Đồ án thiết kế đồ họa cho sự kiện văn hóa nghệ thuật dệt bản địa

37 17 0
Đồ án thiết kế đồ họa cho sự kiện văn hóa nghệ thuật dệt bản địa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU:

2.1: Tìm hiểu về thiết kế sự kiện văn hóa 5

2.2: Triển lãm “Nghệ thuật Dệt bản địa” 6

2.2.1: Dệt H’Mông tỉnh Hà Giang 6

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 15

2.1: Phương án duyệt tốt nghiệp đợt 1 (Duyệt khoa Đồ họa) 17

2.2: Phương án duyệt tốt nghiệp đợt 2 (Duyệt trường) 22

KẾT LUẬN:

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU:

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trước tình hình phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, truyền thống dệt bản địa của Việt Nam phải vật lộn để tồn tại khi đối mặt với hàng dệt may do các nhà máy sản xuất với giá thành rẻ hơn Việc xuất hiện các máy móc công nghệ hiện đại đã góp phần làm cho ngành dệt có nhiều khởi sắc hơn, tuy nhiên song song với đó là khiến ngành dệt truyền thống dần bị mai một đi Ngày nay nghề chỉ còn xuất hiện ở các đồng bào dân tộc thiểu số, họ làm nghề chủ yếu là tự phục vụ cho nhu cầu của bản thân và gia đình.

Hơn nữa, công đoạn thực hiện để tạo ra sản phẩm dệt còn phức tạp và tốn kém thời gian; trong khi các vùng dân tộc thiểu số khó khăn về mọi mặt Mỗi sản phẩm ra đời là những đứa con tinh thần đối với người thợ dệt, cố gắng tạo ra những sản phẩm có giá trị cao nhất Vậy nên, họ cần công việc để duy trì cuộc sống và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Sẽ như thế nào nếu trong tương lai những làng nghề dệt vải truyền thống không còn tồn tại nữa? Đứng trước nguy cơ đó Viện Goethe Hà Nội phối hợp với CraftLink tổ chức triển lãm “Nghệ thuật Dệt bản địa” góp phần giúp mọi người tiếp cận và hiểu thêm hơn về nghệ thuật dệt vải của người dân tộc bản địa, qua đó có những đóng góp vào mục tiêu chung nhằm giữ gìn những nét văn hóa

Trang 6

truyền thống, cũng như hỗ trợ các nghệ nhân lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, em cũng đặc biệt quan tâm đến các sự kiện văn hóa Bởi vậy, em đã lựa chọn đề tài trong mảng Thiết kế sự kiện nhằm tuyên truyền mạnh mẽ đến mọi người, để xây dựng thành đề tài tốt nghiệp của mình Đề tài em chọn là: Thiết kế đồ họa cho sự kiện văn hóa “Dệt bản địa” do Craft Link tổ chức.

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:

2.1: Tìm hiểu về thiết kế sự kiện văn hóa:

2.1.1: Những thiết kế đồ họa cho sự kiện văn hóa:

Thiết kế các ấn phẩm để phục vụ quảng bá cho sự kiện văn hóa bao gồm: Logo, poster, banner, standee, backdrop, photo booth, catalogue, tờ gấp, TVC quảng cáo sự kiện, một số ấn phẩm khác (thư mời, vé tham gia, voucher, bandroll, quà tặng,…),…

2.1.2: Tính nhận diện trong thiết kế sự kiện văn hóa:

Nắm được chủ đề, thông điệp truyền thông, nội dung chính sự kiện nhằm thiết kế phù hợp, chính xác

Thiết kế đồ họa sự kiện là công tác truyền thông quyết định ấn tượng tới người tham dự Vậy nên mỗi thiết kế cần tốt, đẹp cả về thẩm mĩ nghệ thuật và ý nghĩa thông qua việc đưa ra hệ thống màu sắc chủ đạo; ngôn ngữ, tín hiệu đồ họa xuyên suốt trong bộ thiết kế đảm bảo tính đồng bộ.

2.1.3: Màu sắc trong thiết kế sự kiện văn hóa:

Một thiết kế hiệu quả là đáp ứng được các tiêu chí:

- Ý tưởng: tạo cho người xem hiểu đúng tinh thần của đề tài.- Hiệu quả truyền thông: hiểu chính xác, không nhầm lẫn đề tài.

- Giá trị thẩm mĩ: đẹp, hấp dẫn dựa trên việc sử dụng ngôn ngữ đồ họa.

“Tinh thần đề tài”, “hiệu quả thẩm mĩ”, “hấp dẫn thị giác” được biểu hiện rõ ràng, mạch lạc nhất thông qua việc thể hiện màu sắc.

Trang 7

Màu sắc trong đồ họa sự kiện tùy thuộc vào đề tài và dựa trên quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đặc trưng văn hóa của sự kiện Các sự kiện văn hóa đều mang tính cộng đồng, nét truyền thống bản địa của từng vùng miền nên việc lựa chọn màu sắc phù hợp sẽ tôn vinh đúng nét văn hóa truyền thống Bên cạnh đó, cũng cần đem đến sự mới mẻ, sáng tạo Làm thế nào để nổi bật sự kiện? Làm thế nào để thể hiện đúng nét văn hóa dệt thủ công truyền thống? Làm thế nào để đưa khán giả đến gần nhất với văn hóa 3 vùng dân tộc H’Mông, Thái Thanh, Châu Mạ? Làm thế nào để thu hút đông đảo người đến xem triển lãm? Đó là điều mà đơn vị tổ chức sự kiện quan tâm Và màu sắc là một yếu tố quyết định góp phần làm nên thành công cho sự kiện.

2.2: Triển lãm “Nghệ thuật Dệt bản địa”:

Có sự tham gia của 3 nhóm dân tộc thiểu số khác nhau đến từ 3 miền Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đó là H’Mông (tỉnh Hà Giang), Thái Thanh (tỉnh Nghệ An), Châu Mạ (tỉnh Lâm Đồng) Tại đây, triển lãm sẽ diễn ra những buổi trình diễn nghệ thuật dệt của mỗi vùng và trưng bày sản phẩm dệt thổ cẩm.

2.2.1: Dệt H’Mông tỉnh Hà Giang:

Đặc trưng vùng là dệt vải lanh, vẽ sáp ong.

Khung cửi dệt của người H’Mông rất đơn giản chỉ có 2 thanh gỗ chính với 4 thanh ngang nhỏ hơn ghép vào 2 thanh đứng tạo thành khung cửi dài khoảng 60 cm, diện tích chừng 12 cm x 12 cm, đặt cách nhau khoảng 50 cm cùng với con thoi để dệt khá to.

Trang 8

Họa tiết quy về các dải hoa văn với bố cục ở giữa là hoa văn chính được thêu với kích thước lớn Những ô trang trí đường diềm hình chữ thập, chữ đinh, chữ công được chuyển biến một cách đa dạng, kết hợp với các ô hình quả trám hoặc tam giác có các đường viền hình gẫy khúc trong các thể bố cục khác.

2.2.2: Dệt Thái Thanh tỉnh Nghệ An:

Đặc trưng vùng là dệt sợi tơ tằm, sợi bông.

Khung dệt được lắp ghép bằng 4 cột trụ ở 4 góc Phía trên đỉnh được nối ghép bởi 2 xà ngang dài, đồng thời cả 2 xà dọc trên đỉnh cao gọi là pan ký Ở khoảng cao vừa tầm với chỗ để ngồi có 2 xà dọc to đây là phần chủ yếu để giữ cho toàn bộ bộ khung cửi tạo thành vững chắc khi ngồi dệt Đi kèm với 2 bên sườn của me ký có 2 thanh gờ đã đục lỗ đóng áp vào 2 bên sườn để đựng thoi Phía dưới chân có 2 thanh gỗ có được buộc nối với dây go để điều khiển phối hợp giữa chân và tay rất nhịp nhàng khi dệt vải.

Trang 9

Họa tiết chủ yếu là hình ảnh cây, hoa, động vật gắn bó với đời sống hàng ngày Hai hoạ tiết chính trên thổ cẩm của người Thái là hình cây rau bợ (phắc ben) và búp cây guột (kho cút).

2.2.3: Dệt Châu Mạ tỉnh Lâm Đồng:

Đặc trưng vùng là dệt sợi bông và dùng những thanh công cụ nhỏ đẩy luồn sợi khi dệt.

Công cụ dệt của người dân tộc Châu Mạ cũng khá lạ với loại khung đai lưng, hết sức thô sơ, chỉ gồm từ 10-12 chi tiết là các thanh tre, đai buộc Sợi dọc được mắc vào các thanh ngang, thanh xa nhất được đẩy về phía trước bằng hai bàn chân và toàn bộ hệ sợi dọc được kéo căng bằng đai buộc vào lưng người dệt Khi dệt, người phụ nữ Châu Mạ ngồi trên sàn nhà tre, một đai vải nối vào khung được buộc chặt sau lưng, đôi chân luôn phải duỗi thẳng để kéo căng các sợi dệt.

Trang 10

Họa tiết là các hình học, hình người, muông thú, các vật dụng quen thuộc gắn bó với đời sống: cối, chày, cầu thang nhà sàn, chiếc lược,… Kỹ thuật cài hoa văn trực tiếp trên nền vải giúp phụ nữ Châu Mạ thỏa sức sáng tạo không bị giới hạn trong các khuôn khổ định trước.

2.3: Thực trạng đồ họa hiện nay:

- Các thiết kế biểu tượng dệt trên thị trường về mặt bằng chung còn khá cầu

kì phức tạp, chưa tối giản hết mức mà 1 biểu tượng logo cần có.

Khi sử dụng một logo có phần biểu tượng quá nhiều chi tiết, lúc ứng dụng thực tế cần thu nhỏ sẽ bị tình trạng khiến người xem rối mắt, cộng với việc dùng một bộ chữ cầu kì làm cho cả cụm logo bị tranh chấp nhau không có điểm nhìn chính.

Trang 11

- Bên cạnh đó còn một số thiết kế thì khá là chung chung, đường nét chưa

xử lý rõ ràng, bị đều nhau gây rối thị giác, không tạo được điểm nhấn.

- Một số thiết kế còn không phù hợp với tính chất dệt.

Phần biểu tượng bị khô cứng, tông màu thực sự không phù hợp.

- Một số các thiết kế biểu tượng trên thị trường:

Trang 12

- Các ấn phẩm truyền thông trên thị trường:

Sự kiện thổ cẩm Việt Nam

Backdrop của Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam

Trang 13

- Ấn phẩm của sự kiện đã làm:

2.4: Tài liệu nghiên cứu:

Nghiên cứu tài liệu về thiết kế, không gian trưng bày và ứng dụng trên các nền tảng truyền thông.

- Định hướng phát triển logo:

Trang 14

- Định hướng poster:

Trang 16

- Các ấn phẩm truyền thông khác:

Trang 17

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

3.1: Mục đích:

Nhằm giúp đông đảo người dân hiểu và yêu mến hơn những giá trị của nghệ thuật dệt bản địa, vốn mang trong đó những ý nghĩa đặc biệt về văn hóa, đời sống tinh thần cũng như bản sắc của 3 dân tộc H'Mông, Thái và Châu Mạ Tuyên truyền, quảng bá văn hóa dệt tới khách du lịch trong và ngoài nước.

Khuyến khích thế hệ trẻ nối tiếp truyền thống dệt lâu đời của mỗi dân tộc, đồng thời học cách sử dụng các mẫu hoa văn truyền thống cùng nguyên liệu độc đáo để thể hiện nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc.

Đồ án mang đến giá trị thực tế, một trong những mục tiêu là thúc đẩy đối thoại văn hóa trong xã hội Và hỗ trợ các nghệ nhân gìn giữ nghề dệt của mình, tuyên truyền sản phẩm dệt truyền thống, nâng cao thu nhập cho mặt hàng dệt thủ công.

3.2: Nhiệm vụ:

Nhiệm vụ trọng tâm thiết kế của đồ án là phải đưa ra được các phương án thiết kế phù hợp với sự kiện Phải thể hiện được tinh thần của sự kiện, đây là triển lãm dệt Việt Nam của 3 vùng dân tộc H’Mông, Thái Thanh, Châu Mạ Triển lãm sẽ mang tính nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ.

Logo, poster, màu sắc, các ấn phẩm đi kèm cần có tính đồng bộ, hợp lý Cần bắt mắt, sáng tạo, thu hút khách đến tham gia sự kiện Bên cạnh đó, thể hiện được

Trang 18

- Tờ gấp- Banner- Standee- Backdrop

- Ấn phẩm khác (vé, thư cảm ơn,…) và quà tặng đi kèm

Đồ án sẽ hoàn thành được nhiệm vụ:

- Xác định được tinh thần sự kiện dệt bản địa của 3 vùng dân tộc Việt Nam.- Tín hiệu đồ họa trong sự kiện rõ ràng, không nhầm lẫn đề tài.

- Xây dựng bộ thiết kế đồng bộ, có tính ứng dụng truyền thông cao.- Thiết kế, màu sắc phù hợp, bắt mắt, sáng tạo.

Trang 19

PHẦN NỘI DUNG:

1 Ý TƯỞNG:

Sự kiện là triển lãm nghệ thuật lại mang tính chất thủ công, mĩ nghệ nên lựa

chọn sử dụng hình ảnh kết hợp thủ pháp và tín hiệu đồ họa, vừa hiện đại trong thiết kế vừa mang tính truyền thống của dệt bản địa.

- Logo:

Sử dụng cụm chữ “Nghệ thuật dệt bản địa” làm logo Trong đó chữ dệt được cách điệu chính, cụm chữ “Nghệ thuật” và “bản địa” được đưa vào để cân bằng lại cả cụm logo.

Sau đó từ logo sẽ triển khai tín hiệu đồ họa để đồng bộ thiết kế bộ bài.

Trang 20

Logo cách điệu chữ “dệt” bằng 1 font mảnh, mũ chữ “ê” được nhấn bằng hình ảnh nón lá – biểu tượng đặc trưng của Việt Nam.

Cụm “Bản địa”, “Triển lãm nghệ thuật”, đặt vào trong một shape cân đối, dùng font chữ không chân.

2.1.2: Bộ font:

Sử dụng font chữ không chân tạo sự tối giản.

2.1.3: Bộ màu:

Sử dụng dải màu với 2 màu chủ đạo là xanh lam và đỏ cam Màu đỏ, xanh thể hiện tinh thần truyền thống.

Poster:

Trang 21

- Sử dụng hình ảnh ngôi nhà mái lá vùng dân tộc thiểu số kết hợp hình ảnh

thổ cẩm 3 vùng dân tộc H’Mông, Thái Thanh, Châu Mạ và hình ảnh dệt con thoi.

Poster sự kiện

Trang 22

Banner ngang sự kiện

Phần trình bày tổng thể bộ bài

Trang 23

Phần trình bày sản phẩm thật

Trang 24

- Logo chưa chính xác nội dung đề tài đăng ký tốt nghiệp.

- Poster chưa rõ ràng là của bản địa nào, nghiên cứu lại hình tượng - Bộ màu cần thay đổi bắt mắt hơn.

- Nghiên cứu lại thổ cẩm.

2.2: Phương án duyệt tốt nghiệp đợt 2 (Duyệt trường):

Trang 25

Tiếp thu sự góp ý, nhận xét của hội đồng duyệt em đã nghiên cứu lại để thực hiện bộ bài của mình đi đúng hướng hơn.

2.2.1: Logo

Chữ “dệt” được cách điệu bằng font chữ dài với độ bold vừa, thể hiện sự căng, dứt khoát của tính chất dệt thủ công

Cả cụm chữ được đặt trong hình chữ nhật thể hiện sự quy củ, hình thức dệt bản địa là được dệt kéo sợi trong các khung gỗ

- Các góc bo của chữ có độ bo vừa phải làm cho cụm chữ không bị quá thô

cứng, không bo quá tròn sẽ làm cho chữ bị yếu:

- Bộ dấu được cách điệu hóa mang nét truyền thống:

Trang 26

- Hướng chữ đi lên tạo nhịp điệu và động hơn cho logo:

- Cụm chữ “nghệ thuật” , “bản địa” được đưa vào trong một shape hoàn

chỉnh, cân đối:

2.2.2: Bộ font:

Trang 28

- Màu đỏ toát lên nét truyền thống, tinh thần nhiệt huyết giữ lửa làng nghề dệt dân tộc.

- Màu xanh đưa vào tạo một cặp màu tương phản khiến bộ thiết kế trở nên thú vị, ấn tượng hơn Màu xanh tông lạnh nhằm cân bằng lại thị giác người xem.

- Kết hợp với màu sáng là tông be vàng để cân bằng sắc độ màu hệ thống bộ bài.

Sử dụng các sắc độ màu sáng tối theo tông tạo chiều sâu, chuyển sắc độ nhẹ nhàng, tránh tình trạng màu bộ bài bị khô.

Phần trình bày tổng thể bộ bài

Trang 29

Tín hiệu đồ họa trong bài thể hiện là các đường vector sọc màu, được lấy từ nét dọc của chữ “dệt” trong logo, để nhận diện sự kiện.

Phần trình bày sản phẩm thật

Trang 30

- Khung dệt decor, vải thổ cẩm

- Vé, thư mời, thẻ nhân viên, túi, vòng tay, bút.

- Nội dung sự kiện cần cụ thể hơn, hoa văn cần chính xác.

- Chỉnh sửa lại poster hình ảnh đưa lên cần chính xác của vùng dân tộc nào - Thay đổi bộ phông chữ “Lưu nét làng dệt”.

3 PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN:

Trang 31

Nhận sự góp ý của hội đồng duyệt tốt nghiệp, em đã tiếp thu và chỉnh sửa phương án cuối cùng hoàn thiện đồ án.

Phần trình bày tổng thể bộ bài

Trang 32

- Đồng bộ lại bộ font có chân, cụm “Nghệ thuật” và “bản địa” đưa về cùng 1 font chữ.

Bộ font:

Bộ màu:

Trang 33

Vẫn giữ bộ màu trước nhưng tinh chỉnh hơn Thêm thắt vào một số ấn phẩm có màu nâu be chạy nhiều hơn.

Poster:

Trang 34

- Hình ảnh đưa lên poster đã rõ ràng cụ thể là của dân tộc Châu Mạ tỉnh

Lâm Đồng.

- Cụm chữ “Lưu nét làng dệt” được chỉnh sửa: “Lưu nét” dùng font chữ

viết tay để biểu hiện tinh thần của sự kiện là làm đồ thủ công hơn, mềm mại hơn Cụm “Làng dệt” vẫn là font có chân, tương phản về nét light bold nhưng đã chắc chắn, ổn định hơn font cũ.

Một số các ấn phẩm khác:

Trang 35

4 PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN ĐỒ ÁN:

Về thiết kế:

- Màu sắc: Tông màu đỏ gợi cảm hứng truyền thống bản sắc dân tộc, kết

hợp tông đối lập màu xanh lam.

- Tín hiệu đồ họa: Sử dụng các dải màu vector sọc thể hiện tinh thần dệt có

chức năng làm ngôn ngữ đồ họa nhận diện sự kiện.

1 GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CỦA ĐỒ ÁN

Đồ án Thiết kế đồ họa cho sự kiện văn hóa “Nghệ thuật dệt bản địa” có thể

triển khai làm đồ họa thực tế cho sự kiện Thiết kế có tính nhận diện, ứng dụng cao, thiết thực có thể đáp ứng được không gian triển lãm, các ấn phẩm đồ họa ứng dụng được trên nền tảng kỹ thuật số, truyền thông.

Đồ án đem lại giá trị thực tiễn:

- Thu hút khán giả đến xem triển lãm.

- Thúc đẩy quảng bá văn hóa dệt truyền thống Việt Nam trong nước và

Trang 36

2 GIÁ TRỊ SÁNG TẠO, THẨM MỸ CỦA ĐỒ ÁN

Thiết kế sử dụng hài hòa hình ảnh, các thủ pháp đồ họa xử lý ảnh kết hợp với dùng các đường line vector chuyển động thể hiện linh hoạt, thú vị các sản phẩm trong bộ bài Tạo được nét riêng biệt, có tính thiết kế cao khác với những sản phẩm đại trà hay được sử dụng trên thị trường

Tính hiện đại trong thiết kế được thể hiện rõ ràng qua việc sử dụng bộ màu tương phản đỏ - xanh, tạo sự bắt mắt cho người xem.

Các ấn phẩm trong sự kiện được nghiên cứu với các kết cấu hiện đại, phù hợp và hấp dẫn khán giả.

Ngày nay, khi ngành dệt công nghiệp từng bước phát triển hơn kéo hệ lụy khiến văn hóa truyền thống dệt thủ công ngày một mất đi cơ hội phát triển, nguồn thu nhập để duy trì cuộc sống của người dân vùng cao bị hạn chế Nhận

thấy điều đó, em đã thực hiện đồ án của mình Thiết kế đồ họa cho sự kiện triển

lãm “Nghệ thuật dệt bản địa” do Craft Link tổ chức, góp phần thúc đẩy văn hóa

dệt – bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam

Trong quá trình thực hiện đồ án cùng với sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn và góp ý của hội đồng duyệt khoa Đồ họa, em đã rút kinh nghiệm, chỉnh sửa và sáng tạo để hoàn thành đồ án bảo vệ tốt nghiệp của mình Đến giờ, đồ án của em cũng đã đạt được một số giá trị sáng tạo và thẩm mĩ nhất định Tuy nhiên, khi thực hiện đồ án em cũng gặp phải một số khó khăn và khó tránh khỏi sai sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Mỹ thuật Công Nghiệp Hà Nội, khoa Thiết kế Đồ họa và các thầy cô đã tạo điều kiện và môi trường để em được học tập, rèn luyện, tiếp thu các kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân mình hơn.

Kính chúc các thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và em xin gửi lời biết ơn chân thành nhất!

Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 16/04/2024, 05:48

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan