Bài thu hoạch môn Đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam thuộc chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị và hành chính. Chủ đề: - Đồng chí hãy phân tích vì sao để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số, nước ta phải đặc biệt coi trọng phát triển nguồn nhân lực và khoa học, công nghệ? Liên hệ với thực tiễn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 05/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại địa phương (hoặc cơ quan, đơn vị) đồng chí công tác? - Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo? Liên hệ thực tiễn địa phương.
Trang 1THU HOẠCH HẾT MÔN ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Lớp Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính A55
CÂU 1 : Đồng chí hãy phân tích vì sao để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số, nước ta phải đặc biệt coi trọng phát triển nguồn nhân lực và khoa học, công nghệ? Liên hệ với thực tiễn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 05/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm
2025, định hướng đến năm 2030 tại địa phương (hoặc cơ quan, đơn vị) đồng chí công tác?
Bài làm:
1 Để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh
tế tri thức và kinh tế số, nước ta phải đặc biệt coi trọng phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ vì 2 nhân tố này có vai trò quan trọng đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và kinh
tế số.
1.1 Vai trò của nguồn nhân lực
Động lực chính của nền kinh tế tri trức, kinh tế số (KTTT-KTS) thể hiện ngay trong chính khái niệm của nó, đó là tri thức Khác với các mô hình kinh tế truyền thống dựa chủ yếu vào sức lao động và tài nguyên, trong nền KTTT-KTS, khả năng sáng tạo tri thức, trình độ tiếp cận và vận dụng tri thức hiện đại trong quá trình sản xuất các giá trị vật chất và tinh thần mang ý nghĩa quyết định thúc đẩy nền kinh tế Tất cả những thứ đó đều gắn chặt với con người và do con người sản sinh ra Cho nên, để tiến tới nền KTTT-KTS, trước hết và chủ yếu cần chú trọng phát triển một cách toàn diện nguồn lực con người, làm thế nào phát triển, thu hút và sử dụng tốt nguồn nhân lực trí tuệ Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên KTTT-KTS phải hướng tới mục tiêu biến tri thức thành kỹ năng, tri thức phải thành trí lực, và suy rộng ra dân trí phải trở thành nhân lực
Trang 2Đây cũng chính là hướng tổng quát nhất của sự nghiệp phát triển nguồn lực con người nhằm phục vụ nền KTTT-KTS của tất cả các nước
Sự phát triển kinh tế - xã hội luôn cần đến một hệ thống các nguồn lực khác nhau như: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn tích lũy trong nước, lao động Mỗi yếu tố có vị trí, vai trò và mức độ tác động riêng, trong đó NLCN luôn đứng ở vị trí trung tâm, là nguồn lực quan trọng nhất, là nguồn lực tiềm tàng nhất cho sự phát triển Đặc biệt khi bước sang nền KTTT-KTS, khi mà động lực chủ yếu là tri thức thì chính con người - với vai trò là chủ thể của quá trình tiếp nhận và chuyển hóa tri thức - càng được khẳng định
Tài nguyên thiên nhiên là có hạn nhưng tài nguyên của con người là vô tận, trí tuệ con người từ góc độ phát triển là vô hạn Tính vô hạn của trí tuệ thể hiện
ở chỗ, đó không chỉ là khả năng tự sản sinh về mặt sinh học mà còn có thể tự đổi mới, không ngừng phát triển về chất bởi nguồn lực trí tuệ có đặc tính khác với nguồn lực tài nguyên thiên nhiên ở chỗ, nó càng khai thác, sử dụng thì nó lại càng dồi dào, sức mạnh lại càng được nhân lên
Trong nền KTTT-KTS, nguồn lực con người được phát huy một cách tối
đa, và vì thế nó có khả năng làm thay đổi mọi phương thức sản xuất truyền thống với năng suất lao động ngày càng cao Nhờ sự xâm nhập của tri thức, của trí tuệ con người mà năng suất lao động tăng gấp nhiều lần Trí tuệ của con người có khả năng tạo ra những máy móc hiện đại có thể bắt chước hoặc mô phỏng theo những đặc tính trí tuệ của con người Chính do sức mạnh to lớn của trí tuệ con người đã làm thay đổi những thang giá trị của tài nguyên, của các loại nguồn lực Ngày nay, đối tượng khai thác được chuyển vào chính bản thân con người Trong nền KTTT-KTS, trí tuệ con người giữ vai trò quyết định sức mạnh của mỗi quốc gia, nó chính là tài nguyên của mọi tài nguyên
Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa và mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế như hiện nay, các nước có thể khắc phục sự yếu kém về kỹ thuật, công nghệ thông qua con đường chuyển giao, nhập khẩu hoặc gia tăng nguồn vốn bằng cách vay từ các ngân hàng, các quỹ phát triển của thế giới Nhưng người ta lại
Trang 3không thể vay mượn hay nhập khẩu được khả năng sáng tạo của con người Vì thế, có thể khẳng định rằng năng lực sáng tạo nói riêng và chất lượng nguồn nhân lực nói chung là yếu tố nội sinh quan trọng nhất đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn với phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số
1.2 Vai trò của khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ chính là yếu tố tiền đề của nền kinh tế tri thức, kinh
tế số (KTTT-KTS) Các Mác từng nói: “Khoa học là tinh hoa của tiến trình phát triển chung của lịch sử Hơn thế nữa, đó là đòn bẩy mạnh mẽ của lịch sử, là một lực lượng cách mạng, theo ý nghĩa chính xác nhất của từ đó” Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh điều đó là đúng
Với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đầu thế kỉ XX, loài người đã đi sâu nghiên cứu thế giới từ vi mô đến vĩ mô, tất cả những sự vật nằm ngoài khả năng quan sát của giác quan con người Hàng loạt những phát kiến vĩ đại về phân tử, nguyên tử, hạt nhân, các hạt cơ bản đến những hiểu biết về vũ trụ: các vì sao, thiên hà, đại thiên hà, sự giãn nở của vũ trụ Người ta ước tính rằng trong thế kỉ
XX toàn bộ lượng thông tin, tri thức tăng thêm khoảng 1000 lần so với đầu thế
kỉ và vượt trội tất cả các tri thức mà loài người tích lũy được trong suốt lịch sử phát triển từ thế kỉ XIX trở về trước Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã dẫn đến cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất mà ngày nay chúng ta gọi là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, bắt đầu vào khoảng từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được mở đầu bằng công nghệ thông tin (CNTT) CNTT là nhân lõi của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nó phản ánh giai đoạn phát triển mới về chất của sản xuất trong đó hàm lượng trí tuệ là thành phần chủ yếu trong sản phẩm
CNTT bao gồm từ phần cứng như chế tạo các mạch vi điện tử, các máy vi tính, máy siêu tính các dây chuyền sản xuất tự động hóa, các thiết bị ngoại vi cho đến các phần mềm ứng dụng và các phần mềm hệ thống Một phần quan trọng nữa trong CNTT phải kể đến là các loại thiết bị viễn thông, điện tử công
Trang 4nghiệp, điện tử tiêu dùng Mạng máy tính và internet đã và đang trở thành hệ thống huyết mạch quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội Năm 2000 chỉ có 0,3% dân số Việt Nam sử dụng Internet thì đến năm 2020 là 70,3% Rõ ràng mạng internet không còn là một phương tiện kĩ thuật thuần túy
mà đã thành một môi trường mới cho mọi hoạt động của con người và có tác động rất lớn đến sự chuyển biến nhanh chóng của đời sống con người trên khắp hành tinh
Thứ đến là công nghệ sinh học (CNSH), đây là một bước đột phá vào thế giới đầy bí ẩn của sự sống Nó bắt đầu bằng việc khám phá ra các phân tử hình xoắn kép (ADN) và các công cụ để sửa đổi, điều chỉnh thậm chí xây dựng mới các tổ hợp gen Công nghệ cao này đã tạo ra một tiềm năng vô tận cho sản xuất
ra các loại lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và các vật liệu công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người
Cùng với CNTT và CNSH là một loạt các công nghệ cao khác: công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng công nghệ hàng không – vũ trụ Nhiều loại vật liệu mới với các tính năng ưu việt không thể tìm thấy trong tự nhiên đã được tạo ra: vật liệu tổ hợp, vật liệu com-pô-zit, các chất bán dẫn Nhiều nguồn năng lượng mới được tạo ra để thay thế các nguồn năng lượng tự nhiên sắp cạn kiệt, đặc biệt là năng lượng nguyên tử Đáng chú ý là công nghiệp hàng không-vũ trụ với triển vọng đưa con người đến với các hành tinh khác trong vũ trụ
Nhờ các công nghệ cao đó, nền kinh tế thế giới đạt mức tăng trưởng chưa từng có Năm 2015, tổng sản phẩm (GDP) của thế giới ước tính khoảng 108 nghìn tỉ USD, cao gấp nhiều lớn năm 1900 là 3,42 nghìn tỉ USD, năm 1950 là 9,25 nghìn tỉ USD và năm 2000 là 63,1 nghìn tỉ USD Có thể nói, bộ phận cách mạng nhất tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư của lực lượng sản xuất to lớn của loài người ngày nay là khoa học công nghệ Các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại chính là tiền đề tạo ra nền kinh tế tri thức, kinh tế số ngày này
2 Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 05/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh
Trang 5Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại cơ quan đang làm việc, theo tôi cần thực hiện một số những nội dung như sau:
2.1 Tập trung chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho chuyển đổi số, xây dựng văn hóa số trong cơ quan:
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, người lao động, nhất là đội ngũ lãnh đạo chủ chốt bằng các hình thức như số hóa tài liệu, giáo trình, xây dựng thư viện điện tử tài liệu đào tạo nội bộ, dần đổi mới phương pháp đào tạo từ trực tuyến sang E-learning…nhằm tạo sự thống nhất, quyết tâm chính trị cao trong triển khai thực hiện chuyển đổi số
- Lựa chọn, bồi dưỡng, thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực có đủ năng lực, phẩm chất, tư duy đổi mới, sáng tạo Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao để tham gia vào quá trình chuyển đổi số Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CNTT hiện có, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu để đội ngũ này trở thành các chuyên gia nòng cốt tham mưu về chuyển đổi số tại Công ty
- Quan tâm đào tạo, đào tạo lại và chăm lo chế độ, chính sách người lao động trong quá trình chuyển đổi số Bảo đảm nguồn kinh phí hợp lý dành cho đào tạo và bồi dưỡng xây dựng môi trường làm việc thuận lợi, chính sách lương thưởng hợp lý phù hợp với quy định của nhà nước và đặc thù SXKD tại Công ty theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của BCH TW về “Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp”
- Xây dựng văn hóa số trong Công ty phù hợp với quá trình chuyển đổi số, trong đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đề cao sự hợp tác, khuyến khích tư duy mở,
sử dụng dữ liệu và phân tích để đưa ra các quyết định kinh doanh, linh hoạt, nhạy bén với những thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài; thay đổi nền nếp, tác phong làm việc trong Công ty thích ứng với môi trường làm việc số
Trang 62.2 Nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ,
áp dụng công nghệ thông tin, các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào lĩnh vực hoạt động của cơ quan
- Xây dựng kế hoạch và phát triển hạ tầng kết nối có dây, không dây băng rộng kết nối giữa các chi nhánh đơn vị trực thuộc đáp ứng việc trao đổi thông tin, dữ liệu trên môi trường số
- Xây dựng kế hoạch tiêu chuẩn hóa các trung tâm dữ liệu riêng hoặc thuê dịch vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu chuyên nghiệp nhằm tối
ưu chi phí đầu tư hạ tầng, trong đó các hệ thống thông tin quan trọng được triển khai trên trung tâm dữ liệu đạt chuẩn
- Nghiên cứu và xây dựng lộ trình triển khai tích hợp nền tảng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT) ứng dụng trong quản lý sản xuất, dây chuyền xử lý nước tại cung ứng dịch vụ tại các nhà máy, khu xử lý nước, công xưởng, nâng cao mức độ, hiệu quả giám sát mạng lưới cấp nước tiến tới vận hành tự động, từ xa mạng truyền tải chính, thực hiện quản trị văn phòng thông minh…
- Phát triển, ứng dụng, quản trị tài nguyên dữ liệu, công nghệ phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo phục vụ điều hành, sản xuất kinh doanh, hướng đến các
hệ thống ra quyết định đều phải dựa trên cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng hệ thống giám sát, điều hành tập trung, phân tích thông tin và cảnh báo sớm các rủi ro trong quản trị doanh nghiệp
- Rà soát, củng cố, tái tạo, chuẩn hóa dữ liệu hiện có, nâng cao chất lượng
dữ liệu; phân loại dữ liệu theo cấp độ chất lượng phù hợp; cấu trúc hóa dữ liệu nửa cấu trúc và phi cấu trúc, tạo lập đặc tả cho dữ liệu; hoàn thiện hệ thống dữ liệu thông minh về hệ thống cấp nước (GIS), thông tin khách hàng
- Tiếp tục tăng cường xây dựng tạo lập dữ liệu mới bằng việc triển khai các chiến dịch số hóa để chuyển đổi các đối tượng quản lý, hoạt động, sự kiện lên môi trường số, tập trung vào một số lĩnh vực như: dữ liệu về hoạt động hành chính, về khách hàng, nhân sự, về hoạt động sản xuất kinh doanh, về tài nguyên, tài sản… Thực hiện rà soát, nghiên cứu áp dụng mô hình quản trị hiện đại để
Trang 7chuẩn hóa, tinh gọn tối ưu hóa các quy trình và đưa các quy trình nghiệp vụ lên môi trường số
- Xây dựng các mô hình tiếp cận đa kênh để tiếp thị, mở rộng thị trường, cung ứng dịch vụ sản phẩm và phục vụ khách hàng (omni-chanel) theo hướng sử dụng xác thực định danh điện tử, hợp đồng điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, hóa đơn điện tử nhằm giảm thủ tục, tạo thuận lợi cho khách hàng tự phục
vụ, hỗ trợ từ xa là hình thức chủ yếu; đồng thời nâng hiệu quả trong tiếp nhận,
xử lý thông tin phản hồi từ khách hàng
- Ứng dụng các hệ thống phần mềm phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh (Quản trị nguồn lực, Quản trị quan hệ khách hàng, Quản lý công văn, Quản lý nhân sự, quản lý hồ sơ đầu tư xây dựng cơ bản…) để phục vụ công tác quản trị, điều hành chung xuyên suốt toàn Công ty và tại các đơn vị trực thuộc
(Câu này tùy theo đặc thù đơn vị của mình để đưa ví dụ cho phù hợp)
CÂU 2:
1 Quan điểm, chủ trương của Đảng đối với tôn giáo
Các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo thể hiện chủ yếu tại: Nghị quyết số 24-NQ/TW (1990) của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới; Chỉ thị số 37-CT/TW (1998) của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết số 25/NQ-TW (2003) của Ban Chấp hành Trung ương về công tác tôn giáo; Chỉ thị
số 18-CT/TW (2018) của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo trong tình hình mới Các nội dung chủ yếu tập trung vào 5 vấn đề như sau:
1.1 Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân
đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và bình đăng trước pháp luật
1.2 Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không
phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và
Trang 8chính sách của Nhà nước, kích động nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia
1.3 Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần
chúng Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất
Tổ quốc thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong
đó có đồng bào các tôn giáo
1.4 Công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị Công
tác tôn giáo liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và nhiều cấp, nhiều ngành Công tác tôn giáo thực chất là công tác vận động quần chúng Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo để chống đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng
1.5 Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều
phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không ép buộc người dân theo đạo Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật
Chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992, đặc biệt là Hiến pháp năm 2013: “1 Mọi người
có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật 2 Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo 3 Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” (Điều 24) Như vậy, theo Hiến pháp năm 2013, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mọi người (không chỉ là quyền của công dân như trước); Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (không chỉ là bảo đảm như trước)
2 Chính sách và quy định pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động tín ngưững, tôn giáo
Sau khi Đảng ban hành Nghị quyết thể hiện quan điểm, chủ trương đối với công giáo và công tác tôn giáo, Nhà nước đã cụ thể hóa bằng quy định pháp luật
cụ thể để thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống như ban hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (2004), Luật
Trang 9Tín ngưỡng, tôn giáo (2016), Nghị định số 162/2017/NĐ-CP (2017) Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo Các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo với những vấn đề chính gồm: Hoạt động tín ngưỡng; Sinh hoạt tôn giáo của tín đồ; Hoạt động của chức sắc tôn giáo; Công nhận pháp nhân tổ chức tôn giáo; Các hoạt động của tổ chức tôn giáo; Đào tạo chức sắc tôn giáo; Phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành; In ấn xuất bản kinh sách, sản xuất đồ dùng tôn giáo; Đất đai, xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự; Hoạt động an sinh xã hội của cá nhân, tổ chức tôn giáo; Người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam; Quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo
3 Thực tiễn việc thực hiện các chủ trương, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước tại tỉnh Quảng Ninh như sau:
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 4 tôn giáo chính hoạt động gồm Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, với tổng số tín đồ trên 190.000 người (gần 16,6% dân số toàn tỉnh) Do đó, công tác tôn giáo luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của hệ thống chính trị tỉnh để phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Hiện nay tỉnh Quảng Ninh đang thực hiện tương đối tốt các chủ trương, chính sách về tôn giáo, cụ thể như sau:
- Công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng: bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc như: Tín ngưỡng thờ Thành hoàng; Tín ngưỡng thờ Thần; Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc; Tín ngưỡng thờ người có công với làng xã (tín ngưỡng thờ Tiên Công); Tín ngưỡng thờ Hậu Thần; Tín ngưỡng thờ Mẫu; Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; một số lễ hội tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã được phục dựng và quản lý tốt như Lễ Đại Phan của đồng bào dân tộc Sán Dìu
- Công tác đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung: tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện cấp 07 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung (Tin lành: 06; Công giáo: 01) theo đúng quy định của pháp luật về đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung
- Thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc: Từ khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có hiệu lực, trên địa bàn tỉnh có 02 tổ chức tôn giáo trực thuộc thành lập (giáo xứ Hà Khẩu, thành phố Hạ Long và giáo xứ
Cô Tô, huyện Cô Tô)…
- Về phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc: Việc thuyên chuyển chức sắc, thông báo phong phẩm của tổ chức tôn giáo được thực hiện theo đúng quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo Từ năm 2018 đến năm 2020 tỉnh Quảng Ninh đã giải quyết
Trang 10cho trên 47 trường hợp là chức sắc, chức việc, nhà tu hành liên quan đến phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển vùng hoạt động
- Hoạt động tôn giáo; hoạt động giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo của tổ chức tôn giáo: Được tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia, hưởng ứng nhiệt tình, tạo điều kiện như: Tặng tiền, gây quỹ vì người nghèo, người già neo đơn, thăm hỏi tặng quà các gia đình chính sách, tặng quà khuyến học cho các em học sinh, xây nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, phát động quyên góp ủng
hộ, giúp đỡ người nghèo, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi,… với nguồn kinh phí xã hội hóa lên đến hàng chục tỷ đồng, nhất là vào dịp lễ, Tết, thiên tai, dịch bệnh Covid-19
- Vấn đề tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo: Việc quản lý tài sản của sơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật Hiện nay, đa số các công trình tín ngưỡng là đình, đền, nghè, miếu, nhà thờ họ được quản lý khá tốt Đặc biệt, các nhà thờ họ đều do các dòng họ trực tiếp quản lý và đây cũng là tài sản riêng của gia đình cho nên được các gia đình đầu tư nhiều công sức, vật chất để bảo quản, tôn tạo
- Công tác thanh tra, kiểm tra; xử lý vi phạm pháp luật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về tín ngưỡng, tôn giáo: Hàng năm, Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác nội vụ, trong đó có công tác tín ngưỡng, tôn giáo tại các địa phương, đơn vị liên quan, nhất là công tác kiểm tra, giám sát về tình hình thực hiện quy định, chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và nắm bắt tình hình tại địa phương, cơ sở
- Công tác quản lý đất đai, xây dựng cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo: Đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành giao đất, hợp thức hóa quyền sử dụng đất cấp GCNQSD đất cho 163/180 điểm đất cơ sở tôn giáo Trong số 17 điểm cơ sở tôn giáo chưa được hợp thức hóa quyền sử dụng đất, cấp GCNQSD đất, có 07 trường hợp không đủ điều kiện Công tác quản lý hoạt động xây dựng các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được Sở Xây dựng và UBND các địa phương trong tỉnh tích cực tham mưu, tổ chức thực hiện tốt UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 27/2018/QĐ-UBND ngày 21/9/2018 về phân cấp thẩm quyền cho UBND cấp huyện phê duyệt quy hoạch, thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu, quản lý trật tự xây dựng và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng đối với các công trình cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh (trừ các công trình tôn giáo, tín ngưỡng đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh trở lên) Từ năm 2018-2020, có 13 công trình tín ngưỡng, tôn giáo được cấp phép xây dựng