PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬNPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẦM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬN
Trang 1Nguyễn Thị Thu Hà
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2024
Trang 2Nguyễn Thị Thu Hà
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬN
Chuyên ngành : Địa lí học
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS TS PHẠM XUÂN HẬU
2 TS ĐÀM NGUYỄN THÙY DƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi Các số liệu, kết quả trong luận án là trung
thực Mọi tài liệu tham khảo đều được trích dẫn chính xác
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về các kết quả công bố
trong luận án
Nghiên cứu sinh
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
Danh mục bản đồ vii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 2
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 3
6 Lịch sử nghiên cứu và những công trình nghiên cứu liên quan 10
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ LIÊN KẾT VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 20
1.1 Cơ sở lý luận 20
1.1.1 Về phát triển du lịch 20
1.1.2 Về tài nguyên du lịch 28
1.1.3 Liên kết vùng trong phát triển du lịch 33
1.1.4 Các tiêu chí đánh giá điểm du lịch, điểm tài nguyên 37
1.2 Cơ sở thực tiễn 46
1.2.1 Thực trạng phát triển và liên kết du lịch ở Việt Nam 46
1.2.2 Thực trạng phát triển du lịch ở Tây Nguyên và liên kết trong phát triển du lịch với vùng phụ cận 49
1.2.3 Bài học liên kết phát triển du lịch ở một số quốc gia và ở Việt Nam 52
Tiểu kết chương 1 59
Trang 5CHƯƠNG 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI
VÙNG PHỤ CẬN 60
2.1 Khái quát về tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận 60
2.1.1 Khái quát về Lâm Đồng 60
2.1.2 Khái quát về vùng phụ cận 62
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với vùng phụ cận 64
2.2.1 Nhân tố cầu du lịch 64
2.2.2 Nhân tố cung du lịch 66
2.3 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với vùng phụ cận giai đoạn 2010 - 2020 81
2.3.1 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010 - 2020 81
2.3.2 Thực trạng liên kết với vùng phụ cận trong phát triển DL tỉnh Lâm Đồng 104
Tiểu kết chương 2 126
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG LIÊN KẾT VỚI VÙNG PHỤ CẬN 127
3.1 Cơ sở khoa học của định hướng 127
3.1.1 Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 127
3.1.2 Nghị quyết phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 128
3.1.3 Quy hoạch chung xây dựng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035, tầm nhìn 2050 129
3.1.4 Nghị quyết phát triển du lịch chất lượng cao trên địa bàn Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 129
3.1.5 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các địa phương vùng phụ cận 130
Trang 63.1.6 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với
vùng phụ cận 134
3.2 Định hướng phát triển DL Lâm Đồng trong liên kết với vùng phụ cận 135
3.2.1 Định hướng phát triển thị trường khách du lịch 135
3.2.2 Định hướng sản phẩm du lịch 136
3.2.3 Định hướng liên kết phát triển du lịch 138
3.2.4 Định hướng đầu tư phát triển du lịch 139
3.2.5 Định hướng về khai thác tài nguyên vùng phụ cận 140
3.2.6 Định hướng phát triển không gian du lịch tỉnh Lâm Đồng trong liên kết vùng phụ cận 141
3.3 G iải pháp chủ yếu phát triển du lịch Lâm Đồng trong liên kết với vùng phụ cận 147
3.3.1 Giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về liên kết trong phát triển du lịch 147
3.3.2 Giải pháp đẩy mạnh các nội dung liên kết 148
3.3.3 Giải pháp về nguồn vốn đầu tư du lịch 153
3.3.4 Phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch 155
3.3.5 Xây dựng hình ảnh du lịch 159
3.3.6 Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận 163
3.3.7 Phát triển nguồn nhân lực du lịch Lâm Đồng 165
Tiểu kết chương 3 167
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 168
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TÁC GIẢ 171
TÀI LIỆU THAM KHẢO 172 DANH MỤC PHỤ LỤC PL1
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các Quốc
gia Đông Nam Á) CSHT Cơ sở hạ tầng
MICE Meeting - Incentive - Conference - Event (Du lịch kết hợp
với hội thảo, hội nghị, khen thưởng, sự kiện) PTDL Phát triển du lịch
UBND Ủy ban Nhân dân
UNWTO World Tourism Organization (Tổ chức du lịchThế giới) VH-TT&DL Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tiêu chí độ hấp dẫn 38
Bảng 1.2 Tiêu chí vị trí so với điểm DL điển hình gần nhất đang khai thác của Lâm Đồng 39
Bảng 1.3 Tiêu chí vị trí so với trung tâm DL 39
Bảng 1.4 Tiêu chí đánh giá mạng lưới GTVT của điểm tài nguyên VPC 40
Bảng 1.5 Tiêu chí về độ hấp dẫn 41
Bảng 1.6 Tiêu chí về CSHT và CSVCKT 41
Bảng 1.7 Tiêu chí độ bền vững đối với hoạt động DL 42
Bảng 1.8 Tiêu chí khả năng quản lý 43
Bảng 1.9 Tiêu chí về thời gian hoạt động DL 43
Bảng 1.10 Tiêu chí khả năng liên kết 45
Bảng 1.11 Tiêu chí sức chứa khách DL 45
Bảng 1.12 Tiêu chí về vị trí và khả năng tiếp cận 44
Bảng 2.1 Các đơn vị hành chính của tỉnh Lâm Đồng năm 2020 61
Bảng 2.2 Tổng GRDP, GRDP của khu vực dịch vụ và doanh thu DL tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010 - 2020 62
Bảng 2.3 Số lượt khách DL đến tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010 - 2020 82
Bảng 2.4 Doanh thu DL tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010 đến 2020 86
Bảng 2.5 Doanh thu DL tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận giai đoạn 2010-2020 86
Bảng 2.6 Lao động trực tiếp trong ngành DL tỉnh Lâm Đồng năm 2010, 2020 88
Bảng 2.7 Cơ sở lưu trú của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010 - 2020 89
Bảng 2.8 Cơ sở lưu trú và số phòng của VPC năm 2020 90
Bảng 2.9 Bảng đánh giá tổng hợp điểm du lịch 95
Bảng 2.10 Xác định tổng hợp và phân hạng điểm du lịch Lâm Đồng 95
Bảng 2.11 Một số chỉ tiêu về cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành ở Lâm Đồng và VCP năm 2020 107
Bảng 2.12 Khoảng cách của Đà Lạt với trung tâm các tỉnh vùng phụ cận 107
Bảng 2.13 Đánh giá tổng hợp điểm tài nguyên vùng phụ cận 110
Bảng 3.1 Định hướng tuyến DL giữa Lâm Đồng và VPC 144
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Lượt khách nội địa của Lâm Đồng và các địa phương VPC,
2010 -2020 83
Hình 2.2 Lượt khách quốc tế đến Lâm Đồng và các địa phương VPC, 2010, 2020 84
Hình 2.3 Đánh giá tổng hợp các điểm DL hạng I 96
Hình 2.4 Đánh giá tổng hợp các điểm DL hạng II 97
Hình 2.5 Đánh giá tổng hợp các điểm DL hạng III 98
Hình 2.6 Đánh giá tổng hợp các điểm DL hạng IV 98
Hình 3.1 Ý kiến đánh giá của khách DL về một số tuyến DL liên vùng giữa Lâm Đồng và VPC 146
DANH MỤC BẢN ĐỒ
1 Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng
2 Bản đồ hành chính VPC
3 Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Lâm Đồng
4 Bản đồ tài nguyên du lịch VPC
5 Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng
6 Bản đồ định hướng phát triển du lịch Lâm Đồng kết hợp với khai thác TNDL của VPC
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Du lịch (DL) với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao Sự phát triển du lịch (PTDL) không chỉ nằm trong một vùng lãnh thổ, trong một tỉnh mà luôn phải vươn ra khỏi phạm vi hành chính địa phương, một quốc gia, một khu vực Ngoài ra DL là một ngành có khả năng tạo ra nguồn thu nhập lớn cho xã hội, góp phần thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu văn hóa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giải quyết nhiều vấn đề xã hội, tạo thêm nhiều việc làm Để đạt được mục tiêu PTDL thì liên kết DL là một trong những biện pháp hiệu quả và thiết thực
Ở nước ta ngành DL đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong quá trình phát triển đất nước “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” ban hành ngày 22 tháng 1 năm 2020 đã khẳng định thêm vai trò của ngành DL qua
quan điểm: "PTDL thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy
sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại" (Thủ tướng chính phủ, 2020) Chiến lược còn nhấn mạnh đến việc PTDL bền
vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
Quan điểm phát triển của “Quy hoạch tổng thể PTDL vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (Thủ tướng chính phủ, 2013) đề cập đến vấn đề
“PTDL Vùng theo hướng tăng cường liên kết giữa vùng Tây Nguyên với các vùng khác trong cả nước để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về DL của mỗi địa phương và của toàn vùng” Điều này đã tạo tiền đề để các địa phương trong đó có
Lâm Đồng có cơ hội để liên kết, hợp tác với các địa phương khác trong PTDL Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa phong phú, đa dạng thuận lợi cho phát triển các loại hình DL Bên cạnh đó Lâm Đồng có vị trí nằm giáp ranh giữa khu vực Tây Nguyên với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ - là khu vực có nhiều TNDL, thuận lợi cho việc phát triển
và liên kết với các tỉnh lân cận để cùng nhau PTDL
Trang 11Trên thực tế Lâm Đồng đã tập trung phát triển, đưa ngành DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đồng thời chú trọng tăng cường mối quan hệ với các địa phương khác để đạt được mục tiêu đưa Lâm Đồng trở thành một điểm đến DL hấp dẫn của Việt Nam Tuy nhiên thực trạng PTDL chưa đạt được kết quả tương xứng với những thế mạnh và tiềm năng vốn có của Lâm Đồng
Xuất phát từ những nhận thức trên luận án lựa chọn đề tài: “Phát triển du lịch
tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với vùng phụ cận” với mong muốn thúc đẩy PTDL
của tỉnh Lâm Đồng bằng giải pháp mang tính lâu dài, góp phần đa dạng sản phẩm du lịch (SPDL) từ việc liên kết với vùng phụ cận (VPC)
2 Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng cơ sở lý thuyết và thực tiễn về PTDL và liên kết trong PTDL Tập trung nghiên cứu sự PTDL tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với VPC, trong đó đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến PTDL, phân tích thực trạng PTDL tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với VPC Từ đó đề xuất định hướng và giải pháp cho PTDL tỉnh Lâm Đồng trong tương lai
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về PTDL và liên kết trong PTDL
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến DL tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với VPC
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá điểm DL (vận dụng cho địa bàn tỉnh Lâm Đồng) và điểm TNDL (vận dụng cho địa bàn VPC)
- Phân tích thực trạng PTDL tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với VPC
- Đề xuất định hướng và giải pháp cơ bản nhằm PTDL tỉnh Lâm Đồng trong mối liên kết với VPC trong tương lai
4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
4.1 Nội dung nghiên cứu
Luận án, tập trung vào những nội dung chính:
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DL tỉnh Lâm Đồng (bao gồm
Trang 12các nhân tố trong tỉnh và VPC)
- Phân tích sự phát triển của DL tỉnh Lâm Đồng theo ngành, dựa trên các tiêu chí (Khách DL, doanh thu DL, lao động DL, CSVCKTDL, ) và theo lãnh thổ, tập trung vào một số hình thức tổ chức lãnh thổ DL: điểm DL, KDL, tuyến DL
- Phân tích khả năng và thực trạng PTDL tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với VPC
4.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài luận án nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030
4.3 Không gian nghiên cứu
Giới hạn và phạm vi ranh giới toàn tỉnh Lâm Đồng và VPC thuộc 5 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông Tác giả lựa chọn 5 tỉnh VPC trên bởi các tỉnh này có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện liên kết trong PTDL của tỉnh Lâm Đồng Cụ thể, Đắk Lắk và Đắk Nông có nhiều nét tương đồng
về văn hóa, tự nhiên với Lâm Đồng, là điều kiện thuận lợi để cùng nhau PTDL Với Khánh Hòa, Bình Thuận và Ninh Thuận, có sự khác biệt khá nhiều về các điều kiện
tự nhiên và TNDL, là cơ sở để tỉnh Lâm Đồng liên kết để đa dạng hóa các SPDL
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1 Quan điểm nghiên cứu
5.1.1 Quan điểm hệ thống
Lâm Đồng là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, đồng thời nằm tiếp giáp với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ vì vậy việc PTDL Lâm Đồng không thể tách rời với PTDL của các tỉnh Tây Nguyên cũng như các tỉnh lân cận khác Khi nghiên cứu PTDL Lâm Đồng thì các yếu tố cần được nghiên cứu, đánh giá trong mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít trong sự PTDL của khu vực Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung
Bộ Đồng thời, vận dụng quan điểm hệ thống cho phép phân tích, xác định mối tương quan qua lại trong việc sử dụng TNDL VPC với sự PTDL của Lâm Đồng
5.1.2 Quan điểm lãnh thổ
Đặc điểm của tài nguyên DL là được xác định và gắn với một địa điểm cụ thể Tính chất phân bố trong không gian của các điểm, cụm DL và mối quan hệ giữa
Trang 13chúng được kết gắn với nhau bởi các tuyến DL cùng trải dài trên một không gian cụ thể và trên các lãnh thổ nhất định Quán triệt quan điểm lãnh thổ sẽ giúp ích cho việc nghiên cứu cũng như việc khai thác các TNDL của VPC đối với việc phát triển của DL Lâm Đồng
5.1.3 Quan điểm tổng hợp
Lãnh thổ DL là một hệ thống được thành tạo bởi nhiều thành tố có mối quan
hệ qua lại thống nhất và hoàn chỉnh: tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người…Vì vậy quan điểm này được vận dụng vào luận án sẽ cho phép nghiên cứu sự phát triển của ngành DL Lâm Đồng theo nhiều phương diện: nhân tố ảnh hưởng, sự PTDL theo ngành và theo lãnh thổ Đồng thời cũng vận dụng trong việc nhìn nhận và đánh giá các đối tượng DL theo hướng tổng hợp
5.1.4 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Theo quan điểm này, mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi hay phát triển theo thời gian Nó cho phép tìm hiểu quá trình diễn biến theo thời gian và không gian trên từng địa bàn cụ thể trong lịch sử, đồng thời có thể dự báo xu hướng phát triển
Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh trong việc nghiên cứu TNDL và khai thác TNDL là hết sức cần thiết Trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu hầu hết các điểm
DL, điểm tài nguyên và nhiều tuyến DL đã được khai thác từ trước, hoặc mới hình thành, hoặc chưa khai thác Vì vậy áp dụng quan điểm này vào luận án để xác định quy luật, hướng phát triển và khai thác tài nguyên hướng đến sự phát triển lâu dài
5.1.5 Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bền vững ở đây nhấn mạnh về sự phát triển của DL cần tính đến mục tiêu bền vững Việc khai thác các yếu tố tự nhiên, văn hóa và xã hội phục vụ cho nhu cầu PTDL đều có khả năng gia tăng tổn hại đến môi trường, TNDL bị xâm phạm Bên cạnh đó, nếu khai thác đúng cách thì DL đem lại cơ hội cho phát triển kinh tế, xã hội và tôn tạo cảnh quan môi trường Nội dung của luận án
đề cập đến nghiên cứu khai thác nguồn TNDL của Lâm Đồng và VPC Vì vậy quan điểm này được sử dụng xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu luận án, để hướng
Trang 14đến sự bền vững về phát triển kinh tế, bền vững về phát triển xã hội, bền vững về khai thác và sử dụng tài nguyên khi phục vụ nhu cầu PTDL tỉnh Lâm Đồng
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong hầu như tất cả các nghiên cứu khoa học Trong quá trình thực hiện, tác giả tiến hành các bước cụ thể:
- Xác định đối tượng, nội dung và các dạng thông tin gắn với đề tài:
Gồm các tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận, thực tiễn về PTDL, TNDL, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương; về thực trạng PTDL, liên kết vùng; và các kế hoạch, quy hoạch, định hướng PTDL ở tỉnh Lâm Đồng, Các tài liệu chủ yếu là bài báo cáo, bài viết, tranh ảnh và bản đồ
- Tiến hành thu thập tài liệu theo kế hoạch và các danh mục đã lập:
+ Các tài liệu thứ cấp: Các tài liệu thứ cấp sử dụng trong luận án đa dạng, có độ tin cậy cao, được thu thập từ các cơ quan lưu trữ, ban ngành, nhà xuất bản, Thư viện Quốc gia, mạng Internet… Đối với đề tài, nguồn tài liệu chủ yếu từ Tổng cục Thống kê (TCTK), Cục Thống kê, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (Sở VH-TT&DL), các báo cáo hàng năm, quy hoạch PTDL tỉnh Lâm Đồng và của các địa phương VPC; các công trình, đề tài, báo cáo liên quan được trình bày trong các tạp chí, kỷ yếu, sách chuyên khảo, giáo trình,… của các nhà khoa học trong, ngoài nước và các bộ ban ngành
+ Các tài liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua khảo sát, thực địa, phỏng vấn, chụp ảnh và điều tra tại các địa phương
Trang 15địa bàn khác Các số liệu thống kê được sử dụng trong luận án chủ yếu được khai thác từ các nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục DL, Cục thống kê Lâm Đồng, Cục thống kê Khánh Hòa, Cục thống kê Ninh Thuận, Cục thống kê Bình Thuận, Cục thống kê Đắk Lắk, Cục thống kê Đắk Nông, các sở, ban, ngành, các cơ quan có liên quan, từ điều tra xã hội học và khảo sát thực tế
5.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Quá trình thực hiện luận án đòi hỏi phải trải qua nhiều đợt thực địa để khảo sát, đánh giá một cách khoa học và thực tiễn các thực trạng phát triển của các điểm, KDL ở Lâm Đồng cũng như mức độ liên kết với VPC Do địa bàn nghiên cứu rộng
lớn, đề tài đã thực hiện nhiều giai đoạn khảo sát thực địa, cụ thể:
Giai đoạn 1: Tìm hiểu tổng quan toàn bộ lãnh thổ cần nghiên cứu và lựa chọn
các điểm DL, điểm tài nguyên để tiến hành xây dựng bộ tiêu chí đánh giá Địa bàn thực hiện ở Lâm Đồng và VPC
Giai đoạn 2: Thực hiện điều tra hiện trạng hoạt động của các điểm DL, KDL ở
tỉnh Lâm Đồng, đồng thời đánh giá mức độ khai thác của các điểm tài nguyên của VPC theo hệ thống tiêu chí đã xây dựng ở giai đoạn đầu Thông tin thu thập được sẽ đưa vào phân tích và xử lý để phục vụ trong quá trình nghiên cứu đề tài
Giai đoạn 3: Giai đoạn cuối sẽ dành cho mục đích kiểm tra lại một lần nữa
những nội dung đã nghiên cứu trong luận án để kịp thời bổ sung những thông tin mới cập nhật
5.2.4 Phương pháp thang điểm tổng hợp
Phương pháp thang điểm tổng hợp sử dụng trong nghiên cứu nhằm lượng hóa các đối tượng là điểm DL của Lâm Đồng và điểm TNDL thuộc VPC
- Lựa chọn đối tượng
Xác định các điểm DL(Lâm Đồng) và điểm TNDL (VPC) dựa vào nhiều căn cứ khác nhau như khảo sát thực địa, phân tích thực trạng khai thác các điểm DL, điểm TNDL, Những đối tượng được lựa chọn có tính đại diện cho loại hình tài nguyên,
phản ánh được mức độ khai thác, hiện trạng phát triển, khả năng liên kết,
- Lựa chọn tiêu chí
Trang 16Các tiêu chí được lựa chọn phải phản ánh được hiện trạng và xu thế phát triển của điểm DL, điểm TNDL thể hiện được sự tác động của từng tiêu chí đối với các đối tượng trên Đối với điểm DL xác định 8 tiêu chí: (1) Độ hấp dẫn, (2) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật (CSHT và CSVCKT), (3) Độ bền vững đối với hoạt động DL, (4) Khả năng quản lý, (5) Thời gian hoạt động, (6) Khả năng liên kết, (7) Sức chứa khách DL, (8) Vị trí và khả năng tiếp cận Đối với điểm tài nguyên của VPC lựa chọn 3 tiêu chí: (1) Độ hấp dẫn, (2) Vị trí và khả năng tiếp cận điểm tài nguyên, (3) Mạng lưới giao thông vận tải
- Xác định hệ số và điểm của từng tiêu chí
Các tiêu chí đánh giá được chia theo thang đo 5 bậc với điểm tương ứng xếp
từ cao xuống thấp: 5, 4, 3, 2, 1 Đồng thời căn cứ vào đặc điểm và sự quan trọng của từng tiêu chí đối với tỉnh Lâm Đồng hoặc VPC để xác định hệ số theo bậc: 3, 2, 1 Các tiêu chí có hệ số cao (hệ số 3) là những tiêu chí quan trọng, còn những tiêu chí
có vai trò ít hơn có hệ số nhỏ hơn
- Xác lập công thức tính
Trên cơ sở các tiêu chí, điểm số các tiêu chí và hệ số từng tiêu chí đã xác định trên, tác giả sử dụng công thức tính điểm tổng giúp xác định được tổng điểm của điểm DL, điểm tài nguyên như sau:
𝑋 = ∑ 𝑊𝑖 𝑆𝑖
𝑛
𝑖=1
Trong đó: X là tổng số điểm đánh giá, i là tiêu chí đánh giá, Wi là hệ số tính
theo từng tiêu chí, Si là điểm đánh giá theo từng bậc của từng tiêu chí
I = max− min
Trong đó: I là khoảng cách , Imax là điểm tổng cao nhất, Imin là điểm tổng thấp nhất, M là số nhóm đánh giá
Trang 175.2.5 Phương pháp điều tra xã hội học
Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra xã hội học nhằm phản ánh đầy đủ
và khách quan cảm nhận của khách DL và công ty lữ hành về chất lượng điểm DL tỉnh Lâm Đồng và xu hướng sử dụng các điểm tài nguyên trong việc xây dựng các tuyến DL liên kết Kết quả phiếu điều tra sẽ giúp tác giả trong việc đánh giá hoạt động DL và việc liên kết với VPC trong PTDL của tỉnh Lâm Đồng Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng để khảo sát, tổng số mẫu được thực hiện là 450 phiếu
Về quy trình, việc điều tra xã hội học được thực hiện như sau:
Bước 1 - Xây dựng phiếu điều tra: Dựa trên các nghiên cứu trước đó và thực
tiễn phát triển, bảng hỏi được xây dựng với hệ thống các chỉ tiêu liên quan;
Bước 2 - Lựa chọn địa bàn điều tra: Do địa bàn nghiên cứu lớn, luận án tập
trung điều tra tại các điểm DL đại diện cho các loại hình TNDL và không gian PTDL, cụ thể, đối với tỉnh Lâm Đồng: Thung lũng tình yêu; Thiền viên Trúc Lâm (KDL Hồ Tuyền Lâm); Langbiang (KDL Langbiang); Thác Datanla; Vườn hoa Đà Lạt; Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt; Ga Đà Lạt VPC gồm: Vịnh Nha Trang; biển Ninh Chữ; biển Mũi Né; VQG Tà Đùng; KDL hồ Lắk
Bước 3 – Chọn cỡ mẫu: Xác định cỡ mẫu (số khách DL) cần điều tra là việc
làm nhằm đảm bảo độ tin cậy, khoa học trong quá trình nghiên cứu Có rất nhiều công thức để xác định cỡ mẫu, tuy nhiên qua tìm hiểu, nghiên cứu và sự đồng nhất giữa các nhà thống kê, tác giả lựa chọn công thức của Cochran (Cochran, W G, 1977):
Trong đó: n: số lượng mẫu cần xác định; Z: Giá trị bảng phân phối Z dựa vào
độ tin cậy lựa chọn Thông thường, chọn độ tin cậy là 95%, giá trị Z = 1.96; Đảm bảo n ước lượng có độ lớn an toàn nhất, chọn p = 0.5; e: sai số cho phép, trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn e = 5 % theo tỷ lệ thông thường
Trang 18Theo công thức trên, số lượng mẫu khách tham quan cần phỏng vấn tối đa để đạt được độ tin cậy 95% tại các điểm tham quan là: 384 Tuy nhiên, để tăng tính đại diện của mẫu, tác giả đã tiến hành phát ra 500 bảng hỏi Số bảng hỏi thu về là 467 bảng Sau khi loại 17 bảng hỏi không hợp lệ, kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử
lý là n = 450; trong đó có 86 mẫu là khách quốc tế và 364 mẫu là khách nội địa
Bước 4 - Chọn thời gian điều tra: Việc điều tra được tập trung tiến hành trong
năm 2019 và 2022 vào các thời điểm khác nhau nhằm thu được những thông tin đa dạng, khách quan về loại hình, sản phẩm DL,…
Bước 5 - Phân tích kết quả điều tra: Sau khi thu thập đủ số lượng phiếu điều
tra, sẽ tiến hành phân loại phiếu dành cho du khách quốc tế và du khách nội địa, các kết quả sẽ được xử lý và sử dụng cho nghiên cứu
5.2.6 Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý
Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một trong những
phương pháp quan trọng được sử dụng trong nghiên cứu luận án Bản đồ được xem như công cụ để xác định, đánh giá về mặt không gian và mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí có ảnh hưởng đến PTDL, các bản đồ được tác giả kế thừa để thu thập thông tin liên quan phục vụ cho công tác nghiên cứu Đồng thời, những kết quả nghiên cứu được tác giả biên tập và xây dựng thành các bản đồ phù hợp với nội dung luận án
5.2.7 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được vận dụng trong luận án nhằm đánh giá một cách khoa học các nội dung liên quan đến sự PTDL tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với VPC Ý kiến của các chuyên gia được sử dụng vào việc lựa chọn và đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá điểm DL ở tỉnh Lâm Đồng và điểm tài nguyên ở VPC
Phiếu phỏng vấn còn được thực hiện đối với các chuyên gia ở cơ quan quản lí nhà nước về DL, các doanh nghiệp kinh doanh DL để làm rõ hơn về khả năng liên kết PTDL với VPC Các ý kiến, quan điểm thu thập được từ chuyên gia có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ trong việc giải quyết các nội dung của luận án và xây dựng những định hướng PTDL tỉnh Lâm Đồng
Trang 196 Lịch sử nghiên cứu và những công trình nghiên cứu liên quan
6.1 Trên thế giới
Từ khi ra đời đến nay, cùng với sự phát triển kinh tế trên thế giới, DL dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng Không những đóng góp lớn cho kinh tế mà còn tác động nhiều đến đời sống xã hội của các quốc gia Do vậy, DL được quan tâm và nghiên cứu khá sớm Trong công trình “Hướng dẫn đường sá ở Pháp” năm 1552,
“Cuộc du hành ở Pháp” năm 1589 được xem như là lần đầu xuất hiện của DL (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2003 ) Đến ngày nay, DL đã được biết đến rộng khắp toàn thế giới Kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức DL IUOTO (International Union Of Travel Organization) tại Hà Lan năm 1925, ngành DL đã có bước phát triển mạnh mẽ Nhiều hướng nghiên cứu PTDL đã ra đời, trong đó có các nghiên cứu về PTDL và nguồn TNDL được đề cập với nhiều hướng tiếp cận
Hướng nghiên cứu PTDL, mở đầu là các công trình nghiên cứu của nhà khoa học V.V Docutraev đã tổng hợp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên của địa phương
cụ thể để PTDL; L.I.Mukhina, N.X.Kandaxkia,… nêu ra các vấn đề về sức chứa cho vùng DL Thập kỉ 60 và 70 I.A Vedenhin và N.N.Misonhitrenco (1969) đã đánh giá các tiêu chí tự nhiên làm tiền đề cho việc tổ chức các vùng DL nghỉ dưỡng, N.X.Kandaxkia (1973) nghiên cứu về sức chứa và sự ổn định của các điểm DL, B.N.Likhanov (1973) tập trung chủ yếu tìm hiểu tài nguyên giải trí theo lãnh thổ các vùng DL Từ thập niên 80, những nghiên cứu về đánh giá tài nguyên, lãnh thổ cho PTDL càng chi tiết và chuyên sâu cho từng loại hình DL I.I.Prirôjnik (1985), A.G.Ixatsenko (1985) đã đánh giá tổng hợp thành phần của hệ thống lãnh thổ DL (Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, 1998)
Đến nay, DL được coi là ngành kinh tế mũi nhọn vậy nên các công trình nghiên cứu ngày càng đi sâu về nhiều khía cạnh của PTDL Các công trình nghiên cứu về khía cạnh xã hội của địa lý nghỉ ngơi của I.A.Veđenin, Janaki, I.V.Dorin kết hợp cùng Wiktor L.A.Adamovic (2000); Machado A (2003),… Các tác giả đến từ Mỹ và Canada nghiên cứu những ảnh hưởng của PTDL đến sự đa dạng nguồn TNDL (Janaki R.R.Alavalapati, Wiktor L.Adamowicz, 2000) Theo hướng nghiên cứu PTDL về mặt
Trang 20không gian điển hình có N.X.Kandaxkia (1973), B.N.Likhanov và nhiều nhà địa lí học Liên Xô Nhà địa lí DL M.Buchovarov (1975) đã đưa ra sơ đồ hệ thống lãnh thổ DL với 4 phân hệ có mối quan hệ qua lại mật thiết Năm 1985, I.I.Pirojnik nghiên cứu nhiều nội dung trong mối quan hệ giữa PTDL với việc phân bố không gian, trong đó có
đề cập đến mối liên hệ với TNDL (Nguyễn Minh Tuệ, 2010)
Sự PTDL chịu chi phối của nhiều nhân tố, trong đó TNDL đóng vai trò rất quan trọng Các nghiên cứu tập trung đánh giá TNDL phục vụ cho khai thác, PTDL đạt hiệu quả cao hơn Cụ thể, những nghiên cứu liên quan đến khảo sát các địa phương, khai thác TNDL, đánh giá TNDL, xác định các loại phong cảnh phục
vụ sự phát triển DL được các nhà khoa học đề cập đến gồm L.I.Mukhina (1973), N.X.Kandaxkia (1973),… (Elizabeth Boo, 1992) Công trình nghiên cứu về đánh giá mức độ hấp dẫn của các điểm DL của Hu và Rit Chie J (1993) (Hu,Y& Ritchie
J, 1993) Tiêu biểu là công trình nghiên cứu ảnh hưởng của TNDL đến việc hình thành SPDL của Denis Tolkach & Brian King (2015), sự tác động của môi trường, tài nguyên đến hoạt động DL của Choon (2017) Những vấn đề cụ thể có tính ứng dụng cao được nhiều nhà khoa học lựa chọn nghiên cứu, điển hình là nghiên cứu giữa DL, vui chơi giải trí và kế hoạch xây dựng giao thông vận tải; mối quan hệ qua lại giữa DL và động lực phát triển kinh tế của các nhà khoa học thuộc Viện hàn lâm Quốc gia Mỹ (Economic Development Reseach Group, 2004) và (Norbert Vanhove, 2005) Bên cạnh đó một số nghiên cứu tập trung tìm hiểu những vấn đề liên quan đến sự phân bố TNDL, nghiên cứu sự khác nhau về TNDL dẫn đến nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các địa phương để xây dựng các tuyến DL và các chuỗi cung ứng đa dạng (Castia Jesus & Mário Franco, 2016) Hướng nghiên cứu liên kết trong PTDL, trong công trình “Tourism Geography” của Stephen William (1998)
đã nhấn mạnh sự mở rộng của không gian phân bố từ những năm 50 làm thay đổi đặc điểm ngành DL ở một số quốc gia châu Âu, đưa DL trở thành một ngành kinh
tế mở và có tính liên kết cao
Trong liên kết để PTDL, các địa phương sẽ cùng nhau, hỗ trợ và liên kết trên nhiều phương diện để đưa ra các SPDL đặc trưng của địa bàn liên kết, làm gia
Trang 21tăng sức hấp dẫn từ khách DL, đưa ngành DL các địa phương phát triển Sự PTDL theo hướng liên kết, hợp tác trở thành một xu hướng chủ đạo ở thời kì hiện đại Trong chiến lược PTDL ở khu vực, Tove Oliver & Tim Jenkins (2003) khẳng định vai trò quan trọng của liên kết, hội nhập DL đối với mục tiêu bảo tồn bền vững cảnh quan Inskeep E (1991) và Mathildavan Niekerk (2014) nhấn mạnh vai trò tiên phong của liên kết PTDL trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Tầm quan trọng của liên kết trong PTDL cũng được nhấn mạnh và trở thành một nội dung quan trọng trong chiến lược, quy hoạch PTDL ở các quốc gia trên thế giới (G.Cazes – R.Lanquar, Y Raynouard, 2003)
Sự liên kết DL bắt đầu diễn ra không chỉ giới hạn trong không gian của một quốc gia mà còn trên nhiều vùng, lãnh thổ thế giới, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức liên kết như tổ chức liên kết, hợp tác DL châu Á Thái Bình Dương… Xu thế liên kết đang trở nên phổ biến bởi những lợi ích mà nó mang lại cho sự phát triển của DL quốc gia, vùng, địa phương Liên kết lúc này trở thành một đặc tính không thể thiếu trong PTDL toàn cầu và khu vực
6.2 Ở Việt Nam
Ngành DL Việt Nam được hình thành và phát triển bắt đầu từ những năm
1960 của thế kỷ XX Các công trình nghiên cứu địa lý DL chủ yếu ra đời từ thập niên 90 cho đến nay Các nghiên cứu về DL được quan tâm cả về lí luận và thực tiễn, từ phương diện ngành như vai trò, đặc điểm, nhân tố ảnh hưởng đến PTDL…, cho đến phương diện tổ chức lãnh thổ du lịch (TCLTDL) Bên cạnh đó, vấn đề về liên kết vùng trong PTDL bước đầu được tiếp cận
Đối với hướng nghiên cứu PTDL: Các nhà khoa học Địa lý đã xây dựng cơ sở
lý luận chung cho DL, hình thành các cơ sở khoa học khác cho các nghiên cứu về Địa
lý DL ở nước ta Một số tác giả có nhiều công trình nghiên cứu như: Vũ Tuấn Cảnh,
Lê Thông, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Xuân Hậu, Phạm Trung Lương… Các công trình nghiên cứu về PTDL tiêu biểu, làm tiền đề cho việc nghiên cứu DL trên phạm vi cả nước phải kể đến “Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát
triển DL ở Việt Nam” (Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi và cộng sự, 2000) tập
Trang 22trung vào nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn PTDL ở Việt Nam; “Cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng hệ thống DL biển Việt Nam” (Vũ Tuấn Cảnh, 1995) đã đánh giá tiếp cận của DL với khía cạnh con người, mối quan hệ với môi trường nhân văn;… Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu về phát triển DL khác như “Tài nguyên DL, Tổ chức lãnh thổ DL” của các tác giả Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Trung Lương, Vũ Tuấn Cảnh (1988, 2000) Những nghiên cứu này
đã giải quyết một số vấn đề quan trọng để định hướng PTDL Việt Nam bao gồm: bổ sung cho hệ thống cơ sở lý luận về DL còn thiếu ở nước ta, xác định các loại tài nguyên cơ bản và xây dựng phân vùng DL một cách cụ thể, khoa học, làm cơ sở để xây dựng các quy hoạch phát triển DL của các địa phương
Có thể nói, những công trình nghiên cứu trên đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu DL trên phạm vi cả nước ngày càng phát triển Để làm rõ và đi sâu hơn, các nội dung như: đánh giá TNDL, cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ DL, hệ thống phân vị
và chỉ tiêu phân vùng DL cũng được đưa vào nghiên cứu cụ thể Tiêu biểu là các tác giả Phạm Trung Lương (2000) với “Tài nguyên và môi trường DL Việt Nam” đã phân tích khái niệm TNDL, phân loại và liên hệ với TNDL Việt Nam, làm cơ sở cho phát triển DL Việt Nam; Phạm Trung Lương (chủ biên - 2002) với công trình
“Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”; Phạm Trung Lương, Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi với “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển DL bền vững ở Việt Nam”; “Địa lý DL Việt Nam” của Nguyễn Minh Tuệ cùng các cộng sự (2010); “Địa lý DL - Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển
ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Minh Tuệ - Vũ Đình Hòa (chủ biên) (2017) đã phân tích cơ sở khoa học của hoạt động DL và đưa ra bức tranh toàn cảnh về phát triển DL Việt Nam, phân tích nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DL, thực trạng phát triển DL Việt Nam, định hình việc xây dựng các điểm, tuyến DL - các yếu tố thể hiện sự phát triển DL theo lãnh thổ Vấn đề quy hoạch DL cũng được quan tâm nghiên cứu
Các nghiên cứu về PTDL không chỉ giới hạn ở phạm vi cả nước mà ở các vùng, các địa phương hoạt động nghiên cứu về DL được nghiên cứu chi tiết trong nhiều
Trang 23công trình của các tác giả như: “Phát triển DL thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên DL vùng phụ cận” (Đỗ Quốc Thông, 2004); “Nghiên cứu thực trạng phát triển DL trên địa bàn Tây Nguyên và định hướng, giải pháp phát triển DL Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” (Nguyễn Duy Mậu, 2012); “Phát triển DL tỉnh Thái Nguyên với việc khai thác tài nguyên DL vùng phụ cận” (Nguyễn Lan Anh, 2014); “Phát triển DL tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập” (Nguyễn Phương Nga, 2016),…
Bên cạnh đó, nội dung về TCLTDL cũng được các nhà khoa học nghiên cứu Các công trình nghiên cứu tập trung vào những vấn đề như: Đánh giá tổng quát các nhân tố ảnh hưởng tới việc hình thành tổ chức lãnh thổ DL và một số hình thức tổ chức lãnh thổ DL hiện nay trên thế giới (Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, 1998); Đánh giá thực trạng và đưa ra định hướng TCLTDL Việt Nam (Lê Trọng Bình, 2007); Xác lập các yếu tố chi phối đến sự PTDL, phân tích hệ thống chỉ tiêu phân vị trong đánh giá các hình thức TCLTDL ở Việt Nam, sắp xếp lại các vùng DL theo quy hoạch tổng thể PTDL của Bộ VH-TT&DL (Nguyễn Minh Tuệ, et al, 2017); Nghiên cứu TCLTDL ở các địa bàn có sự tương đồng về tài nguyên và vị trí, từ đó kết nối các lãnh thổ với mục tiêu đem lại hiệu quả tối ưu nhất (Nguyễn Tưởng, 1999, Trương Phước Minh, 2003, Đỗ Quốc Thông, 2004)
Vấn đề về qui hoạch DL được quan tâm ở nhiều cấp độ khác nhau trong các nghiên cứu về PTDL Những nghiên cứu này thường đánh giá về nguồn lực, hiện trạng phát triển cũng như đưa ra định hướng trong tương lai cho ngành DL Với phạm
vi quốc gia, Viện nghiên cứu PTDL thuộc tổng cục DL đã có các công trình như
“Quy hoạch tổng thể phát triển DL Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010” (1994); “Chiến lược phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” (2012); “Quy hoạch tổng thể phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” (2013) Đối với phạm vi các vùng đã có “Quy hoạch tổng thể phát triển DL vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (2014); “Quy hoạch tổng thể phát triển DL vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (2013); “Quy hoạch tổng thể phát triển DL vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Trang 24đến năm 2020, tầm nhìn 2030” (2014);… Phạm vi trung tâm DL, KDL gồm có “Quy
hoạch tổng thể phát triển DL Trung tâm DL Hà Nội và phụ cận đến năm 2010, định hướng 2020” (1999); “Quy hoạch tổng thể phát triển KDL quốc gia Thiên Cầm, Hà Tĩnh” (1999); “Quy hoạch tổng thể phát triển KDL Thác Bản Giốc” (2007); “Quy
hoạch tổng thể phát triển KDL quốc gia Mộc Châu” (2012);… Cho đến Quy hoạch
tổng thể phát triển các tỉnh như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… Đây là những nghiên cứu cơ bản, quan trọng góp phần định hướng cho việc phát triển DL của cả nước nói chung và từng vùng, từng tỉnh nói riêng
Các công trình nghiên cứu về TNDL được quan tâm dưới nhiều góc độ Nhiều tác giả đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề lí luận về khái niệm, vai trò, đặc điểm, phân loại TNDL như PhạmTrung Lương; Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa
và cộng sự; Trần Đức Thanh Các công trình nghiên cứu tập trung vào phân tích khái niệm TNDL, phân loại và liên hệ TNDL Việt Nam (Phạm Trung Lương, 2000); đưa ra những đặc điểm và vai trò của TNDL, trên cơ sở đó đã đưa ra cách khai thác, sử dụng hợp lí TNDL (Nguyễn Minh Tuệ, et al, 2017).Hướng nghiên cứu
về đánh giá tổng hợp tài nguyên phục vụ PTDL có những bước tiến quan trọng cả
về chất lượng lẫn số lượng các công trình Một số công trình tiêu biểu như: Vũ Tuấn Cảnh (chủ biên) “Tổ chức lãnh thổ DL Việt Nam”; Lê Thông với “Việt Nam – Đất nước – Con người”; Phạm Trung Lương với “Cơ sở khoa học xây dựng các tuyến điểm DL”; Nguyễn Minh Tuệ và nnk với “Địa lí DL Việt Nam”;… đã hệ thống hóa các khái niệm cơ bản về DL, TNDL và định hướng khai thác tiềm năng DL ở các vùng DL của nước ta
Hướng đánh giá tài nguyên để PTDL ở một số vùng hoặc địa phương cụ thể ở nước ta cũng được đầu tư nghiên cứu từ sớm, đã có nhiều công trình, đơn cử như:
Đỗ Trọng Dũng (2009); Nguyễn Hữu Xuân (2009); Nguyễn Hà Quỳnh Giao (2015);… Các công trình này đã đưa các khái niệm về DL, TNDL, cơ sở lý luận và thực tiễn trong đánh giá TNDL, trên cơ sở đó cùng với đánh giá về hiện trạng PTDL
để đưa ra các tiềm năng phục vụ quy hoạch DL trên quy mô vùng hoặc địa phương với những giá trị lý luận và thực tiễn rất cao Đối với sự PTDL theo lãnh thổ thì
Trang 25TNDL đóng vai trò quan trọng, chi phối đến việc hình thành các điểm, cụm, tuyến
DL (Nguyễn Minh Tuệ, 2014)
Hướng nghiên cứu về liên kết vùng trong PTDL: Ở Việt Nam tuy khá mới mẻ, song bước đầu đã được chú trọng Trong “Quy hoạch tổng thể PTDL đến năm 2020 tầm nhìn 2030” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng các tuyến, điểm liên kết giữa các địa phương thuận lợi về nguồn tài nguyên và vị trí địa lí, làm cơ sở cho việc hình thành các điểm tuyến liên tỉnh, liên vùng và liên quốc gia, với mục tiêu khai thác một cách tối ưu lợi thế so sánh về SPDL, đa dạng hóa các loại hình DL (Bộ VH-TT&DL, 2013) Tiếp đến trong “Chiến lược phát triển SPDL Việt Nam đến năm
2025, định hướng đến năm 2030” tiếp tục chỉ rõ “Liên kết tạo SPDL vùng, liên kết theo loại hình chuyên đề; liên kết khu vực gắn với các hành lang kinh tế; liên kết giữa
DL với các ngành hàng không, đường sắt, tàu biển để tạo sản phẩm đa dạng”
(TCDL, 2016) Trên cơ sở này, nhiều nghiên cứu đã bước đầu tiếp cận và đánh giá sự PTDL trong liên kết vùng tại các địa bàn cụ thể Tiêu biểu là các nghiên cứu: Tác giả
Lê Văn Minh (2015), “Liên kết hợp tác trong PTDL vùng Tây Nguyên” (Lê Văn Minh, 2015) “Liên kết phát triển DL: Nhìn từ thực tế các địa phương” của tác giả Nguyễn Duy Phương (2016); Công trình “Phát triển DL Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc” của Nguyễn Thị Hồng Hải (2018); “Phát triển DL tỉnh An Giang trong liên kết vùng phụ cận” của Nguyễn Phú Thắng (2019), Bên cạnh đó, các cuộc hội nghị, hội thảo về liên kết, hợp tác PTDL, kết nối tour, tuyến DL diễn ra trên nhiều vùng, tỉnh thành cả nước Cụ thể như hội thảo “Liên kết PTDL vùng Đồng bằng sông Hồng”; hội thảo khoa học “Liên kết PTDL vùng Bắc – Nam Trung Bộ”; Hội thảo quốc tế “Liên kết PTDL vùng duyên hải miền Trung với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia” (2015); Hội nghị “Hợp tác phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long” (2019);…Nội dung của những nghiên cứu và hội nghị, hội thảo tập trung vào đánh giá khả năng, hiện trạng và đưa ra các giải pháp để liên kết PTDL đạt hiệu quả, khẳng định thêm vai trò của liên kết trong nâng cao sức mạnh cạnh tranh của SPDL của các địa phương và vùng trong xu thế liên kết vùng Các kết qủa cũng
Trang 26góp phần nhận thấy được liên kết vùng trong phát triển DL là một hướng đi phù hợp
và cần thiết trong bối cảnh của sự PTDL trên toàn cầu
6.3 Ở tỉnh Lâm Đồng
Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu liên quan đến PTDL ở tỉnh Lâm Đồng, song
đã có một số nghiên cứu nổi bật như:
- Nguyễn Tấn Vinh (2008) trong luận án tiến sĩ “Hoàn thiện quản lý nhà nước
về DL trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” đã phác thảo những điểm nổi bật của DL tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2001 - 2007 Từ đó đề xuất phương hướng, biện pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về DL, góp phần phát triển ngành DL tỉnh Lâm Đồng
- Luận án “Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thành phố Đà Lạt và phụ cận phát triển một số loại hình DL” đã hệ thống hóa và xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho PTDL Đồng thời phân tích đặc điểm và đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với PTDL của thành phố Đà Lạt và phụ cận (Nguyễn Hữu Xuân, 2009)
Vấn đề về liên kết vùng trong DL ở tỉnh Lâm Đồng được đề cập đến trong “Quy hoạch tổng thể PTDL vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Với quan điểm: PTDL vùng theo hướng tăng cường liên kết giữa vùng Tây Nguyên với các vùng khác trong cả nước và liên kết quốc tế trong phát triển DL để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về DL của mỗi địa phương và của toàn vùng (TCDL, 2014)
Trong đề án về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 đã chỉ ra việc quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đặc biệt cần thiết, nhằm nâng cao vai trò, vị thế của tỉnh Lâm Đồng đối với vùng Tây Nguyên và với cả nước Trong đó nhắc đến vấn đề tăng cường liên kết nối tỉnh Lâm Đồng với các vùng kinh tế lớn trong nước và khu vực (Thủ tướng chính phủ, 2018) Nhiều chương trình, hội nghị và hội thảo về vấn đề liên kết vùng đã được tỉnh Lâm Đồng tổ chức với sự tham gia của nhiều địa phương, cụ thể; “Chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa 3 địa phương: Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế với tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020” (2016); Hội nghị “ Xúc tiến,
Trang 27liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Lâm Đồng và các địa phương” (2019),…Nội dung hội nghị bàn về triển khai thực hiện hiệu quả, đảm bảo đúng mục đích và nguyên tắc hợp tác trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế DL của các địa phương, góp phần phát triển DL và hội nhập quốc tế
Từ tổng quan về lịch sử nghiên cứu PTDL, khai thác TNDL, liên kết trong PTDL, luận án khái quát lại một số nhận xét sau:
- Vấn đề PTDL và liên kết vùng trong PTDL được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm và nghiên cứu Kết quả của các công trình trên là cơ sở hết sức quan trọng để tác giả tham khảo, áp dụng vào những nghiên cứu trong luận án
- Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về PTDL và liên kết vùng áp dụng ở các địa phương khác nhau, là những kinh nghiệm quan trọng để vận dụng cho tỉnh Lâm Đồng Song do có sự khác biệt về đặc điểm lãnh thổ, các kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng để tham chiếu, vận dụng dưa trên thực tiễn của tỉnh Lâm Đồng và VPC
- Ở tỉnh Lâm Đồng, kết quả các nghiên cứu trước đây đã tạo tiền đề cho tác giả trong quá trình tiếp cận với thực trạng, một số định hướng và giải pháp trong PTDL và liên kết vùng Đồng thời, đây cũng là những cơ sở hết sức quan trọng để tác giả tham khảo, áp dụng vào những nghiên cứu trong luận án
7 Đóng góp của luận án
- Kế thừa, bổ sung và làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về PTDL và liên kết vùng trong PTDL Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá điểm DL áp dụng cho tỉnh Lâm Đồng và điểm tài nguyên áp dụng cho VPC
- Đánh giá được hiện trạng phát triển DL tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010 - 2020
- Nêu rõ được những thành tựu và hạn chế của thực trạng liên kết với VPC trong PTDL tỉnh Lâm Đồng
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp để phát triển DL tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với VPC
8 Cấu trúc luận án
Phần mở đầu
Trang 29CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VÀ LIÊN KẾT VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Về phát triển du lịch
1.1.1.1 Một số khái niệm
- Du lịch
Có rất nhiều quan niệm về DL được các nhà khoa học, nhà quản lý DL đưa ra
dựa trên quan điểm nghiên cứu của mình Trong từ điển Tiếng Việt: "DL là đi chơi cho biết xứ người"(Hoàng Phê, 2021) Các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác
nhau cũng đưa ra các khái niệm dựa trên quan điểm nghiên cứu của mình Theo I.I
Pirojnik (1985): "DL là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến việc du chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cứ trứ thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế
và văn hóa" (dẫn theo Nguyễn Minh Tuệ, et.al, 2014)
Ở Việt Nam, khái niệm DL đã được thể hiện trong Luật DL Việt Nam (2005),
tại điều 4, chương I định nghĩa: "DL là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định"
Để làm rõ hơn định nghĩa này thì Luật DL sửa đổi năm 2017 đã ghi: “DL là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá TNDL hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” (Điều 3, trang 6)
Mặc dù có cách tiếp cận khác nhau, nhưng các định nghĩa đều phản ánh DL là hoạt động của con người di chuyển ra ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian không quá 01 năm liên tục, mục đích để thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, tham quan, nghỉ ngơi, Đồng thời tiêu thụ các giá trị tài nguyên ở các điểm DL
- Phát triển du lịch
Trang 30Không chỉ riêng Việt Nam và trên thế giới DL đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao Vì vậy, PTDL gắn liền với phát triển nền kinh tế
Phát triển kinh tế được hiểu “là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm sự thay đổi cả về lượng và về chất, là quá trình hoàn thiện kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia” (Đinh Văn Hải và Lương Thu Thủy, 2014)
Phát triển kinh tế gồm các nội dung cụ thể sau: Một là tăng trưởng kinh tế thông qua sự gia tăng GDP và GDP/người; Hai là cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, thay đổi cả về lượng và chất của nền kinh tế; Ba là các vấn đề xã hội được giải quyết theo hướng tốt hơn, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao
Từ những cơ sở trên, trong phạm vi luận án, PTDL được hiểu là sự thay đổi mọi mặt của hoạt động DL theo hướng tốt hơn Cụ thể là sự thay đổi quy mô CSVCKT, gia tăng nguồn nhân lực, đa dạng các SPDL, đáp ứng được nhiều nhất nhu cầu của khách DL, từ đó tăng tổng lượng khách DL dẫn tới nguồn thu từ DL ngày càng cao, góp phần nâng cao GDP của đất nước Đồng thời PTDL sẽ góp phần làm cho kinh tế - xã hội - văn hóa của đất nước phát triển đi lên
Ở Việt Nam, khách DL được định nghĩa trong nhiều nghiên cứu khác nhau
Theo tác giả Trần Đức Thanh khách DL là “những hành khách đi lại, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế” (Trần Đức Thanh, 2005)
Luật DL năm 2017, khách DL được hiểu “là người đi DL hoặc kết hợp đi DL, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến” (Điều 3, trang 6) Theo
đó, khách DL phân chia gồm khách DL nội địa, khách DL quốc tế đến Việt Nam và
Trang 31khách DL ra nước ngoài “Khách DL nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi DL trong lãnh thổ Việt Nam Khách DL quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam DL Khách DL ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt
Nam đi DL nước ngoài.” (Điều 10, trang 14)
Từ các định nghĩa nêu trên, khách DL có thể hiểu là người thực hiện các chuyến đi ra khỏi khu vực sinh sống thường xuyên không vì mục đích kinh doanh
để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân trong khoảng thời gian ít hơn 1 năm
Các quan niệm trên cơ bản đã phản ảnh được bản chất của thuật ngữ khách DL Tuy nhiên, việc phân loại và các định nghĩa khách DL chỉ có tính chất tương đối do
sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay rất đa dạng, việc phân biệt rõ ràng giữa khách
DL, nhà đầu tư, còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc thống kê số lượng
- Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là thành phần quan trọng phục vụ khách DL, thể hiện mức
độ hiệu quả trong khai thác DL Theo tác giả Trần Đức Thanh (2005) trong giáo
trình Nhập môn DL định nghĩa “SPDL là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác tiềm năng DL nhằm cung cấp cho khách DL một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm DL trọn vẹn và sự hài lòng”
Theo Luật DL sửa đổi năm 2017, SPDL “là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị TNDL để thỏa mãn nhu cầu của khách DL” (Luật DL, 2017)
Hiểu theo nghĩa rộng thì SPDL được hiểu là tất cả hàng hóa, dịch vụ mà khách
DL tiêu dùng trong chuyến đi của họ Theo nghĩa hẹp là các hàng hóa và dịch vụ mà khách mua lẻ hoặc trọn gói do các doanh nghiệp cung cấp Và SPDL được tổng hợp
từ ba yếu tố: Hạ tầng cơ sở vật chất; tài nguyên, môi trường DL; dịch vụ, quản lý và hình ảnh DL
- Tài nguyên du lịch
Trong cuốn TNDL của tác giả Bùi Thị Hải Yến thì “TNDL là những tổng thể
tự nhiên, văn hóa - lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực, tinh thần của con người, khả năng lao động và sức
Trang 32khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu DL hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh
tế, kĩ thuật cho phép, chúng được dùng trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch
vụ DL” (Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long, 2010)
Tác giả Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa và cộng sự (2017) cho rằng: “TNDL
có thể hiểu là tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hóa cùng các thành phần của chúng
có sức hấp dẫn với du khách; đã, đang và sẽ được khai thác, cùng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của DL một cách hiệu quả và bền vững”
Luật DL Việt Nam năm 2017 cũng quy định rõ như sau: “TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa, làm cơ sở để hình thành SPDL, KDL, điểm DL nhằm đáp ứng nhu cầu DL” Đồng thời, luật DL cũng ghi rõ TNDL
gồm TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa
“TNDL tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích DL”;
“TNDL văn hóa gồm DTLS - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích DL.” (Điều 15, trang 9)
Mặc dù có nhiều cách khác nhau để tiếp cận với TNDL, nhưng cơ bản đều có điểm chung là đề cập đến các yếu tố tự nhiên, các giá trị văn hóa do con người tạo
ra và có sức hấp dẫn với khách DL Do vậy, TNDL là điều kiện cần thiết cho sự hình thành và phát triển của ngành DL
- Thị trường du lịch
Được coi là bộ phận cấu thành tương đối đặc biệt của thị trường hàng hóa, thị trường DL bao gồm toàn bộ mối quan hệ và cơ chế kinh tế có liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện và phạm vi thực hiện các dịch vụ, hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về DL (Nguyễn Văn Lưu, 1998)
Thị trường DL được cấu thành bởi cung và cầu Trong đó, cầu DL là một bộ phận của nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về hàng hóa DL nhằm thỏa mãn
Trang 33nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu khám phá, chữa bệnh Cung DL là khối lượng hàng hóa dịch vụ DL được cung cấp trong khoảng thời gian xác định cho cầu DL của xã hội (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2006)
Vậy có thể hiểu thị trường DL là một bộ phận của thị trường hàng hóa, bao gồm tất cả các mối quan hệ và hành vi kinh tế xuất hiện từ quá trình trao đổi hàng hóa (vật chất và dịch vụ) giữa khách DL và người kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu DL của con người
- Chương trình du lịch
Là văn bản thể hiện lịch trình dịch vụ, giá bán được định trước cho chuyến đi của khách DL từ điểm xuất phát cho đến điểm kết thúc của chuyến đi (chương I, điều 3, Luật DL, 2017)
- Điểm du lịch
Theo Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự điểm DL “là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa - lịch sử hoặc kinh tế - xã hội) hoặc một loại công trình riêng phục vụ DL hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ Điểm DL có thể chia thành hai loại: điểm thực tế và điểm tiềm năng” (Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa
Tuyến DL được xem như là mạch máu kết nối các điểm DL gắn với mạng lưới giao thông, là cơ sở hình thành các tour - chương trình DL phục vụ du khách
1.1.1.2 Các nhân tố ảnh hướng tới phát triển du lịch
* Nhân tố cầu du lịch
- Sự phát triển kinh tế - xã hội
Sự phát triển của KT - XH có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu
Trang 34DL, từ đó thúc đẩy DL phát triển Nền kinh tế phát triển, đời sống của con người nâng cao làm nảy sinh nhu cầu nghỉ ngơi, phát triển các hoạt động dịch vụ DL Thực tế, những quốc gia có nền kinh tế phát triển, thu nhập đầu người cao thì tỉ lệ người dân đi DL đông, và những nước đó có vị trí quan trọng trong PTDL thế giới Còn các nước đang phát triển nhìn chung nhu cầu DL còn hạn chế
Nền KT - XH phát triển, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, trong
đó có ngành DL Các ngành giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp nhẹ hay công nghiệp chế biến thực phẩm là những ngành kinh tế có ảnh hưởng đến sự PTDL Hệ thống đường giao thông và các phương tiện đi lại giúp thực hiện và duy trì các chuyến đi DL Ngành DL sử dụng khối lượng lớn lương thực, thực phẩm của ngành nông nghiệp và sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ đáp ứng trực tiếp nhu cầu tiêu dùng và mua sắm của du khách Ngược lại, ngành DL phát triển cũng tạo điều kiện thúc đấy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác
Sự phát triển KT - XH không chỉ làm gia tăng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, mà còn xuất hiện yêu cầu về vật chất và thái độ phục vụ các dịch vụ DL đó
- Mức sống
DL chỉ có thể phát triển khi mức sống (vật chất, tinh thần) của con người được đảm bảo Vì vậy, điều kiện sống của dân cư là nhân tố quan trọng để PTDL Mức thu nhập (cá nhân và xã hội) cao thì nhu cầu nghỉ ngơi, DL gia tăng, mức thu nhập thấp sẽ hạn chế đến việc nghĩ nghỉ ngơi, DL Vì trong quá trình đi DL, khách DL phải chi trả phí cho dịch vụ vận chuyển, dịch vụ ăn uống, mua sắm, ngủ nghỉ, Do vậy, ở các nước phát triển có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao thì hoạt động DL phát triển mạnh mẽ
- Thời gian rỗi và nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động DL Cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, thời gian nghỉ ngơi của người lao động không ngừng được gia tăng, do vậy, đây là điều kiện để phát triển các loại hình DL, đặc biệt là DL dài ngày
DL mang tính chất KT - XH và là sản phẩm của sự phát triển xã hội Đó là nhu cầu của con người về khôi phục sức khỏe, khả năng lao động, thể chất và tinh thần bị
Trang 35hao phí trong quá trình sống và làm việc Và nó có sự thay đổi theo thời gian, không gian, trở thành một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển của ngành DL Trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa thì nhu cầu DL của cá nhân mới trở thành nhu cầu của xã hội
* Nhân tố cung du lịch
- Vị trí địa lý
Trong DL vị trí địa lý ảnh hưởng đến đặc điểm về tự nhiên, nhân văn của các đối tượng DL Mặt khác, vị trí địa lý còn tác động đến việc có lựa chọn điểm đến của khách DL Nhiều nơi có cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành, nhưng vị trí địa lý quá xa sẽ ít được lựa chọn bằng những điểm DL có TNDL hấp dẫn và vị trí gần nơi
cư trú hoặc hướng di chuyển của khách DL
- Tài nguyên du lịch
DL là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt TNDL ảnh hưởng trực tiếp đến
tổ chức lãnh thổ, đến việc hình thành chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế của hoạt động DL
TNDL chiếm tỷ lệ lớn trong các yếu tố cấu thành SPDL, là cơ sở tạo thành SPDL Sự đa dạng và phong phú của TNDL đã tạo nên sự phong phú của SPDL Bên cạnh đó, TNDL còn là cơ sở để phát triển các loại hình DL, là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống lãnh thổ DL Một lãnh thổ có nhiều TNDL với chất lượng cao và mức độ kết hợp các loại tài nguyên phong phú sẽ tạo nên sức hấp dẫn lớn với khách DL (Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa, et.al, 2017)
- Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng của nền sản xuất xã hội Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và DL Vì vậy, việc nắm vững dân số, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu của dân cư sẽ ảnh hưởng tới PTDL của một quốc gia Và để thúc đẩy DL phát triển, việc nghiên cứu, phân tích kết cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi, từ đó xác định được nhu cầu nghỉ ngơi là rất cần thiết (Nguyễn Minh Tuệ, et.al, 2014)
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Trang 36+ CSHT: Có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh PTDL Trong đó, yếu tố quan trọng hàng đầu là mạng lưới và phương tiện giao thông bởi DL gắn với sự di chuyển con người trên khoảng cách nhất định Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du khách nhưng vẫn không thể khai thác được khi thiếu nhân tố GTVT Giao thông thuận lợi thì các phương tiện vận tải sẽ nhanh chóng gia tăng, việc khai thác các TNDL được tiến hành thuận lợi Do đó, thông qua mạng lưới giao thông thuận lợi, DL nhanh chóng trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội
Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong CSHT của hoạt động DL Nó
là điều kiện cần thiết để đảm bảo thông tin cho khách DL trong nước và quốc tế Trong cuộc sống hiện đại nói chung cũng như ngành DL không thể thiểu được các phương tiện thông tin liên lạc (Nguyễn Minh Tuệ, et.al, 2014)
Trong CSHT phục vụ DL còn phải đề cập đến hệ thống các công trình cấp điện, nước mà sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi giải trí của khách CSHT là tiền đề và trở thành đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có DL + CSVCKTDL: Hệ thống CSVCKTDL bao gồm hệ thống cơ sở lưu trú DL,
cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống, cơ sở phục vụ dịch vụ lữ hành, cơ sở vui chơi giải trí và cơ sở dịch vụ bổ trợ khác Nhân tố này là yếu tố tác động lớn tới mức độ thỏa mãn nhu cầu của KDL thông qua khả năng phục vụ và tính tiện ích của nó Sự đa dạng, tiện nghi và hiện đại của hệ thống CSVCKTDL phản ảnh được trình độ phát
triển của ngành DL và ngược lại
- Chính sách phát triển DL
Chính sách PTDL có thể hiểu là tập hợp các chủ trương và hành động của một lãnh thổ để đẩy mạnh PTDL Vấn đề quan trọng của chính sách là chủ trương và hành động, chủ trương tốt và hành động quyết liệt sẽ đảm bảo chính sách thành công
Do vậy, chính sách PTDL có vai trò hết sức quan trọng việc hình thành và PTDL Một địa phương có chính sách PTDL khoa học, phù hợp với tình hình thực
tế của địa phương thì sẽ thúc đẩy ngành DL phát triển và ngược lại Chính sách PTDL thường được hiểu: Một là chính sách chung của cả nước; Hai là chính sách riêng của địa phương
Trang 371.1.2 Về tài nguyên du lịch
TNDL có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc PTDL TNDL càng phong phú, đặc sắc thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động DL càng tăng Sự mở rộng của TNDL phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích của con người, vào trình độ phát triển của xã hội và phải luôn gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững
TNDL rất phong phú, vì vậy có nhiều cách phân loại tùy thuộc vào việc sử dụng các tiêu chí khác nhau Phổ biến chủ yếu dựa vào nguồn gốc hình thành để chia thành hai nhóm: TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa
1.1.2.1 Tài nguyên DL tự nhiên
TNDL tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên và các hiện tượng đặc sắc của tự nhiên bao quanh chúng ta được khai thác nhằm thõa mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến DL
Đồng thời chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm DL, phục vụ cho mục đích PTDL mới được xem là TNDL tự nhiên Các TNDL luôn luôn gắn liền với các điền kiện tự nhiên cũng như các điều kiện lịch sử - văn hóa, kinh tế - xã hội và chúng được khai thác đồng thời với TNDL văn hóa
Các thành phần tự nhiên được xác định là: địa hình, khí hậu, thủy văn và hệ sinh vật Việc nghiên cứu đặc điểm từng loại tài nguyên có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định các SPDL đặc trưng
* Địa hình
Địa hình có vai trò quan trọng đối với DL Địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, đồng thời là nơi hình thành nên CSHT và CSVCKT phục vụ cho DL Bên cạnh đó, đặc trưng về hình thái và trắc lượng hình thái của địa hình cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự khó khăn hay thuận lợi cho việc xây dựng các công trình DL và việc di chuyển của du khách Các đơn vị hình thái chính của địa hình là núi, đồi và đồng bằng, chúng được phân biệt bởi sự chênh lệch độ cao của địa hình
- Địa hình miền núi thường có nhiều ưu thế trong hoạt động DL vì địa hình núi
Trang 38có nhiều lợi thế về độ cao, kết hợp nhiều yếu tố (sông, suối, thác nước, hang động, rừng ), khí hậu mát mẻ lại là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiếu số với nhiều nét văn hóa độc đáo Địa hình miền núi có ý nghĩa rất lớn đối với DL, đặc biệt
là các khu vực thuận lợi do việc tổ chức các loại hình DL nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá, mạo hiểm
- Địa hình vùng đồi thường tạo ra không gian thoáng đãng bao la Do sự phân cắt của địa hình nên có tác động mạnh đến tâm lý DL dã ngoại, rất thích hợp với các loại hình cắm trại, tham quan Vùng đồi là nơi có nhiều di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa - lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình DL, tham quan theo chuyên đề
- Đối với địa hình ven bờ (đại dương, biển, hồ) rất thích hợp với việc tổ chức các loại hình DL như nghỉ ngơi, an dưỡng, tắm biển, thể thao dưới nước Trên phạm
vi thế giới khách đi DL vùng ven bờ thường chiếm số lượng lớn nhất so với các loại hình DL khác
* Khí hậu
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên có tác động đối với hoạt động DL và là một trong những tiêu chí ảnh hưởng tới chọn điểm đến của du khách, bởi nó liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người
Tính mùa vụ của DL chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu Tác động của khí hậu đến việc khai thác hoạt động DL ở các mức độ khác nhau vào thời điểm từng mùa trong năm, do vậy có thể xác định mùa DL: mùa DL cả năm, mùa đông, mùa hè Dựa vào đặc điểm về khí hậu có thể định hướng được việc tổ chức kinh doanh DL, xác định kế hoạch hành trình chuyến đi và SPDL
DL là ngành kinh tế nhạy cảm với điều kiện khí hậu, vì vậy khí hậu có thể tạo tính thuận lợi hoặc khó khăn cho việc PTDL Những hiện tượng bất thường về khí hậu, thời tiết (bão, lũ lụt, ) gây cản trở hoặc phá hủy các chuyến đi DL Ngoài ra, một số yếu tố thời tiết còn ảnh hưởng đến sự xuống cấp của các công trình DL
* Tài nguyên nước
Tài nguyên nước bao gồm nước trên lục địa, nước biển và đại dương Nước
Trang 39trên mặt (cơ sở để hình thành các loại hình DL sông nước, DL hồ) và vùng biển (tiền đề cho các loại hình DL biển, ) có giá trị lớn đối với DL Ngoài ra còn kể đến các nguồn nước khoáng chứa một số thành phần vật chất đặc biệt (nguyên tố hóa học, khí, ) hoặc có một số tính chất vật lý (nhiệt độ cao, độ pH, ) có tác dụng chữa bệnh đối với con người (Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa, et.al, 2017)
Tài nguyên nước không chỉ có tác dụng trực tiếp đến hoạt động DL mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến DL thông qua tác động đến các thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt là khí hậu ở quanh các bồn chứa nước lớn,
* Sinh vật
Tài nguyên sinh vật bao gồm thực vật, động vật, các hệ sinh thái tự nhiên hay
do con người nuôi trồng trên lục địa hay dưới đáy biển Tài nguyên sinh vật được khai thác phục vụ DL thường tập trung ở các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển và các khu bảo tồn thiên nhiên dạng khác
Sinh vật tự nó đã là một một TNDL hấp dẫn, có ý nghĩa lớn đối với PTDL Tài nguyên sinh vật vừa góp phần cùng thành phần tự nhiên khác tạo thành cảnh quan đẹp thu hút du khách; vừa là nguồn cung cấp thực phẩm tự nhiên quý giá, có giá trị cao về mặt ẩm thực, là nguồn tài nguyên hấp dẫn du khách; vừa có vai trò tích cực trong bảo vệ môi trường trong lành giúp DL phát triển bền vững
Khi lối sống thành thị ngày càng phổ biến, con người không có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên thì việc tham quan DL trong thế giới các loại sinh vật giúp con người cân bằng cuộc sống, yêu thiên nhhiên, có tinh thần lạc quan Điều này thúc đẩy phát triển nhiều loại hình DL mới như DL trách nhiệm, DL xanh,
* Di sản thiên nhiên thế giới
Các di sản thiên nhiên thế giới là một dạng tài nguyên DL tự nhiên đặc sắc nhất, có ý nghĩa rất lớn đối với PTDL Theo Công ước về Di sản thế giới, di sản thiên nhiên là các thành tạo thiên nhiên được hợp thành bởi những thành tạo vật lí, sinh học, hoặc những nhóm thành tạo có giá trị toàn cầu về mặt thẩm mĩ hay khoa học, bởi các thành tạo địa chất và địa mạo, được phân định ranh giới rõ ràng (Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa, et.al, 2017)
Trang 40Nói chung đối với các địa điểm được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới phải có những đặc điểm tự nhiên hết sức nổi bật, những cảnh quan tuyệt đẹp, những
tổ hợp đặc sắc của các yếu tố thiên nhiên hay các hệ sinh thái quan trọng mà nơi đó vẫn còn tồn tại và sống sót những loại thực vật và động vật có giá trị toàn cầu đang
bị đe dọa, đặc biệt về mặt khoa học và bảo tồn nguồn gen quý hiếm
1.1.2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa
TNDL văn hóa do con người sáng tạo ra, hay nói cách khác, nó là đối tượng
và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo Đây cũng là nguyên nhân khiến cho TNDL nhân tạo có những đặc điểm khác biệt nhiều so với TNDL tự nhiên Do vậy,
đa số các loại TNDL văn hóa được xác định dựa vào nhu cầu của con người, số lượng ngày càng gia tăng dưới tốc độ phát triển của xã hội
* DTLS - văn hóa
DTLS - văn hóa là tài sản văn hóa quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, thể hiện truyền thống tốt đẹp, tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị về văn hoá, nghệ thuật của mỗi quốc gia Đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động DL Thông qua các DTLS - văn hóa, du khách có thể tìm hiểu được các giai đoạn lịch sử, các giá trị văn hóa đặc sắc Đây là loại TNDL quan trọng để phát triển và mở rộng hoạt động DL, thích hợp đối với việc phát triển các loại hình DL mang đậm bản sắc dân tộc, đặc biệt có sức lôi cuốn đối với khách DL quốc tế
DTLS - văn hóa chứa đựng nhiều nội dung và đặc điểm riêng Theo Điều 29 của Luật Di sản văn hóa (2001, sửa đổi năm 2009 thì di tích được phân loại gồm: di tích khảo cổ, DTLS (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân), di tích kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh (Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa, et.al, 2017)
* Lễ hội
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa rất đặc trưng Đây là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trong đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc giải