1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TẢI ĐỀ THI CUỐI HK2 NGỮ VĂN 11 CÓ ĐÁP ÁN, MA TRẬN VÀ ĐẶC TẢ

8 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Kiểm Tra Cuối Kì II Môn Ngữ Văn Lớp 11
Trường học Trường THPT...
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Đề kiểm tra
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 39,49 KB
File đính kèm DE THI NGU VAN 11 HK2 - THU - XUAN DIEU.zip (35 KB)

Nội dung

Đề thi cuối học kì 2 chương trình mới, bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo. Bộ đề biên soạn theo thông tư 22 của Bộ Giáo dục và đào tạo. Có đầy đủ đáp án, hướng dẫn chấm chi tiết, có khung ma trận và đặc tả đầy đủ

Trang 1

TRƯỜNG THPT

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút

1 Khung ma trận

TT năng Kĩ

Nội dung kiến thức / Đơn vị kĩ

năng

Mức độ nhận thức

Nhận biết Thônghiểu

Vận dụn g

Vận dụng cao

Tỉ lệ

2 Viết Viết văn bản nghị luận về một tác

phẩm văn học hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng

100

2 Bản đặc tả các mức độ kiểm tra, đánh giá

TT năng Kĩ Đơn vị kiến thức

/ Kĩ năng Mức độ đánh giá

Số lượng câu hỏi theo mức

độ nhận thức

Tổn

g % Nhận

biết Thônghiểu dụngVận dụngVận

cao

- Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trữ tình trong bài thơ (Câu 2)

- Nhận biết được cấu tứ, vần, nhịp, những dấu hiệu thể loại của bài thơ (Câu 1)

- Nhận biết được yếu tố tượng trưng (nếu có) trong bài thơ

- Nhận biết được những biểu hiện của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ (Câu 3)

- Nhận biết đặc điểm của ngôn

từ nghệ thuật trong thơ

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được ý nghĩa giá trị thẩm mĩ của ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ (Câu 4)

- Phân tích, lí giải được vai trò

3 câu 3 câu 1 câu 1 câu 50

Trang 2

của yếu tố tượng trưng trong bài thơ (nếu có) (Câu 5)

- Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ

(Câu 6)

- Lí giải được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ

- Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của bài thơ

- Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong bài thơ

Vận dụng:

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của bài thơ đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân về những vấn đề văn học hoặc cuộc sống (Câu 7)

- Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ

Vận dụng cao:

- Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ

- Đánh giá được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tương trưng (nếu có) trong bài thơ

- So sánh được hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau (Câu 8)

- Mở rộng liên tưởng về vấn đề đặt ra trong bài thơ để hiểu sâu hơn bài thơ

luận về một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim, bài hát, bức

Nhận biết:

- Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, loại hình nghệ thuật,… của tác phẩm

- Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận

Thông hiểu:

TL

50

Trang 3

tranh, pho

tượng

- Trình bày được những nội

dung khái quát của tác phẩm

nghệ thuật (bộ phim, bài hát,

bức tranh, pho tượng)

- Phân tích được những biểu

hiện riêng của loại hình nghệ

thuật thể hiện trong tác phẩm

(ví dụ, cốt truyện, vai diễn

trong bộ phim; các yếu tố hình

khối, đường nét trong tác phẩm

điêu khắc; …)

- Nêu và nhận xét về nội dung,

một số nét nghệ thuật đặc sắc

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn

chứng để tạo tính chặt chẽ,

logic của mỗi luận điểm

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ

pháp tiếng Việt

Vận dụng:

- Nêu được những bài học rút

ra từ tác phẩm

- Thể hiện được sự đồng tình /

không đồng tình với thông điệp

của tác giả (thể hiện trong tác

phẩm)

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp các phương

thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,

… để tăng sức thuyết phục cho

bài viết

- Vận dụng hiệu quả những

kiến thức tiếng Việt lớp 11 để

tăng tính thuyết phục, sức hấp

dẫn cho bài viết

Trang 4

2 Đề minh họa

SỞ GD&ĐT

TRƯỜNG THPT

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề có 02 trang)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn, lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

-I ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

THU

- Xuân Diệu - 1

Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu;

Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì.

Hư vô bóng khói trên đầu hạnh;

Cành biếc run run chân ý nhi 2

Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa, Mới tạnh mưa trưa, chiều đã tà.

Buồn ở sông xanh nghe đã lại,

Mơ hồ trong một tiếng chim qua.

Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm, Hây hây thục nữ mắt như thuyền.

Gió thu hoa cúc vàng lưng giậu, Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên.

(Trích Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam,

tr.148, 149, NXB Văn học, 2006)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 Những chi tiết nào trong bài thơ miêu tả vẻ đẹp của cô thục nữ?

Câu 3 Trong bài thơ, từ ngữ nào thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả?

Câu 4 Anh/chị liên tưởng đến điều gì khi cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên trong câu thơ

“Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì”?

Câu 5 Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ sau đây là gì?

Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm, Hây hây thục nữ mắt như thuyền.

Gió thu hoa cúc vàng lưng giậu, Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên

mới về cái tôi cá nhân, những cách tân quan trọng về ngôn ngữ nghệ thuật: sự kết hợp từ ngữ mới mẻ chịu ảnh hưởng phương Tây, những hình ảnh độc đáo mang màu sắc tượng trưng,…Thơ Xuân Diệu đã góp phần đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thế kỉ XX.

Trang 5

Câu 6 Hãy xác định chủ đề của bài thơ trên.

Câu 7 Từ nội dung bài thơ, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về những việc làm cụ thể để bảo

vệ, giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên ở mỗi người

Câu 8 Trong tác phẩm Thu vịnh, Nguyễn Khuyến có viết:

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái Một tiếng trên không ngỗng nước nào

Anh/chị hãy so sánh để thấy sự giống và khác nhau giữa hai câu thơ trên và hai câu thơ sau trong bài thơ:

Buồn ở sông xanh nghe đã lại,

Mơ hồ trong một tiếng chim qua.

II VIẾT (5,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận về giá trị nội dung và nét đặc sắc về nghệ

thuật của bài thơ “Thu” – Xuân Diệu

-HẾT -SỞ GD&ĐT

TRƯỜNG THPT

ĐỀ CHÍNH THỨC

KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn: Ngữ văn, lớp 11

(Đáp án và Hướng dẫn chấm gồm … trang)

1 Thể thơ bảy chữ

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,75 điểm

- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,00 điểm

0,75

2 Chi tiết miêu tả vẻ đẹp của cô thục nữ:

- Hây hây

- Mắt như thuyền

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đúng 2 chi tiết: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời 1 chi tiết: 0,25 điểm

- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,00 điểm

0,5

3 Từ ngữ thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả: bâng khuâng, buồn, mơ hồ

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời được 3 từ ngữ như đáp án: 0,75 điểm

- Học sinh trả lời được 2 từ ngữ như đáp án: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời được 1 từ ngữ như đáp án: 0,25 điểm

- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,00 điểm

0,75

4 Liên tưởng: Vẻ đẹp của thiên nhiên giống như cô gái đã qua độ

trăng tròn, đang dần tàn phai nhan sắc

- Học sinh trả lời được 2 vế theo đáp án: 0,75 điểm

- Học sinh trả lời được 1 vế: 0,5 điểm

0,75

Trang 6

- Học sinh trả lời 1 vế nhưng còn chung chung: 0,25 điểm

- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,00 điểm

5 Ý nghĩa tượng trưng: Hình ảnh của người phụ nữ trong khổ thơ

xuất hiện với giấc mơ về một tương lai huy hoàng nhưng lở dở,

không thành

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời được như đáp án: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm

- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,00 điểm

0,5

6 Chủ đề: Ngợi ca vẻ đẹp đượm buồn của cảnh vật, đất trời, con

người vào mùa thu; cùng với những cảm xúc tinh tế và sâu lắng

của nhà thơ

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời được 2 vế theo đáp án: 0,075 điểm

- Học sinh trả lời được 1 vế: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời 1 vế nhưng còn chung chung: 0,25 điểm

- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,00 điểm

0,75

7 Những việc làm cụ thể để bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên ở

mỗi người:

- Giảm thiểu rác thải nhựa; tái chế, tái sử dụng

- Tiết kiệm nước và năng lượng

- Tham gia các hoạt động cộng đồng như làm sạch bãi biển, trồng

cây, hoặc các chiến dịch bảo vệ thiên nhiên môi trường

- Chia sẻ kiến thức và ý thức về bảo vệ thiên nhiên với gia đình,

bạn bè và cộng đồng

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời thuyết phục 2 ý trở lên: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời thuyết phục 1 ý: 0,25 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể có những ý kiến và cách diễn đạt khác

nhau, miễn hợp lí GV vẫn cho điểm

0,5

8 - Giống nhau: cùng viết về mùa thu; lời thơ đượm buồn; có sự xuất

hiện của âm thanh

- Khác nhau:

+ Nguyễn Khuyến: Không gian thu mênh mang, hoài niệm; âm

thanh xuất hiện đột ngột, bất ngờ

+ Xuân Diệu: Nỗi buồn dồn nén trong dòng sông, mây nước, khí

trời để một lúc nào đó sẽ rót xuống không gian bằng cánh chim

chiều não ruột; âm thanh xuất hiện không ngẫu nhiên, không đột

ngột

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trình bày thuyết phục 2 ý: 0,5 điểm

- Học sinh trình bày thuyết phục 1 ý: 0,25 điểm

0,5

Trang 7

* Lưu ý: Học sinh có thể có những ý kiến và cách diễn đạt khác nhau, miễn hợp lí GV vẫn cho điểm

a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0,5

b Xác định đúng yêu cầu của đề: giá trị nội dung, một số nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Thu”

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng kiểu bài: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa rõ kiểu bài: 0,25 điểm

0,5

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

3,0

*Giới thiệu vấn đề nghị luận: tên tác phẩm, tác giả, khái quát nội

dung, ý nghĩa tác phẩm

*Giá trị nội dung:

- Đề tài: mùa thu

- Chủ đề: Ngợi ca vẻ đẹp đượm buồn của cảnh vật, đất trời, con người vào mùa thu; cùng với những cảm xúc tinh tế và sâu lắng của nhà thơ

- Thông điệp:

+ Con người hãy sống chậm lại, lắng nghe, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống xung quanh

+ Là lời nhắc nhở về việc trân trọng từng khoảnh khắc, cảm xúc của tâm hồn

+ Cần biết yêu thiên nhiên, trân trọng và hòa mình vào vẻ đẹp thiên nhiên

* Nét đặc sắc về nghệ thuật:

- Biện pháp tu từ: liệt kê, nhân hóa, ẩn dụ,…

- Từ ngữ, hình ảnh:

+ Hình ảnh mang màu sắc tượng trưng, đa nghĩa: nõn nà sương

ngọc, nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì, cành biếc run run; gió thầm, mây lặng,…

+ Một số từ ngữ mang màu sắc cổ điển: ý nhi, bức gấm, thục nữ, cúc vàng lưng giậu, sắc áo trạng nguyên tạo âm hưởng hoài cổ cho bài thơ

- Vần: vần chân, thường gieo vần ở câu 2 và 4 ở mỗi khổ thơ; tạo

tính nhạc cho bài thơ

- Nhịp: 4/3; nhịp thơ đều đặn, nhẹ nhàng.

Trang 8

* Khẳng định giá trị của tác phẩm/ý nghĩa của tác phẩm đối với

bản thân và người đọc: Với thể thơ 7 chữ, hệ thống từ ngữ, hình

ảnh vừa gần gũi vừa mới lạ, biện pháp tu từ phong phú và lòng

yêu thiên nhiên thiết tha, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên,

con người vào thu thật bình dị, đượm buồn Bài thơ đã để lại

nhiều dư vị thấm thía trong lòng người đọc

Hướng dẫn chấm:

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu

biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng:

1,75 điểm – 2,0 điểm.

- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng

không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu: 1,0 điểm –

1,5 điểm.

- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác

đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có

dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp: 0,25 điểm – 0,75

điểm.

*Lưu ý: Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù

hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

d Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

Hướng dẫn chấm:

- Nếu bài làm mắc từ 3 lỗi ở mỗi loại: 0,25 điểm

- Nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi ở mỗi loại: 00,0 điểm

0,5

e Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách

diễn đạt mới mẻ

Hướng dẫn chấm:

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5

- Hết

Ngày đăng: 16/04/2024, 22:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w