hoặc TBN song song lại, từ nối tiếp sang song song cho các thiết bị có dạng trao đổi thông tin song

song như máy tính, thiết bị trao đổi thông tin dạng song song.

b Nhịp truyền

Thông tin truyền đi được trao đổi theo một nhịp thời gian nào đó, do đó có thể truyền đồng bộ (Synchrone) và không đồng bộ (asynchrone).

- Đồng bộ: Quá trình truyền và nhận xẩy ra gần như đồng thời (có sự trễ do vận tốc truyền trên đường dây) theo từng bít hay nhóm bít do một máy phát xung nhịp tạo ra, trong một khung thông tin có các bít đánh dấu đầu và cuối đoạn tin Phương pháp này có đặc điểm sau:

+ Qúa trình truyền tin nhanh vì phát và nhận hầu như tức thời + Không tin cậy, dễ mất thông tin.

+ Luôn đòi hỏi nguồn phát và nguồn nhận sẵn sàng trao đổi thông tin.

Trang 34

- Không đồng bộ: Việc phát và nhận xẩy ra không đồng thời, không cùng một nhịp do hai máy phát nhịp thời gian khác nhau điều khiển, dạng thông tin phát ra và thu không giống nhau vì có xen các bít Start và Stop đánh dấu đầu và cuối một byte thông tin Quá trình phát và nhận diễn ra theo trình tự sau:

+ Nguồn phát hoặc nguồn nhận đưa tín hiệu yêu cầu trao đổi thông tin (hay sẵn sàng trao đổi thông tin).

+ Nguồn nhận hoặc nguồn phát đưa tín hiệu xác nhận (chấp nhận yêu cầu) + Nguồn phát đưa thông tin vào đường dây số liệu để ghi vào thanh ghi số liệu đệm của khối ghép nối.

+ Nguồn nhận, nhận số liệu từ khối ghép nối Đặc điểm của phép truyền tin này là:

- Tin cậy vì thông tin được truyền theo phương thức hỏi - đáp hay bắt tay-Shake hand, hoặc hội thoại.

+ Quá trình chậm, tốn thiết bị vì có cơ chế hỏi đáp và bộ đệm số liệu.

II.1.5 Cấu trúc chung của một khối ghép nối.

II.1.5.1 Nhiệm vụ của các khối ghép nối.

Khối ghép nối có nhiệm vụ chung là nhận và chuyển thông tin giữa máy tính và thiết bị ngoại vi Nhưng cụ thể có những nhiệm vụ nhỏ khác nhau của các khối nhỏ trong sơ đồ khối Những nhiệm vụ và các khối tương ứng là: - Ghép nối và biến đổi thông tin giữa đường dây máy tính và khối ghép nối và khối ghép nối với thiết bị ngoại vi về mức tín hiệu, công suất tín hiệu và dạng thông tin (song song- nối tiếp, số, tương tự ).

- Giải mã địa chỉ- lệnh cho các thanh ghi đệm của khối ghép nối.

- Ghi nhận trạng thái thiết bị ngoại vi hay yêu cầu trao đổi thông tin của thiết bị ngoại vi, xử lý yêu cầu theo ưu tiên (nếu hai hay nhiều thiết bị ngoại

Trang 35

vi cùng yêu cầu) gửi yêu cầu vào máy tính và xác nhận trao đổi tin từ máy tính.

- Ghi nhận, biến đổi dạng tin, phát tin cho thiết bị nhận.

- Nhận và phát tín hiệu nhịp thời gian trao đổi tin cho khối ghép nối và thiết bị ngoại vi.

II.1.5.2 Sơ đồ khối.

a Khối phối hợp đường dây máy tính.

Khối này có nhiệm vụ:

- Phối hợp mức (TTL-NIM, TTL-mức điện báo), và công suất tín hiệu với đường dây chung song song của máy tính, thường dùng vi mạch chuyển mức, vi mạch công suất.

- Cô lập đường dây máy tính, với số thiết bị ngoại vi khi không có trao đổi tin.

- Điều khiển đưa thông tin ra và lấy thông tin vào đường dây máy tính Các nhiệm vụ trên được thực hiện nhờ vi mạch 3 trạng thái (đưa tín hiệu ra, đưa tín hiệu vào, trở kháng cao cô lập đường dây tức không trao đổi).

b Khối giải mã địa chỉ.

Mỗi thanh ghi đệm (điều khiển, trạng thái, số liệu đọc, số liệu ra) của khối ghép nối được chọn để ghi và đọc tin nhờ các lệnh đọc, ghi từ khối giải mã địa chỉ- lệnh Khối giải mã này là những vi mạch giải mã hay tổ hợp các cổng lôgic Nó nhận các tín hịêu địa chỉ của khối ghép nối ở đường dây địa chỉ (A0-An), các tín hiệu đọc (RD), ghi (WR) và cả tín hiệu địa chỉ (ALE), ghi số liệu (DEN).

Lối ra của các vi mạch giải mã là các tín hiệu đọc hay ghi cho từng thanh ghi đệm của khối ghép nối.

c Các thanh ghi đệm gồm.

Trang 36

Thanh ghi trạng thái

Thanh ghi điều khiển

Thanh ghi đệm viết

Hình 2.5. Sơ đồ khối của khối ghép nối

- Thanh ghi điều khiển chế độ (mode) hoạt động, thanh ghi điều khiển thiết bị ngoại vi.

- Thanh ghi trạng thái hay yêu cầu trao đổi của thiết bị ngoại vi.

Trang 37

- Thanh ghi đệm số liệu đọc

d Khối xử lý ngắt.

Ghi nhận, che chắn yêu cầu trao đổi tin của thiết bị ngoại vi, xử lý ưu tiên (nếu có 2 yêu cầu đồng thời) và đưa yêu cầu vào máy tính ví dụ: tín hiệu yêu cầu ngắt chương trình INTR.

e Khối phát nhịp thời gian.

Phát nhịp thời gian cho hành động ở bên trong khối ghép nối hay cho thiết bị ngoại vi Đôi khi để đồng bộ khối còn nhận tín hiệu xung nhịp đồng hồ (clock) từ đường dây máy tính.

g Khối đệm thiết bị ngoại vi.

Khối có thể biến đổi mức (TTL  12 V,  24 V), biến đổi công suất cho điều khiển công suất và biến đổi dạng thông tin song song-nối tiếp hay nối tiếp-song song.

h Khối điều khiển

Điều khiển hoạt động của khối như phát nhịp thời gian, chế độ hoạt động.

II.1.6 Chương trình phục vụ trao đổi tin cho khối ghép nối.

Mỗi khối ghép nối cần viết chương trình phục vụ trao đổi thông tin và khi sử dụng người dùng cần viết chương trình ứng dụng, chương trình phục vụ trao đổi thông tin được viết bằng ngôn Assembly còn chương trình ứng dụng có thể được viết bằng ngôn ngữ Turbo Pascal hay C++

Chương trình phục vụ trao đổi thông tin cần phải thực hiện được các chức năng sau:

- Khởi động khối ghép nối: tức ghi các lệnh xác định chế độ (mode) và lời điều khiển (lời lệnh) khối ghép nối và thiết bị ngoại vi.

- Ghi che chắn và cho phép ngắt.

Trang 38

- Đọc trạng thái thiết bị ngoại vi (bằng lệnh đọc-IN) và xử lý ngắt theo cách hỏi vòng (Polling) (lệnh so sánh- CMP), hoặc xử lý ngắt bằng mạch điện tử (phần cứng).

- Ghi số liệu ra.

- Từ thanh ghi chứa A của vi xử lý đưa thông tin về số liệu (D0-Dn) bằng lệnh viết WR hay đưa ra (OUT) thanh ghi đệm viết.

- Đọc số liệu (D0-Dn) vào máy tính ở thanh ghi đệm đọc bằng lệnh đọc RD hay đưa vào (IN) thanh ghi chứa A.

II.1.7 Giao diện của máy tính trong đo lường và điều khiển.

Trong đo lường và điều khiển để ghép nối máy tính với các thiết bị ngoại vi ta có thể thông qua các cổng ghép nối của máy tính.

II.1.7.1 Cổng ghép nối với máy in.

Việc nối máy in với máy tính được thực hiệu qua ổ cắm 25 chân ở sau máy tính Nhưng đây không chỉ là chỗ nối máy in mà khi sử dụng máy tính vào mục đích đo lường và điều khiển thì việc ghép nối cũng có thể thực hiện qua cổng cắm này

Qua cổng này các bít dữ liệu được truyền song song, nên đôi khi còn gọi là cổng ghép nối song song Tất cả các đường dẫn của cổng này đều tương thích TTL, nghĩa là chúng đều cung cấp một mức điện áp nằm giữa 0 và 5 V Sự sắp xếp các chân ra ở cổng náy in với tất cả các đường dẫn, xem hình 2.6.

Tất cả các đường dẫn tín hiệu của cổng máy in đều cho phép trao đổi thông tin qua các địa chỉ bộ nhớ máy tính, 17 đường dẫn được sắp xếp thành ba thanh ghi: ghi dữ liệu, ghi trạng thái và ghi điều khiển

Địa chỉ đầu tiên đặt đến được cổng máy in được xem như là địa chỉ cơ sở (Basic Address hoặc viết tắt là DCCS) Ở các máy tính PC được chế tạo trong thời gian gần đây có địa chỉ cơ sở của cổng máy in được sắp xếp như sau:

Trang 39

13 1

25 14

Hình 2.6 Bố trí chân ở cổng máy in của máy tính PCBảng 2.1 Chức năng chân cắm ở cổng máy in

1STRORELối ra ( output )U: Byte được in

10ACKLối vào ( Input )Acknowledge ( xác nhận )

Trang 40

Hình 2.7 Bố trí chân của cổng nối tiếp ở máy tính PC loại 25 chân

13 1

25 14

6 9

Hình 2.8 Bố trí chân của cổng nối tiếp ở máy tính PC loại 9 chân

Địa chỉ cơ bản đồng nhất với thanh ghi dữ liệu Thanh ghi trạng thái được đặt dưới địa chỉ cơ bản +1 Thanh ghi điều khiển với 4 đường dẫn lối ra của nó đặt dưới địa chỉ “ địa chỉ cơ bản + 2 ”.

Địa chỉ cơ bản của cổng máy in của máy tính PC được đặt ở những địa chỉ bộ nhớ xác định có thể được đọc ra bằng chương trình.

II.1.7.2 Cổng nối tiếp RS – 232.

Cổng nối tiếp RS-232 là giao diện phổ biến rộng rãi nhất Người dùng máy tính PC còn gọi các cổng này là COM 1, còn COM 2 để tự do cho các ứng dụng khác Giống như cổng máy in, cổng nối tiếp RS - 232 cũng được sử dụng một cách rất thuận tiện cho mục đích đo lường và điều khiển

Việc truyền dữ liệu qua cổng RS-232 được tiến hành theo cách nối tiếp, nghĩa là các bít dữ liệu được gửi đi nối tiếp nhau trên một đường dẫn Trên hình 2.7 và hình 2.8 là sự bố trí chân của phích cắm RS - 232 ở máy tính PC.

Cũng như cổng máy in, các đường dẫn tín hiệu riêng biệt cũng cho phép trao đổi qua các địa chỉ trong máy tính PC Trong trường hợp này, người

1 5

Ngày đăng: 25/04/2024, 10:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan