Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương

27 1 0
Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN QUANG GIẢI

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học: 1 TS Hoàng Hồng Hiệp 2 TS Phạm Đi

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Hữu Hải Phản biện 2: TS Lê Anh Vũ

Phản biện 3: PGS.TS Trịnh Thị Xuyến

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp học viện tại phòng họp………Học viện Khoa học xã hội, số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, vào hồi….giờ….phút, ngày….tháng…năm…

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc Thư viện của Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển đô thị bền vững (PTĐTBV) là xu thế và quy luật tất yếu của mọi quốc gia, đặc biệt những nước đang phát triển và Việt Nam là một trường hợp rõ nét, sinh động Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển, thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững (THCSPTĐTBV) ngày càng thu hút sự quan tâm của chính quyền đô thị ở nhiều quốc gia, nhất là đối với các nhà hoạch định chính sách, quản trị địa phương, phát triển đô thị, cũng như giới học thuật Khi thế giới đang ngày càng đô thị hóa nhanh, việc đạt được tính bền vững cho đô thị nhanh chóng trở thành mối quan tâm toàn cầu Hơn một nửa dân số thế giới hiện đang sống ở đô thị, dự báo vào năm 2050, cứ 10 người sẽ có 7 người sinh sống ở khu vực đô thị; và dân số đô thị toàn cầu sẽ tiếp tục tăng, với gần 90% sự gia tăng tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Phi - những nước đang phát triển và có nền kinh tế mới nổi [256; 166] Các đô thị là cực tăng trưởng, chìa khóa dẫn đến thành công kinh tế cho các quốc gia [203] Mặt khác, đô thị đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững vì chúng tạo ra 70% GDP toàn cầu, tiêu thụ gần 2/3 năng lượng của thế giới, và chiếm hơn 70% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu [264; 260] Do vậy, các xu hướng phát triển đô thị gắn liền với phát triển bền vững, tăng trưởng đô thị nhanh đòi hỏi cần có những chính sách, giải pháp, quản trị thông minh hơn Tuy nhiên, hầu hết các đô thị không có chiến lược tại chỗ đủ tiến bộ để thích nghi với sự gia tăng dân số không thể tránh khỏi xảy ra trên phạm vi toàn cầu Vì vậy, nỗ lực xây dựng, THCSPTĐTBV là một trong những chiến lược trọng tâm, xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam

Tiến trình phát triển đô thị tỉnh Bình Dương đã làm thay đổi và chuyển biến mạnh mẽ của một địa phương từ một xã hội nông nghiệp - nông dân - nông thôn sang một xã hội công nghiệp - thị dân - đô thị Bên cạnh những thành quả đạt được, do phát triển đô thị nhanh, tỉnh Bình Dương đang phải đối mặt với những rào cản và thách thức trong phát triển đô thị, đặc biệt trong THCSPTĐT, do vậy đòi hỏi chính quyền địa phương (CQĐP) và các bên liên quan cần có chính sách và giải pháp khả thi hơn nhằm giúp PTĐTBV tỉnh Bình Dương [54; 58; 63; 223; 263; 88; 8] Đặc biệt, để giải quyết những vấn đề này, giúp đô thị tỉnh Bình Dương phát triển bền vững, đòi hỏi quá trình tổ chức THCSPTĐTBV do tỉnh Bình Dương thực hiện cần được đầu tư nghiên

Trang 4

cứu, phân tích, xem xét, thảo luận sâu sắc hơn nhằm giúp CQĐP, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và các chủ thể liên quan cần nắm bắt được hiện trạng và nhận thức sâu sắc hơn về các yếu tố ảnh hưởng, thực trạng tham gia của các chủ thể trong quá trình THCSPTĐTBV, từ đó có chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng THCSPTĐT tỉnh Bình Dương một cách phù hợp, khoa học, đáp ứng xu thế hội nhập và phát triển Với những lý do nêu trên,

tôi quyết định chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu sinh chuyên ngành Chính sách

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; phát hiện khoảng trống trong nghiên cứu; xây dựng cơ sở lý luận về THCSPTĐTBV; khảo sát, đánh giá thực trạng THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương; đề xuất định hướng và giải pháp THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương

3.2 Phạm vi

(i) về không gian, trên địa bàn tỉnh Bình Dương; (ii) về thời gian, chủ yếu là giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm gần đây nhất; (iii) về nội dung, trọng tâm là thực trạng THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương Cụ thể là các nhóm chính sách cấu thành CSPTĐTBV

4 Những đóng góp, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

4.1 Những đóng góp mới của luận án

Làm rõ và phong phú hơn cách tiếp cận, khung phân tích, phân tích ma

trận SWOT, đặc biệt cơ sở khoa học và thực tiễn về THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương gắn với các bước, quy trình THCS, cũng như từng nhóm CSPTĐTBV Từ kết quả khảo sát, phân tích thực trạng THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương luận án đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương Đề xuất một số định

Trang 5

hướng và giải pháp THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương đáp ứng nhu cầu và xu

thế phát triển hiện nay

4.2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Là công trình nghiên cứu về THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương; kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú, sáng tỏ, hình thành những luận cứ khoa học; cơ sở lý luận và thực tiễn THCSPTĐTBV và những định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng THCSPTĐTBV

Là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng đối với CQĐP các cấp; cơ quan chuyên môn và các chủ thể liên quan trong hoạch định và THCSPTĐT Tài liệu phục vụ hữu ích cho công tác nghiên cứu và đào tạo về chính sách công; đô thị học; quản lý đô thị; quy hoạch vùng và đô thị; PTĐTBV và một số ngành khác có liên quan

5 Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 04 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách phát triển đô

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Các công trình nghiên cứu về phát triển đô thị bền vững

Nghiên cứu phát triển đô thị bền vững ngày càng thu hút sự quan tâm đặc biệt của chính quyền đô thị, cơ quan chuyên môn cũng như giới nghiên cứu Nhiều nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng, đô thị hóa và phát triển ĐTBV là xu thế tất yếu đối với các nước phát triển và đang phát triển trong đó có Việt Nam [122; 166; 215; 257] Thời gian gần đây, vấn đề phát triển ĐTBV giữa lý luận và thực tiễn, cụ thể là cách tiếp cận; phương pháp luận; lý luận, thực tiễn và đối thoại chính sách; kinh nghiệm quốc tế về phát triển ĐTBV được

nhiều học giả Việt Nam nghiên cứu [87; 21; 41; 216]

1.2 Công công trình nghiên cứu về chính sách phát triển đô thị bền vững

Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của CSPT

Trang 6

ĐTBV [262; 267; 257], đặc biệt vai trò của chính phủ Phát triển ĐTBV chú trọng đến lợi ích lâu dài của xã hội, do vậy THCS đô thị quốc gia là vô cùng quan trọng Nguồn gốc của tăng trưởng đô thị và phát triển ĐTBV là gì? Câu hỏi này nhận được sự quan tâm liên tục của chính phủ, chính quyền đô thị, các nhà hoạch định chính sách, và giới nghiên cứu trong nhiều thập kỷ [229; 268; 137] Vì vậy, nỗ lực xây dựng, phát triển ĐTBV là một trong những chiến lược phát triển quan trọng của thế giới trong bối cảnh tăng trưởng đô thị nhanh, trong đó có Việt Nam [37; 62; 216; 215] Theo đó, tăng trưởng và phát triển kinh tế, phát triển đô thị cần phải xem xét và lượng hóa các tác động về môi trường và xã hội [163] Chính sách và giải pháp nào thúc đẩy phát triển đô thị bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam [263; 256; 166]

1.3 Các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững

Tùy theo cách tiếp cận và góc nhìn, nhiều nghiên cứu đã luận bàn và chỉ ra các nhóm yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội … ảnh hưởng và tác động đến thực hiện CSPTĐTBV [164; 208; 232; 145; 64] Có nhiều nhóm chủ thể tham gia THCS, trong đó Nhà nước là chủ thể quan trọng nhất [31; 32; 39; 47] Tuy nhiên cùng cần lưu ý rằng, phần lớn tại các nước đang phát triển, một mình chính phủ thường không đủ mọi nguồn lực cho phát triển đô thị, vì vậy sự tham gia của người dân, của cộng đồng dân cư vào trong tiến trình xây dựng và phát triển ĐTBV là xu hướng tất yếu [203; 55] Trong xu thế phát triển đô thị ngày nay, thực hiện chính sách phát triển đô thị thông minh (smart city) là một trong những mô hình đô thị đang được nghiên cứu, áp dụng tương đối rộng rãi ở nhiều quốc gia trong thời gian gần đây Tại Việt Nam, bàn về đô thị thông minh không thể không nhắc đến tỉnh Bình Dương Đô thị thông minh được hiểu và tiếp cận dưới nhiều gốc độ khác nhau Tuy nhiên, đô thị thông minh thường được thừa nhận và đề cập xoay quanh ba trụ cột chính: công nghệ - technology; con người - human; thể chế - institutional [57; 217; 218] Nhiều nghiên cứu cho rằng, để đạt được mục tiêu phát triển ĐTBV, việc THCS phát triển đô thị thông minh đã và đang là một trong những chính sách và giải pháp được nhiều chính quyền đô thị và quốc gia quan tâm nghiên cứu trong đó có Việt Nam [204; 223; 137; 121; 217; 218]

Trang 7

1.4 Đánh giá tổng quan về các công trình nghiên cứu và vấn đề đặt ra cho luận án cần tiếp tục nghiên cứu, phát triển

Những công trình nghiên cứu đi trước đã đã nỗ lực phân tích, thảo luận và làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn THCS công, đặc biệt lý luận và thực tiễn CSPTĐTBV, đô thị thông minh Đồng thời nhấn mạnh và khẳng định vai trò của đô thị và CSPTĐTBV Tuy nhiên, qua tổng quan cũng cho thấy, một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về CSPTĐTBV cần được tiếp tục đào sâu nghiên cứu

Luận án đã vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành trong đó chủ yếu

Chính sách công; Đô thị học; Xã hội học; Kinh tế học Đặc biệt việc vận dụng

Lý thuyết hệ thống đô thị (Urban systems theory) trong tiếp cận,

nhận diện, phân tích và thảo luận THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương trong

thời gian qua Bên cạnh đó, các khia cạnh, yếu tố và nguyên tắc của phát triển đô thị bền vững; các bước/quy trình, nội dung của THCSPTĐTBV cũng được

nghiên cứu sinh vận dụng, triển khai vào trong Luận án này

2.1.2 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi 1 Việc tổ chức THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương đã và đang diễn ra như thế nào?

Câu hỏi 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương?

Câu hỏi 3 Liệu CSPTĐTBV ở tỉnh ở Bình Dương có tính đến các yếu tố mới: “kinh tế tuần hoàn”, “kinh tế xanh” và “thành phố thông minh”?

Câu hỏi 4 Làm thế nào để nâng cao chất THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương?

Luận án được thực hiện nhằm kiểm chứng cho 04 giả thuyết sau:

- Giả thuyết 1 Việc THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương chịu tác động, ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định quan trọng

Trang 8

- Giả thuyết 2 Quy trình THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương cơ bản được triển khai đồng bộ và nhịp nhàng, tuy nhiên ở từng bước, từng nội dung còn nhiều vấn đề cần tiếp tục được hoàn thiện

- Giả thuyết 3 Chính sách phát triển đô thị bền vững tỉnh Bình Dương còn chưa tính đến các yếu tố mới: “kinh tế tuần hoàn”, “kinh tế xanh” và “thành phố thông minh”

- Giả thuyết 4 Để nâng cao hơn nữa chất lượng THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương đòi hỏi chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn cần đề ra được một số định hướng và giải pháp phù hợp, khả thi trong THCSPTĐTBV cho địa phương

2.1.3 Phương pháp nghiên cứu

Luận án đã khảo sát mẫu 300 phiếu bằng bản hỏi định lượng đối với cán bộ công viên chức cấp xã; cấp huyện và cấp tỉnh hiện đang công tác có liên quan đến THCSPTĐT trên địa bàn tỉnh Bình Dương Kết quả khảo sát định lượng được xử lý bởi phần mềm SPSS 20.0

Bên cạnh phương pháp khảo sát định lượng bằng bản hỏi, Luận án đồng

thời sử dụng phương pháp định tính, cụ thể là phỏng vấn sâu chuyên gia (bán

cấu trúc) Mỗi cuộc phỏng vấn được diễn ra khoảng 60 phút, được ghi thành văn bản; kỹ thuật phân tích nội dung đã được sử dụng Đối tượng phỏng vấn sâu là chuyên gia về chính sách phát triển đô thị; các nhà nghiên cứu, tư vấn, hoạch định chính sách phát triển đô thị hiện đang công tác, sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Dương; hoặc ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng có nghiên cứu, nắm bắt và hiểu biết về THCSPTĐT tỉnh Bình Dương.Tác giả đã phỏng vấn sâu 16 chuyên gia về phát triển đô thị (16 cuộc): Cụ thể: 02 chuyên gia về kinh tế đô thị; 02 chuyên gia về môi trường đô thị; 02 chuyên gia về văn hóa, xã hội đô thị; 02 chuyên gia về hạ tầng kỹ thuật đô thị; 02 chuyên gia chính sách đô thị; 02 chuyên gia phát triển đô thị; 02 chuyên gia pháp luật đô thị; 02 chuyên gia giao thông đô thị Tùy theo từng đối tượng để có nội dung phỏng vấn phù hợp, cụ thể Tuy nhiên, nội dung chung nhất của tất cả các cuộc phỏng vấn là xoay quanh chủ đề quá trình tổ chức THCSPTĐTBV tại tỉnh Bình Dương

Luận án đồng thời xử dụng phân tích ma trận SWOT, đây là công cụ và kỹ thuật tỏ ra khá hữu ích cho việc tổng kết, đánh giá về quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị cũng như triển khai khung lập kế hoạch phát triển chiến lược (SDPF - Strategic development planning framework) hướng dẫn và

Trang 9

cung cấp cho các nhà hoạch định, THCS một mô hình phân tích, đánh giá, tổng kết toàn diện về CSPTĐTBV cũng như quản lý chiến lược bảo vệ môi trường đô thị [171; 227; 217; 218] Thông qua phân tích, đánh giá bằng ma trận SWOT sẽ giúp nhà hoạch định và thực hiện chính sách, các chủ thể nhận diện được điểm mạnh (Strengths - S), điểm yếu (Weaknesses - W), cơ hội (Opportunities - O) và thách thức (Threats - T)

2.1.4 Khung phân tích

Tác giả của luận án đã xây dựng khung phân tích của Luận án được mô phỏng, khái quát và được sử dụng như sau:

Hình 2.1 Khung phân tích

Nguồn: Tác giả của luận án, 2023

2.2 Đô thị và phát triển đô thị bền vững

Đô thị là tên gọi chung của thành phố, thị xã, thị trấn; là nơi tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp; là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương [74] Trên cơ sở các đinh nghĩa được

Trang 10

trình bày, kết hợp với bối cảnh và tình hình thực tế của đô thị tỉnh Bình Dương và Việt Nam, trong nghiên cứu này, nội hàm “Phát triển đô thị bền vững” có thể được hiểu là sự kết hợp giữa “Phát triển bền vững” nói chung với những đặc thù của thực thể “Đô thị” Theo đó, phát triển đô thị bền vững có thể được hiểu là quá trình phát triển đô thị dựa trên nguyên lý phát triển cân bằng, hài hòa giữa các yếu tố: kinh tế, môi trường, xã hội, hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị, nhằm mục tiêu vì con người [166; 218; 216; 37]

2.3 Chính sách phát triển đô thị bền vững

Xét về mặt diễn ngôn và cấu trúc đô thị có thể cho rằng CSPTĐTBV là sự cấu thành của nội hàm hai cụm từ “Chính sách” và “Phát triển đô thị bền vững” Theo đó, CSPTĐTBV có thể được hiểu là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, và giải pháp của chính quyền về phát triển đô thị dựa trên nguyên lý của phát triển bền vững - phát triển cân bằng, hài hòa giữa các yếu tố (i) kinh tế đô thị; (ii) môi trường đô thị; (iii) xã hội đô thị; (iv) hạ tầng kỹ thuật đô thị; và (v) quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị, nhằm mục tiêu vì con người - vì sự phát triển bền vững của đô thị

Chính sách phát triển đô thị bền vững có nội hàm khá rộng, bao gồm một loạt các chính sách cấu thành nhằm giải quyết các vấn đề công ở các khu vực đô thị Trên cơ sở tổng quan tài liệu, nội hàm một số thuật ngữ về chính sách phát triển đô thị kết hợp với cơ sở pháp lý từ thực tiễn ở tỉnh Bình Dương, Việt Nam, bước đầu có thể giới hạn nội dung CSPTĐTBV tỉnh Bình Dương đã và đang triển khai thực hiện theo các nhóm chính sách trọng tâm sau: nhóm chính sách phát triển kinh tế; nhóm chính sách phát triển hạ tầng xã hội; nhóm chính sách bảo vệ môi trường; nhóm chính sách phát triển hạ tầng kỹ thuật; nhóm chính sách quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị Nội dung chi tiết về các văn bản chính sách cho từng nhóm chính sách PTĐTBV được thể hiện ở Phụ lục 9 của luận án

2.4 Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững

Căn cứ trên cơ sở một số định nghĩa về thực hiện chính sách, kết hợp với định nghĩa CSPTĐTBV Trong nghiên cứu này, THCSPTĐTBV có thể được hiểu là quá trình đưa/biến CSPTĐTBV vào thực tiễn đời sống xã hội ở đô thị thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án THCSPTĐTBV và được tổ chức thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chủ thể liên quan nhằm hiện thực hóa mục tiêu mà chính sách

Trang 11

đã vạch ra Việc THCSPTĐTBV giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với chu trình chính sách, vì sự thành công của chính sách phụ thuộc vào kết quả của việc triển khai, THCS đó Việc THCSPTĐTBV được thể hiện qua các phương diện chính sau: (i) hiện thực hóa mục tiêu chính sách; (ii) khẳng định tính đúng đắn của chính sách; (iii) giúp chính sách ngày một tốt hơn; (iv)

phản ánh năng lực, thái độ của các bên liên quan

Bằng cách áp dụng mô hình lý thuyết thực hiện chính sách công phù hợp, linh hoạt các nhà hoạch định chính sách và các chủ thể liên quan có thể giảm thiểu những rủi ro, nỗ lực đạt được mục tiêu cũng như sự kỳ vọng mà chính sách đặt ra Nhìn chung, các cuộc tranh luận về phương pháp tiếp cận, mô hình lý thuyết THCS công nói chung, chính sách phát triển đô thị nói riêng ngày càng nhấn mạnh đến vai trò, khả năng kết hợp, sự đổi mới về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội nhằm tạo điều kiện và phát huy thế mạnh các mô hình THCS

công mô hình từ trên - xuống (top-down); từ dưới - lên (bottom-up); hay là sự kết hợp (hybrid) [189] Theo một số nhà chính sách công, phương pháp tiếp

cận THCS công có thể được phân thành ba giai đoạn tương ứng với 3 phương pháp tiếp cận với tên gọi: (i) mô hình từ trên xuống (top-down theories); (ii) mô hình từ dưới lên (bottom up theories); (iii) mô hình kết hợp (hybrid theories)

2.5 Quy trình thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững

Tùy theo quan niệm và cách tiếp cận về chính sách sẽ có quy trình và tiêu chí đánh giá THCS khác nhau Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu đi trước có liên quan, kết hợp với thực tiễn chính sách phát triển đô thị tỉnh Bình Dương nói riêng, Việt Nam nói chung, theo đó quy trình thực hiện CSPTĐTBV có thể được trình bày như sau: Ban hành văn bản và kế hoạch thực hiện chính sách; phổ biến, tuyên truyền chính sách; xây dựng bộ máy và phân công, phối hợp thực hiện chính sách; huy động nguồn lực để thực hiện chính sách; theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách; đánh giá kết quả thực hiện chính sách

2.6 Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững

Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững là một quá trình phức tạp Tính phức tạp, xuất phát từ bản chất “đô thị là một cấu trúc hệ thống, hệ điều hành phức tạp”; đồng thời trong quá trình THCS có liên quan đến nhiều tổ chức, đơn vị, chủ thể liên quan và các nhóm hưởng lợi chính sách Vì vậy,

Trang 12

kết quả triển khai THCSPTĐTBV chịu sự ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố khác nhau có thể phân thành hai nhóm yếu tố như sau: (i) nhóm yếu tố

khách quan Cụ thể: bản chất của vấn đề chính sách; môi trường THCS (môi

trường: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, công nghệ, quốc tế, địa chiến lược);

(ii) nhóm yếu tố chủ quan Cụ thể: chủ thể chịu trách nhiệm THCS; các chủ

thể liên quan trong quá trình THCS; sự đồng thuận xã hội, đặc biệt đối tượng

hưởng lợi của THCS

2.7 Kinh nghiệm một số quốc gia về thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững và những gợi mở cho tỉnh Bình Dương

Trên cơ sở kinh nghiệm THCS quy hoạch đô thị của Pháp; THCS phát triển đô thị sinh thái của Trung Quốc; THCS môi trường của Singapore đồng thời đối sánh với quá trình hoạch định và THCSPTĐTBV của tỉnh Bình Dương nói riêng và đô thị Việt Nam nói chung cùng với những điều kiện và bối cảnh của tỉnh Bình Dương, cũng như tỉnh hình phát triển đô thị Việt Nam hiện nay Bước đầu có thể đúc rút một số bài học kinh nghiệm mà tỉnh Bình Dương nói riêng, Việt Nam nói chung có thể nghiên cứu, xem xét và vận dụng vào tình hình thực tế, điều kiện cụ thể của địa phương, cụ thể có thể khái quát trên 03 khía cạnh, trụ cột chính sách trọng tâm như sau:

2.7.1 Kinh nghiệm thực hiện chính sách quy hoạch đô thị ở Pháp

Việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch đô thị ở tỉnh Bình Dương cần có tầm nhìn và chiến lược dài hạn và bền vững hơn Cần tích hợp, lồng ghép các nguyên tắc bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội vào trong quy hoạch phát triển đô thị Quy hoạch và thực hiện quy hoạch đô thị tỉnh Bình Dương cần theo chiến lược, có lộ trình rõ ràng với nhiều giai đoạn một cách khoa học, hệ thống, khả thi, hiệu lực và hiệu quả cao Quy hoạch đô thị, thực hiện quay hoạch đô thị và quản lý quy hoạch đô thị là cả một vấn đề tổng hợp có tính chiến lược; đa ngành, liên ngành và xuyên ngành Do vậy, việc huy động các nguồn lực xã hội giữa khu vực Nhà nước (khu vực công), khu vực ngoài Nhà nước (khu vực tư) và người dân vào trong quá trình hoạch định, thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị là một trong những nội dung, hợp phần quan trọng cần được nghiên cứu, xem xét và quy định cụ thể bằng pháp luật Cuối cùng, quy trình hoạch định, thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị cần có phương pháp và cách tiếp cận khoa học, hài hòa, hợp lý giữa tiếp cận từ “trên-xuống”, từ “dưới-lên” và kết hợp cả hai “trên-xuống và dưới-lên”

Trang 13

2.7.2 Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển đô thị sinh thái ở Trung Quốc

Chính quyền tỉnh Bình Dương, các chủ thể liên quan nói riêng và Việt Nam nói chung cần nghiên cứu, xem xét để hoạch định và THCS đô thị sinh thái với phương pháp lập Kế hoạch toàn diện - tích hợp và lồng ghép bài toán về môi trường, năng lượng, nguồn nước, giao thông, không gian đô thị … một cách khoa học, hài hòa và hợp lý trong chính sách phát triển tổng thể đô thị tỉnh Bình Dương Các kế hoạch này là cơ sở khoa học và căn cứ pháp lý quan trọng để các ngành, các cấp, cơ quan chuyên môn, chính quyền các cấp và các bên liên quan nghiên cứu, tích hợp, lồng ghép nguyên tắc sinh thái vào trong kế hoạch hành động, phối hợp THCS phát triển đô thị cụ thể của địa phương

2.7.3 Kinh nghiệm thực hiện chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Singapore

Kinh nghiệm của Singapore trong chính sách bảo vệ môi trường đã để lại nhiều điểm sáng, thú vị mà tỉnh Bình Dương và Việt Nam có thể nghiên cứu, xem xét và vận dụng vào thực tế của địa phương Giữ vai trò quyết định và dẫn dắt sự phát triển của quốc gia, của xã hội đó chính là tinh thần, sự quyết tâm chính trị mãnh liệt của Chính phủ - mà đứng đầu là Thủ tướng Lý Quang Diệu đó chính là tinh thần có thể được đúc kết: dấn thân, làm tất cả vì sự ấm no, thịnh vượng, phát triển của nhân dân, quốc gia và dân tộc Cụ thể, chính quyền tỉnh Bình Dương, cơ quan chuyên môn, các chủ thể và các bên liên quan cần nghiên cứu, xem xét và xây dựng được công cụ quản lý, kiểm soát và chế tài về môi trường đô thị một cách có hệ thống, căn cơ, hiệu lực và hiệu quả nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và hạn chế những tác động và hệ quả tiêu cực của môi trường Mặt khác, bảo vệ môi trường là quyền lợi, trách nhiệm và nhiệm vụ của toàn dân, toàn xã hội Vì vậy, nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng, của xã hội là một trong những vấn đề trọng tâm, lâu dài và thường xuyên của CQĐP các cấp; của Chỉnh phủ Cần nghiên cứu, và luôn luôn sáng tạo và đổi mới các hoạt động về bảo vệ môi trường đô thị theo hướng đa dạng, phong phú, hấp dẫn và gần gủi, thiết thực với cuộc sống, điều kiện và hoàn cảnh thực tế của địa phương

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan