PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn khoa học:
Trường Đại học Sài Gòn
Phản biện 3: TS Thân Trọng Thụy
Trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:
Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Vào lúc …… giờ …… ngày …… tháng …… năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Đại học Sư phạm TP.HCM
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM
Trang 3MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Du lịch (DL) với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao Sự phát triển du lịch (PTDL) không chỉ nằm trong một vùng lãnh thổ, trong một tỉnh mà luôn phải vươn ra khỏi phạm vi hành chính địa phương, một quốc gia, một khu vực Ngoài ra DL không chỉ là một ngành có khả năng tạo ra nguồn thu nhập lớn cho xã hội mà còn góp phần thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu văn hóa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, Để đạt được mục tiêu PTDL thì liên kết DL là một trong những biện pháp hiệu quả và thiết thực nhất Ở nước ta ngành DL đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong quá trình phát triển đất nước “Chiến lược PTDL Việt Nam đến năm 2030” ban hành ngày 22 tháng 1 năm 2020 đã khẳng định thêm vai trò của ngành DL qua quan điểm: "PTDL thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại" (Thủ tướng chính phủ, 2020) Chiến lược còn nhấn mạnh đến việc PTDL bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Quan điểm phát triển của “Quy hoạch tổng thể PTDL vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (Thủ tướng chính phủ, 2013) đề cập đến vấn đề “PTDL Vùng theo hướng tăng cường liên kết giữa vùng Tây Nguyên với các vùng khác trong cả nước để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về DL của mỗi địa phương và của toàn vùng” Điều này đã tạo tiền đề để các địa phương trong đó có Lâm Đồng có cơ hội để liên kết, hợp tác với các địa phương khác trong PTDL
Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa phong phú, đa dạng thuận lợi cho phát triển các loại hình DL Bên cạnh đó Lâm Đồng có vị trí nằm giáp ranh giữa khu vực Tây Nguyên với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ - là những khu vực có nhiều TNDL, thuận lợi cho việc phát triển và liên kết với các tỉnh lân cận để cùng nhau PTDL
Trên thực tế Lâm Đồng đã tập trung phát triển, đưa ngành DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đồng thời chú trọng tăng cường mối quan hệ với các địa phương khác để đạt được mục tiêu đưa Lâm Đồng trở thành một điểm đến DL hấp dẫn của Việt Nam Tuy nhiên thực trạng PTDL chưa đạt được kết quả tương xứng với những thế mạnh và
Trang 4tiềm năng vốn có của Lâm Đồng
Xuất phát từ những nhận thức trên luận án lựa chọn đề tài: “Phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với vùng phụ cận” với mong muốn thúc đẩy PTDL của tỉnh Lâm Đồng bằng giải pháp mang tính lâu dài, góp phần đa dạng sản phẩm du lịch từ việc liên kết với vùng phụ cận (VPC)
2 Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng cơ sở lý thuyết và thực tiễn về PTDL và liên kết trong PTDL Mục tiêu của luận án nghiên cứu sự PTDL tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với VPC, trong đó tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến PTDL, phân tích thực trạng PTDL tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với VPC Từ đó đề xuất định hướng và giải pháp cho PTDL tỉnh Lâm Đồng trong tương lai
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về PTDL và liên kết trong PTDL
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến DL tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với VPC
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá điểm DL (vận dụng cho địa bàn tỉnh Lâm Đồng) và điểm TNDL (vận dụng cho địa bàn VPC)
- Phân tích thực trạng PTDL tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với VPC
- Đề xuất định hướng và giải pháp cơ bản nhằm PTDL tỉnh Lâm Đồng trong mối liên kết với VPC trong tương lai
4 Giới hạn nghiên cứu
4.1 Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DL tỉnh Lâm Đồng (bao gồm các nhân tố trong tỉnh và VPC )
- Phân tích sự phát triển của DL tỉnh Lâm Đồng theo ngành, dựa trên các tiêu chí (Khách DL, doanh thu DL, lao động DL, CSVCKTDL, ) và theo lãnh thổ, tập trung vào một số hình thức tổ chức lãnh thổ DL: điểm DL, khu DL, tuyến DL
- Phân tích khả năng và thực trạng PTDL tỉnh Lâm Đồng trong
Trang 5tỉnh Lâm Đồng và VPC thuộc 5 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông Tác giả lựa chọn 5 tỉnh VPC trên bởi các tỉnh này có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện liên kết trong PTDL của tỉnh Lâm Đồng Cụ thể, Đắk Lắk và Đắk Nông có nhiều nét tương đồng về văn hóa, tự nhiên với Lâm Đồng bởi cùng thuộc vùng Tây Nguyên Với Khánh Hòa, Bình Thuận và Ninh Thuận, sự khác biệt khá nhiều về các TNDL và vị trí gần kề là cơ sở để các địa phương thuận lợi thực hiện liên kết trong PTDL với Lâm Đồng
5 Quan điểm, phương pháp nghiên cứu
5.1 Quan điểm nghiên cứu:
Luận án được tiếp cận dựa vào: Quan điểm hệ thống, quan điểm tổng hợp, quan điểm lãnh thổ, quan điểm lịch sử - viễn cảnh, quan
điểm phát triển bền vững
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng các phương pháp: Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, phương pháp phân tích - so sánh - tổng hợp, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp thang điểm tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia, phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS)
6 Tổng quan các công trình nghiên cứu
6.1 Trên thế giới:
- Nghiên cứu về tài nguyên PTDL đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, tiêu biểu có I.A Vedenhin và N.N.Misonhitrenco (1969), N.X.Kandaxkia (1973), B.N.Likhanov (1973), I.I.Prirôjnik (1985), John Bryson, Secretary of Commerce (2012),…Các công trình nghiên cứu tập trung vào các điều kiện phát triển và đánh giá tài nguyên du lịch
- Nghiên cứu về liên kết trong PTDL đã có nhiều công trình của các nhà khoa học như: Tove Oliver & Tim Jenkins (2003), Inskeep.E (1991) và Mathildavan Niekerk (2014).Các công trình đã đưa ra các đặc điểm, vài trò của liên kết trong PTDL
6.2 Ở Việt Nam:
- Các nhà nghiên cứu đã xây dựng cơ sở lý luận chung cho DL, hình thành các cơ sở khoa học khác cho các nghiên cứu về các điều kiện và thực trạng PTDL ở nước ta: Vũ Tuấn Cảnh, (1995), Phạm Trung Lương (2000), Nguyễn Minh Tuệ cùng các cộng sự (2010), Nguyễn Minh Tuệ - Vũ Đình Hòa (chủ biên) (2017)
Trang 6- Nghiên cứu về liên kết vùng trong PTDL tuy khá mới mẻ, song bước đầu đã được chú trọng, tiêu biểu có các tác giả Lê Văn Minh (2015), Nguyễn Duy Phương (2016), Nguyễn Thị Hồng Hải (2018), Nguyễn Phú Thắng (2019) đã đánh giá sự PTDL trong liên kết vùng tại các địa bàn cụ thể
- Nghiên cứu liên quan đến PTDL ở tỉnh Lâm Đồng số lượng hạn chế, đã có một số nghiên cứu nổi bật như Nguyễn Tấn Vinh (2008), Nguyễn Hữu Xuân, 2009
Từ tổng quan lịch sử nghiên cứu về PTDL và liên kết vùng trong DL ở trên thế giới và Việt Nam luận án khái quát một số nhận xét sau: - Vấn đề PTDL và liên kết vùng trong PTDL được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm và nghiên cứu Kết quả của các công trình là cơ sở hết sức quan trọng để tác giả tham khảo, áp dụng vào những nghiên cứu trong luận án
- Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về PTDL, khai thác TNDL và liên kết vùng áp dụng ở các địa phương khác nhau, là những kinh nghiệm quan trọng để vận dụng cho tỉnh Lâm Đồng Song do có sự khác biệt về đặc điểm lãnh thổ, các kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng để tham chiếu, vận dụng dựa trên thực tiễn của tỉnh Lâm Đồng và VPC
- Ở Lâm Đồng, kết quả các nghiên cứu trước đây đã tạo tiền đề cho tác giả trong quá trình tiếp cận với thực trạng, một số định hướng và giải pháp trong PTDL và liên kết vùng Đồng thời, đây cũng là những cơ sở hết sức quan trọng để tác giả tham khảo, áp dụng vào những nghiên cứu trong luận án
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7.1 Ý nghĩa lý luận:
Luận án góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về PTDL và liên kết vùng trong PTDL Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá điểm DL áp dụng cho Lâm Đồng và điểm tài nguyên áp dụng cho VPC
- Nêu rõ được những thành tựu và hạn chế của thực trạng liên kết với VPC trong PTDL tỉnh Lâm Đồng
Trang 7- Đề xuất một số định hướng và giải pháp để phát triển DL tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với VPC
8 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, các bản đồ, luận án được cấu trúc gồm 3 chương:
- Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch và
liên kết phát triển du lịch
- Chương 2 Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển du
lịch của tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với VPC
- Chương 3 Định hướng và giải pháp phát triển du lịch của tỉnh
Lâm Đồng trong liên kết với VPC
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Luận án đã đưa ra một số khái niệm liên quan bao gồm khái niệm
DL, khách DL, tài nguyên DL, phát triển DL, sản phẩm DL,thị trường DL, chương trình DL, điểm DL, tuyến du lịch
- Các nhân tố ảnh hướng tới phát triển du lịch
Luận án đưa ra hai nhóm nhân tố gồm cầu DL: Sự phát triển KT
- XH, mức sống, thời gian rỗi và nhu cầu nghỉ ngơi DL và cung DL Vị trí địa lí, tài nguyên DL, dân cư và nguồn lao động, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật DL, chính sách PTDL
1.1.2 Về tài nguyên du lịch
TNDL có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc PTDL TNDL càng phong phú, đặc sắc thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động DL càng tăng TNDL thường đa dạng, vì vậy có nhiều cách phân loại tùy thuộc vào việc sử dụng các tiêu chí khác nhau Phổ biến chủ yếu dựa vào nguồn gốc hình thành để chia thành hai nhóm: TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa
1.1.3 Liên kết vùng trong phát triển DL
- Dựa trên những cơ sơ quan niệm về “vùng”, liên kết và các
nghiên cứu đã có, luận án đã đưa ra quan niệm: “liên kết vùng trong PTDL được hiểu là sự hợp tác nhằm khai thác thế mạnh về DL của các
Trang 8địa phương tham gia, đồng thời phát huy được hiệu quả của việc khai thác DL một cách tối ưu nhất, đem lại hiệu quả cao nhất”
- Trên cơ sở đó, luận án cũng đưa ra vai trò của liên kết vùng trong
PTDL, những biểu hiện của các mối liên kết vùng trong PTDL
1.1.4 Các tiêu chí đánh giá điểm du lịch, điểm tài nguyên
1.1.4.1 Các tiêu chí đánh giá điểm tài nguyên áp dụng cho vùng phụ cận
Kế thừa từ những nghiên cứu liên quan, phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận án xây dựng tiêu chí đánh giá điểm tài nguyên áp dụng cho vùng phụ cận gồm 4 tiêu chí sau: Tính hấp dẫn, vị trí của điểm tài nguyên so với điểm DL điển hình gần nhất đang khai thác, vị trí của điểm tài nguyên so với trung tâm DL, mạng lưới giao thông vận tải
1.1.4.2 Các tiêu chí đánh giá điểm du lịch của tỉnh Lâm Đồng
Chỉ tiêu đánh giá điểm DL của tỉnh Lâm Đồng bao gồm: (1) Độ hấp dẫn, (2) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật (CSHT và CSVCKT), (3) Độ bền vững đối với hoạt động DL, (4) Khả năng quản lý, (5) Thời gian hoạt động, (6) Khả năng liên kết, (7) Sức chứa khách DL, (8) Vị trí và khả năng tiếp cận
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng phát triển và liên kết du lịch ở Việt Nam
- Thực trạng PTDL: Luận án đã phân tích thực trạng PTDL ở Việt
Nam trong giai đoạn 2010 – 2020, và nhận thấy sự chuyển biến đáng kể về số lượng du khách, tổng thu từ DL và đóng góp vào GDP, đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật DL, nguồn nhân lực DL
- Liên kết vùng trong PTDL: Hiện nay việc liên kết vùng để tạo ra
các sản phẩm DL mang tính đặc thù và độc đáo nhằm thu hút sự quan tâm của du khách đã và đang được tiến hành triển khai tại nhiều nơi tại Việt Nam Điển hình có các mô hình liên kết sau: Liên kết vùng có vùng DL Tây Bắc; Liên kết vùng giữa Quảng Nam - Đà Nẵng -Thừa Thiên Huế; liên kết giữa thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh Đồng bằng sông Cứu Long Tuy nhiên, hiệu quả của việc liên kết, hợp tác giữa các địa phương, vùng miền vẫn còn nhiều bất cập, mang tính hình thức
1.2.2 Thực trạng phát triển du lịch ở Tây Nguyên và kết hợp khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận
Bằng dữ liệu thống kê thứ cấp, luận án phân tích khái quát thực trạng PTDL và liên kết vùng trong PTDL ở Tây Nguyên, đáng chú ý
Trang 9là sự thay đổi về lượng khách, cơ sở hạ tầng, các hoạt động liên kết cũng được đẩy mạnh
1.2.3 Bài học liên kết phát triển du lịch ở một số quốc gia và ở Việt Nam
Luận án đã khái quát kinh nghiệm liên kết PTDL của một số quốc gia tiêu biểu thế giới như: Pháp, Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển Ở Việt Nam, một số địa phương cũng đã tiến hành liên kết PTDL với nhau như Quảng Nam - Đà Nẵng - Huế, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long Từ đó luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng để PTDL tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với VPC
Khái quát thực trạng PTDL và liên kết vùng trong PTDL của Việt Nam và vùng Tây Nguyên là cơ sở quan trọng để tác giả phân tích, so sánh khi nghiên cứu ở tỉnh Lâm Đồng
CHƯƠNG 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬN 2.1 Khái quát về tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận
2.1.1 Khái quát về Lâm Đồng
Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính: 02 thành phố (Đà Lạt, Bảo Lộc) và 10 huyện Thành phố Đà Lạt, trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của tỉnh, về hướng Bắc cách thủ đô Hà Nội 1.500km, về hướng Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 320km và về hướng Đông cách cảng biển Nha Trang 210km Qui mô dân số năm 2020 của Lâm Đồng là 1309,792 nghìn người, mật độ dân số là 134 người/km2 Phân bố dân cư của tỉnh Lâm Đồng không đồng đều Dân cư tập trung đông ở các địa phương như Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng, Di Linh Các huyện như Đạ Huoai, Cát Tiên, Lạc Dương dân số tập trung ở mức độ thấp Là tỉnh có nhiều tiềm năng về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa đặc sắc, thuận lợi cho PTDL
2.1.2 Khái quát về vùng phụ cận
VPC được hiểu là phạm vi không gian xung quanh tỉnh Lâm Đồng VPC trong đề tài được xác định gồm 5 tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hòa Đây là các tỉnh có mối quan hệ gắn bó với Lâm Đồng về KT – XH, đồng thời có nhiều thuận lợi cho việc liên kết để phát triển kinh tế cũng như DL.Tổng diện tích VPC là 11124.9 km2, chiếm 3,4% diện tích cả nước, dân số 5,6 triệu người
Trang 102.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng và liên kết với vùng phụ cận
2.2.1 Nhân tố cầu du lịch
2.2.1.1 Sự phát triển kinh tế - xã hội
Giai đoạn 2010 đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lâm Đồng luôn cao Năm 2020, GRDP theo giá hiện hành đạt 82015,3 tỷ đồng, tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống 1,2%, tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 1,35%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn tỉnh đạt 66730 tỷ đồng Hệ thống đường giao thông ngày càng được nâng cấp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đi lại của người dân Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt khoảng 3.772,9 tỷ đồng năm 2020 Lâm Đồng tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người dân, ổn định phát triển kinh tế lâu dài Điều này là cơ sở để thúc đẩy nhu cầu DL của người dân
2.2.1.2 Điều kiện sống, thời gian rỗi và nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
GRDP bình quân đầu người của Lâm Đồng từ 19,9 triệu đồng năm 2010 lên 71,2 triệu đồng năm 2020 So với mức trung bình của cả nước năm 2020 (63 triệu đồng/người), tỉnh Lâm Đồng gấp 1,1 lần Đây là chỉ số thể hiện được sự cố gắng của tỉnh trong thời gian qua, bên cạnh đó sẽ là cơ sở tạo nên cầu DL của cả nước cũng như cầu DL của người dân Lâm Đồng VPC cũng đã có nhiều thay đổi, cụ thể năm 2020, GRDP/ người của Khánh Hòa đạt 73,1 triệu đồng, Ninh Thuận đạt 60,7 triệu đồng, Bình Thuận đạt 66,2 triệu đồng, Đắk Lắk đạt 55,6 triệu đồng và Đắk Nông đạt 47,7 triệu đồng.Trong những năm gần đây, nhu cầu DL của người dân có xu hướng gia tăng một cách đáng kể, góp phần tác động đến tốc độ PTDL, trong đó có tỉnh Lâm Đồng và VPC
2.2.2 Nhân tố cung du lịch
2.2.2.1 Vị trí địa lý tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng nằm trong hệ tọa độ địa lý từ 11012' vĩ độ bắc đến 12015' vĩ độ bắc, từ 107015' kinh độ đông đến 108045' kinh độ đông Phía đông giáp với các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, phía tây giáp tỉnh Đắk Nông, phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, phía nam và đông nam giáp tỉnh Bình Thuận, giáp tỉnh Đắk Lắk ở phía bắc
2.2.2.2 Tài nguyên du lịch
- Địa hình: Lâm Đồng nằm ở phía nam của Tây Nguyên, trên 2 cao
nguyên lớn (cao nguyên Lâm Viên và cao nguyên Di Linh) Địa hình đa
Trang 11số là núi và cao nguyên với độ cao trung bình từ 800 đến 1000m so với mực nước biển Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ nét từ bắc xuống nam Đối với VPC, địa hình khá đa dạng, từ kiểu địa hình vùng cao nguyên, núi (Đắk Lắk, Đắk Nông), địa hình bán bình nguyên và đồng bằng (Bình Phước, Đồng Nai), núi và duyên hải ven biển (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận)
- Khí hậu: Thời tiết và khí hậu là tài nguyên hết sức quý giá và
đặc thù đối với du lịch Lâm Đồng so với các tỉnh khác trong cả nước Trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm Đa số các tỉnh của VPC có khí hậu tương đồng với Lâm Đồng, cũng đều có một mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và một mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 Riêng 3 tỉnh thuộc duyên hải Nam trung bộ có mưa vào mùa thu đông, khí hậu ở đây thuận lợi cho việc PTDL quanh năm
- Thủy văn: Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng
đều Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên vì vậy sông có nhiều ghềnh thác, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, thu hút khách DL VPC cũng có nhiều hệ thống sông suối và thác nước nổi tiếng Trong đó phải kể đến như thác nước Đray Sáp, Đray Nur, là một trong những thác nước hùng vĩ của vùng Tây Nguyên So với hệ thống thác của Lâm Đồng thì hệ thống thác nước của VPC có nhiều nét riêng biệt
- Sinh vật: Lâm Đồng được đánh giá là tập trung 70% loài thực
vật của Tây Nguyên, các loài thực vật quí hiếm như Thông Đỏ, Thông hai lá dẹt, Thủy Tùng, Đặc biệt ở đây có 2 vườn quốc gia lớn là Cát Tiên và Bidoup - Núi Bà có tính đa dạng sinh học cao, giàu loài đặc hữu của Đông Dương và Việt Nam TNDL sinh vật của VPC cũng đa dạng và đặc sắc như ở Lâm Đồng Lâm Đồng và VPC có thể liên kết để khai thác các SPDL như khám phá thiên nhiên, nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm,… Ngoài ra, còn có hình thức DL sinh thái gắn cộng đồng, DL có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường
* Tài nguyên du lịch văn hóa
- Di sản văn hóa thế giới: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông,
Trang 12Lâm Đồng Hiện nay tại các bản dân tộc Mạ, Chu ru ở tỉnh Lâm Đồng lưu giữ nhiều bộ cồng chiêng với những nét riêng so với cồng chiêng Tây Nguyên, đây được coi là TNDL quý giá của tỉnh Lâm Đồng về mặt nhân văn, và đó cũng là tiền đề để xây dựng các SPDL đặc thù hấp dẫn khách DL tham quan và tìm hiểu Bên cạnh đó tỉnh Lâm Đồng còn lưu giữ Mộc bản triều Nguyễn, là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam do UNESCO công nhận ngày 31 tháng 7 năm 2009
- Di tích lịch sử, văn hóa: Hệ thống di tích LS -VH được coi là
một trong những TNDL văn hóa quan trọng nhất Đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động DL Lâm Đồng và VPC đều có nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử của các dân tộc thuận lợi cho PTDL
- Di tích văn hóa khảo cổ: Những di tích khảo cổ của Lâm Đồng
có giá trị về mặt du lịch điển hình có Thánh địa Cát Tiên, khu mộ cổ của dân tộc Mạ
- Di tích kiến trúc - nghệ thuật: Các tộc người Lâm Đồng và VPC
có một nền nghệ thuật tạo hình và kiến trúc mang sắc thái độc đáo Điển hình là kiến trúc Nhà Dài của một số tộc người như M'nông, Mạ, K'ho VPC còn có nhiều kiến trúc khác như tháp Chăm Yang Prong (ngôi tháp Chàm duy nhất trên đất Tây Nguyên ở huyện Ea Súp - Đắk Lắk), ngôi nhà sàn cổ trên 120 tuổi của tộc trưởng M'nông, khu mộ cổ của vua săn voi ở Bản Đôn (Đắk Lắk),
- Lễ hội:Lâm Đồng là vùng đất có nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống, mỗi dân tộc có những nét văn hóa, phong tục, tập quán riêng Tiêu biểu là các lễ hội được công nhận là Di sản phi vật thể,cần bảo tồn và phát huy gồm: Lễ cúng cơm mới ở xã Bảo Thuận huyện Di Linh, lễ Bok Chu Bur xã Đà Loan huyện Đức Trọng, VPC cũng lưu giữ cho mình nhiều lễ hội đặc sắc Lễ hội dân gian: lễ hội đua voi (Đắk Lắk), lễ hội cúng lúa sắp trổ bông của người Êđê (Đắk Lắk), lễ hội Tăm Nghét của người M'nông (Đắk Nông), lễ hội Tháp Bà (Khánh Hòa), lễ hội Katê của dân tộc Chăm (Bình Thuận và Ninh Thuận),
- Đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: Lâm Đồng là nơi 47 dân
tộc anh em cùng sinh sống, ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo và sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng
2.2.2.3 Cơ sở hạ tầng
GTVT: Khá đa dạng về loại hình với đường bộ, đường sắt, đường hàng không, và được đầu tư xây dựng những tuyến mới để đáp ứng nhu cầu vận tải; TTLL: Tương đối hoàn chỉnh, hiện đại , công tác phát
Trang 13thanh, truyền hình được đầu tư đến từng xã…; Hệ thống điện: 100% số thôn, bản làng có mạng lưới điện, 100% sử dụng điện lưới; Nguồn
nước sạch đã được đưa vào phục vụ cho nhiều huyện của tỉnh, đảm bảo an toàn, vệ sinh; Hệ thống ngân hàng tại các thành phố, huyện đều tốt, tại khác khách sạn lớn đều có dịch vụ thu đổi ngoại tệ tại chỗ cho khách DL
2.2.2.4 Dân cư và nguồn lao động
Tính đến năm 2020, trong tổng dân số tỉnh Lâm Đồng là 1.309.792 người, có dân số thành thị 514.355 người chiếm 39,1 %; dân số nông thôn 795.437 người chiếm 60,9 % Thành phần dân tộc của tỉnh có 43 dân tộc anh em, trong đó người Kinh chiếm đại đa số Đây chính là nguồn cung cấp khách tại chỗ cho Lâm Đồng trong PTDL
2.2.2.5 Chính sách phát triển du lịch
Tỉnh Lâm Đồng đã huy động mọi nguồn lực, sử dụng các chính sách phát triển, khuyến kích về đất đai, nguồn vốn, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư DL, giảm bớt thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước để PTDL
2.3 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với vùng phụ cận giai đoạn 2010 - 2020
2.3.1 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010 - 2020
2.3.1.1 Phát triển du lịch theo ngành
- Lượt khách DL: Tổng lượt khách DL đến Lâm Đồng có xu
hướng tăng nhanh và tương đối ổn định trong giai đoạn 2010 - 2019, từ 3115 nghìn lượt khách năm 2010 lên 7150 nghìn lượt khách năm 2019 Riêng giai đoạn 2019 đến 2020 tổng lượng khách DL giảm từ 7150 nghìn lượt khách năm 2019 xuống 4000 nghìn lượt khách năm 2020 Điều này được lí giải do ảnh hưởng của đại dịch covid -19 diễn ra trên toàn thế giới vào cuối năm 2019 đã ảnh hưởng đến tổng lượng