1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG BIẾN TẦN MISUBISHI ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA 2HP

12 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều khiển hệ thống truyền động biến tần Mitsubishi động cơ KĐB 3 pha 2HP
Tác giả Nguyễn Văn Duy, Lục Ban Nguyên
Người hướng dẫn NGUYỄN VẠN QUỐC
Trường học Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa
Thể loại Đồ án truyền động điện
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Tên đề tài đăng ký : ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG BIẾN TẦN MISUBISHI ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA 2HP Sinh viên đã hiểu rõ yêu cầu của đề tài và cam kết thực hiện đề tài theo tiến độ và hoàn thà

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO

ĐỒ ÁN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN

ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG BIẾN TẦN MISUBISHI ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA 2HP

Ngành: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN – TỰ ĐỘNG HÓA

Chuyên ngành: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN – TỰ ĐỘNG HÓA

Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN VẠN QUỐC

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Duy Mã SV: 2180501102 Lớp: 21DTDA1 Sinh viên thực hiện: Lục Ban Nguyên Mã SV: 2180500347 Lớp: 21DTDA1

TP HCM, ngày tháng năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH

VIỆN KỸ THUẬT HUTECH

ĐỒ ÁN

TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN

Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN VẠN QUỐC

Nhóm thực hiện: Nguyễn Văn Duy 2180501093

Lục Ban Nguyên 2180500347

Lớp: 21DTDA1

TP HCM, ngày tháng năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Vạn Quốc, người đã tận tình hướng dẫn, cung cấp kiến thức cũng như cơ sở lý thuyết vững vàng cho em trong suốt quá trình làm đồ án.

Sau khi nhận đề tài, với sự cố gắng và nỗ lực nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Vạn Quốc thì nhóm chúng em đã hoàn thành đồ án, tuy nhiên với kiến thức và thời gian hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.

Cuối cùng, với mong muốn được học hỏi, em rất mong sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô chỉ bảo hướng dẫn thêm để em có thể rút kinh nghiệm cho những đồ án tiếp theo được tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm tác giả xin cam đoan báo cáo đồ án là do chính nhóm viết dưới sự hướng dẫn của thầy.

Các số liệu được sử dụng phân tích trong bài báo cáo có nguồn gốc rõ ràng Và các kết quả nghiên cứu trong bài là do nhóm tự tìm tòi, nghiên cứu và phân tích một cách trung thực và khách quan.

TP Hồ Chí Minh, tháng năm 2023 Nhóm tác giả thực hiện

Trang 5

Viện kỹ thuật - Hutech

PHIẾU ĐĂNG KÝ/GIAO

ĐỀ TÀI BÁO CÁO ĐỒ ÁN

1 Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên đăng ký đề tài (sĩ số trong nhóm 03):

(1) NGUYỄN VĂN DUY MSSV: 2180501102 Lớp: 21DTDA1

(2) LỤC BAN NGUYÊN MSSV: 2180500347 Lớp: 21DTDA1

Ngành : KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN – TỰ ĐỘNG HÓA

Chuyên ngành : KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN – TỰ ĐỘNG HÓA

2 Tên đề tài đăng ký : ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG BIẾN TẦN

MISUBISHI ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA 2HP

Sinh viên đã hiểu rõ yêu cầu của đề tài và cam kết thực hiện đề tài theo tiến độ và hoàn thành đúng thời hạn

.

TP HCM, ngày … tháng … năm ……….

Sinh viên đăng ký

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 7

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 8

Trang 8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Giới thiếu về đề tài

1.1.1 Lí do chọn đề tài: Máy nâng tời là các loại máy công tác dùng để thay đổi vị trí của đối tượng

công tác nhờ thiết bị mang vật trực tiếp, sự ra đời và phát triển của nó gắn liền với kỹ thuật của ngành công nghiệp nhằm giảm tối đa sức người trong lao động

1.1.2 Tầm quan trọng của đề tài: Để đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của các ngành kĩ thuật khác nhau, kỹ

thuật nâng vận chuyển cũng xuất hiện nhiều loại máy nâng vận chuyển mới, luôn cải tiến và hợp

lí hóa phương pháp phục vụ nâng cao hơn độ tin cậy làm việc, tự động hóa các khâu điều khiển, tiện nghi và thỏa mãn yêu cầu của người sử dụng Tùy theo kết cấu và công dụng, máy nâng chuyển được chia thành các loại: kích, bàn tời, palăng, cần trục, cổng trục, thang nâng.v.v 1.3 Mục tiêu và giới hạn của đề tài :

- Vận dụng kiến thức môn Truyền động điện và 1 số kiến thức khác sử dụng biến tần, động cơ,

… tính toán và thiết kế ra sản phẩm điều khiển palăng cầu trục 1 tấn

- Hiểu được cách điều khiển của palang

8

Trang 9

Mô phỏng điều khiển palang (do chi phí thiết bị quá cao nên nhóm chỉ dừng lại ở mức mô phỏng)

- Nhóm sẽ tập trung vào điều khiển động cơ palang trong ngữ cảnh ứng dụng nhất định, như trong các hệ thống vận chuyển hàng hóa, xây dựng hoặc công nghiệp Phạm vi đề tài sẽ không mở rộng đến các ứng dụng điều khiển động cơ khác ngoài lĩnh vực palang

1.4 Nội dung của đề tài:

 Động cơ

 Hệ thống truyền động

 Cơ cấu công tác

 Cơ cấu quay

 Cơ cấu di chuyển

 Hệ thống điều khiển

 Khung bệ

 Các thiết bị phụ

9

Trang 10

 Cơ cấu nâng vật

 Cơ cấu di chuyển xe con

 Cơ cấu di chuyển cầu

1.5 Phương pháp nghiên cứu.

Thiết kế là một quá trình sáng tạo, nó yêu cầu người thiết kế cần phải tìm hiểu, đề cập và giải quyết

hàng loạt yêu cầu Nhiệm vụ chính của thiết kế là tìm ra và cụ thể hóa các giải pháp kỹ thuật để từ đó chọn ra các phương pháp tối ưu Cuối cùng là đưa ra những thông tin về đối tượng thiết kế và từ những thông tin đó tạo ra sản phẩm cụ thể

Việc thiết kế phải có sự phù hợp giữa các đặc tính kỹ thuật của các đối tượng mới với các giải pháp kỹ thuật và mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như thực tế sản xuất Trong đề tài này, việc thiết kế được giới hạn trong “ điều khiển tốc độ palang cầu trục 1 tấn” sao cho đảm bảo được các tính năng kỹ thuật và yêu cầu đặt ra

1.4.1 Nghiệm vụ thiết kế:

- Điều khiên tốc độ palang cẩu trục 1 tấn

10

Trang 11

1.4.2 Yêu cầu thiết kế:

- Kích thước nhỏ gọn phù hợp với không gian làm việc chật hẹp trong xưởng cơ khí

- Đảm bảo tính bền, an toàn kinh tế, dễ dàng bảo trì và vận hành

- Tăng năng suất giảm nhẹ sức lao động của công nhân trong việc vận chuyển

- Thông số kỹ thuật:

+ Tải trọng nâng, hạ: 1 tấn

+ Chiều cao nâng hạ: 6m

+ Tốc độ nâng, hạ: 10m/ phút

+ Tốc độ di chuyển: 20m/ phút

+ Điện áp nguồn: 3 phase, 380V, 50Hz

1.4.3 Chọn phương án:

Cơ cấu nâng được thiết kế dùng tời và móc

11

Trang 12

Tời nâng gồm có động cơ điện, hộp giảm tốc, tang và cáp nâng

- Động cơ điện: có 2 loại động cơ điện 1 chiều và động cơ điện xoay chiều

+ Động cơ điện xoay chiều 3 pha được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp với công suất, tính bền cao, moment khởi động lớn, dễ đảo chiều

+ Động cơ điện 1 chiều là loại động cơ điện có khả năng điều chỉnh tốc độ trong phạm vi rộng, khi làm việc đảm bảo khởi động êm, hãm và đảo chiều dễ dàng nhưng bù lại thì giá thành sẽ cao, khi lắp đặt sẽ cần bộ chỉnh lưu khá phức tạp

Trên những ưu khuyết điểm của cả 2 loại động cơ vừa nói trên ta thấy được động cơ điện xoay chiều tuy tính chất thay đổi tốc độ không bằng động cơ điện một chiều nhưng với tính thông dụng, bền bỉ và kinh tế hơn thì những khuyết điểm của động cơ này vẫn chấp nhận được Vậy nên

ta sẽ dùng động cơ điện xoay chiều 3 pha là phù hợp

- Hộp giảm tốc: Sử dụng bộ truyền bánh răng trụ, bộ truyền bánh răng bôi trơn bằng tát dầu

- Tang được chế tạo bằng gang xám, có xẻ rãnh Cáp vào rãnh thì ứng suất phân bố đều, tránh được ứng suất tập trung trên cáp, giảm được giá thành so với thép

- Cáp nâng: lựa chọn dựa trên hệ số an toàn cho phép, và tuổi thọ của dây cáp Do đó ta phải chọn cáp cho phù hợp với tải trọng nâng, chịu lực căng dây lớn Có 2 loại dây cáp có thể sử dụng: Cáp bện xuôi và cáp bện chéo

+ Cáp bện xuôi: Có tính mềm, dễ uốn qua ròng rọc và tang, khả năng chống mòn tốt Nhược điểm

là dễ bị tở khi cáp bị đứt và dễ bị xoắn lại khi một đầu cáp ở trạng thái tự do

+ Cáp bện chéo: Có tính cứng, khó bị tở và không bị xoắn lại khi một đầu ở trạng thái tự do Nhưng dễ mòn khi làm việc

Dựa trên tính chất trên ta chọn loại cáp bện chéo

- Những tính chất cơ bản của các loại thép:

+ Các loại thép lá, tẩm dập có sức chịu đựng cao về kéo nén Nên dùng cho các phần tử tiếp nhận tải trọng kéo, nén Sử dụng loại thép này làm các tấm kê

+ Các loại thép CT3, thường là thép hình có độ bền cơ tính, tính công nghệ cao, tính bền dẻo do chịu va đập và tính hàn cao Nên dùng cho các phần tử tiếp nhận ứng suất uốn Ta sử dụng loại thép này làm kết cấu dầm chịu lực và làm khung xe con

- Phanh: Để đảm bảo an toàn và thích hợp với hệ thống dẫn động điện độc lập ta sử dụng loại phan thường đóng Có rất nhiều loại được sử dụng trong cẩu trục có nhiều loại như má phanh, phanh đĩa, phanh đai, phanh nón, phanh áp trục, phanh ly tâm

12

Ngày đăng: 22/04/2024, 06:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w