Về kinh doanh khí từ điều 6 đến điều 35: Nghị định quy định các điều kiện, quyền và nghĩa vụ đối với: + Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí; thương nhân sản xuất, chế biếnkhí;
Trang 2BÀI 1
HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH KHÍ DÀU MỎ HÓA LỎNG
I Nghị định số 87/2018/NĐ-CP về kinh doanh khí
Ngày 15/6/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 87/2018/NĐ-CP về kinh
doanh khí (gọi tắt là Nghị định số 87/2018/NĐ-CP) Nghị định này gồm 6 chương,
62 điều, quy định về hoạt động kinh doanh khí và điều kiện kinh doanh khí tại thịtrường Việt Nam
Đối tượng áp dụng: Thương nhân theo quy định của Luật thương mại; tổ
chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh khí
Về kinh doanh khí (từ điều 6 đến điều 35): Nghị định quy định các điều kiện,
quyền và nghĩa vụ đối với:
+ Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí; thương nhân sản xuất, chế biếnkhí; thương nhân kinh doanh mua bán khí;
+ Cửa hàng bán lẻ LPG chai; trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào xebồn, trạm nạp LPG/LNG/CNG vào phương tiện vận tải; trạm cấp LPG/LNG/CNG;trạm nén CNG;
+ Sản xuất, sửa chữa chai LPG; sản xuất chai LPG mini;
+ Điều kiện chai LPG, LPG chai, LPG chai mini lưu thông trên thị trường;+ Điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng xuất, nhập khẩu khí; kinhdoanh dịch vụ cho thuê bồn chứa, kho chứa LPG chai; kinh doanh dịch vụ vậnchuyển khí
Về hồ sơ, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng chận đủ điều kiện (từ điều 36
đến điều 46): Nghị định quy định các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện, hồ sơ đềnghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấychứng nhận đủ điều kiện đối với:
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩuLPG/LNG/ CNG; Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG;
Trang 3Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chai LPG mini (thuộc thẩm quyền của Bộ
Công Thương).
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bánLPG/LNG/CNG; Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai;Giấychứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào xe bồn; Giấy chứng nhận đủ điều kiện
trạm nạp LPG/LNG/CNG vào phương tiện vận tải (thuộc thẩm quyền của Sở Công
Thương).
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai (thuộc thẩm
quyền của UBND cấp huyện).
+ Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện là 10 năm kể từ ngày
cấp mới Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện (do bị mất, sai sót hoặc
bị hư hỏng), nội dung, thời hạn Giấy chứng nhận cấp lại không thay đổi Trường
hợp cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện (do thay đổi về đăng ký kinh
doanh; thay đổi địa điểm trụ sở chính; thay đổi thông tin liên quan đến thương nhân đăng ký), thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không thay đổi.
Về an toàn trong hoạt động kinh doanh khí: (từ điều 47 đến điều 57): Nghị
định quy định chung về an toàn đối với các cơ sở kinh doanh khí; an toàn đối vớibồn chứa khí; đường ống vận chuyển khí; trạm nạp LPG vào chai; trạm nạp khí vàophương tiện vận tải; trạm cấp khí; cửa hàng bán lẻ LPG chai; vận chuyển LPG chaibằng ô tô; vận chuyển, giao nhận LPG chai tới khách hàng sử dụng; vận chuyển,giao nhận khí bằng bồn chứa; kho chứa LPG chai
Về Điều khoản chuyển tiếp:
- Các thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện có thời hạnhiệu lực của Giấy chứng nhận trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực được tiếptục hoạt động đến hết thời hạn của Giấy chứng nhận
- Các cơ sở kinh doanh khí đã tồn tại trước ngày Nghị định này có hiệu lực,chưa đáp ứng khoảng cách an toàn về bố trí bồn chứa, khu vực nạp, sau 3 năm kể
Trang 4từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này vàquy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
- Trạm nạp LPG vào chai đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cònhiệu lực chưa thuộc sở hữu của thương nhân kinh doanh LPG đầu mối theo quyđịnh của Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của Chính phủ về kinhdoanh khí được tiếp tục hoạt động đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực và đếnhết thời hạn của Giấy chứng nhận
II Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 Quy định Danh mục hàng hóa, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa.
Ngày 08/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2020/NĐ-CP Quyđịnh Danh mục hàng hóa, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giaothông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nộiđịa Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2020 và thay thế Nghị định
số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/ 2009 của Chính phủ Quy định Danh mục hàngnguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giớiđường bộ, Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/3/2005 của Chính phủ Quy địnhDanh mục hàng hoá nguy hiểm và việc vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đườngthuỷ nội địa
Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, việcvận chuyển hàng hóa nguy hiểm, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểmbằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểmtrên đường thuỷ nội địa Nghị định áp dụng với tổ chức, cá nhân Việt Nam và nướcngoài liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giaothông cơ giới đường bộ, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địatrên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Theo đó, Thủ tướngChính phủ quyết định việc áp dụng những quy chế, biện pháp đặc biệt đối với việcvận chuyển hàng hóa nguy hiểm trong các trường hợp sau đây:
Trang 5+ Hàng hóa phục vụ cho yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địchhọa;
+ Hàng hóa quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế không ký kết điều ước quốc tếliên quan tới Việt Nam
III Nghị định 99/2020/NĐ-CP ngày 25/05/2017 của Chính Phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực xăng dầu, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng.
Ngày 26/8/2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2020/NĐ-CP Quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu vàkhí Nghị định này Quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạtmức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hànhchính, thẩm quyên xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanhxăng dầu và khí
NĐ này thay thế Nghị định số 67/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu
IV Thông tư số 53/2018/TT-BCT Quy định huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với cơ sở kinh doanh khí
Theo đó, kể từ ngày 18/02/2019, các cở sở kinh doanh khí có trách nhiệm tự
tổ chức huấn luyện hoặc thuê tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với hoạt độngkinh doanh khí của cơ sở đảm bảo các quy định về chương trình, nội dung và điềukiện của người huấn luyện quy định tại Thông tư số 53/2018/TT-BCT của Bộ CôngThương
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định cụ thể việc huấn luyện kỹ thuật an toànđối với cơ sở kinh doanh khí bao gồm:
1 Đối tượng huấn luyện:
Nhóm 1, bao gồm: Người đứng đầu cơ sở kinh doanh khí hoặc cơ sở tiếnhành hoạt động kinh doanh khí, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động sản xuất kinhdoanh của cơ sở; Người đứng đầu các phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách
Trang 6bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng và tương đương Cấpphó của các đối tượng nói trên được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn cơ sởkinh doanh khí.
Nhóm 2, bao gồm: Người chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn của cơsở; Người trực tiếp giám sát về an toàn tại nơi làm việc
Nhóm 3, bao gồm người lao động trực tiếp liên quan đến vận hành, bảodưỡng, sửa chữa, bảo quản, giao nhận, vận chuyển trong lĩnh vực khí của cơ sở
2 Nội dung huấn luyện:
Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với cơ sở kinh doanh khí (trừ Cửahàng bán lẻ khí dầu mỏ hóa lỏng chai (Cửa hàng LPG) và cơ sở sản xuất, sửa chữachai LPG) được quy định tại Phụ lục I của Thông tư
Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với Cửa hàng LPG được quy địnhtại Phụ lục II của Thông tư
Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với cơ sở sản xuất, sửa chữa chaiLPG quy định tại Phụ lục III của Thông tư
3 Hình thức huấn luyện: bao gồm Huấn luyện định kỳ, huấn luyện định kỳhàng năm và huấn luyện lại
V Thông tư 37/2020/TT-BCT quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa
Thông tư gồm 4 chương và 1 phụ lục kèm theo, bổ sung các danh mục hànghoá nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển
Cụ thể, thông tư này quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng góitrong quá trình vận chuyển, yêu cầu về đóng gói, phương tiện chứa đối với hànghóa nguy hiểm; phương án ứng cứu khẩn cấp và tập huấn người tham gia vậnchuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường
Trang 7sắt và đường thủy nội địa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương quy địnhtại Điều 24 Nghị định số 42/2020/NĐ-CP.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động vậnchuyển hàng hóa nguy hiểm và các tổ chức cá nhân có liên quan đến vận chuyểnhàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủynội địa, đường sắt trên lãnh thổ Việt Nam
Danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển làdanh mục được quy định tại Phụ lục I của thông tư này Kích thước, ký hiệu, màusắc biểu trưng và bảo hiệu nguy hiểm thực hiện theo quy định tại Điều 7, Phụ lục I
và Phụ lục III Nghị định số 42/2020/NĐ-CP
Thông tư cũng yêu cầu về đóng gói hàng hóa nguy hiểm; yêu cầu về kiểmtra, thử nghiệm, kiểm định hương tiện chứa; hàng hoá nguy hiểm yêu cầu bắt buộcphải có người áp tải; trường hợp ứng cứu khẩn cấp…
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn
và kiểm tra việc thực hiện thông tư này Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhânvận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên địa bàn quản lý thực hiện các quy định tạithông tư này Kiểm tra việc thực hiện công tác tập huấn đối với người điều khiểnphương tiện giao thông cơ giới đường bộ, người áp tải, người xếp, dỡ, thủ kho trênđịa bàn thuộc phạm vi quản lý…
VI Thông tư 41/2011/TT-BCT Quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng
Thông tư này quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoálỏng, áp dụng đối với cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng và các tổ chức, cánhân có liên quan Thông tư quy định về điều kiện an toàn trong kinh doanh khídầu mỏ hóa lỏng trong tồn chứa, chiết nạp, vận chuyển và an toàn tại các cửa hàngkinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng; quy định an toàn tại các cơ sở sản xuất, sửa chữachai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng
Trang 8Điều 4 Quy định chung về đảm bảo an toàn đối với các cơ sở kinh doanh
4 Mặt bằng của cơ sở kinh doanh LPG phải đảm bảo:
a) Cho các phương tiện chữa cháy dễ dàng tiếp cận;
b) Thông thoáng và thuận tiện cho việc phát tán LPG khi bị rò rỉ, không đểLPG ứ đọng và tích tụ;
c) Ngăn ngừa việc tiếp cận của người không có thẩm quyền
5 Những người có liên quan đến việc quản lý, vận hành thiết bị, bảo quản, xếp
dỡ, vận chuyển của cơ sở kinh doanh LPG phải được đào tạo, huấn luyện về chuyênmôn, kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ và được cấp giấy chứng nhận theo quyđịnh
Điều 5 Quy định về khoảng cách an toàn
1 Cơ sở kinh doanh LPG phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa thiết bị,công trình đến hàng rào ranh giới của cơ sở hoặc những nơi cần bảo vệ
2 Trong phạm vi khoảng cách an toàn của cơ sở kinh doanh LPG, nghiêmcấm các hoạt động có nguy cơ gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự an toàn
Điều 6 Quy định về phòng cháy chữa cháy
Cơ sở kinh doanh LPG phải:
1 Có đầy đủ phương án phòng cháy chữa cháy
2 Có hệ thống cảnh báo cháy, các thiết bị chữa cháy đảm bảo yêu cầu và phùhợp với vật liệu gây cháy trong cơ sở
3 Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định
Trang 94 Đặt các biển báo như: “Cấm lửa”, “Cấm hút thuốc”, “Không có nhiệm vụmiễn vào”, “Nội quy phòng cháy chữa cháy”, tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy vàcác biển báo khác theo quy định Các biển báo phải được viết bằng tiếng Việt, chữ
in hoa, dễ đọc và đặt ở vị trí dễ thấy Kích thước của các chữ cái trên biển báo phải
có chiều cao tối thiểu 120 mm
5 Có biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa các nguồn gây cháy
6 Nối đất các thiết bị và công trình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vàđịnh kỳ kiểm tra theo quy định
VII Thông tư số 18/2013/TT-BCT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép - Ký hiệu: QCVN 04:2013/BCT.
QCVN 04:2013/BCT do Ban soạn thảo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toànchai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép biên soạn, Cục Kỹ thuật an toàn và Môitrường công nghiệp trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng
Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số 18/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 7năm 2013
Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về An toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏngbằng thép quy định các yêu cầu kỹ thuật an toàn trong thiết kế, chế tạo, nhập khẩu,sửa chữa, kiểm định, tồn chứa, vận chuyển và sử dụng chai chứa khí dầu mỏ hóalỏng (LPG) bằng thép hàn nạp lại có dung tích chứa từ 0,5 L đến 150 L
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thiết kế, chế tạo nhậpkhẩu, sửa chữa, sở hữu, kiểm định, giao nhận, vận chuyển, sử dụng chai chứa LPGbằng thép và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan
Quy chuẩn quy định cụ thể về: Vật liệu; thiết kế; chế tạo; thử nghiệm trongchế tạo; quy trình nghiệm thu; quy định về an toàn trong nạp LPG vào chai, lưuthông, tồn chứa, vận chuyển, lắp đặt và sử dụng chai chứa LPG; kiểm định chaichứa LPG
Trang 10BÀI 2 TÍNH CHẤT LÝ HÓA VÀ TÍNH CHẤT NGUY HIỂM CHÁY NỔ CỦA KHÍ
DẦU MỎ HÓA LỎNG (LPG)
I Đặc tính kỹ thuật và công dụng của LPG
1 Giới thiệu chung
- Trong thiên nhiên thường tồn tại các loại khí Hydrocarbon bao gồm khí tựnhiên, khí ngưng tụ, khí đồng hành trong quá trình khai thác và chế biến dầu mỏ
- Các loại khí Hydrocarbon có thể dùng làm nhiên liệu cho các loại thiết bị
và nhà máy nhiệt điện (Nhà máy Khí - Điện - Đạm phú Mỹ), làm nguyên liệu choviệc tổng hợp các chất hữu cơ, dùng để đun nấu phục vụ sinh hoạt hàng ngày
- Thành phần chính của các chất khí trên chủ yếu chứa các loại Hydrocarbon
có khối lượng phân tử bé: Mêtan (CH4 ) Etan (C2H6 ), Prôpan (C3H8 ) Butan(C4H10 )
- LPG được sane xuất từ nguồn nguyên liệu chính là khí đồng hành và quátrình chế biên dầu mỏ nhiw: alkyl hoá, cracking xúc tác, polyme hoá, isome hoá…Nhưng hiện nay tổng sản lượng LPG thu được từ quá trình chế biến khí đồng hànhchiêks 62% khối lượng
Ngày nay, LPG được sử dụng trong sinh hoạt, công nghiệp hoá dầu, nhiênliệu đặc biệt, do nhu cầu ngày càng cao về việc bảo vệ môi trường nên LPG đượcđặc biệt quan tâm
- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành người ta chia khí Hyđrô các bon thành 2loại:
a Khí tự nhiên
- Là hỗn hợp khí gồm có hợp chất Hydrocarbon (trong thành phần chỉ có 2nguyên tố tham gia tạo nên là C và H) và hợp chất phi Hydrocarbon (ngoài 2nguyên tố C và H tham gia cấu tạo còn chứa thêm N, O, S ) Chúng được tìm thấybên trong các hồ chứa dưới bề mặt trái đất Các lớp đá lớn bẫy khí thiên nhiên khi
Trang 11nó trôi nổi trên bề mặt, được giữ trong các lỗ nhỏ và vết nứt trong suốt quá trìnhhình thành đá Đôi khi tìm thấy khí thiên nhiên ở dầu mỏ
Khí tự nhiên còn được bắt nguồn từ phần còn lại của thực vật và động vậtsống cách đây hàng triệu năm Những sinh vật này đã bị chôn vùi và bị phơi nhiễmvới nhiệt Do nén sâu bên dưới hàng ngàn mét đất và đá, những lực này đã biến đổimột sinh vật sống thành khí thiên nhiên
- Thành phần chủ yếu của khí tự nhiên là khí metan (>90%) ngoài ra còn 1 số
ít hydrocarbon Etan(C2H6), Propan (C3H8), Butan(C4H10) và các Ankan khác,các hợp chất phi Hydrocarbon như H2S, C02, hợp chất Nitơ
- Khí tự nhiên được dùng làm nhiên liệu đun nấu hoặc sử dụng nguồn Hyđrô
để sản xuất NH3 (amôniắc)
b Khí dầu mỏ
- Khi khai thác các mỏ dầu thường một mỏ dầu được cấu tạo bởi 3 lớp: Lớptrên cùng là khí, lớp thứ 2 là dầu và lớp dưới cùng là nước mặn Trước hết lớp khítrên được thu hồi dùng làm nguyên liệu cho nhà máy nhiệt điện hoặc đun nấu
- Khí dầu mỏ thu được có thành phần Hydrocarbon rất khác nhau, nhưngchủ yếu là Hydrocarbon mạch Parafin và ôlêfin như Propan, Butan, và Propylen,Butylen,
- Khí dầu mỏ hoá lỏng là hỗn hợp chủ yếu của Propan (C3H8) và butan(C4H10) có nguồn gốc từ dầu mỏ, tên tiếng Anh: Liquefied Petrobum gas (viết tắt làLPG); tại nhiệt độ, áp suất, bình thường LPG ở thể khí và khi được nén đến một ápsuất, nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng, được tồn chứa tại các bồn, bể
cố định, xe bồn, tàu thuỷ, đường ống hoặc các chai (bình), dùng làm chất đốt, nhiênliệu động cơ, nguyên liệu phục vụ sản xuất, dân sinh Khi sử dụng LPG ở thể lỏngchuyển thành thể khí (PG)
2 Các đặc tính của LPG
a Tính chất vật lý
Trang 12- Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thường, LPG tồn tại ở trạng thái hơi DoLPG có tỷ số giãn nở lớn: 1 đv thể tích gas lỏng tạo ra 270 đv thể tích gas hơi, vìvậy để thuận tiện và kinh tế trong tồn chứa, vận chuyển, LPG được hoá lỏng bằngcách nén vào các bình chứa chịu áp lực ở nhiệt độ thường hoặc làm sạch hoá lỏng
để tồn chứa ở áp suất thường
Khi chuyển từ pha lỏng sang pha hơi, LPG thu nhiệt Năng lượng cần thiếtlấy từ bản thân LPG và từ môi trường xung quanh, trong quá trình hoá hơi xảy ra
dữ dội gây giảm qpas đến áp suất khí quyển LPG làm lạnh không khí, bình chưagây nên hiện tượng tạo tuyết hoặc sương Ngược lại khi hơi LPG ngưng tụ chuyểnsang pha lỏng thì LPG toả nhiệt dẫn đến làm tăng nhiệt độ LPG và thiết bị côngnghệ tồn chứa dẫn đến tăng áp suất của LPG
b Thành phần hoá học của LPG và ứng dụng của LPG
b2 Ứng dụng:
Thành phần chủ yếu của LPG là propan và butan, được sản xuất bằng cáchnén khí đồng hành hoặc khí từ các quá trình chế biến dầu mỏ ở các nhà máy lọcdầu Việc ứng dụng LPG thương phẩm phân chia thành 4 loại chính:
- Propan thương phẩm: làm nhiên liệu cho động cơ hoạt động ở những điềukiện khắc nghiệt của môi trường (áp suất cao, nhiệt độ thấp)
- Butan thương phẩm: sử dụng làm nhiên liệu đòi hỏi sự bay hơi trung bình
- Propan chuyên dùng: là sản phẩm có chất lượng cao sử dụng trong cácđộng cơ đốt trong, đòi hỏi nhiên liệu có khả năng chống kích nổ cao
Trang 13- Hỗn hợp propan - butan: sử dụng làm nhiên liệu đòi hỏi sự bay hơi trungbình
Hỗn hợp propan - butan là thích hợp cho việc chế biến thành sản phẩm khíđốt gia dụng vì chúng có áp suất hơi bão hoà và nhiệt độ bay hơi thích hợp trongcác điều kiện sinh hoạt cụ thể
LPG có nhiệt cháy cao mặc dù tỷ trọng butan lớn hơn tỷ trọng propan nhưngnhiệt trị tương tự nhau và nằm trong khoảng 1130 – 1200 Kcal/kg, tương đươngnhiệt trị của 1.5 - 2kg than củi, 1.3 lit dầu mazut, 1.35 xăng
Với những đặc tính như trên LPG trở thành sản phẩm có tính năng đa dạngrất cao và được chia theo các lĩnh vực khác nhau để sử dụng: nhiên liệu đốt trongsinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, công nghiệp hoá dầu, nhàmáy phát điện…
3 Đặc trưng kỹ thuật của LPG
Trong hầu hết các trường hợp khí dầu mỏ đều được tồn chứa và vận chuyểnở dạng lỏng LPG và sử dụng ở dạng khí (PG) do vậy phải đảm bảo 1 số đặc tính kỹthuật sau:
a Nhiệt độ sôi
Ở áp suất khí quyển: propan sôi ở -420C và Butan sôi ở -0,50C Chính vì vật,ở nhiệt độ và áp suất thường LPG bay hơi dữ dội và nếu LPG tiếp xúc với da cóthể gây ra bỏng lạnh nặng khi nhiệt độ giảm sút lớn
a Tỷ trọng:
Tỷ trọng thể lỏng: ở điều kiện 150C, 760mmHg, tỷ trọng của propan bằng0.51 và của butan bằng 0.575 Như vậy ở thể lỏng tỷ trọng của LPG xấp xỉ bằngmột nửa tỷ trọng của nước
Tỷ trọng thể khí: ở điều kiện thường 150C, 760mmHg, tỷ trọng của propanhơi bằng 1.52 và của butan hơi bằng 2.01 Như vậy ở thể hơi tỷ trọng của LPG gầngập hai lần tỷ trọng không khí
a Áp suất hơi bão hoà
Trang 14- Áp suất hơi bão hoà của LPg phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài của thiết bị
và tỷ lệ thành phần Butan/Propan LPG với thành phần 70% propan và 30% butan
có áp suất hơi bão hoà 6kg/cm2, ở cùng điều kiện nhiệt độ 200C, khi thay đổi thànhphần hỗn hợp, áp suất hơi bão hoà cũng thay đổi Áp suất hơi của gas phụ thuộc rấtlớn vào môi trường xung quanh Nhiệt độ môi trường càng cao, áp suất hơi trongbồn chứa càng lớn
Bảng: Áp suất hơi bão hoà của hỗn hợp Butan/Propan theo tỷ lệ %, theo nhiệt độ, kg/cm2
c Giới hạn cháy nổ
Giới hạn cháy nổ của LPG trong hỗn hợp không khí – gas
Trang 15TT Nhiên liệu Giới hạn cháy nổ dưới (%) thể tích Giới hạn cháy nổ trên (%) thể tích
Nhiệt trị của LPG so với một số loại nhiên liệu, năng lương khác
TT Nhiên liệu, năng
Một cách tương đối có thể so sánh nhiệt lượng do 1kg LPG cung cấp bằng14kw.h điện năng, bằng 1.5 lần dầu hoả
e Nhiệt độ tự bắt cháy
- Nhiệt độ tự bắt cháy là nhiệt độ mà ở đó có phản ứng cháy tự xảy ra đối vớihỗn hợp không khí – nhiên liệu (hoặc oxy – nhiên liệu) Nhiệt độ tự bắt cháy tốithiểu phụ thuộc vào thiết bị thử, tỷ lệ không khí/ nhiên liệu, áp suất hỗn hớp Một
Trang 16số giá trị đặc trưng nhiệt độ tự bắt cháy của một số nhiên liệu tại áp suất khí quyển(trong không khí hoặc trong oxy):
Bảng: Nhiệt độ tự bắt cháy của một số loại nhiên liệu tại áp suất khí quyển
TT Nhiên liệu Nhiệt độ tự bắt cháy tối thiểu
Trong không khí Trong oxy
g Thể tích phân tử gam
Ở điều kiện tiêu chuẩn (00C, 1atm): 1mol hơi propan có thể tích 21.98 lit;1mol butan có thể tích 21.58 lit
h Độ nhớt
LPG có độ nhớt rất thấp, ở 200C độ nhớt của LPG là 0.3 cst Chính vì vậy,LPG có tính linh động cao, có thể rò rỉ, thẩm thấu ở những nơi mà nước và xăngdầu không rò rỉ nên dễ làm hỏng dầu mỡ bôi trơn tại các vị trí làm kín không tốt
Trang 17j Màu sắc, mùi vị
LPG ở thể lỏng và hơi đều không có mùi, không màu Vì lý do an toàn nênLPG được pha thêm chất tạo mùi để dễ phát hiện khi có sự cố rò rỉ Các nhà sảnxuất trộn vào gas những chất tạo mùi đặc trưng Theo đa số các tiêu chuẩn an toàn,chất tạo mùi và nồng độ pha chế phải thích hợp sao cho có thể phát hiện được trướckhi hơi gas rò rỉ đạt nồng độ bằng 1/5 giới hạn nổ dưới khi trong không khí có độ0.5% gas là đã có thể ngửi thấy mùi
LPG thương mại thường được pha thêm chất tạo mùi Etyl mecaptan này cóđặc trưng, hoà tan tốt trong LPG, không độc, không gây ăn mòn kim loại và tốc độbay hơi gần với LPG nên nồng độ trong LPG không đổi khi bình chứa được sửdụng cho đến hết
k Yêu cầu kỹ thuật đối với khí đốt hoá lỏng
Bảng: Yêu cầu kỹ thuật đối với khí hoá lỏng Đặc tính Phương pháp
thử
Propan thương mại
Butan thương mại
Hỗn hợp Butan và propan
thương mại Thành phần ASTM D-2163 Chủ yếu là
C3H8 và/
hoặc C3H6
Chủ yếu là C4H10 và/
hoặc C4H8
Hỗn hợp chủ yếu gồm C4H10 và/ hoặc C4H8 với C3H8 và/ hoặc C3H6
Áp suất hơi ở 37.8 0 C,
Kpa, max
ASTM D-1267 hoặc ASTM D-2598
Trang 18II Tính chất nguy hiểm cháy, nổ của LPG
1 Tính chất nguy hiểm cháy, nổ của LPG
- Khi thoát ra khỏi thiết bị chứa, gas chuyển thành thể khí nên rất khó bảoquản Mặt khác, do không có mùi, không có màu nên gas thoát ra thiết bị chứa rấtkhó phát hiện, do đó nhà sản xuất phải đưa thêm vào hỗn hợp gas chất tạo ra mùibắp cải thối để dễ phát hiện gas bị rò rĩ
- Tỷ trọng của gas nặng hơn không khí (Propan gấp 1,55 lần; Butan gấp 2,07lần) nên khi thoát khỏi thiết bị chứa, gas tích tụ ở những chỗ trũng trên mặt đất vàtạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ
- Do nhiệt độ ngọn lửa của gas khi bị cháy rất cao (1900oC đến 1950oC) nên
dễ gây bỏng cho người và gia súc đồng thời gây cháy lan, khó khăn cho việc chữacháy (vận tốc cháy lan của Butan là 0,38m/s của Propan là 0,46m/s)
- Khoảng giới hạn nồng độ nguy hiểm cháy, nổ của gas rất rộng được tínhtheo phần trăm thể tích như sau: Thành phần Giới hạn nồng độ thấp (%) Giới hạnnồng độ cao (%) Butan ( C4H10 ) 1,86 - 8,41 Propan ( là C3H8) 2,37 - 9,50
2 Những nguy cơ cháy nổ LPG
a Trong bảo quản, kinh doanh
- Nơi bảo quản kinh doanh bố trí liền kề với nơi có nguồn lửa, nguồn nhiệt
- Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt không an toàn, nguồn lửa, nguồn nhiệtphát sinh từ hệ thống điện, tĩnh điện, sét đánh
- Thiết bị chứa gas bị rò rỉ, xếp bình gas không đúng quy định gây va đập đểbục vỡ, gas thoát ra ngoài gặp nguồn lửa, nguồn nhiệt gây cháy
- Không thường xuyên thực hiện chế độ vệ sinh công nghiệp, gas thoát ratích tụ lâu ngày thành hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ
Trang 19- Cơ sở kinh doanh gas sang nạp trái phép: địa điểm không đảm bảo; thiết bịsan nạp không an toàn; không có loại gas đúng tỷ lệ (5% Propan và 95% Butan) đểnạp vào bình gas mini, mặt khác bình gas mini chỉ được sử dụng 1 lần và khôngđược phép sang nạp lại.
b Trong vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới
- Phương tiện vận chuyển không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn phòng cháy vàchữa cháy
- Phương tiện vận chuyển dừng, đỗ ở những nơi có nguồn lửa, nguồn nhiệt,nơi đông người
- Phương tiện vận chuyển bị tai nạn giao thông
- Xếp bình gas không đúng quy định gây va đập, nổ bình hoặc bị rò rỉ gasthoát ra ngoài
c Trong sử dụng để đun nấu
- Bếp đun, dây dẫn, van xả khí, bình gas không đảm bảo tiêu chuẩn an toànphòng cháy và chữa cháy
- Các khớp nối liên kết giữa bếp, dây dẫn, van xả khí không kín, dây dẫn gas
bị chuột cắn, gas thoát ra ngoài tạo thành hỗn hợp cháy, nổ gặp nguồn nhiệt sẽ bắtcháy, nổ
- Đun nấu không trông coi để tắt lửa ở bếp trong khi van xả khí vẫn mở
- Đang đun nấu thay bình gas mà không tắt lửa ở bếp
- Không thường xuyên vệ sinh bếp
- Đặt bếp gần vật cháy, lửa từ bếp bén cháy gây ra cháy lan, nổ bình
- Đun nóng dầu ăn, mỡ để xào hoặc rán gây bùng cháy và cháy lan
- Để các vật cháy sát với bếp hoặc đặt chồng lên kiềng bếp vừa đun nóngxong
- Sử dụng bình gas được sang nạp lại trái phép không đảm bảo tiêu chuẩn antoàn phòng cháy và chữa cháy
Trang 20- Thân hình có dạng trụ tròn
- 2 đáy bình có dạng chỏm cầu
- Phía dưới bình có chân đế để tiện vận chuyển và xếp chồng
- màu sơn vỏ bình theo quy định cuả từng hãng
- Các bình chứa trước khi đem đi sử dụng, lưu hành trên thị trường đều đãđược các Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khám nghiệm, thử áp lực và Thanhtra Bộ lao động - Thương binh xã hội cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu sử dụng vàlưu hành
Trang 21- Bình gas được chế tạo bằng thép đặc biệt chịu áp lực, áp suất thử thủy lực
là 34 kg/cm2 trong khi áp suất làm việc cực đại của LPG chứa trong bình ở điềukiện nhiệt độ bình thường khoảng 6kg/cm2
- Theo quy định hiện hành, cứ sau 5 năm các bình chữa cháy này lại đượckiểm định và cấp phép lại, sau đó mới được tiếp tục lưu hành trên thị trường
- Hiện nay trên thị trường bình gas có thể nhập từ nước ngoài hoặc sản xuấttại Việt Nam, chất lượng các bình này đều tương đương
Chúng ta có thể căn cứ thông tin được dập chìm trên bình gas đẻ có thể rõ nguồngốc xuất xứ :
- Petrolimex PN 89980 (hoặc SN8) : Mã hiệu đăng ký của bình
- DOT 4BA - 240 : Tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo bình
- PROPANE 11KG : Nếu chỉ chứa Propan, cho phép chứa đến 11 kg
- BUTAN 13 KG : Nếu chỉ chứa Propan, cho phép chứa đến 13 kg
- T.P 34 kg/cm vuông : Bình được thuer áp suất (Test Pressure) đến 34kg/cm2
- W.C.26.2 LTS : Dung tích (Water Capacity) của bình là 26,2 lít
- T.W 13.1 KG : Khối lượng vỏ bình ( Tare Weight) là 13,1 kg
- TESTED 2004 : Thời điểm cơ quan giám định kiểm tra
- PROPERTY OF PETROLIMEX : Sở hữu là Petrolimex ( chỉ có ở bình chếtạo tại Việt Nam)
- MANUFACTURED BY BINH AN: Tên nhà sản xuất ( chỉ có ở bình chếtạo tại Việt Nam)
- Các bình chứa LPG thường được gọi tên theo khối lượng LPG chứa được.Thị trường nước ta thường gặp các loại bình 9, 12, 13, 40, 44, 48 kg
- Khối lượng LPG thường được xác định bằng phương pháp cân
- Trong trường hợp khối lượng vỏ có sự thay đổi do sữa chữa, bảo dưỡng khối lượng vỏ bình sẽ được thông báo lại trên vỏ
Trang 222 Van và điều áp
- Van bình: lắp liền với bình, có nhiệm vụ đóng mở, thường gặp 2 loại: + Van tự động: tự đóng khi tháo điều áp và ngược lại
+ van vặn: vặn theo chiều kim đồng hồ Đóng và ngược lại
- Van điều áp: thường lắp liền với điều áp, cũng có nhiệm vụ đóng mở,thường hay gặp 3 loại: van lật, van xoay, van ấn
- Van an toàn: lắp liền với cổ bình chứa Luôn ở chế độ thường đóng Khi ápsuất trong bình đạt 25-26 kg/m2, van này sẽ tự mở, xả hơi LPG ra ngoài, tránh nổbình
- Van cầu chì: thường được lắp nối tiếp với hệ thống cấp và luôn ở chế độthường mở Khi lưu lượng LPG tăng vọt do ống dẫn bị đứt hoặc tuột, van này sẽ tựđóng khóa dòng cấp
Trang 23Điều áp: Nhiệm vụ làm giảm áp suất LPG từ áp suất nguồn xuống áp suấtthấp cấp cho các thiết bị tiêu dùng đồng thời giữ điều hòa, ổn định áp suất nàytrong mọi trường hợp Điều áp thường gặp các dạng sau:
+ điều áp 1 cấp: giảm áp suất LPG từ áp suất nguồn xuống 0,03 kg/cm2 cấptrực tiếp cho bếp
+ điều áp cấp 1: giảm áp suất LPG từ nguồn áp suất xuống áp suất trunggian cấp cho điều áp cấp 2
+ điều áp cấp 2: được lắp sau điều áp cấp 1
+ điều áp nhiều cấp: giảm áp suất LPG từ áp suất nguồn xuống áp suất trunggian cấp cho nhiều hướng sử dụng
+ điều áp vô cấp: là loại điều áp cho phép điều chỉnh được áp suất đầu ra
Trang 24- Căn cứ vào cơ cấu đánh lửa chia ra: đánh lửa cơ và đánh lửa bán dẫn
- Căn cứ vào đặc điểm vỏ bếp chia ra: sơn chống dính, thép inox
- Một số bếp có thêm hệ thống an toàn
Phụ kiện sử dụng gas bao gồm:
- Ống dẫn Gas: là loại ống chuyên dụng, dành riêng cho việc sử dụng gas:không cháy và có tính ổn định hóa học cao
- Kẹp đầu ống: tăng cường độ liên kết chắc chắn giữa ống dẫn với bếp vàđiều áp
kết luận: toàn bộ các trang thiết bị cho việc sử dụng LPG đều là những loạichuyên dụng, được chế tạo dành riêng cho việc sử dụng LPG theo các tiêu chuển có
Trang 25độ an toàn cao, chất lượng tốt Trong sử dụng tuyệt đối không tùy tiện thay thếbằng các thiết bị khác
II An toàn trong giao nhận, xếp dỡ, vận chuyển, bày bán và tồn chứa LPG
1 Quy định chung về đảm bảo an toàn đối với các cơ sở kinh doanh LPG
Quy định tại Thông tư 41/2011/TT-BCT Ban hành ngày 16 tháng 12 năm
2011 Quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng.
Điều 4 Quy định chung về đảm bảo an toàn đối với các cơ sở kinh doanh
4 Mặt bằng của cơ sở kinh doanh LPG phải đảm bảo:
a) Cho các phương tiện chữa cháy dễ dàng tiếp cận;
b) Thông thoáng và thuận tiện cho việc phát tán LPG khi bị rò rỉ, không đểLPG ứ đọng và tích tụ;
c) Ngăn ngừa việc tiếp cận của người không có thẩm quyền
5 Những người có liên quan đến việc quản lý, vận hành thiết bị, bảo quản,xếp dỡ, vận chuyển của cơ sở kinh doanh LPG phải được đào tạo, huấn luyện vềchuyên môn, kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ và được cấp giấy chứng nhậntheo quy định
2 An toàn trong tồn chứa và bày bán LPG tại cửa hàng kinh doanh LPG
a An toàn đối với thiết kế và xây dựng
Trang 26Quy định tại TCVN 6223:2011 cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng – Yêu cầu chung về an toàn ( Quy định từ mục 5 đến mục 8)
5 Yêu cầu an toàn đối với thiết kế và xây dựng
5.1 Kết cấu xây dựng, bậc chịu lửa cửa hàng tối thiểu bậc II và phải phùhợp với các quy định tại TCVN 2622
5.2 Cửa hàng phải cách nguồn gây cháy ít nhất:
- 3 m về phía không có tường chịu lửa;
- 0 m về phía có tường chịu lửa
5.3 Diện tích mặt bằng
- Tổng diện tích cửa hàng: tối thiểu 12 m2;
- Diện tích kho chứa hàng (nếu có): tối thiểu 10 m2;
- Diện tích khu bán hàng (nếu có): tối thiểu 2 m2
5.4 Nền khu bán hàng và kho chứa
- Làm bằng gạch hoặc bê tông, bằng phẳng, không gồ ghề, lồi lõm… đảmbảo an toàn khi mua bán và di chuyển hàng hóa;
- Cao hơn mặt bằng xung quanh, không được bố trí đường ống, cống thoátnước tại nền khu bán hàng và kho chứa, nếu có thì phải được trát kín mạch;
- Mọi hầm hố phải nằm cách khu vực cửa hàng ít nhất 2 m Nếu có rãnhnước hoặc mương máng không thể tránh khỏi nằm trong khoảng cách 2 m theo quyđịnh trên thì phải có tấm che, chụp kín để hơi khí dầu mỏ hóa lỏng không thể tíchtụ hoặc không thể đi vào hệ thống cống được