1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi cuối HK2 Ngữ Văn 11 có đáp án, ma trận, đặc tả.

8 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề thi cuối HK2 Ngữ Văn 11
Trường học Trường THPT.....
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Đề thi
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 30,92 KB
File đính kèm DE THI NGU VAN 11 HK2.zip (28 KB)

Nội dung

Đề thi cuối HK2 Ngữ Văn 11 ngữ liệu mới. Đọc hiểu thể loại thơ tượng trưng. Phần viết phân tích nét đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Có đầy đủ đáp án, ma trận. Bộ đề biên soạn đúng theo thông thư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tải về là dùng. Đề thi chưa xuất hiện trước đó, đảm bảo tính mới mẻ, rất hay.

Trang 1

PHẦN 1: MA TRẬN, ĐẶC TẢ

TRƯỜNG THPT

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút

1 Khung ma trận

TT năng Kĩ

Nội dung kiến thức / Đơn vị kĩ

năng

Mức độ nhận thức

Nhậ n biết

Thông hiểu

Vận dụn g

Vận dụn g cao

Tỉ lệ

2 Viết Viết văn bản nghị luận về một tác

phẩm văn học hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng

2 Bản đặc tả các mức độ kiểm tra, đánh giá

TT năng Kĩ Đơn vị kiến thức

/ Kĩ năng

Mức độ đánh giá

Số lượng câu hỏi theo mức

độ nhận thức

Tổn

g % Nhận

biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1 Đọc

hiểu

Thơ Nhận biết:

- Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trữ tình trong bài thơ (Câu 2, Câu 3)

- Nhận biết được cấu tứ, vần, nhịp, những dấu hiệu thể loại của bài thơ (Câu 1)

- Nhận biết được yếu tố tượng trưng (nếu có) trong bài thơ

(Câu 4)

- Nhận biết được những biểu hiện của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ

- Nhận biết đặc điểm của ngôn

từ nghệ thuật trong thơ

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được ý nghĩa giá trị thẩm mĩ của ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ

- Phân tích, lí giải được vai trò

3 câu 3 câu 1 câu 1 câu 50

Trang 2

của yếu tố tượng trưng trong bài thơ (nếu có)

- Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ

(Câu 5)

- Lí giải được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ

- Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của bài thơ (Câu 6)

- Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong bài thơ

Vận dụng:

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của bài thơ đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân về những vấn đề văn học hoặc cuộc sống - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ (Câu 7)

Vận dụng cao:

- Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ

- Đánh giá được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tương trưng (nếu có) trong bài thơ

- So sánh được hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau

- Mở rộng liên tưởng về vấn đề đặt ra trong bài thơ để hiểu sâu hơn bài thơ (Câu 8)

3 Viết 2 Nghị

luận về một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng

Nhận biết:

- Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, loại hình nghệ thuật,… của tác phẩm

- Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận

Thông hiểu:

- Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm

1* 1* 1* 1 câu

TL

50

Trang 3

nghệ thuật (bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng)

- Phân tích được những biểu hiện riêng của loại hình nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm (ví dụ, cốt truyện, vai diễn trong bộ phim; các yếu tố hình khối, đường nét trong tác phẩm điêu khắc; …)

- Nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

Vận dụng:

- Nêu được những bài học rút

ra từ tác phẩm

- Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm)

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,

… để tăng sức thuyết phục cho bài viết

- Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết

PHẦN 2: BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

SỞ GDĐT

TRƯỜNG THPT

ĐỀ THAM KHẢO 4

(Đề thi gồm có 01

trang)

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

I ĐỌC HIỂU: (5,0 ĐIỂM)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Những bó hoa

- Văn Cao – (*)

Những bó hoa mang tới chúc tụng Thành công một con người

Trang 4

Hàng ngày hàng ngày Xây thành cái mồ chôn Con người thành công ấy Người ta đôi khi bị giết bằng những bó hoa

(Rút từ tập thơ Lá, NXB Tác phẩm

mới, 1988, tr 25)

Chú thích:

(*) Văn Cao (1923 – 1995) là một nghệ sĩ đa tài Ông có nhiều ảnh hưởng đối với

nghệ thuật Việt Nam đương đại trên nhiều lĩnh vực: âm nhạc, hội họa và thơ ca

Về thơ, ông có các tập thơ: Lá (1988), Tuyển tập thơ Văn Cao (1993),

Câu 1 (0,75 điểm) Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2 (0,75 điểm) Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên

Câu 3 (0,75 điểm) Theo bài thơ, thứ gì có thể “xây thành cái mồ chôn”

người thành công?

Câu 4 (0,75 điểm) Hình ảnh “những bó hoa” tượng trưng cho điều gì?

Câu 5 (0,5 điểm) Nêu thông điệp của bài thơ trên.

Câu 6 (0,5 điểm) Nhà thơ đã nói như thế nào về chức năng của những bó

hoa và hệ lụy mà chúng đem đến đối với "con người thành công”?

Câu 7 (0,5 điểm) Anh/ chị có đồng tình với ý kiến mà nhà thơ đã đặt ra:

“Người ta đôi khi bị giết/ bằng những bó hoa” không? Vì Sao?

Câu 8 (0,5 điểm) Từ hình ảnh “những bó hoa” trong bài thơ và những bó hoa

được trao gửi trong cuộc sống, anh/chị hãy nêu suy nghĩ của bản thân về hành động trao gửi những bó hoa

II.VIẾT (5,0 ĐIỂM)

Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận phân tích những nét đặc sắc

về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Những bó hoa – Văn

Cao

-Hết -Thí sinh không được sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì

thêm.

PHẦN 3: ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK2

MÔN NGỮ VĂN 11 Phầ

n

Câu

m

Trang 5

1 Thể thơ tự do

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,75 điểm

- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,00 điểm

0,75

2 Nhân vật trữ tình: Tác giả/ nhà thơ/Văn Cao

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,75 điểm

- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,00 điểm

0,75

3 Thứ có thể “xây thành cái mồ chôn” là “những bó

hoa”

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,75 điểm

- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,00 điểm

0,75

4 Hình ảnh “những bó hoa” tượng trưng cho sự đánh

giá, ca ngợi/ khen ngợi, sự tôn vinh, dành cho

“người thành công” Nó cũng tượng trưng cho những

cám dỗ mà những người thành công gặp phải và cần

phải vượt qua

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời được 2 ý trở lên: 0,75 điểm

- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,00 điểm

0,75

5 Thông điệp:

- Sự chúc tụng, tôn vinh là con dao hai lưỡi, nó có

thể là động lực giúp ta phấn đấu, cũng có thể là

thứ khiến ta ảo tưởng, ngủ quên trên chiến

thắng

- Có những thứ mang vẻ đẹp rực rỡ bề ngoài

nhưng có thể đem đến cho ta những điều không

tốt

-

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đúng 1 thông điệp: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm

- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,00 điểm

Lưu ý: HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau,

miễn hợp lí vẫn đạt điểm tối đa.

0,5

6 Nhà thơ đã đề cập đến chức năng của những bó hoa:

+ là một phương tiện để chúc tụng thành công

+ trong một số trường hợp, những bó hoa ấy làm cho

ta ngủ quên trên chiến thắng, làm ta kiêu căng,

ngạo mạng, chúng có thể trở thành vũ khí gây hại,

khiến người nhận bị "giết".

0,5

Trang 6

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời được 2 vế theo đáp án: 0,05 điểm

- Học sinh trả lời được 1 vế: 0,25 điểm

- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,00 điểm Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn đảm bảo nội dung chính hai ý trên.

7 - Học sinh thể hiện được thái độ đồng tình hoặc

không đồng tình

- Lí giải hợp lí.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời được 2 vế theo đáp án: 0,05 điểm

- Học sinh trả lời được 1 vế: 0,25 điểm

- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,00 điểm

0,5

8

Học sinh trả lời theo quan điểm cá nhân, có thể theo hướng gợi ý sau:

Tặng hoa không chỉ là cách thể hiện tình cảm mà còn

là một phần của văn hóa và truyền thống Nó thể hiện sự tri ân, sự chúc mừng, tôn vinh, sự quan tâm và hơn hết là sự sẻ chia Tuy nhiên, cả người tặng và người nhận hoa cần phải hiểu đúng mục đích tốt đẹp của hành động này để việc tặng hoa luôn có

ý nghĩa thực sự.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trình bày hợp lí, thuyết phục: 0,5 điểm

- Học sinh trình bày sơ sài: 0,25 điểm

- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,00 điểm

* Lưu ý: Học sinh có thể có những ý kiến và cách diễn đạt khác nhau, miễn hợp lí GV vẫn cho điểm.

0,5

a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn

đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0,5

b Xác định đúng yêu cầu của đề: giá trị nội dung,

một số nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Những bó hoa – Văn Cao

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng kiểu bài: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa rõ kiểu bài: 0,25 điểm

0,5

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai bằng nhiều cách trên cơ sở

kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

3,0

*Giới thiệu vấn đề nghị luận: tên tác phẩm, tác

giả, khái quát nội dung

*Giá trị nội dung:

Trang 7

- Chủ đề: Mặt trái của sự tôn vinh, khen ngợi trước

những thành công trong cuộc sống

- Thông điệp:

+ Sự chúc tụng, tôn vinh là con dao hai lưỡi, nó có

thể là động lực giúp ta phấn đấu, cũng có thể là thứ

khiến ta ảo tưởng, ngủ quên trên chiến thắng

+ Có những thứ mang vẻ đẹp rực rỡ bề ngoài nhưng

có thể đem đến cho ta những điều không tốt

* Nét đặc sắc về nghệ thuật:

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp,…

- Từ ngữ, hình ảnh: Hình ảnh mang màu sắc tượng

trưng, đa nghĩa: “những bó hoa”, “cái mồ chôn”,

- Ngôn ngữ thơ”: giản dị, gần gũi, có sức biểu cảm

cao,

- Nhịp điệu: đặc biệt, lạ thường, trầm lắng suy tư,

nhẹ nhàng,

* Khẳng định giá trị của tác phẩm/ý nghĩa của

tác phẩm đối với bản thân và người đọc:

Hướng dẫn chấm:

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng;

dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần

nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng: 1,75 điểm – 2,0

điểm.

- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác

đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng

không tiêu biểu: 1,0 điểm – 1,5 điểm.

- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ

không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn

đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng

không phù hợp: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

*Lưu ý: Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng

nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp

luật.

d Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

Hướng dẫn chấm:

- Nếu bài làm mắc từ 3 lỗi ở mỗi loại: 0,25 điểm

- Nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi ở mỗi loại: 00,0 điểm

0,5

e Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề

nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ; có sử dụng nhận

định văn học/ lí luận văn học; có sự so sánh trong quá

trình phân tích chứng minh

Hướng dẫn chấm:

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

0,5

Trang 8

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

Ngày đăng: 16/04/2024, 21:22

w