Máy có mô tơ để đưa đầu phun về vị trí cố định khi không in hoặc khi cần thay thế.- Dây băng để kết nối đầu phun với mô tơ điều khiển - Thanh dẫn để đảm bảo đầu phun di chuyển chính xác
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN KỸ THUẬT IN VÀ TRUYỀN THÔNG
Báo CáoTHÍ NGHIỆM IN SỐ
Trang 2Cấu tạo các bộ phận chính của máy in phun
Bài 1 Tìm hiểu cấu tạo máy in phun
I Mục đích
- Biết cấu tạo các bộ phận chính trong máy in phun
- Biết cách kiểm tra, kết nối, máy in phun
II Kết Quả Thí Nghiệm
1 Các bộ phận chính của máy in phun
Trang 3- Hộp mực (cartridge): chứa các mực in với các màu mực khác
nhau Trong máy L1800 hộp mực được với đầu phun
- Mô tơ điều khiển chuyển động của đầu phun, hộp mực tiến và lùi ngang qua giấy Máy có mô tơ để đưa đầu phun về vị trí cố định khi không in hoặc khi cần thay thế
- Dây băng để kết nối đầu phun với mô tơ điều khiển
- Thanh dẫn để đảm bảo đầu phun di chuyển chính xác
* Hệ thống vận chuyển giấy:
- Khay nạp giấy: Các máy in thông thường có 2 khay nạp giấy
- Khay tiêu chuẩn (standard tray): dùng cho các loại giấy tiêu chuẩn
- Khay linh hoạt (auxiliary tray): dùng cho các loại phong bì,
tem nhãn hoặc khổ đặc biệt
- Hệ thống lô : kéo giấy từ khay vào và đẩy giấy lên vị trí in khi đầu phun đã sẵn sàng
- Mô tơ vận chuyển giấy: truyền động hệ thống lô để giấy vận
chuyển chính xác và liên tục
* Hệ thống nguồn điện và đều khiển:
- Nguồn điện (Power supply): cung cấp năng lượng điều khiển mọi hoạt động của máy
- Bảng mạch điều khiển (Control circuitry): gồm nhiều vi mạch phức tạp để điều khiển các hoạt động cũng như giải mã các thôngtin từ máy tính chuyền tới máy in
- Cổng kết nối (Interface port(s): Cổng nối USB
2 Đánh giá khả năng in của máu in Epson L1800
- Trang bị đầu phun 1,5pl với công nghệ in nhỏ giọt có thể thay đổi
Trang 4- Độ phân giải cao: 5760 x 1440 DPI
- Cải tiến mới được trang bị hệ thống dẫn mực ngoài với 6 hộp mực tương ứng với 6 màu mực in:
Trang 5Bài 2 Căn chỉnh máy in phun
I Mục đích
- Nắm được các thao tác cơ bản để vận hành máy in phun
- Biết cách kiểm tra và căn chỉnh máy in phun
II Cơ sở lý thuyết
Quá trình chuẩn bị máy in bao gồm 3 bước :
- Kết nối máy in với máy tính
- Kiểm tra tình trạng mực (ink level): với L1800 ta cần kiểm tra mực
trong bình chứa bên ngoài và bên trong cartridge, nhiều trường hợpmực bên ngoài bình chứa không được bơm vào do lỗi thiết bị Cần đảm bảo lượng mực đủ để phục vụ quá trình in
- Kiểm tra đầu phun: 2 yếu tố chính cần kiểm tra là lỗi đầu phun (đầu
phun không phun mực được) và tính thẳng hàng của đầu phun
Lỗi đầu phun (Printhead error): thường xảy ra do hết mực, tắc
mực hoặc lỗi điều khiển Thông thường những lỗi này máy sẽ báo trên màn hình hiển thị và quá trình in không thực hiện được Trong rất nhiều trường hợp, quá trình in vẫn thực hiện được
(máy không báo lỗi đầu phun) nhưng một số vi lỗ trong đầu phun
bị tắc làm giảm lượng mực phun ra cũng như chất lượng in Để phát hiện lỗi này cần thực hiện quá trình kiểm tra vi lỗ (sử dụng
công cụ nozzle check)
Tính thẳng hàng của đầu phun (Printhead alignment): trong 1 hệ
thống in có thể có nhiều chế độ căn chỉnh thẳng hàng được áp dụng tùy theo yêu cầu chất lượng, lượng, độ sắc nét chi tiết và tốc độ in Cần lưu ý rằng quá trình căn chỉnh thẳng hàng chỉ
được thực hiện trên 1 số loại giấy theo qui chuẩn của hãng cung cấp máy
Trang 6III Kết Quả Thí Nghiệm
Trình tự TN
- Bật máy in phun, máy tính PC
- Kiểm tra mực trong cartridge : Tình trạng mực vẫn còn nhiều
- Tiến hành kiểm tra đầu phun :
Dùng công cụ Nozzle check để thực hiện kiểm tra đầu phun : Kết quả trên tờ in cho thấy đầu phun bị tắc
Trang 7Nguyên nhân: + Mực in đọng trên đầu phun
+ Các tinh thể áp điện bị hư hoặc quá tải+Lưới lọc bên trong đầu phun bị nghẹt+Sự cố con chíp điện
+Chất lượng mực in+ Lưới lọc bị nghẹt nên mực không thể phun ra
+Thay đổi mực in thường xuyên+Điện áp đầu phun
+Máy in phun để lâu không dùng
Giải Pháp:
Chọn lệnh Clean ngay trên hộp thoại hoặc chọn công cụ Head
Clearing
Tiếp tục thực hiện in kiểm tra đầu phun
Nếu sau khi thực hiện các thao tác cho máy tự vệ sinh đầu phun 3 lần
mà đầu phun vẫn còn tắc Sử dụng công cụ Power ink Fushing, nhà sảnxuất khuyến cáo chỉ sử dụng công cụ này khi tắc mực nặng trên 50%,
Trang 8không sử dụng quá 1 lần/ tuần Máy in sẽ tiến hành xả mực mạnh, phảiđảm bảo mực trong castrige còn trên 50%
Nếu chưa hết tắc ta phải tiến hành tháo rửa đầu phun, hoặc thay mớiđầu phun
- Kiểm tra tính thẳng hàng của đầu phun
+ Nạp giấy cho máy in
+ Mở hộp thoại print head alignment
+ Máy in sẽ tự động căn chỉnh đầu phun (quá trình căn chỉnh sẽ diễn ra trong vài phút) Trong khi căn chỉnh máy in sẽ in các mảng màu để đánh giá tính thẳng hàng của đầu phun
Trang 9Bài 3 Xác lập thông số in cho quá trình in cụ thể
I Mục đích
- Nắm được các thao tác cơ bản để vận hành máy in phun
- Thực hành in 1 số sản phẩm cụ thể trên hệ thống máy in phun
II Kết Quả Thí Nghiệm
Vật Tư và Thiết Bị
- Giấy in : giấy ốp khổ A3+ định lượng 100g/m2
- Mực in phun Epson L1800 (1 bộ mực 6 màu)
- Phụ kiện máy in: Đầu phun, băng từ, dây curoa
- Máy in Epson L1800
- Xác lập các thông số cơ bản
Các thông số cơ bản cần xác lập trong quá trình in phun bao gồm:
+ Kiểu vào giấy: giấy ngang, dọc
+ Chủng loại giấy: các máy in phun thường có sự điều chỉnh chế độ in cho nhiều loại giấy khác nhau
Chủng loại giấy có liên quan chặt chẽ đến chất lượng in Do vậy, việc lựa chọn đúng loại giấy cho phép tạo ra sản phẩm in đáp ứng yêu cầu
Trang 10về chất lượng hình ảnh, màu sắc, thời gian khô và có thể tránh được những sự cố có thể làm hỏng đầu phun.
+ Khổ giấy in:
+ Chế độ in: lựa chọn chế độ in phải căn cứ theo yêu cầu sản phẩm, đặc tính bài mẫu, chủng loại giấy và khả năng làm việc của thiết bị + Màu sắc: Quản lý màu và cân bằng màu là 2 yếu tố chính trong điều chỉnh màu Trên các máy in nói chung đều có sẵn 1 số hệ thống quản
lý màu để người in lựa chọn
Trang 11Thực hiện in
Sau khi đã xác lập các thông số đúng theo yêu cầu, lệnh in (Print) đượcthực hiện Khi thực hiện in trực tiếp từ 1 số phần mềm ứng dụng, ta có thể sử dụng chế độ Preview để xem trước hình ảnh trên giấy
Trình tự thí nghiệm
1 Chuẩn bị mẫu, nguyên vật liệu
- Kiểm tra kích thước mẫu, so với khổ giấy định in
- Đánh giá đặc tính bài mẫu: dạng nét, ảnh nửa tông hay hỗn hợp, độphân giải
- Chuẩn bị giấy đúng chủng loại, kích thước theo yêu cầu
2 Chuẩn bị máy in
- Bật máy in phun, máy tính PC
- Kiểm tra mực
- Kiểm tra đầu phun
- Kiểm tra tính thẳng của đầu phun
Trang 12In ảnh RGB và CMYK giấy ốp độ phân giải ảnh 240ppi
In ảnh CMYK giấy couche và giấy ốp độ phân giải 72ppi, 240ppi
Thông số in giấy couche
Trang 134 Đánh giá chất lượng tờ in
+ Tờ in có hiện tượng sọc trắng do máy in L1800 bị tắc đầu phun
+ Ảnh in RGB cho ra màu tối hơn so với ảnh CMYK với cùng chế độ in+ Ảnh in trên 2 loại giấy ốp và couche cho thấy sự khác biệt:
Couche
+ Khả năng phục chế tốt, thấy
được các chi tiết ở vùng tối
+ Mực có dấu liệu bị nhòe do
thấm hút kém
+ Độ sắc nét chưa cao, màu sắc
rực rỡ, tươi sáng
Ốp+ Khi in ra bị mất các chi tiết ởvùng tối và
+ Giấy bị phồng sau khi in dothấm hút mực nhiều
+ Độ nét cao, tông màu trầm rõ rệt
Trang 14Bài 4 Thực hành in ảnh đen trắng bằng máy in phun màu
I Mục đích
- Nắm được các thao tác cơ bản để vận hành máy in phun
- Thực hành in bài mẫu đen trắng bằng máy in phun màu
II Kết Quả Thí Nghiệm
- Giấy in : Giấy ốp khổ A3+ định lượng 300g/m2
- Mực in phun Epson L1800 (1 bộ mực 6 màu)
- Máy in Epson L1800
Chuẩn bị mẫu, nguyên vật liệu
- Kiểm tra kích thước mẫu, so với khổ giấy định in, độ phân giải, độtương phản, chi tiết vùng tối, chi tiết vùng sáng, vùng trung gian
- Sử dụng mẫu in: Black and White Test Print (Keith Copper - 2004)
- Chuẩn bị giấy đúng chủng loại, đúng kích thước theo yêu cầu
- Tiến hành kiểm tra file :
+ Chế độ ảnh Grayscale
+ Độ phân giải ảnh 300 ppi
+ Kích thước mẫu : A4
Trang 15Tiến hành thiết lập các thông số in cho mẫu :
Trang 16+ Chế độ in này sử dụng duy nhất một màu K trong bộ mực in phun
để phục chế hình ảnh của mẫu ( Mẫu Gray) Vì vậy, cân bằng xám được đảm bảo
In Color:
+ Với chế dộ in này, màu xám được phục chế bằng cách sử dụng 3 màu mực C M Y với tỉ lệ bằng nhau Nhưng thực tế khi tỉ lệ C M Y bằng nhau lại không đạt được cân bằng xám, do mực in không phải là mực lý tưởng nên khi in ở chế độ này mẫu ảnh Gray xuất hiện màu hồngtím tại vùng tầng thứ thấp
Trang 17Bài 5 Thực hành xây dựng khung bao màu trong in phun
I Mục đích
- Nắm được các thao tác cơ bản để vận hành máy in phun
- Thực hành xây dựng khung bao màu cho máy in phun
II Kết quả thí nghiệm
1 Khung bao màu
Khung màu (color gamut) là tập hợp các màu có thể tạo ra được từ 1
hệ thống in cụ thể Còn khung bao màu (color gamut boundary) có thể hiểu đơn giản là đường bao (đường ranh giới) của khung màu trong không gian màu (hình 1)
Hình 1- khung bao màu của một số
Trang 18máy quay,…) và là thông tin chủ yếu để thực hiện việc quản lý màu như tạo profile màu cho các thiết bị, hiệu chỉnh màu (gamut mapping).
Sự mô tả chính xác khung màu là yêu cầu cần thiết cho tất cả các hệ thống mô phỏng quá trình in hay in thử cũng như quá trình hiển thị hình ảnh
Xác định khung bao màu bằng phương pháp đa giác lồi
Cách đơn giản nhất để xác định các đỉnh của đa giác trong phương pháp đa giác lồi đã được Javis March đưa ra Cách này được thực hiện theo 3 bước với tập hợp các điểm đo có tọa độ x, y hoặc L, a
1 Chọn phần tử có giá trị y nhỏ nhất, gọi là p0
2 Tìm trong tập hợp điểm đo, điểm pj nào có thể tạo với p0 một góc nhỏ nhất (tính theo ngược chiều kim đồng hồ) Nối đường thẳng p0 và pj
3 Tiếp tục bước thứ hai cho đến khi pj gặp p0
Phương pháp Javis March để xác định khung bao màu
Nguyên vật liệu và thiết bị thí nghiệm
Trang 19- Mực in phun Epson L1800 (1 bộ mực 6 màu)
- Máy in Epson L1800
- 1 máy đo phổ kết nối với máy tính
Trình tự TN
1 Chuẩn bị mẫu, nguyên vật liệu
- Kiểm tra kích thước mẫu, so với khổ giấy định in
- Sử dụng mẫu in: IT8 7/3
- Chuẩn bị giấy đúng chủng loại, kích thước theo yêu cầu, cần phải xác định đúng mặt in để đảm bảo chất lượng
2 Chuẩn bị máy in (thực hiện các bước như bài 2)
- Bật máy in phun, máy tính PC
- Kiểm tra cartridge mực
- Kiểm tra đầu phun
- Kiểm tra tính thẳng của đầu phun
Trang 20Sử dụng phím chức năng Paper/Quality để chọn các thông số:
+ Kích thước giấy in: A4
+ Kiểu vào giấy: Dọc
+ Chất lượng in : High
+ Chế độ in : Color
Thực hành sử dụng máy đo phổ để đo tọa độ màu
- Lựa chọn chế độ đo phù hợp với phương pháp in, giấy và mực in
Trang 21Tiến hành đo tọa độ màu x, y của tất cả các ô màu trên các mẫu in
Tập hợp kết quả đo theo từng loại giấy hoặc từng loại mực