BÀI TẬP MÔN: NGÔN NGỮ TRUYỀN THÔNGĐề bài: Tính biểu cảm trong việc sử dụng ngôn ngữ truyền thông trên mạng xã hội1, Mạng xã hội là gì?. 2, Tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí - Gắn liền
Trang 1BÀI TẬP MÔN: NGÔN NGỮ TRUYỀN THÔNG
Đề bài: Tính biểu cảm trong việc sử dụng ngôn ngữ truyền thông trên mạng xã hội
1, Mạng xã hội là gì?
- Mạng xã hội (Social networking) là một trang web mang mọi người đến với nhau để nói chuyện, chia sẻ ý tưởng và sở thích, hay làm quen với những người bạn mới Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng Mạng xã hội hoạt động dựa trên nền tảng Internet, vì thế ưu thế lớn nhất của mạng xã hội đối với các loại hình truyền thông khác như truyền hình, phát thanh, là tốc độ cập nhật nhanh nhất.
Trang 2- Theo kết quả của một cuộc khảo sát gần đây của công ty Asia Plus với hơn 600 người trong độ tuổi 18-39 đã tìm ra top 4 mạng xã hội phổ biến hiện nay ở Việt Nam (2018) là Facebook, Zalo, Instagram, Twitter Đặc biệt, số lượng người và phạm vi sử dụng Facebook đang tăng lên một cách chóng mặt.
Trang 32, Tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí
- Gắn liền với việc sử dụng các từ ngữ, lối nói mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân, và do đó sinh động hấp dẫn hay ít nhất cũng gây được ấn tượng đối với độc giả
- Tính biểu cảm của ngôn ngữ truyền thông nói chung và báo chí nói riêng thể hiện ở việc dùng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao , sự vay mượn các hình ảnh, từ ngữ, cách diễn đạt từ các tác phẩm văn học nghệ thuật, là lối chơi chữ, nói lái, dùng ẩn dụ, v v hay chỉ đơn giản là việc thể hiện sự bình giá có tính chất cá nhân
- Nếu ngôn ngữ báo chí không có tính biểu cảm, những thông tin khô khan mà nó chuyển tải khó có thể được công chúng tiếp nhận như mong muốn, vì chúng mới chỉ tác động vào lý trí của họ Chính tính biểu cảm vốn là hiện thân của cái hay, cái hấp dẫn mới là nhân tố tác động mạnh mẽ tới tâm hồn của người nghe, người đọc, làm cho họđạt tới một trạng thái tâm lý cảm xúc nhất định, để rồi từ đó thực hiện những hành động mà người viết vẫn chờ đợi
3, Tính biểu cảm trong việc sử dụng ngôn ngữ truyền thông trên mạng xã hội - Ngôn ngữ mang đậm màu sắc cá nhân, chủ quan: Đây là loại hình đặc biệt vì
không có sự cho phép hay kiểm duyệt từ một cơ quan nào Vì thế, nên ngôn ngữ thường mang đậm tính cách, cảm xúc của mỗi cá nhân, đặc trưng này là đặc điểm ngôn ngữ tiêu biểu của ngôn ngữ mạng xã hội Chính điều này đã thể hiện được tính cách, con người của người sử dụng mạng
Trang 4- Ngôn ngữ thường có sự sáng tạo, mới mẻ, càng độc càng tốt: Không giống báo hay truyền hình, ngôn ngữ có những tiêu chuẩn bắt buộc, chúng thường có một bố cục, hình mẫu cụ thể Nhưng với mạng xã hội, diễn đàn của mọi người thì không việc gì phải thể hiện sự “nghèo nàn ngôn ngữ” hay những câu nói nhạt nhẽo của mình Một nội dung thu hút mọi người là những bài viết có cách dùng từ độc đáo, hóm hỉnh, thông minh.
3, Ví dụ:
Ví dụ 1: Ngay những sự vật, hiện tượng, con người mà chúng ta vẫn gắp hàng ngày cũng có thể được người dùng tâm sự trên Facebook Sau đây là một bài viết tâm sự của một người phụ nữ khi tiếp xúc với trẻ tự kỷ
Trang 6- Bài viết thực sự đã truyền được một cảm hứng lớn đến với cộng đồng về những đứa trẻ tự sự Cách kể chuyện gần gũi, bình dị thân thuộc, xưng “mình” là lời tâm sự, lời tự kể về hành trình tiếp xúc với một đứa trẻ tự kỷ.
- Cách mở đầu bằng một câu nói “Một ngày, Nguyên viết: Nguyên muốn có bạn!” thực sự cảm động và xót xa, vì mỗi chúng ta ai cũng có những người bạn, vậy mà cậu bé khi, bỗng một ngày, cậu khao khát có một người bạn Nghe thì giống một lời kể thôi nhưng hàm chứa bao câu chuyện, rằng trước kia, cậu không hề có một
Trang 7người bạn nào, rằng khao khát lớn nhất của cậu chỉ là có bạn chơi cùng Thật đáng thương và đáng trách biết bao!
- Nối tiếp nhau bằng những câu hỏi tu từ “Tại sao mình và người khác….” là những câu hỏi không có đáp án, là giây phút lặng im tự trách của mỗi người về sự cô độc của Nguyên.
- Câu hỏi “ 17 tuổi mới bắt đầu kết bạn, có được không?” thực sự ám ảnh và đáng thương 17 tuổi, không còn nhỏ nữa, thậm chí là đã đủ số tuổi để có những người bạn tốt, ấy vậy mà mới chỉ là bắt đầu Đây không chỉ là một lời hỏi xin ý kiến, mà như lời khẳng định đanh thép: Dù thế nào thì chúng ta ai cũng cần có những người bạn quan tâm, yêu thương, chẳng ai có thể tước bỏ cái quyền ấy của con người.
Ví dụ 2: Bài viết của một nhà báo trên MXH nhằm kêu gọi cộng đồng mạng
Trang 8- Nội dung status: Kêu gọi các gia đình có con gái bị “nựng” lên tiếng đòi lại công bằng
- Tính biểu cảm được thể hiện ở thái độ của người viết Người viết thấu hiểu và đồng cảm với bức xúc mà các gia đình của nạn nhân đang phải trải qua, cũng như nguyện vọng được phép giấu kín những chuyện này thể hiện qua một số từ ngữ “thông cảm”, “tôn trọng” Người viết còn sử dụng những tính
Trang 9từ mạnh để phô bày sự đê tiện của những kẻ ấu dâm: “khốn nạn”, “vô lại” hay cách gọi ví von “yêu râu xanh”
- Không những thế, mạng xã hội chính là diễn đàn của cộng đồng Bởi vậy, không chỉ người viết mà những người tương tác ũng bộc lộ thái độ của mình Bài viết cũng nhận được nhiều lời bình luận thể hiện sự ủng hộ, đồng tình quan điểm này Một số người cũng đã sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ: “Bọn mất dạy”, “Những loại cầm thú không đáng làm người” để bày tỏ, bộc lộ hết được thái độ bất bình của mình
Ví dụ 3: Quan điểm của ca sĩ Thái Thùy Linh vè vụ việc của Trâm Anh
Trang 12- Dạo gần đây, hiện tượng Trâm Anh- clip 5 phút đang làm dậy sóng MXH Trâm Anh đã bị ném đá rất nhiều và hình tượng trong sáng dễ thương của cô đã sụp đổ hoàn toàn
- Tuy nhiên sau khi bình tĩnh, nhìn nhận sự việc kĩ càng hơn, đã có rất nhiều người lên tiếng, đứng về phía Trâm Anh và ca sĩ Thái Thùy Linh là một ví dụ - Theo quan điểm của nữ ca sĩ, yêu nhau thì tất sẽ có nhu cầu và những khoảnh
khắc lưu lại như vậy không hề sai Đó là kỉ niệm của những người yêu nhau - Cô bày tỏ quan điểm của mình: Lo sợ sau vụ Trâm Anh sẽ có những lời đe dọa
đời mới” Em có muốn giống Trâm Anh không?”
- Cô dùng từ” Mạt hạng!” để thể hiện sự khinh thường, tức giận với những người chỉ biết dùng lời nói để vũ nhục người khác.
- Lời kết mà Thái Thùy Linh nhắn nhủ với mọi người rằng: có cái nhìn thoáng hơn về sex, không tọc mạch vào chuyện riêng tư khi không là người trong cuộc và hơn hết là lời cảnh cáo đến những “thằng hèn và trò bẩn bựa” KẾT LUẬN:
Mạng xã hội là nơi mọi người chia sẻ, tương tác với nhau qua thứ ngôn ngữ truyền thông biểu cảm đa chiều Tuy nó thực sự giúp chúng ta giãi bày được tâm trạng, cảm xúc, quan điểm, thái độ của cá nhân, nhưng nếu sử dụng không tốt nó sẽ là con dao làm tổn thương người khác và chính bản thân mình Vì vậy, khi sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội, chúng ta cần đặc biệt phải lưu ý và cẩn thận.