Điều 112 quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số loại sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp thuế môi trường”.Lu
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Trang 2Chủ đề: Phân tích chính sách thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Kể từ khi đất nước chuyển sang thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển dịch phát triển thành phần kinh tế tư nhân Các chính sách của nhà nước cũng tập trung đẩy mạnh quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển đô thị Đất nước ngày càng phát triển, kinh tế xã hội được nâng lên, đời sống nhận dân ngày càng cải thiện Tuy nhiên nó cũng đem lại một số mặt tiêu cực gây nên những ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái như: Lượng chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, số lượng chất thải rắn trong sinh hoạt và trong công nghiệp nhiều lên một cách đột biến Mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng cả trên mặt đất, trong lòng đất, nước và trong không khí Những yếu tố đem lại sự cân bằng cho môi trường như trồng nhiều cây xanh lại bị xem nhẹ do vấn đề kinh tế
Có thể thấy, hiện trạng môi trường xuống cấp đã, đang và sẽ là thách thức to lớn đối với sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước Nhận thức được điều này, Chính phủ nước ta đã ban hành và thực thi nhiều biện pháp mang tính chiến lược ngắn và dài hạn nhằm giải quyết nhiệm vụ bảo vệ môi trường, kết hợp với mục tiêu phát triển kinh tế Trong đó, hệ thống các quy định pháp luật được xem là một trong những công cụ quan trọng nhất của Nhà nước nhằm quản lý xã hội một cách hiệu quả trên lĩnh vực môi trường - trong đó có nội dung quan trọng về chính sách thuế bảo vệ môi trường.
Luật bảo vệ môi trường năm 2005 là văn bản pháp luật đầu tiên có quy định về loại thuế này Điều 112 quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số loại sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp thuế môi trường”.
Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 được được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010 có hiệu lực từ 01/01/2012 vừa đáp ứng nhu cầu phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới, vừa tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định; điều chỉnh toàn diện các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường, khắc phục hạn chế trong các chính sách thu trước đây, tạo nguồn lực tài chính bù đắp chi phí bảo vệ môi trường và bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển bền vững.
Tuy nhiên ta có thể hiểu Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm hàng hóa, khi đó thuế sẽ chuyển từ nhà sản xuất kinh doanh (chủ thể nộp thuế) sang người tiêu dùng Thuế bảo vệ môi trường là công cụ kinh tế quan trọng để quản lý và bảo vệ môi trường của nhà nước Nó là công cụ đem lại hiệu
Trang 3quả nhất về chi phí trong việc giảm ô nhiễm môi trường so với việc ban hành các công cụ khác.
Thuế bảo vệ môi trường khác với phí bảo vệ môi trường Phí bảo vệ môi trường thu vào hành vi xả chất thải ra môi trường, cả trong sản xuất và tiêu dùng Người chịu phí và và người nộp phí bảo vệ môi trường là người xả thải ra môi trường Mức phí bảo vệ môi trường được xác định theo nguyên tắc bù đắp chi phí xử lý ô nhiễm môi trường, trong đó thuế bảo vệ môi trường thể hiện định hướng điều tiết của nhà nước đối với việc tiêu dùng một số sản phẩm gây ô nhiễm nhằm hạn chế việc sử dụng sản phẩm này Người tiêu dùng là người chịu thuế nhưng người sản xuất là người nộp thay.
Luật Thuế bảo vệ môi trường sau thời gian áp dụng nhưng đã bộc lộ ra nhiều bất cập trong việc áp dụng vào thực tiễn đời sống, đặc biệt là trong công tác quản lý môi trường Bài viết của nhóm 1 hy vọng đóng góp một phần phân tích thực trạng và bất cập của chính sách Thuế bảo vệ môi trường hiện nay.
1 Thực trạng áp dụng thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường ở nước ta, đó là Luật Thuế bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010, trong đó quy định đối tượng chịu thuế gồm 8 nhóm: Xăng, dầu, mỡ, nhờn; than đá; dung dịch HCFC; túi ni lông; thuốc diệt cỏ (loại hạn chế sử dụng); thuốc trừ mối (hạn chế sử dụng); thuốc bảo quản lâm sản (hạn chế sử dụng); thuốc khử trùng kho (hạn chế sử dụng).
Cùng với Luật Thuế bảo vệ môi trường là các văn bản hướng dẫn thi hành gồm nghị định và thông tư của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan như: Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26/09/2018 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường, Nghị định số 67/2011/ND-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế bảo vệ môi trường Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành nghị định số 67/2011/ND-CP Nghị định 69/2012/ND-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung khoản 3 điều 2 Nghị định 67/2011/ND-CP Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.
Tính đến nay, Việt Nam vẫn sử dụng công cụ thuế và phí, trực tiếp tác động vào mặt kinh tế, nhằm mang lại hiệu quả cao trong quản lý và bảo vệ môi trường.
Thuế bảo vệ môi trường được coi là một trong những công cụ kinh tế mang lại hiệu quả cao trong quản lý và bảo vệ môi trường Thuế bảo vệ môi trường được xây dựng trên nguyên tắc người nào sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm thì phải nộp thuế
Trang 4Phí môi trường được tính dựa vào lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường, mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm, tổng doanh thu hoặc tổng sản lượng hàng hóa, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trước năm 2010, khi chưa có có thuế bảo vệ môi trường, giá bán hàng hóa, dịch vụ chưa bao gồm đầy đủ chi phí xã hội, dễ dàng tạo kẽ hở để các cá nhân và doanh nghiệp trục lợi Với nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải chi trả”, thuế bảo vệ môi trường buộc các chủ thể gây ô nhiễm và các liên đới phải chịu trách nhiệm về chi phí do hoạt động gây ô nhiễm của họ bằng cách đưa chi phí ngoại ứng vào giá Thuế bảo vệ môi trường làm tăng giá sản phẩm, hàng hóa, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu lợi nhuận, buộc doanh nghiệp phải nâng cao nhận thức đối với môi trường, góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thay thế hoặc hạn chế tiêu dùng một số sản phẩm nhất định.
Ngoài thuế bảo vệ môi trường, tùy vào các mục đích khác nhau mà Nhà nước sẽ kết hợp với các loại thuế khác nhau nhằm đạt được mục đích cao nhất trong việc bảo vệ môi trường Ví dụ, để hạn chế một số hoạt động kinh doanh sản xuất ảnh hưởng lớn đến môi trường, Nhà nước có thể áp thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất cao nhằm hạn chế việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các loại hàng hóa này Hoặc Chính phủ thể hiện vai trò điều tiết của mình bằng công cụ thuế thu nhập doanh nghiệp Thông qua những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào việc bảo vệ môi trường bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại nhằm giảm thiểu các chất gây ô nhiễm thải ra môi trường, hỗ trợ doanh nghiệp về mặt tài chính trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
Một công cụ điều chỉnh quan trọng khác để hỗ trợ thuế bảo vệ môi trường là thuế tài nguyên Thuế này nhắm đến đối tượng là các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản Các hoạt động như khai thác khoáng sản, kim loại và không kim loại, dầu mỏ, khí đốt, sản phẩm của rừng tự nhiên và các loại tài nguyên thiên nhiên khác đều bị xem xét đánh thuế nhằm hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng Đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước cũng như điều hoà quyền lợi của các tầng lớp dân cư về việc sử dụng tài nguyên.
Dù cho thuế và phí là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, chiếm khoảng 95% tổng nguồn thu, nhưng các khoản thuế và phí liên quan đến bảo vệ môi trường chiếm tỷ trọng không nhiều Phí có tỷ trọng cao nhất là phí xăng dầu Việc đánh thuế vào các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường giúp giảm đi những hành vi không tốt đối với môi trường, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội.
Trang 5Khung pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam liên tục được hoàn thiện và bổ sung nhằm tạo hệ thống văn bản pháp lý hoàn chỉnh để hoạt động thu thuế môi trường phù hợp với điều kiện của đất nước.
2 Những tồn tại và bất cập trong chính sách thuế bảo vệ môi trường
Chúng ta đều nhận thấy doanh nghiệp thường chạy theo mục tiêu lợi nhuận và bỏ qua tác hại đến môi trường vì nó làm tăng chi phí sản xuất Chính sách ưu đãi vệ thuế bảo vệ môi trường chưa đủ hấp dẫn để khuyến khích doanh nghiệp áp dụng Trong hệ thống chính sách thuế hiện hành thì mục tiêu bảo vệ môi trường chỉ là mục tiêu lồng ghép, không pahir là mục tiêu chính nên chưa có vai trò, tác dụng lớn Nó chỉ có tác dụng góp một phần vào mục tiêu bảo vệ môi trường chứ chưa tác động đến hành vi tiêu dùng hoặc sản xuất gây tác động xấu đến môi trường
Trên thế giới hiện nay chủ yếu chia làm 2 xu hướng, hoặc là không can thiệp vào, hoặc là tác động bằng các chính sách cụ thể như: Đánh thuế, trợ cấp hay đưa ra các quy phạm pháp luật điều chỉnh Tại Việt Nam, vấn đề đối phó với ô nhiễm môi trường bằng những quy định pháp luật lại là vấn đề mới và vẫn còn nhiều bất cập.
Phải kể đến trước hết, đó là quy định về bảo vệ môi trường trong các văn bản quy phạm pháp luật còn khá chung chung, đặc biệt là trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác rất mờ nhạt, khó thực hiện Bên cạnh đó, sự trùng lặp, chồng chéo và mâu thuẫn trong xây dựng pháp luật khiến cho quá trình áp dụng gặp nhiều khó khăn.
Các văn bản về bảo vệ môi trường liên quan đến từng thành phần môi trường như đất, nước, khoáng sản, không khí, rừng,… hay điều chỉnh những hoạt động của con người lên môi trường được ban hành chưa đồng bộ, còn chậm cả về mặt thời gian lẫn nội dung của các quy định.
Luật Thuế bảo vệ môi trường và Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14/7/2011 nêu ra 8 nhóm đối tượng phải chịu thuế môi trường Trên thực tế, có nhiều sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nhưng lại chưa đưa vào diện điều chỉnh của Luật Thuế Bảo vệ môi trường, ví dụ như khí thải công nghiệp, thuốc lá, chất thải phóng xạ… Có thể thấy, lần đầu tiên Luật Thuế bảo vệ môi trường được áp dụng tại Việt Nam nên những nhà soạn thảo đã lựa chọn những nhóm dễ nhận biết nhất để có biện pháp quản lý rõ ràng, minh bạch Tuy nhiên trên thực tế theo nhóm thì trong danh mục đối tượng chịu thuế còn một số sản phẩm hàng hóa mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường còn bị bỏ ngỏ như: các loại hóa chất (gồm cả axit vô cơ, xút, hóa chất bảo vệ thực vật, dung môi hữu cơ, thủy ngân, ); đồ điện tử (phát sinh chất thải điện tử); cao su (săm, lốp, ); polime, thuốc tăng trưởng cho động thực vật, các chất tẩy rửa, các
Trang 6chất xả thải ra môi trường bằng nước thải hay chất thải (rắn, lỏng …) sản phẩm từ nhựa sử dụng một lần …
Khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa áp dụng cho một loại hàng hóa là tương đối lớn nhất, dẫn tới khả năng việc áp dụng sẽ không thống nhất đối với các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng nhưng tại các địa phương khác nhau Ví dụ, Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11-11- 2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 8-8-2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường xác định túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa xốp) là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin)…nhưng không xác định rõ áp dụng với loại túi đơn lớp hay đơn nguyên liệu (PE) Thực tế có những loại túi làm từ nhiều nguyên liệu nhưng cũng chỉ một lớp Khi đánh thuế, cơ quan thực thi cứ thấy túi có chữ "PE” là đánh thuế, bất kể đó là túi một lớp hay nhiều lớp Điều này làm cho giá bán hàng tăng, dễ mất năng lực cạnh tranh đối của doanh nghiệp Việt Nam với Doanh nghiệp nhựa nước ngoài Ngoài ra, tại khoản 1 điều 8 Luật thuế bảo vệ môi trường, mức thuế được tính là 30.000đ/kg đến 50.000đ/kg, và cán bộ thuế, vốn không có trình độ kỹ thuật chuyên môn ngành nhựa, khó có thể phân biệt loại nào đánh thuế với mức 30.000đ/kg, loại nào đánh thuế với mức 50.000đ/kg, dễ dẫn tới khả năng áp dụng tùy tiện hay một số tiêu cực trong việc tính thuế.
Việc đánh thuế ô nhiễm tại nước ta vẫn chưa bao phủ được các đối tượng gây ô nhiễm, mức thuế áp đặt chưa được nghiên cứu theo hướng hiệu quả đề xuất trong khi vẫn còn tình trạng áp thuế theo áp lực ngân sách.
Ngoài ra, các bộ ngành cũng chưa hỗ trợ trong nghiên cứu và triển khai các chính sách hạn chế ô nhiễm trong lĩnh vực chuyên ngành; nhiều quy định còn mang nặng tính hành chính trong khi các quy định mang tính kỹ thuật không nhiều và tiêu chuẩn của nước ta còn thấp hơn so với nhiều nước khác.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, về tình hình thực hiện Luật Thuế bảo vệ môi trường 5 năm qua, trong khi khoản thu từ nguồn thuế này tăng 4 lần thì chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường tăng chưa tới 1,4 lần Thực tế, mức trần thu thuế bảo vệ môi trường tăng mạnh, nhưng tỷ lệ chi thực tế cho mục đích này ngày càng giảm trong 5 năm qua.
Điển hình là mới đây theo dự thảo mới nhất Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính đề xuất tăng loạt thuế bảo vệ môi trường với các mặt hàng trong đó có xăng, dầu Cụ thể, từ 1/7/2018 thuế bảo vệ môi trường với xăng sẽ tăng thêm 1.000 đồng một lít từ 3.000 lên 4.000 đồng một lít, nhằm đảm bảo tính ổn định của chính sách, phù hợp với lộ trình thay thế thuế nhập khẩu phải cắt giảm dần theo cam kết quốc tế Đồng thời phù hợp với mức thu của các nước xung quanh, tránh nạn buôn lậu xăng dầu.
Trang 7Ngoài xăng, Bộ Tài chính còn đề xuất tăng thuế môi trường với mặt hàng dầu diesel thêm 500 đồng một lít; dầu madút, dầu nhờn và mỡ nhờn cũng bị đề nghị tăng 1.000 đồng mỗi lít so với hiện nay.
Tuy nhiên việc áp mức thuế này sẽ đẩy giá xăng dầu ở Việt Nam tăng cao trong khi thu nhập bình quân của người dân ở nước ta vẫn còn khá thấp, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người dân, doanh nghiệp Ông Nguyễn Minh Đức - Ban pháp chế (VCCI) đã đưa ra quan điểm "không thể lấy cớ bù hụt thu ngân sách bằng cách nâng khung thuế với xăng, dầu" Vì thế đề xuất này đã gặp rất nhiều ý kiến trái chiều của cả người dân và các chuyên gia về lĩnh vực kinh tế.
Về thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường thì theo chúng tôi thấy còn chưa nhất quán Theo luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 quy định tại Điều 9
khoản 4 có nêu: “Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm
tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng dầu bán ra” nhưng trong khoản 3
cũng của điều này lại ghi “Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời
điểm đăng ký tờ khai hải quan” Việc không nhất quán sẽ gây khó khăn cho doanh
nghiệp kê khai và nộp thuế cũng như phương pháp tính thuế.
Một bất cập nữa của Luật Thuế bảo vệ môi trường chính là mức thuế bảo vệ môi trường Khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa áp dụng cho một loại hàng hóa là tương đối lớn, dẫn tới khả năng việc áp dụng sẽ không thống nhất đối với các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng nhưng tại các địa phương khác nhau Điều đó dẫn đến một số trường hợp đối tượng đáng lẽ phải chịu thuế lại không bị đánh thuế, trong khi thực chất đối tượng không chịu thế lại bị đánh thuế khá nặng Vì vậy, mặc dù đã có những quy định hướng dẫn về vấn đề biểu thuế này nhưng dường như nó chưa giải quyết được những vấn đề còn vướng mắc, và ngay cả những người trực tiếp áp dụng hay giám sát việc áp dụng của loại thuế này cũng không tránh khỏi lúng túng.
Một vấn đề quan trọng nữa theo ý kiến của nhóm là Việt Nam chưa có những nghiên cứu sâu về mức độ ô nhiễm của từng nhóm sản phẩm, điều này chưa trả lời được câu hỏi mức thuế đánh vào từng nhóm sản phẩm đã hợp lý hay chưa? Mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu năm 2023 được quy định tại Nghị quyết 30/2022/UBTVQH15 được Ủy ban thường vụ quốc hội thông qua ngày 30/12/2022 áp mức thuế môi trường với xăng (trừ ethanol) là 2 000 đ/l, dầu diesel, dầu nhờn, dầu mazut và mỡ nhờn là 1 000 đ/l, dầu hỏa là 600 đ/l Mức thuế này sẽ áp dụng từ 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023 Như vậy ta có thể thấy mức thuế suất đối với xăng A92 (có hàm lượng lưu huỳnh chỉ 0,05%) nhưng lại cao hơn dầu mazut (có hàm lượng lưu huỳnh là 3%) Các mức này được quy định nằm trong biểu khung thuế quy định tại luật thuế bảo vệ môi trường số 57 và Ủy ban thường vụ Quốc hội là đơn vị có thẩm quyền điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường.
Trang 8Mức thuế bảo vệ môi trường hiện nay theo đánh giá chung là còn thấp so với thế giới từ đó làm cho thói quen sử dụng các sản phẩm gây hại cho môi trường ở nwocs ta còn phổ biến Ví dụ như ở Ailen đánh thuế 15 cent/ túi (khoảng 4 500 đ/túi), ở Anh cũng là 15 cent hay ở Hồng Kong là 0,05 USD/túi (khoảng 1 050 đ/túi) hoặc như ở Trung quốc cấm sản xuất, bán và sử dụng túi nilong mỏng hơn 0,025mm thì ở Việt Nam mức thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilong thuộc diện
IIIDung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) kg1.000-5.000
IVTúi ni lông thuộc diện chịu thuế kg30.000-50.000
VThuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg500-2.000
VIThuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng kg1.000-3.000
VIIThuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sửdụng
VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng kg1.000-3.000
(Nguồn: Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12)
Trang 9Một vấn đề nữa đang được nhiều quốc gia trên hế giới quan tâm đó là thuế Carbon Thuế Carbon là loại thuế dùng để đánh vào việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch – những sản phẩm dùng than và nhiên liệu như xăng dầu, nhiên liệu hàng không và khí tự nhiên – tương ứng với hàm lượng carbon thải ra Cơ sở nền tảng của việc áp thuế carbon là đưa ra chi phí bổ sung cho mỗi tấn CO phát thải vào2 khí quyển Thuế Carbaon đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó quốc gia đầu tiên thực hiện thuế carbon là Phần lan vào năm 1990, tiếp sau là Thụy Điển và Na Uy – hai quốc gia cùng thực hiện thuế carbon năm 1991 Cho đến nay các quốc gia thuộc liên minh châu Auu như Đan Mạch, Anh, Thụy sỹ, Pháp, Ai len, Bồ đào Nha cũng đánh thuế carbon cho nhiên liệu sử dụng trong các ngành kinh tế ở các mức thuế suất khác nhau và sử dụng nó cho các chương trình phát triển hiệu quả năng lượng Tại Châu Á thì Nhật là quốc gia dẫn đầu trong cuộc đua giảm phát thải carbon toàn cầu, Hàn Quốc cũng đang cân nhắc áp dụng thuế carbon trong khi Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển thị trường carbon thong qua các công cụ hỗ trợ giảm phát thải Ở Việt Nam, thuế carbon là vấn đề mới và chưa được ghi nhận trong chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường cũng như trong chính sách pháp luật về thuế, phí Việc áp dụng cũng nên cân nhắc tích hợp vào thuế bảo vệ môi trường hoặc ban hành với tư cách là một loại thuế độc lập.
Về quy định đối tượng không chịu thuế trong luật thuế bảo vệ môi trường số
57/2010/QH12 quy định tại Điều 4 khoản 2 mục c có nêu: “Hàng hóa do cơ sở sản
xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuấtkhẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượngchịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu” tuy nhiên theo nhóm thì chưa phù hợp
vì trong quá trình sản xuất doanh nghiệp cũng tăng phát thải gây ô nhiễm môi trường.
Một số sản phẩm hiện nay vẫn đang ở tình trạng thuế chồng thuế (ví dụ như than đá đang phải chịu thuế tài nguyên, thuế khai thác, thuế VAT, phí khí thải và thuế bảo vệ môi trường) nên đang phải chịu quá nhiều loại thuế.
Vấn đề chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm cải thiện khả năng giảm gây hại cho môi trường chưa có nêu trong hệ thống chính sách miễn giảm thuế chung của nhà nước Đối với nhiều Tỉnh, địa phương hay nội bộ khu công nghiệp luôn có chính sách ưu đãi, ưu tiên cho Doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhưng đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường thì chưa nhiều Điều này chưa làm doanh nghiệp tăng cường ý thức đầu tư công nghệ tiên tiếp để giảm tác hại đến môi trường.
Mặt khác, pháp luật vẫn chưa đảm bảo cơ chế phù hợp để huy động sự tham gia, đóng góp của mọi tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường, Nhà nước vẫn chưa có biện pháp xử lý thích hợp đối với người có hành vi vi phạm gây ảnh
Trang 10hưởng xấu đến môi trường Vì lẽ đó mà hiện nay việc bảo vệ môi trường dường như chỉ là việc của các cơ quan quản lý chứ chưa thực sự trở thành “sự nghiệp của toàn dân”.
Vấn đề cuối cùng theo chúng tôi là Luật thuế bảo vệ môi trường chưa nêu rõ việc quản lý và sử dụng tiền thu từ nguồn thuế này sẽ ra sao Theo quy định tại điều 9 (Phân bổ số thu ngân sách nhà nước) Thông tư 152/2011/NĐ-CP ngày
11/11/2011 nêu rõ: “Việc phân bổ ngân sách nhà nước đối với khoản thu từ thuế
bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”
điều này dễ khiến hoài nghi về hiệu quả bảo vệ môi trường của luật này Theo chúng tôi số tiền này chỉ nên phục vụ mục đích bảo vệ môi trường và khác phục ô nhiễm môi trường.
3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong thời gian tới.
Việt Nam đã dần hình thành hệ thống văn bản phát huy vai trò của một công cụ kinh tế trong việc bảo vệ môi trường trong đó nổi bật là công cụ thuế bảo vệ môi trường Nó cũng phần nào giảm bớt gánh nặng ngân sách, tạo ra nguồn tài chính đầu tư vào việc bảo vệ môi trường Nước ta cũng triển khai một số cơ chế chính sách về tín dụng ưu đãi đối với các dự án liên quan đến bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng … thông qua các nguồn ngân sách trong nước và tài trợ quốc tế Tuy nhiên thực tiễn cho thấy việc áp dụng công cụ này còn chưa mang lại hiệu quả cao như kỳ vọng Do vậy để phát huy hiệu quả, theo chúng tôi cần chú trọng một số nội dung sau:
- Tăng cường công tác tuyên truyền về hệ thống chính sách pháp luật về thuế bảo vệ môi trường đến từng cá nhân, doanh nghiệp giúp họ hiểu tác hại to lớn sau này đối với đất nước và con người.
- Có những nghiên cứu sâu về mức độ ô nhiễm đối với từng nhóm sản phẩm đối với môi trường để từ đó có những điều chỉnh phù hợp với mức thuế của từng nhóm sản phẩm.
- Cần nghiên cứu điều chỉnh tăng mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm IV (nhóm Túi nilong thuộc diện chịu thuế) nhằm giảm tỷ lệ sử dụng túi Nilong - Nghiên cứu xây dựng thuế Các bon để giảm luồng khí thải cac bon và từng bước khuyến khích việc tìm ra các nguồn năng lượng thay thế.
- Từng bước điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách thuế bảo vệ môi trường theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Cần xem xét lại đối với một số sản phẩm đang chịu quá nhiều loại thuế.