Tiêu chuẩn chăm sóc bảo dưỡng cây trồng bao gồm các nội dung: Nội dung I. Phạm vi công tác duy tu: 1. Đối với cây bóng mát: 2. Đối với cây bụi và cây leo 3. Đối với Cỏ II. Tiêu chuẩn kỹ thuật công tác duy tu 1. Đối với cây bóng mát 2. Đối với cây bụi và cây leo 3. Đối với Cỏ 4. Bón phân 5. Tưới nước 6. Làm cỏ, xới đất, vun gốc, tỉa cành 7. Dọn dẹp cỏ dại và rác 8. Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh III. Đánh giá và báo cáo
Trang 1TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY XANH
Nội dung
1 Đối với cây bóng mát:
2 Đối với cây bụi và cây leo
3 Đối với Cỏ
1 Đối với cây bóng mát
2 Đối với cây bụi và cây leo
3 Đối với Cỏ
4 Bón phân
5 Tưới nước
6 Làm cỏ, xới đất, vun gốc, tỉa cành
7 Dọn dẹp cỏ dại và rác
8 Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh
Trang 2I PHẠM VI CÔNG VIỆC DUY TU
Công việc duy tu sẽ theo bảng yêu cầu kèm theo đây, nó bao gồm, nhưng không giới hạn trong những công việc sau:
1.
- Tưới nước: hàng ngày đối với mùa hè và 3 lần/ tuần đối với mùa đông, trừ những ngày mưa
- Bón phân 1 lần/ tháng
- Cắt tỉa cành 1 lần/ tháng
- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh 1 lần một tháng
- Cọc chống và cây buộc: mọi sự chỉnh sửa tuân theo yêu cầu
- Thay thế cây chết hoặc cây không phát triển tốt do sự chăm sóc của nhà thầu Những cây đổ hoặc gãy đổ do mưa bão nhà thầu sẽ chịu chi phí dựng lại cây và chăm sóc và chịu chi phí thay thế cây nếu cây không phục hồi
2.
- Tưới nước: hàng ngày đối với mùa hè và 3 lần/ tuần đối với mùa đông, trừ những ngày mưa
- Bón phân 1 lần/ tháng
- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh 1 lần/ tháng
- Cắt tỉa cây bụi được thực hiện 1 tháng 1 lần và khi có yêu cầu Bất cứ sự cắt tỉa cây nào cũng phải theo tiêu chuẩn của Chủ đầu tư
- Thay thế cây chết hoặc cây không phát triển do sự chăm sóc của nhà thầu nhưng không chịu chi phí thay thế nếu chủ đầu tư thay đổi cây, cây rụng lá mùa đông, cây chết ủng
do hạ tầng
3.
- Tưới nước: hàng ngày đối với mùa hè và 3 lần/ tuần đối với mùa đông, trừ những ngày mưa
- Bổ sung phân bón sau khi thực hiện công việc cắt cỏ
Trang 3- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh 1 lần/ tháng.
- Thực hiện công việc cắt cỏ 2 lần/ tháng vào mùa mưa và 1 lần một tháng vào mùa khô
- Thay thế chỗ cỏ chết hoặc không phát triển tốt do sự chăm sóc của nhà thầu Đối với những khu vực do tác động của bên thứ 3 như giẫm, để vật nặng lên cỏ chủ đầu tư sẽ chịu toàn bộ chi phí
Bảo dưỡng đảm bảo cây phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
1 Đối với cây bóng mát:
- Đảm bảo cây xanh lá (cân đối với cây), phát triển tốt
- Kiểm soát sâu bệnh và tình trạng cây: Đảm bảo cây không bị sâu bệnh tấn công
- Đảm bảo cho sự tăng trưởng của cây theo đúng yêu cầu kỹ thuật: cây trồng tăng trưởng chiều cao theo kỹ thuật 0,2 m - 0,5 m và đường kính các cây tăng tối thiểu 0,5 cm/1 cây (Đối với năm đầu) và 1cm/1 cây đối với những năm tiếp theo
- Đảm bảo bộ rễ cây phát triển tốt so với bộ rễ ban đầu Ví dụ, cây ban đầu có đường kính 40 mm, bộ rễ phát triển ra khỏi đường kính ban đầu tối thiểu từ 5-10 mm trong năm đầu
- Đảm bảo và khắc phục, phục hồi cây đổ sau mưa bão gây ra
- Gia cố lại cột chống và cắt tỉa cành tán tối thiểu 50% nhằm giảm thiểu cây đổ do nặng cành tán, tạo hình dáng cân đối cho cây
- Nhà thầu bảo đảm toàn bộ tay tán, nhành ngọn của cây sau khi xăm xới
- Quản lý toàn bộ số cành lá các cây gần hệ thống đèn điện, bảo đảm chúng không che phủ đèn điện và thu dọn toàn bộ cành lá rơi rụng sau khi cắt bỏ
- Tán cây phải bảo đảm giừ nguyên hình dáng tự nhiên, ko cắt ngọn quá 40% tổng chiều cao của cây Trong trường hợp đặc biệt, chủ đầu tư sẽ quyết định khoảng cách cắt ngọn trong mùa mưa bão
2 Đối với cây bụi
- Toàn bộ những cây cắt tỉa trong quá trình bảo dưỡng phải được cắt đảm bảo không quá 10cm so với lần cắt trước hoặc theo yêu cầu của thiết kế để phù hợp với cảnh quan
- Toàn bộ phần cây cắt tỉa, rác thải do công tác duy tu phải được di chuyển ra khỏi công trường ngay sau khi thi công
- Nhà thầu chịu trách nhiệm bổ sung phân bón sau khi cắt tỉa
Trang 4- Bổ xung lớp đất mặt bên dưới những cây có nguy cơ bị chết hoặc phát triển không tốt.
- Điều chỉnh các loại cây leo để phủ xanh các bức tường và các khu vực yêu cầu
- Đảm bảo cây duy trì xanh và phát triển tốt từ tháng 3 đến tháng 11
- Đảm bảo cây ổn định từ tháng 12 đến tháng 2
- Đảm bảo mật độ khoảng cách cây đẻ nhánh vừa đủ phủ xanh bề mặt
- Đảm bảo kiểm soát dịch bệnh của cây trong tháng
3 Đối với cỏ
- Công việc cắt tỉa được thực hiện thường xuyên Trước khi cắt cỏ, thảm cỏ phải được nhặt bỏ cỏ dại
- Việc cắt cỏ bằng máy hoặc thủ công, tùy từng trường hợp cụ thể sẽ phải được sử dụng
để thực hiện công việc cắt cỏ để duy trì chiều cao của thảm cỏ từ 20mm tới 30mm
- Toàn bộ số cỏ chết sẽ được thay thế bằng chi phí nhà thầu
- Toàn bộ công việc cắt cỏ không được làm ảnh hưởng tới cây bóng mát hay gây thiệt hại cho cây nền và cây bụi Toàn bộ các cây bị chết do cắt tỉa phải được thay thế ngay bằng chi phí Nhà thầu
4 Bón phân
- Nhà thầu phải thông báo lịch bón phân và hạng mục công việc, khu vực bón phân cho chủ đầu tư biết để kiểm tra công việc hoàn thành
- Phân bón tỉ lệ N:P:K 13:13:13 được áp dụng và có thể sử dụng thêm các loại phân bón khác Các hợp chất phân bón hữu cơ được sử dụng đan xen, ko gây mùi tròng vòng 6 tháng
CÂY TRỒNG
TỶ LỆ BÓN PHÂN (TỐI THIỂU) (NPK
13:13:13)
Trang 5c Cây phủ nền 60gm/ m2/tháng
- Sau thời gian trồng cây từ 3-5 tháng cây phát triển xanh tốt mới tiếp tục bón phân cho cây
- Mùa xuân và mùa hè cần bón nhiều phân vì thời gian này cây sinh trưởng mạnh Mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít hơn, sang mùa đông thì không cần bón phân
- Thời kỳ từ lập xuân đến lập thu nói chung thì từ 1-2 tuần bón phân một lần, sau lập thu
cứ 2-3 tuần bón một lần, đến lập đông thì bón với liều lượng ít hơn
- Bón phân vào chiều tối, không được bón vào lúc giữa trưa nắng nóng, nhiệt độ cao vì
sẽ gây tổn thương cho bộ rễ và vỏ cây Cần bón nhiều khi cây chuẩn bị ra chồi mới, ra
nụ, khi cây vàng lá và khi cây kết thúc ra hoa 1/2 tháng
- Bón phân cần bón sâu và xa hơn vùng rễ cây phân bố tập trung để làm cho bộ rễ phát triển, lan rộng
- Làm vệ sinh quanh gốc cây, xới xáo đất làm xốp đất, sau đó bón phân hữu cơ, trong thời gian này mỗi gốc cây bón từ 3-5kg
5 Tưới nước
- Tưới nước phải được thực hiện như yêu cầu nhằm bảo tồn và tạo ra điều kiện khả thi nhất cho điều kiện phát triển của cây trông suốt quá trình thực hiện hợp đồng Trong trường hợp quá trình thích nghi của cây nhà thầu được chỉ định được yêu cầu thực hiện việc tưới nước đều đặn hàng ngày bằng tay Việc tưới nước nên được thực hiện vào buổi chiều muộn hoặc sáng sớm
- Sau hai ngày không có mưa, toàn bộ diện tích cây che phủ, cây bụi và cỏ phải được tưới nước
- Lượng nước tưới đảm bảo tối thiếu thẩm thấu 200mm lớp đất mặt với cây bụi và cỏ; 500mm với cây bóng mát
Trang 6a Cây bóng mát (ĐK> 15cm) 40 lít/ Cây/ Ngày
b Cây bóng mát (ĐK< 15cm) 20 lít / Cây/ Ngày
- Sau khi trồng cần phải tưới nước một lần trong ngày Tưới vào buổi sáng hoặc chiều tối, thời gian tưới này kéo dài trong 3 tuần Sau 3 tuần đó thì ta tưới nước 2 lần/1 tuần, cần phải tưới đẫm cho cây
- Trong quá trình tưới phải chú ý không nên xối thẳng nước vào gốc cây để tránh xói mòn đất Nên tưới rót vào gốc cây, không làm vỡ vầng, với cây hoa và cỏ tưới nhẹ nhàng để đảm bảo hoa không gãy dập, không trôi đất hở rễ cỏ Trong những ngày khô, tưới đẫm từ 2-3 lần
- Nước tưới phải là nước sạch không lẫn nhiều tạp chất, thường dùng nước máy nếu có nước mưa thì càng tốt
- Mùa hè, mùa thu phải tưới vào sáng sớm và chiều tối, mùa đông và mùa xuân tưới vào buổi trưa trước lúc 2-3h chiều
- Nếu không khí quá khô cần tưới lên lá xung quanh cây nhằm giảm nhiệt độ, tăng độ
ẩm, rửa sạch bụi bẩn, tốt cho quá trình hô hấp, tăng quá trình quang hợp của cây
- Khi cây đang trong giai đoạn sinh trưởng cần phải tưới nhiều nước Khi cây bắt đầu nở hoa thì tưới nước hạn chế
6 Làm cỏ, xới đất, vun gốc, tỉa cành:
- Xới đất nhằm phá vỡ đất mặt bị đóng váng, cắt đứt mao quản, giảm lượng nước bốc hơi, làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện giữ và thấm nước, thoáng khí, có lợi cho hoạt động của vi sinh vật trong đất Vì vậy xới đất chính là giữ nước và tích nước cho đất Làm cỏ xới đất thường được tiến hành cùng một lúc Xong mỗi công việc có yêu cầu khác nhau ở đây chúng ta làm cỏ xới đất theo hố (Gốc cây) là làm cỏ xới đất xung quanh gốc cây trồng với đường kính từ 0,6-1,2m Số lần làm cỏ xới đất trong một năm thường từ 3-4 lần Thời gian làm cỏ xới đất tốt nhất là vào trước thời kỳ sinh trưởng mạnh của cây (Mùa hè, mùa xuân) Độ sâu xới đất thay đổi trong phạm vi rất lớn, nói chung từ 2-3cm đến 12-15cm Xới đất cần đảm bảo nguyên tắc không làm tổn thương đến hệ rễ của cây trồng Do đó mỗi lần xới đất phải điều tra tình hình phân bố của hệ rễ
Trang 7cây trồng và cỏ dại Làm cỏ xới đất thường kết hợp vun gốc, năm thứ nhất xới vun gốc với đường kính 1m, vun cao 10cm, năm thứ hai với đường kính 1,5m, cao 15cm
Dọn dẹp rác và cỏ dại do hoạt động duy tu gây ra tại các khu vực trồng cây Công việc này được thực hiện hàng ngày do đó khu vực này phải được duy trì trong điều kiện gon gàng, sạch sẽ Toàn bộ rác và cỏ dại được dọn sạch ngay lập tức bởi nhà thầu
Thuốc trừ sâu bệnh sẽ được thực hiện chính xác theo các hướng dẫn trực tiếp của nhà sản xuất
Nhà thầu sẽ báo cáo bất cứ việc gì xảy ra về sự tấn công của sâu bệnh hại tới cây trồng Hóa chất không được phép sử dụng trước khi có sự đồng ý của Chủ đầu tư
Sâu hại cây cảnh thường được chia ra làm các loại sau:
- Sâu hại rễ, hại thân, hại lá, hại hoa quả Để phòng trừ chúng ta cần kiên trì nguyên tắc: "phòng là chính, trừ tổng hợp" Hiện nay ta thường gặp một số loài chính sau:
+ Rệp sáp: Rệp sáp có thân nhỏ, tiết ra chất sáp, tụ tập trên cành lá, quả, chúng dùng miệng hút nhựa trên lá, cành, làm cho cành khô mà chết Dùng thuốc Rogor 0,1% hoặc ĐVP 0,1%, 7-10 ngày phun một lần, phun liên tục 2-3 lần bảo vệ các loài thiên địch như: Bọ rùa, Ong nhỏ bắt rệp
+ Nhện đỏ: Nhện đỏ có thân nhỏ, dài 1mm mầu vàng hoặc đỏ, sức sinh sản mạnh Nhện đỏ thường hút nhựa trong mô thịt lá làm mất chất diệp lục, làm cho lá có các đốm vàng rồi rụng Khi cây bị sâu, phải hái hết lá bị khô, phun Dicofal 0,1% hoặc hợp chất lưu huỳnh vôi 0,3%
+ Rệp ống: Rệp ống thân nhỏ, thường tụ tập hàng trăm con trên lá, cành non để hút nhựa cây, gây ra hiện tượng xoăn lá, làm lá rụng và chết Dùng thuốc Rogor 0,1% để phòng trừ
+ Cây cảnh trong quá trình phát triển không thể tránh khỏi sự xâm nhiễm của bệnh, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây Một số loại bệnh sau thường thấy ở cây cảnh:
+ Bệnh phấn trắng: bệnh này thường phát sinh trên lá và cành non, trên cuống hoa, cuống chồi Bộ phận bị bệnh được phủ lớp bột trắng, lá non và hoa xoăn lại, bệnh nặng
có thể làm cho cây chết Cách phòng trừ: Chọn cây không bị bệnh, kịp thời tưới nước,
Trang 8mùa đông cắt lá cành khô đốt đi, đầu mùa xuân phun hợp chất lưu huỳnh vôi 0,3% hoặc phun Topsin 0,1%, Bavistin 0,1%
+ Bệnh gỉ sắt: Bệnh thường hình thành trên cành non và gốc lá, thời kỳ đầu có đốm sùi lên, vỏ nứt và mầu vàng bay ra Cách phòng trừ: ta phải bón phân hợp lý, cắt bỏ cành bệnh đốt đi, đầu mùa xuân phun hợp chất lưu huỳnh vôi 0,3%, phun Zi 0,1%
hoặc Topsin 0,1%
+ Bệnh bồ hóng: Bệnh làm đen cả cây và ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của lá Cách phòng trừ: Cắt tỉa cành theo định kỳ, bệnh bồ hóng liên quan đến mật thiết với rệp ống, rệp sáp, nhện đỏ, tiêu diệt các loài sâu hại này sẽ giảm được bệnh bồ hóng Khi dùng thuốc trừ sâu có thể dùng thêm 0,01% thuốc tím để trừ nấm bồ hóng
- Trình nộp báo cáo tháng kèm theo hình ảnh, chứng chỉ giám sát, bằng chứng về các công
việc duy tu mà nhà thầu đã thực hiện trong tháng chậm nhất vào ngày 25 hàng tháng
Trang 9Đối với cỏ
a Cắt cỏ
2-4 Tuần 1 lần
2 Đối với cây bụi
3 Đối với cây bóng mát
a Phun thuốc trừ sâu bệnh 1 lần/ tháng Tháng - - - - Phụ thuộc vào điều kiện thực tế và từng loại cây.
-d Tưới nước Hàng ngày Tháng
- - - Không tưới sau mưa to 1-2 ngày
e Kiểm tra gia cố cọc chống 2 lần 1 tháng Tháng - - -