Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình DươngThực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương
Trang 1VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN QUANG GIẢI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐÔTHỊ BỀN VỮNG Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG
Ngành: Chính sách côngMã số: 9 34 04 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Người hướng dẫn khoa học: 1 TS Hoàng Hồng Hiệp2 TS Phạm Đi
HÀ NỘI, 2024
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Công trình được thực hiện dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS Hoàng Hồng Hiệp và TS Phạm Đi Các thông tin, tài liệu trích dẫn, thông tin khảo sát định lượng, phỏng vấn sâu chuyên gia được sử dụng trong luận án là khách quan và trung thực theo quy định Kết quả nghiên cứu chưa được công bố ở một tài liệu nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Quang Giải
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận án “Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương” được hoàn thành với sự nỗ lực nghiên cứu, phấn đấu của bản thân Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, Khoa Chính sách công - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong quá trình theo học và thực hiện luận án tại đây.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Hoàng Hồng Hiêp và TS Phạm Đi - những người thầy đáng kính đã tận tình hướng dẫn, định hướng nghiên cứu, chỉ cho tôi cách để tạo ra những đột phá trong nghiên cứu; đồng thời luôn “truyền lửa”, và động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận án.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn quý cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành thu thập thông tin, khảo sát định lượng, cũng như phỏng vấn sâu chuyên gia phục vụ cho công trình này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Trường Đại học Thủ Dầu Một, Viện Nghiên cứu Đông Nam Bộ, quý đồng nghiệp, người thân và gia đình đã luôn tạo điều kiện, ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian đi học và thực hiện luận án này.
Tác giả luận án
Nguyễn Quang Giải
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1.Các công trình nghiên cứu về phát triển đô thị bền vững 6
1.2.Các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển đô thị bền vững 8
1.3.Các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững 13
1.4 Đánh giá tổng quan về các công trình nghiên cứu và vấn đề đặt ra cho luận án cần tiếp tục nghiên cứu, phát triển 18
2.2.2 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu… 22
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu… 23
2.3.4 Khung phân tích 26
2.2.Đô thị và phát triển đô thị bền vững 27
2.3.Chính sách phát triển đô thị bền vững 31
2.4.Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững 43
2.5.Quy trình thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững 48
2.6.Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững 56
2.7 Kinh nghiệm một số quốc gia về thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững và những gợi mở cho tỉnh Bình Dương 62
2.7.1.Kinh nghiệm thực hiện chính sách quy hoạch đô thị ở Pháp 62
2.7 2 Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển đô thị sinh thái ở Trung Quốc 64
2.7.3.Kinh nghiệm thực hiện chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Singapore 68
2.7.4.Bài học kinh nghiệm cho Bình Dương trong thực hiện chính sách phát triển
3.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 76
3.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội 77
Trang 53.2 Tình hình thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình
3.2.1 Công tác ban hành văn bản và kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách 79
3.2.2 Công tác phổ biến, tuyên truyền về chính sách 83
3.2.3 Công tác xây dựng tổ chức bộ máy và phân công phối hợp thực hiện chínhsách…… 87
3.2.4 Công tác huy động, bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách 92
3.2.5 Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách 98
3.2.6 Công tác đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách 101
3.3 Kết quả thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững tỉnh Bình Dương 106
3.3.1.Chính sách phát triển kinh tế 106
3.3.2.Chính sách phát triển hạ tầng xã hội 111
3.3.3.Chính sách bảo vệ môi trường 117
3.3.4.Chính sách phát triển hạ tầng kỹ thuật 122
3.3.5.Chính sách quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị 127
3.4 Đánh giá chung về thực trạng thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững
Chương 4.ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCHPHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG 154
4.1.Bối cảnh và xu hướng phát triển đô thị 154
4.2 Định hướng hoàn thiện nội dung thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững tỉnh Bình Dương 158
4.2.1.Định hướng hoàn thiện chính sách phát triển đô thị bền vững 158
4.2.2.Định hướng hoàn thiện quy trình thực hiện chính sách phát triển đô thị bền
Trang 64.3.2.Giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện chính sách phát triển đô thị bền
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
vốn đầu tư nước ngoài)
phẩm trên địa bàn)
đồng Thông minh Thế giới)
(Công nghệ thông tin và Truyền thông)
vệ Môi trường)
Development (Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị -Nông thôn)
sắt vận chuyển nhanh khối lượng lớn)
đô thị hóa quốc gia mới)
gia)
Trang 8triển Chính thức)
Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)
Administration Performance Index) (Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh)
lực cạnh tranh cấp tỉnh)
sinh thái Thiên Tân Trung Quốc-Singapore)
Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc)
phát triển Đô thị)
Development (Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ)
(Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)
Development (Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển)
giới)
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Kết quả khảo sát về trình độ học vấn cao nhất đạt được của những người
được hỏi 24
Bảng 2.2 Kết quả khảo sát về nhóm tuổi của những người được hỏi 24
Bảng 2.3 Phân tích ma trận SWOT 26
Hình 2.1 Khung phân tích 27
Bảng 2.4 Cấp hành chính quản lý đô thị tại Việt Nam 28
Hình 2.2 Hội nghị đô thị toàn quốc năm 2022 52
Hình 2.3 Các hoạt động chủ yếu quy trình THCSPTĐTBV 56
Hình 3.1 Tỷ lệ tăng dân số tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2017-2021 78
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát đánh giá chung về công tác ban hành văn bản THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương trong thời gian qua 82
Bảng 3.2 Kết quả khảo sát dánh giá chung về quy trình, cách thức xây dựng chính sách PTĐTBV tỉnh Bình Dương trong thời gian qua 82
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát về tuyên truyền, phổ biến kiến thức chính sách PTĐTBV tỉnh Bình Dương trong những năm qua 85
Bảng 3.4 Kết quả khảo sát về đánh giá chung về sự rõ ràng trong phân công, phối hợp giữa các chủ thể và địa phương trong THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương trong thời gian qua 89
Bảng 3.5 Kết quả khảo sát nguyên nhân hạn chế, khó khăn trongg phân công, phối hợp giữa các chủ thể và địa phương trong THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương trong thời gian qua 91
Bảng 3 6 Kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2015-2020 94
Bảng 3.7 Kết quả khảo sát về huy động và bố trí các nguồn lực trong THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương trong thời gian qua 96
Bảng 3.8 Kết quả khảo sát về đánh giá huy động và bố trí các nguồn lực trong THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương trong thời gian qua 96
Bảng 3.9 Kết quả khảo sát đánh giá chung về công tác kiểm tra, giám sát THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương trong những năm qua 100
Trang 10Bảng 3.10 Kết quả khảo sát đánh giá chung về nội dung kiểm tra, giám sát
THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương trong những năm qua 101
Bảng 3.11 Kết quả khảo sát công tác đánh giá, tổng kết việc THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương thời gian qua 105
Bảng 3.12 Diện tích sàn nhà ở bình quân/người tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016- 2020 113
Bảng 3.13 Khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương 119
Bảng 3.14 Số đơn vị hành chính thuộc tỉnh tính đến ngày 01/01/2021 134
Bảng 3.15 Phân tích ma trận SWOT về THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương 152
Hình 4.1 Mối quan hệ của các đặc điểm thành phố thông minh 161
Bảng 4.1 Kết quả khảo sát giải pháp mà CQĐP và các chủ thể liên quan cần triển khai nhằm nâng cao chất lượng THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương 173
Bảng 4.2 Kết quả khảo sát về chính sách PTĐTBV tỉnh Bình Dương trong những năm qua đã tập trung vào các nhóm chính sách 176
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển đô thị bền vững (PTĐTBV) là xu thế và quy luật tất yếu của mọi quốc gia, đặc biệt những nước đang phát triển và Việt Nam là một trường hợp rõ nét, sinh động Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển, thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững (THCSPTĐTBV) ngày càng thu hút sự quan tâm của chính quyền đô thị ở nhiều quốc gia, nhất là đối với các nhà hoạch định chính sách, quản trị địa phương, phát triển đô thị (PTĐT), cũng như giới học thuật Khi thế giới đang ngày càng đô thị hóa nhanh, việc đạt được tính bền vững cho đô thị nhanh chóng trở thành mối quan tâm toàn cầu Hơn một nửa dân số thế giới hiện đang sống ở đô thị, dự báo vào năm 2050, cứ 10 người sẽ có 7 người sinh sống ở khu vực đô thị; và dân số đô thị toàn cầu sẽ tiếp tục tăng, với gần 90% sự gia tăng tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Phi - những nước đang phát triển và có nền kinh tế mới nổi [256; 166] Các đô thị là cực tăng trưởng, chìa khóa dẫn đến thành công kinh tế cho các quốc gia [203] Mặt khác, đô thị đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững vì chúng tạo ra 70% GDP toàn cầu, tiêu thụ gần 2/3 năng lượng của thế giới, và chiếm hơn 70% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu [264; 260] Do vậy, các xu hướng phát triển đô thị gắn liền với phát triển bền vững, tăng trưởng đô thị nhanh đòi hỏi cần có những chính sách, giải pháp, quản trị thông minh hơn Tuy nhiên, hầu hết các đô thị không có chiến lược tại chỗ đủ tiến bộ để thích nghi với sự gia tăng dân số không thể tránh khỏi xảy ra trên phạm vi toàn cầu Khi các đô thị tiếp tục phát triển, nhiều đô thị được mở rộng vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng, gây ảnh hưởng bất lợi Vì vậy, nỗ lực xây dựng, THCSPTĐTBV là một trong những chiến lược trọng tâm, xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Theo dõi sự phát triển đô thị dễ dàng nhận ra rằng, ngày càng có nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế được thành lập vì mục tiêu phát triển bền vững đô thị, tiêu biểu như Chương trình nghị sự đô thị (Urban Agenda), Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Liên hợp quốc (The UN’s 2030 Agenda for Sustainable Development), Chương trình Định cư Liên hợp quốc (UN-Habitat1) Nhìn chung, những chương trình này có sự đồng thuận và nỗ lực khá cao rằng, phát triển bền vững là một trong nhưng mục tiêu chính sách quan trọng nhất, phát triển công bằng, không thể thiếu nhằm tăng cường và thúc đẩy CSPTĐTBV của các quốc gia [270; 192; 194].
1 Là cơ quan của Liên hợp quốc về phát triển khu dân cư và ĐTBV.
Trang 12Theo đánh giá của World Bank (2011) quá trình chuyển đổi đô thị tại Việt Nam trùng hợp với sự chuyển đổi lớn trong quan điểm toàn cầu về PTĐTBV, cho nên bền vững sinh thái, bền vững kinh tế và bền vững xã hội phải đi cùng với nhau, vì con người và sự phát triển bền vững lâu dài của xã hội Theo đó, việc thực hiện chính sách (THCS) có tầm quan trọng thiết yếu đối với sự thành công chung của những nỗ lực và mục tiêu nêu trên, đặc biệt đối với chính quyền đô thị Ngay cả trong một bối cảnh chính trị lý tưởng, không có chính sách nào có thể thành công nếu việc thực hiện quy trình không phản ánh đầy đủ các ý định, mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách [149; 96; 190] Điều này cũng ngầm hiểu THCSPTĐTBV là vấn đề khó khăn, phức tạp Do vậy, các nhà lập kế hoạch và THCSPTĐT cần phải có ý thức về sự phức tạp [190].
Ở nhiều nơi trên thế giới, tăng trưởng đô thị đang diễn ra một cách nhanh chóng, bên cạnh những thành quả đạt được, những tác động và hạn chế của nó đối với xã hội, môi trường, chất lượng cuộc sống là điều hiển nhiên Để hạn chế những tiêu cực, kiểm soát và phát triển đô thị theo ý định của con người, nhiều đô thị trên toàn cầu đã đưa ra các chính sách, kịch bản, chương trình quản lý tăng trưởng đô thị khác nhau Tuy nhiên, việc hoạch định, THCS nhằm mang lại kết quả bền vững, đồng thời tạo cơ hội tăng trưởng là một nhiệm vụ khó khăn đối với chính quyền đô thị, nhà hoạch định chính sách và các chủ thể liên quan Do vậy, để PTĐTBV đòi hỏi cần phải quản lý, phát triển vững chắc hài hòa các vấn đề kinh tế, môi trường, xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị Tuy nhiên, vấn đề này không phải lúc nào cũng được chính quyền đô thị nghiên cứu, tuân thủ và thực hiện một cách bài bản; hoặc đã cố gắng nhưng vẫn trục trặc, hay thất bại Có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể, tư duy xây dựng chính sách đô thị chưa rõ ràng, có hệ thống; cách tiếp cận chính sách đô thị nặng tính hành chính; năng lực thực hiện chính sách yếu kém; năng lực quản lý và quản trị đô thị còn yếu, chậm đổi mới [3]; các nguồn lực hạn hẹp … Vấn đề này có thể được hạn chế, khắc phục phần nào bằng cách chúng được tư duy, phân tích, thảo luận và thực hiện bằng khoa học liên ngành chính sách công, đô thị học, kinh tế học, khoa học môi trường… vì đô thị vốn được xem là một hệ thống cấu trúc phức tạp; thực thể động, phức hợp, khoa học đa ngành và liên ngành.
Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương là địa phương đang trong quá trình đô thị hóa và tăng trưởng đô thị nhanh Tiến trình phát triển đô thị tỉnh Bình Dương đã làm thay đổi và chuyển biến mạnh mẽ của một địa phương từ một xã hội nông nghiệp - nông dân - nông thôn sang một xã hội công nghiệp - thị dân - đô thị Bên cạnh những thành quả đạt được, do phát
Trang 13triển đô thị nhanh, tỉnh Bình Dương đang phải đối mặt với những rào cản và thách thức trong PTĐT, đặc biệt trong THCSPTĐTBV, do vậy đòi hỏi chính quyền địa phương (CQĐP), cơ quan chuyên môn, và các chủ thể liên quan cần có chính sách và giải pháp khả thi hơn nhằm giúp PTĐTBV tỉnh Bình Dương [54; 58; 63; 223; 263; 88; 8] Tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên 2.694,43km2, chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích Đông Nam Bộ; gồm 09 đơn vị hành chính trực thuộc [16] Đô thị hóa tỉnh Bình Dương, đặc biệt trong khoảng một thập niên gần đây phát triển với tốc độ ngày càng nhanh và đã đạt được những thành tựu quan trọng, làm thay đổi và chuyển biến mạnh mẽ đời sống kinh tế - xã hội Song do mức độ đô thị hóa và tăng trưởng đô thị ngày một tăng nhanh đã đặt ra hàng loạt vấn đề như dân số cơ học tăng mạnh và phân bổ không đồng đều; hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị chưa theo kịp sự phát triển nhanh và năng động của địa phương; việc hoạch định và THCS về quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị ở một số địa phương trong tỉnh còn nhiều hạn chế, bất cập [83] Cơ chế, chính sách về huy động, thu hút các nguồn lực xã hội trong PTĐT còn gặp nhiều khó khăn; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ [84] Theo đó, đã xuất hiện các “căn bệnh đô thị” như ách tắc giao thông; ô nhiễm môi trường, phát triển mất cân đối, chưa thật sự bền vững đã, đang và sẽ là bài toán khó đặt ra cho tỉnh Bình Dương Để giải quyết những vấn đề này, giúp đô thị tỉnh Bình Dương phát triển bền vững, đòi hỏi quá trình tổ chức THCSPTĐTBV do tỉnh Bình Dương thực hiện cần được đầu tư nghiên cứu, phân tích, xem xét, thảo luận sâu sắc hơn nhằm giúp CQĐP, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và các chủ thể liên quan nắm bắt hiện trạng và nhận thức sâu sắc hơn về các yếu tố ảnh hưởng, thực trạng tham gia của các chủ thể trong quá trình triển khai THCSPTĐTBV, từ đó có chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng THCSPTĐT tỉnh Bình Dương một cách phù hợp, khoa học, đáp ứng xu thế hội nhập và phát triển Với những lý do nêu trên, tôi quyết
định chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình
Dương” làm đề tài nghiên cứu sinh chuyên ngành Chính sách công.
2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu2.1 Mục tiêu
Mục tiêu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương.
Trang 142.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện thành công luận án, có 04 nhiệm đặt ra như sau: (i) tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó phát hiện khoảng trống trong nghiên cứu; (i) xây dựng cơ sở lý luận về THCSPTĐTBV; (iii) khảo sát, đánh giá thực trạng THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương; (iv) đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao
Phạm vi nghiên cứu: (i) về không gian, trên địa bàn tỉnh Bình Dương; (ii) về thời gian, chủ yếu là giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm gần đây nhất (từ năm 20092 đến năm 2023); (iii) về nội dung, trọng tâm là thực trạng THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương Cụ thể là các nhóm chính sách cấu thành CSPTĐTBV, như: phát triển kinh tế; phát triển hạ tầng xã hội; phát triển hạ tầng kỹ thuật; bảo vệ môi trường; quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị.
4 Những đóng góp, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án4.1 Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã nỗ lực làm rõ và phong phú hơn cách tiếp cận, khung phân tích, phân tích ma trận SWOT, đặc biệt cơ sở khoa học và thực tiễn về THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương gắn với các bước, quy trình THCS, cũng như từng nhóm CSPTĐTBV, như: phát triển kinh tế; phát triển hạ tầng xã hội; phát triển hạ tầng kỹ thuật; bảo vệ môi trường; quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị.
Từ kết quả khảo sát, phân tích thực trạng THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương luận án đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương Luận án đã đề xuất một số định hướng và giải pháp THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương đáp ứng nhu cầu và xu thế phát triển hiện nay.
4.2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận án là công trình nghiên cứu về THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương; kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú, sáng tỏ, hình thành những luận cứ khoa học; cơ sở lý luận và thực tiễn THCSPTĐTBV và những định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng THCSPTĐTBV.
2 Lý do chọn năm 2009, vì đây là năm Quốc hội ban hành Luật Quy hoạch đô thị Đây là một trong những văn bản chính sách quan trọng nhất về đô thị.
Trang 15Luận án là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng đối với CQĐP các cấp; cơ quan chuyên môn và các chủ thể liên quan trong hoạch định và THCSPTĐT Luận án đồng thời là tài liệu phục vụ hữu ích cho công tác nghiên cứu và đào tạo về chính sách công; đô thị học; quản lý đô thị; quy hoạch vùng và đô thị; PTĐTBV và một số ngành khác có liên quan.
5 Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 04 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách phát triển đô thị bền
Trang 16Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Các công trình nghiên cứu về phát triển đô thị bền vững
Đô thị hóa và PTĐTBV là xu thế tất yếu đối với các nước phát triển và đang phát triển trong đó có Việt Nam [122; 166; 215; 257] và khi thế giới đang ngày càng đô thị hóa nhanh, việc đảm bảo tính bền vững cho các đô thị nhanh chóng trở thành mối quan tâm toàn cầu [256; 216] Thực tiễn đã chứng minh, không một quốc gia nào đạt mức thu nhập cao, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ mà không trải qua quá trình đô thị hóa Và hầu hết mọi quốc gia phải đạt tỷ lệ dân số đô thị tối thiểu 50% trước khi đạt được vị thế đầy đủ của một quốc gia có thu nhập trung bình và Việt Nam cũng đang đi trên con đường này [263; 216].
Thời gian gần đây, vấn đề PTĐTBV giữa lý luận và thực tiễn, cụ thể là cách tiếp cận; phương pháp luận; lý luận, thực tiễn và đối thoại chính sách; kinh nghiệm quốc tế về PTĐTBV được nhiều học giả Việt Nam nghiên cứu [87; 21; 41; 216] Cũng bàn về chủ đề này nhưng từ góc nhìn học thuật, lý luận và thực tiễn về chính sách đô thị và quản lý đô thị cũng được nhiều học giả đào sâu nghiên cứu [22; 115; 49; 70; 71; 67] Mô hình nào, lý thuyết nào cho trường hợp đô thị và phát triển đô thị Việt Nam là câu hỏi lớn được một số học giả trong nước quan tâm Nhiều tác giả đã giới thiệu một số mô hình đô thị, đồng thời cũng nỗ lực đưa ra những mô hình phát triển đô thị phù hợp cho một số địa phương ở Việt Nam sau khi phân tích thực trạng phát triển đô thị địa phương; đặc biệt từ kinh nghiệm, mô hình và lý thuyết phát triển đô thị một số quốc gia trên thế giới [52; 51; 143; 216; 215; 40; 86; 60].
Tại Việt Nam những năm gần đây, liên quan đến những nội dung nêu trên, có thể
đề cập một số công trình tiêu biểu sau: Tôn Nữ Quỳnh Trân và cộng sự (2002), Phát
triển đô thị bền vững; Võ Kim Cương (2013), Chính sách đô thị: Tầm nhìn bao quátvà hệ thống của nhà quản lý đô thị; Tôn Nữ Quỳnh Trân và cộng sự (2015), Đề tài 20năm đô thị hóa Nam Bộ - Lý luận và thực tiễn3; Lê Thanh Sang và cộng sự (2017), Đôthị hóa và phát triển đô thị bền vững Nam Bộ: Lý luận, thực tiễn và đối thoại chínhsách; Lê Hồng Kế (2019), “Phát triển hệ thống đô thị quốc gia bền vững trong thời kỳ
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”; Nguyen Quang Giai, Nguyen Kim Hai (2023), “Implementation of Sustainable Urban Development Policies: Suggestions for Vietnamese Urban Areas”.
3 Đề tài Nafosted.
Trang 17Nghiên cứu phát triển đô thị cụ thể của một địa phương trong Vùng Đông Nam Bộ cũng được một số học giả quan tâm Chẳng hạn, phát triển khu đô thị mới tại Thành phố Hồ Chí Minh được Phan Ngọc Tuấn (2015) khảo cứu qua luận án tiến sĩ,
Phát triển các khu đô thị mới tại Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững;
Nguyễn Văn Ngách (2020), luận văn thạc sĩ Thực hiện chính sách phát triển đô thị
trên địa bàn huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh hiện nay.
Bàn sâu về vấn đề quản trị và quản lý đô thị nhằm nỗ lực thúc đẩy phát triển đô thị nói chung và PTĐTBV Việt Nam nói riêng có thể điểm qua một số công trình tiêu
biểu sau: Nguyễn Đình Hương và cộng sự (2003), Giáo trình Quản lý đô thị, Võ KimCương (2013), Chính sách đô thị: Tầm nhìn bao quát và hệ thống của nhà quản lý đô
thị; Phạm Đi (2021), Quản lý đô thị và quản trị thành phố thông minh.
Trong tiến trình nhằm tiệm cận và đạt được mục tiêu PTĐTBV, việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế; đặc biệt cách tiếp cận, phương pháp luận về PTĐTBV là việc làm cần thiết không chỉ đối với Việt Nam mà còn với nhiều quốc gia đang đô thị hóa Vấn đề này đã được Đào Hoàng Tuấn (2008) phân tích và thảo luận qua công trình
Phát triển đô thị bền vững những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới [20]; Đỗ
Hoài Nam và cộng sự (2015) qua công trình Phát triển đô thị bền vững: các cách tiếp
cận phương pháp luận, liên ngành và thực tiễn [21].
Những năm gần đây, việc nghiên cứu, xây dựng tiêu chí đô thị bền vững dành được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền đô thị, cơ quan chuyên môn và giới nghiên cứu phát triển đô thị Tùy theo quan niệm; cơ sở lý thuyết và thực tiễn; bối cảnh, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng đô thị, quốc gia, khu vực sẽ có những tiêu chí khác nhau về phát triển đô thị bền vững Theo World Bank, thành phố bền vững cần được đánh giá dựa trên 04 tiêu chí: hai tiêu chí đầu vào và hai tiêu chí đầu ra Cụ thể: (i) tiêu chí đầu vào Quản lý nhà nước tốt (good governance), có nền hành chính công tốt, đặc biệt quy hoạch đô thị và thực hiện quy hoạch đô thị hiệu quả; tài chính lành mạnh (bankability), có thị trường vốn và thu hút được vốn trong và người nước lành mạnh;
(ii) tiêu chí đầu ra Cạnh tranh được (competitiveness) về kinh tế thích nghi với cơ chế thị trường hướng đến mục tiêu tăng trưởng; điều kiện sống tốt (liviability) trong môi trường tự nhiên, xã hội và nhân văn [5] Dựa vào nội hàm, mục tiêu và các thuộc tính của ĐTBV, có thể đề xuất các tiêu chí ĐTBV bởi các nhóm thuộc tính chung sau: (i) nhóm tiêu chí đô thị lành mạnh, (ii) nhóm tiêu chí đô thị hấp dẫn, (iii) nhóm tiêu chí đô thị an toàn, (iv) nhóm tiêu chí đô thị hiệu quả, công bằng [80; 71] Trong chuyên đề nghiên cứu về "Phân tích chính sách đô thị hóa trong quá trình đô thị hóa tác động đến phát triển bền vững ở Việt Nam" thuộc Chương trình Thiên niên kỷ 21 do UNDP tài
Trang 18trợ, đã đề xuất 10 nhóm tiêu chí bền vững trong quá trình đô thị hóa, bao gồm: quy hoạch vùng và đô thị; kinh tế đô thị; trình độ dân trí đô thị và nguồn nhân lực; trình độ quản lý quy hoạch và phát triển đô thị bền vững; dịch vụ đô thị; cơ sở hạ tầng xã hội đô thị; cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị; lồng ghép quy hoạch môi trường trong quy hoạch xây dựng đô thị; huy động cộng đồng tham gia công tác quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị; hợp tác, điều hành và quản lý xây dựng đô thị [37] Từ góc nhìn pháp lý, Thân Đình Vinh và Nguyễn Thị Bích (2022) cho rằng trong các văn bản pháp luật Nhà nước về phát triển đô thị ở Việt Nam, tiêu chí đánh giá kết quả phát triển đô thị được đề cập chưa đầy đủ, cụ thể mới chỉ có kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững mà chưa có tiêu chí cụ thể PTĐTBV cho Việt Nam [81].
1.2 Các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển đô thị bền vững
Thế giới ngày nay công nhận sâu sắc tầm quan trọng của đô thị hóa và PTĐTBV cũng như vai trò và trách nhiệm của chính phủ đối với các chính sách phát triển đô thị Đặc biệt chính sách quản lý giao thông đô thị, sử dụng đất, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế [262; 267; 257] Tuy nhiên, đây là những vấn đề lớn [229]; đòi hỏi nhiều thứ, trong đó cần có cách tiếp cận tổng hợp nhằm thu hút sự tham gia của tất cả các chủ thể liên quan đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau với một tâm thế: hiệp lực, trách nhiệm và rõ ràng [229; 166], vì mục tiêu, chương trình phát triển đô thị bền vững [223; 224; 54; 219].
Phát triển ĐTBV chú trọng đến lợi ích lâu dài của xã hội, do vậy THCS đô thị quốc gia là vô cùng quan trọng NUP là một công cụ quan trọng để đạt được sự phát triển ĐTBV với trách nhiệm chung giữa các quốc gia, khu vực Những thách thức đô thị hiện nay đã tạo nên sự nổi bật cho các NUP [224] NUP là một nỗ lực đầu tiên nhằm đánh giá tình trạng chính sách phát triển đô thị ở 150 quốc gia (năm 2018); 162
quốc gia (năm 2021) Báo cáo thường được xuất với tiêu đề chính như Global State of
National Urban Policy (tạm dịch Tình trạng toàn cầu về chính sách đô thị quốc gia)
[223; 224] đã cho thấy cách thức và hình thức NUP đã phát triển, thực hiện và giám sát trên toàn cầu Báo cáo đặt nền tảng vững chắc cho một phương pháp luận chung để theo dõi tiến trình của các NUP ở cấp độ toàn cầu, giám sát thực hiện Chương trình nghị sự đô thị mới và các mục tiêu phát triển bền vững, cũng như truyền cảm hứng cho việc hoạch định CSPTĐTBV dựa trên những bằng chứng thực nghiệm [223; 224].
Nguồn gốc của tăng trưởng đô thị và PTĐTBV là gì? Câu hỏi này nhận được sự quan tâm liên tục của chính phủ, chính quyền đô thị, các nhà hoạch định chính sách, và giới nghiên cứu trong nhiều thập kỷ [229; 268; 137] Vì vậy, nỗ lực xây dựng,
Trang 19PTĐTBV là một trong những chiến lược phát triển quan trọng của thế giới trong bối cảnh tăng trưởng đô thị nhanh, trong đó có Việt Nam [37; 62; 216; 215] Theo đó, tăng trưởng và phát triển kinh tế, PTĐT cần phải xem xét và lượng hóa các tác động về môi trường và xã hội [163] Chính sách và giải pháp nào thúc đẩy PTĐTBV luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam [263; 256; 166] Năm 1997, COM đã thông qua Chương trình Hướng tới một Chương trình Nghị sự đô thị EU (Towards an Urban Agenda in the European Union) nhằm xem xét tác động của các chính sách EU đến đô thị qua đó nhằm cải thiện, tích hợp chính sách phát triển đô
thị trên quy mô vùng Từ những nỗ lực ở trên, Khung hành động phát tiển đô thị bền
vững EU (Sustainable urban development in the European union: A framework foraction) được ra đời (1998) nhằm mục đích điều phối tốt hơn mục tiêu hành động của
cộng đồng đối với các vấn đề đô thị, được tổ chức theo bốn chính sách phụ thuộc lẫn nhau: tăng cường sự thịnh vượng kinh tế và việc làm ở các thị trấn và thành phố; thúc đẩy bình đẳng, hòa nhập và tái tạo xã hội ở các khu vực đô thị; bảo vệ và cải thiện môi trường đô thị: hướng tới tính bền vững của địa phương và toàn cầu; đóng góp vào quản trị đô thị tốt và trao quyền cho địa phương [143] Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đô thị là một thực thể phức hợp, “động”, phức tạp Và để phát triển bền vững đô thị đòi hỏi chính quyền đô thị, nhà hoạch định chính sách và các chủ thể liên quan cần hướng đến mục tiêu phát tiển cân bằng, hài hòa, hợp lý, giải quyết toàn diện các vấn đề về kinh tế đô thị - môi trường đô thị - xã hội đô thị nhằm nâng cao chất lượng sống và hạnh phúc cho người dân [164; 115; 37; 58] Điều quan trọng hơn, xây dựng chính sách phát triển đô thị hiệu quả là cả một vấn đề không đơn giản và thực hiện hiệu quả chúng lại là một trong những nhiệm vụ khó khăn đối với CQĐP các cáp; các nhà hoạch định chính sách và quản lý đô thị [229; 216].
Thực hiện chính sách có tầm quan trọng thiết yếu đối với sự thành công của chính quyền nói chung và chính quyền đô thị nói riêng Theo đó, THCS đòi hỏi cần phải phản ánh đầy đủ quy trình, ý định của nhà hoạch định chính sách, đặc biệt tạo được sự đồng thuận của người dân và xã hội [149; 223; 184] Theo Kotzebue (2016), một trong những mục tiêu chính sách mới mà EU đang nỗ lực hướng đến là thúc đẩy chính sách phát triển đô thị tổng hợp cần giải quyết mối quan hệ chính sách - tác nhân - địa điểm Ông nhấn mạnh, mục đích chính sách đô thị của EU không chỉ cải thiện chất lượng đô thị của các quốc gia thành viên mà còn là nơi hội nhập - kết nối và lan tỏa Do vậy, để hiểu biết sâu sắc về chính sách phát triển đô thị đòi hỏi cần hiểu khái niệm địa điểm4 -tác nhân có liên quan của chính sách [192; 216].
4 Khái niệm trung tâm của địa lý nhân văn.
Trang 20So với thế giới, đô thị Việt Nam có xuất phát điểm thấp nhưng tăng trưởng nhanh và chưa thật sự bền vững [166; 218; 219] Do vậy, nghiên cứu kinh nghiệm PTĐT của các quốc gia phát triển là những gợi mở và bài học cần thiết đối với Việt Nam Thời gian gần đây, đã có nhiều tổ chức, cơ quan quốc tế có uy tính nghiên cứu về vấn đề này OECD (2018) đã xuất bản một chuyên khảo đề cập về chính sách đô thị Việt
Nam, có tiêu đề Urban Policy Reviews: Viet Nam (tạm dịch Chính sách đô thị Việt
Nam) Bằng phương pháp đối sánh xuyên quốc gia kết hợp với cách tiếp cận cấu trúc hệ thống vào trong nghiên cứu chính sách phát triển đô thị đã đi đến một số kết luận và khuyến nghị đối với Việt Nam như sau: dân số đô thị Việt Nam tăng gấp đôi kể từ năm 1990, mức tăng 3%/năm, cao hơn mức trung bình của các nước Đông Nam Á (2,5%); đô thị hóa là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nhưng chúng phải được quản lý hiệu quả nếu muốn phát huy vai trò của các đô thị đối với sự tăng trưởng của quốc gia; Việt Nam cần có tầm nhìn thống nhất và đồng bộ về đô thị hóa; cách tiếp cận chính sách đô thị của Việt Nam nhấn mạnh nhiều vào phân loại và nâng hạng đô thị; cần xây dựng chính sách đô thị rõ ràng hơn; tăng nguồn cung nhà ở giá rẻ trên thị trường nhà ở chính thức, giải quyết tình trạng gia tăng nguồn cung nhà ở phi chính thức chất lượng thấp [223].
World Bank (2011), xuất bản công trình Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam, sử dụng
cách tiếp cận quy hoạch tổng thể, đặc biệt khung phân tích 5 chuyển đổi về: kinh tế, hành chính, dân số, không gian, phúc lợi đô thị Theo đó, một số phát hiện chính và đề xuất được World Bank nêu ra như sau: phát triển đô thị là xu thế tất yếu; hầu hết mọi quốc gia phải đạt mức độ đô thị hóa tối thiểu 50% trước khi đạt được vị thế đầy đủ của một quốc gia có thu nhập trung bình; tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam do Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội dẫn dắt; cách tiếp cận quy hoạch tổng thể hiện nay của Việt Nam không dựa trên bằng chứng thực nghiệm; quy hoạch đô thị và quản lý đô thị chủ yếu dựa vào nguyên tắc thiết kế tĩnh; cách tiếp cận chính sách đô thị nặng tính hành chính, phân loại và nâng hạng đô thị [263].
Công trình Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam đã nỗ lực xem xét, phân tích và đưa ra
bức tranh tổng quan về sự chuyển đổi đô thị ở Việt Nam diễn ra như thế nào Báo cáo đã nỗ lực tập trung vào 5 lĩnh vực có tính mẫu chốt, trọng tâm về phát triển đô thị trong bối cảnh của Việt Nam, và cũng khá tương thích và phù hợp cho trường hợp phát triển đô thị tại tỉnh Bình Dương Tuy nhiên, bên cạnh 5 lĩnh vực này, còn một số lĩnh vực khác cần được quan tâm và nghiên cứu hơn vì liên quan trực tiếp đến chính sách phát triển đô thị bền vững tại Bình Dương, cũng như các địa phương trong cả nước Cụ thể vấn đề lao động, việc làm; quản trị (quản lý nhà nước); y tế; giáo dục - đào tạo.
Trang 21Võ Kim Cương (2013), qua ấn phẩm Chính sách đô thị: Tầm nhìn bao quát và hệ
thống của nhà quản lý đô thị Tiếp cận chính sách đô thị theo hướng liên ngành, đa
ngành: kinh tế học, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và môi trường, đô thị học, công trình này đã đúc kết một số luận điểm chính sau: đô thị được xem như một cơ thể sống và để quản lý, PTĐTBV đòi hỏi các nhà quản lý, PTĐT cần có kiến thức và sự hiểu biết liên ngành, đặc biệt khoa học về đô thị; chính sách đô thị; bên cạnh đó, để hiểu rõ chính sách đô thị việc nghiên cứu nguồn gốc của chính sách là điều kiện cần thiết [115] Đây là công trình đầu tiên tại Việt Nam bàn về CSPTĐT theo hướng đa ngành và liên ngành, đặc biệt từ góc nhìn thể chế và quản trị nhà nước Cách tiệp cận sinh thái học đô thị, xem đô thị nư một cơ thể sống Do vậy để quản trị đô thị đòi hỏi nhà quản lý đô thị cần hiểu về cơ thể đô thị, những căn bệnh của đô thị như một vị bác sỹ hiểu được bệnh tình của bệnh nhân để có cách chữa trị phù hợp, hiệu quả Vai trò chính sách vĩ mô của Nhà nước là rất quan trọng đối với CSPTĐT của địa phương vì nhà nước quản trị xã hội thông qua pháp luật; điều này cũng đồng nghĩa quản lý đô thị phải dựa trên pháp luật liên quan Công trình là những đúc kết có tầm nhìn bao quát, hệ thống về đô thị và quản lý đô thị Nên đây có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho Bình Dương - một tỉnh đang phát triển đô thị nhanh, cận kề, và có sự ảnh hưởng mạnh từ thực tiễn phát triển đô thị Thành Hồ Chí Minh.
Làm thế nào áp dụng THCSPTĐTBV? Các học giả, các nhà hoạch định chính sách gần như đồng thuận rằng việc mở rộng và quản lý phát triển đô thị là rất quan trọng [213] Tuy nhiên, điều gây tranh cãi là liệu nó có nên được hạn chế hay khuyến khích [212] Hầu hết các quan điểm đều kêu gọi việc áp dụng các chính sách hướng tới việc đạt được “mở rộng ĐTBV” (sustainable urban expansion), “tăng trưởng thông minh” (smart growth) và “thành phố nhỏ gọn5” (compact cities) [238; 181] bằng cách tăng mật độ các thành phố hiện tại lên mức hợp lý, khuyến khích lấp đầy, tái sử dụng cơ sở hạ tầng và đất đai đã phát triển trước đó, thực hiện các quy định về phân vùng, đặt giới hạn tăng trưởng đô thị và các biện pháp bảo tồn đất đai [139; 254; 94; 246; 125] Bên cạnh đó, cần lưu ý thêm, trong tiến trình PTĐT, việc mở rộng không gian đô thị, “bành trướng đô thị” là điều không thể tránh khỏi đối với đô thị ở các nước phát triển và đang phát triển Theo đó, việc thực hiện các chính sách, giải pháp nhằm quản lý, kiểm soát chúng là một trong những giải pháp và chiến lược quan trọng; đặc biệt thúc đẩy và tăng cường phát triển kinh tế xanh, đô thị xanh [271; 172].
Điều kiện nào thúc đẩy THCSPTĐTBV luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với
chính quyền đô thị, các nhà quản trị địa phương và các bên liên quan Theo đó, bước
5 Là mô hình được đánh giá là khá tương thích với các tiêu chí của ĐTBV.
Trang 22đầu có thể liệt kê như sau: có lý thuyết vững chắc; mục tiêu rõ ràng; người lãnh đạo có năng lực; có sự đồng thuận cao; không mâu thuẫn với các chính sách công [135; 216]; xây dựng chỉ số đánh giá tổng hợp; mô hình hóa [196; 216] Nhiều nghiên cứu cho rằng, thực hiện thành công CSPTĐTBV là cả một vấn đề khó khăn, quá trình phát triển lâu dài, trong đó cần tập trung vào các nguyên tắc có tính quyết định sau: nguyên tắc địa điểm [224; 255; 216]; nguyên tắc tích hợp chính sách [192]; PTĐT theo quy luật khách quan [10]; liên kết vùng đô thị [156; 267]; tập trung vào việc THCS [149]; chính sách tài chính phù hợp [185]; thúc đẩy sự tham gia của các chủ thể liên quan trong thiết kế, phát triển và THCS đô thị [195; 148; 216; 141] Tuy nhiên cũng cần lưu ý, cách thực hiện tốt là chọn lọc chứ không phải toàn diện.
Tại Việt Nam, bên cạnh những ưu điểm đạt được về chính sách phát triển đô thị trong thời gian qua, có khá nhiều tổ chức và nhà nghiên cứu có sự đồng thuận rằng, phát triển đô thị Việt Nam còn nặng tính chủ quan, tư duy hành chính [264; 166] Cùng với đô thị xuất hiện theo diện rộng, nhiều đô thị cũng được nâng cấp từ loại nhỏ lên loại lớn hơn [166; 118] Tuy nhiên, hệ quả không mong muốn các đô thị khai thác những lỗ hổng trong hệ thống phân loại để nâng hạng đô thị Điều quan tâm hơn, những động thái này chủ yếu mang tính “hành chính” và không phải lúc nào cũng dựa trên kết quả hoạt động kinh tế và chức năng thực sự của đô thị [116].
Tại Bình Dương, những năm gần đây chủ đề PTĐT nói chung và PTĐTBV tỉnh Bình Dương nói riêng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan chuyên môn Ngày 19-20/4/2022 nhân kỷ niệm 25 năm tỉnh Bình Dương được tái lập, tỉnh Ủy tỉnh Bình Dương phối hợp với Hội đồng lý luận Trung ương, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản đồng tổ chức hội thảo “Tiếp nối truyền thống, tỉnh Bình Dương chặng đường ¼ thế kỷ - Thành tựu và triển vọng” Theo quan sát của chúng tôi, đây là hội thảo lớn nhất từ trước đến nay Tại hội thảo, có 4 chủ đề được thảo luận trong đó chủ đề Kinh tế - Phát triển đô thị6 được nhiều học giả thảo luận khá sôi nổi Tại chủ đề này, nhìn chung nhiều nghiên cứu cho rằng để PTĐTBV tỉnh Bỉnh Dương, CQĐP, cơ quan chức năng và các chủ thể liên quan cần tập trung giải quyết các nhóm chính sách về quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị [88; 8; 63]; chính sách kinh tế đô thị [65; 76].
Bàn sâu về chính sách và giải pháp thúc đẩy PTĐTBV tỉnh Bình Dương, một số nghiên cứu Nguyễn Quang Giải và cộng sự (2020; 2022) đã đề xuất: phát triển đô thị thông minh kết nối với đô thị đại học; phát triển hệ thống giao thông thông minh; bảo vệ môi trường, hướng đến nền công nghiệp sạch; phát triển hạ tầng xã hội [58; 217; 218; 62] Những nội dung này được nhận diện, phân tích và thảo luận qua một số công trình
Trang 23Tác giả Luận án là Tổ trưởng Tổ thư ký của Chuyên đề này.
Trang 24sau: Nguyễn Quang Giải (2020), “Đô thị hóa và phát triển bền vững đô thị Bình
Dương trong mối liên kết Vùng Thành phố Hồ Chí Minh” in trong (nhiều tác giả) Liên
kết phát triển vùng đô thị động lực Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai:Lý luận và thực tiễn; Nguyen Quang Giai, Tran Thanh Hanh (2022a), “Binh Duong
smart city development policy in the context of digital transformation”, Proceedings of
International Conference Governance in Digital Transformation; Nguyen Quang Giai,
Tran Thanh Hanh (2022b), “Sustainable Urban Development Policy in Binh Duong
Province”, The 7th SUD International Conference Future Cities - from chaotic to
strategic in connected systems.
Đặc biệt, để PTĐTBV tỉnh Bình Dương đáp ứng xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, một số nghiên cứu đã nỗ lực đề xuất một số chính sách, giải pháp về việc quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị Bình Dương theo hướng thông minh, bền vững cần được nghiên cứu, xem xét và đặt trong mối liên kết vùng đô thị - vùng đô thị động lực Đông Nam Bộ theo mô hình đa trung tâm, đa cực với nhiều hình thái hợp lý - kết hợp giữa đô thị nén, đô thị chuỗi và đô thị vệ tinh [56; 57; 58; 60; 61; 63] Những khuyến nghị này được rút ra từ những nghiên cứu cụ thể sau: Nguyễn Quang Giải (2018), “Đô thị hóa và mô hình phát triển bền vững đô thị Bình Dương”; Nguyễn Quang Giải (2018), “Từ thành phố thông minh đến thành phố bền vững: Nội hàm, đặc điểm và tiêu chí”; Nguyễn Quang Giải (2020), “Đô thị hóa và phát triển bền vững đô thị Bình
Dương trong mối liên kết Vùng Thành phố Hồ Chí Minh” in trong (nhiều tác giả) Liên
kết phát triển vùng đô thị động lực Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai:Lý luận và thực tiễn; Nguyễn Quang Giải (2022), chương sách “Tổng quan Đông Nam
Bộ và cơ sở lý luận nghiên cứu khu vực” in trong (nhiều tác giả) Đông Nam Bộ học
-Một số chủ đề căn bản; Nguyễn Quang Giải (2022), Mức sống dân cư Vùng ĐôngNam Bộ - Lý luận và thực tiễn (sách chuyên khảo); Nguyễn Quang Giải, Nguyễn Hải
Linh (2022), “Đô thị hóa bền vững tỉnh Bình Dương: 3 vấn đề cần quan tâm”, Kỷ yếu
hội thảo khoa học, Tiếp nối truyền thống, tỉnh Bình Dương chặng đường ¼ thế kỷ:
Thành tựu và triển vọng.
1.3 Các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển đô thị bềnvững
Trên cơ sở các nghiên cứu có liên quan, có thể đề cập các nhóm yếu tố ảnh hưởng khác nhau đến việc THCSPTĐTBV Tuy nhiên cũng cần lưu ý, việc thực hiện CSPTĐTBV là một quá trình kinh tế, chính trị, xã hội phức tạp, lâu dài, không thể trình bày dưới một nhóm, miền duy nhất [164] Nội dung các nhóm cụ thể như sau: (1) nhóm thể chế, chính sách Bàn về các yếu tố ảnh hưởng đến CSPTĐTBV ở khía cạnh
Trang 25môi trường đô thị, Chen (2021); Polk (2011) cho rằng việc xây dựng năng lực thể chế, áp dụng chính sách có thể làm tăng cường thực hiện các chính sách ĐTBV; trong khi Dassen và cộng sự (2013) nhấn mạnh đến năng lực của chính phủ, sự nỗ lực của tập thể và chuyển đổi hành chính và xã hội [140; 232; 145; 64] Prado và cộng sự (2010), cho rằng, việc thực hiện PTĐTBV chịu ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị Mặt khác, có mối quan hệ trực tiếp đáng kể giữa tính bền vững của đô thị và hoạt động kinh tế của đô thị [234] Họ nhấn mạnh rằng, việc theo đuổi thực hiện mục tiêu chính sách phát triển bền vững chứa đầy xung đột do những quyết định chính trị phức tạp cần thiết để theo đuổi và cân bằng ba mục tiêu bảo vệ môi trường, công bằng xã hội và phát triển kinh tế [207; 241; 242] Cùng quan điểm với Prado và cộng sự (2010), Bavetta và Padovano (2000) đã phát hiện các chính trị gia là những tác nhân chính trong việc ra quyết định về sự phát triển tương lai của một thành phố [13]; (2) nhóm công nghệ thông tin Thực hiện mục tiêu PTĐTBV bằng cách kết nối các chính sách bền vững và thực hành quy hoạch đô thị thông qua công nghệ thông tin là một trong những vấn đề cần quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay Những nội dung này được phân tích và thảo luận trong ấn
phẩm Implementing SDG11 by connecting sustainability policies and urban planning
practices through ICTs Công trình này đề cập về những lợi thế của sử dụng công nghệ
thông tin trong hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là SDG117
[185]; (3) nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội Trên cơ sở phân tích những thất bại và thành công về mô hình THCS phát triển đô thị, nhóm nghiên cứu Meter và Horn (1975) đã đúc kết và rút ra các nhóm yếu tố (các biến độc lập) có ảnh hưởng và quyết định quan trọng đối với thực hiện chính sách [208] Theo đó, để thực hiện thành công CSPTĐTBV là cần cung cấp một số công cụ và nguồn lực tài chính nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên EU [192]; (4) nhóm hệ giá trị Quan niệm nhóm này cho rằng, CSPTĐTBV có thể thực hiện hiệu quả nếu: đạt được sự đồng thuận; phương pháp đánh giá tiến bộ; chính sách phát triển ĐTBV hợp lý [249] Bên cạnh đó, phát triển lãnh đạo, giáo dục công đồng và học tập chính sách cần được tích hợp trong chương trình nghị sự nhằm giúp hiện thực hóa việc thực hiện CSPTĐTBV [188; 206].
Tùy vào chế độ chính trị, quy định của hiến pháp, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia mà số lượng, chủ thể và vai trò của các chủ thể trong quá trình THCS công sẽ khác nhau Tuy nhiên, vai trò, chủ thể Nhà nước là quan trọng nhất [31; 39; 47] Theo Lê Như Thanh và Lê Văn Hòa (2016), chủ thể THCS công có thể phân
7 SDG11 là một trong những mục tiêu chính của Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững Mục tiêu cụthể được giải quyết theo tài liệu này: “Đến năm 2030, tăng cường đô thị hóa bao trùm, bền vững và năng lực lậpkế hoạch và quản lý định cư con người có sự tham gia, tích hợp và bền vững ở tất cả các quốc gia”.
Trang 26thành các nhóm chính sau: chủ thể chịu trách nhiệm THCS công; chủ thể tham gia là các đối tác ngoài nhà nước; chủ thể tham gia là đối tượng thụ hưởng chính sách [39] Theo Lê Vinh Danh (2001) ở Hoa Kỳ, có 5 nhóm chủ thể tham gia THCS công: các cơ quan chuyên trách của Chính phủ; các thành viên của Quốc hội; hệ thống tòa án; các tổ chức lợi ích; đối tượng hưởng lợi của chính sách [47].
Bossuyt và Savini (2018) cho rằng, đảng chính trị là yếu tố then chốt trong THCS phát triển đô thị cũng như các chương trình nghị sự toàn cầu về đô thị [133] Đồng quan điểm với Bossuyt và Savini, nhóm nghiên cứu Miller và Mo¨ssner (2020), dựa trên nghiên cứu thực nghiệm đối sánh được thực hiện ở các vùng đô thị Freiburg, Đức, và Calgary, Canada, đã cho thấy rằng, dù có sự khác biệt đáng kể về quy mô và lịch sử phát triển, cả hai thành phố đều thể hiện một ngắt kết nối với bối cảnh khu vực của họ liên quan đến các CSPTĐTBV và chính trị Ở cả hai vùng đô thị, nhà nước thông qua quyền lực chính trị của mình - thường vẫn là chủ thể quyết định quan trọng nhất đối với chính sách công nói chung cũng như thực hiện CSPTĐTBV nói riêng [209].
Tại Việt Nam, trên phương diện phổ quát, theo Hồ Việt Hạnh (2021; 2023), chủ thể chính sách công là Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam Tại Việt Nam, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ Nên chủ thể chính sách công cao nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam [31; 32] Theo cách hiểu và góc nhìn đó, chủ thể Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng đối THCSPTĐTBV là vô cùng quan trọng Tuy không bàn trực tiếp về chủ thể và thiết chế chính trị đối với THCS đô thị, nhưng theo Trịnh Duy Luân (2009), xã hội đô thị và xã hội chính trị có mối quan hệ mật thiết Quá trình chính trị có tầm quan trọng đặc biệt về mặt chính sách công vì nó là một trong những yếu tố quyết định chủ yếu mức độ hưởng thụ quyền lợi, nghĩa vụ của từng nhóm xã hội [90].
Howlett và cộng sự (2009) đã xác định vai trò các tác nhân tham gia vào quá trình thực hiện chính sách, gồm: công dân, các tổ chức bán chính phủ [88] Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước khác như tòa án, hội đồng kháng cáo, các phiên điều trần công cộng, các ban cố vấn chuyên ngành và các ủy ban cũng tham gia vào việc thực hiện chính sách Cùng quan điểm với Howlett và cộng sự về vai trò của công dân trong THCSPTĐTBV, theo Nguyễn Quang Giải (2017), cộng đồng dân cư vừa là đối tượng của chính sách, đồng thời là chủ thể tham gia có trách nhiệm vào quá trình thực hiện chính sách Tại Việt Nam, thực tế cho thấy sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển đô thị ngày càng được quan tâm [16] và đã được ấn định trong các văn bản pháp lý, quản lý Nhà nước Vai trò và sự tham gia của họ khá đa dạng trong nhiều khâu, ở những giai đoạn khác nhau trong công tác THCSPTĐT, cụ thể như đóng góp ý
Trang 27kiến trong: công tác xây dựng văn bản về chính sách phát triển đô thị, quy hoạch đô thị; đầu tư phát triển đô thị; công tác quản lý đô thị; điều hành của bộ máy quản lý đô thị liên quan [74; 42; 53; 67; 55].
Kinh nghiệm cho thấy, hầu như các nước đang phát triển, một mình chính phủ thường không đủ mọi nguồn lực cho phát triển đô thị, vì vậy sự tham gia của người dân, của cộng đồng dân cư vào trong tiến trình xây dựng và PTĐTBV là xu hướng tất yếu [203; 55] Vì suy cho cùng, mục tiêu của chính sách PTĐT, cũng như hầu như mọi chính sách công là vì con người; phục vụ lợi ích cộng đồng, vì cuộc sống hạnh phúc, no ấm của mọi tầng lớp dân cư Vì mục đích này, nên ngày càng có nhiều chủ thể liên quan cùng tham gia vào quá trình THCS công, chính sách phát triển đô thị Nhấn mạnh tầm quan trọng, vai trò chủ thể từ các tập đoàn đặc biệt tại các nước đang phát triển, Anita Kiamba (2012) khuyến cáo nên thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc huy động các nguồn lực THCSPTĐTBV, cũng như việc giám sát chúng [191].
Thực hiện chính sách phát triển đô thị thông minh (smart city) là một trong những mô hình đô thị đang được nghiên cứu, áp dụng tương đối rộng rãi ở nhiều quốc gia trong thời gian gần đây Tại Việt Nam, bàn về đô thị thông minh không thể không nhắc đến tỉnh Bình Dương Đô thị thông minh được hiểu và tiếp cận dưới nhiều góc độ, cách tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, đô thị thông minh thường được thừa nhận và đề cập xoay quanh 3 trụ cột chính: công nghệ - technology; con người - human; thể chế - institutional [57; 217; 218] Về bản chất, một số tác giả cho rằng đô thị thông minh khá đồng nhất ĐTBV - nhằm hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho các thế hệ người dân, đảm bảo sự phát triển bền vững cho đô thị nhằm mục triêu cuối cùng vì con người - công bằng, hạnh phúc, sống tốt và tính bền vững [38; 37; 56; 57] Để có được các đô thị thông minh, ngoài ý chí của chủ thể chính sách tạo ra đô thị thông minh, ý chí lãnh đạo của Nhà nước [38] còn có sự chung tay của các chủ thể liên quan đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách; nhà quản lý, quy hoạch phát triển đô thị.
Thời gian gần đây, EU đã không ngừng nỗ lực nhằm đạt được chiến lược phát triển đô thị theo nghĩa “thông minh” cho các đô thị trong khu vực [137; 222] Để thực hiện CSPTĐTBV mang lại hiệu quả thì việc nghiên cứu đô thị thông minh nói chung; khung phân tích chính sách, nội dung của thực hiện mô hình đô thị thông minh nói riêng ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều học giả, chính quyền đô thị, và nhà hoạch định chính sách Một số nội dung liên quan chủ đề này, có thể đề cập như sau:
Kundu và cộng sự (2020) xuất bản công trình Developing National Urban
Policies: Ways Forward to Green and Smart Cities Cuốn sách, thảo luận và phân tích
Trang 28các nỗ lực chính sách phát triển đô thị quốc gia trong quá khứ và đang diễn ra trên toàn cầu, đặc biệt sự dẫn đường cho các thành phố xanh và thông minh Công trình này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách làm việc về phát triển đô thị trên toàn thế giới [193; 194] Nhiều nghiên cứu cho rằng, để đạt được mục tiêu phát triển ĐTBV, việc THCS phát triển đô thị thông minh đã và đang là một trong những chính sách và giải pháp được nhiều chính quyền đô thị và quốc gia quan tâm nghiên cứu trong đó có Việt Nam [204; 223; 137; 121; 217; 218].
Mỗi đô thị có những chiến lược, tiêu chí phát triển đô thị dựa vào thế mạnh của mình Từ kinh nghiệm thực tiễn xây dựng đô thi thông minh ở EU, Manville và cộng
sự (2014) trong công trình Mapping Smart Cities in the EU đã đề xuất 6 đặc điểm
chính của một đô thị thông minh, bao gồm: nền kinh tế thông minh - smart economy, quản trị thông minh - smart governance, cuộc sống thông minh - smart living, giao thông thông minh - smart mobility, môi trường thông minh - smart environment, người dân thông minh - smart people [204] Sáu đặc điểm này được cấu thành và tích hợp trong ba nhóm trụ cột chính: công nghê technology; con người human; thể chế -institutional [188; 57; 217; 218].
Cùng bàn về khung phân tích THCS phát triển đô thị thông minh, nhưng mô hình của U4SSC (2017) có phần đơn giản và ít thành tố hơn so với mô hình của Manville và cộng U4SSC cho rằng, trước khi thực hiện khát vọng thành phố bền vững và thông minh toàn cầu trong SDG 11 (và NUA), cần có một khuôn khổ hiệu quả, cũng nhu các biện pháp can thiệp dựa trên công nghệ và được đo lường thông qua KPI8 Các KPI này sẽ là cơ sở để thiết lập các tiêu chuẩn trong tương lai [137] Caragliu và cộng sự (2009) cho rằng: hiệu quả hoạt động của đô thị hiện nay không chỉ phụ thuộc vào sự ưu đãi của thành phố về cơ sở hạ tầng cứng, mà còn phụ thuộc vào sự sẵn có và chất lượng của truyền thông tri thức và cơ sở hạ tầng xã hội Bên cạnh đó, sự hiện diện của tầng lớp chuyên gia sáng tạo, chất lượng nguồn nhân lực và sự quan tâm tận tình đến môi trường đô thị, trình độ giáo dục, khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin trong hành chính công đều có mối tương quan thuận với sự giàu có của đô thị [137; 131; 167] Những phát hiện thú vị này - có thể là những gợi mở và kinh nghiệm hữu ích cho trường hợp Việt Nam Nhìn chung, giữa Caragliu và cộng sự (2011) và nhiều học giả Việt Nam có cùng quan điểm rằng cấu trúc đô thị gồm hai phần: hạ tầng xã hội đô thị; và hạ tầng kỹ thuật đô thị Theo đó, hạ tầng xã hội, đặc biệt vốn con người - một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của THCS phát triển đô thị Đóng góp quan trọng của Caragliu và cộng sự được thể hiện trên cả hai phương diện: phương
8 Các chỉ số hiệu suất chính.
Trang 29pháp và xây dựng chính sách [137] Bên cạnh những vấn đề nêu trên, để thực hiện thành công chính sách phát triển đô thị thông minh bền vững không thể thiếu yếu tố công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT), đặc biệt trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số như hiện nay Các chức năng CNTT-TT trong thiết kế cho “sự thông minh hai chiều” là một trong những công cụ giám sát cũng như đánh giá kết quả thực hiện chính sách và mục tiêu phát triển bền vững [137].
1.4 Đánh giá tổng quan về các công trình nghiên cứu và vấn đề đặt ra choluận án cần tiếp tục nghiên cứu, phát triển
Từ kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án, bước đầu cho thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về THCS công; PTĐTBV; CSPTĐTBV; và THCSPTĐTBV, được công bố bởi các học giả, nhà nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức chuyên môn trong và ngoài nước Những công trình nghiên cứu này đã nỗ lực phân tích, thảo luận và đưa ra một số chính sách, giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả THCSPTĐTBV cũng như những gợi mở cần được quan tâm trong việc xây dựng, hoạch định, tổ chức và THCSPTĐTBV, đô thị thông minh nhằm nâng cao, phục vụ đời sống của con người, cộng đồng, xã hội, và quốc gia ngày một tốt và chất lượng hơn; thúc đẩy, phát triển và dịch chuyển đô thị, xã hội theo hướng bền vững Kết quả cụ thể là:
Thứ nhất, về phương diện lý luận và thực tiễn THCS công, CSPTĐTBV Nhìn
chung nhiều học giả và tổ chức quốc tế đã nỗ lực phân tích, thảo luận, khái quát hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn then chốt liên quan về: các mô hình lý thuyết THCS công; quy trình chính sách công [175; 31; 228]; các yếu tố ảnh hưởng [46; 48; 43], quyết định sự thành công hoặc thất bại của THCS công [241; 247; 248]; cái thuật ngữ về CSPTĐTBV; lý luận và luận giải về các điều kiện và nguyên tắc thúc đẩy THCSPTĐTBV; các giải pháp và chính sách thúc đẩy phát triển ĐTBV Nhận diện, thảo luận về thực trạng phát triển đô thị, chính sách và giải pháp PTĐTBV ở Việt Nam và tỉnh Bình Dương Các công trình nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng, quý giá cho luận án kế thừa, khai thác, vận dụng và phát triển trong thiết kế và thực hiện luận án Tuy nhiên, trên cơ sở tổng quan đã cho thấy, vẫn còn một số khoảng trống về lý luận và thực tiễn CSPTĐTBV Cụ thể, một số vấn đề chỉ mới được đề cập và bàn luận chung chung, sơ sài; một số nội dung chưa được đề cập, làm sáng tỏ hay đào sâu chẳng hạn như: nội hàm; mục tiêu; nội dung CSPTĐTBV, đặc biệt các nhóm nội dung của CSPTĐTBV.
Thứ hai, về phương diện lý luận và thực tiễn THCSPTĐTBV, đô thị thông minh.
Tương tự như nội dung thứ nhất được trình bày ở trên, ở chủ đề này, đã được nhiều
Trang 30nhà nghiên cứu và các tổ chức có liên quan xem xét, phân tích, đánh giá, luận bàn, làm sáng tỏ về mặt lý luận và chỉ đạo thực tiễn về: các yếu tố ảnh hưởng đến THCSPTĐTBV; vai trò của các chủ thể trong THCSPTĐTBV; thúc đẩy THCSPTĐTBV tại Việt Nam; THCS phát triển đô thị thông minh; khung phân tích, các yếu tố ảnh hưởng THCS phát triển đô thị thông minh Kết quả tổng quan này là nguồn tài liệu quan trọng, đa dạng, phong phú để nghiên cứu sinh tham khảo, áp dụng vào trong thiết kế và triển khai thực hiện nghiên cứu Đây là một trong những nội dung quan trọng, liên quan trực tiếp đến luận án Tuy nhiên, kết quả tổng quan tài liệu đã phần nào cho thấy còn một số: nội dung; khái niệm; quy trình; các bước; hình thức … của THCSPTĐTBV, đô thị thông minh chưa được phân tích một cách toàn diện và đầy đủ, đặc biệt còn thiếu vắng các công trình nghiên cứu về THCSPTĐTBV.
Thứ ba, về vai trò của đô thị và chính sách đô thị Kết quả tổng quan đã cho thấy
vai trò, vị thế của đô thị đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội là rất lớn Theo đó, tương lai của thế giới nằm ở các đô thị và phát triển đô thị là xu thế phát triển tất yếu, khách quan đặc biệt đối với các nước đang phát triển và Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng là những trường rõ nét Theo đó, đô thị, phát triển đô thị có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, đô thị Việt Nam có xuất phát điểm thấp nhưng tăng trưởng nhanh, phát triển tự phát, tư duy phát triển đô thị còn nặng tính hành chính, duy ý chí và chưa thật sự bền vững Do vậy, các xu hướng đô thị hóa gắn liền với phát triển bền vững, tăng trưởng đô thị nhanh đòi hỏi cần có những chính sách, giải pháp, quản trị thông minh hơn đặc biệt với một quốc gia đang phát triển, đang trên con đường đô thị hóa nhanh như tỉnh Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung Mặt khác, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về phát triển đô thị ở tỉnh Bình Dương Tuy nhiên, theo tìm hiểu của nghiên cứu sinh, hiện chưa có một công trình nào nghiên cứu về THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương Do vậy, việc thực hiện luận án này tại một tỉnh năng động, phát triển kinh tế mạnh, tăng trượng đô thị nhanh nhất ở phía Nam là việc làm cần thiết có ý nghĩa lý luận và chỉ đạo thực tiễn.
Trên cơ sở đánh giá tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài, bước đầu nghiên cứu sinh nhận thấy rằng những vấn đề sau đây cần được tiếp tục đào sâu nghiên cứu, bổ sung, phát triển vào trong thực hiện luận án này.
Về cơ sở lý luận, một số nội dung chính luận án cần tiếp tục đào sâu, nghiên cứu
và làm sáng tỏ: cần đưa ra được xác đáng nội hàm khái niệm THCSPTĐTBV; phân tích, lý giải và chỉ ra được nội dung, các nhóm nội dung của CSPTĐTBV; xác định và chỉ rõ vai trò các chủ thể THCSPTĐTBV cũng như nhận diện và xác định được mục
Trang 31tiêu THCSPTĐTBV Kế thừa, khai thác, vận dụng và phát triển có hiệu quả về cơ sở lý luận và thực tiễn các mô hình lý thuyết; các yếu tố ảnh hưởng đến THCSPTĐTBV; gắn với bối cảnh, điều kiện, tình hình thực tế các yếu tố ảnh hưởng cụ thể của tỉnh Bình Dương.
Về vấn đề thực tiễn, luận án cần nỗ lực giải quyết có hiệu quả một số vấn đề thực
tiễn chính sau đây: tiến hành nghiên cứu, khảo sát hiện trạng CSPTĐTBV tỉnh Bình Dương để nắm bắt mức độ quan tâm, nhận thức, nội dung chính sách, thể chế, quá trình tổ chức thực hiện, các nguồn lực thực hiện, cơ chế phối hợp giữa các chủ thể CSPTĐTBV tỉnh Bình Dương; nhận diện và xác định những vấn đề thực trạng trong THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương; những kết quả đạt được và hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân; điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương trên cơ sở đó đề xuất giải pháp khắc phục; định hướng và đề xuất giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương.
Tiểu kết chương 1
Tại chương 1, trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về THCS công; PTĐTBV; CSPTĐTBV; THCSPTĐTBV; luận án đã chỉ ra những kết quả đạt được của các công trình liên quan đến đề tài mà các tác giả đi trước đã dày công nghiên cứu Kết quả tổng quan nghiên cứu đã giúp nghiên cứu sinh có cơ sở và nền tảng lý thuyết vững chắc, đồng thời nhận diện, tìm ra được các vấn đề cần tiếp tục đào sâu nghiên cứu, phát triển về lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng khung phân tích, cơ sở lý luận và thực trạng triển khai THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương đối với các chương tiếp theo Đồng thời nỗ lực vạch ra một số định hướng và giải pháp THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương khả thi, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập hiện nay.
Trang 32Luận án đã vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành trong đó chủ yếu Chính sách công; Đô thị học; Xã hội học; Kinh tế học cũng như cách tiếp cận hệ thống Theo đó vấn đề THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương đã được xem xét, phân tích, thảo luận trong mối quan hệ THCSPTĐTBV cả nước, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; Vùng Đông Nam Bộ; Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Hướng tiếp cận luận án theo quan điểm cấu trúc hệ thống; kết hợp cách tiếp cận từ trên xuống, dưới -lên và kết hợp cả hai; đối chiếu, so sánh để nhận diện, mô tả khách quan, toàn diện, hệ thống nhằm đưa ra định hướng và giải pháp THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương Luận án đã vận dụng Lý thuyết hệ thống đô thị (Urban systems theory) trong tiếp cận, nhận diện, phân tích và thảo luận THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương trong thời gian qua Bên cạnh đó, các khía cạnh, yếu tố và nguyên tắc của phát triển đô thị bền vững; các bước/ quy trình, nội dung của THCSPTĐTBV cũng được nghiên cứu sinh vận dụng, triển khai vào trong luận án này.
Lý thuyết hệ thống đô thị (Urban systems theory) Theo quan điểm chung nhất, lý
thuyết hệ thống đô thị cho rằng, các đô thị là một hệ thống, mỗi đô thị là một tiểu hệ thống, một hệ thống đô thị là một mạng lưới nơi đô thị phụ thuộc vào nhau [130; 272 123] Theo đó, giữa các tiểu hệ thống đô thị luôn có mối quan hệ biện chứng, phụ thuộc vào nhau Hoặc nói cách khác, sự tồn tại và phát triển của mỗi một đô thị “tiểu hệ thống đô thị” sẽ tác động, ảnh hưởng, quyết định đến sự tồn tại, phát triển của đô thị khác Lý thuyết hệ thống đô thị cung cấp một phương tiện phát triển tốt về mặt lý thuyết và mạnh mẽ về mặt kinh nghiệm, đặc biệt để thực hiện các nghiên cứu, phân tích định lượng về đô thị; cũng như đối sánh hệ thống đô thị xuyên quốc gia [130; 272] Những lời giải thích cho hệ thống đô thị ổn định vẫn không hoàn hảo và có lẽ chính xác hơn nó là vấn đề bí ẩn; nhưng trong lĩnh vực chính sách công, phân tích hệ thống đô thị được sử dụng rộng rãi để quy hoạch và phát triển đô thị [266] Vấn đề cần quan tâm hơn, tại các đô thị lớn, nơi có sự bành trướng đô thị nhanh, thiếu kiểm soát, áp lực của tăng trưởng đô thị vượt xa năng lực lập kế hoạch của CQĐP, các hạn chế đối với các thành phố tự trị và quản trị đô thị đã đặt ra tính cấp thiết về các chính sách
Trang 33và giải pháp liên kết hệ thống các đô thị; nhận diện và giải quyết các vấn đề đô thị bằng tư duy và xem xét một cách có hệ thống [37]; liên ngành và đa ngành.
Việc vận dụng Lý thuyết hệ thống đô thị nhằm giúp nghiên cứu sinh tiếp cận, phân tích và khám phá việc THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương được tư duy, nhận diện, phân tích và luận giải trong mối tương quan, bối cảnh của một chỉnh thể hệ thống đô thị Bên cạnh đó, việc THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương cũng được xem xét, phân tích, đánh giá trên 05 tiểu hệ thống “5 khía cạnh/tiêu chí” phát triển bền vững đô thị: kinh tế - môi trường - xã hội - hạ tầng kỹ thuật - quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị Tương tự, với cách tiếp cận và tư duy của Lý thuyết hệ thống đô thị, theo đó quy trình THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương cũng lần lược được trình bày, phân tích, thảo luận và đánh giá theo từng quy trình/từng bước “từng tiểu hệ thống” THCS.
2.2.2 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Luận án được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi then chốt sau:
Câu hỏi 1 Việc tổ chức THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương đã và đang diễn ra như thế nào?
Câu hỏi 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương? Câu hỏi 3 Liệu CSPTĐTBV ở tỉnh ở Bình Dương có tính đến các yếu tố mới: “kinh tế tuần hoàn”, “kinh tế xanh” và “thành phố thông minh”?
Câu hỏi 4 Làm thế nào để nâng cao chất lượng THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương?
Luận án được thực hiện nhằm kiểm chứng cho 04 giả thuyết sau:
- Giả thuyết 1 Việc THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương chịu tác động, ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định quan trọng Để kiểm chứng Giả thuyết 1, kết quả nghiên cứu của luận án cần chỉ ra được những yếu tố tác động, những ảnh hưởng khách quan (môi trường bên ngoài) và chủ quan (môi trường bên trong) đến quá trình THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương Đồng thời chứng minh được, yếu tố chủ quan giữ vai trò ảnh hưởng quan trọng.
- Giả thuyết 2 Quy trình THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương cơ bản được triển khai đồng bộ và nhịp nhàng, tuy nhiên ở từng bước, từng nội dung còn nhiều vấn đề cần tiếp tục được hoàn thiện Để kiểm chứng Giả thuyết 2, kết quả nghiên cứu của luận án cần xác định, phân tích và chứng minh được quy trình THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương được triển khai một cách đảm bảo, đồng bộ, nhịp nhàng Bên cạnh đó, cũng cần làm sáng tỏ và chỉ ra được các nội dung còn hạn chế và cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện.
Trang 34- Giả thuyết 3 Chính sách phát triển đô thị bền vững tỉnh Bình Dương còn chưa tính đến các yếu tố mới: “kinh tế tuần hoàn”, “kinh tế xanh” và “thành phố thông minh” Để kiểm chứng Giả thuyết 3, kết quả nghiên cứu của luận án cần nhận diện, phân tích và chứng minh được CSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương trong thời gian qua chưa chú ý và quan tâm đến các yếu tố mới như: “kinh tế tuần hoàn”, “kinh tế xanh” và “thành phố thông minh”.
- Giả thuyết 4 Để nâng cao hơn nữa chất lượng THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương đòi hỏi chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn cần đề ra được một số định hướng và giải pháp phù hợp, khả thi trong THCSPTĐTBV cho địa phương Để kiểm chứng Giả thuyết 4, kết quả nghiên cứu của luận án cần nỗ lực phân tích, thảo luận và rút ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương trong thời gian vừa qua, từ đó vạch ra một số chiến lược, định hướng và giải pháp THCSPTĐTBV phù hợp, khả thi cho địa phương trong thời gian tới.
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp định lượng Để thu thập ý kiến của những người có liên quan, có sự am hiểu nhất định và có khả năng trả lời tốt các câu hỏi trong Phiếu khảo sát định lượng Luận án đã khảo sát mẫu bằng bản hỏi định lượng đối với công chức, viên chức hiện đang công tác có liên quan đến THCSPTĐT trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Bằng phương pháp chọn mẫu phi xác xuất (non-probability sampling) Cụ thể, chọn mẫu thuận tiện kết hợp với mẫu mục đích cùng với các chỉ tiêu và điều kiện như được trình bày ở trên Theo đó, tổng mẫu đã khảo sát là 330 người (330 phiếu) (10% phiếu dự phòng) được phân bổ tương đối đồng đều theo chỉ tiêu và điều kiện sau: (1) 03 cấp hành chính: Cấp xã; huyện và tỉnh; (2) 03 khu vực: 3 khu vực - ứng với/đại diện cho 3 mức độ đô thị hóa và phát triển đô thị: cao (khu vực phía Nam), trung bình (khu vực Trung tâm) và thấp (khu vực phía Bắc) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Kết quả các phiếu khảo sát được thu về, tiến hành làm sạch và lựa chọn ra 300 phiếu hợp lệ để nhập liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 Kết quả nhập liệu được xử lý bằng SPSS 20.0 Các bảng tần số; bảng chéo; các đại lượng thống kê mô tả … ; kỹ thuật phân tích đơn biến, đa biến … đã được tác giả của luận án sử dụng Kỹ thuật
thiết kế phiếu khảo sát Thứ nhất, cơ sở thiết kế câu hỏi Căn cứ vào mục đính, nhiệm
vụ nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu; giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu, Tác giả của luận án đã thiết kế Phiếu khảo sát có độ dài khoảng 12 trang A4 đánh máy; gồm 41 câu hỏi nhằm thu thập dữ liệu phục vụ cho Luận án với các nhóm nội dung chính sau (1) nhận thức chung về PTĐTBV (02 câu hỏi); (2) thực trạng thực hiện CSPTĐTBV tỉnh Bình Dương (25 câu hỏi); (3) giải pháp nâng cao chất lượng
Trang 35THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương (06 câu hỏi); (4) thông tin chung (07 câu hỏi) Thứ
hai, loại câu hỏi và thang đo Tùy theo nội dung thông tin cần thu thập cho từng câu
hỏi đã có cách thiết kế phù hợp Cụ thể thiết kế cho câu hỏi có 01 lựa chọn (câu hỏi loại suy); câu hỏi có nhiều lựa chọn; câu hỏi sử dung thang đo Likert 5 mức độ; thang đo tỷ lệ; thang đo định danh (chi tiết xin xem ở Phụ lục 10 của luận án) Sau đây là thông tin nhân khẩu - xã hội về mẫu đã khảo sát.
Với 300 phiếu khảo sát hợp lệ thu về tương ướng với 300 người được hỏi Trong đó nam giới 188 người, chiếm 62,7%; nữ giới 112 người, chiếm 37,3% Cơ cấu giới tính mẫu khảo sát khá tương thích với cơ cấu giới tính cán bộ công viên chức trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng, và cả nước nói chung Phần lớn những người được khảo sát có trình độ ở bậc “tốt nghiệp đại học”, 221 người (73,7%); “tốt nghiệp trên đại học”, 39 người (13,0%); số còn lại “tốt nghiệp cao đẳng” và “tốt nghiệp trung cấp” (Bảng 2.1).
Bảng 2.1 Kết quả khảo sát về trình độ học vấn cao nhất đạt đượccủa những người được hỏi
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án, 2023
Về nghề nghiệp, trong 300 người được khảo sát xếp lệ từ cao xuống thấp sẽ là: “Chuyên môn kỹ thuật bậc trung trong các lĩnh vực”, 227 người (75,7%); “Chuyên môn kỹ thuật bậc cao trong các lĩnh vực”, 28 người (9,3%); “Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị”, 23 người (7,7%); và “Nhân viên trong các lĩnh vực”, 22 người (7,3%) Về nhóm tuổi, nhìn chung nhóm tuổi của những người được khảo sát phân bố khá đồng đều ở các nhóm: Từ 26 - 30 tuổi; từ 36 - 40 tuổi; nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất, có độ tuổi từ 31-35 tuổi; nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất, thuộc nhóm dưới 25 tuổi và trên 41 tuổi (Bảng 2.2).
Bảng 2.2 Kết quả khảo sát về nhóm tuổi của những người được hỏi
Trang 36(2) Phương pháp định tính Bên cạnh phương pháp khảo sát định lượng bằng bản hỏi, Luận án đồng thời sử dụng phương pháp định tính Cụ thể là phỏng vấn sâu chuyên gia (bán cấu trúc) Mỗi cuộc phỏng vấn được diễn ra khoảng 60 phút, được ghi thành văn bản; kỹ thuật phân tích nội dung đã được sử dụng Đối tượng phỏng vấn sâu là chuyên gia về chính sách phát triển đô thị; các nhà nghiên cứu, tư vấn, hoạch định chính sách phát triển đô thị hiện đang công tác, sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Dương; hoặc ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng có nghiên cứu, nắm bắt và hiểu biết về THCSPTĐT tỉnh Bình Dương.
Tác giả đã phỏng vấn sâu 16 chuyên gia về phát triển đô thị (16 cuộc): Cụ thể: 02 chuyên gia về kinh tế đô thị; 02 chuyên gia về môi trường đô thị; 02 chuyên gia về văn hóa, xã hội đô thị; 02 chuyên gia về hạ tầng kỹ thuật đô thị; 02 chuyên gia chính sách đô thị; 02 chuyên gia phát triển đô thị; 02 chuyên gia pháp luật đô thị; 02 chuyên gia giao thông đô thị Tùy theo từng đối tượng để có nội dung phỏng vấn phù hợp, cụ thể Tuy nhiên, nội dung chung nhất của tất cả các cuộc phỏng vấn là xoay quanh chủ đề quá trình tổ chức THCSPTĐTBV tại tỉnh Bình Dương.
(3) Phân tích ma trận SWOT Ma trận SWOT là công cụ phân tích được sử dụng khá phổ biến trong THCS phát triển đô thị nói riêng và trong lập quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị mang tính chiến lược nói chung Theo đó, phân tích ma trận SWOT là công cụ và kỹ thuật tỏ ra khá hữu ích cho việc tổng kết, đánh giá về quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị cũng như triển khai khung lập kế hoạch phát triển chiến lược (SDPF - Strategic development planning framework) hướng dẫn và cung cấp cho các nhà hoạch định, THCS một mô hình phân tích, đánh giá, tổng kết toàn diện về CSPTĐTBV cũng như quản lý chiến lược bảo vệ môi trường đô thị [171; 227; 217; 218] Thông qua phân tích, đánh giá bằng ma trận SWOT sẽ giúp nhà hoạch định và thực hiện chính sách, các chủ thể và các bên liên quan nhận diện được điểm mạnh (Strengths - S), điểm yếu (Weaknesses - W), cơ hội (Opportunities - O) và thách thức (Threats - T) Phân tích ma trận SWOT giúp cung cấp các thông tin quan trọng, góp phần cùng với các dữ liệu thống kế khác nhằm trả lời cho câu hỏi “Thực hiện CSPTĐTBV tỉnh Bình Dương đang diễn ra như thế nào?” Bên cạnh đó phân tích SWOT giúp các chủ thể liên quan nhận diện những thách thức phía trước và hiện tại để có thể thiết kế các định hướng cũng như giải pháp thực hiện nhằm vượt qua thách thức giúp PTĐTBV Đối với phát triển đô thị, môi trường bên trong là các nguồn lực (các yếu tố chủ quan), môi trường bên ngoài là các yếu tố khách quan Với mỗi nội dung, các yếu tố của môi trường bên trong và bên ngoài đã được phân tích nhằm nhận diện được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ Kết hợp các quan điểm, tầm nhìn
Trang 37phát triển, mục tiêu phát triển, sứ mạng/nhiệm vụ trọng tâm của các bên liên quan về THCSPTĐTBV tỉnh Bình Dương Đây có thể được xem là một trong những điểm mới và đóng góp quan trọng của Luận án này nói riêng và phân tích CSPTĐTBV tỉnh Bình Dương nói chung bằng việc áp dụng ma trận SWOT trong phân tích, đánh giá THCS
Trên cơ sở tổng hợp, đúc kết kết quả ở các nội dung: (i) tổng quan nghiên cứu; (ii) cơ sở lý luận về THCSPTĐTBV ở tỉnh Bình Dương, và căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung của luận án Theo đó, tác giả đã xây dựng khung phân tích của luận án được mô phỏng, khái quát và được sử dụng như sau (Hình 2.1):
Trang 38Hình 2.1 Khung phân tích
Nguồn: Tác giả của luận án, 2023
2.2 Đô thị và phát triển đô thị bền vững
Theo V I Lênin “Đô thị là trung tâm kinh tế, chính trị và tinh thần của đời sống nhân dân và là động lực của sự tiến bộ” [429] Theo Luật Quy hoạch Đô thị (2009), đô thị là tên gọi chung của thành phố, thị xã, thị trấn; là nơi tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp; là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương [74] Trong
9 Dẫn lại từ Lê Trọng Bình (2009), Bài giảng môn học Pháp Luật và Quản lý đô thị, Trường Đại học Kiến trúc
Trang 39luận án này, khái niệm “đô thị” được hiểu và sử dụng theo định nghĩa của Luật Quy hoạch Đô thị (2009).
Đô thị có ba đặc điểm chung nhất, đồng thời là tiền đề cơ bản cho sự vận động, phát triển của đô thị: đô thị như một cơ thể sống, vì vậy sự trục trặc nào trong hệ thống cấu trúc cũng sẽ dẫn đến sự rối loạn trong tiểu hệ thống và các hoạt động của đô thị; đô thị luôn luôn phát triển Tính “sống” của đô thị biểu hiện khá rõ nét - sự gắn kết chặt chẽ giữa đô thị với xã hội loài người Theo đó, sự hình thành và phát triển của đô thị gắn liền với lịch sử phát triển, nền văn minh của loài người; sự vận động và phát triển của đô thị có thể điều khiển và kiểm soát được [115].
Việc xác định đô thị thường dựa vào hai cách: cấu trúc Theo cách này có hai tiêu
chí được dùng để làm rõ nội hàm của đô thị đó là độ kết tụ (agglomeration) và ngưỡng dân số (population threshold) Độ kết tụ biểu hiện thông qua mức độ tập trung các công trình và nhà ở Ngưỡng dân số là dân số tối thiểu cư trú trong ranh giới đô thị
được xác định bằng độ kết tụ; hành chính Là xác định đô thị theo hành chính, phân
biệt ranh giới đô thị bằng ranh giới hành chính Ranh giới đô thị hành chính có tính chủ quan, do ý chí của Nhà nước Ngược lại, ranh giới đô thị theo cấu trúc có tính khách quan, phụ thuộc độ kết tụ của đô thị Tại Việt Nam, tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch đô thị là theo cấu trúc đô thị; trong khi các quy định về quản lý kinh tế - xã hội lại theo ranh giới hành chính.
Để xác định một điểm dân cư là đô thị cần đáp ứng năm chỉ tiêu cơ bản sau: là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; dân số ≥ 4.000 người; lao động phi nông nghiệp ≥ 65%; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đạt hơn 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với từng loại đô thị; mật độ dân số đủ cao Các đô thị được phân thành mức độ lớn nhỏ, vị trí và tầm quan trọng khác nhau, do vậy sẽ có cơ chế quản lý khác nhau Đô thị được phân thành sáu loại: Đô thị đặc biệt; đô thị loại I; II, III; IV; V Việc xác định cấp hành chính quản lý đô thị được quy định như sau:
Bảng 2.4 Cấp hành chính quản lý đô thị tại Việt NamCấp hành chínhLoại đô thị
Thành phố trực thuộc Trung ương Đặc biệt; hay loại I
Nguồn: Quốc hội, 2009
Tiêu chuẩn của từng loại đô thị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận, năm tiêu chuẩn bao gồm: chức năng đô thị; dân số; tỷ lệ lao động phi nông
Trang 40nghiệp; hạ tầng đô thị10; kiến trúc cảnh quan Ứng với từng loại đô thị sẽ có những chỉ tiêu định lượng cụ thể cho năm tiêu chuẩn vừa nêu Phát triển đô thị không thể diễn ra nếu trước đó không có quá trình đô thị hóa, nên khi đề cập phát triển đô thị người ta cũng đồng thời thảo luận về đô thị hóa Trong nghiên cứu này, đô thị hóa (Urbanization) được hiểu là quá trình phát triển đô thị ở một quốc gia Cụ thể, đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực Nó cũng có thể tính
theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian Nếu tính theo cách đầu gọi là mức
độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, gọi là tốc độ đô thị hóa Đô thị hóa được hình
thành qua hai cách: việc mở rộng các đô thị hiện hữu; việc hình thành các đô thị mới Để đánh giá quá trình đô thị hóa người ta chỉ dựa vào 2 trong 5 tiêu chuẩn liên quan
đến dân số đô thị là mức độ đô thị hóa và tốc độ đô thị hóa.
Chú thích: - N là số năm giữa hai kỳ thống kê
- Khi N = 1 ta được tốc độ đô thị hóa hàng năm của một nước hoặc của một địa phương. Khái niệm "Phát triển bền vững" (Sustainable development), xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới, "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học" Năm 1987, trong Báo
cáo Tương lai của chúng ta (Our common future), Hội đồng Thế giới về Môi trường
và Phát triển (WCED - World Commission on Environment and Development) của
Liên hợp quốc, “Phát triển bền vững” được định nghĩa cụ thể hơn, "Sự phát triển đáp
ứng được những nhu cầu hiện tại nhưng không gây trở ngoại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau " [261], và tiếp sau đó nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển bền vững được ra đời Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (2005) “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” [73].
Kể từ đầu những năm 1990, thuật ngữ “Bền vững” (Sustainability) đã được tích hợp vào thuật ngữ “Đô thị” (Urban) theo một số cách và ngữ cảnh khác nhau [240] Cụ thể như “Thành phố bền vững” (Sustainable cities) [173],“Đô thị hóa bền vững” (Sustainable urbanization) [237], “ĐTBV” (Urban sustainability) [124], “Quy hoạch