Ở Việt Nam cũng có rất nhiều doanh nghiệp đang tiến hành thương mại hóa trên Internet nhưng do những khó khăn về cơ sở hạ tầng như viễn thông chưa phát triển mạnh, các dịch vụ thanh toán
KHẢO SÁT VÀ GIỚI THIỆU HỆ THỐNG
Giới thiệu chung
Trong những năm gần đây, trước sự bùng nổ của công nghệ số, hoạt động thương mại điện tử đã và đang làm thay đổi đáng kể hành vi tiêu dùng Người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển qua mua bán sản phẩm qua ứng dụng trực tuyến Tuy nhiên, cần phải nhìn thực tế rằng, tại Việt Nam, xu thế mua bán trực tuyến chưa thể lấn át và thay thế hoàn toàn việc bán hàng trực tiếp Trong thời gian tới, nếu sự kết hợp tốt bán hàng trực tuyến và bán hàng trực tiếp sẽ là nền tảng để các doanh nghiệp nhỏ mở rộng và phát triển bền vững. Đặc biệt là thị trường về phương tiện như xe máy thì mua bán trực tuyến chính là giải pháp toàn diện cho những doanh nghiệp mong muốn mở rộng phạm vi kinh doanh, tận dụng nguồn khách hàng trên internet để đem lại doanh thu đáng kể cho mình.
Sở hữu một website bán hàng chính là công cụ hữu ích để giải quyết vấn đề này cho các doanh nghiệp và các cửa hàng nhỏ mở rộng quy mô kinh doanh, bên cạnh đó tăng tương tác với nhiều người tiêu dùng.
Khảo sát yêu cầu người dùng
Xây dựng website bán hàng là việc quan trọng và nên làm Để có thể bán được nhiều mặt hàng, sản phẩm chúng ta nên kết hợp giữa bán hàng trực tiếp tại cửa hàng và bán hàng trực tuyến Xây dựng một website riêng sẽ dễ dàng quảng bá cửa hàng, hỗ trợ khách hàng trong việc tìm kiếm, tham khảo các mặt hàng nhanh mà đơn giản và tìm ra cho mình một sản phẩm phù hợp nhất Thông qua phân tích, xem xét những ưu điểm, nhược điểm của hệ thống này đề xuất ra một website bán xe máy mới hiệu quả, linh hoạt hơn.
Việc khảo sát tiến hành tại cửa hàng thông qua phỏng vấn một số người trong cửa hàng cụ thể là: quản lý cửa hàng, nhân viên khách hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, kế toán… Ngoài ra còn kèm thêm những tài liệu được tìm kiếm trên mạng, bài báo, sách vở, …
Phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập số liệu sơ cấp: bằng cách quan sát thực tế trong công ty, phỏng vấn cá nhân (thường là các cán bộ - nhân viên trong cửa hàng), gửi email, các hòm thư điện tử…
- Thu thập số liệu sơ cấp: thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, các niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, truyền hình, internet và các nghiên cứu trước đây.
- Phương pháp so sánh, tổng hợp: so sánh số liệu gốc với điều kiện là các số liệu phải phù hợp về không gian, thời gian, nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh.
- Phương pháp thống kê bằng bảng, biểu: thống kê tìm ra xu hướng hay đặc điểm chung của các yếu tố phân tích.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia để rút ra kết luận.
- Phương pháp SWOT : tìm ra điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp, cơ hội và nguy cơ bên ngoài doanh nghiệp.
Phiếu quan sát Đối tượng quan sát: Cửa hàng thế giới xe máy NPN Địa điểm: Số 123 ngõ Gốc Đề Q.Hoàng Mai TP.Hà Nội.
Mục đích quan sát: Biết được quá trình bán xe máy
Phương pháp quan sát: Vào cửa hàng quan sát, trải nghiệm.
Nội dung quan sát Kết quả quan sát
1 Mật độ khách hàng vào cửa hàng.
Do cửa hàng ở vị trí trung tâm rất thuận lợi cho việc mua bán nên khách hàng vào cửa hàng với mật độ khá đông đúc
2.Độ tuổi khách hàng Đa phần là khách hàng với độ tuổi 18 - 30 tuổi, thường là nhân viên văn phòng, công nhân v.v
3.Các dòng xe cửa hàng bày bán.
Cửa hàng bày bán nhiều khá nhiều hãng xe như: Honda, Yamha, Sym,
4 Nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng của sản phẩm.
Trên mỗi sản phẩm, cửa hàng luôn gắn tem ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.
5 Cách làm việc của nhân viên.
Cửa hàng bố trí 1 nhân viên thu ngân và 5 nhân viên thường trực ở các vị trí khác nhau trong cửa hàng để có thể sẵn sàng tư vấn cho khách hàng bất cứ lúc nào.
6.Phương thức thanh toán Cửa hàng hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán cho khách hàng: trả bằng tiền mặt, trả bằng thẻ, thanh toán qua các ví điện tử Bên cạnh đó, cửa hàng còn hỗ trợ trả góp cho những mặt hàng có giá trị cao.
7.Phương thức giao hàng của cửa hàng.
Cửa hàng luôn hỗ trợ giao hàng và lắp đặt phụ kiện tận nhà hoặc khách hàng đến cửa hàng lấy xe
8 Đánh giá của khách hàng sau khi mua hàng.
Phần lớn khách hàng sau khi mua hàng đều cảm thấy hài lòng.
Phiếu phỏng vấnCửa hàng
Dự án: Xây dựng website bán bán xe máy
Người được phỏng vấn: Anh
Nguyễn Phúc Nam (Chủ cửa hàng).
Câu 1: Anh ưa thích sử dụng website theo hướng nhiều trang hay một trang?
Trả lời: Để dễ so sánh các dòng xe, tôi cần một trang web sử dụng trang web theo hướng nhiều trang.
Câu 2: Theo anh, trong thời gian bao lâu thì một website cần làm mới sản phẩm?
Tôi nghĩ để website cần cập nhật thường xuyên vì xe luôn được nhập về thường xuyên
Câu 3: Anh muốn sắp xếp các sản phẩm như thế nào?
Những sản phẩm bán chạy nhất, có lượt đánh giá cao, sản phẩm mới
Câu 4: Anh muốn thêm vào hệ thống website những tính năng nổi bật nào?
Tôi muốn thêm vào chức năng trò chuyện trực tiếp giữa các khách hàng, người bán hàng của website trong cùng thời điểm mua hàng và cùng một mặt hàng.
Câu 5: Anh muốn hiển thị những thông tin gì cho khách hàng?
Là giá tiền Sau đó sẽ đến hình dáng của sản phẩm, chất liệu của sản phẩm, mức độ đánh giá của người mua trướcCâu 6: Anh muốn trang web có Trả lời: những hình thức thanh toán nào? Ngoài việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, còn có các ví điện tử, banking Câu 7: Để tăng sự tin tưởng của khách hàng, anh nghĩ trang web cần có những gì?
Cung cấp cho khách hàng thông tin về chủ web, bằng chứng nhận, đưa ra các phản hồi tích cực của những người đã mua sản phẩm của web.
Câu 8: Anh có muốn tư vấn cho khách hàng ngay trên hệ thống không?
Thật tốt nếu có thể chat với khách hàng ngay trên hệ thống để có thể tư vấn chi tiết hơn Chúng tôi cũng có thể gửi những ưu đãi và thông báo cho khách hàng. Đánh giá chung: Người được phỏng vấn trả lời khá đầy đủ và chi tiết các câu hỏi mà người phỏng vấn đưa ra Tuy nhiên do thời gian có hạn nên người phỏng vấn chưa thể đặt ra nhiều câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề hơn.
Bảng 2 Phiếu phỏng vấn cửa hàng
Phiếu phỏng vấn Khách hàng
Người được phỏng vấn: chị Lê Thị
Lan Hương (nhân viên văn phòng)
Câu 1: Mật độ sử dụng xe máy của chị ?
Hàng ngày, để đi làm, chở con đi học, đi chợ,…
Câu 2: Chị yêu cầu gì về phương tiện sử dụng ? Ít hao xăng, bền, phụ tùng dê kiếm dễ sửa,…
Câu 3: Chị muốn phương tiện cần bảo dưỡng mấy lần trong năm
Tầm 2,3 tháng nên bảo dưỡng 1 lần
Câu 4: Chi phí chị phải bỏ ra để sửa chữa xe một lần khoảng bao nhiêu ?
Câu 5: Chị ấn tượng gì về dòng xe máy được bạn ưa thích ?
Giá thấp, độ bền chất lượng cao, kiểu dáng nữ tính, động cơ mạnh vận hành êm, tiết kiệm nhiên liệu Câu 6: Chị muốn xe máy rơi vào tầm giá nào
Bảng 3 Phiếu phỏng vấn khách hàng
Đánh giá hệ thống
- Thu thập được nhiều thông tin
- Giúp thiết lập, củng cố đối tác
- Mang lại cho khách hàng nhiều lựa chọn
- Đưa ra được thông tin sản phẩm giúp người dùng có thể mua hàng tại website dễ dàng nhanh chóng
- Việc quản lý hàng hóa thuận tiện hơn
- Thực hiện tìm kiếm các sản phẩm, có thể cập nhật, thêm mới các sản phẩm, đưa ra chi tiết đơn hàng của người dùng.
Chưa cập nhật được hết tất cả các sản phẩm hiện đang có trên thị trường Website chưa được thử nghiệm trên internet
1.3.3 Những vấn đề còn tồn tại
- Cụ thể, đối với các cửa hàng nhỏ và tầm trung sẽ thường bán hàng trực tiếp đơn thuần, việc truyền tải thông tin đến khách hàng sẽ vô cùng hạn chế, bởi phạm vi khách hàng lui tới cửa hàng chỉ trong khu vực địa lý gần cửa hàng.
- Các công ty thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến có giá cả và khả năng đáp ứng nhu cầu lựa chọn đa dạng của khách hàng chính là lý do khiến các nhà bán lẻ từng lo ngại rằng họ sẽ không đủ khả năng để cạnh tranh.
- Các cửa hàng bán hàng trực tiếp đòi hỏi chi phí thuê mặt bằng khá cao và chi phí thuê nhân viên để điều hành các cửa hàng đó.
- Đặc biệt, cửa hàng nhỏ không thể cung cấp nhiều và đa dạng các chủng loại hàng hóa nếu không gian nhỏ hẹp Trong khi đó, các trang bán hàng trực tuyến có thể cung cấp tất cả thông tin về hàng hóa rất đa dạng mà không tốn nhiều chi phí cho mặt bằng và nhân công, họ chỉ cần một nhà kho nhỏ chứa hàng và tự mình hoặc thuê dịch vụ vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng.
- Theo thống kê từ VECOM năm 2019, có trên 80% khách hàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm trên công cụ trực tuyến trước khi đến cửa hàng để tiến hành mua hàng Bởi smartphone, laptop, Ipad, v.v đã và đang rất phổ biến trên khắp mọi miền, người tiêu dùng chỉ cần có Internet đều có thể tra cứu thông tin sản phẩm một cách nhanh chóng Điều đó cho thấy, các cửa hàng bán hàng trực tiếp đã đánh mất lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn để có thể chinh phục khách hàng một cách triệt để.
- Trong khi đó, đối với thói quen tiêu dùng của người Việt, một trong những yếu tố quan trọng nhất để khách hàng lựa chọn sản phẩm là trải nghiệm thực tế Thói quen “xem tận mắt, sờ tận tay” vẫn là thói quen trong tâm trí của đại đa số người tiêu dùng Việt Khách hàng luôn có sự cảnh giác và thiếu tin tưởng vào những sản phẩm trực tuyến Mặc dù đã được tham khảo thông tin sản phẩm trước đó, có thể nghe thông tin truyền tai rằng sản phẩm này dùng khá tốt, chất lượng tốt nhưng cũng không thể nào có niềm tin bằng được trải nghiệm thực tế.
Cho nên những cửa hàng kinh doanh Offline vẫn chiếm một ưu thế rất quan trọng.
Trong bối cảnh Internet ngày càng phát triển, không ít doanh nghiệp nhỏ đang triển khai Mô hình kinh doanh kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp (O2O) Với mô hình kinh doanh này, doanh nghiệp sẽ kết hợp cả hai hình thức nêu trên một cách tối ưu nhất Mô hình O2O sẽ cung cấp các thông tin sản phẩm hữu ích nhất để khách hàng có thể mua sắm tiện lợi và tiết kiệm nhiều thời gian.
Mô hình O2O sẽ được thực thi với mục tiêu rõ ràng:
- Kênh online làm nhiệm vụ giới thiệu tới khách hàng về sản phẩm và dịch vụ, từ đó cho phép khách hàng tiềm năng tìm kiếm đầy đủ thông tin cần thiết nhằm dẫn dắt họ đến tận cửa hàng để thực hiện mua bán hoặc có thể mua online ngay cả khi họ ở rất xa cửa hàng.
- Trong khi đó, kênh offline sẽ là nơi cung cấp mọi trải nghiệm đầy đủ nhất, thỏa mãn nhất cho khách hàng về sản phẩm mà khách hàng muốn mua đã có thông tin trên website.
Đây là cách thức bán hàng rất thu hút khách hàng từ kênh trực tuyến đến với cửa hàng thực tế của mình Thông qua các website bán hàng để có thể truyền đạt thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và chính xác.
Người dùng sẽ tìm kiếm sản phẩm mình muốn mua trước, so sánh hiệu suất cũng như các tiêu chí sản phẩm khác nhau để đưa ra sản phẩm cuối cùng mình muốn mua, sau đó tới cửa hàng để có thể trải nghiệm trực tiếp sản phẩm.
Với những thông tin trên có thể thấy rằng mô hình O2O là hình thức kinh doanh rất phù hợp với phong cách của người Việt Một khi việc mua sắm được thực hiện bằng cách tìm kiếm thông tin trên internet, khách hàng có thể tiến hành đặt hàng trước, sau đó khách hàng đến các cửa hàng thực tế để trải nghiệm sản phẩm và mua hàng, như vậy khách hàng sẽ không còn lo ngại về chất lượng hàng hóa không ổn định hay không hài lòng về mẫu mã hàng hóa thực tế.
Không những vậy, kỹ thuật mà các công ty sử dụng mô hình O2O có thể dùng là kỹ thuật “Buy online pick – Up in store”, tức là đặt hàng trực tuyến nhưng nhận hàng tại cửa hàng, hoặc cho phép khách hàng đổi trả sản phẩm đã mua trực tuyến tại các cửa hàng thực tế hoặc với số điểm tích lũy có được khi mua hàng trực tuyến, khách hàng được tặng phiếu đến các cửa hàng thực tế để mua sắm sản phẩm.
Với cách thức tổ chức kinh doanh như vậy, các công ty sẽ vẫn có khách hàng đến các cửa hàng thực tế để xem các sản phẩm họ nhìn thấy và đặt mua trên mạng, như vậy công ty cũng sẽ thu hút được một lượng khách hàng đáng kể đến cửa hàng thực tế lấy sản phẩm nếu tiện đường đi thay vì ngồi chờ đợi nhân viên giao hàng tới.
Còn đối với các khách hàng có vị trí địa lý ở xa cửa hàng hơn, ngoài việc tìm kiếm thông tin qua Internet để có thể nắm rõ thông số, cấu hình sản phẩm thì cách để tạo lòng tin đối với khách hàng là cửa hàng cần liên hệ trực tiếp và cho khách hàng kiểm tra hàng trước khi nhận Thứ nhất là tạo lòng tin nơi khách hàng, thứ hai là xây dựng cầu nối cho nhiều khách hàng khác biết tới dịch vụ của cửa hàng tốt Tùy thuộc vào vị trí địa lý xa hay gần mà cửa hàng có thể đưa ra mức cọc đối với sản phẩm ship đi, và có thể cho phép khách hàng thanh toán nốt số tiền sản phẩm còn lại khi nhận được hàng.
Việc xây dựng một website bán hàng sẽ giải quyết được nhu cầu mua bán cũng như quản lý cho chủ doanh nghiệp nhỏ và cửa hàng bán lẻ:
- Phù hợp với cách thức kinh doanh trực tuyến và trực tiếp.
- Tiện lợi cho cả khách hàng ở xa và khách hàng ở gần.
- Giải quyết được bài toán hiệu suất kinh doanh mà chủ cửa hàng mong muốn.
- Vừa có thể đưa thông tin tới khách hàng nhanh gọn và đầy đủ nhất, vừa có thể nâng cao hiệu suất kinh doanh cho cửa hàng.
- Không những vậy, website giúp chủ cửa hàng quản lý sản phẩm, quản lý đơn hàng chặt chẽ hơn, v.v tiết kiệm được những chi phí đắt đỏ trước đó.
Dự kiến chức năng
Chức năng 1: Đăng nhập , đăng ký tài khoản
Bảo mật tài khoản (Tạo/ sửa mật khẩu).
Liên kết nền tảng với facebook, gmail.
Tìm kiếm, xem thông tin của sản phẩm
Lựa chọn sản phẩm: Thêm vào giỏ hàng, số lượng sản phẩm cần mua, xoá sản phẩm khi không muốn mua.
Thông tin giao hàng: Lựa chọn phương thức thanh toán, xác nhận đặt hàng.
Xem thông tin các sản phẩm đang đặt hàng, đã nhận hàng, đang chờ nhận hàng.
Chức năng 3: Tương tác với hệ thống
Đánh giá sản phẩm: đánh giá bằng bình luận, đánh giá bằng dạng sao.
Quản lý thông tin cá nhân
Chức năng 2: được cấp quyền quản trị
Thống kê báo cáo sản phẩm
Quản lý đăng bài, tin tức
Tư vấn, chăm sóc khách hàng
Trong báo cáo này, đề tài em thực hiện là “Xây dựng website bán xe máy cho cửa hàng NPN ”, để có thể đáp ứng nhu cầu cần thiết tối thiểu phù hợp cho cả người tiêu dùng lẫn người kinh doanh, ngoài ra website có giao diện dễ sử dụng, tối ưu nhất cho mọi đối tượng khách hàng.
PHÂN TÍCH ĐẶC TẢ VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Khảo sát bài toán
Website bán hàng cho cửa hàng xe máy là xu thế tất yếu hiện nay, khi khách hàng có nhu cầu mua một sản phẩm nào đó họ đều có xu hướng tìm kiếm thông tin sản phẩm trên các công cụ tìm kiếm Website bán hàng là giải pháp hiệu quả gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu trên Internet nhanh chóng vô cùng.
So với việc tìm kiếm một cửa hàng với diện tích rộng, chi phí đầu tư cơ sở vật chất cho cửa hàng, chi phí thuê nhân viên bán hàng cao, các chi phí phát sinh khác thì việc sở hữu một website bán xe máy rẻ và hiệu quả hơn hẳn Với website bán xe máy phạm vi khách hàng của cửa hàng sẽ được mở rộng hơn bao giờ hết Nếu mở một cửa hàng bán xe máy thì khách hàng sẽ bị giới hạn trong một phạm vi nhất định nhưng với internet, mức độ phủ sóng sẽ lan truyền rất nhanh Với dịch vụ giao hàng toàn quốc có thể phục vụ khách hàng ở mọi nơi với thời gian nhanh nhất có thể Với những phương thức quảng cáo, tiếp thị truyền thống, uy tín cửa hàng chỉ có thể lan truyền qua truyền miệng nhưng với công cụ phủ sóng toàn cầu như internet, sự chuyên nghiệp, tận tâm sẽ có mức độ lan tỏa vô cùng lớn.
Không những vậy, chủ cửa hàng cũng dễ dàng với các công việc quản lý như quản lý sản phẩm, quản lý đơn hàng, quản lý nhân viên, thống kê báo cáo, v.v.
2.1.1 Yêu cầu chức năng của hệ thống
- Đây là một website bán xe máy và giới thiệu sản phẩm của cửa hàng, công ty đến người tiêu dùng với các chi tiết mặt hàng với giá cả chính xác Có các chức năng sau: a Khách hàng
- Đăng ký, đăng nhập để trở thành thành viên
- Xem danh mục các loại sản phẩm
- Xem thông tin chi tiết sản phẩm
- Xem các bình luận về sản phẩm
- Bình luận sản phẩm bằng tài khoản cá nhân
- Thêm sản phẩm, cập nhật, xóa giỏ hàng theo tài khoản cá nhân
- Đổi mật khẩu/Lấy lại mật khẩu tài khoản b Admin
- Đăng nhập để thực hiện các thao tác quản lý
- Thống kê đơn hàng theo tháng (số sản phẩm, số đơn hàng trong tháng, đã giao, số tiền trong tháng)
2.1.2 Yêu cầu phi chức năng của hệ thống
- Website phải được trình bày sao cho dễ hiểu, giao diện dễ dùng, đẹp mắt và làm sao cho khách hàng thấy được những thông tin cần tìm, cung cấp những thông tin quảng cáo thật hấp dẫn, nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.
- Ngôn ngữ phù hợp, thuận tiện với người sử dụng.
- Đồng thời Website còn phải có tính dễ nâng cấp, bảo trì, sửa chữa khi cần bổ sung, cập nhật những tính năng mới.
Phân tích và thiết kế
2.2.1 Mô hình hóa chức năng:
STT Tên Actor Mô tả
Admin giữ vai trò chính của hệ thống website, là người điều hành, quản lý và theo dõi mọi hoạt động của hệ thống Admin có thể thực hiện các chức năng của người quản trị như: đăng nhập, quản lý thương hiệu, quản lý danh mục, quản lý khách hàng, quản lý tài khoản, quản lý tin tức, tìm kiếm sản phẩm…
KhachHang có thể đăng ký, đăng nhập, xem thông tin về sản phẩm, xem tin tức, đánh giá chất lượng sản phẩm, tìm kiếm sản phẩm, đặt hàng Để đặt hàng KhachHang phải có tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống thực hiện chức năng mua hàng Muốn vậy user phải thực hiện đăng ký thành viên.
Bảng 4 Mô hình hóa chức năng 2.2.2 Yêu cầu chức năng
Yêu cầu chức năng: Khách hàng có thể vào xem sản phẩm, tìm kiếm, đăng nhập, thêm giỏ hàng và đặt hàng Admin có thể đăng nhập, quản lý sản phẩm được bán, quản lý tài khoản khách hàng, hóa đơn đặt hàng và quản lý một số thông tin trang web.
2.2.3 Yêu cầu phi chức năng
Yêu cầu phi chức năng: Trang web hỗ trợ cứu hộ hay trang quản trị hoạt động 24/24h, giao diện(UI) dễ nhìn có thiện cảm với người dùng ngoài ra các vấn đề thao tác của người dùng cần đơn giản dễ thao tác tránh cảm giác gây ức chế khi người dùng thao tác Ổn định, xử lý nhanh, tốc độ tải trang hay thực hiện công việc không được quá lâu, hiện các thông báo khi kết thúc một thao tác công việc nào đó Trang web có thể tương tích với các trình duyệt khác nhau các thiết bị truy cập khác nhau An toàn, bảo mật: đảm bảo an toàn thông tin người dùng Các thao tác nghiệp vụ của người quản trị chỉ thực hiện được khi có quyền.
2.2.4 Xác định các Use case:
Actor Use case Mô tả
Cho phép admin đăng nhập vào hệ thống để thực hiện chức năng của admin.
Quản lý sản phẩm Cho phép admin xem, thêm, sửa, xóa các sản phẩm
Quản lý tài khoản Cho phép admin xem, thêm, sửa trạng thái, xóa tài khoản.
Cho phép admin xem thống kê sản phẩm, bài viết, doanh thu theo tháng, theo năm.
Cho phép admin xem, thêm, sửa, xóa các danh mục.
Quản lý sản phẩm nổi bật
Cho phép admin xem, thêm, sửa, xóa các sản phẩm nổi bật.
Cho phép admin xem các đơn hàng của các khách hàng đã đặt.
Khách hàng Đăng ký Cho phép khách hàng đăng ký thành viên Đăng nhập Cho phép khách hàng đăng nhập vào hệ thống để mua hàng
Xem chi tiết sản phẩm
Cho phép khách hàng xem chi tiết về các mặt hàng của của hàng
Cho phép khách hàng tìm kiếm sản phẩm theo giá, theo danh mục.
Xem sản phẩm nổi bật
Cho phép khách hàng xem các sản phẩm nổi bật.
Quản lý giỏ hàng Cho phép khách hàng thêm sản phẩm vào giỏ hàng, sửa số lượng, xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng Đặt hàng Cho phép khách hàng đặt mua sản phẩm
Bảng 5 Các use case chính của hệ thống 2.2.5 Biểu đồ use case của hệ thống
2.2.5.1 Biểu đồ use case tổng quát
Xem danh muc san pham
Xem san pham noi bat
Xem chi tiet san pham
Quan ly san pham noi bat
Hình 1 Biểu đồ use case tổng quát của hệ thống
2.2.5.2 Phân rã use case khách hàng
Xem danh muc san pham
Xem san pham noi bat
Xem chi tiet san pham
xem theo ten san pham
Hình 2 Phân rã use case khách hàng
2.2.5.3 Phân rã use case admin
Quan ly san pham noi bat
Xoa san pham Sua thong tin san pham
dangnhap xoa tai khoan
Hình 3 Phân rã use case admin
2.2.6 Mô tả chi tiết use case
Mô tả vắn tắt Use case này cho phép khách hàng đăng ký tài khoản mới.
Tiền điều kiện Khách hàng cần phải nhập số điện thoại mới lấy được mã xác nhận OTP.
1.Use case này bắt dầu khi khách hàng nhấn vào “Tài khoản” trên thành menu Hệ thống hiển thị màn hình “Đăng nhập” hoặc “Đăng ký” Khách hàng nhấn “Đăng ký”, hệ thống sẽ hiện ra màn hình đăng ký và yêu cầu người dùng nhập số điện thoại, mã xác nhận OTP, mật khẩu.
2.Khách hàng nhập số điện thoại và nhấn “gửi mã OTP”, hệ thống sẽ gửi mã xác nhận tới số điện thoại khách hàng.
3.Khách hàng nhập “mã xác nhận OTP” và
“mật khẩu” rồi nhấn “Đăng ký” Hệ thống lưu thông tin khách hàng vào bảng KhachHang Use case kết thúc.
1.Tại bước 1 trong luồng cơ bản, nếu khách hàng không nhập số điện thoại thì hệ thống sẽ hiển thị thông báo “Thông tin này không thể để trống”.
2.Tại bước 3 trong luồng cơ bản, nếu khách hàng nhập sai mã xác nhận OTP thì hệ thống sẽ hiển thị một thông báo “OTP không hợp lệ”. 3.Tại bất kì thời điểm nào trong quá trình thực hiện use case nếu không kết nối được với cơ sở dữ liệu thì hệ thống sẽ hiển thị một thông báo lỗi và use case kết thúc.
Hậu điều kiện Không có
Các yêu cầu đặc biệt
Số điện thoại và mã xác nhận OTP phải chính xác.
Bảng 6 Use case Đăng ký
Mô tả Use case này cho phép người dùng đăng nhập để xác nhận quyền truy cập hệ thống
Tiền điều kiện Không có
1 Use case này bắt đầu khi người dùng muốn đăng nhập vào hệ thống Hệ thống yêu cầu người dùng nhập số điện thoại/email và mật khẩu.
2 Người dùng nhập số điện thoại/email và mật khẩu sau đó kích vào nút “Đăng nhập” hoặc người dùng có thể chọn phương thức đăng nhập bằng cách liên kết tài khoản facebook Hệ thống truy cập vào bảng Khách hàng trong cơ sở dữ liệu để kiểm tra số điện thoại/email và mật khẩu đã nhập và hiển thị menu chính Use case kết thúc
Luồng rẽ 1 Sai số điện thoại/email hoặc mật khẩu. nhánh Tại bước 2 trong luồng cơ bản, nếu người dùng nhập một số điện thoại/email hay mật khẩu không chính xác, hệ thống sẽ hiển thị một thông báo lỗi Người dùng có thể chọn quay về luồng cơ bản để nhập lại, hoặc bỏ qua thao tác khi đó use case sẽ kết thúc.
2.Bỏ qua Tại bước 2 trong luồng cơ bản, nếu người dùng kích vào nút “Bỏ qua” thì use case kết thúc
3 Tại bất kỳ bước nào trong luồng cơ bản, nếu không kết nối được với cơ sở dữ liệu thì hệ thống sẽ hiển thị một thông báo lỗi và use case kết thúc.
Hậu điều kiện Nếu use case thành công, người dùng sẽ đăng nhập vào hệ thống.
Nếu không trạng thái của hệ thống không thay đổi.
Các yêu cầu đặc biệt
Bảng 7 Use case Đăng nhập
2.2.6.3 Use case Tìm kiếm sản phẩm
Mô tả Use case này cho phép người dùng tìm kiếm các sản phẩm theo nhu cầu.
Khách hàng Tiền điều kiện Không có
Luồng sự kiện 1 Use case này bắt đầu khi người dùng kích chính vào thanh tìm kiếm ở phần đầu trang web và nhập tên sản phẩm muốn tìm Hệ thống lấy thông tin chi tiết của các sản phẩm gồm: tên sản phẩm, hình ảnh sản phẩm, giá bán từ bảng
“SanPham” trong cơ sở dữ liệu và hiển thị danh sách các sản phẩm lên màn hình.
2 Người dùng kích chọn một sản phẩm trong các sản phẩm đã hiển thị Hệ thống lấy thông tin chi tiết của một sản phẩm (tên sản phẩm, hình ảnh sản phẩm, mô tả, màu sắc thông số kĩ thuật, đặc tính nổi bật, giá bán) từ bảng
“SanPham” và hiển thị lên màn hình Use case kết thúc.
1 Tại bước thứ nhất của luồng cơ bản nếu người dùng nhập tên sản phẩm không có trong bảng “SanPham” thì hệ thống tự động hiển thị dòng thông báo “Không có sản phẩm phù hợp với từ khóa tìm kiếm của bạn”
2 Tại bước 1 trong luồng cơ bản khi hệ thống không tìm được sản phẩm nào thuộc danh mục được chọn, thì sẽ hiển thị một thông báo
“Không có sản phẩm thuộc danh mục này!” lên màn hìnhUse case kết thúc
Hậu điều kiện Nếu use case kết thúc thành công thì các sản phẩm cần tìm sẽ được hiển thị lên màn hình.
Các yêu cầu đặc biệt
Bảng 8 Use case Tìm kiếm sản phẩm
2.2.6.4 Use case Xem danh mục sản phẩm
Mô tả Use case này Cho phép người dùng xem các danh mục sản phẩm.
Tiền điều kiện Không có
1 Use case bắt đầu khi khách hàng di chuột đến biểu tượng “danh mục” trên thanh menu Hệ thống sẽ truy cập bảng DanhMucSP và lấy ra thông tin bao gồm: Mã danh mục, tên danh mục rồi hiển thị lên màn hình Use case kết thúc.
2 Khách hàng di chuột vào vào một danh mục sản phẩm Hệ thống sẽ lấy thông tin về các nhóm sản phẩm bao gồm tên nhóm, biểu tượng nhóm từ bảng NhomSP và hiển thị lên màn hình.
CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾT QUẢ
Cài đặt chương trình
Sau khi thiết kế hệ thống ở chương 2, chúng em đã sửa dụng ngôn ngữ HTML,CSS, JavaScrip và Visual studio code để cài đặt chương trình :
Kết quả
3.2.1 Giao diện của hệ thống
Hình 25 Màn hình đăng ký tài khoản
Hình 26 Màn hình đăng nhập
Hình 27 Màn hình Trang chủ
Hình 28 Màn hình Danh mục sản phẩm
Hình 29 Màn hình Chi tiết sản phẩm
Hình 30 Màn hình liên hệ