1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính toán, thiết kế xe buýt vận chuyển hành khách trong sân bay

81 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tính Toán, Thiết Kế Xe Buýt Vận Chuyển Hành Khách Trong Sân Bay
Tác giả Nguyễn Trung Trực
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thành Sa
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Kỹ Thuật Cơ Khí
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 4,83 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TẬP ĐOÀN TRƯỜNG HẢI (9)
    • 1.1 Giới thiệu về Tập Đoàn Trường Hải (9)
      • 1.1.1 Giới thiệu chung (9)
      • 1.1.2 Văn hóa của Thaco (14)
      • 1.1.3 Giới thiệu về khu công nghiệp Cơ Khí và Ô Tô Thaco Chu Lai (15)
      • 1.1.4 Giới thiệu về Thaco Auto (17)
      • 1.1.5 Giới thiệu về Thaco Bus (18)
      • 1.1.6 Giới thiệu về trung tâm R&D Ô Tô (22)
    • 1.2 Giới thiệu đề tài luận văn (23)
      • 1.2.1 Giới thiệu đề tài (23)
      • 1.2.2 Mục tiêu (23)
      • 1.2.3 Kế hoạch thực hiện (23)
    • 1.3 Tìm hiểu phần mềm hỗ trợ thiết kế (24)
      • 1.3.1 Phần mềm Catia V5R21 (24)
      • 1.3.2 Phần mềm AVL CRUISE (27)
  • CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ XE BUÝT VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH (30)
    • 2.1 Tìm hiểu các xe cùng phân khúc có trên thị trường (30)
    • 2.2 Một số quy định, tiêu chuẩn về xe (33)
    • 3.1 Xác định yêu cầu đầu vào (41)
    • 3.2 Xác định cấu hình sản phẩm (41)
      • 3.2.1 Kích thước tổng thể của xe (41)
      • 3.2.2 Cấu hình động cơ, hộp số (43)
      • 3.2.3 Kết cấu khung xe (48)
      • 3.2.4 Bố trí Layout sơ bộ xe (49)
      • 3.2.5 Tính toán, lựa chọn nội, ngoại thất xe vận chuyển hành khách (50)
      • 3.2.6 Phương án tính toán hệ thống điều hòa (54)
  • CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ SƠ BỘ CẤU HÌNH XE BUS VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH TRONG SÂN BAY (55)
    • 4.1. Tìm hiểu thiết kế sơ bộ ô tô khách là gì (55)
      • 4.1.1. Một số đặc điểm của công việc thiết kế sơ bộ (55)
      • 4.1.2. Yêu cầu đầu vào (56)
      • 4.1.3. Yêu cầu kết quả (58)
    • 4.2. Tính toán, thiết kế sơ bộ cấu hình xe bus vận chuyển hành khách (59)
      • 4.2.1. Tính toán thông số cơ bản và chọn linh kiện chính (59)
      • 4.2.2. Thiết kế khối chuẩn (62)
      • 4.2.3. Tính chọn chiều dài xe (65)
      • 4.2.4. Tính chọn chiều rộng xe (67)
      • 4.2.5. Tính chọn chiều cao xe (68)
      • 4.2.6. Thiết kế bố trí chung (69)
      • 4.2.7. Tính toán khối lượng sơ bộ (76)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (81)

Nội dung

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô luôn được coi là ngành công nghiệp ưu tiên phát triển và đã có những đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Trường Hải được xem là mũi nhọn của ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam với nhiều nhà máy sản xuất và lắp ráp hiện đại có quy mô lớn bậc nhất Đông Nam Á.

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TẬP ĐOÀN TRƯỜNG HẢI

Giới thiệu về Tập Đoàn Trường Hải

Tên công ty: Công Ty Cổ phần Tập Đoàn Trường Hải (TRUONG HAI GROUP) Ngày thành lập: 29/04/1997

Chủ tịch HĐQT: Ông Trần Bá Dương Địa chỉ:

Văn phòng Hà Nội: 541 Nguyễn Văn Cừ, Phường Gia Thụy, Quận Long Biên,

Văn phòng TP.Hồ Chí Minh: số 10 Mai Chí Thọ, Phường Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh

Văn phòng THACO Chu Lai: Thôn 4, Xã Tam Hiệp, Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam

Website: /https://www.thacogroup.vn/

Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (Truong Hai group) tiền thân là Công ty

Cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) được thành lập vào ngày 29/04/1997, tại Đồng Nai Người sáng lập là ông Trần Bá Dương, hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản Trị

Trải qua 25 năm phát triển, từ một công ty chuyên nhập khẩu xe cũcung cấp vật tư phụ tùng sửa chữa ô tô, Thaco đã phát triển vượt bậc, đưa doanh nghiệp trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành gồm: 2 Tập đoàn là THACO AUTO (Ô tô), THAGRICO (Nông Lâm nghiệp) và 4 Tổng công ty là THACO Industries (Cơ khí và Công nghiệp hỗ trợ), THADICO (Đầu tư xây dựng), THILOGI (Logistics) và THISO (Thương mại dịch vụ), trong đó các ngành bổ trợ cho nhau và có tính tích hợp cao

Hình 1 2: Sáu khối ngành của Thaco Group

Quá trình hình thành và phát triển:

• Năm 1997: Thành lập Công ty TNHH Ô Tô Trường Hải tại tỉnh Đồng Nai

• Năm 2001: Bắt đầu lắp ráp dòng xe tải nhẹ tại khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai

• Năm 2003: Khởi công xây dựng khu phức hợp Chu Lai – Trường Hải tại khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam

• Năm 2004: Nhà máy sản xuất và lắp ráp xe tải, xe bus bắt đầu hoạt động

• Năm 2007: Đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất và lắp ráp xe du lịch Thaco Kia

• Năm 2009: Đầu tư một loạt các nhà máy tại khu kinh tế mở Chu Lai: Cơ khí, gia công thép và điện lạnh

• Năm 2010: Nâng cấp trung tâm đào tạo thành trường cao đẳng nghề Chu Lai – Trường Hải

• Năm 2011: Đưa vào hoạt động nhà máy xe Bus và xe du lịch VinaMazda

• Năm 2012: Khánh thành cảng Chu Lai – Trường Hải Đầu tư công ty sản xuất xe chuyên dụng

• Năm 2013: Đưa vào hoạt động nhà máy kính, nhà máy dây điện và lắp ráp xe du lịch Peugeot

• Năm 2014: Đưa nhà máy sản xuất linh kiện nhựa đi vào hoạt động

• Năm 2015: Đầu tư nhà máy nhíp ô tô, nhà máy sản xuất ô tô chuyên dụng, xưởng chế biến suất ăn công nghiệp, mở rộng nhà máy cơ khí và nhà máy gia công thép

• Năm 2018: Đầu tư Xây dựng, Logistics, Thương mại – Dịch vụ

• Năm 2020: Thành lập công ty TNHH MTV giao nhận vận chuyển quốc tế Trường trukinh doanh (phân phối & bán lẻ) ô tô vào THACO AUTO

• Năm 2021: Thành lập công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Quốc tế THISO và thành lập công ty Cơ khí & Công nghiệp hỗ trợ (THACO Industries)

• Năm 2022: Năm thứ 2 thực hiện chiến lược: THACO là tập đoàn công nghiệp đa ngành

Tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược của công ty:

• Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực ASEAN, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập khu vực và Thế giới

• Sứ mệnh: Mang lại giá trị cho khách hàng, xã hội và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước

• Chiến lược: THACO là Tập đoàn công nghiệp đa ngành bao gồm: Ô tô, Nông nghiệp, Cơ khí & Công nghiệp hỗ trợ, Logistics, Đầu tư - Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ có tính bổ trợ và tích hợp cao theo xu thế hội nhập Quốc tế và số hóa

Cấu trúc THACO bao gồm: 2 Tập đoàn thành viên là THACO AUTO - điều hành toàn bộ mảng sản xuất, kinh doanh ô tô của THACO; THAGRICO - điều hành mảng Nông nghiệp và 4 Tổng công ty là THACO Insdustries - phụ trách lĩnh vực Cơ khí & Công nghiệp hỗ trợ; THADICO - phụ trách lĩnh vực Đầu tư xây dựng; THILOGI - phụ trách lĩnh vực Giao nhận vận chuyển (Logictics); THISO - phụ trách lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ

Hình 1 3: Sơ đồ cấu trúc của Thaco Group

Với hơn 25 năm phát triển, Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (THACO) hiện đang là tên tuổi lớn trên bản đồ sản xuất, lắp ráp ôtô trên thế giới, với tỷ lệ nội địa hóa cao nhất Việt Nam, doanh số và thị phần của THACO luôn dẫn đầu thị trường trong nước

THACO AUTO là doanh nghiệp sản xuất, phân phối đầy đủ các chủng loại ôtô gồm: xe du lịch, xe bus, xe tải, xe chuyên dụng với đầy đủ các phân khúc từ trung cấp đến cao cấp Hiện nay THACO AUTO đang thực hiện chiến lược tham gia chuỗi giá trị toàn cầu với các thương hiệu ôtô quốc tế sản xuất tại Chu Lai và liên kết với các nhà sản xuất, phân phối ôtô khác, nhận chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp hỗ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa

Từ năm 2003, THACO đã đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) Đến nay, Khu công nghiệp THACO Chu Lai có tổng diện tích hơn 1.200 ha, tổng vốn đã thực hiện hơn 80.500 tỷ đồng (tương đương 3,5 tỷ USD), bao gồm: Khu công nghiệp

Cơ khí & Ôtô, Khu công nghiệp Nông - Lâm nghiệp, Khu Cảng và Hậu cần cảng, Khu đô thị Chu Lai

THACO Chu Lai được xem là Trung tâm Công nghiệp Ôtô và Logistics tập trung có quy mô lớn nhất cả nước và thuộc top đầu trong khu vực ASEAN Đến nay, THACO

Chu Lai đã có tên trên bản đồ sản xuất lắp ráp ôtô của các thương hiệu quốc tế nổi tiếng trên thế giới với tỷ lệ nội địa hóa cao nhất Việt Nam Tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm ôtô của THACO hiện nay là: xe du lịch 17-25%, xe tải 35-45%, xe bus trên 60% Một số mẫu xe du lịch đạt tỉ lệ nội địa hóa trên 40%, đáp ứng tiêu chí hàm lượng khu vực RVC (Regional Value Content) để hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu ôtô nội khối ASEAN theo Hiệp định ATIGA

THACO Chu Lai hiện có 7 nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô, gồm: nhà máy Thaco Kia, nhà máy Thaco Mazda, nhà máy sản xuất xe du lịch cao cấp THACO, nhà máy xe du lịch chuyên dụng, nhà máy Tải Thaco, nhà máy Bus Thaco, nhà máy sản xuất xe chuyên dụng Các nhà máy này sản xuất đầy đủ các chủng loại sản phẩm: xe du lịch (Kia, Mazda, Peugeot), xe bus, xe tải, xe chuyên dụng với các thương hiệu ôtô quốc tế và thương hiệu THACO

Bên cạnh cung cấp cho thị trường trong nước với doanh số và thị phần đứng đầu Việt Nam, THACO AUTO đã xuất khẩu ôtô sang các nước ASEAN và thế giới Năm

2020, THACO AUTO xuất khẩu hơn 1.400 ôtô các loại, bao gồm xuất khẩu xe du lịch Kia Grand Carnival sang Thái Lan; xuất khẩu xe du lịch Kia Cerato và Kia Soluto sang Myanmar; xuất khẩu sơmi rơmoóc sang Mỹ, Nhật, Myanmar, Thái Lan; xuất khẩu xe tải sang Campuchia

Xuyên suốt 25 năm hành trình dựng xây và "phát triển cùng đất nước", THACO vinh dự nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng thể hiện cho những đóng góp thiết thực trong sản xuất kinh doanh, hoạt động cộng đồng và sự nghiệp xây dựng đất nước Năm 2020: Được Tổng Cục Thuế Tuyên dương Doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu

Từ năm 2012-2020: 5 lần đạt “Thương Hiệu Quốc Gia”

Năm 2017: Được Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất

Từ năm 2012-2016: 5 lần đạt giải thưởng “Sao vàng Đất Việt”

Từ năm 2012-2015: Được Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng Cờ thi đua xuất sắc

Năm 2012: Được Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì

Năm 2007: Được Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba

Với mục tiêu trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành và thương hiệu Việt có vị trí hàng đầu trong khu vực ASEAN, THACO không ngừng đầu tư phát triển sức mạnh nội lực, đổi mới tư duy và hành động, nâng chất, nâng tầm của đội ngũ nhân sự Để làm được những điều này, một trong những công cụ quan trọng để điều hành, quản trị Công ty phải kể đến chính là văn hóa THACO

Giới thiệu đề tài luận văn

Trong quá trình tìm hiểu và tham quan thực tế tại nhà máy THACO BUS, cùng với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Thành Sa và kỹ sư Nguyễn Văn Trung, em đã chọn được đề tài cho bài báo cáo của mình Đề tài: “Tính toán, thiết kế xe buýt vận chuyển hành khách trong sân bay” 1.2.2 Mục tiêu

Tìm hiểu thực tế về quy định và quá trình làm việc tại Thaco

Tìm hiểu về quy trình làm việc của nhân viên trong Trung tâm R&D

Nắm bắt được các thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế ô tô Nâng cao khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế: Catia, AVL, Hyperword … Nắm bắt được quy trình tính toán, thiết kế của xe buýt vận chuyển hành khách

Tính toán cấu hình xe, đưa ra phương án thiết kế nội, ngoại thấy xe buýt vận chuyển hành khách trong sân bay

Thiết kế sơ bộ xe buýt vận chuyển hành khách trong sân bay

Hoàn thành file báo cáo kết quả tính toán, thiết kế xe buýt vận chuyển hành khách và file báo cáo dự toán sản xuất trình bày trước hội đồng công ty

Theo mục tiêu đề ra và dưới sự phân công, hướng dẫn của anh Nguyễn Văn Trung mà có kế hoạch thực hiện theo từng tuần để đảm bảo tiến độ thực tập và đạt được kết quả tốt nhất Dưới đây là bảng kế hoạch thực hiện được anh Nguyễn Văn Trung và phòng ban kỹ thuật có thẩm quyền ký duyệt:

Hình 1 13: Kế hoạch thực hiện theo từng tuần.

Tìm hiểu phần mềm hỗ trợ thiết kế

CATIA –Computer Aided Three Dimensional Interactive Application, nghĩa là “Xử lý tương tác trong không gian ba chiều có sự hỗ trợ của máy tính” là một bộ phần mềm thương mại phức hợp CAD/CAM/CAE được Dassault Systemes (một công ty của Pháp) phát triển và IBM phân phối trên toàn thế giới Catia được viết bằng ngôn ngữ lập trình C++ Catia là viên đá nền tảng đầu tiên của bộ phần mềm quản lý toàn bộ chu trình sản phẩm của Dassault Systems (PLM)

Phần mềm này được viết vào cuối những năm 1970 và đầu 1980 để phát triển máy bay chiến đấu Mirage lừng danh của Dassault, sau đó được áp dụng trong ngành hàng không vũ trụ, ô tô, đóng tàu, và các ngành công nghiệp khác

Hình 1 14: Buổi đào tạo phần mềm Catia cho học viên tại Thaco

Phòng Đào tạo - Văn phòng Chu Lai tổ chức khóa đào tạo “Phần mềm Catia V6” cho 18 học viên là kỹ sư, kỹ sư R&D đang làm việc tại Thaco Chu Lai

1.3.1.2 Các tính năng cơ bản của Catia

Part Design cho phép người dùng thiết kế các bộ phận cơ khí 3D chính xác Đây là một trong những ứng dụng cơ bản nhất của phần mềm Nó bao gồm các thuộc tính xây dựng chi tiết cơ bản bằng các kỹ năng dựng khối solid, tạo các tổ hợp lệnh một cách có hệ thống

Hình 1 15: Thiết kế bộ phận 3D trên Catia qua Part Design

Trong Part Desgin cho chúng ta nhìn một cách tổng quan trong thiết kế chi tiết, trình tự ứng dụng lệnh, kiểm soát chặt chẽ các mối quan hệ trong Specification Tree

Assembly Modelling cung cấp cho chúng ta các công cụ giúp chúng ta có thể điều hướng các bộ phận cơ khí 3D Cho phép người dùng thiết kế hợp tác với các ứng dụng Part Design tạo thành một cơ cấu chi tiết máy hoàn chỉnh

Hình 1 16: Lắp ghép chi tiết trên Catia

Chức năng này cho phép người dùng xuất bản vẽ 2D từ các bộ phận 3D Đồng thời cung cấp những công cụ cần thiết trên bản vẽ như là: Cắt mặt cắt, Cắt khối 3D, …

Hình 1 17: Tạo bản vẽ 2D từ bộ phận 3D

Bao gồm các công cụ hỗ trợ phân tích động lực học, phân tích kết cấu, phân tích ứng dụng của chi tiết, …

Hình 1 18: Phân tích động lực học trên CATIA

AVL CRUISE là phần mềm của hãng AVL, có trụ sở chính tại Graz, Áo là một công ty độc lập lớn nhất thế giới về phát triển, mô phỏng và thử nghiệm các hệ thống truyền lực (hybrid, động cơ đốt trong, hệ truyền động, dẫn động điện, acquy, pin nhiên liệu và kỹ thuật điều khiển) cho phương tiện, đây là phần mềm tính toán mô phỏng động học và động lực học các hệ thống trên ô tô, qua đó tìm được điểm cân bằng giữa tính kinh tế nhiên liệu, công suất và chất lượng lái Phần mềm có thể sử dụng cho các hệ thống truyền lực khác nhau, từ kiểu truyền thống và hybrid cho tới những cấu hình tiên tiến nhất hiện nay

Công ty AVL cũng đi tiên phong trong các giải pháp công nghệ mới như chiến lược điện hóa hệ thống truyền lực, các vấn đề trên xe tự lái (khả năng lái, kết nối, ADAS,…) cũng như hoàn thiện công nghệ dựa trên động cơ đốt trong truyền thống, acquy, pin nhiên liệu hoặc sự kết hợp các công nghệ này

Tại Việt Nam, AVL đã cung cấp trang thiết bị thử nghiệm động cơ và ô tô cho rất nhiều đơn vị, trường đại học như Cục Đăng kiểm Việt Nam, Trường Đại học Bách Khoa

Hà Nội, Đại học Hàng hải Việt Nam,… Hãng cũng chính là đối tác kỹ thuật phát triển động cơ và hệ thống truyền lực cho các xe ô tô của VinFast

1.3.2.2 Các tính năng cơ bản của AVL

Thiết lập mô hình xe gồm: xe, động cơ, ly hợp, hộp số, truyền lực chính, vi sai, các cơ cấu phanh, các bánh xe, trang bị phụ, cabin, bộ điều khiển chống trượt và màn hình hiển thị

Hình 1 19: Tạo mô phỏng tính toán trên phần mềm AVL CRUISE Để thực hiện tính toán động lực học ta cần tạo các nhiệm vụ cần thiết như: chu trình chạy, tính năng vượt dốc, trạng thái ổn định, gia tốc khi đầy tải, lực kéo Để thực hiện tạo một nhiệm vụ ta thực hiện theo các bước sau:

+ Kích phải chuột vào Project -> Add -> Task Folder

+ Sau khi Task Folder xuất hiện ta kích phải chuột vào Task Folder -> Add -> chọn lần lượt theo các nhiệm vụ: Cycle Run, Climbing Performance, Constant Drive, Full Load Acceleration, Maximum Traction Force

+ Để cài đặt các tính năng cho các nhiệm vụ ta có thể thực hiện việc tham khảo dữ liệu từ các file tính toán có sẵn trong AVL Cruise 2010 bằng cách kích phải chuột vào: Task Folder -> Load -> From File hoặc From Database Để kết nối năng lượng giữa các phần trên mô hình xe đã xây dựng, ta kích phải chuột vào đầu kết nối (connect) sau đó kéo đường liên kết đến mô đun mong muốn được kết nối Còn để tạo thêm một đầu kết nối ta kích phải chuột vào đầu kết nối có sẵn và chọn Clone Pin, để bỏ một kết nối ta kích phải chuột vào kết nối và chọn Break

Hình 1 20: Kết nối năng lượng giữa các mô phỏng trong AVL

GIỚI THIỆU VỀ XE BUÝT VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH

Tìm hiểu các xe cùng phân khúc có trên thị trường

Sự phát triển của hệ thống giao thông ngày càng thu hẹp khoảng cách về địa lý, và một phương tiện cá nhân giúp bạn tận dụng lợi ích này dễ dàng hơn Bạn có thể lựa chọn cho mình một tuyến đường hợp lý đảm bảo nhanh, tiện lợi chứ không phải đi cả một chặng đường dài theo lộ trình xe bus trong khi có thể đi một tuyến đường khác nhanh hơn nhiều Có một phương tiện cá nhân, bạn có thể sử dụng nó bất cứ khi nào bạn cần nhằm phục vụ cho những nhu cầu trong công việc và cuộc sống

Ngày nay, đi đôi với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu đi lại của con người cũng tăng lên Máy bay là phương tiện được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện lợi và tiết kiệm được thời gian cho kế hoạch công việc của nhiều người Để đáp ứng được nhu cầu di chuyển trên, các cảng hàng không, các sân bay phải tối ưu nhất phương tiện đưa đón, thiết bị tiện nghi để phục vụ tốt nhất cho hành khách của mình Việc lựa chọn phương tiện để di chuyển hành khách từ nhà chờ sân bay đến máy bay cũng là ưu tiên hàng đầu đối với các sân bay và hãng hàng không

Dưới đây là những hãng xe và mẫu xe đang được sân bay Chu Lai Quảng Nam sử dụng để phục vụ cho việc đưa đón hành khách được tiện lợi và tối ưu nhất chi phí vận hành của mình

Hình 2 1: Hình ảnh xe Cobus 3000 được chụp trực tiếp tại sân bay Chu Lai

COBUS 3000, hiện đại, đời mới nhất (2016) được nhập trực tiếp từ hãng sản xuất nổi tiếng COBUS Industries (Đức) Sàn xe được nâng hạ bằng khí nén đảm bảo độ cao phù hợp cho hành khách mọi độ tuổi có thể bước lên và xuống xe an toàn, dễ dàng trong khoảng thời gian ngắn Đặc biệt, với sức chứa tới 110 người giúp giảm số lượng xe vận chuyển hành khách hoặc giảm lượt quay vòng đưa đón, giảm tải lượng phương tiện lưu thông trong khu vực sân đậu tàu bay

Hình 2 2: Hình ảnh xe Cobus 3000 được chụp trực tiếp tại sân bay Chu Lai

Với thiết kế lên đến 14 chỗ ngồi cho phép hành khách có một không gian thư giãn và thoải mái trên COBUS, đồng thời sự sắp xếp tối ưu của tay nắm, trụ vịn đảm bảo an toàn ở mọi nơi bên trong Cửa sổ bên có thể gập lại, trần nội thất đặc biệt cao và hai cửa nóc điều khiển bằng điện đảm bảo bầu không khí thoải mái và dễ chịu trong khoang hành khách

YUTONG ZK6140BD được nhập trực tiếp từ hãng sản xuất xe nổi tiếng YUTONG đến từ Trung Quốc Thông qua việc tối ưu hóa, không gian nội thất của xe được tăng lên đáng kể và mang đến cho hành khách trải nghiệm lái xe đỉnh cao Ghế hành khách với chất liệu thân thiện với môi trường tốt cho sức khỏe của hành khách Đặc biệt, khoang hành khách rộng rãi với sức chứa tới 110 người giúp giảm số lượng xe vận chuyển hành khách hoặc giảm lượt quay vòng đưa đón, giảm tải lượng phương tiện lưu thông trong khu vực sân đậu tàu bay

Hình 2 3: Hình ảnh xe Yutong ZK6140BD chụp trực tiếp tại sân bay Chu Lai

Xe buýt sân bay Yutong ZK6140BD là loại xe chất lượng cao được thiết kế đặc biệt Về hình thức bên ngoài, nó thực sự là một tác phẩm cổ điển đặc biệt Kính chắn gió phía trước cực lớn cung cấp tầm nhìn rộng cho người lái xe Gương chiếu hậu chỉnh điện không điểm mù nâng cao tầm nhìn cho tài xế Chức năng chỉnh điện của gương cải thiện sự an toàn khi lái xe Được trang bị hệ thống chống kẹp chất lượng cao, cửa dịch vụ sẽ tự động mở lại khi gặp chướng ngại vật trong khi đóng giúp hành khách không bị kẹp Chỉ khi đóng tất cả các cửa dịch vụ thì xe mới được khởi động để đảm bảo an toàn cho hành khách

Hình 2 4: Hình ảnh xe Yutong ZK6140BD chụp trực tiếp tại sân bay Chu Lai

Bảng 2 1: Bảng thông số một số xe bus vận chuyển hành khách trong sân bay

Tên xe Cobus 3000 Yutong ZK6140BD Neoplan NM9012

Hộp số Tự động, 5 cấp

Tự động, 4 cấp (ZF4HP500) Động cơ Mercedes-Benz

Một số quy định, tiêu chuẩn về xe

* Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô (QCVN 09:2015/BGTVT)

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu để kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các kiểu loại xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu được định nghĩa tại TCVN 6211 “Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa” và TCVN 7271 “Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng” Quy chuẩn này áp dụng đối với các Cơ sở sản xuất, lắp ráp, tổ chức, cá nhân nhập khẩu xe, linh kiện của xe và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 09:2015/BGTVT 3 quản lý, kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe, linh kiện của xe

➢ Kích thước giới hạn của xe a) Chiều dài: Không được vượt quá chiều dài xe quy định tại bảng 2.2 dưới đây

Bảng 2 2: Quy định chiều dài toàn bộ đối với xe ô tô

TT Loại phương tiện Chiều dài lớn nhất (m)

Khối lượng toàn bộ không vượt quá 2 tấn 5,0

Khối lượng toàn bộ từ 5 tấn trở lên nhưng không vượt quá 10 tấn

Khối lượng toàn bộ từ 10 tấn trở lên 7,0

Có tổng số trục bằng 3 7,8

Có tổng số trục bằng 4 9,3

Có tổng số trục bằng 5 10,2

3 Các loại xe khác 12,2 b) Chiều rộng: Không lớn hơn 2,5m c) Chiều cao:

- Không lớn hơn 4,2m đối với xe khách 2 tầng

- Không lớn hơn 4,0m đối với các loại xe khác

Ngoài ra, đối với các loại xe có khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất không lớn hơn 5,0 tấn thì chiều cao của xe, trừ phần nhô do lắp ăng ten, cột thu phát sóng hoặc các thiết bị có kết cấu tương tự nhưng không ảnh hưởng đến tính ổn định của xe ô tô chuyên dùng được định nghĩa tại TCVN 6211 “Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa” phải đáp ứng quy định sau:

Hmax : Chiều cao lớn nhất cho phép của xe;

WT : Khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của hai bánh xe sau với mặt đường, trường hợp trục sau lắp bánh đơn hoặc Khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của hai bánh xe sau phía ngoài với mặt đường, trường hợp trục sau lắp bánh kép d) Chiều dài đuôi xe tính toán (ROH) là khoảng cách giữa mặt phẳng thẳng đứng đi qua đường tâm của trục (trục đơn) hoặc cụm trục (đường ROH) đến điểm sau cùng của xe Chiều dài đuôi xe tính toán trừ xe ô tô sát xi, xe chuyên dùng định nghĩa tại TCVN 7271 ‟Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa’’ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Không lớn hơn 65% chiều dài cơ sở tính toán (LCS) đối với xe khách (chiều dài cơ sở của xe khách nối toa được tính cho toa xe đầu tiên)

Không lớn hơn 60% chiều dài cơ sở tính toán (LCS) đối với xe tải e) Khoảng sáng gầm xe:

Không nhỏ hơn 120 mm (trừ xe chuyên dùng) Đối với các xe có thể điều chỉnh độ cao của gầm xe thì khoảng sáng gầm xe được đo ở vị trí lớn nhất

* Các quy định trên không áp dụng đối với xe bus chở hành khách trên sân bay

➢ Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất

Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất của các loại xe phải thỏa mãn quy định tại bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2 3: Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất

TT Loại phương tiện Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất (tấn)

1 Xe có tổng số trục bằng 2 16

2 Xe có tổng số trục bằng 3 24

3 Xe có tổng số trục bằng 4 30

4 Xe có tổng số trục bằng 5 hoặc lớn hơn

4.1 Xe có khoảng cách tính từ tâm trục đầu tiên đến tâm trục cuối cùng ≤ 7m 32

4.2 Xe có khoảng cách tính từ tâm trục đầu tiên đến tâm trục cuối cùng > 7m 34

Xe và các bộ phận trên xe phải phù hợp với việc tham gia giao thông bên phải theo quy định hiện hành

Khối lượng phân bố lên trục dẫn hướng (hoặc các trục dẫn hướng) phải đáp ứng yêu cầu dưới đây trong cả hai trường hợp xe không tải và xe đầy tải (đối với xe khách nối toa, tỷ lệ này được xác định đối với toa xe đầu tiên):

Không nhỏ hơn 25% đối với xe khách (trừ xe ô tô khách thành phố)

Không nhỏ hơn 20% đối với các loại xe khác

Góc ổn định tĩnh ngang của xe khi không tải không nhỏ hơn giá trị sau:

- 28 o đối với xe khách hai tầng;

- 30 o đối với xe có khối lượng toàn bộ không lớn hơn 1,2 lần khối lượng bản thân

- 35 o đối với các loại xe còn lại

Các hệ thống, tổng thành của xe phải đảm bảo các tính năng kỹ thuật khi hoạt động trên đường trong các điều kiện hoạt động bình thường

Khối lượng tính toán cho một người được xác định theo quy định của nhà sản xuất nhưng không nhỏ hơn 65 kg/người (trong đó đã bao gồm 3 kg hành lý xách tay)

Số người cho phép chở (kể cả người lái, phụ xe) (N) đối với xe khách trong mọi trường hợp phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

Gtbmax: Khối lượng toàn bộ cho phép lớn nhất (kg);

G0: Khối lượng xe không tải (kg);

L: Khối lượng riêng của hành lý được xác định theo thể tích khoang chở hành lý (kg/m 3 ) (L = 100kg/m 3 )

V: Tổng thể tích (m 3 ) của khoang chở hành lý (nếu có);

GN: Khối lượng tính toán cho một người (kg)

* Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô khách thành phố.

➢ Quy định về các thông số kỹ thuật

Tổng khối lượng tính toán của xe lăn và người dùng xe lăn được xác định theo quy định nhà sản xuất nhưng không nhỏ hơn 250kg

➢ Quy định về khoang chở khách

Diện tích hữu ích dành cho một khách đứng không nhỏ hơn 0,125m 2 và phải đáp ứng các nhu cầu sau:

+ Có chiều cao hữu ích không nhỏ hơn 1800mm;

+ Chiều rộng hữu ích không nhỏ hơn 300mm;

+ Có tay vịn, tay nắm cho khách đứng

Kích thước hữu ích nhỏ nhất của cửa khách được quy định ở bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2 4: Kích thước hữu ích nhỏ nhất của cửa khách

Kích thước hữu ích nhỏ nhất (mm)

Số lượng cửa khách được xác định như bảng 2.5 dưới đây:

Bảng 2 5: Số lượng cửa khách tối thiểu

Số lượng khách 17 đến 45 46 đến 90 trên 90

Số lượng cửa khách tối thiểu 1 2 3

+ Chiều cao mặt ghế (H): 400 ÷ 500 mm

Khoảng cách từ mặt sau đệm tựa của ghế đến mặt trước đệm tựa của ghế sau của hai dãy ghế liền kề (L) không nhỏ hơn 630 mm

Khoảng cách giữa hai mặt trước đệm tựa của 2 ghế quay mặt vào nhau (L0) không nhỏ hơn 1250mm

Hình 2 5: Kích thước giữa các ghế

Chiều cao từ sàn tới trần trên lối đi dọc: ≥ 1800 mm (tầng 1); ≥ 1680 mm (tầng 2) Độ dốc của lối đi dọc: ≤ 8%

* Tiêu chuẩn kỹ thuật phương tiện hoạt động trên sân bay (TCCS 18:2015/CHK)

➢ Kết cấu và kích thước tổng thể

Xe cần có diện tích và không gian phù hợp cho hành khách trên cơ sở 04 người đứng trên 1m 2 Việc bố trí các ghế ngồi (là tuỳ chọn) sao cho không làm ảnh hưởng đến dòng hành khách lên, xuống xe

Cửa chính của xe phải đủ rộng để phù hợp cho ít nhất 02 hành khách cùng lên, xuống xe Trong mọi trường hợp, chiều rộng khi mở cửa chính không được nhỏ hơn 1,1m (43 inch)

Số lượng và vị trí cửa chính dựa trên cơ sở bảo đảm hành khách lên, xuống xe nhanh và an toàn trên cả hai phía sườn xe

Việc mở cửa chính phải bảo đảm không gây nguy hiểm cho hành khách và gây cản trở ít nhất Tất cả các cửa chính đều được điều khiển đóng mở từ vị trí của lái xe cũng như từ vị trí thích hợp của nhân viên có nhiệm vụ ở mặt đất

Trong trường hợp khẩn cấp phải mở được cửa chính bằng công tắc bên trong xe

Ghế người lái phải được thiết kế phù hợp và phải điều chỉnh được theo chiều dọc và lên xuống theo phương thẳng đứng

Kích thước tổng thể và sức chứa của xe tùy theo điều kiện lưu hành tại sân bay mà xe hoạt động

Bên trong xe được chia làm 2 phần, buồng lái và khoang chở khách Phần buồng lái có cửa lên xuống riêng và độc lập với khoang chở khách

Nếu có núm tắt động cơ khẩn cấp (loại màu đỏ) thì phải được đặt ở vị trí thuận tiện trên thiết bị cho phép dừng ngay lập tức khi xảy ra sự cố khẩn cấp

Có hệ thống cảnh báo bằng âm thanh kết hợp với ánh sáng để người vận hành có thể nghe, nhìn thấy khi cơ cấu đảo chiều, chuyển động thu về và hạ sàn công tác xuống

Xe phải có hệ thống điều khiển tự động bảo đảm tiêu chuẩn

Phải có đèn báo cửa chính của xe mở

Phải có hệ thống bảo vệ xe khi xe đang chạy mà cửa chính của xe mở Nhưng cũng phải có bộ điều khiển quyết định xe vẫn chạy khi có cửa chính của xe mở trong trường hợp xe hỏng

Xe phải có công suất bảo đảm tốc độ đường trường tối thiểu là 30 km/h (19 mph) Bán kính vòng quay của xe là nhỏ nhất đáp ứng yêu cầu của sân bay sử dụng xe

Xe phải có hệ thống giảm xóc thích hợp, thuận tiện cho việc chuyên chở hành khách ở tư thế đứng trong xe

Hệ thống phanh và tăng tốc của xe cần được tính toán cẩn thận để bảo đảm sự an toàn và êm ái cho hành khách đứng trong xe

Xe phải có hệ thống bổ trợ tay lái

Thiết kế sàn xe phải được phủ lớp bề mặt chống trơn trượt

Trong xe phải bảo đảm chiếu sáng đầy đủ, phù hợp, tránh sự sao nhãng của lái xe Phải có hệ thống đèn chiếu sáng dự phòng bên trong xe

Xác định yêu cầu đầu vào

Sau khi tìm hiểu thông số của một số xe bus vận chuyển hành khách trong sân bay hiện có trên thị trường, dưới đây sẽ là bảng chọn các thông số để tính toán sơ bộ cho xe:

Bảng 3 1: Các thông số dùng để tính toán sơ bộ

Trọng lượng xe không tải 12000 (N)

Số lượng hành khách 110 (8 ghế) Công suất động cơ 129-162 (kW)

Xác định cấu hình sản phẩm

3.2.1 Kích thước tổng thể của xe

Theo mục 4.1 TCCS 18:2015 xe cần có diện tích và không gian phù hợp cho hành khách trên cơ sở 04 người đứng trên 1 m 2 Đồng thời theo mục 2.5.5.2 QCVN 10:2015 chiều rộng ghế hành khách ≥ 400 mm

Ta có số lượng hành khách cần chở là 110 và đồng thời 8 ghế

→ Diện tích sàn tối thiểu của khoang hành khách được xác định như sau:

Skhách = 0,25.102 + 0,4.0,65.8 = 25.5 + 2.08 = 27,58 m 2 Chọn diện tích khoang lái: Slái = 6 m 2

→ Diện tích sàn tối thiểu: Ssàn = 33,58 m 2

Vậy chiều dài xe tối thiểu: L,19 m

Do diện tích sàn chưa bao gồm khu vực thềm lên nên chọn, L = 13,5 m để đảm bảo độ thoải mái

Theo mục 6.5 và 6.6 của TCCS 18:2015 quy định ta có:

Chiều cao của bậc cửa xe không cao quá 300 mm (12 inch) so với mặt đất và Chiều cao trần khoang chở khách không được nhỏ hơn 2,3 m (90 inch)

→ Chiều cao tối thiểu của xe: H > 2,3 m

Chiều dài cơ sở của xe được xác định bằng công thức:

- Chiều dài đuôi (Lr) của xe được xác định bằng công thức:

Bảng 3 2: Kích thước tổng thể xe

Chiều dài cơ sơ (mm) 6800

Hình 3 1: Khối chuẩn của xe

Hình 3 2: Bản vẽ mặt cắt khối chuẩn

3.2.2 Cấu hình động cơ, hộp số

Với điều kiện làm việc không yêu cầu tốc độ cao và hoạt động trong điều kiện đặc biệt, xe buýt vận chuyển hành khách trong sân bay cần hoạt động ổn định, sức kéo lớn với toàn bộ khối lượng xe khi đầy tải hơn 20 tấn

Dựa vào các thông số kỹ thuật của các động cơ tham khảo ở các xe buýt vận chuyển hành khách trong sân bay đang được sử dụng trên thị trường, ta có được bảng thông số đầu vào của động cơ như sau:

Bảng 3 3: Thông số đầu vào tham khảo của động cơ

Số xy lanh 4-6 xy lanh

Dung tích xy lanh (cc) 4500-7000

Khối lượng (kg) 490-540 Sau đây là các động cơ có cùng công suất được đề xuất sau khi đã tìm hiểu và phân tích một số xe cùng phân loại có trên thị trường và tham khảo qua TCCS 18:2015

➢ Động cơ diesel 4045HF485 (Động cơ công nghiệp)

Hình 3 3: Hình ảnh động cơ diesel 4045HF485 Động cơ diesel 4045HF485 là loại động cơ công nghiệp với dung tích xy lanh 4.5L tăng áp (Turbocharged and air-to-air aftercooled) giúp giảm lượng khí thải động cơ trong khi vẫn duy trì mô-men xoắn ở tốc độ thấp, nó cho phép động cơ đáp ứng các quy định về khí thải với khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn

Với bộ tăng áp biến thiên hình học (VGT) giúp thay đổi áp suất khí thải dựa trên tải trọng và tốc độ để đảm bảo lưu lượng EGR thích hợp; tăng mô-men xoắn cực đại và tiết kiệm nhiên liệu tốt nhất trong phân khúc Động cơ diesel 4045HF485 sản sinh công suất cực đại 173 HP tại vòng tua 2400 vòng/phút, momen xoắn cực đại 645 Nm tại vòng tua 1500 vòng/phút

Bảng 3 4: Bảng thông số động cơ diesel 4045HF485

Số xy lanh 4 Dài (mm) 867

Dung tích xy lanh (cc) 4500 Rộng (mm) 680

Tỷ số nén 17:1 Cao (mm) 1055

Loại động cơ 4 kỳ, thẳng hàng Khối lượng (kg) 491

➢ Động cơ Mercedes-Benz OM906 (dùng trên Cobus 3000)

Hình 3 4: Hình ảnh động cơ Mercedes-Benz OM906 Động cơ Mercedes-Benz OM906 được sử dụng trên Cobus 3000, đây là động cơ

6 xy lanh thẳng hàng với dung tích xy lanh 6.3L tăng áp (Twin-scroll turbocharger, intercooler) giúp giảm lượng khí thải động cơ, hệ thống làm mát intercooler giúp cho luồng không khí nạp vào được làm mát đáng kể giúp tăng công suất động cơ một cách tối đa nhất Động cơ Mercedes-Benz OM906 sản sinh công suất cực đại 282 HP tại vòng tua

2200 vòng/phút, momen xoắn cực đại 1150 Nm tại vòng tua 1600 vòng/phút

Bảng 3 5: Bảng thông số động cơ Mercedes-Benz OM906

Số xy lanh 6 Dài (mm) 1228

Dung tích xy lanh (cc) 6374 Rộng (mm) 640

Tỷ số nén 18:1 Cao (mm) 930

Loại động cơ 4 kỳ, thẳng hàng Khối lượng (kg) 540 Công suất (kW) 170-210

Hình 3 5: Hình ảnh động cơ Doosan DL06 Động cơ Doosan DL06 đây là động cơ 6 xy lanh thẳng hàng với dung tích xy lanh 5.9L tăng áp giúp giảm lượng khí thải động cơ, hệ thống làm mát intercooler giúp cho luồng không khí nạp vào được làm mát đáng kể giúp tăng công suất động cơ một cách tối đa nhất Động cơ Doosan DL06 sản sinh công suất cực đại 240 HP tại vòng tua 2500 vòng/phút, momen xoắn cực đại 862 Nm tại vòng tua 1400 vòng/phút

Bảng 3 6: Bảng thông số động cơ Doosan DL06

Số xy lanh 6 Dài (mm) 1059

Dung tích xy lanh (cc) 5900 Rộng (mm) 725

Tỷ số nén 17,4:1 Cao (mm) 960

Loại động cơ 4 kỳ, thẳng hàng Khối lượng (kg) 480

➢ Sau khi tham khảo và phân tích các thông số các động cơ có trên thị trường và phù hợp với yêu cầu sử dụng ta chọn sử dụng động cơ Doosan DL06

Sau đây là hộp số được đề xuất sau khi đã tìm hiểu và phân tích các xe cùng phân khúc có trên thị trường và TCCS18:2015

➢ Hộp số tự động Allison 2100

Hình 3 6: Hình ảnh hộp số tự động Allison 2100

Bảng 3 7: Bảng thông số hộp số tự động Allison 2100

Chiều dài lắp đặt (mm) 729

3.2.3.1 Chassis body on frame (khung rời)

Chassis body on frame hay còn gọi là sắt xi rời là dạng kết cấu xe đã có từ lâu, dạng sắt xi này thường có phần khung và phần thân xe tách rời nhau, thông thường phần thân xe được thiết kế giống như một chiếc thang và hệ thống lái động cơ được đặt tại một vị trí cố định trên xe

Hình 3 7: Hình ảnh chassis body on frame (Khung rời)

Dễ dàng thiết kế Ít phát ra tiếng ồn trong quá trình vận hành xe vì có một lớp đệm cao su được trang bị giữa phần thân xe và chassis và các bu lông được đính kèm cũng góp phần làm giảm đi các âm thanh xe có thể phát ra

Khung xe dạng thang có khả năng chống xoắn tốt

Có khối lượng nặng dẫn đến hiệu suất và khả năng tiết kiệm nhiên liệu kém

Monocoque chasis là dạng khung bao quanh cả xe trong một kết cấu duy nhất Đây là dạng khung được sử dụng phổ biến nhất hiện nay do nhiều ưu điểm về kinh tế khi sản xuất hàng loạt

Hình 3 8: Hình ảnh monocoque chassis

Có khối lượng nhẹ hơn so với dạng khung rời nên đạt hiệu suất và khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn

Có kết cấu dạng lồng nên an toàn khi xảy ra va chạm

Có khả năng chống xoắn tốt

Chỉ thích hợp với việc sản xuất hàng loạt

➢ Sau khi phân tích ưu nhược điểm của các loại kết cấu khung xe thường được sử dụng trên thị trường ta chọn kết cấu khung xe Monocoque vì các ưu điểm nó mang lại và đồng thời lợi ích về kinh tế nó mang lại khi sản xuất hàng loạt

3.2.4 Bố trí Layout sơ bộ xe

Bố trí layout sơ bộ xe là quá trình tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian cho máy móc, thiết bị, những khu vực sàn, ghế, các bộ phận, thiết bị tiện nghi sử dụng trên xe để phục vụ cho nhu cầu của hành khách

Hình 3 9: Bố trí layout sơ bộ 3D

Việc bố trí layout sơ bộ lý sẽ giúp tăng năng suất, giảm lãng phí và sự gián đoạn không cần thiết Từ đó, có thể tận dụng tối đa nguồn nhân lực vào sản xuất, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh

Hình 3 10: Hình chiếu layout sơ bộ

3.2.5 Tính toán, lựa chọn nội, ngoại thất xe vận chuyển hành khách

3.2.5.1 Phương án lựa chọn ngoại thất

THIẾT KẾ SƠ BỘ CẤU HÌNH XE BUS VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH TRONG SÂN BAY

Tìm hiểu thiết kế sơ bộ ô tô khách là gì

Thiết kế sơ bộ ô tô khách là quá trình đi từ việc tính toán động lực học để chọn cấu hình khung gầm, bố trí chung tổng thể khung gầm, nội thất, ngoại thất, tính toán khối lượng, giá thành sơ bộ đáp ứng được yêu cầu đầu vào

Môn học “Thiết kế sơ bộ ô tô khách căn bản” giúp cho học viên có thể tự thiết kế sơ bộ 3D dựa trên khung gầm 3D sơ bộ đã có

Trong tài liệu này, Thiết kế sơ bộ ô tô khách căn bản gọi tắt là TKSB

4.1.1 Một số đặc điểm của công việc thiết kế sơ bộ

Yêu cầu đầu vào đôi khi là yêu cầu mở hoặc trong khoảng, buộc người thiết kế phải tự đưa ra phương án và đề xuất

Dữ liệu đầu vào đôi khi chưa rõ (VD: thiếu bản vẽ 3D linh kiện), buộc người thiết kế phải phán đoán và vẽ hình khối phác thảo

Một trong những ưu tiên khi TKSB là dùng lại các linh kiện đã có, do đó người thiết kế cần phải am hiểu rất rộng về các dòng xe đã phát triển trước đó

Mỗi dòng xe mới thường cần phát triển một số linh kiện mới (VD: ghế, máng gió,…), người thiết kế không cần phải thiết kế chi tiết tất cả mà chỉ cần vẽ hình khối

Hình 4 1: Hình ảnh mô tả thiết kế sơ bộ

TKSB thường không phân tích quá chi tiết, nhưng phải đảm bảo tính khả thi → đây là nghịch lý → kinh nghiệm đối với người TKSB rất quan trọng

TKSB phải đảm bảo phù hợp với khả năng công nghệ, nhưng điều này cũng đồng thời hạn chế tính sáng tạo → Đôi khi người TKSB phải đề xuất công nghệ mới Người TKSB phải rất am hiểu về QCVN, và các tiêu chuẩn thế giới Để đảm bảo khách quan, người thiết kế cần đưa ra nhiều phương án để hội đồng lựa chọn, hoặc đôi khi người thiết kế phải đề xuất đi khảo sát ý kiến khách hàng

Hình 4 2: Hình ảnh mô tả phương án bố trí ghế

Yêu cầu đầu vào thường rất chung chung (VD: Phát triển xe ô tô khách thành phố 7,8÷7,9m; sàn thấp, 40 chỗ), trong quá trình thiết kế, người thiết kế cần phối hợp với nhiều đơn vị để làm rõ thêm Liệt kê bên dưới là các yêu cầu đầu vào theo thứ tự quan trọng từ trên xuống:

Chiều dài xe (yêu cầu bắt buộc)

Số chỗ (yêu cầu bắt buộc)

Công suất động cơ (đôi khi chỉ định sẵn động cơ)

Giá thành xe Trong phạm vi môn học này chưa xét đến giá thành

Chiều rộng; chiều cao; chiều dài đầu, đuôi, cơ sở; chiều cao sàn, …

Tài liệu từ nhà cung cấp khung gầm (bản vẽ 2D, bảng TSKT khung gầm, bản vẽ các linh kiện, …)

Các yêu cầu khác tùy theo đặc thù của dự án

Hình 4 3: Phiếu yêu cầu nghiên cứu xe buýt ngắm cảnh tại Thaco Bus

Hoàn thiện được bố trí layout sơ bộ của xe bao gồm:

Phần gầm: Các hạng mục lớn: chassis, động cơ, hộp số, cầu, hệ thống treo, hệ thống lái, các bình hơi, thùng dầu, ắc quy, khoang tủ điện, bánh xe, két nước, két gió, hệ thống xả, hệ thống nạp…

Mặt bằng sàn: Không gian trong xe rộng nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo thao tác lắp ghép và sửa chữa gầm

Khối chuẩn: DxRxC, góc thoát, khoảng sáng, vị trí cửa

Bố trí nội thất: các hạng mục lớn trong nội thất: Táp lô, ghế, chỗ đứng, tủ lạnh,…

Các linh kiện lớn khác (cửa sổ, cửa chính, cần gạt mưa, gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng…): Tùy theo từng dự án, tùy từng điều kiện vận hành mà có thể dùng lại loại sẵn có hoặc phát thảo hình khối

Giàn điều hòa: Lựa chọn công suất phù hợp và cách bố trí hợp lí

Bố trí hệ thống cửa lên xuống phù hợp, thuận tiện cho việc di chuyển của hàng khách tránh, tình trạng chen lấn khi lên xuống xe

Hình 4 4: Yêu cầu bố trí các bộ phận trên xe của việc thiết kế sơ bộ.

Tính toán, thiết kế sơ bộ cấu hình xe bus vận chuyển hành khách

4.2.1 Tính toán thông số cơ bản và chọn linh kiện chính

Ngay sau khi tiếp nhận yêu cầu đầu vào, người thiết kế có thể tính nhanh các thông số cơ bản dựa vào các công thức kinh nghiệm

Sau khi tính toán các thông số cơ bản, người thiết kế dựa trên thông số này để chọn sơ bộ linh kiện:

Mâm & lốp: dựa trên khả năng chịu tải theo số liệu từ nhà cung cấp Động cơ: dựa trên công suất sơ bộ

Hộp số, các đăng, cầu sau: dựa trên momen xoắn đầu ra từ động cơ

• Chiều dài (L) và số chỗ:

L/số chỗ = K Với K là hệ số tỉ lệ, tra theo bảng bên dưới:

Bảng 4 1: Bảng hệ số tỉ lệ giá trị K giữa Chiều dài (L) và số chỗ

Chủng loại xe Giá trị K Ghi chú

City Bus 0,149∼0,199 Càng dài, rộng rãi thì K càng lớn Ghế ngồi 0,235∼0,301 Càng rộng rãi thì K càng lớn

Giường nằm 3 dãy 0,321∼0,381 Càng rộng rãi thì K càng lớn

Ghi chú: Đơn vị chiều dài: mét

Tiện nghi được hiểu là các linh kiện đủ lớn để chiếm chỗ của ít nhất 1 ghế

Công thức này thường ít dùng vì dung sai lớn và yêu cầu đầu vào thường đã nói rõ về số chỗ và chiều dài xe

• Chiều cao (H) và chiều dài (L):

Ghi chú: Đơn vị: mm

Thông thường đã có chiều dài, dùng công thức này để tính chiều cao

City bus thường chọn K lớn hơn

• Chiều rộng (W) và chiều dài (L):

(W * L 0,7 )/L = K Với K là hệ số tỉ lệ, tra theo bảng bên dưới:

Bảng 4 2: Bảng hệ số tỉ lệ giá trị K giữa Chiều rộng (W) và chiều dài (L)

Chủng loại xe Giá trị K Ghi chú

City Bus 148,279∼150,031 Xe càng lớn thì K càng lớn

Ghế ngồi 148,644∼154,135 Không có quy luật

Ghi chú: Đơn vị: mm

Thông thường đã có chiều dài, dùng công thức này để tính chiều rộng

• Kiểm nghiệm lại kích thước LxWxH:

W * L 0,069 /H = 1,317~1,398 Ghi chú: Đơn vị: mm

Thông thường đã có các thông số, công thức này để kiểm nghiệm lại

• Dài cơ sở (Lcs)/Dài (L):

Lr *L0,2755/Lcs = 7,365~7,935 Ghi chú: Đơn vị: mm

• Khối lượng không tải toàn xe (m): m*100 /L 1,4 = K Với K là hệ số tỉ lệ, tra theo bảng bên dưới:

Bảng 4 3: Bảng hệ số tỉ lệ giá trị K giữa Chiều dài (L) và khối lượng không tải toàn xe

Chủng loại xe Giá trị K

Ghi chú: Đơn vị chiều dài: mm Đơn vị khối lượng: Kg

• Khối lượng không tải phân bố lên trục 2 (m2 ): m2 /m i = K Với i và K là hệ số, tra theo bảng bên dưới:

Bảng 4 4: Bảng hệ số tỉ lệ giá trị K của khối lượng không tải phân bố lên trục 2

Chủng loại xe Giá trị i Giá trị K

Ghi chú: Đơn vị khối lượng: Kg

• Khối lượng hành lý (mlg) mlg * 10 9 /L i = K

Với i và K là hệ số, tra theo bảng bên dưới

Bảng 4 5: Bảng hệ số tỉ lệ giá trị K giữa Chiều dài (L) và khối lượng hành lí

Chủng loại xe Giá trị i Giá trị K

Ghi chú: Đơn vị công suất: Ps Đơn vị chiều dài: mm

Khối chuẩn là vùng không gian mà ở đó tất cả các linh kiện cấu thành lên xe ô tô khách phải được bố trí nằm hoàn toàn trong vùng không gian này trừ 1 số linh kiện đặc biệt như gương chiếu hậu, gạt mưa và đèn tín hiệu bên hông xe

Ví dụ về khối chuẩn sử dụng cho xe 12m:

Hình 4 5: Hình ảnh khối chuẩn sử dụng cho xe 12m

Khối chuẩn sẽ không được phép thay đổi sau khi hoàn thành thiết kế sơ bộ, do đó trong quá trình thiết kế chi tiết, người phụ trách thiết kế có thể dễ dàng kiểm soát thiết kế của các thành viên

Sau bước 3.2.1 Tính toán thông số cơ bản & chọn linh kiện chính, các kích thước cần thiết để dựng khối chuẩn đã gần như đầy đủ, từ đó có thể dựng khối chuẩn Trong quá trình TKSB, khối chuẩn có thể tiếp tục được điều chỉnh

Hình 4 6: Khối chuẩn của xe

Khối chuẩn mẫu đã được cài đặt tham số và đưa vào dữ liệu thư viện trên CATIA người TKSB có thể sử dụng khối chuẩn mẫu và điều chỉnh các thông số để có được khối chuẩn theo yêu cầu của mình

Hình 4 7: Bảng vẽ mặt cắt khối chuẩn

• Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Click chuột trái vào 3DPART chứa khối chuẩn sau đó vào Tools chọn Catalog Browser xuất hiện hộp thoại

Bước 2: Click chuột phải vào dòng KHỐI CHUẨN chọn Use item → Use item sau đó xuất hiện hộp thoại

Bước 3: Chọn mặt phẳng XZ sau đó nhấn OK

Bước 4: Điều chỉnh các tham số của khối chuẩn mẫu để đạt được khối chuẩn theo yêu cầu thiết kế

4.2.3 Tính chọn chiều dài xe

Hình 4 8: Hình ảnh khối chuẩn thiết kế chiều dài xe

A Bán kính bánh xe: Tra bảng TKST của nhà cung cấp

B Khoảng an toàn: Tối thiểu 50mm

D Khung xương cửa: Phần lối đi hữu ích của cửa nhỏ hơn khung xương cửa khoảng 100mm đối với cửa 1 cánh, khoảng 200mm đối với cửa 2 cánh Phần lối đi hữu ích không nhỏ hơn 650mm (theo QCVN 09)

E Bề dày mặt đầu: Phụ thuộc vào táp lô và cụm đèn pha

Hình 4 9: Hình ảnh khối chuẩn thiết kế bề dày mặt đầu xe

Kích thước E đủ không gian để đèn pha, táp lô, trụ cửa không va chạm vào nhau Đối với các xe cỡ lớn (~12m), đầu xe thường được bố trí thêm thùng dầu (chèn vào giữa kích thước B và C) Ắc quy đôi khi cũng được đặt ở đầu xe, tuy nhiên không ảnh hưởng đến chiều dài đầu Đối với các xe cỡ nhỏ (

Ngày đăng: 20/04/2024, 14:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN