1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bttuan4 thamquyencuatoaannhandan

10 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thẩm Quyền Của Tòa Án Nhân Dân
Trường học Trường Đại Học Luật
Chuyên ngành Luật
Thể loại bài tập thảo luận
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 31,51 KB

Nội dung

Tòa án phải chuyển vụ việc dân sự khi thụ lý không đúng thẩm quyềnĐây là nhận định đúng.Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 41 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.Theo đó, nếu vụ việc dân sự đã được

Trang 1

MỤC LỤC

1 Nguyên đơn có thể lựa chọn khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn thường trú hoặc

2 Các bên luôn có quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm

5 Tòa án nơi bị đơn có tài sản có thẩm quyền giải quyết nếu nguyên đơn không

a Giả sử Tòa án thụ lý vụ án, xác định quan hệ tranh chấp và tư cách đương sự?

4

2 Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án các cấp liên quan đến việc xác định

3 Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản án

Trang 2

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 4 THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN PHẦN 1 NHẬN ĐỊNH

1 Nguyên đơn có thể lựa chọn khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn thường trú hoặc tạm trú

Sai Chỉ được lựa chọn trong Điều 40

2 Các bên luôn có quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Đây là nhận định sai

Cơ sở pháp lý: Điểm b, điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm

2015.

Không phải trong mọi trường hợp, các bên đều có quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa

án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Vì chỉ khi đó là những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương

mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 BLTTDS thì các bên mới có

quyền tự thỏa thuận lựa chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở có thẩm quyền giải quyết tranh chấp Và việc thỏa thuận lựa chọn phải bằng văn bản Ngoài ra, nếu đối tượng tranh chấp là bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết

3 Tòa án phải tách vụ án khi có yêu cầu của đương sự

Đây là nhận định sai

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 42 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, đương sự không có quyền yêu cầu Tòa án tách vụ án Việc tách vụ án chỉ được Tòa án thực hiện trong trường hợp vụ án có nhiều quan hệ pháp luật phải giải quyết một cách độc lập mà không ảnh hưởng tới việc giải quyết các quan hệ pháp luật khác Đồng thời việc tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo đảm đúng pháp luật Vì vậy, Toà án không phải tách vụ án khi có yêu cầu của đương sự

4 Tòa án phải chuyển vụ việc dân sự khi thụ lý không đúng thẩm quyền

Đây là nhận định đúng

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 41 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, nếu vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho

Trang 3

Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý Vì vậy, Toà án phải chuyển

vụ việc dân sự khi thụ lý không đúng thẩm quyền

5 Tòa án nơi bị đơn có tài sản có thẩm quyền giải quyết nếu nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc, có trụ sở của bị đơn

Đây là nhận định đúng

Cơ sở pháp lý: Điểm a khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, nếu trong trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động nơi bị đơn có tài sản giải quyết Vì vậy, Toà án nơi bị đơn có tài sản có thẩm quyền giải quyết nếu nguyên đơn không biết nơi

cư trú, làm việc, có trụ sở của bị đơn

PHẦN 2 BÀI TẬP

Bài 1

Ông Điệp và bà Lan (cùng cư trú tại Quận 1, TPHCM) là chủ sở hữu của căn nhà tại địa chỉ số 02 NTT, Quận 4, TPHCM Năm 2000, ông Điệp và bà Lan xuất ngoại nên có nhờ ông Tuấn và bà Bích (cư trú tại Quận 7, TPCHM) trông coi căn nhà số 02 NTT, Quận 4, TPHCM Năm 2015, ông Điệp và bà Lan trở về nước sinh sống và yêu cầu ông Tuấn, bà Bích trả lại căn nhà cho ông bà Ông Tuấn và

bà Bích không đồng ý vì trong thời gian ông Điệp và bà Lan ở nước ngoài ông Tuấn và bà Bích đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà nêu trên và gia đình ông bà (gồm có ông bà và hai người con

là anh Trung và chị Thủy) đã sinh sống ổn định trong căn nhà này Năm 2017, ông Điệp và bà Lan đã khởi kiện yêu cầu ông Tuấn và bà Bích phải trả lại căn nhà nêu trên.

1 Xác định tư cách đương sự

Đầu tiên, ta xác định đây là vụ án dân sự Bởi vì, trong tình huống nêu trên, đã xảy

ra tranh chấp giữa ông Điệp, bà Lan và ông Tuấn, bà Bích về căn nhà số 02 NTT,

Quận 4, TPHCM, và giả sử đã được Tòa án thụ lý theo Điều 1 và khoản 2 Điều 26 Bộ

luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Đương sự trong vụ án dân sự gồm có: nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi,

nghĩa vụ liên quan theo khoản 1 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Nguyên đơn: ông Điệp và bà Lan Bởi vì, trong tình huống nêu trên, ông Điệp và bà Lan đã cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm khi ông Tuấn và bà Bích

Trang 4

không trả lại căn nhà cho ông bà và đã được Tòa án thụ lý theo khoản 2 Điều 68 Bộ

luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Bị đơn: ông Tuấn và bà Bích Bởi vì, trong tình huống nêu trên, hai ông bà đã bị ông Điệp và bà Lan khởi kiện, bị cho rằng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông Điệp và bà Lan, cụ thể là xâm phạm đến căn nhà số 2, NTT và đã được Tòa án

thụ lý theo khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Người có nghĩa vụ liên quan: anh Trung và chị Thủy Bởi vì, trong tình huống nêu trên, mặc dù anh Trung và chị Thuỷ không khởi kiện cũng không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án dân sự này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi hoặc nghĩa vụ của hai người vì hai người đã cùng sinh sống tại căn nhà này một thời gian dài, họ sẽ phải liên đới để trả lại căn nhà cho nguyên đơn; mà khi có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự thì sẽ được Tòa án xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

theo khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

2 Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên

Thẩm quyền theo vụ việc: Tranh chấp trên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án,

vì đây là tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản (cụ thể là tranh chấp quyền sở hữu

căn nhà tại địa chỉ số 02 NTT, Quận 4, TPHCM) quy định tại khoản 2 và khoản 9

Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Thẩm quyền theo cấp: Tòa án nhân dân cấp huyện (cụ thể là Toà án nhân dân Quận 4) có thẩm quyền giải quyết, vì như chứng minh ở trên, đây là tranh chấp quyền sở

hữu đối với tài sản theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Thẩm quyền theo lãnh thổ: Tòa án nhân dân Quận 4 có thẩm quyền giải quyết vì đối tượng tranh chấp là bất động sản (căn nhà tại địa chỉ số 02 NTT, Quận 4, TPHCM)

nên chỉ có Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết theo điểm c khoản 1

Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn: Không có

Bài 2

Năm 1980, bà Nguyễn Thị Nga (cư trú ở quận 1, TPHCM) nhận chuyển nhượng 350m 2 đất của bà Lê Khắc Ngọc Luyện (cư trú tại TP Vũng Tàu) tại số nhà 57B đường Nguyễn Thái Học, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Năm 1989 bà Luyện chuyển nhượng cho vợ chồng ông Tăng Vĩnh Ký (cư trú tại Quận 2, TPHCM) diện tích 980m 2 đất tại địa chỉ nêu trên (bao gồm cả phần đất đã chuyển nhượng cho bà Nga).

Trang 5

Năm 1995, bà Nga khởi kiện vợ chồng ông Ký yêu cầu hoàn trả lại phần nhà đất 350m 2 bà Nga đã nhận chuyển nhượng từ bà Luyện.

Năm 1997, bà Nga chuyển nhượng phần đất 350m 2 nêu trên cho ông Nguyễn Kim Hạnh (cư trú tại Quận 3, TPHCM), giấy chuyển nhượng không có xác nhận của công chứng và chứng thực của chính quyền địa phương.

Năm 2003, bà Nga xuất cảnh, trước khi bà Nga xuất cảnh thì bà Nga có ủy quyền cho anh Trần Hưng Quốc (là con trai bà Nga) tiếp tục theo vụ kiện đòi ông

Ký trả nền nhà và nếu không đòi được nền nhà thì anh Quốc sẽ hoàn trả lại số tiền chuyển nhượng nhà đất đã nhận cho ông Hạnh Từ năm 2008 đến nay, anh Quốc bỏ nhà đi khỏi địa phương, không rõ địa chỉ liên lạc.

Giả sử năm 2017, ông Nguyễn Kim Hạnh khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông Tăng Vĩnh Ký giao trả phần đất 350m 2 ông Hạnh đã nhận chuyển nhượng từ bà Nga Câu hỏi:

a Giả sử Tòa án thụ lý vụ án, xác định quan hệ tranh chấp và tư cách đương sự?

● Quan hệ tranh chấp: Đây là tranh chấp về quyền sở hữu tài sản theo khoản 2

Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, vì những lý do sau:

o Thứ nhất, giữa ông Hạnh và vợ chồng ông Ký không tồn tại hợp đồng mua bán hay hợp đồng chuyển nhượng

o Thứ hai, ông Hạnh nhận chuyển nhượng từ bà Nga còn vợ chồng ông Ký nhận chuyển nhượng từ bà Luyện và tranh chấp xảy ra đối với phần diện tích 350m2 mà bà Luyện đã chuyển nhượng cho Nga và cũng đồng thời chuyển nhượng cho vợ chồng ông Ký

o Thứ ba, giấy chuyển nhượng giữa bà Nga và ông Hạnh không có xác nhận của công chứng và chứng thực của chính quyền địa phương

● Tư cách đương sự:

o Ông Hạnh là nguyên đơn theo khoản 2 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự

năm 2015, vì ông là người khởi kiện cho rằng quyền và lợi ích của ông

đối với phần diện tích đất 350m2 đang bị xâm phạm

o Vợ chồng ông Ký là bị đơn theo khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân

sự năm 2015, vì vợ chồng ông là bên bị ông Hạnh khởi kiện vì cho rằng

vợ chồng ông đang xâm phạm quyền và lợi ích của ông Hạnh đối với phần diện tích đất 350m2

o Bà Nga và bà Luyện là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo

khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, vì hai bà tuy

Trang 6

không khởi kiện cũng không bị kiện nhưng việc giải quyết đối với phần diện tích đất 350m2 có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của hai bà

b Ông Hạnh có thể khởi kiện ở Tòa án nào?

Ông Hạnh có thể khởi kiện ở Tòa án nhân dân thành phố Vũng Tàu, vì:

Thứ nhất, tranh chấp là tranh chấp về quyền sở hữu tài sản theo khoản 2 Điều 26

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như đã phân tích ở trên Cho nên, tranh chấp này

thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Thứ hai, theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thì Tòa

án cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp quyền sở hữu tài sản Cho nên, tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện

Thứ ba, theo điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thì đối

tượng tranh chấp là bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải

quyết Mà đối tượng tranh chấp ở đây cũng bất động sản theo khoản 1 Điều 107 Bộ

luật Dân sự năm 2015 Do đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Toà án nhân dân

thành phố Vũng Tàu

PHẦN 3 PHÂN TÍCH ÁN

Đọc Bản án số 88/2018/DS-PT ngày 02/5/2018 của TAND tỉnh Đồng Nai Thực

hiện các công việc sau:

1 Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp

Về quan hệ tranh chấp: Do bà N khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 03/7/2009 giữa bà và ông H, bà M, đồng thời bà yêu cầu ông H, bà M trả cho bà số tiền đã nhận là 330.000.000 đồng Do đó, đây là quan

hệ tranh chấp về hợp đồng dân sự theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm

2015, cụ thể là “Yêu cầu hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.

2 Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án các cấp liên quan đến việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Bảo vệ quan điểm của Tòa án cấp sơ thẩm

Tòa án cấp sơ thẩm tức là Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa cho rằng mình có thẩm quyền để giải quyết quan hệ tranh chấp “Hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền

sử dụng đất” và “Đòi lại tài sản”

Nhóm đồng ý với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm vì:

Thứ nhất, trước tiên, về việc xác định quan hệ tranh chấp, thì nhóm đồng ý vì bà N

có thỏa thuận sang nhượng của vợ chồng ông H và bà M thửa đất số 317 với giá mua

Trang 7

bán thỏa thuận ban đầu là 1.060.000.000 đồng Bà N đã thanh toán được số tiền tổng là

330 triệu đồng, sau đó ông H đổi ý và nâng giá đất lên là 1,5 tỷ đồng thì bà N không đồng ý Sau khi thỏa thuận không thành về số tiền 1,5 tỷ đồng thì bà N không muốn

mua đất nữa và yêu cầu Tòa án xem xét hủy bỏ hợp đồng sang nhượng đất viết tay giữa bà N và vợ chồng ông H, bà M, đồng thời yêu cầu ông H, bà M phải hoàn trả

cho bà N số tiền đã nhận là 330.000.000đ.

Qua đó, ta thấy đối tượng tranh chấp ở đây là tiền mà bà N đã trả cho ông H, là tranh chấp liên quan đến bất động sản chứ không phải tranh chấp về bất động sản, là số tiền 330.000.000đ chứ không phải về quyền sử dụng đất

Chúng ta cần phải phân biệt rõ tranh chấp về bất động sản khác với tranh chấp liên quan đến bất động sản Theo đó tranh chấp về bất động sản tức là tranh chấp về quyền

sở hữu bất động sản hay tranh chấp về các quyền khác đối với bất động sản Còn tranh chấp liên quan tới bất động sản tức là tranh chấp về các giao dịch có liên quan đến bất động sản như: tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay tranh chấp

về thừa kế nhà thì đối tượng không là bất động sản

Ở vụ án trên, mới đầu cả hai bên thỏa thuận thửa đất đó có giá 1.060.000.000đ, bà

N đã thanh toán 330.000.000đ và sau đó ông H tăng giá thửa đất lên 1.500.000.000đ thì bà không đồng ý, bà có thoả thuận với ông H về để giá tiền ở mức ban đầu là 1.060.000.000đ hoặc trả 330.000.000đ cho bà N nhưng ông H đều không chịu Theo

đó, thì bà N phải yêu cầu Toà án huỷ cái hợp đồng viết tay đó thì mới đòi được 330.000.000đ (🡪 Nếu là các bạn, thì các bạn có yêu cầu huỷ hợp đồng đó để đòi số tiền không?) Do đó, đối tượng tranh chấp là 330.000.000đ chứ không phải đất đai

Cùng với đó, thì số tiền 330.000.000đ mà bà N đưa cho vợ chồng ông H là tiền sang nhượng quyền sử dụng đất chứ không phải là tiền đặt cọc vì từ đầu cả hai bên không thỏa thuận về tiền đặt cọc

Qua các căn cứ nêu trên, ta thấy yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng của bà N là hoàn toàn hợp lý vì ông H đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng, cụ thể ông đã thay đổi số tiền 1.060.000.000đ lên 1.500.000.000đ khiến cho bà N không đạt được mục đích của

mình theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 423 Bộ luật Dân sự năm 2015 Do đó,

ông H phải hoàn trả cho bà N 330.000.000đ, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì

đã nhận theo khoản 2 Điều 427 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thêm nữa, hợp đồng giữa bà N và ông H chưa có công chứng, chứng thực và cũng chưa thực hiện được hai phần ba nghĩa vụ hợp đồng ((330.000.000đ/1.060.000.000đ) x 100% = 30%) cho nên giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức do đó các bên cũng phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, cụ thể ông H phải hoàn trả cho bà N

Trang 8

330.000.000đ theo khoản 2 Điều 129 và khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự năm

2015.

Củng cố:

Thứ nhất, trước tiên cần phải xét đây có thuộc thẩm quyền của Toà án hay không, thì đây thuộc thẩm quyền của Toà án vì cả hai quan hệ tranh chấp trên là tranh chấp về

quyền sở hữu đối với tài sản (cụ thể là 330.000.000đ) theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật

Tố tụng dân sự năm 2015.

Thứ hai, do là tranh chấp về quyền sở hữu (330.000.000đ) nên thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện, cụ thể là Toà án nhân dân thành phố Biên Hoà theo

điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Thứ ba, theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa

án có thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ được xác định tại nơi bị đơn cư trú Vì ông

H và bà N đều cư trú tại thành phố Biên Hòa nên việc Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa thụ lý vụ án là đương nhiên Như đã nói, vụ án có liên quan đến bất động sản, đối tượng tranh chấp ở đây là tiền chứ không phải bất động sản nên không thể áp dụng

điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

“Sau ngày 30/10/2010, bà N và bà T không quay lại gặp ông H, bà M để thực hiện việc mua bán nữa Đây được xem như bà N và bà T từ bỏ việc mua bán và đương nhiên mất tiền cọc như đã cam kết” Với tình tiết này, có thể thấy rằng, theo tư tưởng của bị đơn thì nguyên đơn quan tâm đến số tiền 330.000.000đ Vì thế, đây cũng là căn

cứ để cho rằng đối tượng tranh chấp là số tiền 330.000.000đ chứ không phải thửa đất

Bảo vệ quan điểm của Tòa án cấp phúc thẩm

Vụ án này có quan hệ tranh chấp là “Yêu cầu hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền

sử dụng đất”, là tranh chấp có liên quan đến quyền sử dụng đất Do đó, thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định là Tòa án nơi có bất động sản giải quyết, tức thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện V Việc Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa thụ lý giải quyết vụ án này là không đúng

thẩm quyền quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015,

là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của đương sự

Nhóm đồng ý quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm vì:

Ngày 03/07/2009, bà N có thỏa thuận sang nhượng của vợ chồng ông Nguyễn Trung H và bà Đào Thị M thửa đất số 317 với giá mua bán thỏa thuận là 1.060.000.000 đồng Bà N đã thanh toán được số tiền tổng là 330 triệu đồng, sau đó

Trang 9

ông H đổi ý và nâng giá đất lên là 1,5 tỷ đồng thì bà N không đồng ý Sau khi thỏa thuận không thành thì bà N không muốn mua đất nữa và yêu cầu Tòa án xem xét hủy

bỏ hợp đồng sang nhượng đất viết tay giữa bà N và vợ chồng ông H, bà M lập ngày 03/7/2009, đồng thời yêu cầu ông H, bà M phải hoàn trả cho bà N số tiền đã nhận là 330.000.000đ (Ba trăm ba mươi triệu đồng), ngoài ra không còn yêu cầu gì khác Đối tượng tranh chấp ở đây là đất đai, cụ thể là “Yêu cầu hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”

Cho nên:

Thứ nhất, trước tiên cần phải xét đây có thuộc thẩm quyền của Toà án hay không, thì đây là quan hệ tranh chấp thuộc thẩm quyền của Toà án vì là tranh chấp về hợp

đồng dân sự theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Thứ hai, theo điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì nếu

đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết nên chỉ có Tòa án nơi có bất động sản là Tòa án nhân dân huyện V có thẩm quyền giải quyết, không thể là Tòa án nơi bị đơn cư trú cũng không thể là Tòa án do

hai bên đương sự thỏa thuận Dù cho tranh chấp dân sự này thỏa mãn điểm a và b

Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nhưng vì đây là tranh chấp về bất động

sản nên chỉ có Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết

Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm đã xác định thẩm quyền thụ lý giải quyết thuộc về Toà án nhân dân huyện V là hoàn toàn hợp lý theo quy định của pháp luật tố tụng dân

sự Không chỉ như vậy việc xác định Toà án nhân dân huyện V có thẩm quyền thụ lý giải quyết tranh chấp có đối tượng bất động sản ở huyện này còn giúp các cơ quan chức năng thuận tiện trong việc thu thập chứng cứ điều tra, giải quyết công tâm, khách quan, đúng đắn và triệt để hơn

Củng cố quan điểm:

● Không thể xác định đối tượng tranh chấp ở đây là tài sản của bà N (số tiền 330.000.000đ) do số tiền này bắt buộc phải xem xét giải quyết khi hủy hợp đồng

● Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà N với vợ chồng ông H có đối tượng chính là bất động sản là miếng đất có diện tích 5000m2 ở huyện V

● Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa xác định quan hệ tranh chấp là “Xin hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và Đòi lại tài sản” là không chính xác vì đã xác định không đúng đối tượng tranh chấp và Toà án nhân dân thành phố Biên Hòa đã thụ lý giải quyết tranh chấp là không đúng thẩm quyền làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của đương sự

Trang 10

● Thời hiệu khởi kiện của bà N đã hết nên việc Tòa án tách 2 yêu cầu của bà N ra

để giải quyết là đình chỉ đối với yêu cầu xin hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và buộc ông bà H, M trả 330.000.000đ cho bà N là không thể hiện đúng bản chất của vụ việc

● Đất của ông bà H, M thuộc thửa 261, tờ bản đồ 21 xã T nhưng phía nguyên đơn lại nói rằng diện tích đất mua bán thuộc thửa đất số 317, tờ bản đồ 35 xã T, Tòa

sơ thẩm không xác minh làm rõ sự khác nhau của 2 thửa này Từ việc không làm rõ này, Toà án sơ thẩm mới xác định sai quan hệ tranh chấp

3 Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề pháp lý đó

Vấn đề pháp lý được nêu ở trên là xác định thẩm quyền thụ lý giải quyết theo lãnh thổ của Tòa án

Nguyên đơn là bà N khởi kiện bị đơn là vợ chồng ông H, bà M về “Yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” Lúc đầu bà N và vợ chồng ông H giao kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là miếng đất 5000m2 thuộc huyện V với số tiền là 1.060.000.000đ Bà N đã thanh toán cho vợ chồng ông H số tiền 330.000.000đ Tuy nhiên vợ chồng ông H đã tăng số tiền chuyển nhượng lên 1,5 tỷ và bà N không chấp nhận tiếp tục thực hiện hợp đồng Toà án nhân dân thành phố Biên Hoà đã thụ lý

và giải quyết vụ án này Tuy nhiên Tòa cấp phúc thẩm (Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai) nhận định rằng Toà án nhân dân thành phố Biên Hòa đã thụ lý giải quyết tranh chấp không đúng thẩm quyền theo lãnh thổ, mà phải là Tòa án nhân dân huyện V mới

có thẩm quyền giải quyết vụ án trên

Ngày đăng: 23/04/2024, 23:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w