1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Nghệ thuật trần thuật trong mắt biếc của nguyễn nhật ánh

40 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghệ Thuật Trần Thuật Trong Mắt Biếc Của Nguyễn Nhật Ánh
Tác giả Nguyễn Phương Mai, Nguyễn Thị Ngân Hà, Phương Linh, Nguyễn Thị Mai, Trần Thị Ngân, Hồ Diệu Nga
Người hướng dẫn TS. Đặng Hoàng Oanh
Trường học Trường Đại Học Vinh
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Báo Cáo Đồ Án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Vinh
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 170,36 KB

Cấu trúc

  • I. PHẦN MỞ ĐẦU (5)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (5)
    • 1.2. Lịch sử vấn đề (5)
      • 1.2.1. Những ý kiến/ nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh và sáng tác của ông (6)
      • 1.2.2. Những nghiên cứu về tác phẩm Mắt biếc (7)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (8)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (8)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (8)
    • 1.4. Mục đích nghiên cứu (8)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (8)
    • 1.6. Cấu trúc của tiểu luận (9)
  • II. PHẦN NỘI DUNG (10)
  • CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ TRẦN THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH (10)
    • 1.1. Lý luận về trần thuật (10)
      • 1.1.1. Khái niệm về trần thuật (10)
      • 1.1.2. Các yếu tố của trần thuật (10)
    • 1.2. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh (14)
      • 1.2.1. Nguyễn Nhật Ánh - Người dẫn lối cho những năm tháng tuổi thơ (14)
      • 1.2.2. Mắt biếc - Bản tình ca buồn của Nguyễn Nhật Ánh (15)
  • CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KẾT CẤU VÀ XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TRONG MẮT BIẾC CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH (17)
    • 2.1. Nghệ thuật tổ chức kết cấu trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (17)
      • 2.1.1. Kết cấu chương hồi (17)
      • 2.1.2. Kết cấu tâm lý (18)
      • 2.1.3. Kết cấu mở (19)
      • 2.2.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống (20)
      • 2.2.2. Xây dựng cốt truyện tuyến tính (20)
      • 2.2.3. Nghệ thuật tổ chức diễn trình vận động cốt truyện (21)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC KỂ CHUYỆN TRONG MẮT BIẾC CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH (23)
    • 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật người kể chuyện trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (23)
      • 3.1.1. Nhân vật người kể chuyện ở ngôi thứ nhất (23)
      • 3.1.2. Tổ chức điểm nhìn trần thuật (23)
    • 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật được kể trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (26)
      • 3.2.1. Khắc họa nhân vật qua ngoại hình (26)
      • 3.2.2. Khắc họa nhân vật qua nội tâm (27)
      • 3.2.3. Khắc họa nhân vật qua lời nói và hành động (29)
    • 3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu trong “Mắt biếc” của Nguyễn Nhật Ánh (31)
      • 3.3.1. Ngôn ngữ trần thuật (31)
      • 3.3.2. Giọng điệu trần thuật (35)
    • III. PHẦN KẾT LUẬN (38)
    • IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO (39)

Nội dung

Chính vì những điều đó chúng tôi nhận thấy và thực sự trân trọng, ngưỡng mộ bởi tài năng của Nguyễn Nhật Ánh về thế giới tuổi thơ, nhận thức được tầm ảnh hưởng quan trọng của tác giả đối với mọi thế hệ nên đã quyết định lựa chọn đề tài: “Nghệ thuật trần thuật trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh” với một mong muốn sẽ giải mã được phần nào về nghệ thuật trần thuật cũng như lí giải sức hút mãnh liệt của Mắt biếc một tác phẩm để lại nhiều ấn tượng khắc khoải, đau đáu nhất với mỗi bạn đọc, một cuốn sách rất đáng nhìn nhận để biết thêm sự thật về cuộc sống không chỉ có riêng màu hồng.

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng của nền văn học nước nhà Trong đó, Nguyễn Nhật Ánh được xem là một cây bút trẻ đa tài trên văn đàn văn học thiếu nhi hiện nay Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh mang đầy tính nhân văn, những câu chuyện tưởng chừng như là dành cho trẻ con nhưng lại mang bài học vô cùng thực tế và sâu sắc Những tác phẩm đó cuốn hút không chỉ độc giả và ngay cả chúng tôi vào hành trình khám phá để rồi nhận thấy sức hấp dẫn từ lòng nhiệt thành của một tâm hồn người lớn mang trái tim trẻ thơ trong sáng, hồi ức về một thời đã xa trong sáng tác của nhà văn để rồi chúng ta tìm thấy chính mình ở trong đó

Nổi bật lên đề tài ấy chính là truyện dài Mắt biếc - một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Nhật Ánh Bằng những ngôn từ, giọng điệu chân thật, gần gũi, ông đã xây dựng hình tượng và nội dung câu chuyện đầy tính sáng tạo Đó là tình yêu của những đứa trẻ, sự trưởng thành, tình yêu quê hương và hơn hết đó là sự hi sinh vô bờ bến của chàng trai Ngạn dành cho cô gái hàng xóm Hà Lan - với một đôi mắt đẹp như Mắt Biếc Câu chuyện không chỉ mở ra cho độc giả những trang văn suy ngẫm về tình yêu đôi lứa, mà qua đây chúng ta phải thực sự công nhận tài năng viết chuyện của Nguyễn Nhật Ánh Thông qua những trang văn đầy cảm xúc, cùng nghệ thuật kể chuyện với những chi tiết, tình huống bất ngờ, thú vị những cảm xúc tưởng như khó nói thành lời Nguyễn Nhật Ánh đã làm sống dậy một “miền tuổi thơ” đáng yêu, đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người, một tình yêu dang dở thời trẻ đầy sự bồi hồi, nhung nhớ và tiếc nuối trong tâm hồn chúng ta.

Chính vì những điều đó chúng tôi nhận thấy và thực sự trân trọng, ngưỡng mộ bởi tài năng của Nguyễn Nhật Ánh về thế giới tuổi thơ, nhận thức được tầm ảnh hưởng quan trọng của tác giả đối với mọi thế hệ nên đã quyết định lựa chọn đề tài: “Nghệ thuật trần thuật trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh” với một mong muốn sẽ giải mã được phần nào về nghệ thuật trần thuật cũng như lí giải sức hút mãnh liệt của Mắt biếc - một tác phẩm để lại nhiều ấn tượng khắc khoải, đau đáu nhất với mỗi bạn đọc, một cuốn sách rất đáng nhìn nhận để biết thêm sự thật về cuộc sống không chỉ có riêng màu hồng.

Lịch sử vấn đề

Đã có nhiều công trình nghiên cứu ra đời của những nhà nghiên cứu nhằm làm rõ nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Nhật Ánh Với đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong

Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh” , khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi đã tìm được rất nhiều nguồn tài liệu liên quan Chúng tôi chia tài liệu làm 2 phần:

1.2.1 Những ý kiến/ nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh và sáng tác của ông

Trên trang Khoa Văn học Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG

TP Hồ Chí Minh với chủ đề Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Đọc văn xuôi Nguyễn

Nhật Ánh, Nguyễn Thị Thanh Xuân đã viết: “Nguyễn Nhật Ánh có khả năng tạo cho chúng ta nhiều bất ngờ Có thể anh sẽ mở rộng biên độ của bức tranh hiện thực, cho đời sống ùa vào tác phẩm nhiều hơn, để ở đó nhiều khuôn mặt trẻ thơ từ những số phận khác nhau được một lần hội ngộ, có thể những thông điệp gửi đi từ trang sách của anh sẽ đa dạng hơn, sâu lắng và ngân xa hơn… Tôi tin và hy vọng, bởi từ tiểu thuyết của Nguyễn Nhật Ánh, tôi nhận ra một thế giới nhân văn tỏa sáng Bắt nhịp cùng tâm hồn thuần khiết của trẻ thơ, từ những rung động tình yêu thanh sạch, từ tiếng gọi của thiên nhiên sâu thẳm, văn chương anh đã thổi vào cuộc sống thường ngày của chúng ta một ánh sáng mới.” [16; tr35].

Trong bài nghiên cứu về Quan niệm sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh đã có những nhận xét sâu sắc làm rõ quan niệm sáng tác của ông Bài nghiên cứu đã khẳng định “Chất liệu trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống nhưng là hiện thực đã đi vào kí ức, trở thành kỉ niệm khó quên của ông” [tr8].

Nghiên cứu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh, T.S Nguyễn Thị Thương đã đã nhận xét rằng: “Tác giả viết truyện bao giờ cũng có tư tưởng rộng hơn tư tưởng của người kể chuyện Nếu chúng ta chỉ dựa vào cách kể của người kể chuyện để đánh giá, phán xét thì sẽ là cực đoan, phiến diện Ngay cả trong những tác phẩm có tính tự truyện thì giữa người kể chuyện với tác giả vẫn có những nét khác nhau Những hành động, tâm trạng, cảm giác mà người kể chuyện kể lại trong tác phẩm tự truyện có thể là của nhà văn nhưng đó là những gì đã xảy ra với nhà văn trong quá khứ chứ không phải ở thời khắc hiện tại bây giờ ” [ tr13]

T.S Phạm Thị Thuỳ Liên trong Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn Phương thức kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đã nhận xét “Nguyễn Nhật Ánh Ánh là nhà văn nỗ lực cách tân không ngừng về mặt tư duy cũng như nghệ thuật truyệnNguyễn Nhật Ánh đi sâu khai thác về những đề tài giản dị về cuộc sống, số lượng nhân vật không nhiều nhưng cách kể chuyện độc lạ tạo được sức hút riêng cho mình” [tr3]

1.2.2 Những nghiên cứu về tác phẩm Mắt biếc

Ts Đặng Thị Lan Anh trong bài Mắt biếc - Bản tình ca buồn đong đầy cảm xúc:

"Với giọng văn thẳm sâu và giàu sức gợi, Nguyễn Nhật Ánh đã rủ ta về một miền ký ức dường như đã ngủ vùi trong ta, với những ngày tháng tuổi thơ hoa mộng, hồn nhiên."

Viết trong bài Mắt biếc: Câu chuyện tình yêu và nỗi buồn đến từ sự bỏ lỡ, Nhà báo Lan Hương đã nhận xét “Nguyễn Nhật Ánh chưa bao giờ khiến người đọc nhàm chán, bởi lẽ những câu chuyện đều mang màu sắc và phong thái riêng không thể trộn lẫn Đặc biệt tác phẩm Mắt biếc bằng lối kể chuyện lôi cuốn kết hợp với ngòi bút miêu tả đầy tinh tế đã để lại dư vị trong lòng độc giả Mắt biếc đã, đang và sẽ luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong lòng những người yêu sách…’’.

Trong dự án Khuyến Đọc sách hay đăng ngày 12/05/2009 “Mắt biếc thật buồn, một nỗi buồn mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được, khi đọc nó Nguyễn Nhật Ánh đã rất tinh tế, rất nhạy cảm khi thắp lên bầu trời đầy sao của mình một ngôi sao buồn mang tên Mắt biếc Tình yêu của Mắt biếc thật kì diệu nó giống như một bản nhạc buồn xao xuyến, cung bậc cảm xúc dâng trào chìm đắm lướt nhẹ trên mỗi phím đàn, mà Nguyễn Nhật Ánh chính là người nghệ sĩ đã viết lên bản nhạc buồn này, đưa những người thưởng thức nó mê đắm trong giấc mơ ngập tràn nỗi buồn vô tận”.

Tao Đàn nhận xét trong Mắt biếc - Kết cục buồn cho những kẻ ôm mối tình si về giọng văn của tác giả Nguyễn Nhật Ánh: "Đọc Mắt biếc, người ta sẽ lại thấy một giọng văn vẫn tuyệt vời như vậy, kể về tuổi thơ một cách trong trẻo hồn nhiên, kể về quãng đời trưởng thành lạnh lùng, logic Và cuối cùng luôn tạo điểm nhấn bằng cái kết ám ảnh".

Nhà thơ Takatsuki Fumiko (Nhật Bản) đã nhận định trong Những cuốn sách hay

“Giọng văn trong Mắt biếc rất hay và nhẹ nhàng Câu chuyện tình cảm trong sáng Sau khi đọc truyện này, tôi bỗng muốn đi Việt Nam Tôi rất đồng cảm với nội tâm của nhân vật Ngạn trong tác phẩm Mắt biếc Tôi đã rơi nước mắt trước tâm hồn vô tư và sự hy sinh của Trà Long, qua đó tôi suy nghĩ nhiều về bối cảnh xã hội Việt Nam”. Tuy chưa có một bài nghiên cứu đi sâu vào nghệ thuật kể chuyện trong truyện

Mắt biếc song các bài nghiên cứu đề chỉ ra và phát hiện về cách kể, cách kết cấu riêng trong truyện của ông Nhìn chung vẫn chưa có bài nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề kể chuyện trong truyện Mắt biếc Những công trình trên là những gợi ý phát hiện, có tính chất gợi mở giúp cho chúng tôi kế thừa và phát triển để hoàn thành đề tài của mình.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đi sâu vào nghiên cứu vấn đề “Nghệ thuật trần thuật trong Mắt biếc của

Dựa trên truyện dài Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi tiến hành khảo sát nghệ thuật kể chuyện của ông trên các phương diện: Nghê ̣thuật xây dựng nhân vật,điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật tổ chức kết cấu, xây dựng cốt truyện, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật Kết hợp tham khảo một số bài viết của các nhà khoa học, nhà phê bình về Nguyễn Nhật Ánh.

Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu, phân tích và khẳng định Nguyễn Nhật Ánh có một lối kể chân thật,sáng tạo, mang lại nhiều cảm xúc, lan truyền cảm hứng và dẫn dắt độc giả vào một hành trình chạm đến cảm xúc và những đóng góp độc đáo của Nguyễn Nhật Ánh cho văn học.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học, nhóm chúng tôi đã thực hiện những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp là quá trình phân tích nhanh chóng các vấn đề đưa ra và tổng hợp ngắn gọn lại với các nội dung chính Phương pháp này giúp đi sâu và cụ thể hơn vào bản chất của vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp so sánh là cách đối chiếu hiện tượng, sự việc này với hiện tượng, sự việc khác để thấy rõ các điểm giống và khác nhau Phương pháp này giúp đối chiếu các sự việc với thực tế một cách chân thật nhất, thấy rõ điểm chung hay riêng của vấn đề

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học và lý thuyết trần thuật: Khám phá thế giới sáng tác nghệ thuật của nhà văn từ các yếu tố hình thức đến nội dung, tìm hiểu đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện trần thuật của tác giả.

Cấu trúc của tiểu luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, tiểu luận triển khai 3 chương: Chương 1 Lý luận về trần thuật và hành trình sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh Chương 2 Nghệ thuật tổ chức kết cấu và xây dựng cốt truyện trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh

Chương 3 Phương thức kể chuyện trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh

PHẦN NỘI DUNG

CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH 1.1 Lý luận về trần thuật

1.1.1 Khái niệm về trần thuật

Xét về thuật ngữ, trần thuật hay còn gọi là kể chuyện đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến và đưa ra những cách hiểu khác nhau Hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng trần thuật là một hoạt động sáng tạo của nhà văn trong việc tái hiện hiện thực trong tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm tự sự

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, trần thuật “là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật nhất định” [tr.307]

Cùng với quan điểm trên, Giáo trình lí luận văn học đã đưa ra khái niệm khái quát về trần thuật là “hành vi ngôn ngữ nhằm kể, thuật, miêu tả, cung cấp thông tin về sự kiện, nhân vật, theo một thứ tự nhất định trong không gian, thời gian và về ý nghĩa. Trần thuật có nhiệm vụ cho người đọc biết ai, xuất hiện ở đâu, khi nào, làm việc gì, trong tình huống nào…”

Như vậy, qua những nghiên cứu, tìm hiểu những quan niệm trên, tựu trung có thể thấy: Trần thuật trước hết là một phương thức nghệ thuật đặc trưng trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự, thực chất của hoạt động trần thuật là việc kể lại, thuật lại những sự kiện, con người, hoàn cảnh…theo một thứ tự nhất định, dưới một cái nhìn nào đó. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật giúp ta có cơ sở để khẳng định giá trị của tác phẩm đồng thời khẳng định tài năng và những đóng góp của nhà văn vào tiến trình văn học.

1.1.2 Các yếu tố của trần thuật a) Kết cấu và cốt truyện

Theo Lí luận văn học, tập 2, NXB Giáo dục, Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam đồng chủ biên đã nêu lên khái niệm kết cấu: “ Kết cấu là một phương tiện cơ bản sáng tác của nghệ thuật Trên một mức độ lớn, có thể nói sáng tác tức là kết cấu” ” [tr.76]

Khi người ta nói xây dựng tác phẩm, xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật,xây dựng cấu tứ trong bài thơ thì đã xem tác phẩm như một công trình kiến trúc Bản

LÝ LUẬN VỀ TRẦN THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

Lý luận về trần thuật

1.1.1 Khái niệm về trần thuật

Xét về thuật ngữ, trần thuật hay còn gọi là kể chuyện đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến và đưa ra những cách hiểu khác nhau Hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng trần thuật là một hoạt động sáng tạo của nhà văn trong việc tái hiện hiện thực trong tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm tự sự

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, trần thuật “là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật nhất định” [tr.307]

Cùng với quan điểm trên, Giáo trình lí luận văn học đã đưa ra khái niệm khái quát về trần thuật là “hành vi ngôn ngữ nhằm kể, thuật, miêu tả, cung cấp thông tin về sự kiện, nhân vật, theo một thứ tự nhất định trong không gian, thời gian và về ý nghĩa. Trần thuật có nhiệm vụ cho người đọc biết ai, xuất hiện ở đâu, khi nào, làm việc gì, trong tình huống nào…”

Như vậy, qua những nghiên cứu, tìm hiểu những quan niệm trên, tựu trung có thể thấy: Trần thuật trước hết là một phương thức nghệ thuật đặc trưng trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự, thực chất của hoạt động trần thuật là việc kể lại, thuật lại những sự kiện, con người, hoàn cảnh…theo một thứ tự nhất định, dưới một cái nhìn nào đó. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật giúp ta có cơ sở để khẳng định giá trị của tác phẩm đồng thời khẳng định tài năng và những đóng góp của nhà văn vào tiến trình văn học.

1.1.2 Các yếu tố của trần thuật a) Kết cấu và cốt truyện

Theo Lí luận văn học, tập 2, NXB Giáo dục, Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam đồng chủ biên đã nêu lên khái niệm kết cấu: “ Kết cấu là một phương tiện cơ bản sáng tác của nghệ thuật Trên một mức độ lớn, có thể nói sáng tác tức là kết cấu” ” [tr.76]

Khi người ta nói xây dựng tác phẩm, xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật,xây dựng cấu tứ trong bài thơ thì đã xem tác phẩm như một công trình kiến trúc Bản thân thuật ngữ kết cấu cũng mượn từ kiến trúc, hội họa Kết cấu trong tác phẩm văn học cũng vậy, nó cũng nhằm tạo ra một công trình hợp mục đích và hợp lí tối đa Có thể nói kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình Kết cấu tác phẩm không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng trong tác phẩm văn học.

Theo Lí luận văn học, tập 2, NXB Giáo dục, Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam đồng chủ biên đã nêu lên khái niệm cốt truyện: “Cốt truyện là chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và kịch, nằm dưới lớp lời trần thuật, làm nên cái sườn của tác phẩm” [tr.92] Cốt truyện là sản phẩm sáng tạo của mỗi nhà văn Dù đa dạng, mỗi cốt truyện đều trải qua một tiến trình vận động, có hình thành phát triển và kết thúc gồm: thắt nút, phát triển hành động (các sự kiện, cao trào), mở nút Cũng có cách nêu chi tiết hơn: trình bày, khai đoạn (thắt nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào), mở nút (kết thúc) Ngoài ra, người ta còn nêu ra các thành phần khác của cốt truyện như: tiền sử, hậu sử, mào đầu, vĩ thanh.

Cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong bất kì một hình thức tự sự nào Loại bỏ cốt truyện, văn bản tự sự lập tức chuyển sang dạng văn bản khác Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện là cái khung để đỡ cho toàn bộ tòa nhà nghệ thuật ngôn từ đứng vững Về bản chất, cốt truyện là sự sắp xếp thẩm mỹ, không tuân theo trật tự biên niên của sự kiện và quan hệ nhân quả nghiêm ngặt, thống nhất theo ý đồ chủ quan của người kể về những sự kiện của một câu chuyện nào đó, nhằm mục đích nêu bật được tư tưởng chủ đề và tạo sức hấp dẫn tối đa tới người đọc. b) Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật

Một tác phẩm hay không thể thiếu những yếu tố người kể chuyện, ngôi trần thuật, vai trần thuật và điểm nhìn trần thuật Đây là những phạm trù trung tâm của cấu trúc một tác phẩm trần thuật, chính vì vậy các yếu tố đó đóng vai trò rất quan trọng đối với cấu trúc văn bản. Đầu tiên, đối với hình tượng người kể chuyện, đã có nhiều nhà khoa học, nhà phê bình đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, qua quá trình tìm hiểu, Trần Đình Sử trong sách Lí luận văn học tập 2, đưa ra khái niệm “người kể chuyện là yếu tố thuộc thế giới miêu tả, đây là một vai trò do nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện hành vi trần thuật”[tr.102] Mỗi văn bản tự sự đều có một người đóng vai là người kể chuyện để kể lại câu chuyện, thời điểm câu chuyện xảy ra vào lúc nào, gồm những nhân vật nào. Trong sử thi, cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết trực tiếp hay gián tiếp đều có người trần thuật

Người kể chuyện có thể được kể bằng ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Ngôi thứ ba cho phép người kể có thể kể tất cả những gì có ở trên đời, kể cả những bí mật trong tâm hồn kẻ khác, những thế giới xa lạ Còn về ngôi thứ nhất thì người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng tôi “là một nhân vật” trong truyện, chứng kiến các sự kiện và đứng ra kể Chỉ kể được những gì mà khả năng của một người cụ thể có thể biết được, như vậy mới tạo được cảm giác chân thực Ngôi thứ hai ( xưng “anh” ) mang cái tôi của người kể chuyện, song với ngôi thứ hai nó tạo ra một không gian gián cách. Cùng với hình tượng người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật cũng là một phạm trù có ý nghĩa quan trọng đối với cấu trúc trần thuật của một tác phẩm.

Theo Giáo trình Lí luận văn học tập 2, Trần Đình Sử chủ biên, “điểm nhìn thể hiện vị trí người kể dựa vào để quan sát, cảm nhận, trần thuật, đánh giá các nhân vật và sự kiện [tr.104]” Là yếu tố cơ bản nhất tạo nên phương thức trần thuật của tác phẩm, là sợi dây liên kết toàn bộ các thành tố để tạo nên văn bản Chính vì vậy, điểm nhìn có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và tạo nên tư tưởng, chủ đề của tác phẩm Người kể chỉ có thể kể được những điều họ cảm thấy, nghe thấy, nhìn thấy được trong không gian, thời gian, trong trạng thái cảm xúc, trình độ văn hoá, tuổi tác, quan điểm tư tưởng, giá trị. Ở đây có nhiều loại điểm nhìn: Nếu như Điểm nhìn bên ngoài, người kể trần thuật, miêu tả sự vật từ phía bên ngoài nhân vật Ngược lại, điểm nhìn bên trong là kể xuyên qua cảm nhận của nhân vật Điểm nhìn không gian là nhìn xa, nhìn cận cảnh. Điểm nhìn di động, từ đối tượng này chuyển sang đối tượng khác Điểm nhìn thời gian là nhìn từ thời điểm hiện tại như sự việc đang diễn ra, hay là nhìn lại quá khứ qua màn sương của kí ức Điểm nhìn tâm lý là nhìn theo con mắt người từng trải hay kẻ mới bước vào đời, giới tính nam hay nữ, tuổi tác già hay trẻ

Như vậy, yếu tố người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một tác phẩm văn học có sức hấp dẫn và ảnh hưởng, giúp người nghệ sĩ trong quá trình sáng tác có thể xây dựng được một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh về mặt nội dung và hình thức, đem lại sự thành công to lớn và dẫn dắt được người đọc vào thế giới của tác phẩm c) Xây dựng nhân vật

Pautopxki đã nói: "Những nhân vật và những tính cách sinh động chính là tấm huân chương cao quí của nhà văn" Thực vậy, nhân vật giữ một vai trò hết sức quan trọng trong thành công của một tác phẩm, một tác giả văn học Một tác phẩm hay phải là tác phẩm có những nhân vật ấn tượng, cá tính, ám ảnh và thể hiện được sự sáng tạo của người nhào nặn ra chúng. Để xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật Điều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời và hiểu người Nhưng có một điều không kém phần quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc Để làm được như vậy nhà văn phải có những biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học như: Miêu tả nhân vật qua ngoại hình góp phần biểu hiện nội tâm. Đây cũng chính là sự thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong của nhân vật Vì vậy, khi tính cách, đời sống bên ngoài và cái bên trong của nhân vật thay đổi,nhiều nét bên ngoài của nhân vật cũng thay đổi theo; Miêu tả nhân vật qua nội tâm để thể hiện vốn sống và tài năng nghệ thuật của nhà văn Ở phương diện này, nhà văn chú ý đến các chi tiết thể hiện đời sống bên trong, các trạng thái cảm xúc, các quá trình diễn biến tâm trạng của nhân vật Cho nên, người đọc mới hiểu tính cách nhân vật, biết được những tư tưởng cao quý, những tình cảm tốt đẹp hoặc là xấu xa của nhân vật; Miêu tả nhân vật qua lời nói có khả năng thể hiện sinh động và khêu gợi cho người đọc hình dung về bản chất, tính cách của nhân vật; Đặc biệt, Miêu tả nhân vật qua hành động là phương tiện quan trọng nhất để thể hiện tính cách nhân vật, vì hành vi con người là hình thức bộc lộ đầy đủ phẩm chất, tư cách, tâm lý, lý tưởng cũng như những đặc điểm bên trong thuộc thế giới tinh thần của con người Vì vậy, khi xây dựng nhân vật, các nhà văn bao giờ cũng dành một phần quan trọng để khắc họa hành động Sự thể hiện nhân vật văn học bao giờ cũng nhằm khai thác một nội dung đời sống xã hội d) Ngôn ngữ và giọng điệu Đầu tiên là về Ngôn ngữ trần thuật, theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữ trần thuật là phần lời văn độc thoại thể hiện quan điểm tác giả hay quan điểm người kể chuyện” Ngôn ngữ là chất liệu mà còn là phương tiện tạo nên giá trị của tác phẩm.

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp giữa người với người trong xã hội.

Ngôn ngữ trần thuật có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình tượng tác phẩm, thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm Mỗi nhà văn luôn chọn cho mình một phong cách ngôn ngữ riêng của mình Để làm nên thành công của một tác phẩm không chỉ có sự đóng góp của yếu tố ngôn ngữ mà còn có thêm yếu tố giọng điệu mà tác giả lồng ghép vào tác phẩm để tạo ra những sản phẩm văn học hoàn chỉnh nhất Theo Lí luận văn học, tập 2, NXB Giáo dục, Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam đồng chủ biên đã nêu lên khái niệm giọng điệu: “Giọng điệu trong văn bản thể hiện cái giọng điệu riêng mang thái độ, tình cảm và đánh giá của tác giả Giọng điệu là yếu tố tạo thành tính chỉnh thể của văn bản văn học” [tr.110]

Giọng điệu có vai trò rất lớn trong việc trần thuật và hình thành phong cách của tác giả Giọng điệu tạo nên âm hưởng chung bao trùm tác phẩm, là phương tiện để người kể đi sâu phản ánh bức tranh hiện thực của con người Giọng điệu còn có vai trò mang đậm dấu ấn, cá tính sáng tạo của tác giả.

Hành trình sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh

1.2.1 Nguyễn Nhật Ánh - Người dẫn lối cho những năm tháng tuổi thơ

Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại tỉnh Quảng Nam, ông được xem là một trong những nhà văn thành công viết sách cho tuổi thơ, tuổi mới lớn với hơn 100 tác phẩm các thể loại Với những thành tựu to lớn, ông trở thành “Hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ” Là một cây bút chuyên nghiệp, Nguyễn Nhật Ánh quan niệm nhà văn khi viết cho thiếu nhi “là trụ đỡ tinh thần cho các em” Tác giả đã đưa trẻ thơ vào thế giới kì diệu của chữ nghĩa và sự tưởng tượng, bồi đắp tâm hồn ngây thơ thuần phác vốn có để khi lớn lên những đứa trẻ này sẽ có cái nhìn điềm tĩnh hơn vào cuộc sống nuôi dưỡng tình cảm thiêng liêng vốn có của con người.

Với một “gia tài” tác phẩm viết cho lứa tuổi thiếu niên, học trò như: Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Cô gái đến từ hôm qua, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Ngồi khóc trên cây, Mắt biếc… Nguyễn Nhật Ánh đã lay động được những cảm xúc vốn có trong lòng người đọc, nhất là lứa tuổi thiếu niên, học trò Sự đa dạng trong phong cách viết của Nguyễn Nhật Ánh đã làm nên sức hấp dẫn của văn học thiếu nhi Việt Nam thời kỳ đổi mới, tạo nên một thể loại văn học vô cùng gần gũi, bình dị Văn học thiếu nhi đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, hình thức, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn hướng tới giáo dục và hoàn thiện nhân cách con người Nguyễn Nhật Ánh là một hiện tượng văn học đặc biệt bởi nhiều thế hệ độc giả đều yêu thích tác phẩm của ông - trẻ em tìm thấy tuổi thơ sinh động, hồn nhiên, chân thật của chính mình còn người lớn thì nhận được những “tấm vé” về lại tuổi thơ. Đọc văn Nguyễn Nhật Ánh, dễ nhận thấy nhà văn sử dụng tiếng Việt tinh tế và trong sáng Ngôn từ trong văn của ông trong sáng như nó vốn có, như lời ăn tiếng nói hàng ngày, không lên gân, không màu mè son phấn điều đó làm cho hệ thống ngôn ngữ của nhà văn trở nên phong phú đa dạng vừa giàu sắc thái biểu cảm của ngôn ngữ nghệ thuật lại vừa có sự dung dị của ngôn ngữ đời thường Bên cạnh đó viết chủ yếu về đề tài thiếu nhi, giọng điệu trong truyện Nguyễn Nhật Ánh toát lên sự hài hước pha chút suy tư, triết lí đi sâu vào lĩnh vực đời tư thế sự Thông qua những cuộc hội thoại giữa các nhân vật đặc biệt những nhân vật ở lứa tuổi mới lớn chất hài hước, dí dỏm thể hiện rất rõ nét Truyện của Nguyễn Nhật Ánh tuy gần gũi, quen thuộc giọng điệu đời thường nhưng nhờ có chất triết lý được lồng ghép qua một số tình huống truyện mà mỗi tác phẩm đều trở nên nổi bật.

Với những gì đã và đang làm được, Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng được cho mình một chỗ đứng vững vàng trong lòng bạn đọc, đặc biệt với những độc giả nhỏ tuổi phần lớn nhờ vào phong cách nghệ thuật độc đáo đầy chất riêng biệt của mình Qua mỗi câu chuyện là những dòng hồi tưởng đã đưa người đọc tìm lại những ký ức tuổi thơ, sống lại khoảng thời gian một đi không bao giờ trở lại.

1.2.2 Mắt biếc - Bản tình ca buồn của Nguyễn Nhật Ánh

Mắt biếc được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Nhật Ánh được tác giả viết vào năm 1990 Tác phẩm là câu chuyện tình yêu đơn phương dài chân thành, sâu sắc của Ngạn với cô gái Hà Lan từ những năm tháng anh còn ở tuổi học trò ngây ngô cho đến khi anh trưởng thành Anh dành trọn vẹn trái tim, dành cả tuổi trẻ của mình cho Hà Lan – cô gái có đôi mắt trong veo như ánh trăng tròn Những khổ đau, những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của Ngạn đều xoay quanh đôi mắt biếc ấy. Nhưng cuối cùng anh là cũng chỉ là một kẻ ngoài cuộc trong tình yêu của Hà Lan Bởi

Hà Lan yêu say đắm Dũng – một thanh niên nhà giàu, sống hiện đại nhưng trăng hoa, thiếu đứng đắn Điều này đã làm cho Ngạn vô cùng đau lòng và căm phẫn bởi Ngạn luôn mong muốn Hà Lan được hạnh phúc Hà Lan có thai với Dũng nhưng lại bị Dũng ruồng bỏ Hà Lan đặt tên cho con là Trà Long và gửi về cho bà ngoại chăm sóc Trà Long yêu làng Đo Đo, yêu những gì thuần khiết, cô gái dành tình cảm đặc biệt cho Ngạn, nhưng Ngạn lại không thể dành một tình yêu tròn trịa cho Trà Long, vì không ai thay thế được vị trí Hà Lan trong Ngạn Các nhân vật cho đến cuối của cuộc hành trình, vẫn luôn mang trong mình những vết thương không gì xoa dịu được Mắt biết thực sự là một bản tình ca buồn của những hạnh phúc không trọn vẹn, tình yêu của Ngạn da diết dành cho Hà Lan hiện diện khắp không gian và thời gian.

Cả cuốn sách là một nỗi buồn khổ mênh mang, lúc gào xé, lúc tưởng như đã quên được nhưng rồi hóa chẳng phải Niềm vui dẫu có nhưng cũng như sương khói bay lên trong ánh trăng, hư hư ảo ảo, làm tan vỡ bao tấm chân tình Cuộc sống ai cũng có những niềm vui và nỗi buồn Hạnh phúc hay khổ đau là do tự bản thân mình lựa chọn.

NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KẾT CẤU VÀ XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TRONG MẮT BIẾC CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

Nghệ thuật tổ chức kết cấu trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh

Tác phẩm Mắt biếc gồm những câu chuyện xoay xung quanh hai nhân vật Ngạn và Hà Lan từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành Tác phẩm gồm 10 chương, mỗi chương đều gắn với một sự kiện trong cuộc đời của nhân vật Ngạn Kết cấu này giúp tác phẩm có được chiều sâu tư tưởng và soi chiếu dưới nhiều góc độ khác nhau về những vấn đề đặt ra trong cuộc sống Kết cấu logic của truyện được thể hiện qua các sự kiện, cụ thể như sau:

Nhan đề Mắt biếc chính là chìa khóa giúp người đọc mở ra cánh cửa để bước vào thế giới của các tác phẩm, người đọc sẽ nhận thấy được đôi khi nhan đề không cần phải khái quát nội dung toàn bộ câu chuyện mà đây là một chi tiết nhỏ trong truyện nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc, đậm chất thơ và chất nhân văn, truyện là lời kể của nhân vật “tôi” tức nhân vật Ngạn Mượn giọng kể của “tôi”, qua lăng kính trẻ thơ, Nguyễn Nhật Ánh vẽ một bức tranh về những kỉ niệm tuổi thơ về mối tình dang dở nhân vật Ngạn và Hà Lan Nhan đề truyện gợi cho chúng ta những ấn tượng về một đôi mắt biếc chứa đựng nỗi buồn miên man, thăm thẳm, chứa đựng tình cảm khờ dại nhưng cũng thật cao cả bởi sự hy sinh lặng lẽ Những nỗi buồn đó dường như treo lơ lửng, nó cũng ám ảnh ta như chính đôi mắt đã ám ảnh Ngạn suốt cuộc đời. Chương 1: Phần mở đầu nhân vật chính xuất hiện đầu tiên tự xưng là tôi với câu mở đầu rất ấn tượng, nhân vật chính Ngạn đã tự giới thiệu về xuất thân, các mối quan hệ gia đình, bạn bè và những câu chuyện tuổi thơ của mình ở làng Đo Đo.

Chương 2: Ngạn nói về cái tên mình gọi về Hà Lan những kí ức, những cảm xúc, ấn tượng đầu đời với cô bạn của mình Tình bạn trẻ thơ dần dần biến thành tình yêu thầm lặng của Ngạn dành cho Hà Lan.

Chương 3: Tuổi thơ của Ngạn và Hà Lan gắn bó với bao nhiêu kỉ niệm cùng đồi sim, đánh trống trường, những lần đạp xe, chơi cùng nhau, cùng nhau học, Ngạn và

Hà Lan ngày càng thân nhau luôn bên cạnh và sẻ chia với nhau.

Chương 4: Bà mất Ngạn trở nên lạc lõng, không ai hiểu tâm sự của mình Ngạn gửi gắm tình yêu của mình với Hà Lan vào những bài thơ, tiếng đàn và những bài hát mang tâm sự giấu kín Tình yêu đơn phương của Ngạn ngày một lớn dần.

Chương 5: Đến khi lớn hơn một chút, Ngạn và Hà Lan phải rời làng ra thành phố để tiếp tục học Từ đó, cả hai dần trở nên xa cách Hà Lan bắt đầu quen biết với Dũng một thanh niên nhà giàu, sành điệu, giỏi võ nhưng rất thiếu đứng đắn đã làm cho Hà Lan đau khổ.

Chương 6: Trái tim Ngạn luôn hướng về Hà Lan và làng Đo Đo, còn Hà Lan thì lại thích sự phồn hoa, hiện đại nơi đô thị Hà Lan tâm sự với Ngạn mỗi khi Dũng làm tổn thương cô điều đó lại càng giận và càng thương cho Hà Lan Thậm chí Ngạn đã đánh nhau với Dũng vì Hà Lan.

Chương 7: Mùa hè năm ấy, Ngạn cô đơn chẳng ai bầu bạn chỉ có những kí ức tuổi thơ gợi nhớ cùng nỗi nhớ và tình cảm đối với Hà Lan dai dẳng Cũng chính mùa hè ấy Hà Lan có thai, một tin động trời đối với Ngạn, dù không nỡ nhưng Ngạn luôn muốn Hà Lan hạnh phúc.

Chương 8: Hà lan sinh con đặt tên là Trà Long, Dũng bỏ Hà Lan và đã làm đám cưới với Bích Hoàng, cô đành gửi con về cho bà ngoại chăm sóc và bận bịu với công việc may của mình Còn Ngạn trở về làm thầy giáo tại trường tiểu học của làng mình. Chương 9: Bằng tình yêu của mình dành cho Hà Lan, Ngạn hết lòng yêu thương và chăm sóc cho đứa con gái của người mình thương, luôn che chở và bên cạnh Trà Long Còn Hà Lan thì dù hiểu rõ tình yêu của Ngạn dành cho mình nhưng vẫn không đáp lại vì với cô Ngạn đã quá tốt với mình và thật sự hai người hoàn toàn hướng về hai phía khác nhau.

Chương 10: Trà Long lớn lên trở thành cô giáo dạy ở trường làng, cô vô cùng yêu quý và luôn bên cạnh Ngạn Tưởng chừng như Trà Long sẽ là người thay thế được vị trí của Hà Lan trong lòng Ngạn nhưng cuối cùng Ngạn quyết định ra đi vì anh biết rằng Trà Long sẽ chỉ là cái bóng của Hà Lan trong tim anh.

Cả câu chuyện là tuổi thơ và những sự kiện xảy ra trong cuộc đời Ngạn, những năm tháng tuổi thơ và cả cuộc đời thủy chung, hy sinh thầm lặng cho mối tình đơn phương ấy.

Trong truyện dài Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh, kết cấu tâm lý được thể hiện rõ rệt nhất ở tình cảm của Ngạn đối với Hà Lan, được kể hoàn toàn qua góc nhìn của Ngạn, là dòng chảy nội tâm của Ngạn Trong truyện có sự nới lỏng của cốt truyện bởi sự chi phối của tâm lí nhân vật đối với các sự kiện được kể trên chất liệu hồi ức.

Tác phẩm được tạo nên từ những ký ức và hoài niệm của Ngạn về tuổi trẻ và về mối tình đơn phương suốt những năm tháng trẻ thơ và cả đến khi trưởng thành vẫn dai dẳng, khôn nguôi trong lòng anh Chúng ta đã được chứng kiến, cảm nhận những khoảnh khắc tận cùng của sự mất mát, đau đớn của nhân vật trong cuộc sống nội tâm của mình Ở đây Nguyễn Nhật Ánh đã gửi tới tâm hồn độc giả một trái tim giàu tình cảm của một nhà văn am hiểu tâm lý tuổi mới lớn Trong truyện mối tình đơn phương đầy khắc khoải, đau đớn của một chàng trai si tình không dám thổ lộ ra tình cảm của mình, luôn lặng lẽ, chôn giấu và những nỗi giằng xé ngày một lớn Dẫu biết rằng sẽ không thể có được tình yêu đó nhưng Ngạn không thể dứt bỏ, đôi mắt biếc của Hà Lan luôn ám ảnh, luôn hiện hữu trong trái tim Ngạn, để rồi cả cuộc đời Ngạn không thể yêu thêm một người nào khác.

Phần cuối truyện Mắt biếc, Ngạn đã đem lòng thương mến Trà Long có một khuôn mặt đầy nhân hậu cùng với đôi mắt biêng biếc trong vắt giống y hệt mẹ của mình, nhưng khác với mẹ Trà Long có một trái tim luôn hướng về quê nhà của mình, cô yêu quê, yêu ngôi làng Đo Đo, yêu những thứ giản dị giống hệt Ngạn Ngạn bâng khuâng ngắm nhìn Trà Long lòng xốn xao khôn tả tưởng chừng như trái tim Ngạn đã quên được

Hà Lan và giành tình yêu cho Trà Long Nhưng cuối cùng Ngạn chợt tỉnh mộng nhận ra những ý nghĩ mãnh liệt trong đầu vang lên lời xúc động nghẹn ngào “Hà Lan ơi, bao nhiêu năm qua anh đã đợi ngày này!” [ch.8], tình yêu đó vốn chỉ dành cho Hà Lan, phải chăng thương mến Trà Long bởi vì Ngạn tìm thấy được hình bóng của Hà Lan trong đó. Kết thúc truyện là sự khắc khoải, nao lòng Suốt bao nhiêu năm trôi qua, dù có giận, có trách nhưng chưa một lần nào Ngạn hết thương, hết nhớ Hà Lan Và cuối cùng Ngạn đã chọn ra đi, bỏ lại Trà Long ở làng quê, bỏ lại cả Hà Lan với đôi mắt biếc Cuộc đời của anh dành để yêu và ôm lấy những nỗi đau nhưng không được hồi đáp Dù như thế nào thì đến cuối cùng vẫn dốc hết lòng mà giữ trọn một nắm tình yêu dành cho Hà Lan, dành cho đôi mắt biếc Ngạn chọn ra đi, có lẽ bởi vì Ngạn đã nhận ra rằng rốt cục anh chỉ xem Trà Long là cái bóng của Hà Lan và tình cảm đó không thể nào tiếp tục được nữa.

PHƯƠNG THỨC KỂ CHUYỆN TRONG MẮT BIẾC CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

Nghệ thuật xây dựng nhân vật người kể chuyện trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh

3.1.1 Nhân vật người kể chuyện ở ngôi thứ nhất

Trong truyện dài Mắt biếc, Nguyễn Nhật Ánh không giới thiệu tên hay những đặc điểm về ngoại hình, tính cách của nhân vật ngay khi nhân vật xuất hiện mà mở đầu tác phẩm bằng một cảm giác của người trần thuật xuất hiện ở ngôi thứ nhất xưng là tôi:

“HỒI CÒN NHỎ, NHỎ XÍU, TÔI KHÔNG CÓ bạn gái Suốt ngày tôi chỉ chơi với… mẹ tôi và bà nội tôi.” [ch.1]

“Tôi” ở đây chính là Ngạn, là nhân vật trung tâm trong truyện và có chức năng kể lại diễn biến câu chuyện Nhờ vậy, Nguyễn Nhật Ánh giúp cho câu chuyện trở nên chân thực hơn, để lại dấu ấn in sâu trong lòng độc giả về mối tình đơn phương của chàng trai năm ấy Thông qua ngôi kể thứ nhất, người đọc tìm hiểu sâu vào cấu trúc của truyện và nhận ra đặc điểm và cá tính sáng tạo của nhà văn và hiểu rõ hơn về nhân vật, nhưng tâm tư tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc thông qua các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Ngạn

3.1.2 Tổ chức điểm nhìn trần thuật a Điểm nhìn không gian

Trong Mắt biếc, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên một không gian riêng, một thế giới riêng, một giá trị riêng Bối cảnh câu chuyện, chủ yếu xoay quanh hai không gian làng quê và thành phố Nhưng chủ yếu là không gian làng quê - nơi chứng kiến sự trưởng thành của những đôi bạn trẻ và là nơi nảy nở tình yêu trong Ngạn Đó là không gian làng quê Đo Đo ở Quảng Nam, là ngôi làng vừa thân quen, vừa gần gũi với “lũy tre xanh suốt ngày kẽo kẹt và trên ngọn tre cao lủng lẳng những tổ chim chào mào, gió thổi rì rào qua kẽ lá và không ngừng phát ra những âm điệu du dương và êm ái tuyệt vời Đằng sau lũy tre là cánh đồng rập rờn sóng lúa, lúc xanh ngát mạ non lúc trĩu chín bông vàng, mùa cày xới nồng nàn mùi phân bò và mùi đất ải”[ch.3] Hay khi

Nguyễn Nhật Ánh viết về ngôi trường Nữ với " những tà áo trắng lững lờ trôi ra khỏi cổng trường như một dòng sông nghi ngút sương mù/ dòng sông ảo ảnh đó đã một thời cuốn theo nó bao nhiêu mắt nhìn ngây ngất, những mối tình vẩn vơ và thầm lặng, đã sản sinh ra bao nhiêu thi sĩ và những kẻ viết tình ca nổi tiếng và vô danh của cuộc đời " [ch.5] Qua những chi tiết này ta không chỉ thấy đẹp bình dị của quê hương nơi Ngạn được sinh ra, mà nhờ việc sử dụng ngôn ngữ tài tình của Nguyễn Nhật Ánh ta còn cảm nhận được một thứ tình cảm trân trọng, yêu thương, gắn bó của nhân vật “tôi” dành cho ngôi làng Đo Đo, những kỉ niệm ngay từ khi còn thơ bé `

Có thể nói, không gian làng quê, trường học, được nhà văn khắc họa rất sinh động đã trở thành một nét nổi bật, làm nên điểm đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh Nguyễn Nhật Ánh đã khoanh vùng không gian để nhân vật xuất hiện Một đặc điểm nổi bật của không gian văn học là tính quan niệm của chúng. Không gian và thời gian chính là một trong những yếu tố quan trọng, không những là quá trình tồn tại của nhân vật mà còn là sự cảm nhận của chính chủ thể hoạt động ấy về thế giới Qua đây chúng ta nhận thấy Nguyễn Nhật Ánh đã có sự lựa chọn điểm nhìn rất riêng khi miêu tả đời sống hiện thực trong trang văn của mình. b.Điểm nhìn thời gian

Thời gian trong truyện Nguyễn Nhật Ánh là thời gian ở hiện tại Từ hiện tại mà nhân vật nhớ về quá khứ những hồi ức, và hướng tới tương lai Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng nhiều điểm nhìn để thể hiện nhân vật Ngạn, là một đứa trẻ khờ khạo, ngây ngô, nhưng khi lớn là một người lớn với nhiều trăn trở về cuộc sống Để tạo dựng nên những hồi ức tuổi thơ cho nhân vật Ngạn trong thực tại - mang vị thế của một người lớn, nhìn lại những nuối tiếc, hờn giận hay những lời nói chưa kịp thổ lộ và cả những lỗi lầm không thể sửa chữa Nhân vật tôi kể lại câu chuyện từ khi mới bắt đầu đi học lớp một đến khi trở thành một thầy giáo, cùng tình yêu đong đầy dành cho Hà Lan cô gái có đôi mắt tuyệt đẹp mà Ngạn vẫn hay gọi là Mắt biếc: “Rất nhiều năm về sau này tôi thường tự trách mình tại sao hồi đó tôi không nói thẳng với Hà Lan là tôi yêu nó. Nếu tôi nói ra điều đó, hẳn cuộc đời của chúng tôi đã rẽ sang hướng khác, sáng sủa hơn và ít xây xát hơn” [ch.8] Là những hồi ức, người kể chuyện đồng thời là nhân vật có dịp để nhìn lại những kỉ niệm ấu thơ, với cả những tiếc nuối cho một điều gì trót đánh rơi vào hoài niệm.

Cách đan xen giữa thời gian quá khứ và hiện tại cũng chính là điểm nhìn được thể hiện trong truyện ngắn Từ hiện tại tác giả hồi ức về những kỷ niệm tuổi thơ trong trẻo, và hồn nhiên của bên những năm tháng bên cạnh Hà Lan Như vậy điểm nhìn thời gian, đã tạo cho câu chuyện thêm hấp dẫn, tạo cho người đọc hiểu rõ hơn về quá khứ của nhân vật và đã lớn lên như thế nào Cách đi từ điểm nhìn không gian cho đến thời gian này này rất phù hợp với tư duy tiếp nhận của bạn đọc. c.Điểm nhìn bên trong

Không chỉ sử dụng điểm nhìn thời gian vào nghệ thuật kể chuyện, Nguyễn Nhật Ánh còn tập trung khắc họa nhân vật qua điểm nhìn bên trong, điều này đã cho phép nhà văn trần thuật và phản ánh cuộc sống bên trong của nhân vật, nhờ vậy mà nhân vật được khắc họa chân thực và sâu sắc Nhìn từ bên trong khi người kể chuyện chính là nhân vật, điểm nhìn bên trong thường thể hiện qua suy nghĩ của nhân vật Điểm nhìn bên trong là chính là những suy nghĩ của nhân vật Ngạn về quá khứ hồi ức, tương lai và cuộc sống hiện tại Nguyễn Nhật Ánh có những phát hiện rất tinh tế về tâm lý của nhân vật Ngạn: “Hồi nhỏ tôi rất nghịch, ăn đòn khá thường xuyên. Điều đó buộc đầu óc non nớt của tôi phải tìm cách đối phó với những trận đòn trừng phạt của ba tôi” hay “Những lúc đó, tôi thường ao ước mình đột ngột chết đi để ba tôi phải hối hận vì đã đánh tôi, để mẹ tôi phải hối hận vì không dám can ba” [ch.1] Là những điểm nhìn bên trong, những suy nghĩ trẻ con và non nớt của nhân vật Ngạn hồi còn nhỏ Điểm nhìn bên trong còn thể hiện những góc nhìn chiêm nghiệm và suy tư về cuộc đời của nhân vật Ngạn “Còn điều gì còn lại với tôi nữa? Tôi đã thất bại trong công việc, trong tình yêu và tôi sắp mất đi bà Cuộc đời tôi là một thảm họa” [ch.6]

Nguyễn Nhật Ánh đã nhập vai vào nhân vật “tôi” để nói lên những tâm tư, cảm xúc rất chân thực: “Hồi nhỏ, tôi thích nhìn vào đôi mắt của Hà Lan, soi mình trong đó” [ch.3] Dù phân tích ở bất kỳ khía cạnh nào đi nữa hay từ những điểm nhìn thì ta đều thấy người kể chuyện và điểm nhìn là vô cùng quan trọng Nhờ những sự thay đổi điểm nhìn liên tục mà này mà hiện thực được phản ánh với nhiều góc độ khác nhau, bản chất của đời sống nhân vật được phản ánh toàn sâu sắc hơn Người kể chuyện không hoàn toàn đứng bên ngoài câu chuyện, cái nhìn của tác giả nhiều khi hướng vào nội tâm của nhân vật nhiều hơn Tuy nhiên có lúc Nguyễn Nhật Ánh - người kể lại hòa nhập trong cảm xúc và tâm trạng của nhân vật thông qua điểm nhìn bên trong chứ không hoàn toàn đứng bên ngoài câu chuyện kể

Vai trò của điểm nhìn bên trong đối với Mắt biếc thông qua điểm nhìn bên trong mà tác giả hướng vào nội tâm nhân vật nhiều hơn, nhân vật bộc lộ nhiều cảm xúc suy nghĩ hơn Và có thể khắc họa rõ nét nhất về nhân vật, cảm xúc và tư tưởng được bộc lộ một cách chân thực nhất để truyền tải đến người đọc những cảm xúc thật và những câu chuyện thật.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật được kể trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh

Nhân vật trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh vô cùng đa dạng và phong phú, có đủ tầng lớp, lứa tuổi, loại hình khác nhau từ già đến trẻ, từ lớn đến bé, từ con người đến các loài vật Tất cả đều được nhà văn thể hiện qua trần thuật và miêu tả bằng sử dụng các thủ pháp nghệ thuật dưới đây:

3.2.1 Khắc họa nhân vật qua ngoại hình

Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm cử chỉ, tác phong, diện mạo, tuổi tác của nhân vật Đây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật. Đến với Mắt biếc, Nguyễn Nhật Ánh không chỉ tập trung vẽ nên bức tranh thiên nhiên quê hương mà tô điểm thêm vào đó là khắc họa con người làng quê với những nét làm nổi bật nên đặc trưng người dân miền Trung vùng biển: “đen”, “da rám nắng phô hàm răng trắng ởn” [ch.1]; miêu tả Chị Quyên lúc nhỏ: “da đen nhẻm”, “mũi luôn luôn thò lò” [ch.1]; Thầy Phu dạy học nghiêm nghị, tri thức với những đặc điểm phù hợp “mái tóc hoa râm chải lật ra phía sau, nụ cười lấp lánh nhưng chiếc răng bịt vàng và gọng kính lão xệ xuống trên mũi khiến đôi mắt nom như lồi ra” [ch.1]. Đặc biệt, đây là một câu chuyện mà nhà văn viết cho tuổi mới lớn, đây là lứa tuổi đã có ý thức cá nhân, biết quan tâm đến bản thân và trau chuốt vẻ bề ngoài cũng như chú ý đến ngoại hình của các bạn khác phái Bằng sự thấu hiểu tâm lý trẻ em kết hợp với phong cách viết vừa sâu sắc vừa hài hước, Nguyễn Nhật Ánh đã thay đổi cách khắc họa ngoại hình nhân vật Đứng trên điểm nhìn của nhân vật Ngạn, ông chú trọng miêu tả ngoại hình nhân vật đặc biệt là nhân vật nữ và nhất là các bạn gái đẹp, có sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” Tiêu biểu là nhân vật Hà Lan, tác giả miêu tả tập trung vào nét đẹp nổi bật nhất của cô, chủ yếu là các đặc điểm của gương mặt: Hà Lan có đôi mắt đẹp “hàng mi dài, lúc nào cũng mở to, hồn nhiên và ngơ ngác ( ) Lớn lên, đôi mắt của Hà Lan gợi tôi nhớ đến bầu trời và dòng sông, đến những giấc mơ dịu dàng của tình yêu” [ch.2], “khi ngồi giữa rừng xanh hoa tím, Hà Lan bỗng đẹp thần sầu” [ch.3] Chính đôi mắt ấy đã làm Ngạn say đắm nhưng lại bị mù quáng bởi một người đàn ông chơi bời ở chốn phồn hóa

Hình ảnh đôi mắt Hà Lan lặp đi, lặp lại nhiều lần trong thiên truyện như một minh chứng cho tình yêu sâu sắc, chân thành của Ngạn dành cho Hà Lan hay cũng là minh chứng cho những thăng trầm của cuộc đời một người con gái đẹp nhưng nhẹ dạ cả tin trong tình yêu Tài năng của Nguyễn Nhật Ánh đã cho người đọc thấy được từng chặng đường đời của Hà Lan qua cái cách ông miêu tả đôi mắt của nhân vật: Đôi mắt

Hà Lan khi còn trẻ là đôi mắt “long lanh to”; “mi dài, mở to, hồn nhiên ngơ ngác”. Đến khi Hà Lan trở thành một thiếu nữ thì là “đôi mắt ngẩn ngơ say đắm”; “đôi mắt đẹp xốn xang” Giông bão cuộc đời ập đến, bị Dũng phụ bạc trong tình yêu, trở thành một người mẹ đơn thân khi còn quá trẻ ở tuổi 17, đôi mắt Hà Lan lại nói lên bao điều

“đôi mắt nhói đau”; “sự đau khổ ánh lên trong mắt nó”; “ánh mắt thăm thẳm” và

“đôi mắt u buồn vương vấn” Suốt cuộc đời, Ngạn đã dõi theo đôi mắt Hà Lan và vui, buồn, đau khổ, hờn ghen, xót thương cùng đôi mắt đó. Đọc Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh, ta thấy mỗi nhân vật của ông luôn có những nét riêng biệt, điều đó không chỉ làm nổi bật đặc trưng của nhân vật mà còn thông qua đó, ông muốn để người đọc hiểu được tác dụng cũng như nét ấn tượng mà nhân vật để lại cho mỗi người.

3.2.2 Khắc họa nhân vật qua nội tâm

Mắt biếc không chỉ thành công ở khắc họa nhân vật trên các phương diện hành động, ngoại hình, lời nói mà còn đặc biệt khắc họa nhân vật qua nội tâm Bằng tài năng và sự thấu hiểu của mình, Nguyễn Nhật Ánh thể hiện thế giới nội tâm nhân vật chính xác, để khi người đọc cảm nhận từng trang văn, cảm xúc cũng theo nhân vật mà thăng trầm qua các tình huống, cùng khóc, cùng cười với nhân vật Nổi bật lên ở truyện không thể không kể đến nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật Ngạn, một chàng trai yêu đơn phương với những cảm xúc đa dạng, sinh động Đó là cảm xúc “sững sờ, và cảm thấy sung sướng đến lịm người” [ch.3] của Ngạn khi được Hà Lan khen ngợi

“Ngạn làm nhạc hay ghê” Đó còn là nỗi lòng của Ngạn khi biết rung động, biết mình đã yêu Hà Lan và không dấu nổi cảm xúc của mình “Tự dưng tôi xốn xang quá thể” và “Tôi mơ mộng Và tôi trở nên kỳ quái Tôi hay trò chuyện một mình Tôi không biết đến thời gian” ( ) Và tôi bỗng nhớ Hà Lan vô cùng” [ch.4].

Nhưng sự thật rất phũ phàng, tình cảm mà Ngạn dành cho Hà Lan là thứ tình cảm của một chàng trai yêu đơn phương cô gái Đau đớn hơn cả là Hà Lan lại chẳng thể nhận thấy cũng như đón nhận tình cảm của Ngạn Chính vì vậy, Hà Lan không nuối tiếc mà rời bỏ quê hương, rời bỏ Ngạn rơi vào vòng cám dỗ của cuộc sống xa hoa nơi đô thị và yêu Dũng, rồi Hà Lan mang thai, nhưng không được gia đình Dũng chấp nhận và Dũng ruồng bỏ Khi chứng kiến cuộc đời cơ cực của Hà Lan, Ngạn chẳng những không oán trách mà thay vào đó là nỗi đau đớn, thương xót vì Hà Lan “Nỗi khổ đau khiến tôi ngớ ngẩn Nỗi khổ đau tuôn trào như thác, ngập lụt cả lòng tôi” [ch.4], căm thù Dũng - kẻ đã phản bội tình yêu của Hà Lan “Lần đầu tiên, tôi chìm vào một tâm trạng khó tả trong đó trộng lẫn lòng ghen tức, sự phẫn nộ và nỗi xót xa tê dại Tôi không biết sẽ làm gì Tôi như một hỏa diệm sơn vừa bị đánh thức, đang nghĩ xem nên phun lửa ra đốt tan tành thế giới hay giữ ngọn lửa lại trong lòng để riêng đốt tình tôi”

Lúc Hà Lan đau khổ nhất, không biết phương hướng nào có thể tiếp tục đi tiếp, Ngạn sẵn sàng bỏ qua những thù hận, hờn ghen, uất ức để bao dung che chở Hà Lan, vì Ngạn biết “ hẳn Hà Lan dằn vặt vô cùng, hẳn lòng nó rối bời đến mức không thể không một phút giãi bày Tội nghiệp Hà Lan Tôi yêu em Tôi yêu em vô vàn” [ch.7].

Thế rồi Hà Lan sinh ra một đứa bé gái là con của cô và Dũng gửi về quê cho mẹ nuôi. Bằng tất cả tấm chân tình mà trái tim dành cho Hà Lan, Ngạn hết lòng thương yêu, chăm sóc cho Trà Long Cô bé Trà Long sống trong sự bao bọc, che chở của Ngạn, trở thành cô giáo trường làng và vô cùng yêu quý Ngạn Tưởng rằng Trà Long sẽ thay Hà Lan nối tiếp và bù đắp cho Ngạn, thì Ngạn quyết định ra đi vì anh nhận ra Trà Long chỉ là cái bóng của Hà Lan mà thôi “Tôi cứ ngờ tình tôi xưa đã tắt, chiều hôm qua tôi bỗng thảng thốt nhận ra nó vẫn cháy trong lòng Tôi đã tê tái hiểu ra mối tình tối với Trà Long chẳng qua chỉ là sự nối dài của mối tình tôi với Hà Lan qua một hình bóng khác” Ngạn đã yêu Trà Long, một tình yêu nồng nàn, đậm sâu như tình yêu Ngạn dành cho Hà Lan, Ngạn tưởng rằng có thể hạnh phúc bên người con gái mình yêu, nhưng Ngạn như bừng tỉnh trong cơn say mê, choáng váng khi nhận ra bản thân đang xem Trà Long là cái bóng của Hà Lan, anh đau đớn, chẳng thể biết làm thế nào cho phải, làm thế nào để đối đáp tình cảm chân thành của Trà Long trong khi chính anh lại không thể quên được quá khứ

Nguyễn Nhật Ánh thấu hiểu tất cả cảm xúc của Ngạn, hiểu cho từng niềm vui,nỗi đau khi anh trải qua trên chặng đường tình yêu ấy Phải am hiểu, tìm tòi và thông cảm đến mức nào mới có thể khắc họa lên chặng đường tâm lý của nhân vật chính –Ngạn hay đến như vậy, khiến cho người đọc cũng hòa nhịp vào từng bầu tâm trạng ấy,lúc vui lúc buồn, chiêm nghiệm nỗi đau của kẻ đang yêu Bằng trải nghiệm tuổi thơ,bằng trái tim mến trẻ và yêu nghề, Nguyễn Nhật Ánh đã đưa bạn đọc đến với những thiên truyện đong dầy những phức hợp cảm xúc đầu đời của tuổi mới lớn.

3.2.3 Khắc họa nhân vật qua lời nói và hành động Đặc biệt, Nguyễn Nhật Ánh rất chú ý đến khắc họa nhân vật qua lời nói Xét cho cùng thì hành động là thước đo chính xác nhất tư cách con người Thông qua hành động của nhân vật ta thấy được bản chất của nhân vật Vì vậy, trong khi xây dựng nhân vật, Nguyễn Nhật Ánh bao giờ cũng dành một phần để khắc họa hành động và lời nói.

Trong truyện, thế giới học trò dường như thể hiện hết ở hình ảnh lớp học và những gương mặt học trò và những hoạt động học tập Nhân vật Ngạn với một tuổi thơ đi học đầy dữ dội đã hiện lên gần gũi và sống động đến mức khi đọc tác phẩm, đọc giả có cảm giác rằng mình đang trực tiếp sống trong bầu không khí đó Ngạn và các bạn của Ngạn luôn có không ít các trò nghịch ngợm dại dột: Dành nhau hái trộm thị nhà ông Cửu Hoàng; Đánh nhau với bạn học; Đi bắt con nhái cho thầy giáo quăng câu; thả diều; dành nhau đánh trống tan học;…

Không chỉ có nhân vật trẻ em, ngay cả những nhân vật người lớn trong truyện dài

Mắt biếc cũng mang đậm màu sắc hành động riêng và khác biệt so với các nhà văn khác Song song hình ảnh các bạn học sinh, thế giới hình như không thể vắng bóng hình các thầy cô giáo và các giờ lên lớp Đó là thầy Phu dạy lớp vỡ lòng với những hình phạt bắt “chụm năm đầu ngón tay lại rồi dùng cạnh nhọn của cây thước kể đánh lên đó”, “phạt nhảy cóc ngoài sân” ; Năm lên lớp hai là thầy Cải với đam mê “câu quăng” nên chuyên cho học sinh nghỉ; Là cô Thung khi lên lớp ba khi nào “có mỗi cái tật hay khát nước” luôn nhờ học sinh về nhà lấy nước cho cô. Đặc biệt, nhân vật người bà đã được Nguyễn Nhật Ánh khắc họa qua những lời nói và hành động để làm nổi bật lên một con người dịu dàng, hiền từ và luôn yêu thương, chăm sóc cháu: khi Ngạn nghịch ngợm và bị ba đánh, bà trở thành người che chở cho Ngạn, “Bà tôi dịu dàng trấn an và đưa tay kéo tôi lên sập, đặt tôi nằm khuất sau lưng bà, phía sát tường” [ch.1] và bao che cho cháu với những hành động “thản nhiên đáp” và lời nói “không thấy” khi ba Ngạn hỏi “Mẹ có thấy thằng Ngạn chạy qua đây không?” Không những vậy, những hành động như “gãi lưng”, “thủ thỉ kể chuyện” với “giọng kể dịu dàng và âu yếm của bà”, điều đó đã khiến cho Ngạn cảm nhận được “một tình cảm trìu mến đặc biệt dành cho tôi khiến trái tim tôi run lên trong nỗi xúc động hân hoan khó tả” [ch.1] Khi thấy Ngạn bị ba bắt phải học bài giữ đêm khuya, bà đã “giận run người” và “bước vội lại bàn cầm lấy quyển vở trước mặt tôi ném xoạch xuống đât rồi vừa ôm lấy tôi, bà vừa mắng ba tôi sa sả” [ch.1] Bà luôn thương yêu, che chở cho Ngạn, đối với Ngạn, bà trở thành người bạn tri kỉ nhất để Ngạn tâm sự, hiểu Ngạn mà chẳng ai có thể thay thế được Cho đến lúc bà mất, Ngạn đã rất buồn, nỗi đau đó trở thành “một tổn thất lớn lao”.

Hay khi miêu tả nhân vật Dũng, một chàng trai phố bad boy chính hiệu, Nguyễn Nhật Ánh đã khắc họa rõ nét những hành động và lời nói phù hợp với tính cách con người nhân vật là một chàng trai hiện đại, thành phố: khi nghe Ngạn đàn guitar Dũng đã chê anh “Cổ điển quá!”, “Là…là nhà quê!” Khi Hà Lan sang mượn sách Ngạn, Dũng đã báo cho Ngạn có người đến kèm theo những hành động, cử chỉ “nháy mắt” khen Hà Lan xinh và niềm nở nói với Hà Lan “Hà Lan vào nhà ngồi chơi đi!”, Dũng bắt nhịp với Hà Lan rất nhanh, suốt buổi nói chuyện anh ta luôn tỏ ra thời thượng khiến Ngạn không thể nào hiểu được những điều họ đang trò chuyện Thậm chí khi tiễn Hà Lan về xong, Dũng đã đáo để quay lại “nháy mắt ranh mãnh” và nói với Ngạn

Ngôn ngữ và giọng điệu trong “Mắt biếc” của Nguyễn Nhật Ánh

3.3.1 Ngôn ngữ trần thuật a.Ngôn ngữ tuổi teen

Với tác phẩm Mắt biếc, Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng rất nhiều các đoạn hội thoại bằng một ngôn ngữ đầy chân thật, tự nhiên Bởi lẽ viết cho tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh luôn quan niệm phải gần gũi dễ hiểu, vì vậy ngôn ngữ đối thoại được nhà văn sử dụng trong Mắt biếc như một công cụ lợi hại để miêu tả, tái hiện lại đời sống, tính cách nhân vật cũng như nhu cầu bộc lộ được tình cảm, cảm xúc Vì thế, trong tác phẩm ta có thể bắt gặp những từ ngữ cổ, từ địa phương, lời ăn tiếng nói hàng ngày để xây dựng các đoạn hội thoại, lời nói của nhân vật một cách gần gũi dễ hiểu Có thể kể đến các từ trong Mắt biếc như: “ trấn lột”; “đít chén”; “chùi rửa”; “lột”; “giếng xi- măng”; “cục xà phòng”; “méc”;

Không chỉ sử dụng những từ ngữ địa phương theo đặc trưng vùng miền, ông còn thể hiện những nét ngây thơ trong sáng tác của mình Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm là thứ ngôn ngữ phù hợp với đặc điểm tính cách của các nhân vật. Tác giả đã để cho nhân vật của mình tham gia vào các tình huống đối thoại một cách tự nhiên Đó có thể là cuộc đối thoại với các người chị của mình, là những lần tranh cãi để dành đánh trống, nhặt thị hay các cuộc ẩu đả nhau của Ngạn và Dũng, Nhưng nổi bật nhất trong các cuộc đối thoại có lẽ là cách cậu bé Ngạn kể lại chuyện “dòm”

Hà Lan tắm ở giếng cây Duối với người bà của mình Tình huống đó đã thể hiện một cách vừa ngây thơ trong sáng nhưng lại tạo nên một nét chân thật mộc mạc trong con người Ngạn.

“ Tôi mang cảm giác kỳ lạ đó về nhà và nói với bà tôi :

-Con gái cởi truồng khác với con gái mặc quần áo, bà ạ.

-Cháu nói con gái cởi truồng nào ?

-Con Hà Lan học chung lớp với cháu ấy mà !

-Dòm thì sao hả bà ? Cháu dòm hoài !

-Vậy là cháu bà hư quá !

-Nhưng mà lúc đó nó bay lơ lửng

-Nó bay lên trời hay đứng dưới đất gì cũng vậy thôi, hễ con gái đang tắm là không được dòm cháu hiểu không ? ”[ ch.2 ]

Cuộc đối thoại giữa Ngạn và Bà nội chúng ta thấy ngôn ngữ mà hai nhân vật sử dụng nói chuyện với nhau như ngoài đời thực, không cầu kỳ, câu nệ mà rất tự nhiên. Đọc những lời thoại trong truyện chúng ta có thể nhận thấy được cuộc sống như đang hiện hữu trước mắt, quen thuộc và gần gũi dễ nhập thân tưởng tượng vào các nhân vật truyện. b.Ngôn ngữ ảnh hưởng của văn hóa dân gian

Trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân gian đóng một vai trò không nhỏ, là nơi nuôi dưỡng nên những tâm hồn văn hóa hiện đại Với tư cách là nguồn mạch dân gian đó không chỉ không là nơi tích tụ những kinh nghiệm sống của một vùng miền văn mà còn là cội nguồn, để con người kế tục và phát triển trong tương lai Vì vậy nó như một kho tàng cung cấp những chất liệu cho văn học hiện đại Mạch dân gian ấy chảy trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh - một tác phẩm xuất hiện khá nhiều thành ngữ, tục ngữ.

Thành ngữ, tục ngữ khiến cho tác phẩm trở nên gần gũi làm cho các tình huống đối thoại trở nên đưa đẩy, ý nhị và sâu sắc hơn Ta có thể thấy điều này trong Mắt biếc như: “Chân ướt chân ráo”, “Len lén như rắn mồng năm”, “Nhũn như con chi chi”,

“Khuya lắc khuya lơ”, Với việc vận dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân gian đã làm cho tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh trở nên gần gũi giản dị, gần với đời sống câu văn sinh động hàm súc làm cho người đọc thấy được vốn từ ngữ của sáng tác vô cùng phong phú đa dạng c.Ngôn ngữ đậm chất trữ tình, chất thơ

Thành công về ngôn ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh không phải là sự trau chuốt vốn từ mà chủ yếu là ở một ngôn ngữ đậm chất trữ tình và chất thơ Đầu tiên chúng ta phải công nhận tài năng này qua cách chêm xen những lời độc thoại, tự bộc bạch của nhân vật trong tác phẩm của, nổi bật lên đó chính là Ngạn Chính vì đi sâu vào thế giới của các nhân vật nên trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh những diễn biến tâm trạng phức tạp dẫn đến những lời độc thoại nội tâm đã được chú ý và có vai trò hết sức quan trọng Ngôn ngữ độc thoại trong truyện Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện ở những tình huống có tính chất sâu lắng suy tư, thiên về sự thể hiện bộc bạch về mối tình đầu dở dang của nhân vật Ngạn.

Tưởng chừng Ngạn và Hà Lan sẽ có một cái kết đẹp nhưng càng lớn lên hai người lại bộc lộ hai suy nghĩ trái ngược nhau Khi tấm lòng của Ngạn luôn hướng về nơi mình được sinh ra và cô bạn gái đầu đời thì Hà Lan lại khác hoàn toàn Trước những đau khổ vô cùng về mối tình đơn phương Ngạn đã tự bộc bạch rằng: “Tôi không thể bắt Hà Lan phải giống tôi Tôi khác Không ai bắt tôi phải hoài kỷ niệm Không ai bắt tôi phải nhớ da diết cái làng nhỏ xa xăm của mình mỗi khi chiều xuống Không ai bắt tôi đêm nào cũng phải mơ thấy bóng trăng tuổi thơ treo lơ lửng trên đường làng và rơi từng giọt vàng xuống giàn hoa thiên lý” [ ch.6] Chỉ một đoạn trích ngắn tự bày tỏ nỗi lòng nhưng đủ để chúng ta nhận thấy rằng tình cảm của Ngạn mặc dù không được

Hà Lan đáp lại nhưng lúc nào cũng mong Hà Lan được hạnh phúc Mắt biếc dưới ngòi bút của Nguyễn Nhật Ánh có thể số lời độc thoại xuất hiện với tần số rất ít nhưng nó đã tạo nên được một thế giới ngôn ngữ phong phú cũng như đem lại nét đặc sắc riêng cho tài năng của nhà văn Ngôn ngữ độc thoại trong truyện không chỉ góp phần làm nổi bật tâm trạng, tình cảm của Ngạn mà đó cũng là yếu tố tạo nên chất lãng mạn, chất thơ trong chính tác phẩm của mình

Trải dài trong các trang văn của Mắt biếc Nguyễn Nhật Ánh lại tiếp tục dùng ngòi bút của mình thể hiện qua các câu từ mà người ta gọi nó là chất trữ tình, chất thơ trong văn xuôi, nó đã được thể hiện rất rõ nét từ những lời bộc bạch chân thật của nhân vật Ngạn dành cho Hà Lan Một ngôn ngữ đầy chất trữ tình, ngọt ngào khi Ngạn tả về đôi mắt Hà Lan, một đôi mắt khiến trái tim Ngạn phải xao xuyến, phải đau khổ ngay từ khi còn nhỏ: “Hồi nhỏ, tôi thích nhìn vào đôi mắt của Hà Lan, soi mình trong đó và vẩn vơ so sánh chúng với những viên bi ve trong suốt, những “viên bi quý tộc” chỉ bọn học trò tiểu học mới dám chơi, còn đối với đám học trò trường thầy Phu chúng tôi

- những đứa trẻ chỉ quen với những viên bi làm từ trái mù u phơi khô thì đó chỉ là mơ ước Lớn lên, đôi mắt của Hà Lan lại gợi tôi nghĩ đến bầu trời và dòng sông, đến những giấc mơ dịu dàng của tình yêu và khi đó tôi không còn đủ can đảm để nhìn lâu vào đôi mắt nó như ngày xưa thơ dại” [ch.2] Khi lớn lên những lời bộc bạch chân thật về tình cảm ấy lại được Ngạn viết bằng những dòng thơ tình, đó chính là lời bài hát mà Ngạn đã viết cho Hà Lan, sự chia ly, xa cách về mối tình đầy dở dang của mình:

Giữ hộ tôi chút tình yêu

Vẫn nhớ ngày gặp lại

Em có là cô gái Đốt tôi bằng ngọn lửa

Hay là những vần thơ về sự nhớ nhung, đau khổ:

“ Từ thời xa xưa xa xửa nào

Em tôi đã yêu ai Đã vô cùng hạnh phúc và vô cùng đau khổ Để rồi trong buổi chiều ảm đạm nào

Em tôi đã nhìn thấy tình yêu

Rời bỏ khoảng trời xanh mơ mộng, ” [ch.8]

Những lời hát và âm nhạc đã dìu Ngạn qua những buồn khổ của mối tình đơn phương Nguyễn Nhật Ánh đã rất tinh tế khi đưa những vần thơ của các tác giả Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, vào trong từng chương để góp phần tô đậm lên tâm trạng của nhân vật, có khi là để làm nổi bật trái tim đầy ghen tuông khao khát cháy bỏng được người con gái mình yêu đáp lại tình cảm, có khi lại là sự đau khổ đến quạnh hiu khi Hà Lan nhất quyết không muốn đến với Ngạn Mượn lời thơ của các tác giả cũng như những dòng thơ Nguyễn Nhật Ánh viết, không chỉ làm cho ngôn ngữ truyện trở nên có hồn và êm dịu mà đó còn chính là thay lời nhân vật “tôi ” bộc bạch những tâm tư của những trái tim yêu đơn phương mà không hồi kết như chính Ngạn. Việc đan xen ngôn ngữ thơ vào mạch văn xuôi đã tạo nên một nét chất thơ riêng, một lối viết truyện đầy ấn tượng.Nhờ những trang văn đầy chất thơ, chất trữ tình cùng với những lời tự bộc bạch đã cho ta thấy rằng Nguyễn Nhật Ánh đã rất tinh tế,nhạy cảm và hiểu rõ tâm hồn của những trái tim yêu đơn phương để xây dựng được một hình ảnh Ngạn để lại nhiều tiếc nuối trong lòng độc giả.

3.3.2 Giọng điệu trần thuật a) Giọng điệu hài hước, tinh nghịch, hóm hỉnh Đọc Mắt biếc ta nhận thấy được Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện điểm mạnh trong giọng điệu của tác phẩm Đó là giọng điệu hài hước, tinh nghịch, hóm hỉnh Phong cách này được thể hiện qua lời thoại của các nhân vật trong truyện, khi họ sử dụng ngôn ngữ dí dỏm, phóng khoáng và đôi khi châm biếm để miêu tả cảm xúc, tình huống hay nhân vật trong truyện.

Mở đầu câu chuyện, khi tác giả miêu tả tên làng Đo đo: Làng Đo Đo lấy tên của một cái chợ tên là Đo Đo và những người làng khác thường hay trêu là “ chén Đo Đo là chó đen đen” [ch.1] Hay khi tác giả nói về nhân vật Ngọc: “Bạn bè thường gọi

Ngọc là Ngọc sẹo, vì nó có cái sẹo to bằng đít chén ở thái dương, tóc không che nổi”

PHẦN KẾT LUẬN

Mắt biếc – một tâm hồn lãng mạn, một tình yêu nồng nàn như sắc nắng mùa hè nhưng lại lạnh lẽo như con nước đang thu Cuốn truyện là những lời thủ thỉ, lời tỏ lòng một cách chân thực của một chàng trai có mối tình đơn phương đến suốt đời Bằng lối kể chuyện giản dị, trong sáng pha vào đó là những chiêm nghiệm cuộc đời của từng nhân vật, Nguyễn Nhật Ánh đã thành công miêu tả một quãng đường dài của sự trưởng thành trong tâm lý từ trẻ thơ với những điều bay bổng, ngây ngô đến khi bước vào chặng đường của tuổi mới lớn, họ đã sống cùng một trái tim trẻ, nếm trải vị ngọt, vị đắng, vị cay của thứ tình cảm đầu đời – một tình yêu trong trẻo, hồn nhiên và đầy nồng nhiệt Đó là mối tình đầu đầy dang dở, một mối tình không hề ngọt ngào mà tất cả chúng ta đều bắt gặp trong hành trình tìm lấy hạnh phúc của đời mình Tác phẩm Mắt biếc được người độc đánh giá là tác phẩm hay nhất trong loạt sách về tình yêu của tuổi học trò của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh Nét u buồn của Mắt biếc, cái kết bất ngờ nhưng thật, tự nhiên, đúng như những câu chuyện tình yêu của tuổi học trò Nguyễn Nhật Ánh và Mắt biếc đã để lại cho người đọc quá nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Hy vọng qua bài đồ án “Nghệ thuật trần thuật trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh” chúng ta sẽ hiểu hơn về ý nghĩa của truyện và càng thêm trân trọng nét đẹp trong phong cách viết văn của Nguyễn Nhật Ánh, yêu quý, nâng niu từng câu chuyện mà ông gửi đến người đọc, bởi lẽ, ông đang nuôi dưỡng trái tim, nâng niu tâm hồn của mỗi người!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Nhật Ánh, năm 2013, Truyện dài Mắt biếc, nhà xuất bản trẻ, Link (https://truyenfull.vn/mat-biec/)

2 Nguyễn Việt Hồng, năm 2016, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam

Diễn ngôn trần thuật trong truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh, Bộ GD&ĐT

Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

3 Nguyễn Thị Thu Trang, năm 2016, Luận văn thạc sĩ văn học Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, Đại học Quốc gia Hà Nội,

Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn.

4 Nguyễn Thị Thương, năm 2016, Luận văn thạc sĩ văn học Nghệ thuật tự sự trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Link https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/ VNU_123/17130/5 /Lu%E1%BA%ADn%20v%C4%83n%20c%E1%BB%A7a

5 Nguyễn Thị Tuyết Nhung, năm 2015, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam Người kể chuyện trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh,

Bộ GD&ĐT Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

6 Nguyễn Thị Hồng Nhung, năm 2020, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam Chủ đề tình cảm học trò trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh, Link(https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/luan-van-thac-si-nhan-vat-tuoi-moi-lon- trong-truyen-nguyen-nhat-anh-847422.html)

7 Thái Phan Vàng Anh, năm 2013 Nguyễn Nhật Ánh, người kể chuyện của thiếu nhi, Trang thông tin điện tử tổng hợp Văn nghệ Đà Nẵng, Link

(https://vannghedanang.org.vn/nguyen-nhat-anh-nguoi-ke-chuyen-cua-thieu-nhi- thai-phan-vang-anh-5246.html)

8 TS Đặng Thị Lan Anh, năm 2019, “Mắt biếc” (Nguyễn Nhật Ánh) - Bản tình ca buồn đong đầy cảm xúc, Link (“Mắt biếc” (Nguyễn Nhật Ánh) - Bản tình ca buồn đong đầy xúc cảm - Văn Chương Phương Nam (vanchuongphuongnam.vn)

9 Tao Đàn, năm 2020, Mắt biếc - Kết cục buồn cho những kẻ ôm mối tình si, Link(https://taodan.com.vn/mat-biec-ket-cuc-buon-cho-nhung-ke-om-moi-tinh- si.html)

10 Khuathoa, Đánh giá truyện ngắn “Mắt biếc” - Một bản tình ca buồn của Nguyễn

Ngày đăng: 11/04/2024, 01:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Việt Hồng, năm 2016, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam Diễn ngôn trần thuật trong truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh, Bộ GD&ĐT Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn ngôn trần thuật trong truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh
3. Nguyễn Thị Thu Trang, năm 2016, Luận văn thạc sĩ văn học Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời gian và khônggian nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
4. Nguyễn Thị Thương, năm 2016, Luận văn thạc sĩ văn học Nghệ thuật tự sự trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Link https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17130/5 /Lu%E1%BA%ADn%20v%C4%83n%20c%E1%BB%A7a%20Th%C6%B0%C6%A1ng%20c%C3%B3.pdf) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật tự sự trongtruyện của Nguyễn Nhật Ánh
5. Nguyễn Thị Tuyết Nhung, năm 2015, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam Người kể chuyện trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh, Bộ GD&ĐT Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người kể chuyện trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh
6. Nguyễn Thị Hồng Nhung, năm 2020, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam Chủ đề tình cảm học trò trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh, Link(https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/luan-van-thac-si-nhan-vat-tuoi-moi-lon-trong-truyen-nguyen-nhat-anh-847422.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ đề tình cảm học trò trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh
7. Thái Phan Vàng Anh, năm 2013 Nguyễn Nhật Ánh, người kể chuyện của thiếu nhi, Trang thông tin điện tử tổng hợp Văn nghệ Đà Nẵng, Link (https://vannghedanang.org.vn/nguyen-nhat-anh-nguoi-ke-chuyen-cua-thieu-nhi-thai-phan-vang-anh-5246.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Nhật Ánh, người kể chuyện của thiếunhi
8. TS. Đặng Thị Lan Anh, năm 2019, “Mắt biếc” (Nguyễn Nhật Ánh) - Bản tình ca buồn đong đầy cảm xúc, Link (“Mắt biếc” (Nguyễn Nhật Ánh) - Bản tình ca buồn đong đầy xúc cảm - Văn Chương Phương Nam (vanchuongphuongnam.vn) 9. Tao Đàn, năm 2020, Mắt biếc - Kết cục buồn cho những kẻ ôm mối tình si,Link(https://taodan.com.vn/mat-biec-ket-cuc-buon-cho-nhung-ke-om-moi-tinh-si.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mắt biếc” (Nguyễn Nhật Ánh) - Bản tình cabuồn đong đầy cảm xúc, Link (“Mắt biếc
11. Phan Thị Hải Yến, năm 2020, Khóa luận tốt nghiệp Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh dưới góc nhìn tự sự học: trường hợp Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh, Đại học Huế Trường đại học sư phạm khoa ngữ văn Link (https://123docz.net/document/6705328-nghe-thuat-chuyen-the-tu-truyen-ngan-sang-dien-anh-duoi-goc-nhin-tu-su-hoc-truong-hop-mat-biec-cua-nguyen-nhat-anh.htm) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật chuyển thể tácphẩm văn học sang điện ảnh dưới góc nhìn tự sự học: trường hợp Mắt biếc củaNguyễn Nhật Ánh
14. Đoàn Quốc Phương, năm 2017, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, Trường Đại học sư phạm Đại học Huế, Link (https://www.slideshare.net/thuytrong1/luan-van-phong-cach-nghe-thuat-cua-nguyen-nhat-anh-hay) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn Phong cách nghệthuật của Nguyễn Nhật Ánh
15. TS. Nguyễn Hoài Nguyên, năm 2016, Nghiên cứu khoa học Vẻ đẹp ngôn từ trong tạp văn của Nguyễn Nhật Ánh, Khoa Sư phạm Ngữ Văn, Trường Đại học Vinh, Link (https://khoaspnv.vinhuni.edu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/seo/ve-dep-ngon-tu-trong-tap-van-nguyen-nhat-anh-67111) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vẻ đẹp ngôn từtrong tạp văn của Nguyễn Nhật Ánh
16. Nguyễn Thi Thanh Xuân, 10/5/2017, Lý luận và phê bình văn học Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Khoa văn học Trường Đại học KHXH & NV – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Link (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/ly-luan-va-phe-binh-van-hoc/6416-%E2%80%9Ccho-t%C3%B4i-xin-m%E1%BB%99t-v%C3%A9-%C4%91i-tu%E1%BB%95i-th%C6%A1%E2%80%9D-1.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cho tôi xinmột vé đi tuổi thơ
12. PGS - TS Văn Gía, năm 2020, Giải mã “Nguyễn Nhật Ánh - Hiệp sĩ của tuổi thơ (kỳ 3 và hết): người kể chuyện tin cậy, Nhà xuất bản trẻ, Link (https://www.nxbtre.com.vn/diem-tin/giai-ma-nguyen-nhat-anh-hiep-si-cua-tuoi-tho-ky-3-het-nguoi-ke-chuyen-tin-cay-34184.html) Link
13. Ngô Thị Thủy và Nguyễn Thị Oanh, Tiếng lóng trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, Link(https://www.academia.edu/32084261/TI%E1%BA%BENG_L%C3%93NG_TRONG_TRUY%E1%BB%86N_NGUY%E1%BB%84N_NH%E1%BA%ACT_%C3%81NH Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w