Báo cáo môn học ứng dụng phân tích dữ liệu lớn trong quản lý phân tích trắc lượng thư mục trong việc nghiên cứu tái chế chất thải điện tử (e waste)

67 0 0
Báo cáo môn học ứng dụng phân tích dữ liệu lớn trong quản lý phân tích trắc lượng thư mục trong việc nghiên cứu tái chế chất thải điện tử (e waste)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phương pháp này cho phép chúng ta phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu đã được công bố trong lĩnh vực này, từ đó cung cấp cái nhìn toàn diện về sự phát triển, xu hướng và tiến

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO

MÔN HỌC ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU LỚNTRONG QUẢN LÝ

PHÂN TÍCH TRẮC LƯỢNG THƯ MỤC TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU TÁI CHẾ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ (E-WASTE)

GV: TS Trần Thị Phi Phụng

Nhóm sinh viên: Big BangThành viên nhóm:

2 Nguyễn Mai Hương 71900418 3 Phan Ngọc Mai Hương 71900423 4 Phạm Thị Ngọc Thùy 71900599 5 Dương Lê Bảo Ngọc 71802440 6 Đinh Đặng Phước Toàn 41801258 7 Cao Hồng Sơn 71900556 8 Nguyễn Thị Ngọc Nga 71901706 9 Trần Thị Tuyết Nhung 71900528 10.Mai Thị Ngọc Châu 71901311

Trang 2

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08/2023TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO

MÔN HỌC ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU LỚNTRONG QUẢN LÝ

PHÂN TÍCH TRẮC LƯỢNG THƯ MỤC TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU TÁI CHẾ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ (E-WASTE)

GV: TS Trần Thị Phi Phụng

Nhóm sinh viên: Big BangThành viên nhóm:

2 Nguyễn Mai Hương 71900418 3 Phan Ngọc Mai Hương 71900423 4 Phạm Thị Ngọc Thùy 71900599 5 Dương Lê Bảo Ngọc 71802440 6 Đinh Đặng Phước Toàn 41801258 7 Cao Hồng Sơn 71900556 8 Nguyễn Thị Ngọc Nga 71901706 9 Trần Thị Tuyết Nhung 71900528 10.Mai Thị Ngọc Châu 71901311

Trang 4

-Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

Giảng viên hướng dẫn

Trang 5

DANH SÁCH SINH VIÊN

Trang 7

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH VÀ ĐỘNG LỰC 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Các chủ đề nghiên cứu trước đây 2

1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ

3.2.3 Phân tích chủ đề (Topic Analysis) 8

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9

4.1 Thống kê mô tả 9

4.1.1 Ngôn ngữ 9

4.2.2 Loại tài liệu 9

4.2 Câu hỏi nghiên cứu số 1 – Quốc gia và tạp chí có xuhướng nghiên cứu về chủ đề tái chế E-waste nhiều nhất11 4.2.1 Quốc gia 11

4.2.2 Tạp chí 13

4.3 Câu hỏi nghiên cứu số 2 – Tác giả, tạp chí và tài liệutham khảo đồng trích dẫn nhiều nhất trong lĩnh vực táichế E-waste 17

4.3.1 Tác giả đồng trích dẫn (Co-citation authors) 17

4.3.2 Tạp chí đồng trích dẫn (Co-citation journals) 19

Trang 8

4.3.3 Đồng trích dẫn tài liệu tham khảo (Co-citation

4.4 Câu hỏi nghiên cứu số 3 – Xu hướng quan tâm đếnchủ đề tái chế E-waste trong các nghiên cứu khoa học .244.5 Câu hỏi nghiên cứu số 4 – Những vấn đề nghiên cứunổi trội trong lĩnh vực tái chế E-waste trên thế giới 25

5.4.2 Phương hướng nghiên cứu trong tương lai: 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

PHỤ LỤC 43

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Câu hỏi nghiên cứu 3

Bảng 2: Thống kê loại ngôn ngữ được từ 2 bài báo về chủ đề tái

Trang 9

Bảng 5: Thống kê top 10 tạp chí phát hành nhiều bài báo về chủ đề tái chế chất thải điện tử nhất 13 Bảng 6: Quy ước xác định chất lượng tạp chí khoa học theo Quartitle của chỉ số SJR 16 Bảng 7: Top 10 tác giả có số lượng trích dẫn cao nhất 17 Bảng 8: Top 10 nguồn/tạp chí được đồng trích dẫn nhiều nhất về chủ đề tái chế E-waste 20 Bảng 9: Top 10 tài liệu tham khảo đồng trích dẫn nhiều nhất trong các bài báo nghiên cứu về chủ đề tái chế E-waste 23 Bảng 10: Top 10 từ khóa có tần suất xuất hiện nhiều nhất liên quan đến chủ đề tái chế E-waste 25 Bảng 11: Bảng phân tích hai khía cạnh tương phản trong các cụm màu theo Co-occurance 28

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Quy trình thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu 5 Hình 2: Thống kê phân loại tài liệu của các bài báo về chủ đề tái chế E-waste 11 Hình 3: Bản đồ 3D thể hiện vị trí của top 10 các quốc gia xuất bản nhiều bài báo về chủ đề tái chế rác thải điện tử nhất 12 Hình 4: Bản đồ khoa học về đồng trích dẫn tác giả (Co-citation Hình 7: Thống kê số lượng bài báo về chủ đề tái chế E-waste được phát hành trong giai đoạn 1990-2022 24

Trang 10

Hình 8: Bản đồ khoa học kết quả phân tích đồng từ vựng theo

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại công nghệ tiên tiến và sự phát triển không ngừng của ngành điện tử, chất thải điện tử (E-waste) đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gia tăng trên toàn cầu Trong bối cảnh này, tái chế chất thải điện tử là một giải pháp quan trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng đến môi trường và con người.

Để hiểu rõ hơn về tình hình nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực tái chế chất thải điện tử, phân tích trắc lượng thư mục (Bibliometric analysis) đã trở thành một công cụ mạnh mẽ và hiệu quả trong việc nghiên cứu tái chế chất thải điện tử Phương pháp này cho phép chúng ta phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu đã được công bố trong lĩnh vực này, từ đó cung cấp cái nhìn toàn diện về sự phát triển, xu hướng và tiến bộ trong việc tái chế chất thải điện tử.

Thông qua đề tài “Phân tích trắc lượng thư mục trongviệc nghiên cứu tái chế chất thải điện tử (E-waste)” nhóm

mong muốn xác định được các xu hướng nghiên cứu, nhận biết các lĩnh vực chưa được khai thác và tạo ra những gợi ý và định hướng cho nghiên cứu tương lai Bên cạnh đó, nhóm hy vọng rằng đề tài này sẽ góp phần tạo ra mạng lưới nghiên cứu giữa các quốc gia và châu lục, cung cấp các cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này Nhóm cũng hy vọng rằng kết quả của nghiên cứu này có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, nhà quản lý, các chuyên gia chính sách và các nhà nghiên cứu có quan tâm đến việc tạo ra các giải pháp bền vững cho việc quản lý chất thải điện tử.

Cấu trúc bài nghiên cứu như sau:

-Chương 1: Bối cảnh và động lực

Trang 12

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết

- Chương 3: Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu

- Chương 5: Kết luận

Trang 13

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn bộ môn “Ứng dụng phân tích dữ liệu lớn trong quản lý” là TS Trần Thị Phi Phụng Trong thời gian qua cô đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức cho nhóm Bên cạnh đó, cô đã luôn tận tâm và sẵn lòng giúp đỡ nhóm trong việc giải đáp các câu hỏi và giải quyết những khó khăn mà nhóm đã gặp phải trong quá trình học.

Tiếp theo, nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Quản trị kinh doanh trực thuộc Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã tạo điều kiện thuận lợi để nhóm nghiên cứu có thể tiếp cận và học tập trong điều kiện môi trường chất lượng.

Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được những nhận xét quý báu từ các thầy/cô để bài báo cáo hoàn thiện hơn Kính chúc quý thầy/cô nhiều sức khỏe và thành công trong sự nghiệp của mình.

TP Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 08 năm 2023

TM Nhóm nghiên cứu

Nhóm trưởng

Võ Thiên Ân

Trang 14

In the era of advanced technology and the development of the electronics industry, electronic waste (E-waste) has become a serious and growing problem around the world To better understand the research and development situation in the field of E-waste recycling, our team is using bibliometric analysis to study published research in this field, thereby providing a comprehensive overview of the development, trends, and progress

With 3,267 data extracted from the Web of Science Core Collection database (Science Citation Index Expanded – SCI-E), the research team used VOSViewer and Rapid Miner software to

analyze and visualize the results China has published the most

research papers on electronic waste recycling (41%) The British journal Waste Management published the most scientific research on this topic, with 241 articles (7.38%) The author, journal, and

reference which has the highest co-citation figures are Zeng, X.L.;Environmental Science & Technology; and (Robinson, 2009)Environmental Science & Technology, v408, p183, doi10.1016/j.scitotenv.2009.09.044.

In the period 1990-2022, the first research paper on this

topic was published in 1993, and the number of papers has beengrowing continuously since then, with 408 papers published in2022 In addition, the three most prominent research trends in this

field are "the impact of organic pollutants", "the issue of managingand recycling electronic waste in developing countries", and "therecovery and recycling of used materials".

Trang 15

CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH VÀ ĐỘNG LỰC 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Chất thải điện tử (E-waste) có thể được định nghĩa là máy vi tính, thiết bị điện tử văn phòng, thiết bị giải trí điện tử, điện thoại di động, tivi và tủ lạnh đã được vứt bỏ Định nghĩa này bao gồm các thiết bị điện tử đã qua sử dụng được dành cho việc tái sử dụng, bán lại, cứu hộ, tái chế hoặc thải bỏ (Shagun và cộng sự, 2013).

Rác thải điện tử hay còn gọi rác thải điện và thiết bị điện tử (Waste Electrical andElectronic Equipment - W.E.E.E) là dòng rác thải phát triển nhanh nhất do hạn sửdụng của sản phẩm (End-of-life - EoL) ngày càng ngắn lại (Shailender Singh và

cộng sự, 2021) Theo The Global E-waste Monitor (2020), năm 2019, thế giới đã tạo ra 53,6 triệu tấn rác thải điện tử, mức tăng đáng báo động 21% trong 5 năm qua Các báo cáo cũng dự đoán rằng lượng chất thải điện tử tạo ra sẽ vượt quá 74 triệu tấn vào năm 2030, tăng gần gấp đôi chỉ sau 16 năm Rác thải điện tử toàn cầu đang gia tăng với tốc độ chóng mặt khoảng 2 triệu tấn mỗi năm (Vanessa Forti và cộng sự, 2020).

Không chỉ trọng lượng hay số lượng rác thải điện tử phát sinh hàng năm gây ra áp lực lớn đối với môi trường mà việc yếu kém trong khâu quản lý chất thải rắn cũng gây ra những tác động bất lợi đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, điều này đã thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ tái sử dụng chất thải rắn và tái chế (Brereton, 1996; Giusti, 2009; Hamer, 2003) Trong số các công nghệ xử lý chất thải rắn, đốt là phương án xử lý phổ biến nhất để thu hồi năng lượng và giảm thiểu khối lượng chất thải rắn Tuy nhiên, đây là một lựa chọn có hiệu suất chuyển đổi thấp hơn và chi phí cao hơn so với tái chế (Morris, 1996)

Tái chế là “một chuỗi các hoạt động trong đó vật liệu thải được thu thập, phân loại, xử lý và sử dụng để sản xuất các sản phẩm mới” (National Recycling Coalition, 1999) Theo Cui và Forssberg (2003), tái chế sắt thép giúp tiết kiệm 74% năng lượng, giảm 86% ô nhiễm không khí, giảm 40% sử dụng nước, giảm 76% ô nhiễm nước, giảm 97% chất thải khai thác và tiết kiệm 90% sử dụng nguyên liệu

Trang 16

thô Vì vậy, rõ ràng là việc tái chế chất thải điện tử vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa có tác động tích cực đến nền kinh tế hơn là đưa chúng đến bãi chôn lấp.

Mặc dù vậy, số lượng các bài nghiên cứu hiện có với mục đích đánh giá và cung cấp số liệu tổng quan bằng cách sử dụng phương pháp phân tích trắc lượng thư mục toàn diện về tái chế chất thải điện tử ngày nay còn rất hạn chế Do đó, chủ đề của bài nghiên cứu này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Bài nghiên cứu này kỳ vọng sẽ mang lại những giá trị thiết thực nhất qua việc cung cấp một cái nhìn tổng quan hay các cơ sở trích dẫn, dẫn chứng thiết thực nhất về tái chế rác thải điện tử cho các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, và những người có cùng mối quan tâm.

Cũng chính vì lẽ đó, nhóm đã chọn đề tài “Phân tích trắc lượng thư mục trongviệc nghiên cứu tái chế chất thải điện tử (E-waste)” cho bài nghiên cứu này.

1.2 Các chủ đề nghiên cứu trước đây

Các nhà nghiên cứu từ các khu vực và quốc gia đã thực hiện nhiều đề tài khác nhau trong quá trình nghiên cứu về tái chế chất thải điện tử, chẳng hạn như:

Việc tái chế E-waste là việc làm cấp thiết nhất trong nền công nghiệp sản xuất với nhiều bài nghiên cứu về các phương pháp tái chế chất thải điện tử ở các nước đang phát triển (Brigden và cộng sự, 2005 Rochat và cộng sự, 2007) Bên; cạnh đó, cũng có các nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng trong việc tái chế chất thải điện tử (Arain và cộng sự,2020 Bai và cộng sự, 2018 Islam và cộng sự,; ; 2021).

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn ít bài báo khoa học viết về hiện trạng và dự đoán xu hướng nghiên cứu rác thải điện tử sử dụng phương pháp phân tích trắc lượng thư mục nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về chủ đề này Vì thế, đây được xem là tiền đề giúp nhóm tác giả tiếp tục tiến hành nghiên cứu các bước tiếp theo.

1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục đích chính của nhóm nghiên cứu là khám phá hiện trạng, các chủ đề có triển vọng trong tương lai trong lĩnh vực tái chế rác thải điện tử trên toàn cầu Báo cáo tạo ra bản đồ trắc lượng thư mục dựa trên cách trình bày theo sự phân bố năm, tác giả, quốc gia, tạp chí về nghiên cứu tái chế rác thải điện tử Từ những điều đó

Trang 17

nhóm đã xác định được chủ đề cùng những từ khóa liên quan và được quan tâm trở thành tâm điểm nghiên cứu dựa vào bản đồ trắc lượng thư mục Bên cạnh việc đánh giá rủi ro ảnh hưởng gây ra từ các rác thải điện tử, ngoài ra còn đánh giá tác động giữa môi trường và con người từ các loại rác thải điện tử khác nhau Hiện chưa có bài nghiên cứu nào phân tích được hiện trạng và các chủ đề về tái chế rác thải điện tử trong tương lai Chủ đề này liên quan đến việc triển khai các biện pháp xử lý, tái chế các chất thải điện tử cải thiện môi trường sống, hệ sinh thái trên toàn cầu Đồng thời nghiên cứu trắc lượng thư mục cũng giúp cập nhật các số liệu thống kê và đánh giá các thông tin liên quan đến lĩnh vực này, đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu được sử dụng Theo đó, bài nghiên cứu hướng đến các câu hỏi nghiên cứu như trong Bảng 1.

Bảng 1: Câu hỏi nghiên cứu

1 Quốc gia, tạp chí nào có xu hướng nghiên cứu về chủ đề tái chế rác

thải điện tử nhiều nhất?

2 Tác giả, tạp chí và tài liệu tham khảo nào được đồng trích dẫn nhiều

nhất trong lĩnh vực tái chế rác thải điện tử ?

3 Các nghiên cứu tái về chế các chất thải điện tử đã và đang tiến hành

như thế nào trong giai đoạn từ 1990-2022?

4 Những vấn đề nghiên cứu nổi trội trong lĩnh vực tái chế rác thải điện tử

trên thế giới là gì?

Trang 18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Hoạt động tái chế chất thải điện tử trong các hoạt động sản xuất theo bài nghiên cứu đã nêu ra các phương pháp tái chế chất thải điện tử ở các nước đang phát triển Trong đó, phương pháp để tách thành phần hoặc thu hồi chất hàn như đốt bảng mạch in (circuit board – CB) được chỉ ra rõ trong bài nghiên cứu của Brigden và cộng sự (2005) Ngoài ra, việc thu hồi vàng từ CB bằng cách lọc muối xyanua hoặc axit nitric và hỗn hợp thủy ngân cũng được đề cập trong nghiên cứu của Rochat và cộng sự (2007) Từ những bài nghiên cứu trên có thể thấy, hoạt động tái chế rác cần được đầu tư nhiều vào thiết bị, máy móc vì những chất liệu cấu thành các thiết bị điện tử là không hề đơn giản.

Bên cạnh đó, một trong những cân nhắc quan trọng nhất trong việc cải thiện tỷ lệ tái chế chất thải điện tử là người tiêu dùng Nhóm này không chỉ thúc đẩy nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm điện tử mới mà cuối cùng họ sẽ đưa ra quyết định về việc loại bỏ các sản phẩm điện tử khi hết vòng đời sử dụng (Arain và cộng sự, 2020) Trong kết quả của nghiên cứu của Bai và cộng sự (2018) chỉ ra rằng bảo mật thông tin là yêu cầu số một để người tiêu dùng tái chế điện thoại thông minh của mình Những người tiêu dùng có nhận thức rủi ro cao sẽ ít cởi mở hơn với ý định tái chế (Zhang và cộng sự, 2020) Ngoài ra, theo nghiên cứu của Islam và cộng sự (2021), cho thấy rằng, tính sẵn có và khả năng tiếp cận các cơ sở tái chế, giáo dục, nhận thức cũng như chi phí tái chế đều là những yếu tố quan trọng trong quyết định của người tiêu dùng Từ kết quả của các cuộc nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia quản lý chất thải cần tập trung vào việc thúc đẩy các hành vi tái chế chất thải điện tử.

Trang 19

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂNTÍCH DỮ LIỆU

3.1 Cách thu thập dữ liệu

Dữ liệu được trích xuất từ cơ sở dữ liệu Web of Science Core

Collection (WoSCC) vào ngày 14

tháng 7 năm 2023 Các bước thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu phục vụ cho bài báo cáo này được trực quan hóa thông qua Hình 1:

Bước 1: Nhóm đã sử dụng

công thức tìm kiếm như sau với TS là từ khóa viết tắt của Topic theo cơ sở dữ liệu WoSCC:

TS=("recycle" OR "recycling")AND (TS=("electrical waste" OR"electrical wastes" OR "electronicwaste" OR "electronic wastes" OR"e-waste" OR "waste electrical"OR "wastes electrical" OR "wasteelectronic" OR "wastes electronic"OR "electronic rubbish" OR"electronic garbage" OR"electrical rubbish" OR "electricalgarbage" OR "waste electrical andelectronic equipment"))

Hình 1: Quy trình thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu (Nguồn: nhóm nghiên cứu)

Trang 20

Bước 2: Nhóm tiến hành lọc dữ liệu và chỉ lấy các dữ liệu được trích xuất từ

danh mục Trích dẫn khoa học mở rộng (Science Citation Index-Expanded - SCI-E) của cơ sở dữ liệu WoSCC.

Công tác tìm kiếm và trích xuất dữ liệu được nhóm triển khai và thực hiện trong cùng một ngày để tránh tình huống có sự sai lệch về số lượng kết quả tìm kiếm do sự cập nhật cơ sở dữ liệu trên hệ thống Web of Science Ngoài ra, nhóm không triển khai lọc thêm các trường thông tin về ngôn ngữ của bài báo, loại tài liệu văn bản hay phân loại dữ liệu và năm phát hành các bài báo.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn phương pháp trắc lượng thư mục Trước khi phân tích, chúng tôi thực hiện việc thống kê mô tả để thấy được tổng quan về E-waste trong lĩnh vực tái chế E-waste Từ đó, nhóm sử dụng phần mềm VOSviewer_1.6.19 để xử lý, phân tích dữ liệu thông qua 02 phương pháp bao gồm phân tích đồng từ vựng (Co-occurrence) và phân tích đồng trích dẫn (Co-citation) Đồng thời, nhóm còn sử dụng phần mềm Rapid Miner

10.1.003 để phân tích dữ liệu theo phương pháp Phân tích chủ đề (Topic Analysis).

Các phân tích được thực hiện nhằm mục đích trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã được đề cập ở mục 1.3.

3.2.1 Phân tích đồng trích dẫn (Co-citation)

Hai tài liệu được cho là đồng trích dẫn khi cả hai đều xuất hiện trong danh sách tham khảo của tài liệu thứ ba (B.S Kademani và cộng sự, 2011) Phân tích đồng trích dẫn liên quan đến việc phân loại các tài liệu khoa học thành các nhóm nhỏ các bài báo tương ứng với các vấn đề cụ thể (B.S Kademani và cộng sự, 2011) Các tài liệu đồng trích dẫn là các tài liệu tham khảo đã được đồng trích dẫn trong một tập hợp các ấn phẩm (Miao và cộng sự, 2018).Phân tích đồng trích dẫn là một phương pháp độc đáo để nghiên cứu cấu trúc nhận thức của khoa học (B.S Kademani và cộng sự, 2011) Khi các cặp bài báo giống nhau được nhiều tác giả đồng trích dẫn, các nhóm nghiên cứu bắt đầu hình thành (B.S Kademani và cộng

Trang 21

sự, 2011) Các bài viết được đồng trích dẫn trong các cụm này có xu hướng chia sẻ một số chủ đề chung (B.S Kademani và cộng sự, 2011).

Trong bài nghiên cứu, nhóm sử dụng phương pháp phân tích đồng trích dẫn để thể hiện cấu trúc trí tuệ về E-waste trong lĩnh vực tái chế E-waste Thông qua việc phân tích đồng trích dẫn sẽ xuất hiện mạng lưới có các nút, cụm đại diện cho các bài báo của tạp chí và các bài báo khác, từ đó có thể nhìn ra xu hướng chia sẻ và nghiên cứu liên ngành về vấn đề tái chế E -waste giữa các tác giả cũng như các tạp chí khoa học với nhau

Bên cạnh đó, phân tích đồng trích dẫn sẽ cho thấy “bức tranh bao quát” về phạm vi kết nối của các tác giả và xu hướng nghiên cứu về tái chế E -waste.Vì sự kết nối trong quá trình nghiên cứu không chỉ diễn ra giới hạn ở một quốc gia, khu vực mà diễn ra rộng rãi trên khắp thế giới Đồng thời, phân tích đồng trích dẫn còn giúp nhóm làm rõ được một số vấn đề nghiên cứu trong tái chế E -waste thông qua dữ liệu từ các tác giả, tạp chí và tài liệu tham khảo.

3.2.2 Phân tích đồng từ vựng (Co-occurance)

Phân tích đồng từ vựng là quá trình xem xét sự xuất hiện của các từ khóa trong các tài liệu hoặc bài báo, với giả định rằng khi hai từ khóa xuất hiện cùng nhau trong nhiều tài liệu hoặc bài báo, chúng có thể biểu thị mối quan hệ ở mức độ khái niệm (Callon và cộng sự, 1983) Thông thường, các tác giả sử dụng một hoặc nhiều từ khóa để đại diện cho chủ đề trung tâm của nghiên cứu, tin rằng những từ khóa này rất quan trọng (Pesta và cộng sự, 2018) Đồng thời, việc nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu về sự xuất hiện đồng thời của các từ khóa có thể cung cấp tiền đề và công cụ để hiểu về một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể (Ying Ding và cộng sự, 2001).

Trong nghiên cứu này, nhóm tận dụng nguồn dữ liệu phong phú, cho phép xác định và phân tích sự xuất hiện đồng thời của những thuật ngữ quan trọng Mục tiêu là tiếp cận cấu trúc nghiên cứu về việc tái chế rác thải điện tử Bằng cách tập trung vào sự kết

Trang 22

hợp của các từ khóa quan trọng như "rác thải điện tử," "tái chế," và "cách xử lý rác thải điện tử," nhóm đã có thể xác định và phân tích các chủ đề chính, mối quan hệ giữa chúng, và phạm vi của nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Việc phân tích đồng từ vựng không chỉ giúp mở rộng cái nhìn về lĩnh vực nghiên cứu về tái chế rác thải điện tử mà còn đem lại cái nhìn rõ ràng hơn về cấu trúc và hướng phát triển của lĩnh vực này trong tương lai Điều này giúp tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn về các khía cạnh quan trọng và tương quan giữa các yếu tố liên quan đến việc tái chế rác thải điện tử.

3.2.3 Phân tích chủ đề (Topic Analysis)

Phân tích chủ đề, còn được gọi là Mô hình hóa chủ đề, là một

kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural language processing -NLP) dùng để phát hiện và trích xuất các chủ đề chính hoặc các chủ đề từ một tập hợp văn bản Mục tiêu của phân tích chủ đề là tự động xác định và tóm tắt các chủ đề cơ bản trong tập dữ liệu, như bài báo, bài đăng trên blog hay mạng xã hội Để làm điều này, phương pháp này sử dụng thuật toán thống kê và xác suất để gom nhóm các từ xuất hiện cùng nhau thành các chủ đề khác nhau Mỗi văn bản sau đó được liên kết với một hoặc nhiều chủ đề dựa trên phân phối từ trong văn bản (Hang Li và cộng sự, 2003).

Hai phương pháp phổ biến nhất cho phân tích chủ đề sử dụng máy học là Phân loại chủ đề (Topic Classification) và Mô hình hóa chủ đề (Topic Modeling)

- Phân loại chủ đề: Quá trình xác định và gán chủ đề chính của một văn bản

vào một hoặc nhiều danh mục chủ đề đã biết trước Mục tiêu là xác định văn bản thuộc chủ đề nào trong danh mục chủ đề Mỗi văn bản được gán vào chủ đề cố định từ danh sách đã biết (Anisha P Rodrigues và cộng sự, 2022).

Trang 23

- Mô hình hóa chủ đề: Phương pháp thống kê nhằm phát hiện và trích xuất

các chủ đề ẩn từ dữ liệu văn bản mà không cần biết trước các chủ đề cụ thể, giúp xác định các chủ đề chính trong tập dữ liệu và xác định các từ liên quan đến mỗi chủ đề Mỗi văn bản có thể kết hợp nhiều chủ đề khác nhau tùy theo tỷ lệ (Ike Vayansky và cộng sự, 2020).

Trong nghiên cứu này, nhóm sử dụng Topic Modelling để khám phá các chủ đề liên quan đến rác thải điện tử từ tập dữ liệu có sẵn Bằng cách áp dụng phân tích dữ liệu tiên tiến, phương pháp này giúp nhóm tự động xác định và trình bày các chủ đề chính mà nghiên cứu có thể đề cập đến trong ngữ cảnh của rác thải điện tử.

Trang 24

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả

Dựa trên 3.267 dữ liệu được nhóm trích xuất từ danh mục SCI-E trên hệ thống Web of Science Core Collection, nhóm đã tiến hành phân tích dữ liệu trên một số đặc điểm của bài nghiên cứu khoa học, bao gồm:

- Ngôn ngữ (Language)

- Loại tài liệu (Document Type)4.1.1 Ngôn ngữ

Nhóm thống kê được có 3.241 bài báo sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, chiếm 99,20% trên tổng số dữ liệu thu thập được Điều này hoàn toàn nằm trong dự đoán của nhóm do đây là ngôn ngữ phổ biến, được lựa chọn sử dụng rộng rãi trong giao tiếp và nghiên cứu trên toàn thế giới Bảng 2 trình bày cụ thể các loại ngôn ngữ được sử dụng trong từ 02 bài báo trở lên trong dữ liệu của nhóm.

Bảng 2: Thống kê loại ngôn ngữ được từ 2 bài báo về chủ đề tái chế E-waste

Trang 25

4.2.2 Loại tài liệu

Về phân loại tài liệu của dữ liệu, nhóm thống kê được phần lớn dữ liệu là bài báo (Article) với tổng 2.736 bài (chiếm 83,75%), tiếp đến là các bài Review với 357 bài (chiếm 10,93%) Các phân loại tài liệu khác như Editorial Material, Letter, Correction, chiếm 5,32% trên tổng số dữ liệu thu được Bảng 3 trình bày tất cả các loại tại liệu có trong dữ liệu của nhóm tác giả.

Bảng 3: Thống kê phân loại tài liệu của các bài báo về chủ đề tái chế E-waste(Nguồn: nhóm nghiên cứu)

hạngPhân loại tài liệuSố lượngbài báo

3 Bài báo đang viết (Article; Proceedings Paper) 61 4 Bài báo có cấp quyền truy cập sớm (Article; EarlyAccess) 38

10 Bài Review chương sách (Review; Book Chapter) 4

Trang 26

(Nguồn: nhóm nghiên cứu)

4.2 Câu hỏi nghiên cứu số 1 – Quốc gia và tạp chí có xuhướng nghiên cứu về chủ đề tái chế E-waste nhiều nhất

4.2.1 Quốc gia

Dựa vào Bảng 4 Hình 3, có thể thấy top 10 quốc gia có số lượng bài nghiên cứu dẫn đầu trong lĩnh vực tái chế rác thải điện tử Trong đó, Trung Quốc nằm trong khu vực Châu Á là quốc gia có số bài báo nghiên cứu nhiều nhất là 1.342 bài, chiếm 41,08% trên tổng số 3.267 dữ liệu Đứng thứ 2 là Mỹ thuộc lục địa Châu Mỹ với 366 bài, đạt 11,02% Sau Mỹ là Ấn Độ ở khu vực châu Á với 285 bài nghiên cứu và chiếm 8,72%

Ngoài top 3 quốc gia trên còn có nhiều quốc gia khác như Úc, Anh, Nhật Bản, đã có những đóng góp đầy giá trị với hơn 100 bài nghiên cứu ở mỗi quốc gia trong lĩnh vực tái chế rác thải điện tử.

Có thể thấy, Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ nắm giữ các vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng là vì ba nước này là một trong những nước đứng đầu về lượng rác thải điện tử trên toàn cầu Điều đó thể hiện đây là vấn đề “nóng hổi”, nan giải và được quan tâm hàng đầu tại các khu vực và vùng lãnh thổ này.

Trang 27

Bảng 4: Top 10 quốc gia có đóng góp số lượng bài báo nhiều nhất

(Nguồn: nhóm nghiên cứu)

Xếp hạngQuốc gia Khu vựcSố lượng bàiTỷ lệ %

Hình 1: Bản đồ 3D thể hiện vị trí của top 10 các quốc gia xuất bản nhiều bàibáo về chủ đề tái chế rác thải điện tử nhất

(Nguồn: nhóm nghiên cứu)

Trang 28

4.2.2 Tạp chí

Về tạp chí phát hành các bài báo, trên tổng số 3.267 dữ liệu thu được, nhóm thống kê được top 10 tạp chí phát hành nhiều bài báo nhất về chủ đề tái chế chất thải điện tử mà nhóm đang nghiên

cứu Đứng đầu về số lượng bài báo được đăng là tạp chí WasteManagement với 241 trên tổng số 3.267 bài báo, tiếp theo đó là

Journal of Cleaner Production với 200 bài.

Bảng 5: Thống kê top 10 tạp chí phát hành nhiều bài báo về chủ đề tái chế

Trang 29

Theo Bảng 5, top 10 các tạp chí phát hành nhiều bài báo nghiên cứu về chủ đề tái chế rác thải điện tử nhất đều có điểm chung về lĩnh vực nghiên cứu là Khoa học môi trường Theo định nghĩa về khái niệm của Khoa học môi trường trên trang Wikipedia, đây là một lĩnh vực hàn lâm liên ngành kết hợp vật lý, sinh học và khoa học thông tin vào việc nghiên cứu môi trường và các giải

Trang 30

pháp cho các vấn đề môi trường Vì thế nên các chủ đề về kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên và tác động của ấm lên toàn cầu nói chung và chủ đề tái chế E-waste nói riêng thường được các nhà khoa học lựa chọn đăng trong các tạp chí đứng đầu về lĩnh vực này.

Hệ số tác động (Impact factor - IF) của một tạp chí khoa học

là tần số trích dẫn (citation) trung bình của các bài báo khoa học

sau khi đã công bố trong vòng hai năm liên tiếp gần nhất trên tạp chí đó Hệ số tác động do Eugene Garfield và Viện Thông tin Khoa

học (Institute for Scientific Information - ISI) thiết lập và được phát

triển từ năm 1950, chính thức bắt đầu từ năm 1975 Hệ số IF chỉ tính cho các tạp chí nằm trong danh bạ ISI hay Journal Citation Report.

Hệ số tác động được tính dựa vào số liệu trong 03 năm IF của một tạp chí vào năm được tính là tổng số trích dẫn trong năm được tính của các bài báo được xuất bản trong vòng hai năm trước đó, chia cho tổng số bài báo được xuất bản trong hai năm trước

đó Ví dụ: Để thống kê số hệ số tác động của tạp chí A vào năm2018 thì ta cần thống kê tất cả những lượt trích dẫn của bài báothuộc tạp chí A xuất bản từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017trong khoản thời gian ba năm 2016-2018.

Theo Bảng 5 , ta có thể thấy rằng tuy tạp chí Journal ofHazardous Materials chỉ đứng top 10 về số lượng bài báo được phát hành, nhưng chỉ số IF của tạp chí thì lại chiếm vị trí cao nhất

với IF = 14.224 Trong khi đó tạp chí Environmental Science andPollution Research đứng top 3 về số lượng bài báo được phát hành, nhưng chỉ số IF của tạp chí này lại thấp nhất trong 10 tạp chí được thống kê với chỉ số IF = 5.19 Từ đó có thể thấy rằng, trong lĩnh

vực nghiên cứu về Khoa học môi trường thì tạp chí Journal of

Trang 31

Hazardous Materials có tầm quan trọng và mức độ uy tín được đánh giá rất cao

Ngoài ra, nhóm còn đưa ra chỉ số SJR (SCImago Journal Rank)

của từng tạp chí trong Bảng 5 Đây là chỉ số do nhóm nghiên cứu

SCImago (SCImago Research Group) xây dựng nhằm đo lường mức

độ uy tín của các tạp chí khoa học SCImago Journal Rank có 4 hạng Quartile: Q1, Q2, Q3, Q4 với quy ước xác định chất lượng tạp chí như Bảng 6 Khác với chỉ số IF, chỉ số SJR được tính dựa vào số lần trích dẫn cho một tạp chí và lượng uy tín của tạp chí đó truyền đến các tạp chí khác trong cùng chuyên ngành hay cùng lĩnh vực.

Ví dụ: Bài viết trên tạp chí A được trích dẫn trong bài viết đượcđăng trong tạp chí B cqng lrnh vực, thì tạp chí A ss được hưởng

- Các tạp chí nằm trong Q1 được đánh giá là có tác động cao nhất và nhìn chung có uy tín trong lĩnh vực tương ứng của tạp chí đó.

- Q2 đại diện cho 25% tạp chí tiếp theo, ngay sau Q1

- Những tạp chí này vẫn được đánh giá cao nhưng có thể có tác động thấp hơn một chút so với các tạp chí Q1.

- Q3 đại diện cho 25% tạp chí tiếp theo, sau Q2

- Các tạp chí trong nhóm này có tác động vừa phải trong lĩnh vực của họ nhưng có thể kém uy tín hơn so với các tạp chí Q1 và Q2 Q4 - Q4 đại diện cho 25% tạp chí cuối cùng

Trang 32

Phân loạiQuy ước xác định chất lượng tạp chí

- Những tạp chí này thường có hệ số tác động thấp hơn và có thể được coi là ít có ảnh hưởng hơn trong lĩnh vực tương ứng của chúng.

Theo Bảng 5, top 10 các tạp chí được thống kê đều là những tạp chí có hạng Quartile là Q1, các tạp chí thuộc Q1 là những tạp

chí có chất lượng tốt nhất Tạp chí Environmental Science &Technology chỉ nằm top 8 về lượt phát hành bài báo nghiên cứu, nhưng lại có chỉ số SJR cao nhất với SJR = 3.12 Có thể thấy rằng

những bài báo được đăng tải trên Environmental Science &Technology đều có chất lượng vượt trội hơn hẳn những tạp chí khác.

4.3 Câu hỏi nghiên cứu số 2 – Tác giả, tạp chí và tài liệutham khảo đồng trích dẫn nhiều nhất trong lĩnh vực tái chếE-waste

4.3.1 Tác giả đồng trích dẫn (Co-citation authors)

Để có thể tiến hành phân tích tác giả đồng trích dẫn, nhóm

đã giới hạn số lượng trích dẫn tối thiểu của một tác giả là100 Sự ảnh hưởng của các tác giả với chủ đề tái chế rác thải điện

tử được thể hiện qua số lượng trích dẫn nhiều hay ít trong lĩnh vực nghiên cứu Kết quả nhóm thu được 158/56.590 tác giả thoả điều kiện và 158 tác giả này được chia thành 03 cụm màu (Hình 4):

 Cụm 1: màu đỏ (Phụ lục 1A)  Cụm 2: màu xanh lá (Phụ lục 1B)  Cụm 3: màu xanh dương (Phụ lục 1C)

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng thống kê chỉ số H (H-index) của các tác giả nằm trong top 10 nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất về chủ đề tái chế rác thải điện tử thông qua hồ sơ

Trang 33

của họ trên công cụ Google Scholar H-index là chỉ số nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng tích lũy của một nhà khoa học do Jorge Hirsh đề xuất vào năm 2005 Chỉ số H được tính toán dựa trên số công trình công bố và số lần trích dẫn Chỉ số H của một nhà khoa học là H công trình trong số N công trình của nhà khoa học đó được trích dẫn ít nhất là H lần, và (N-H) được trích dẫn dưới H lần.

Ví dụ: Một nhà khoa học có chỉ số H = 50, nghra là “Nhà khoa họccó ít nhất 50 công trình nghiên cứu, mỗi công trình được trích dẫnít nhất là 50 lần.”

Bảng 7: Top 10 tác giả có số lượng trích dẫn cao nhất

(Nguồn: nhóm nghiên cứu)

Ngày đăng: 14/04/2024, 22:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan