1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế chính trị XUẤT KHẨU TƯ BẢN VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TƯ BẢN Ở VIỆT NAM

19 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xuất khẩu tư bản và thực trạng xuất khẩu tư bản ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thuỳ Dương
Người hướng dẫn Bùi Thuý Tuyết Anh
Trường học Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 133,89 KB

Nội dung

Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, xuất khẩu tư bản là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới đó không chỉ là đặc quyền của các nước có nền kinh tế phát triển có tiềm lực tài chính mạnh, có khoa học công nghệ hiện đại, có trình độ quản lý tiên tiến mà ngay cả đối với các nước có nền kinh tế đang và kém phát triển thì việc đầu tư nước ngoài ra đã phát triển một cách mạnh mẽ. Sự tham gia của các nước đang phát triển làm phong phú, đa dạng thêm môi trường hoạt động đầu tư quốc tế. Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung đó, trong những năm gần đây hoạt động xuất khẩu tư bản của các doanh nghiệp. Việt Nam ngày càng phát triển không chỉ đầu tư sang các nước đang và kém phát triển mà còn đầu tư sang các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp.... Hoạt động xuất khẩu tư bản giúp các doanh nghiệp khai thác được những lợi thế cạnh tranh cũng như có thể vượt qua các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư để có thể mở rộng thị trường sản xuất, tạo điều kiện thu được nhiều kết quả hơn từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa nên nền kinh tế thế giới tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam phát triển. Để có thể tận dụng được các cơ hội, chúng ta phải chủ động hội nhập, xây dựng chiến lược, cơ cấu thích ứng vào nền kinh tế thế giới, để nền kinh tế nước ta gắn kết ngày càng mạnh hơn dần trở thành một thực thể hữu cơ của kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Vì đây là một lĩnh vực rất mới đối với Việt Nam nên trong phạm vi môn học này em xin được tìm hiểu một cách có hệ thống, có khái quát hơn về xuất khẩu tư bản và thực trạng xuất khẩu tư bản ở Việt Nam.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

XUẤT KHẨU TƯ BẢN VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TƯ BẢN Ở VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THUỲ DƯƠNG

Lớp: BMM1101 ; Mã sv: 88808

Khoa: BMM61ĐH

Khóa năm: 2021 - 2024

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Bùi Thuý Tuyết Anh

Hải Phòng – 2023

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu

……… 3

Nội dung ……….

… 4

I LÝ LUẬN XUẤT KHẨU TƯ BẢN…

………… 4

1.1 Bản chất của xuất khẩu tư bản……… 4

1.2 Các hình thức và hậu quả của xuất khẩu tư bản.………4 1.3 Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản trong giai đoạn phát triển hiện nay của chủ nghĩa tư bản……… …6 1.4 Những dấu hiệu cần thiết để các doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu

tư bản.……… …….7 1.4.1 Về phía doanh nghiệp……… … 7 1.4.2 Về nhà nước……… … 8

II Thực trạng xuất khẩu tư bản tại Việt

Nam 8

2.1 Những cơ hội và thách thức

……… 8

2.1.1 Cơ hội………

……8

2.1.2 Thách thức………

… ….9

2.2 Tình hình Xuất khẩu tư bản của các doanh nghiệp Việt

Nam 10

2.2.1 Những kết quả đạt

được……… 10

2.2.2 Những hạn chế gặp phải ………

Trang 3

2.2.3 Nguyên nhân:………

… 13

III Xu hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu tư sản tại Việt Nam… ……14

3.1 Xu hướng……… …

…… 14

3.2 Giải pháp………

……… 15

Kết luận

……….16

Tài liệu tham khảo……….17 Cam đoan của sinh viên……… ……….17

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, xuất khẩu tư bản là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới đó không chỉ là đặc quyền của các nước có nền kinh tế phát triển có tiềm lực tài chính mạnh, có khoa học công nghệ hiện đại, có trình độ quản

lý tiên tiến mà ngay cả đối với các nước có nền kinh tế đang và kém phát triển thì việc đầu tư nước ngoài ra đã phát triển một cách mạnh mẽ Sự tham gia của các nước đang phát triển làm phong phú, đa dạng thêm môi trường hoạt động đầu tư quốc tế Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung đó, trong những năm gần đây hoạt động xuất khẩu tư bản của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển không chỉ đầu tư sang các nước đang và kém phát triển mà còn đầu tư sang các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp Hoạt động xuất khẩu tư bản giúp các doanh nghiệp khai thác được những lợi thế cạnh tranh cũng như có thể vượt qua các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư để có thể mở rộng thị trường sản xuất, tạo điều kiện thu được nhiều kết quả hơn từ hoạt động sản xuất, kinh doanh Trong bối cảnh tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa nên nền kinh tế thế giới tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam phát triển Để có thể tận dụng được các cơ hội, chúng ta phải chủ động hội nhập, xây dựng chiến lược, cơ cấu thích ứng vào

Trang 4

nền kinh tế thế giới, để nền kinh tế nước ta gắn kết ngày càng mạnh hơn dần trở thành một thực thể hữu cơ của kinh tế khu vực và kinh tế thế giới

Vì đây là một lĩnh vực rất mới đối với Việt Nam nên trong phạm vi môn học này

em xin được tìm hiểu một cách có hệ thống, có khái quát hơn về xuất khẩu tư bản

và thực trạng xuất khẩu tư bản ở Việt Nam

NỘI DUNG

I LÝ LUẬN XUẤT KHẨU TƯ BẢN

1.1 Bản chất của xuất khẩu tư bản

Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài( đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích bóc lột giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác nhau ở các nước nhập khẩu tư bản Lênin khẳng định rằng xuất khẩu tư bản khác về nguyên tắc với xuất khẩu hàng hóa và là một quá trình ăn bám bình phương Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến vì:

Một là trong một số ít nước phát triển đã tích lũy được một khối lượng lớn tư bản

cách xù và một bộ phận đã trở thành "tư bản thừa" do không tìm được nơi đầu tư

có tỷ suất lợi nhuận ở trong nước

Hai là khả năng xuất khẩu tư bản xuất hiện do nhiều nước lạc hậu về kinh tế, bị lôi

cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới, nhưng lại rất thiếu tư bản Các nước đó giá ruộng đất lại tương đối hạ thấp ,tiền lương thấp, nguyên nhiên liệu rẻ tiền nên tỷ suất lợi nhuận cao

Trang 5

Ba là chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn kinh tế - xã hội càng gay gắt

Xuất khẩu tư bản trở thành biện pháp làm giảm mức gay gắt đó

1.2 Các hình thức và hậu quả của xuất khẩu tư bản

Xuất khẩu tư bản tồn tại dưới nhiều hình thức nếu xét cách thức đầu tư thì có đầu

tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng xí nghiệp mới hoặc

mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở những nước nhận đầu tư, biến nó thành một chi nhánh của công ty mẹ Các xí nghiệp mới được hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương, nhưng cũng có những xí nghiệp mà toàn bộ số vốn là của một công ty nước ngoài

Đầu tư gián tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay thu lãi thông qua

các nguồn hàng tự nhiên hoặc các trung tâm tín dụng quốc tế và các quốc, gia tư nhân hoặc các nhà tư bản cho các nước khác vay vốn theo nhiều hạn định khác nhau để đầu tư vào các đề án phát triển kinh tế Ngày nay hình thức này còn được thực hiện bằng việc mua trái khoản hay cổ phiếu của các công ty ở nước nhập khẩu

tư bản Nếu xét theo chủ sở hữu có xuất tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân

Xuất khẩu tư bản nhà nước là hình thức xuất khẩu tư bản mà nhà nước tư sản lấy

từ ngân quỹ của mình đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản, hoặc viện trợ hoàn lại hay không hoàn lại để thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị, quân sự

Về kinh tế xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào các ngành thuộc hết kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư bản và tư nhân

Về chính trị, viện trợ của nhà nước tư sản nhằm cứu vãn chế độ chính trị thân cận đang bị lung lay hoặc tạo ra mối liên hệ phụ thuộc lâu dài

Về quân sự, viện trợ của nhà nước tư sản nhằm lôi kéo các nước phụ thuộc vào các khối quân sự hoặc buộc các nước nhận viện trợ phải đưa quân tham chấp chống nước khác, cho nước xuất khẩu lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình hoặc đơn thuần để bán vũ khí

Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu tư bản do tư nhân thực hiện Ngày

nay hình thức này chỉ chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia tiến hành thông qua hoạt động đầu tư kinh doanh Hình thức xuất khẩu tư bản tư nhân có đặc điểm là thường được đầu tư vào các ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức chủ yếu của xuất

Trang 6

khẩu tư bản, có xu hướng tăng nhanh, chiếm tỷ lệ cao trong tổng tư bản xuất khẩu Nếu những năm 70 của thế kỉ XX, xuất khẩu tư bản tư nhân đạt trên 50% thì chân những năm 80 của thế kỷ này nó đạt tỷ lệ 70% trong tổng tư bản xuất khẩu

Nếu xét về cách thức hoạt động, có các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia, hoạt động tài chính tín dụng của các ngân hàng hay các trung tâm tín dụng và chuyển giao công nghệ, trong đó hoạt động dưới hình thức chuyển giao công nghệ

là biện pháp chủ yếu mà các nước xuất khẩu tư bản thường sử dụng để khống chế nền kinh tế của các nước nhập khẩu tư bản Xuất khẩu tư bản về thực chất là hình thức mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi quốc tế là sự bành trướng thế lực của tư bản tài chính nhằm bóc lột nhân dân lao động thế giới, làm cho các nước nhập khẩu tư bản bị bóc lột, giá trị tăng dư, cơ cấu kinh tế què quặt,

lệ thuộc vào nền kinh tế nước tư bản chủ nghĩa từ đó làm do làm cho mâu thuẫn kinh tế - xã hội gia tăng

1.3 Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản trong giai đoạn phát triển hiện nay của chủ nghĩa tư bản

Ngày nay, trong điều kiện lịch sử mới, xuất khẩu tư bản đã có sự biến đổi lớn

Thứ nhất là hướng xuất khẩu tư bản đã có sự thay đổi cơ bản Trước kia luồng tư

bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản phát triển sang các nước kém phát triển (chiếm tỷ trọng trên 70%) Nhưng những thập kỷ gần đây tại bộ phận dòng đầu tư lại chảy qua lại giữa các nước tư bản phát triển với nhau Tỉ trọng xuất khẩu tư bản giữa ba trung tâm tư bản chủ nghĩa tăng nhanh, đặc biệt dòng đầu tư chảy mạnh theo hướng từ Nhật Bản vào Mỹ vào Tây Âu, cũng như từ Tây Âu chảy sang Mỹ làm cho luồng xuất khẩu tư bản vào các nước đang phát triển giảm mạnh thậm chí chỉ còn 16,8% (1996) và hiện nay khoảng 80%

Trước tình hình đó nhiều nhà lý luận tư sản cho rằng, xuất khẩu tư bản đã trút bỏ bản chất cũ của nó và trở thành hình thức hợp tác cùng có lợi cho mối quan hệ quốc tế Sự hợp tác này diễn ra chủ yếu giữa các nước tư bản phát triển với nhau,

đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm

Như đã biết, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra những biến đổi nhảy vọt trong sự phát triển của lực lượng sản xuất Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời và phát triển thành các ngành mũi nhọn như: ngành công nghệ sinh học, ngành chế tạo vật liệu mới, ngành bán dẫn và vi điện tử, ngành vũ trụ và đại cương Những ngành này có thiết bị và quy trình hiện đại, tiêu

Trang 7

tốn ít nguyên liệu nguyên nhiên liệu Trong nền kinh tế giữa các nước tư bản phát triển đã diễn ra sự biến đổi cơ cấu các ngành sản xuất mũi nhọn có hàm lượng kỹ thuật cao Sự xuất hiện những ngành nghề mới này đã tạo ra nhu cầu đầu tư hấp dẫn trong thời gian đầu nó tạo ra lợi nhuận siêu ngạch rất cao Việc tiếp nhận kỹ thuật mới chỉ diễn ra ở các nước tư bản phát triển vì các nước đang phát triển có hạ tầng kinh tế xã hội lạc hậu, không phù hợp, tính chính trị kém ổn định, sức mua kém, tỷ suất lợi nhuận của tư bản đầu tư hơn không còn cao như trước Mặt khác thời gian này, xu hướng liên kết các nền kinh tế ở các trung tâm tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh Hệ quả của các hoạt động này bao giờ cũng hình thành các khối kinh tế với những đạo luật bao gồm đạo luật bảo hộ rất khắt khe

Thứ hai là hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng sự đan quyện giữa xuất khẩu tư

bản và xuất khẩu hàng hóa tăng lên Chẳng hạn trong đầu tư trực tiếp xuất hiện những hình thức mới như BOT, BT sự kết hợp giữa xuất khẩu tư bản với các hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ, chất rắn không ngừng tăng lên

Thứ ba là chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đổi lớn trong đó vai trò các công ty

xuyên quốc gia trong xuất khẩu tư bản ngày càng to lớn, đặc biệt là trong FBI Mặt khác đã xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu tư bản từ các nước phát triển mà nổi bật

là các đặc biệt là các nước Châu Á

Thứ tư là sự áp đặt mang tính thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được gỡ bỏ dần

và nguyên tắc có lợi được đề cao

Ngày nay xuất khẩu tư bản luôn thể hiện kết quả hai mặt Một mặt nó làm cho các

hệ các quan hệ tư bản chủ nghĩa được phát triển và mở rộng ra trên địa bàn quốc tế, góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân công lao động và quốc tế hóa đời sống kinh tế của nhiều nước, là một trong những nhân tố cơ khí quan trọng tác động từ bên ngoài vào làm cho quá trình công nghiệp hóa và tái công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước nhập khẩu tư bản phát triển nhanh chóng Song mặt khác xuất khẩu tư bản vẫn để lại cho các quốc gia nhập khẩu tư bản nhất là với các nước đang phát triển với những hậu quả nặng nề như: nền kinh tế phát triển mất cân đối

và lệ thuộc, nợ nần chồng chất do bị bóc lột nặng nề Song điều này phụ thuộc vào một phần rất lớn vào vai trò quản lý của nhà nước ở các nước nhập khẩu tư bản Lợi dụng mặt tích cực của xuất khẩu tư bản, nhiều nước đã mở rộng việc chấp nhận đầu tư để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa ở nước mình Vấn đề đặt ra là phải biết vận dụng mềm dẻo, linh hoạt, nguyên tắc cùng có lợi, lựa chọn phương

án thiết thực, để khai thác nguồn lực quốc tế có hiệu quả

Trang 8

1.4 Những dấu hiệu cần thiết để các doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu tư bản

1.4.1 Về phía doanh nghiệp

Khi thực hiện bất kì một hoạt động đầu tư nào, nhà đầu tư đều mong muốn được một kết quả kinh doanh tốt nhất, cũng như vậy khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu tư bản thì nhà đầu thư cần phải xem xét hoạt động đầu tư của mình có thể mang lại hiệu quả hay không, có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi

trường kinh doanh mới hay không, có thể khai thác được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp một cách có lợi nhất nhằm thu được lợi nhuận cao nhất hay không Như vậy nhà đầu tư sẽ xem xét xem doanh nghiệp có đáp ứng đủ những yêu cầu cần thiết sau hay không :

- Trước hết các doanh nghiệp cần có tiềm lực tài chính mạnh

- Các doanh nghiệp cần có khoa học công nghệ có thể cạnh tranh trên thị trường nước nhận đầu tư hoặc có bí quyết riêng trong sản suất sản phẩm

- Doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực đủ năng lực quản lý, sản xauát kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sản xuất kinh doanh

1.4.2 Về nhà nước

Tăng cường hoạt động thúc đẩy hỗ trợ xuất khẩu tư bản của nhà nước bằng các biện pháp như ban hành các quy chế khuyến khích, hỗ trợ, đào tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu tư bản

Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới về mọi mặt để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện xuất khẩu tư bản một các thuận lợi hơn bằng việc ký kết các hiệp ước, các thoả thuận, cam kết về hợp tác kinh tế giữa các nước Như hiệp định đầu tư song phương giữa Việt Nam và Hoa kỳ

II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TƯ BẢN TẠI VIỆT NAM

2.1 Những cơ hội và thách thức

2.1.1 Cơ hội

Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lựa chọn địa chỉ đầu tư thích hợp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Trang 9

Trong bối cảnh xu hướng tự do hoá đầu tư đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay các quốc gia trên thế giới hầu hết đều thực thi

những biện pháp khuyến khích nhằm kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài Điều kiện đó đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng việc đầu tư vào những nơi có khả năng mang lại tỷ suất lợi nhuận cao Điểm đến của đầu

tư không bị bó hẹp trong khuôn khổ địa lý một quốc gia mà được

mở rộng ra các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới

- Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ

Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các sản phẩm của Việt Nam bước đầu nhận được sự đánh giá khá cao của người tiêu dùng nước ngoài Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, cùng với việc các quốc gia đặc biệt là các nước phát triển thường sủ dụng những biện pháp thương mại rất tinh vi để hạn chế khả nâng xâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước họ, thì xuất khẩu tư bản trở thành hoạt động kinh tế hữu ích giúp cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo thế vững chắc và bổ sung cho sự phát triển của các chi nhánh và công ty mẹ ở trong nước

- Doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện khai thác các nguồn lực sản xuất của nước ngoài để từ đó phát huy được lợi thế so sánh của nước mình Thực tế cho thấy rằng, mỗi quốc gia đều có những nguồn lực sản xuất nhất định và tổng nguồn lực là hữu hạn Đây chính là một nguyên nhân cơ bản khiến cho doanh nghiệp của quốc gia tìm kiếm cơ hội đầu tư ở quốc gia khác nhằm khai thác nguồn lực của nước đó để phát triển Đồng thời cùng với quá trình khai thác là việc phát huy thế mạnh của mỗi doanh nghiệp

Những lợi thế sẽ không đem lại lơị nhuận một khi chúng không được triển khai trong thực tiễn

- Các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các thị trường quốc tế về vốn, máy móc thiết bị, KHCN, từ đó có điều kiện tiếp thu công nghệ mới, hiện đại hơn, có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp

Trang 10

- Các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nâng cao trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, nâng cao hiểu biết về luật pháp và ý thức chấp hành luật pháp, nâng cao khả năng cạnh tranh công bằng trên trường quốc tế và

cả ở trong nước

2.1.2 Thách thức

Trở thành thành viên của tổ chức WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội mới để phát triển sản xuất Tuy nhiên, bên cạnh đó cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức

- Tiềm lực tài chính của đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu

Theo kết quả điều tra về doanh nghiệp được tổng cục thống kê công bố, tính đến cuối năm 2003, cả nước có khoảng 72.016 doanh nghiệp, với tổng lượng vốn đầu tư là 1.709 nghìn tỷ đồng, trung bình quy mô vốn đầu tư của một doanh nghiệp đạt 23,73 tỷ đồng, như vậy quy mô là rất nhỏ Tiềm lực tài chính yếu là nguyên nhân chính làm lượng vốn xuất khẩu tư bản của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, nên sức cạnh tranh của các dự án này thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp bản địa, cũng như doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác Tiềm lực tài chính yếu làm cho các doanh nghiệp chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh dài hạn

Đa phần các dự án triển khai ở nước ngoài hiện nay còn mang tính chất thăm dò, thời gian thực hiện dự án ngắn Nhiều dự án đã được bên nước ngoài cấp giấy phép nhưng không được triển khai

do phía Việt Nam chưa tìm được nguồn vốn thực hiện

- Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm xuất khẩu tư bản

Việt Nam bắt đầu chính thức cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu tư bản kể từ năm 1999, nhưng hoạt động này mới được quan tâm đến trong vòng 2, 3 năm trở lại đây và trên thực tế có rất ít các biện pháp của nhà nước khuyến khích cho hoạt động này

Ngày đăng: 03/04/2024, 14:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w