ĐỀ TÀI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

13 1 0
ĐỀ TÀI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 -ĐỀ TÀI:

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ THỰC TRẠNG CÔNGNGHIỆP HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

TP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 01 năm 2024

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ:

1Lê Công Chung23637071

Duyệt, sửa nội dung, làm Powerpoint, soạn nội dung phần III

2Nguyễn Quốc Đạt23650871 Soạn nội dung phần II 1, tìm kiếm hình ảnh 3Phạm Mai Gia Bảo23643841 Soạn nội dung phần I.3, hỗ trợlàm powerpoint 4Trần Thế Hào23651371 Soạn nội dung phần II.2, hỗ trợ làm powerpoint 5Đặng Tuấn Khải23639951 - Soạn nội dung phần I 2- Thuyết trình. 6Trần Quốc Khang23646731 - Soạn nội dung phần II 3- Thuyết trình. 7Dương Gia Minh23650091 Soạn nội dung phần I.1, tóm tắt nội dung

MỤC LỤC

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ: 2

Trang 3

Lời nói đầu 4

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục tiêu 4

a) Phát triển năng lực nghề nghiệp: 4

b) Sáng tạo và nghiên cứu: 4

c) Tăng cường thu nhập và tiềm năng sự nghiệp 4

3 Kết cấu của đề tài 5

a) Mở đầu 5

b) Nội dung 5

c) Kết luận 5

PHẦN HAI: NỘI DUNG 5

I Những vấn đề chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5

1 Khái niệm (Định nghĩa) của công nghiệp hoá và hiện đại hoá 5

2 Vai trò của công nghiệp hoá và hiện đại hoá 6

3 Đặc điểm của công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay 6

II Thực trạng về công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay 7

Trang 4

Lời nói đầu

Kể từ khi đất nước hoàn toàn độc lập đến nay, nhà nước ta không ngừng cải cách để phát triển kinh tế, nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ giúp chúng ta có thêm động lực để tăng trưởng nhanh với tốc độ vượt bậc Không những thế, nhờ có hiện đại hoá mà chúng ta có điều kiện đi tắt, có bài toán tổng hợp để giải bài toán phát triển đất nước Việc nghiên cứu về nó đang là một vấn đề bức xúc và nóng bỏng trong nhiều năm

Bài tiểu luận với đề tài “ Công nghiệp hoá, hiện đại hóa và tình trạng công nghiệp hoá ở Việt Nam hiện nay” sẽ cho chúng ta thấy những nhận thức rõ ràng, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực trong nước, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ quốc tế để phực vụ cho quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá.

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Chọn đề tài về công nghiệp hoá,hiện đại hoá và tình trạng công nghiệp hóa ở Việt Nam là quan trọng để thức đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao cạnh tranh quốc tế, tạo việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời hỗ trợ phát triển bền vững và đổi mới cộng nghệ Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn ảnh hưởng tích cực đến các khía cạnh xã hội và môi trường.

2 Mục tiêu

a) Phát triển năng lực nghề nghiệp:

Thị trường lao động: Sinh viên sẽ được trang bị nhiều kiến thức và các kĩ năng cần thiết để làm việc tốt trong môi trường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Năng lực chuyên môn: Lựa chọn được nhiều chuyên nghành phù hợp với công nghiệp như kỹ thuật, quản lí sản xuất,….

b) Sáng tạo và nghiên cứu:

Sáng tạo : Các công nghiệp thường đòi hỏi sự sáng tạo để phát triển và cạnh tranh Sinh viên có thể tham gia các dự án nghiên cứu và phát triển mới cho nghành nghề của họ

c) Tăng cường thu nhập và tiềm năng sự nghiệp

Sinh viên có thể phát triển sự nghiệp của mình nhanh chóng trong môi trường công nghiệp hoá và hiện đại hoá

Trang 5

Tóm lại, mục tiêu của việc chọn chủ đề “ Công nghiệp hoá, hiện đại hóavà tình trạng công nghiệp hoá ở Việt Nam” giúp sinh viên phát triểntoàn diện về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và sự chuẩn bịcho sự nghiệp tương lai

3 Kết cấu của đề tàia) Mở đầu

 Định hướng người đọc

 Nhận diện trọng tâm/mục đích

b) Nội dung

 Những vấn đề chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa  Tình trạng công nghiệp hóa ở Việt Nam hiện nay

c) Kết luận

 Nhắc lại ý chính của toàn bài  Tóm tắt những luận điểm

PHẦN HAI: NỘI DUNG

I.Những vấn đề chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1 Khái niệm (Định nghĩa) của công nghiệp hoá và hiện đại hoá

Công nghiệp hóa:

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi sản xuất từ thủ công sang tự động, quy mô lớn.sử dụng công nghệ cao để tăng năng suất và giảm chi phí Điều này thường bao gồm sự áp dụng máy móc, robot, tự động hóa, và quản lý thông tin để cải thiện chất lượng và sức cạnh tranh Công nghiệp hóa đã đóng góp vào phát triển kinh tế, nhưng cũng mang lại thách thức như thất nghiệp và ảnh hưởng môi trường.

Hiện đại hóa:

Hiện đại hóa là quá trình cập nhật và thay đổi cơ sở hạ tầng, phương pháp quản lý, và giá trị xã hội để đáp ứng tiêu chuẩn và xu hướng mới, nhằm thúc đẩy sự phát triển và cải thiện chất lượng cuộc sống Điều này liên quan đến áp dụng công nghệ mới và thay đổi ở nhiều lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, xã hội, và chính trị.

Vậy công nghiệp hóa là một khía cạnh cụ thể của hiện đại hóa, liên quan đến sự tự động hóa và cải thiện sản xuất, trong khi hiện đại hóa bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau của sự phát triển xã hội và kinh tế.

Trang 6

2 Vai trò của công nghiệp hoá và hiện đại hoá

Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân.

Tạo ra lực lượng sản xuất mới, tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa công nhân, nông dân và tri thức.

Tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố, tăng cường quốc phòng và an ninh quốc gia.

3 Đặc điểm của công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay

Thứ nhất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sự phát triển mạnh mẽ củalực lượng sản xuất

Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội nhờ chuyển nền kinh tế từ chỗ dựa trên kỹ thuật thủ công sang nền kinh tế dựa vào kỹ thuật cơ khí thủ công Đồng thời chuyền nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.

Nếu áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào những ngành trong nền kinh tế quốc dân thì những thành tựu này được kết nối, gắn liền với quá trình hiện đại hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.

Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực khi đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ hai, xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại và đạt hiệuquả cao

Cơ cấu kinh tế chính là tổng thể hữu cơ giữa các thành phần kinh tế Có hai loại cơ cấu kinh tế là cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế Trong khi đó, cơ cấu của ngành kinh tế sẽ đóng vai trò trung tâm, quan trọng và cốt lõi nhất.

Tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nghĩa là chuyển dịch cơ cấu, cấu trúc của nền kinh tế kém hiệu quả, bị tụt hậu theo hướng nền kinh tế hiện đại và hiệu quả hơn Xu hướng của sự chuyển dịch, thay đổi này là hướng từ một nền cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế nông

Trang 7

nghiệp, công nghiệp và sau đó phát triển thành cơ cấu kinh tế công, công nghiệp và dịch vụ.

Cơ cấu lao động cũng sẽ được chuyển dịch theo hướng gắn với phát triển kinh tế tri thức Đây là một trong những tiền đề làm chi phối xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động từng thời kỳ ở nước ta.

Thứ ba, củng cố và làm tăng cường các địa vị lãnh đạo trong quan hệ sảnxuất xã hội chủ nghĩa

Đồng thời, hướng tới việc xác lập địa vị thống trị trong các mối quan hệ sản xuất xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Từ đó nên chúng ta cần nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa Và lựa chọn ngành, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế Tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất Học tập, nâng cao tình độ học vấn, kinh nghiệm và nghiệp vụ, đáp ứng nguồn lao động có kỹ thuật cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp.

Công nghiệp hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá tình phát triển vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa - xã hội của đất nước lên trình độ mới Đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa có vai trò tạo điều kiện, tiền đề vật chất - kỹ thuật cho chế độ xã hội chủ nghĩa Ở mỗi thời kỳ lịch sử, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa có nội dung và bước đi cụ thể, phù hợp Đối với Việt Nam, khi chính thức bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng chủ trương tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, và từ cuối thế kỷ XX đến nay, quá trình này được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đó là một quá trình kinh tế, kỹ thuật- công nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện, sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp với các trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh.

II.Thực trạng về công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay1 Ưu điểm

Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân

Trang 8

Tạo ra lực lượng sản xuất mới, tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa công nhân, giữa nông dân và trí thức.

Tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa và phát triển nền văn hóa tiên tiến, cao đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc

Tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố, tăng cường quốc phòng và an ninh quốc gia.

2 Hạn chế

Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao,còn là những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển của nền kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chưa đạt mục tiêu đề ra Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tốc độ tăng trưởng kinh tế còn thấp, chưa bền vững.

Công nghiệp phát triển thiếu ổn định, chưa bền vững và chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam Tuy nhiên, công nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, như: phát triển thiếu ổn định, chưa bền vững, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu, công nghệ, thị trường, năng lực cạnh tranh của nhiều ngành công nghiệp còn thấp, chưa hình thành được nhiều ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có tính cạnh tranh quốc tế.

Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số vẫn còn khoảng cách xa so với mục tiêu đề ra và so với các nước phát triển.

Đô thị hóa còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng phát triển chưa đồng bộ và hiện đại Đô thị hóa là một quá trình tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, như: tốc độ đô thị hóa cao, nhưng chất lượng đô thị hóa còn thấp; kết cấu hạ tầng đô thị phát triển chưa đồng bộ và hiện đại; tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị đang ngày càng gia tăng.

Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa với các vấn đề văn hóa, xã hội, con người Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn liền với phát triển văn hóa, xã hội, con người, trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vẫn còn một số vấn đề cần được quan tâm, như: tình trạng mất cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, xã hội, con người; ô

Trang 9

nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu; bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng.

3 Tóm lại

Trong quá trình nghiên cứu về quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam, chúng ta đã thấy rõ sự đổi mới và phát triển đáng kể trong nền kinh tế của quốc gia này Việt Nam đã trải qua một hành trình đầy thách thức và thành công trong việc chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu sang một nền kinh tế công nghiệp hóa và hiện đại hóa

Một trong những điểm nổi bật là sự chủ động trong xây dựng chiến lược và chính sách kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới và định hình quốc gia Việc tạo ra các cơ sở hạ tầng, kích thích đầu tư nước ngoài và hỗ trợ doanh nghiệp đã giúp thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, tạo ra những ngành công nghiệp mũi nhọn và nâng cao năng lực cạnh tranh

Đồng thời, Việt Nam đã tích cực hội nhập vào kinh tế thế giới, đặt mình vào vị thế của một quốc gia đang phát triển Quá trình này không chỉ giúp nâng cao chất lượng và hiệu suất sản xuất mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế thông qua việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và áp dụng các công nghệ hiện đại

Tuy nhiên, cũng có những thách thức cần vượt qua, bao gồm quản lý tài nguyên, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, và giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa Cần có những chiến lược chặt chẽ và quản lý thông minh để đảm bảo bền vững và không làm tổn thương nguồn tài nguyên quan trọng cho sự phát triển dài hạn của đất nước

Tóm lại, Việt Nam đã và đang trải qua một quá trình Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa tích cực, đặt mình vào bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế Sự kết hợp giữa chiến lược quốc gia, nỗ lực của doanh nghiệp, và sự hội nhập quốc tế đang tạo nên bức tranh phát triển mạnh mẽ và đa chiều cho nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đầy thách thức này.

III.Kết luận

1 Quan điểm nhóm

Quan điểm tích cực:

Trang 10

Tăng trưởng kinh tế: Công nghiệp hóa được xem là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp vào GDP và tạo ra nhiều cơ hội việc làm.

Đô thị hóa và đổi mới công nghiệp: Công nghiệp hóa có thể đồng điệu với quá trình đô thị hóa và đổi mới công nghiệp, giúp nâng cao sức cạnh tranh và hiệu suất của nền kinh tế.

Thu hút đầu tư nước ngoài: Các chính sách hỗ trợ công nghiệp hóa có thể thu hút đầu tư nước ngoài và tạo ra cơ hội hợp tác quốc tế.

Quan điểm thách thức:

Ảnh hưởng đến môi trường: Sự tăng cường về công nghiệp thường đi kèm với vấn đề ô nhiễm môi trường, đặt ra thách thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Chuyển động lao động: Công nghiệp hóa có thể gây ra sự chuyển động trong thị trường lao động, đặt ra thách thức về đào tạo và chuyển giao kỹ năng cho nhân sự.

Phân bố không đồng đều: Công nghiệp hóa có thể tạo ra sự không đồng đều trong phân phối lợi ích và phát triển giữa các khu vực, đặt ra thách thức về sự cân bằng phát triển kinh tế.

Tình trạng công nghiệp hóa ở Việt Nam:

Tăng trưởng đáng kể: Việt Nam đã chứng kiến một tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực công nghiệp hóa, đặc biệt là trong các ngành như dệt may, điện tử, và ô tô.

Đầu tư nước ngoài: Việt Nam đã thu hút một lượng đáng kể đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các công ty sản xuất đa quốc gia.

Thách thức về môi trường: Tình trạng ô nhiễm môi trường và vấn đề liên quan đến quản lý môi trường là một thách thức đối với quá trình công nghiệp hóa.

Những quan điểm và tình trạng này có thể biến đổi theo thời gian và cần được đánh giá thường xuyên để đảm bảo sự bền vững và tích cực của quá trình công nghiệp hóa.

2 Trắc nghiệm

Câu 1: Công nghiệp hóa là gì?

A Quá trình biến các ngành công nghiệp trở nên hiện đại hóa B Quá trình biến các ngành nông nghiệp trở nên hiện đại hóa C Sự phát triển của ngành thương mại

Ngày đăng: 16/04/2024, 11:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan