1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1 phân tích quan điểm tổ chức đảng và đảng viên phải chịu sự kiểm tra, giám sát của đảng và chịu sự giám sát của nhân dân

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MỞ ĐẦU Công tác kiểm tra, giám sát là nhu cầu cần thiết đối với hoạt động của con người và đối với mọi tổ chức. Quá trình hình thành, hoạt động và phát triển của một tổ chức đòi hỏi phải thực hiện công tác kiểm tra, giám sát để xác định mục đích hoạt động đúng đắn, sự tuân thủ nguyên tắc, chấp hành nội quy, quy định của các thành viên gắn kết trong một tập thể. Thông qua kiểm tra, giám sát để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung thúc đẩy quá trình hoạt động theo chiều hướng phát triển của tổ chức. Đặc biệt đối với tổ chức Đảng, công tác kiểm tra, giám sát là một khâu quan trọng trong quy trình lãnh đạo của Đảng, là những chức năng lãnh đạo của Đảng, là một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng đảng. Kiểm tra, giám sát được tiến hành thường xuyên, đúng nguyên tắc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó đảm bảo cho Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, các nghị quyết của Đảng được xác định đúng đắn, ngày càng hoàn thiện và chấp hành triệt để, thực sự gắn liền với cuộc sống. Kiểm tra, giám sát vừa góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng, làm cho sự lãnh đạo gắn với thực tiễn hơn, vừa đảm bảo sự thống nhất tuyệt đối giữa nghị quyết và sự chấp hành, giữa lời nói với việc làm, giúp cho các cấp ủy Đảng khắc phục được bệnh quan liêu, chủ quan duy ý chí trong quá trình lãnh đạo. Nếu Đảng làm tốt công tác kiểm tra, giám sát sẽ ngăn chặn được sự chia rẽ, tình trạng mất đoàn kết, các biểu hiện vô tổ chức, vô kỷ luật và đảm bảo cho nguyên tắc tập trung dân chủ được tuân thủ nghiêm túc, góp phần giáo dục, bảo vệ, nâng cao uy tín đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chính vì vậy Đảng ta luôn xác định: “Kiểm tra, giám sát là nội dung rất quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng, là chức năng lãnh đạo, nhiệm vụ thường xuyên của toàn Đảng, trước hết là nhiệm vụ của cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy, do cấp ủy trực tiếp tiến hành. Công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, thận trong và chặt chẽ theo đứng nguyên tắc, phương pháp công tác đảng. Tổ chức đảng và đảng viên phải chịu sự kiển tra, giám sát của Đảng và chịu sự giám sát của Nhân dân” Từ thực tế đó, cùng với việc tự đổi mới, chỉnh đốn đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phải đồng thời tiến hành nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Chính vì vậy, nhất là từ sau Nghị quyết Trung ương 5 khóa X của Đảng, việc tuyên truyền, học tập, nghiên cứu, nắm vững và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là vấn đề được các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên quan tâm và công tác kiểm tra, giám sát ngày càng giữ vị trí, vai trò quan trọng trong công tác xây dựng đảng. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Tổ chức đảng và đảng viên phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng và chịu sự giám sát của nhân dân” làm tiểu luận cho môn học của mình.

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

MÔN: CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG

Đề tài:

PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM: TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN PHẢICHỊU SỰ KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG VÀ CHỊU SỰ GIÁM

SÁT CỦA NHÂN DÂN

Giảng viên : Học viên:

HÀ NỘI – 2020

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3NỘI DUNG 5

I Một số nội dung cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng 5 1 Khái niệm công tác kiểm tra 5 2 Khái niệm công tác giám sát 5 3 Một số một số yêu cầu của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng 6

II Quan điểm các tổ chức đảng và đảng viên phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng và chịu sự giám sát của Nhân dân 12

KẾT LUẬN 14DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

MỞ ĐẦU

Công tác kiểm tra, giám sát là nhu cầu cần thiết đối với hoạt động của con người và đối với mọi tổ chức Quá trình hình thành, hoạt động và phát triển của một tổ chức đòi hỏi phải thực hiện công tác kiểm tra, giám sát để xác định mục đích hoạt động đúng đắn, sự tuân thủ nguyên tắc, chấp hành nội quy, quy định của các thành viên gắn kết trong một tập thể Thông qua kiểm tra, giám sát để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung thúc đẩy quá trình hoạt động theo chiều hướng phát triển của tổ chức.

Đặc biệt đối với tổ chức Đảng, công tác kiểm tra, giám sát là một khâu quan trọng trong quy trình lãnh đạo của Đảng, là những chức năng lãnh đạo của Đảng, là một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng đảng Kiểm tra, giám sát được tiến hành thường xuyên, đúng nguyên tắc có ý nghĩa hết sức quan trọng Nó đảm bảo cho Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, các nghị quyết của Đảng được xác định đúng đắn, ngày càng hoàn thiện và chấp hành triệt để, thực sự gắn liền với cuộc sống Kiểm tra, giám sát vừa góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng, làm cho sự lãnh đạo gắn với thực tiễn hơn, vừa đảm bảo sự thống nhất tuyệt đối giữa nghị quyết và sự chấp hành, giữa lời nói với việc làm, giúp cho các cấp ủy Đảng khắc phục được bệnh quan liêu, chủ quan duy ý chí trong quá trình lãnh đạo Nếu Đảng làm tốt công tác kiểm tra, giám sát sẽ ngăn chặn được sự chia rẽ, tình trạng mất đoàn kết, các biểu hiện vô tổ chức, vô kỷ luật và đảm bảo cho nguyên tắc tập trung dân chủ được tuân thủ nghiêm túc, góp phần giáo dục, bảo vệ, nâng cao uy tín

đội ngũ cán bộ, đảng viên Chính vì vậy Đảng ta luôn xác định: “Kiểm tra,giám sát là nội dung rất quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng, làchức năng lãnh đạo, nhiệm vụ thường xuyên của toàn Đảng, trước hết lànhiệm vụ của cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy, do cấp ủy trực tiếp tiến hành.Công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành công khai, dân chủ, kháchquan, thận trong và chặt chẽ theo đứng nguyên tắc, phương pháp công tác

Trang 4

đảng Tổ chức đảng và đảng viên phải chịu sự kiển tra, giám sát của Đảng vàchịu sự giám sát của Nhân dân”1

Từ thực tế đó, cùng với việc tự đổi mới, chỉnh đốn đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phải đồng thời tiến hành nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát Chính vì vậy, nhất là từ sau Nghị quyết Trung ương 5 khóa X của Đảng, việc tuyên truyền, học tập, nghiên cứu, nắm vững và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là vấn đề được các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên quan tâm và công tác kiểm tra, giám sát ngày càng giữ vị trí, vai trò quan trọng trong

công tác xây dựng đảng Vì vậy tôi chọn đề tài: “Tổ chức đảng và đảngviên phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng và chịu sự giám sát của

nhân dân” làm tiểu luận cho môn học của mình.

Trang 5

NỘI DUNG

I Một số nội dung cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát trongĐảng.

Công tác kiểm tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát sẽ ngăn chặn, hạn chế sai phạm của tổ chức đảng và đảng viên, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng ở từng cơ quan, đơn vị.

1 Khái niệm công tác kiểm tra

Kiểm tra của Đảng là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của nhà nước.

Công tác kiểm tra phải được tiến hành một cách chủ động, thường xuyên, có chương trình, kế hoạch và hiệu quả.

- Nguyên tắc kiểm tra: Các cấp ủy đảng lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Đảng.

- Tổ chức đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm tra, tổ chức đảng cấp trên kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên Đảng viên thực hiện kiểm tra theo sự phân công của tổ chức đảng có thẩm quyền.

Kiểm tra là phải xem xét tình hình thực tế, xem lại hồ sơ tài liệu, cần thiết là phải thẩm tra, xác minh, có kết luận đúng sai cụ thể.

2 Khái niệm công tác giám sát

Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng.

Trang 6

- Nguyên tắc giám sát: Tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự giám sát của Đảng và thực hiện nhiệm vụ giám sát theo sự phân công.

- Việc giám sát phải công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng, đúng nguyên tắc, phương pháp công tác đảng, đúng quy định của Điều lệ Đảng.

Giám sát của Đảng có giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề.

3 Một số một số yêu cầu của Đảng về công tác kiểm tra, giám sátvà kỷ luật của Đảng

Ngay từ khi mới thành lập và trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, Đảng ta luôn coi trọng công tác kiểm tra, giám sát và giữ gìn kỷ luật Đảng ta luôn khẳng định, kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo, là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng Trong từng nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trong từng thời kỳ, Đảng ta đã đề ra mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát cụ thể, sát hợp và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có kết quả.

Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đến nay, Đảng ta bổ sung một chương (chương VII) quy định rõ về nhiệm vụ công tác kiểm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, uỷ ban kiểm tra các cấp Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã nêu: “Công tác kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng, kiểm tra và giữ gìn kỷ luật của Đảng là nhiệm vụ của toàn Đảng" "Các tổ chức đảng, trước hết là các cấp ủy đảng, Bộ Chính trị và ban thường vụ cấp ủy, cần tự mình tiến hành kiểm tra và sử dụng các ban để tổ chức thường xuyên việc kiểm tra”

Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Tuy nhiên, quá trình thực hiện công tác kiểm tra của các cấp uỷ, tổ chức đảng, uỷ ban kiểm tra các cấp bên cạnh kết quả đạt được cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém, khuyết điểm Vì thế,

Trang 7

Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khoá IX về công tác xây dựng Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: "Công tác kiểm tra trong Đảng còn yếu, chất lượng và hiệu quả kiểm tra chưa cao; nhiều khuyết điểm, sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được phát hiện và khắc phục; chưa coi trọng kiểm tra phòng ngừa, phát huy nhân tố tích cực Nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng Công tác giám sát trong Đảng và giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của Đảng, Nhà nước, cán bộ, đảng viên chưa được quan tâm, chưa đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới"

Để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển", Đảng ta yêu cầu phải đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát với nhận thức và yêu cầu mới Đồng thời, giao thêm chức năng giám sát cho cấp uỷ đảng và uỷ ban kiểm tra các cấp, coi kiểm tra, giám sát trước hết là nhiệm vụ của cấp uỷ, gắn công tác kiểm tra với công tác giám sát, có giám sát mới kịp thời phát hiện được các vấn đề mới, khắc phục được thiếu sót, khuyết điểm ngay từ lúc mới manh nha Đổi mới phương pháp kiểm tra và bổ sung chức năng giám sát cho uỷ ban kiểm tra các cấp Kiện toàn hệ thống uỷ ban kiểm tra các cấp; kiện toàn tổ chức, tăng cường về số lượng và cán bộ có chất lượng, cải thiện điều kiện, phương tiện làm việc của uỷ ban kiểm tra các cấp Hoàn thiện quy chế bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát của tập thể đối với cá nhân, của tổ chức đối với tổ chức, của cá nhân đối với cá nhân và tổ chức, kể cả đối với người lãnh đạo chủ chốt và tổ chức cấp trên.

Kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, bên cạnh thành tựu đã đạt được, Đảng ta cũng chỉ rõ khuyết điểm, hạn chế trong công tác xây dựng Đảng là: "Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được

Trang 8

ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hoá giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" chưa thực sự đi vào chiều sâu, ở một số nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, làm theo chưa đạt yêu cầu" Đảng ta cũng chỉ rõ nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về công tác kiểm tra, giám sát là: "Nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, chất lượng và hiệu quả kiểm tra, giám sát chưa cao; chưa coi trọng việc kiểm tra, giám sát thực hiện đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, thi hành Điều lệ Đảng, kiểm tra, giám sát phòng ngừa tiêu cực và phát huy nhân tố tích cực Nhiều khuyết điểm, sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được phát hiện Tình trạng thiếu trách nhiệm, cơ hội, suy thoái đạo đức, lối sống vẫn diễn ra khá phổ biến trong một bộ phận cán bộ, đảng viên Kỷ luật, kỷ cương ở nhiều tổ chức đảng không nghiêm Sự đoàn kết, nhất trí ở không ít cấp uỷ chưa tốt" Từ đó Đảng ta yêu cầu "Các cấp uỷ, tổ chức đảng phải nâng cao tinh thầnh trách nhiệm, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng Tập trung kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước; việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ; việc thực hiện tiết kiệm, phòng, chống lãng phí, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp; việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, nhất là những vụ án nghiêm trọng, gây bức xúc trong dự luận; kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng, luân chuyển, quy hoạch, đào tạo, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ Chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu tổ chức đảng, nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân các cấp trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

Trang 9

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải phối hợp chặt chẽ với công tác thanh tra của Chính phủ, công tác giám sát của Quốc hội và các cơ quan hành pháp, tư pháp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân theo đúng chức năng và thẩm quyền của mỗi cơ quan Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và hoạt động của hệ thống uỷ ban kiểm tra các cấp Hoàn thiện quy chế phối hợp giữa uỷ ban kiểm tra đảng với các tổ chức đảng và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc xem xét, khiếu nại, tố cáo và xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên"

- Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung

ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.

- Hướng dẫn số 01-HD/UBKTTW ngày 21/11/2016 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện một số điều trong Quy định số 30-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.

- Quyết định 46-QĐ/TW hướng dẫn thực hiện quy định về công tác kiểm tra, ngày 01tháng 11 năm 2011 tại điều 30 quy định:

+ Kiểm tra của Đảng là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước2.

Tổ chức đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm tra Tổ chức đảng cấp trên kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên.

+ Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng.

Trang 10

Tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên Tổ chức đảng và đảng viên thực hiện nhiệm vụ giám sát theo sự phân công Giám sát của Đảng có giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề; giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp.3

Trong những năm qua, Trung ương Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quy định nhằm không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng công tác cán bộ Cụ thể hóa đường lối Đại hội XII của Đảng, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ

Nghị quyết nhận định: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ suy thoái về tưtưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược vướngvào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm Tình trạng chạy chức, chạyquyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp chậm được ngănchặn, đẩy lùi4 Một trong những giải pháp quan trọng Nghị quyết đề ra để

chấn chỉnh, khắc phục tình trạng trên, đó là “Đẩy mạnh công tác kiểm tra,giám sát”, “xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm kỷluật của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng quyền lực để thực hiệnnhững hành vi sai trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho chạy chức,chạy quyền…”5.

Nhìn lại từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đạt được nhiều kết quả quan trọng Nhận thức của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy về vị trí, vai trò, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát được nâng lên rõ rệt Hệ thống các văn bản quy định của Đảng, Nhà nước

Ngày đăng: 13/04/2024, 11:46

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w