1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa Quản lý di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu Thị Trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

111 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, Thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Tác giả Nguyễn Thị Thắm
Người hướng dẫn TS. Phạm Văn Tuấn
Trường học Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Chuyên ngành Quản lý văn hóa
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 3,38 MB

Nội dung

Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu Thị Trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Phạm Văn Tuấn. Các số liệu, thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên cứu này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc, trung thực, nội dung của luận văn này chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng về sự cam đoan này. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thắm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

THANH HÓA

Nguyễn Thị Thắm

QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỊA ĐIỂM KHỞI NGHĨA

BÀ TRIỆU, THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN,

TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Thanh Hóa, 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

THANH HÓA

Nguyễn Thị Thắm

QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỊA ĐIỂM KHỞI NGHĨA

BÀ TRIỆU, THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN,

TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa

Mã số: 8229042

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Văn Tuấn

Thanh Hóa, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu

Thị Trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa” là công trình nghiên cứu

của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Phạm Văn Tuấn

Các số liệu, thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên cứu này đều được chỉ rõ nguồn gốc, trung thực, nội dung của luận văn này chưa từng được công

bố dưới bất kỳ hình thức nào Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thắm

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Những đóng góp của luận văn 10

7 Bố cục luận văn 10

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐIỂM KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU 11

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử văn hóa 11

1.1.1 Một số khái niệm liên quan 11

1.1.2 Nội dung Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa 13

1.2 Cơ sở pháp lý về bảo tồn và phát huy giá trị di tích 14

1.2.1 Văn bản do quốc hội ban hành 15

1.2.2 Văn bản do Chính phủ, thủ tướng Chính phủ ban hành 15

1.2.3 Văn bản do các Bộ ban hành 16

1.2.4 Văn bản của địa phương 17

1.3 Tổng quan về di tích Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu 19

1.3.1 Không gian văn hóa của di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu 19

Điều kiện tự nhiên: 20

1.3.2 Giá trị lịch sử và văn hóa của di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu 28

Tiểu kết chương 1 36

Trang 5

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ

ĐỊA ĐIỂM KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU 37

2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý di tích lịch sử địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu 37

2.1.1 Ủy ban nhân dân các cấp 37

2.1.2 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Triệu Sơn 38

2.1.3 Ban quản lý di tích 40

2.2 Thực trạng hoạt động công tác quản lý di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu 44 2.2.1 Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của di tích lịch sử trên địa bàn thị trấn Nưa 44

2.2.2 Tổ chức tuyên truyền các văn bản pháp luật bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa của di tích trong cộng đồng 46

2.2.3 Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị của di tích 49

2.2.4 Thanh tra, kiểm tra và khen thưởng 54

2.2.5 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về công tác quản lý nhà nước về di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu 56

2.3 Nhận xét, đánh giá hoạt động quản lý di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu 57

2.3.1 Ưu điểm 57

2.3.2 Hạn chế, yếu kèm 59

2.3.3 Nguyên nhân 61

Tiểu kết chương 2 64

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỊA ĐIỂM KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU 66

3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến phương hướng và nhiệm vụ quản lý di tích 66

Trang 6

3.1.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý di tích 66

3.1.2 Phương hướng 67

3.1.3 Nhiệm vụ 68

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, thị trấn Nưa 70

3.2.1 Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức cho nhân dân về việc bảo vệ di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu 70

3.2.2 Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn quản lý di tích 73

3.2.3.Tăng cường nguồn nhân lực và kiện toàn bộ máy quản lý 77

3.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý di tích 82

Tiểu kết chương 3 84

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC 92

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQL : Ban quản lý

BVHTT : Bộ Văn hóa - Thông tin

BVHTT : Bộ Văn hóa & Thể thao

CNH, ĐTH : Công nghiệp hóa, đô thị hóa

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

UBND : Ủy ban nhân dân

UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Di tích lịch sử là tài sản vô giá, ẩn chứa những truyền thống tốt đẹp mà thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau các giá trị về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ, khoa học những giá trị ấy, biểu hiện thông qua những di sản văn hóa của mỗi địa phương, mỗi dân tộc Di tích lịch sử còn là những chứng tích, là kho

tư liệu sống để thế hệ mai sau tìm hiểu, nghiên cứ về các thời kỳ lịch sử đã đi qua, từ đó giáo dục thế hệ trẻ hôm nay và mai sau những truyền thống tốt đẹp của lịch sử, văn hóa và dân tộc

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến sự kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa của cha ông và sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn, tôn tạo hệ thống di tích lịch sử văn hóa và đạt được nhiều thành tựu trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc

Thanh Hóa là vùng đất địa linh nhân kiệt, chính vì vậy mà trong tiến trình lịch sử của dân tộc người dân xứ Thanh đã đưa nền văn hóa của mình đạt đến đỉnh cao với nhiều mảng màu đặc sắc và đa dạng, trong đó có hệ thống di sản văn hóa vật thể phong phú và đồ sộ vẫn còn ghi dấu đậm nét trong đời sống cũng như trong ký ức của các cộng đồng tộc người, với hơn

1500 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và kiểm

kê bảo vệ, hơn 32.800 hiện vật qua các thời kỳ lịch sử hiện đang bảo quản và trưng bày

Di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là một hợp phần vô cùng quan trọng cấu thành hệ thống di tích trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa Sau khi được công nhận là di tích Quốc gia

và được bàn giao cho thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn quản lý, một trong những

Trang 9

nhiệm vụ quan trọng của ngành Văn hóa và chính quyền các cấp liên quan đến quản lý di tích độc đáo này theo đúng tầm vóc của nó, thực thi tốt chương trình hành động cũng như quy định về quản lý di tích và lễ hội của tỉnh và của Quốc gia Tuy nhiên đây là một nhiệm vụ không đơn giản khi mà mỗi di tích, lễ hội

có những đặc điểm riêng biệt, vì thế không thể áp dụng máy móc kinh nghiệm quản lý di tích, lễ hội này sang quản lý di tích, lễ hội khác

Khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu được xem như là một điểm tham quan còn khá mới mẻ và độc đáo nằm tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa Nhưng trên thực tế trong những năm qua, công tác quản lý di tích còn nhiều hạn chế, trong đó hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích chưa được chú trọng và quan tâm đầu tư đúng mức, chẳng hạn: hiện nay, một số công trình bị phá hủy do các yếu tố khách quan như thời gian, thời tiết vẫn chưa được tu bổ, tôn tạo lại; một số người dân quyên góp tiền bạc tự ý trùng tu đền Mẫu, phục dựng sai nguyên mẫu – đây là một hành vi có tính sai phạm, vi phạm Luật di sản Việt Nam; cơ sở hạ tầng phục

vụ hoạt động du khách đến chiêm bái, thưởng ngoạn còn yếu kém…

Trước thực trạng và sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở khoa học, thực tiễn, tiếp thu những công trình khoa học đi trước, là một người được học tập - nghiên cứu về văn hóa nên nhận thấy vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa của địa phương trong giai đoạn hiện nay là một việc làm cần thiết Trên cơ sở những lý do trên, tôi quyết định

chọn đề tài “Quản lý di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, thị trấn Nưa,

huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa" làm Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản

lý văn hóa, tại Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý Di sản văn hóa

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về di sản văn hóa, cả trên thế

giới và trong nước Trong đó phải kể đến cuốn “Hướng dẫn thực hiện Công

Trang 10

ước di sản thế giới [24]”, UNESCO đã hướng dẫn chi tiết và yêu cầu các

quốc gia thành viên phải xây dựng kế hoạch quản lý các khu di sản thế giới với mục tiêu: Phải nhận diện chính xác giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản; Phải xác định rõ những tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội đến công tác bảo tồn và phát huy di sản; Phải xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để quản lý di sản; Phải có chương trình hành động cụ thể, thu hút các nguồn lực

xã hội cho sự hoạt động bảo tồn Di sản văn hóa Và quan trọng hơn cả là cơ chế kiểm soát việc triển khai kế hoạch quản lý Di sản văn hóa của các quốc gia thành viên

Đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí đã đề cấp đến các chính sách nhằm bảo vệ, lưu giữ và phát huy giá trị các di sản văn hóa Các nghiên cứu, các bài viết của tác giả trong nước tập trung xoay quanh các vấn đề về cơ sở lý luận, về kinh nghiệm thực tiễn của các hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa hội nhập và phát triển, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý di sản văn hóa, sự ảnh hưởng đó đều có hai mặt, mặt tích cực và tiêu cực Căn cứ thực trạng của các di sản nói chung, cụ thể từng di sản nói riêng để đề ra các giải pháp, kiến nghị, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các di sản văn hóa

GS Lưu Trần Tiêu với bài viết Một số vấn đề về di tích lịch sử văn hóa

cho rằng, hoạt động bảo tồn di tích thể hiện ở 3 mặt cụ thể là: bảo vệ di tích

về mặt pháp lý và khoa học, bảo vệ di tích về mặt vật chất kỹ thuật, cuối cùng

là sử dụng di tích phục vụ nhu cầu hiện đại của xã hội Ba vấn đề được nêu ra trong công tác quản lý đó là: Công nhận di tích, phân cấp quản lý di tích và quản lý cổ vật Vì vậy, cần phải thực hiện: Thiết lập cơ chế, chính sách đúng đắn có tác; cần có một hệ thống tổ chức thích hợp đủ khả năng biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thành hiện thực; cần tổ chức để hoạt động bảo tồn thực sự trở thành sự nghiệp của toàn dân [23, tr.42,45]

Trang 11

Trong bài Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn Di sản văn

hóa, tác giả Đặng Văn Bài đã khẳng định công tác quản lý nhà nước đối với

Di sản văn hóa là vấn đề then chốt, cần được quan tâm [1, tr.11-13]

GS Hà Văn Tấn trong bài viết Bảo vệ di tích lịch sử văn hóa trong bối

cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đã nhận xét rằng: “Các di tích

lịch sử - văn hóa đang trong tình trạng SOS khẩn cấp Nếu chúng ta không

có những chính sách bảo tồn thì ngay cả các di tích quý giá ấy cũng sẽ bị mất

đi, mà một dân tộc đánh mất đi di tích lịch sử văn hóa là một dân tộc đánh mất trí nhớ ” [18, tr.44-54] Do quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa diễn

ra quá nhanh dẫn đến chúng ta bị động trong mọi hoạt động Trong bài Tầm

nhìn tương lai đối với Di sản văn hóa và hệ thống bảo vệ di tích ở nước ta của

PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng cũng đề cập tới những tác động của công

nghiệp hóa - đô thị hóa làm tổn hại tới hệ thống Di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử văn hóa nói riêng Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự thiếu đồng bộ, thiếu ý thức và thiếu quan tâm đến việc bảo tồn di sản của một số ngành, địa phương trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ

sở vật chất Tác giả bài viết đã phân tích khá kỹ ba nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trong điều kiện CNH, ĐHT hiện nay [11, tr.4-5]

Đề tài nghiên cứu Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong quá

trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế [12], của Cục Di sản văn

hóa do TS Nguyễn Thế Hùng làm chủ nhiệm cũng đã đề cập tới những ảnh

hưởng của sự đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đến việc bảo vệ Di sản văn hóa Nêu lên thực trạng hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị trên các lĩnh vực Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở phạm vi cả nước.Tác giả đề tài đề xuất 6 nhóm giải pháp chính nhằm đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa như: 1/tăng cường công tác quản lý nhà nước; 2/củng

Trang 12

cố hoàn thiện bộ máy ngành; 3/chính sách đầu tư; 4/xã hội hóa; 5/đào tạo nguồn lực con người; 6/tăng cường hợp tác quốc tế

Giáo trình Quản lý DSVH với phát triển du lịch [14], do PGS.TS Lê

Hồng Lý chủ biên là cuốn giáo trình dành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cuốn giáo trình đã đưa ra một số khái niệm về DSVH, quản lý, quản lý DSVH, các nguyên tắc và nội dung của công tác quản lý DSVH, vai trò của di sản đối với sự phát triển du lịch hiện nay

Giáo trình thực chất nghiêng nhiều về vấn đề khai thác DSVH phục vụ phát triển du lịch, những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về

DSVH được đề cập khá sơ sài Ngoài ra, một số cuốn giáo trình như Lược sử

quản lý văn hóa ở Việt Nam, Quản lý hoạt động văn hóa là các cuốn sách

được viết dùng để giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên ở Trường Đại học Văn hóa Hà Nội chuyên ngành Quản lý văn hóa Các cuốn sách đã đề cập tới nội dung của quản lý lĩnh vực văn hóa như quản lý đời sống văn hóa ở

cơ sở, môi trường bảo tồn DSVH, giao lưu quốc tế Tuy nhiên, đây là các cuốn sách mang tính đại cương, nội dung khá sơ lược, giới thiệu về một số vấn đề quản lý các lĩnh vực văn hóa

Bên cạnh những công trình nghiên cứu, những cuốn sách đã nêu trên, còn có một số lượng khá lớn các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như Di sản văn hóa, Văn hóa Nghệ thuật, Văn hóa học, Nghiên cứu văn hóa

có nội dung bàn luận về hai vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị DSVH ở nước

ta Các bài viết này có xu hướng đề cập cả những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của việc bảo tồn, phát huy và vai trò của DSVH trong bối cảnh phát triển kinh tế, CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay Tuy nhiên, số lượng các bài viết thuộc dạng này khá lớn, do vậy khó có thể bao quát hết toàn bộ quan điểm, nội dung của tất cả các bài viết đó

Trang 13

2.1 Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử Địa điểm khởi nghĩa

Bà Triệu, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Trong cuốn “Nữ tướng Việt Nam” năm 1991, tác giả Tạ Hữu Yên, nhà

xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, đã đề cập đến con người và sự nghiệp của Triệu Thị Trinh với tư cách là một vị tướng gương mẫu, tài giỏi, khiến cho sở nhà Ngô còn ghi “năm 248 cả Giao Châu đều chấn động”, cuộc khởi nghĩa chỉ đứng vững trong hai năm (246-248) Nhưng đó là cuộc nổi dậy đỉnh cao của thế kỷ II-III, TCN [27, tr.50-54]

Cuốn “Danh tướng Việt Nam” tập 4, của tác giả Nguyễn Khắc Thuần,

xuất bản năm 2006, nhà xuất bản Giáo dục, có viết về Triệu Thị Trinh, nữ danh tướng kiệt xuất của sự nghiệp đánh đuổi quân Ngô Trong đó đề cập đến những huyền thoại về tuổi trẻ của Triệu Thị Trinh, bà là một người nổi tiếng xinh đẹp, can đảm, mưu trí hơn người và thẳng thắn, không bao giờ dung tha

kẻ xấu [22, tr.87-103]

Công trình “Địa chí huyện Triệu Sơn” của tác giả Phạm Tấn - Phạm

Văn Tuấn, xuất bản năm 2010, nhà xuất bản Khoa học xã hội, đã bàn về quê hương của Bà Triệu, căn cứ ban đầu của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu Những chứng tích vật chất và sự đậm đặc của truyền thuyết liên quan đến Bà Triệu

và cuộc khởi nghĩa cho thấy, vùng núi Nưa vào thời Bà Triệu đã là một địa bàn quan trọng của quận Cửu Chân Và đây cũng là căn cứ ban đầu của cuộc khởi nghĩa [17, tr.199-205]

Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Triệu Sơn 50 năm xây dựng và

trưởng thành (1965-2015)” năm 2015, nhà xuất bản Thanh Hóa có đưa ra

thông tin: Hình ảnh người phụ nữ anh hùng và tinh thần nghĩa sĩ của Bà tượng trưng cho khí phách dân tộc Việt Nam nói chung, nhân dân Triệu Sơn nói riêng Ngưỡng vọng tấm gương cao quý của vị nữ tướng tài năng từng gắn bó với quê hương Triệu Sơn, nhân dân vùng núi Nưa đã lập đền thờ Bà để quanh năm hương khói [2, tr.21-23]

Trang 14

Sách Lịch sử Thanh Hóa tập 2 viết: “Sau một thời gian chuẩn bị , Bà

Triệu đã cùng nghĩa quân vượt sông cho đến vùng núi Nưa cách quê hương mình hơn 30 km để lập căn cứ, chuẩn bị tràn xuống đồng bằng… Ở vào vị trí

có tính chất chiến lược như vậy, vùng núi Nưa đã được Bà Triệu chọn làm căn cứ, bàn đạp cho cuộc khởi nghĩa”

Một số đề tài khoa học cấp tỉnh tuy không trực tiếp đề cập trực tiếp đến

di tích lịch sử Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, nhưng đã đưa ra được các quan

điểm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa liên quan như: Nghiên

cứu bảo tồn và phát huy giá trị dân ca xứ Thanh phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa [13]” (ThS Nguyễn Trung Liên) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển kinh tế - du lịch gắn với bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa Thanh Hóa trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế [16], (PGS TS Lê Văn Tạo)

Tuy nhiên, các nghiên cứu về quản lý DSVH của các tác giả đi trước còn bộc lộ một số hạn chế sau:

Phần lớn chưa đề cập tới hai vấn đề là đối tượng quản lý và công cụ quản lý Quản lý DSVH về bản chất là quản lý các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, đồng thời quản lý những hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực di sản và có khả năng gây áp lực tới sự toàn vẹn và suy giảm giá trị

di sản Trong hệ thống các công cụ quản lý, vấn đề chiến lược bảo tồn, phát huy giá trị của di sản, di tích, các quy hoạch hệ thống, quy hoạch tổng thể và các dự án bảo tồn chưa được đi sâu nghiên cứu, bàn luận

Chưa đề cập tới việc quản lý môi trường cảnh quan thiên nhiên và không gian kiến trúc bao quanh như một thành tố hữu cơ của di sản

Sự tham gia tự nguyện của cộng đồng như là một nhân tố quan trọng cho quản lý DSVH cũng mới chỉ được đề cập ở mức độ khái quát

Trong trường hợp cụ thể của di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, ngoài những hạn chế trên, đến nay, chưa có nghiên cứu một cách cụ thể, có hệ

Trang 15

thống về các vấn đề quản lý di tích lịch sử văn hóa, nhất là là trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, quá trình CNH, ĐTH với những tác động theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực tới các di tích, đây là một thách thức không nhỏ đối với các nhà quản lý ở địa phương

Phần lớn các bài viết, công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến những khía cạnh giá trị lịch sử gắn với huyền thoại vùng Núi Nưa Nhiều bài viết mới dừng lại với mục đích quảng bá và giới thiệu tổng quản của di tích,ít

đi sâu vào thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với di tích

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công các quản lý di tích lịch

sử, danh lam thắng cảnh tại Ngàn Nưa, đánh giá đúng những ưu điểm hạn chế trong công tác quản lý và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản lý tại di tích lịch sử văn hóa này trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Luận văn nghiên cứu cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về quản lý di tích lịch sử văn hóa

Nghiên cứu tổng quan về di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý tại di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ năm 2009 đến nay

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản lý nhà nước về Di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới

Trang 16

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn đi sâu nghiên cứu khảo sát thự trạng công tác quản lý di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: từ năm 2009 đến nay (khi di tích được xếp hạng cấp quốc gia)

Phạm vi không gian: Tác giả tập trung nghiên cứu tình hình quản lý tại

di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này người viết đã vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài này là:

Phương pháp tiếp cận liên ngành: Quản lý văn hóa, lịch sử, bảo tàng học, xã hội học

Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê các nguồn tư liệu từ các nguồn khác nhau để góp phần làm rõ các nội dung trong đề tài nghiên cứu của luận văn

Phương pháp khảo sát điền dã: Tiến hành khảo sát trên thực địa để tìm hiểu thực trạng di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, công tác quản lý di tích và ứng xử cộng đồng đối với di tích

Phương pháp phỏng vấn: Đối với các cán bộ quản lý, thủ từ Đền Nưa –

Am Tiên và cộng đồng để thu thập những thông tin hữu ích về công tác quản

lý di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu trong thời gian qua để phục vụ đề tài luận văn

Trang 17

6 Những đóng góp của luận văn

Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản

lý nhà nước tại Di tích lịch sử Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu trong thời gian tới;

7 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài có

bố cục gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử văn hóa và tổng quan

Di tích lịch sử Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tại Di tích lịch sử Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Di tích lịch sử Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐIỂM KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử văn hóa

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

Di sản văn hóa là bức tranh văn hóa đa dạng muôn màu sắc của mỗi quốc gia, là biểu tượng sinh động về niềm tin, phong tục, tập quán, tín ngưỡng và đời sống tạo nên dấu ấn và bản sắc riêng của mỗi cộng đồng

Khái niệm Di sản văn hóa: Theo Luật Di sản văn hóa năm 2001 được

Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua, thuật ngữ “di sản văn hóa" chính thức được ghi trong văn bản pháp quy cao nhất và được sử dụng phổ biến

Năm 2009, Luật di sản văn hóa được sửa đổi, bổ sung một số điều khoản, theo đó DSVH bao gồm DSVH phi vật thể và DSVH vật thể, “là sản phẩm

tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế

hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”[15, tr.33]

Di sản văn hóa phi vật thể : Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử,

văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác Các di sản văn hóa phi vật thể cụ thể như sau:

 Tiếng nói, chữ viết

 Ngữ văn dân gian

 Nghệ thuật trình diễn dân gian

Trang 19

 Tập quán xã hội và tín ngưỡng

 Lễ hội truyền thống

 Nghề thủ công truyền thống

 Tri thức dân gian

Di sản văn hóa vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,

khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia Di sản văn hóa vật thể được dùng để chỉ các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, gồm:

 Di tích lịch sử - văn hóa

 Danh lam thắng cảnh

 Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Khái niệm Quản lý: Trong Đại từ điển tiếng Việt, “Quản Lý" được hiểu

là việc tổ chức, điều khiển hoạt động của một số đơn vị, cơ quan; việc trông coi, gìn giữ và theo dõi việc gì [26, tr.1288] Các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý đưa ra khái niệm cụ thể hơn: “là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra"

Tại Điều 4, Luật di sản văn hóa Việt Nam, được sửa đổi bổ sung năm

2009 có ghi: “ Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và

các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” [15]; Về bản chất, di tích là một không gian vật

chất, cảnh quan thiên nhiên cụ thể địa điểm đó và cảnh quan thiên nhiên có sự kết hợp với các công trình kiến trúc hoặc địa điểm ghi dấu hoạt động của con người nằm trong khu vực cảnh quan thiên nhiên đó Phân loại di tích lịch sử văn hóa theo Luật di sản văn hóa gồm có: di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh Đối tượng nghiên cứu của luận văn là địa điểm khởi nghiệp Bà Triệu thuộc loại hình di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh (theo quyết định công nhận năm 2009)

Trang 20

Từ khái niệm trên có thể khẳng định rằng di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá của mỗi cộng đồng, quốc gia dân tộc Do đó,khi tiến hành công tác nghiên cứu quản lý thì yêu cầu chủ thể phải tiếp cận một cách chân xác hệ thống giá trị của di tích lịch sử - văn hóa

Bảo quản di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ

làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Tu bổ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm

tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

Phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động

nhằm phục hưng lại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã bị hủy hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đó

1.1.2 Nội dung Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa

Di tích lịch sử văn hóa là một bộ phận của DSVH vật thể, do vậy nội dung quản lý di tích lịch sử văn hóa cũng bám sát các nội dung của quản lý DSVH

Nội dung quản lý nhà nước về DSVH được đề cập cụ thể tại Điều 54 và

Điều 55 Tại Điều 54, Mục 1, chương 5 của Luật di sản văn hóa ban hành

năm 2001 và sửa đổi, bổ sung năm 2009, gồm

1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH

2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về

3 Tô chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về DSVH;

Trang 21

4 Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về DSVH;

5 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị DSVH;

6 Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH;

7 Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

8 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về DSVH [20, tr.65-66]

Những nội dung quản lý tại Điều 54 và Điều 55 của Luật Di sản văn hóa đã cụ thể hóa được chức năng, nhiệm vụ quản lý về DT LSVH Trong đó nội dung quản lý về di tích lịch sử - văn hóa rất rộng, nên trong quá trình quản

lý vẫn phải vận dụng được phương pháp phù hợp để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về DT LSVH nói riêng và DSVH nói chung

1.2 Cơ sở pháp lý về bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa Ngay từ khi mới ra đời công tác giữ gìn di sản văn hóa dân tộc được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm Chủ tịch Hồ Chí minh đã ký và công bố Sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam vào ngày 23/11/1945

Năm 1986 công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,

xã hội, thay vì nền kinh tế quan liêu, bao cấp hướng tới phát triển nền kinh tế thị trường, với nhiều thành phần tham gia theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các chủ trương, chính sách, pháp luật, những văn bản này tác động sâu sắc đến quá trình giữ gìn bảo vệ và phát triển di sản văn hóa

Trang 22

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ IX, khóa XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng công sản Việt nam đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Nghị quyết đã đề ra sáu nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời gian tới Nhiệm vụ đó là: sáng tạo giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, luôn giữ bản sắc dân tộc

1.2.1 Văn bản do quốc hội ban hành

Luật di sản văn hóa được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2009 Luật Di sản văn hóa ra đời đã tạo cơ sở pháp lý để triển khai hàng loạt các hoạt động cần thiết trong việc bảo về và phát huy giá trị DSVH; chỉ rõ những việc cần làm và không được làm, những hành vi nghiêm cấm, khen thưởng, tôn vinh những người có đóng góp tích cực trong bảo tồn

và phát huy giá trị DSVH

1.2.2 Văn bản do Chính phủ, thủ tướng Chính phủ ban hành

Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa

Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản,

tu bổ, phục hồi di tích Lịch sử - Văn hóa, danh Lam thắng cảnh

Trang 23

Nghị định 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh

Một hệ thống cơ sở pháp lý đã được ban hành, để các văn bản Luật này triển khai, áp dụng vào thực tế là cả một quá trình lâu dài, không một sớm, một chiều Đảng và Nhà nước ta căn cứ thực trạng từng giai đoạn phát triển văn hóa để ban hành các Quyết định, Thông tư hướng dẫn chi tiết phù hợp với thực tế mỗi giai đoạn, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Nhà nước ta Luôn coi bảo vệ, gìn giữ di sản văn hóa là sự nghiệp của toàn dân

1.2.3 Văn bản do các Bộ ban hành

Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

Quyết định số 1076/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị

di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020

Thông tư số 04/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/8/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chương trình bồi dưỡng kiến thức về bảo quản,

tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh

Thông tư số 04/2023/TT – BTC ngày 19/01/2023 của Bộ Tài Chính hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội

Trang 24

1.2.4 Văn bản của địa phương

Chỉ thị số 19/CT - UBND ngày 23 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa Về việc tăng cường công tác quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Chỉ thị đã chỉ rõ chức năng nhiệm vụ của từng cấp, trong đó UBND cấp xã cần:

Có trách nhiệm củng cố, kiện toàn và quy định nội quy, quy chế hoạt động của Ban quản lý di tích cấp xã, Tiểu ban quản lý tại từng di tích để quản

lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích

Có việc bảo vệ, phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi làm ảnh hưởng đến di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tại di tích; tuyệt đối không

để xảy ra việc tổ chức, cá nhân tự ý thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; bổ sung, đưa tượng thờ và các hiện vật, đồ thờ và di tích; sơn thếp các thành phần kiến trúc và tượng thờ, hiện vật, đồ thờ di tích hiện có

Phối hợp với các cơ quan, cấp có thẩm quyền thực hiện cắm mốc các khu vực bảo vệ của các di tích; quản lý, sử dụng có hiệu quả đất của di tích theo quy định

Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh, trong đó:

"Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn

vị có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích nằm trong danh mục Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh đảm bảo chặt chẽ, đúng với các quy định của pháp luật"

Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa ban hành công văn chỉ đạo số 487/SGTVT - QLVT, ngày 03/02/2023 về việc tiếp tục tăng cường quản lý hoạt động dịch vụ trung chuyển hành khách du lịch bằng xe ô tô tại khu di

Trang 25

tích lịch sử Đền Nưa - Am Tiên, huyện Triệu Sơn Chỉ đạo Công an huyện, các lực lượng chức năng và UBND thị trấn Nưa tiếp tục kiểm tra, giám sát hoạt động trung chuyển khách du lịch bằng xe ô tô tại khu di tích lịch sử Đền Nưa - Am Tiên theo đúng quy định đảm bảo an toàn cho khách du lịch và phương tiện; kiên quyết không cho phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, không đủ điều kiện hoạt động, người điều khiển phương tiện không có GPLX phù hợp để trung chuyển khách du lịch

Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã có công văn số 1904/UBND-THKH ngày 24/04/2023 Về việc trình tự, thủ tục đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích nằm trong danh mục Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 1106/SVHTTDL-DSVH ngày 14/3/2023 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Trong đó có nội dung: Kiện toàn hoặc thành lập mới Ban/tổ quản lý, trông nom tại di tích theo nội dung chỉ đạo tại văn bản

số 2946/BVHTTDLDSVH ngày 27/8/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc kiện toàn bộ máy quản lý di tích; không để tình trạng khoán trắng bảo vệ di tích cho cá nhân; ban hành quy chế hoạt động của các Ban/tổ quản lý

di tích (Quy chế hoạt động phải quy định rõ trách nhiệm cho từng cá nhân trong việc quản lý, tham gia quản lý bảo vệ, phát huy giá trị di tích ) Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn; đảm bảo di tích được thường xuyên chăm sóc, bảo vệ; mở cửa để phục vụ Nhân dân và khách tham quan; có nội quy hướng dẫn bảo vệ, phát huy giá trị di tích; hàng quán dịch vụ được sắp xếp đúng quy định;

vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường tại di tích được thực hiện đúng quy định; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác trưng bày bổ sung cho di tích và thuyết minh, hướng dẫn tại di tích; gắn việc phát huy

Trang 26

giá trị di tích với việc phát triển du lịch, đồng thời đưa di tích trở thành địa chỉ giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương

Ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn ban hành Hướng dẫn số 2431 ngày 06/06/2023 về việc thực hiện Kết luận số 221-KL-HU ngày 19/4/20223 của Ban Thường vụ Huyện ủy về quản lý, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Triệu Sơn Trong Hướng dẫn cũng

đã nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn về việc quản lý và phát huy giá trị di tích

Công văn số 433/UBND - VHTT ngày 13/02/2023 của UBND huyện Triệu Sơn về việc kiểm tra, rà soát di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện Triệu Sơn Với nội dung trọng tâm là rà soát, thống

kê báo cáo các di tích lịch sử - văn hóa chưa được xếp hạng các di tích chưa được thống nhất chủ trương khôi phục và di tích đã được thống nhất chủ trương khôi phục

Như vậy, trên cơ sở pháp lý được ban hành thì cơ quan các cấp đã bám sát các văn bản pháp luật để triển khai thực hiện

1.3 Tổng quan về di tích Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu

1.3.1 Không gian văn hóa của di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu

1.3.1.1 Tổng quan về Thị trấn Nưa

Huyện Triệu Sơn hiện có 30 di tích được xếp hạng, trong đó có 04 di tích Quốc gia, 26 di tích cấp tỉnh và 187 di tích được kiểm kê Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và của Ban Thường vụ Huyện Ủy, Ủy ban nhân dân huyện (sau đây viết tắt là UBND) cùng với các ngành liên quan, các cấp chính quyền và nhân dân trong huyện đã có nhiều cố gắng trong việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng và một số di tích chưa được xếp hạng Các di tích trên địa bàn huyện đang được trân trọng gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích, thể hiện đạo

Trang 27

lý “Uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ; mặt khác, qua đó giới thiệu nét đẹp văn hóa và khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh phong phú của vùng đất Triệu Sơn

Triệu Sơn là huyện đồng bằng tiếp nối với vùng miền núi phía tây của tỉnh Thanh Hóa, được thành lập năm 1965, thực tế vùng đất này đã tồn tại rất lâu đời với bề dày lịch sử, văn hóa, trong đó có Kẻ Nưa thuộc xã Tân Ninh, (nay là Thị trấn Nưa) huyện Triệu Sơn, được mệnh danh là vùng văn hóa lâu đời và tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của cư dân đồng bằng sông

Mã, nơi có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia

Khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên) rộng tới 100 ha Đây là ngọn núi cao nhất ở vùng đồng bằng châu thổ phía nam Thanh Hóa, dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam được bắt đầu từ các huyện Như Thanh, Nông Cống đổ về Núi có chiều dài gần 20 km, làm nên bức trường thành Đông Nam tự nhiên, với một thung lũng rộng lớn, phía đông núi Nưa là đồng bằng châu thổ, đất đai màu mỡ, từ xa xưa đó là vùng dân cư trù mật

Điều kiện tự nhiên:

Thị trấn Nưa (xã Tân Ninh cũ) là một địa bàn miền núi của huyện Triệu Sơn, có tổng diện tích tự nhiên 21,20 km², trong đó đất có rừng 808,58 ha [(rừng tự nhiên (tái sinh) 574,67 ha; rừng trồng 233,91 ha)] Dân số hơn 11.000 người, mật độ dân số đạt 455 người/km²

Diện tích rừng tự nhiên nằm trên dãy núi Ngàn Nưa, nơi giáp gianh giữa ba huyện Nông Cống, Triệu Sơn và huyện Như Thanh có khu vực đền

Am Tiên và chùa Am Tiên (Bích Vân Công Tự)

Với lịch sử hình thành gắn với sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc, Thị trấn Nưa ngày nay đã thay da, đổi thịt phát triển toàn diện cả về kinh tế -

xã hôi, văn hóa, đời sống người dân được nâng cao

Trang 28

Năm 2019 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019); Thị trấn Nưa thuộc huyện Triệu Sơn được thành lập, nằm ở cực nam của huyện Triệu Sơn, có vị trí địa lý:

 Phía đông giáp huyện Nông Cống và xã Đồng Lợi;

 Phía tây giáp xã Thái Hòa và huyện Như Thanh;

 Phía nam giáp huyện Như Thanh và huyện Nông Cống;

 Phía bắc giáp các xã Thái Hòa, Khuyến Nông và Đồng Lợi

Thị trấn nằm ngay dưới chân núi Nưa (cao khoảng 300 đến 400m), chính vì vậy khi thành lập thị trấn cũng căn cứ, đặc điểm vùng nên lấy tên là Thị trấn Nưa Thị trấn Nưa có mỏ Cromit Cổ Định được Bộ Công nghiệp và

Bộ Công Thương ra quyết định thành lập từ ngày 28 tháng 2 năm 1956 Đây cũng là đầu mối tạo cho kinh tế thị trấn trở nên phát triển, hướng tới là một đô thị thông minh trên địa bàn huyện Triệu Sơn

Về kinh tế xã hội:

Hiện nay Thị trấn Nưa có 11 đơn vị tổ dân phố, 01 Đảng bộ và 17 Chi

bộ trực thuộc, với tổng số 512 đảng viên Cơ sở vật chất hạ tầng từng bước được củng cố hoàn thiện, xây dựng mới để phục vụ cho việc sản xuất và phục

vụ đời sống của nhân dân địa phương

Về tổ chức bộ máy, Thị trấn có 22 chức danh cán bộ, công chức theo quy định Cơ cấu gồm một Bí thư Đảng bộ kiêm chủ tịch HĐND, 01 phó bí thư thường trực, 01 phó bí thư phụ trách chính quyền làm chủ tịch UBND, Thị trấn có 01 phó chủ tịch, 02 ủy viên UBND là chỉ huy trưởng quân sự, trưởng công an, 02 chức danh văn phòng - thống kê, 01 chức danh địa chính - xây dựng, 02 chức danh tài chính - kế toán, 02 chức danh tư pháp - hộ tịch; 02

Trang 29

chức danh văn hóa - xã hội và các chức danh là trưởng các tổ chức chính trị Nhìn chung đội ngũ cán bộ của Thị trấn cơ bản đã đạt chuẩn, có năng lực chuyên môn và nhiệt tình cống hiến đáp ứng với yêu cầu xây dựng và phát triển của Thị trấn

Trong những năm qua với các chính sách phát triển kinh tế xã hội hợp

lý , kinh tế - xã hội Thị trấn đã có những bước phát triển đáng kể: Đời sống nhân dân được nâng lên; sản lượng lương thực hàng năm đạt 4200 tấn, thu nhập bình quân đầu người đạt 47 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,02%; thị trấn Nưa đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận hoàn thành chương mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tháng 12/2018

Một địa phương có tới 9 ngôi chùa, có 20 di tích trong đó có 2 di tích lịch sử văn hóa quốc gia, 7 di tích cấp tỉnh đủ thấy văn hóa tín ngưỡng xưa trên đất Kẻ Nưa - Cổ Định phát triển phong phú thế nào Với cơ chế phân cấp quản lý di tích - thắng cảnh trên địa bàn toàn tỉnh thì UBND thị trấn Nưa có vai trò trực tiếp đối với di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu mà trong tâm là Đền Nưa - Am Tiên

Thị trấn Nưa cũng là vùng đất có tinh thần hiếu học đã đi vào lịch sử Xung quanh những tên đất, tên người, tên xóm, tên làng ở thị trấn Nưa ngày nay là sự kết nối những trang sử về quê hương, đất nước Câu ca: “Văn chương Cổ Định, Cổ Đôi (nay thuộc xã Hoàng Giang, Nông Cống)” phần nào nói lên tiếng tăm của vùng đất học này Từ thời kỳ cách mạng đến nay, có nhiều người đỗ đạt, học hành trở thành cán bộ cao cấp phục vụ cách mạng và quân đội Ngày nay nhiều người đã trở thành những nhà nghiên cứu khoa học, trong đó có 6 giáo sư đầu ngành; 3 vị tướng lĩnh; những doanh nhân phát triển kinh tế cho gia đình, cho cộng đồng và xã hội Vùng đất này không chỉ thực hiện sứ mệnh giáo dục mà còn tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, là chiếc nôi truyền bá và hoạt động cách mạng của huyện và tỉnh Từ truyền thống đó,

Trang 30

các gia đình đều đề cao sự học Vùng đất địa linh sinh ra nhân kiệt, tuy vậy,

để giữ gìn được truyền thống ấy, ngoài nội lực tự thân của mỗi người, còn có

sự hun đúc bồi dưỡng của gia đình, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chia sẻ của các tổ chức xã hội Tiếp xúc với từng người dân, một điều chúng

ta thấy rất rõ bên cạnh niềm tự hào là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, dòng họ trong việc khôi phục bảo tồn, phát huy truyền thống, lịch sử văn hóa của địa phương góp phần quan trọng vào việc xây dựng quê hương Cổ Định xưa, thị trấn Nưa hôm nay ngày một phát triển hơn

Có thể thấy, trong cơ cấu UBND của một xã, thị trấn đã có định mức khung về cán bộ, công chức.Thực tế công chức phụ trách văn hóa thông tin là người sẽ quản lý lĩnh vực các di tích trên địa bàn, có chức năng và nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch Thị trấn Nưa ban hành các văn bản quy phạm về bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị của di tích Ở thị trấn Nưa công chức văn hóa thông tin tuổi đã cao nên có những mặt còn hạn chế, nhất là tính năng động trong công tác vận động các tầng lớp nhân dân bảo vệ di sản Văn hóa của địa phương

1.3.1.2 Sự hình thành và phát triển di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, Thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn

Di tích lịch sử quốc gia Am Tiên nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh (nay là thị trấn Nưa), huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa Quần thể di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên là 1 quần thể bao gồm "Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên", với tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu

Năm 248, quan lại nhà Ngô tàn ác, khiến nhân dân khổ sở, lầm than,

Bà Triệu đã cùng với anh trai Triệu Quốc Đạt dấy binh khởi nghĩa, sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, Bà Triệu và nghĩa quân đã vượt sông cho đến vùng Núi Nưa (thuộc Kẻ Nưa - Cổ Định, huyện Nông Cống, nay là huyện Triệu Sơn) cách vùng Núi Quân Yên 30 km để lập căn cứ, chuẩn bị khởi

Trang 31

nghĩa Ở vào vị trí có tính chất chiến lược quan trọng, vùng Núi Nưa - Triệu Sơn được Bà Triệu chọn làm căn cứ, bàn đạp cho cuộc khởi nghĩa chống quân Đông Ngô

Với vị trí có tính chất chiến lược như vậy, năm 248, từ căn cứ Ngàn Nưa nghĩa quân Bà Triệu đã ào xuống tập kích thành Tư Phố (nay thuộc làng Giàng xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa) và nhanh chóng tiêu diệt được lực lượng đầu não của chính quyền đô hộ ở Cửu Chân

Hốt hoảng trước khí thế của nghĩa quân Bà Triệu, triều đình nhà Ngô

đã phải cử Lục Giận (cháu họ viên danh tướng Lục Tốn) đem một binh lực lớn với nhiều lâu thuyền yểm trợ kéo sang nước ta nhằm đè bẹp cuộc khởi nghĩa Cuối cùng với tương quan lực lượng chênh lệch, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã bị đàn áp, Bà Triệu đã tuẫn tiết ở núi Tùng (Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa)

Câu nói " Na Sơn nhất phiến nhất hộ thiên hạ biến "Nghĩa là Một tiếng

hô ở Núi Nưa đã chuyển biến ở thiên hạ chính là sự đề cao sự nghiệp anh hùng bất tử của Bà Triệu sẽ sống mãi và là niềm tự hào của cả dân tộc nói chung và xứ Thanh nói riêng

Truyền thuyết và thần tích nữ tướng Triệu Thị Trinh sinh ngày 2 tháng

10 năm Bính ngọ, người ở Quân Yên, Quận Cửu Chân thuộc địa phận xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa ngày nay Cha mẹ mất sớm bà

ở với anh Khi Triệu Quốc Đạt mất, bà được nghĩa sỹ tôn làm chủ soái Sau khi Bà Triệu mất nhân dân trong vùng đã lập đền thờ Bà, tại núi Gai và khu Lăng tại núi Tùy thuộc Làng Phú Điền, xã Triệu Lợi, huyện Hậu Lộc Tại quần thể di tích Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn, đền thờ Bà Triệu được dân gian còn gọi là Đền Đức Vua Bà

Hiện nay xung quanh vùng Núi Nưa thuộc thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn còn rất nhiều địa điểm, địa danh gắn với truyền thuyết liên quan đến cuộc

Trang 32

khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 như: Gò Đống Thóc (nơi để kho lúa của nghĩa quân); Đồng Kỵ (nơi nuôi ngựa chiến của nghĩa quân); Bùng Voi Đằm (nơi tắm cho voi của Bà Triệu), Bùng Cổ Ngựa (nơi cho ngựa của Bà Triệu tắm và uống nước), Đỉnh Núi Nưa - nơi có động Am Tiên là một khu đất rộng và khá bằng phẳng Trên đỉnh Núi Nưa ngoài động Am Tiên còn có bàn cờ Tiên, vườn thuốc Tiên và vườn Đào Tiên mà sử sách và truyền thuyết đã nhắc đến như một trung tâm của sự tu tiên đắc đạo Nơi này còn có ngôi chùa cổ gọi là chùa Am Tiên, đền chúa Thượng Ngàn và miếu Tu Nưa thờ vị đạo sĩ thời Trần - Hồ, ngoài ra nơi đây còn có cả khu vực thờ lộ thiên để thờ thần núi Tản Viên Sơn Thánh Chính vì vậy, khu vực Am Tiên trên đỉnh Núi Nưa không chỉ là căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô mà còn là “huyệt đạo” - một trong những huyệt đạo linh thiêng của đất nước, thu hút hàng vạn lượt khách tham quan đến chiêm bái, thưởng ngoạn vào dịp đầu năm

Đền Nưa còn có tên chữ là Na Sơn, nơi đây thờ Bà Triệu (Tức Lệ Hải

Bà Vương) nên nhân dân còn gọi là đền đức Vua Bà hay là đền bà chúa Ngàn Nưa, đền tọa lạc ở chân núi ngay cửa rừng Nưa, trên một vị trí cao, rộng và thoáng đãng, phía trước có hệ thống ao hồ tự nhiên, tạo nên cảnh sơn thủy hữu tình và thơ mộng

Theo dân gian Đền Nưa đã có từ xa xưa ở vùng quê Cổ Na - Xứ Thanh, cùng với sự biến thiên và thăng trầm lịch sử, đầu triều Nguyễn di tích gần như chỉ còn là phế tích, nhân dân Cổ Định đã thu nhặt gạch đá xếp lại, tạo thành một bệ thờ ở trên nền móng cũ, với bát hương đơn sơ bằng ống bương để thờ cúng Bà Triệu

Vào năm thứ 5 đời vua Tự Đức triều Nguyễn, có viên Tri huyện Nông Cống, tên là Cao Bá Đạt, nhận lệnh của triều đình, thúc quan quân tổ chức săn thú quý của vùng rừng núi nơi đây dâng triều đình Huế, một hôm quan quân

đi săn thú và đến nơi này, qua hỏi người dân địa phương biết được nơi đây

Trang 33

thờ Bà Triệu ( Bà chúa thượng ngàn) ông liền sai quân gia sắm lễ kêu cầu , vì cúng lễ chu đáo nên đức Vua Bà (Bà Triệu) - Vị chúa Ngàn Nưa đã linh ứng phù hộ quan quân săn được nai quý trong rừng để tiến vua Quan thái y trong triều, đã dùng huyết của nai đen làm thang thuốc chữa bệnh mờ mắt cho bà

Từ Dũ (Mẹ vua Tự Đức) Nhân đó viên tri huyện đã tâu trình với Triều đình

về giấc mộng gặp người con gái mặc y phục màu trắng, đeo bên hông gươm lệnh, qua việc kêu cầu của ông đã linh ứng, báo mộng chỉ đường cho ông và quan quân săn được nai đen tín cúng triều đình, vì vậy triều đình đã cho phép bản huyện trích công quỹ 1200 quan tiền và dân trong vùng không phải đóng thuế 3 năm, để sử dụng vào việc dựng lại Đền Nưa và phong thần cho Bà Triệu, duệ hiệu là “Đệ nhất thiên tiên thánh mẫu, sơn trang thượng ngàn Bạch

Y công chúa Lệ Hải Bà Vương ngọc bệ hạ” Đền Nưa xây dựng xong Cao Bá Đạt - Quan Tri phủ Nông Cống còn có thơ đề “Hoàn đá bia” về việc ông cầu được nai đen quý hiếm và xây dựng đền Nưa

Trong những năm chiến tranh phá hoại bằng không quân, đế quốc Mỹ đánh phá ra miền Bắc (Cổ Định là nơi có công nghiệp khai thác quặng croomit - Một khoáng sản quý) “Hoàn đá bia” và các kiến trúc thời Nguyễn ở ngôi đền này đã bị phá hủy gần như hoàn toàn, chỉ công trình nghinh môn bề thế vẫn còn khá nguyên vẹn Các công trình xây dựng bị đánh phá hư hỏng nhưng các điển tích và sự linh thiêng thì vẫn trường tồn, với câu chuyện rùa vàng xóa dấu vết khi giặc truy sát nghĩa quân, chồn trắng cứu giúp vua Lê Lợi thoát khỏi sự truy đuổi của giặc Minh, Nơi giếng cô chín linh thiêng, chứng cho sự kêu cầu và giúp cho nhiều người “Tai qua nạn khỏi”, sự nghiệp hanh thông, an lành hạnh phúc Ai nói là không thiêng, khi mà ba pho tượng đồng

cổ “Tam Tòa Thánh Mẫu” đã bị kẻ tham lam đánh cắp nhiều lần, thậm chí có lần tượng được đưa ra đến biên giới chờ xuất cảnh vẫn phải đưa về mà không cần truy tìm

Trang 34

Từ cuộc khởi nghĩa bà Triệu đến nay đã gần 18 thế kỷ trôi qua, nhân dân cả nước và người dân xứ Thanh vẫn rất tự hào và khắc sâu trong tâm trí câu nói nổi tiếng của bà Triệu xưa kia: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, dành lại giang sơn, cỡi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng quỳ gối làm tỳ thiếp cho người” Đó chính là khí phách quật cường của dân tộc quyết vùng lên đánh đuổi bọn xâm lược, giải phóng quê hương Từ lâu nơi đây đã trở thành vùng đất thiêng để du khách gần xa hành hương thăm viếng tưởng nhớ đến người

nữ anh hùng dân tộc hồi thế kỷ thứ ba Ngày 27/3/2009 Bộ trưởng Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch đã ký quyết định số 125/ QĐ BVH- TT - DL công nhận di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh Núi nưa - Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm núi Nưa, Đền Nưa và Am Tiên), đây là niềm tự hào chung của quê hương đất nước, qua đó cũng xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành của chính quyền và nhân dân trong bảo vệ, giữ gìn, trùng tu và phát huy tác dụng, giá trị của di tích

Trải qua hàng ngàn năm, dấu tích trên ngọn núi này đã bị xóa mờ theo thời gian, nhưng những câu chuyện về giếng tiên, bàn cờ tiên, vườn thuốc tiên, động am tiên… vẫn còn được kể và lưu truyền đến tận ngày nay và thu hút sự quan tâm của rất nhiều du khách Ngày 27/3/2009, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia Đây là niềm tự hào đối với nhân dân huyện Triệu Sơn nói riêng và nhân dân

xứ Thanh nói chung Ngày 04/7/2016 Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Am Tiên, tương lai sẽ là điểm du lịch văn hóa và tâm linh hấp dẫn của du khách thập phương Tuy nhiên, hiện tại di tích đang tồn tại một số vấn đề liên quan đến cảnh quan, khuôn viên cần được khắc phục ngay

Trang 35

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, noi gương các nữ tướng, phụ

nữ Việt Nam đã nêu cao tình thần yêu nước, ý chí quật cường giặc đến nhà đàn bà cũng đánh đã có những cống hiến quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đó là những tấm gương như Nguyên Phi Ỷ Lan, nữ tướng Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Định, các nữ anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc

Với truyền thống anh hùng bất khuất, người dân Triệu Sơn phát huy xây dựng quê hương ngày càng phồn thịnh và đạt được những thành tích đáng trân trọng, năm 2023 kinh tế đạt khá, văn hóa xã hội ngày càng phát triển, quốc phòng, an ninh được giữ vững Ngày mùng 9 tháng Giêng hàng năm là ngày khai hội để chúng ta ôn lại trang sử vẻ vang và hào hùng của dân tộc, tri

ân đối với nữ anh hùng Triệu Thị Trinh đã có công lao to lớn đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông, giành lại giang sơn, qua đó nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, động viên các tầng lớp nhân dân trong huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội

1.3.2 Giá trị lịch sử và văn hóa của di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu

1.3.2.1 Giá trị văn hóa vật thể

Tọa lạc trên đỉnh ngàn Nưa thuộc làng Cổ Định, Thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, quần thể di tích lịch sử quốc gia “Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên”

là một địa danh nổi tiếng thu hút du khách bốn phương vì đây vừa là nơi thờ

Bà Triệu, vừa là một trong những huyệt đạo được xem là linh thiêng bậc nhất nước Nam

Núi Nưa

Trên đỉnh Ngàn Nưa, nơi sơn cao mà có thủy tụ, nơi núi cao mà chợt có dải đất bằng, là nơi linh khí thiêng giữa trời - đất hội tụ, giao hòa Khu vực

Trang 36

Núi Nưa, nơi được xem là có linh khí, Chùa Bà, đền Nưa và Am Tiên thuộc thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) Nơi đây, năm 248, bà Triệu Thị Trinh cùng hàng ngàn tráng sĩ mài gươm luyện võ, dấy binh khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của giặc Ngô phương Bắc

Theo tài liệu khoa học, quần thể Núi Nưa có mạch núi bắt nguồn từ dải Trường Sơn, vươn về phía biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; có hàng ngàn ngọn núi lớn nhỏ trùng điệp phân bổ đều khắp trên diện tích 55 km2, trải dài 17 km; có đỉnh cao nhất 538 mét, xung quanh là 99 ngọn núi tựa như voi phục chầu về đỉnh; nên còn được người dân sở tại gọi là Ngàn Nưa Xung quanh chân núi Ngàn Nưa là làng mạc mọc trên những cánh đồng trải dài bát ngát Trên những cánh đồng ấy, người nông dân chỉ cần đào sâu từ một đến

ba mét là có thể khai thác được quặng Cromit sa khoáng

Đất đai trên dải Ngàn Nưa phì nhiêu, màu mỡ, cây cối tốt tươi, thảm thực vật phong phú Đặc biệt trong rừng có nhiều loài nứa, trong đó có cây nứa tép mọc khắp nơi, được người dân địa phương xưa nay vẫn khai thác dùng để đan lát làm các vật dụng gia đình…

Núi Nưa hay còn gọi là Núi Na, ngọn núi cao nhất ở miền đồng bằng

xứ Thanh Kẻ Nưa là vùng đất lâu đời và tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của cư dân đồng bằng Sông Mã, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa, sinh hoạt cộng động và lễ hội truyền thống đặc sắc Các nhà phong thủy cho rằng núi Nưa có nước đổ dồn về thung lũng châu thổ sông Mã, là ngọn núi có 7 hình thế long chầu, hổ phục, tạo nên địa thế linh thiêng của vùng đất này Trong các ngọn núi của dãy Ngàn Nưa có một ngọn cao chót vót gọi là núi chúa, cao trên 500m, từ đây nếu hôm trời trong sẽ thấy dãy Hoàng Nghiêu, núi Thường Xuân, Lang Chánh, dòng Lãn Giang, sông Yên Tất cả đã tạo nên sự huyền bí của Ngàn Nưa

Trang 37

Am Tiên

Chùa Am Tiên tọa lạc trên Núi Nưa tên chữ là Bích Vân Công Tự Nơi đây còn lưu truyền nhiều huyền tích ly kỳ về người tiểu phu đốn củi gặp Tiên, người ẩn sĩ thời hồ và truyền thuyết về Bà Triệu gắn với cuộc khởi nghĩa do

bà lãnh đạo Trước kia ngồi chùa chỉ là một Am nhỏ sau khi đất nước thống nhất một số phật tử và chính quyền địa phương đã tôn tạo lại chùa cũ Từ đó đến nay, ngôi chùa được nhiều lần tu bổ, tôn tạo trở nên bề thề, khang trang nhân dân đến vãn cảnh và lễ phật ngày càng đông

Điều quý giá nhất là Am Tiên vẫn giữ được nét cổ kính xưa và quy tắc đền chùa, không bị thương mại hóa "Không khí, môi trường, cảnh quan ở đây khá nề nếp, ngăn nắp và có nét cổ kính xưa Đây là điều mà nhiều nơi đình chùa khác không có được vì mang tính chất hiện đại không phù hợp Nơi này còn có ngôi chùa cổ gọi là chùa Am Tiên Đền chúa thượng Ngàn và miếu Tu Nưa thờ vị đạo sĩ thời trần, Hồ Ngoài ra nơi đây còn có cả khu vực thờ lộ thiên để thờ thần núi Tản Viên

Phía Tây nam ngôi cổ tự có một cái giếng cạn (giếng tiên), quanh năm nước đầy, trong vắt, ngấm từ các kẽ đá thánh thót tạo thành giếng nước uống rất ngọt, khách hành hương còn gọi đây là nước tiên Dân gian còn lưu truyền rằng đây là giếng dành riêng cho Bà Triệu tắm Một bên giếng có phiến đá phẳng, nhẵn, rộng chừng hơn một chiếc chiếu đôi, tương truyền là nơi ngồi chơi cờ của các tiên ông Rõ ràng, cả thiên tạo, nhân tạo đã góp phần tạo nên một không gian thiêng khiến cho khách hành hương tìm về ngày một đông

Theo dấu tích của nền móng cũ, trong thời gian qua nhân dân địa phương đã tự nguyện đóng góp tiền của, công sức để dựng lại chùa Am Tiên, đền bà Chúa, đền Tu Nưa để thờ phụng Ở khu vực Am Tiên nhân dân còn phát hiện được nhiều hiện vật có giá trị bằng đá, gạch thời Lê và thời Nguyễn, trong đó có khánh đá, chan tảng đá, chân dế căm tàn lộc và nhiều viên gạch

Trang 38

vồ hình chữ nhật Những hiện vật này minh chứng cho sự tồn tại lâu đời của các loại hình kiến trúc, tín ngưỡng tôn giáo Phật - Đạo - Mẫu trên đỉnh núi cao nhất Ngàn Nưa này Chính vì vậy, khu vực Am Tiên trên đỉnh Núi Nưa không chỉ là căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô mà còn là huyệt đạo linh thiêng của đất nước, thu hút hàng vạn lượt khách tham quan đến chiêm bái, thưởng ngọn vào dịp đầu năm

đã chuyển hướng săn sang phía chân núi Nưa Ông đang tìm hướng dựng trại thì nhìn thấy một phiến đá lớn bằng phẳng trên có bát hương, bèn tìm hỏi

người dân mới biết đây là bàn thờ Bà Triệu, nhân gian tôn thờ thành bà chúa

thượng ngàn nằm ngay dưới chân Núi Nưa phí trước có hệ thống ao hồ

Tương truyền, ban đầu chỉ là một bệ đá thờ, sau đó để tỏ lòng thành kính xứng với công lao của Bà nhân dân trong làng đã lập đền thờ và thường xuyên đến dâng hương chiêu bái Đến thời vua Tự Đức thì Đền Nưa được sửa lại, theo dấu tích cũ Đền Nưa có 5 gian tiền đường, 3 gian Hậu cung hợp lại thành chữ Đinh

Ngày nay, Nghinh Môn với bốn tầng mái bề thế vẫn còn khá nguyên viện, đây là một kiến trúc cổ kính có giá trị thẩm mỹ được xây dựng dưới thời Nguyễn có quy mô lớn với nhiều bảng phủ liêu đẹp, là di tích điển hình trên đất Thanh Hóa Vua Tự Đức cho rằng đây là vùng đất hết sức linh thiêng, nên xuống chiếu lệnh cho quan sở tại trích công quỹ 1.200 quan tiền đồng dựng đền thờ, sắc phong bà chúa thượng ngàn làm thượng đẳng thần, lệnh cho dân

Trang 39

trong vùng vào dịp xuân thu nhị kỳ phải thờ phụng thần, mỗi năm một lần tổ chức nghi thức tế thần vào mùa xuân Ngôi đền sau đó không còn nguyên trạng như khi mới xây, chỉ còn lại cổng nghinh môn bốn tầng mái, xây thời

Tự Đức Đến năm 1926, Bảo Đại vi hành đến vùng đất này thấy cảnh tiêu điều của ngôi đền đã đưa nghệ nhân ở Huế ra tu bổ, do vậy đây là một trong những Nghinh môn mang đậm phong cách kiến trúc thời Nguyễn còn lại ở Thanh Hóa

Năm 1993, sau khi được UBND tỉnh ra quyết định công nhận bảo vệ để phát huy giá trị di tích, chính quyền và nhân dân thị trấn Nưa đã tích cực đóng góp tiền mua một ngôi nhà có niên đại đề trên thượng lương là ngày 12 năm Minh Mạng thứ 19 (1838) dựng lại trên nền móng cũ gồm tiền đường 5 gian, bít đốc Cấu trúc vi kèo làm theo kiểu kèo suốt trụ trốn với 4 hàng chân cột Năm 2018, nơi này tiếp tục được tu sửa phần Sân đền, Chính Điện và một phần của Cổng Đền Nưa Cổng Đền Nưa có các hoa văn trên cổng được xây trạm khắc từ thời vua Lê Thánh Tông, nên có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa Điểm nhấn của di tích Đền Nưa là hàng cây tính đến nay đã được 100 tuổi được trồng thẳng hàng ngay trước đường vào Đền

1.3.2.2 Giá trị văn hóa phi vật thể

Ngoài mang trong mình giá trị lịch sử di tích Đền Nưa, Am Tiên Thị Trấn Nưa còn mang thêm giá trị phi vật thể.Trên đỉnh núi ngàn Nưa, ngoài

Am Tiên, là nơi thờ Thánh Mẫu, thờ Phật còn có nhiều địa điểm kỳ bí như bàn cờ Tiên, giếng Tiên, vườn đào Tiên, vườn thuốc Tiên Du khách thập phương và nhân dân đến với Am Tiên, Giếng Tiên là để cầu xin nước về uống

để sẽ gặp được nhiều may mắn

Lễ hội Đền Nưa - Am Tiên

Theo thông lệ, Lễ hội đền Nưa - Am Tiên chính thức được mở vào ngày mùng 9 Tết hàng năm, ngày “Mở cổng trời” (cho phép du khách lên

Trang 40

thắp hương, cầu cúng khu huyệt đạo) và kéo dài đến ngày 20 tháng Giêng Lễ hội Đền Nưa-Am Tiên được tổ chức theo nghi thức truyền thống Sau lễ rước kiệu, dâng hương, chúc văn khai mạc lễ hội đã thông tin bối cảnh ra đời, diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu vào thế kỷ 3 sau công nguyên; đồng thời nêu bật bản lĩnh, khí phách của Bà Triệu cùng câu nói bất hủ: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp cho người”

Lễ hội Đền Nưa-Am Tiên là dịp ôn lại trang sử oanh liệt, truyền thống hào hùng, kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, tri ân và khắc ghi công lao của nữ Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, các bậc tiền nhân, các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo

vệ Tổ quốc ; giáo dục truyền thống đạo lý "uống nước nhớ nguồn" cho mọi tầng lớp nhân dân, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, quảng bá tiềm năng phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, vãn cảnh; góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội

Cùng với việc tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động, bảo đảm an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ trong dịp lễ hội, dịp này, huyện Triệu Sơn cùng thị trấn Nưa tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian, tạo thêm sức hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của du khách thập phương

Một vấn đề cần quan tâm đến các lớp trầm tích văn hóa phi vật thể ở làng cổ Tân Ninh nay là Thị trấn Nưa, là hệ thống phong tục tập quán, các lễ hội dân gian Nơi đây có những mỹ tục vô cùng phong phú, những giá trị này cho đến ngày nay người dân vẫn trân trọng giữ gìn, phát huy để giáo dục con cháu Thị Trấn Nưa còn là vùng đất sinh dưỡng những bậc đại khoa của nhiều vương triều phong kiến Việt Nam, nhiều bậc anh tài

Thị trấn Nưa được mệnh danh là vùng văn hóa, nơi đây hiện còn lưu giữ một kho tàng các giá trị văn hóa tiêu biểu cho lớp cư dân châu thổ sông

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w