1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp mạng xếp chồng dịch vụ đảm bảo QoS cho mạng IP

13 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu giải pháp mạng xếp chồng dịch vụ đảm bảo QoS cho mạng IP
Tác giả Nguyen Thi Thu Hien
Người hướng dẫn TS. Lê Nhật Thăng
Trường học Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

Tính ứng dụng Qua việc nghiên cứu giải pháp mạng xếp chồng dịch vụ, đề xuất ứng dụng triển khai công nghệ mạng xếp chồng nhằm đảm bảo QoS cho các dịch vụ đa phương tiện thời gian thực tr

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

NGUYEN THỊ THU HIEN

NGHIEN CUU GIAI PHAP

MANG XEP CHONG DICH VU DAM BAO QoS CHO MANG IP

CHUYEN NGANH : KY THUAT DIEN TU

MA SO: 60.52.70

LUAN VAN THAC SY KHOA HOC.

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Nhật Thăng

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

Luận văn được hoàn thành tại:

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Người hướng dẫn khoahọc: >

TS LÊ NHẬT THĂNG

Phản biện 1

Phản biện 2:

Phản biện 3:

HOC VIEN CONG NGHE BUU CHINH VIEN THONG

TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN

N®: pile i)

Trang 3

Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm

luận văn tại Học viện Công nghệ Bưu chính

Viễn thông

Vào lúc: giờ ngày thang

Có thê tim hiéu luận văn tai:

Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viên thông

~

MỞ DAU

A Đặt vấn đề

Vào giữa những năm 1990, hai mạng điện thoại va IP bắt đầu hợp nhất ( hội tụ

thoại và dữ liệu”) Với ý tưởng này, các hãng

truyền thông bắt đầu lên kế hoạch hợp nhất

các mạng này thành mạng “hội tụ” để hoạt

động hiệu quả hơn và kinh tế hơn.

Tuy nhiên, với sự hội tụ này, thách

thức mới về kỹ thuật đã nảy sinh Trong

mạng hội tụ, cách thức hoạt động “nỗ lực tối

đa” của mạng IP trước đó không đủ để đáp

ứng các yêu cầu hiệu năng khác nhau Vì

vậy, QoS là công nghệ cung cấp các giải

pháp cho vấn đề kỹ thuật này Các kỹ thuật

hàng đầu kể đến là mô hình dịch vụ tích hợp

(IntServ) và mô hình dich vụ phân biệt

(DiffServ) Song việc triển khai các mô hình

kiến trúc này đã gặp phải một số trở ngại về

Trang 4

khả năng mở rộng và sự không tương thích

ngang cấp giữa các nhà cung cấp dịch vụ

khác nhau Do vậy, gần đây đã có nhiều

nghiên cứu đề xuất sử dụng mô hình mạng

xếp chồng dé thực hiện QoS từ đầu cuối đến

đầu cuối

B Nội dung nghiên cứu

e Nghiên cứu về các giải pháp QoS

trong mạng IP như: IntServ, Diffserv, Diffserv/MPLS.

e Nghiên cứu về giải pháp mang xếp

chồng dịch vụ (SON) đảm bảo QoS

trong mạng IP.

e T6pé mạng xếp chồng và ảnh hưởng

đến QoS của mạng

C Tính ứng dụng

Qua việc nghiên cứu giải pháp mạng

xếp chồng dịch vụ, đề xuất ứng dụng triển

khai công nghệ mạng xếp chồng nhằm đảm

bảo QoS cho các dịch vụ đa phương tiện thời

gian thực trong mang IP.

D Cấu trúc của đề tài

- Khai niệm và các tham số đánh giá

QoS được đề cập chỉ tiết trong

chương 1.

- Cac giải pháp QoS trong mang IP

được đề cập trong chương 2

- Chương 3 nghiên cứu về mạng SON

và các biện pháp thực hiện QoS trong SON.

- Chương 4 khảo sát một số tôpô mang

xếp chồng và đưa ra nhận xét

CHƯƠNG 1: CHAT LƯỢNG DỊCH VỤ

1.1 Khái niệm

Theo khuyến nghị E 800 ITU-T, chất lượng dịch vụ là “7áp các khía cạnh về hiệu năng dịch vụ nhằm xác định cấp độ thoả

mãn của người sử dụng đối với dịch vụ được

Trang 5

cưng cấp” Trong khi đó, IETF [ETSI

-TR102] định nghĩa QoS là khả năng của

mạng phân biệt luồng lưu lượng để có các

ứng xử riêng biệt đối với các kiểu luồng lưu

lượng, QoS bao trùm cả phân loại dịch vụ và

hiệu năng tổng thể của mạng cho mỗi loại

dịch vụ.

Phân tích cụ thể về QoS từ hai quan

điểm: người sử dụng và nhà cung cấp mạng

được trình bày chỉ tiết trong trang 5.

1.2 Các tham số đánh giá QoS

1 Độ trễ

2 Biến động trễ.

3 Băng thông.

4 Tổn thất gói.

5 Khả năng đáp ứng của dịch vụ.

1.3 Các yêu cầu chất lượng dịch vụ

Chỉ tiết ở trang 10 của luận văn

1.4 Mô hình chức năng QoS của các thực

thể trong mạng

Tại mỗi nút mạng, các thực thể sẽ có

một số (hoặc tất cả) các thành phần chức

năng như mô tả trong hình 1.2 — trang 11 của luận văn.

Mô hình chức năng QoS gồm ba mặt

phẳng: Mặt phẳng điều khiển (Control

plane), Mặt phẳng dữ liệu (Data plane), và mặt phẳng quản lý (Management plane) Phân tích chỉ tiết về chức năng của những mặt phẳng này trình bày ở các trang 11-16

của luận văn.

CHƯƠNG 2: MỘT SÓ GIẢI PHÁP QoS

TRONG MẠNG IP

2.1 Giới thiệu chung

Trong vài năm gần đây, bốn công nghệ đã nổi lên như là các giải pháp cho

phép đảm bao QoS trong mạng IP Các kiến

Trang 6

trúc và các cơ chế phát triển trong những

công nghệ này tập trung vào thực hiện hai

vấn đề cơ bản của QoS, đó là: (1) vấn đề gan

tài nguyên mạng: IntServ & DiffServ và (2)

vấn đề tối ưu hoá hiệu năng mạng: MPLS

&TE.

2.2 Dịch vụ tích hợp (IntServ)

Kiến trúc IntServ dựa trên việc đặt

trước tài nguyên (qua giao thức RSVP) cho

từng luồng Điều đó có nghĩa là IntServ áp

dụng các biện pháp đảm bảo QoS cho từng

luồng IP

Chi tiết về hoạt động của mô hình

kiến trúc này được trình bày ở các trang

18-21 của luận văn.

Nói tóm lại, cấu trúc IntServ có ưu

điểm là đảm bảo chặt chẽ các yêu cầu QoS

cho từng luồng IP Song lại có nhược điểm là

tính mở rộng không cao Chính vì vậy,

IntServ chỉ phù hợp với các mạng nhỏ.

2.3 Dịch vụ phân biệt (Diffserv)

Kiến trúc DiffServ được phát triển

như là cơ chế gán tài nguyên cho mạng của

các nhà cung cấp Diffserv được xem như

một giải pháp có tính khả thi cao hơn, khác

cơ bản so với IntServ Thay vì thực hiện đặt trước từng luồng IP ở các bộ định tuyến lõi

và biên như trong IntServ, kiến trúc Diffserv

sử dụng kết hợp chức năng xử lý luồng IP

với lập lịch ở các bộ định

Chi tiết về hoạt động của Diffserv

được mô tả ở các trang 21-24 của luận văn.

2.4 Diffserv trên nền MPLS

Chi tiết về giải pháp Diffserv/MPLS

được mô tả ở các trang 24-26 của luận văn.

CHƯƠNG 3: MẠNG XÉP CHÒNG

DỊCH VỤ

Trang 7

3.1 Giới thiệu

(Chi tiết ở trang 28 trong luận văn)

3.2 Mạng xếp chồng là gì?

Mạng xếp chồng là mạng ảo được xây

dựng nằm trên các mạng khác, để cung cấp

ứng dụng hoặc dịch vụ mà không dễ dàng

cung cấp được bằng các phương thức truyền

thống tới người sử dụng đầu cuối Nhìn

chung, các kiến trúc xếp chồng bao gồm 2

lớp:

1) Lớp xếp chồng: gồm các nút xếp

chồng và các liên kết ảo.

2) Lớp tự nhiên (native layer): là lớp

IP (mạng IP) mà mạng xếp chồng được xây

dựng bên trên.

Mạng xếp chồng dịch vụ (SON), là

mạng lớp ứng dụng được xây dựng bên trên

các mạng IP truyền thống, được khai thác

bởi ISP thứ ba, sở hữu một tập các nút nằm

trong các miền ISP phía dưới Những nút xếp

chồng này được kết nối bởi các liên kết xếp chồng ảo tương ứng với một hoặc nhiều liên kết IP

Các mạng SON được phân loại thành

mạng xếp chồng người sử dụng đầu cuối

(End-user Overlay Network) và mạng xếp

chồng QoS đường trục (Backbone QoS

Overlay Network).

3.3 Thực hiện QoS trong mạng SON [21]

Để thực hiện được các đảm bảo QoS

trong mạng xếp chồng, cần thiết có sự hỗ trợ

của mạng phía dưới Xếp chồng QoS được thực hiện trên các liên kết mạng dành riêng

đặt trước để đảm bảo cho các ứng dụng

không vượt quá các tài nguyên mạng có sẵn.

Chỉ tiết được đề cập ở trang 35-39

trong luận văn.

3.4 Đánh giá giải pháp SON

Trang 8

3.4.1 Ưu điểm

Khái niệm cung cấp QoS từ đầu cuối

đến đầu cuối mở ra các đặc tính hấp dẫn qua

khái niệm đồng đẳng:

- Ít nâng cấp hạ tầng.

- Tránh được các vấn đề không đồng

nhất, đảm bảo cung cấp được QoS ngay cả

trong trường hợp dịch vụ đa mạng.

- Khung làm việc QoS chung.

- Mức độ tự do xử lý lưu lượng.

3.4.2 Nhược điểm

- Vốn đầu tư

- Các tác động ảnh hưởng của các cơ

chế xếp chồng lên mạng phía dưới [17, 12]

- Ma trận lưu lượng của các mạng

phía dưới trở nên động hơn và dé bi thay đổi

hơn, làm giảm hiệu quả của các hoạt động

TE của các ISP phía dưới Thậm chí làm sai

11

lệch hoạt động TE va gây ra các liên kết IP tải lớn [18].

- Sự dao động của lưu lượng ngắn

hạn/dài hạn có thể phát sinh

3.5 Ứng dụng của SON

3.5.1 Xếp chồng multicast

Mạng xếp chồng MBONE là một

trong những nỗ lực đầu tiên thực hiện kết nói

các miền multicast với nhau Kỹ thuật đường

hầm IP được sử dụng để truyền tải dữ liệu

qua các bộ định tuyến không có khả năng

nhận biết multicast MBONE cung cấp kết

nối theo yêu cầu nhưng lại được đòi hỏi các

vấn đề về không tin cậy, mất mát lớn, thông

lượng thấp, quản lý khó khăn Hoạt động của xếp chồng multicast được chỉ ra ở hình 3.4, trang 42 của luận văn.

3.5.2 Đảm bảo QoS

Trang 9

Mô hình triển khai SON [7] đã được

chấp nhận bởi nhiều tác giả trong việc tạo ra

các kiến trúc dịch vụ cho các ứng dụng khác

nhau Kiến trúc Internet hướng dịch vụ là

một trường hợp của xếp chồng SON như hạ

tầng hoạt động dé cung cấp VoIP Một ví dụ

khác được xem là sự thực thi dựa trên mô

hình SON là QRON [24].

Trong QRON, các tác giả đề xuất việc tạo ra mạng xếp chồng cung cấp băng thông

giống như SON Như với SON, QRON có

thể cung cấp đường xếp chồng đảm bảo QoS

cho ứng dụng.

Nói chung, QoS là ứng dụng khó có

thể thực hiện nếu không có sự hỗ trợ cụ thể

của các ISP phía dưới Tuy nhiên, OverQoS

cung cấp một khía cạnh khác mà không có

sự hỗ trợ của các ISP [20].

CHƯƠNG 4:

13

KHẢO SÁT TÔPÔ MẠNG XÉP CHÒNG

DỊCH VỤ

4.1 Giới thiệu

Nội dung của chương này lần lượt đi

vào khảo sát các vấn đề liên quan đến bài

toán thiết kế tôpô xuất phát từ mô hình SON

được đề xuất trong [7] qua các vấn đề như:

lựa chọn liên kết xếp chồng tốt nhát, liên kết

các hệ thống đầu cuối đến các nút truy nhập

xếp chồng [22]; vị trí đặt các nút xếp chồng

[6], [10], chọn nút xếp chồng thích hợp [6].

Ngoài ra, trong quá trình thiết kế tôpô

mạng việc chọn tôpô thích hợp có ảnh hưởng

nhiều đến hiệu năng mạng Vì vậy, trong

chương này của luận văn tôi thực hiện khảo

sát một số tôpô mạng xếp chồng.

4.2 Lựa chọn liên kết xếp chồng và liên kết

các hệ thống đầu cuối đến nút truy nhập

xếp chồng [22]

Trang 10

Trong nghiên cứu [22], tác giả đã xem

xét đến bài toán thiết kế tôpô của mạng xếp

chồng dịch vụ với cấu trúc chỉ phí cụ thể, các

thuật toán thích hợp có thể được sử dụng cho

lời giải hiệu quả với chi phí tính toán tương

đối nhỏ Đồng thời, tác giả đề xuất các

phương pháp chỉ đạo việc thiết kế tôpô SON

ở phạm vi rộng.

Tác giả nhằm mục tiêu tối thiểu chỉ

phí kết hợp với việc kết nối các nút xếp

chồng qua nhiều miền ISP trong khi cung

cấp truy nhập tốt nhất tới người sử dụng đầu

cuối

Bài toán thiết kế tôpô được giải quyết dưới dạng bài toán tối ưu Qua việc xem xét

các dữ kiện đầu vào là các kết nối giữa các

hệ thống đầu cuối (khách hàng), nút nhà

cung cấp và các ISP Tôpô kết quả tối thiểu

hoá bộ tham số chỉ phí đã cho được tạo ra.

Ệ 15

Bộ tham số được chọn này phản ánh chi phí

đối với mạng nhà cung cấp

4.3 Số nút xếp chồng, vị trí nút xếp chồng

và dung lượng đặt trước trên các liên kết

xếp chồng [6]

Trong nghiên cứu này, tác giả đề xuất

hai mô hình thiết kế lý thuyết về mạng xếp

chồng với tiêu chí lựa chọn tối ưu số nút và

vị trí nút xếp chồng cũng như dung lượng đặt

trước đối với mỗi liên kết xếp chồng có xem

xét đến vấn đề định tuyến lưu lượng

Phương pháp tiếp cận chung đối với thiết kế mạng là xem xét đến các vị trí khả

thi của các điểm tập trung lưu lượng trong

vùng phục vụ, tạo lưu lượng hướng đến các nút đích, các điểm khả thi này là các điểm

mà các nút xếp chồng được lắp đặt Vi trí đặt

các điểm này phụ thuộc vào sự phân bố lưu

lượng và tôpô mạng phía dưới Tuỳ theo vị

Trang 11

trí đặt của các điểm, tôpô mạng phía dưới để

tính toán các tham số kết nói

4.4 Khảo sát một số tôpô mạng xếp chồng

hiện có

Chỉ tiết về các tôpô được trình bày ở

các trang 53-57 trong luận văn.

4.4 Đánh giá ảnh hưởng của các tôpô qua

tỉ lệ khôi phục lỗi [14]

Kết luận chung trong nghiên cứu [14]:

(1) Hiệu năng của dịch vụ định tuyến xếp

chồng phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng

tôpô xếp chồng

(2) Tôpô xếp chồng dựa trên việc nhận biết

tôpô lớp IP có thể có hiệu năng tốt hơn trong

việc cung cấp dịch vụ định tuyến khôi phục

nhanh.

(3) Tôpô MT không phải là sự lựa chọn tốt

khi chọn tôpô mạng xếp chồng.

17

4.5 Đánh giá ảnh hưởng của các tôpô qua

tham số BRR và DRR [1]

Kết luận chung trong nghiên cứu [1]:

MT có hiệu năng kém nhất so với các tôpô xếp chồng khác Hơn nữa, khi kích

thước của mạng lớp IP theo mô hình “flat”

lớn và số nút xếp chồng nhỏ thì KSPT là tuỳ

chọn có giá trị Thay vào đó, khi mạng lớp IP

theo mô hình phân cấp, tôpô AC có hiệu

năng tốt nhất so với các tôpô khác, bởi nó nhận biết được tôpô mạng phía dưới

Từ đây, có thể rút ra một số nhận xét:

(1) Bài toán thiết kế mạng SON là bài toán

khó Tất cả các bài toán thiết kế tôpô SON

đều quy về bài toán tối ưu NP-hard với độ phức tạp đa thức Với kiểu bài toán này chỉ

có thể sử dụng phương pháp heuristic

(2) Tôpô xếp chồng có ảnh hưởng đáng ké

đến hiệu năng định tuyến xếp chồng Hiệu

Trang 12

năng định tuyến sẽ khác khi mạng dịch vụ

xếp chồng nhận các tôpô khác nhau Ngoài

ra, thông tin về tôpô của mạng lớp IP phía

dưới rất hữu ích trong việc xây dựng hiệu

quả các tôpô xếp chồng.

(3) Qua các kết quả mô phỏng đánh giá ở

trên đều có đánh giá chung về tôpô MT:

không phải là tôpô tốt khi chọn làm tôpô

mạng xếp chồng dịch vụ Các tôpô AC và

tôpô K cây khung nhận biết tôpô có thể cung

cấp hiệu năng tốt hơn các tôpô khác

KET LUẬN

Luận văn đã nghiên cứu các giải pháp

QoS cho mang IP được đề xuất từ trước đến

nay, đặc biệt là giải pháp mạng SƠN Qua

nghiên cứu về mạng SON, tôi nhận thấy đây

là một giải pháp có những mặt mạnh riêng

như: cho phép triển khai dịch vụ mới tương

đối nhanh trên hạ tầng mạng hiện có, chỉ phí

19

đầu tư không lớn, không cần thiết việc tiêu chuẩn hoá, khắc phục được những hạn chế của kiến trúc mạng IP về bảo mật, QoS, tính

di động, multicast,

Hiện nay xu hướng tiến tới cung cấp

mọi loại hình dịch vụ ở mọi nơi, mọi lúc, cho

mọi đối tượng đòi hỏi sự phát triển và tích

hợp hợp lý của tất cả các mạng Vì vậy, đảm bảo QoS từ đầu cuối đến đầu cuối làm nảy sinh câu hỏi nên áp dụng mô hình hoạt động

vĩ mô nào: phối hợp hoạt động của các ISP

hay dựa vào mô hình mạng xếp chồng đối

tác thứ ba (mạng SON) Vì vậy, nghiên cứu

về mảng đề tài này có giá trị thực tiễn cao

KIÊN NGHỊ

Qua nghiên cứu giải pháp công nghệ mạng xếp chồng dịch vụ, tôi nhận thấy đây

là một trong những giải pháp hứa hẹn hướng

phát triển tiếp theo của mạng trong tương lai

Trang 13

gần Song công trình nghiên cứu về thiết kế

tôpô mạng SƠN chưa nhiều, vì vậy đây chính là tiềm năng để người nghiên cứu thoả

sức sáng tạo và cống hiến Kiến nghị mong

muốn là đề xuất được tôpô cụ thể cho mạng

SON thoả mãn mục tiêu thiết kế Chứng

minh được tính ưu việt về hiệu năng của tôpô

này so với các tôpô hiện có.

Ngày đăng: 09/04/2024, 17:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w