Thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nayThực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay
Trang 2Người hướng dẫn khoa học: 1 TS NGUYỄN THỊ HÀ
2 TS NGUYỄN VĂN QUYẾT
HÀ NỘI - 2023
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng vàđược trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Sengthavy Sengphachanh
Trang 4MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7
1.1 Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu ở lào liên quan đến đề tài luận án 7 1.2 Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam liên quan đến đề tài luận án 19
1.3 Giá trị tham khảo từ các công trình đã công bố và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu 27
Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY 31
2.1 Một số vấn đề lý luận về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước 31
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay 51
Chương 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 64
3.1 Thực trạng thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay 64
3.2 Một số vấn đề đặt ra trong giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay 95
Chương 4 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY 103
4.1 Một số quan điểm cơ bản nâng cao hiệu quả thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay 103
4.2 Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay 110
KẾT LUẬN 139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 142
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 143
PHỤ LỤC 155
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện giám sát và phản biện xã hội là yêu cầu khách quan, mangtính phổ biến trong việc tổ chức, vận hành quyền lực chính trị của các nhànước dân chủ Nó là một trong những bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soátquyền lực nhằm khắc phục xu hướng lạm quyền, tha hóa quyền lực; là mộtphần tất yếu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền và thực thi dân chủ
Vì vậy, thực hiện giám sát và phản biện xã hội đã trở thành nội dung nghiêncứu của nhiều ngành khoa học khác nhau
Qua gần 40 năm đổi mới, trên phương diện xây dựng nền dân chủ,nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã đạt nhiều kết quả quan trọng Tuynhiêu, so với yêu cầu phát triển đất nước, nguyện vọng của các tầng lớp nhândân, thì việc phát huy dân chủ cần được thực hiện tích cực hơn nữa Trongđiều kiện một Đảng cầm quyền, việc xây dựng một cơ chế cụ thể, rõ ràng,minh bạch để các tầng lớp nhân dân thông qua Mặt trận Lào xây dựng đấtnước bày tỏ thẳng thắn ý kiến của mình, thực hiện giám sát và phản biện xãhội là một yêu cầu cấp thiết hiện nay
Khi mới ra đời, Mặt trận Lào xây dựng đất nước là hình thức tổ chứcliên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức và các lựclượng yêu nước có mục tiêu chung là giải phóng nhân dân các bộ tộc Lào.Ngày nay, Mặt trận Lào xây dựng đất nước được Hiến pháp và pháp luậtghi nhận là thành viên trong hệ thống chính trị, liên minh chính trị, liênhiệp tự nguyện của các tầng lớp nhân dân, là “điểm tựa” của chế độ dânchủ ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Mặt trận vừa đại diện cho lợiích của các tầng lớp nhân dân, vừa là cơ sở của chính quyền dân chủ, là tổchức dân vận của Đảng Quyền và nhiệm vụ của Mặt trận Lào xây dựng đất
Trang 6nước đã được ghi nhận trong Văn kiện của Đảng Nhân dân cách mạng Làoqua các kỳ Đại hội: “được luật hóa tại Điều 9, Điều 17 và Điều 37 của LuậtMặt trận Lào Xây dựng đất nước ban hành và có hiệu lực ngày 20 tháng 7năm 2009” [87, tr.6].
Thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đấtnước đã được các văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước quy định rõràng, nhưng thực tế chưa phát huy tốt trong kiểm soát quyền lực Các hoạtđộng giám sát ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chủ yếu nằm tronghoạt động thanh tra của các cơ quan quyền lực nhà nước, hoạt động kiểm tracủa Đảng, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, làm thành hệ thống kiểmsoát quyền lực từ “bên trong” hệ thống chính trị Trong bối cảnh đó, khôngthể không có nguy cơ chủ quan, duy ý chí, chuyên quyền, độc đoán tiềm ẩn và
có thể dẫn tới vi phạm dân chủ trong bộ máy Đảng và Nhà nước Đây cũng làmột trong những lý do khiến cho bộ máy nhà nước tồn tại nhiều vấn đề bứcxúc như tham nhũng, quan liêu, cửa quyền của các cơ quan và của các côngchức hành chính nhà nước Tình trạng lãng phí ngân sách và tài nguyên quốcgia, tình trạng mất dân chủ trong một số cơ sở Đảng, vi phạm quyền của dân,gây nhiều bức xúc cho xã hội… Những tồn tại, yếu kém đó đã làm giảm sútvai trò lãnh đạo của Đảng, suy yếu hoạt động của nhà nước và mất niềm tincủa nhân dân
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Mặt trận Lào xây dựng đấtnước đánh giá: “Mặt trận Lào chưa làm tốt vai trò phát huy quyền làm chủcủa nhân dân, chưa đóng góp xứng đáng vào việc xây dựng chủ trương,chính sách, pháp luật; chưa tham mưu xây dựng cơ chế, cũng như chưathực hiện tốt giám sát và phản biện xã hội” [88, tr.33]
Là cán bộ công tác tại Mặt trận Lào Xây dựng đất nước tỉnh Bo LiKham Xay, trong nhiều năm, bản thân tôi luôn suy nghĩ rằng làm thế nào
Trang 7để tăng cường hơn nữa việc thực hiện giám sát, phản biện xã hội của Mặttrận Lào xây dựng đất nước nói chung, tỉnh Bo Li Kham Xay nói riêng,góp phần đảm bảo và phát huy cao quyền làm chủ của nhân dân trong việcthực hiện giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán
bộ công chức nhà nước Với những lý do trên, tôi lựa chọn: “Thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
của mình
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng thực hiện giám sát
và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới, luận
án đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quảgiám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước ở nướcCộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian tới
2.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm
vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan một số công trình tiêu biểu đã công bố ở Lào và Việt Nam
liên quan đến đề tài luận án;
- Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận, yếu tố tác động đến thực hiệngiám sát và phản viện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay;
- Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong thực hiện giám sát vàphản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới;
- Đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệuquả thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đấtnước trong thời gian tới
Trang 83 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc thực hiện giám sát và phảnbiện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận
Lào xây dựng đất nước ở nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào
Về thời gian: Thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào
xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới (luận án tập trung khảo sát số liệu từ năm
2010 đến nay, từ khi Luật Mặt trận Lào xây dựng đất nước được ban hành)
Nội dung: Đối với thực hiện giám sát, luận án tập trung nghiên cứu Mặt
trận Lào xây dựng đất nước giám sát: (i) Các cơ quan, tổ chức từ trung ươngđến cơ sở thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng,Nhà nước; (ii) Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đại biểu dân cử thựchiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Đối với thực hiệnphản biện xã hội, luận án tập trung nghiên cứu Mặt trận Lào xây dựng đất
nước phản biện về: (i) Dự thảo chủ trương, đường lối của Đảng Nhân dân
cách mạng Lào; (ii) Dự thảo chính sách, pháp luật, đề án, chương trình pháttriển kinh tế - xã hội của Nhà nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào, chínhquyền địa phương
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng CaySỏn Phôm Vi Hản; đường lối, quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào vềthực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước
Luận án kế thừa các thành tựu khoa học của một số công trình nghiêncứu trong nước và ngoài nước có liên quan
Trang 94.2 Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp cụ thể như: lôgic và lịch
sử, phân tích - tổng hợp, thống kê, khảo sát và tổng kết thực tiễn
- Phương pháp điều tra xã hội học: Đây là phương pháp quan trọng để cóđược bằng chứng sát thực trong triển khai đề tài, tuy nhiên, do những hạn chếchủ quan và điều kiện nghiên cứu nên tác giả luận án lựa chọn sử dụng một sốnội dung trong phương pháp này nhằm thu thập những kết quả định tính, cụthể như sau:
(i) Thu thập, xử lý, phân tích tài liệu sẵn có trong nước và ngoài nước: để
kế thừa, chọn lọc những tài liệu, kết quả các công trình nghiên cứu đã có vềthực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nướchiện nay
(ii) Gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn sâu các chuyên gia lý luận và các nhàhoạt động thực tiễn có kinh nghiệm và người dân về vấn đề này
5 Những đóng góp về khoa học của luận án
- Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về thực hiện giám sát vàphản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trên phương diện chínhtrị - xã hội;
- Góp phần làm rõ thực trạng thực hiện giám sát và phản biện xã hộicủa Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay;
- Đề xuất quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quảgiám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong thờigian tới
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về thực hiện giámsát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay
Trang 106.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các hoạt độngthực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước từTrung ương tới địa phương; tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu,giảng dạy những vấn đề có liên quan ở những cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộnước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận án gồm 4 chương, 9 tiết
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU Ở LÀO LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1 Một số công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò của Mặt trận Lào xây dựng đất nước
Về mô hình tổ chức Mặt trận của một số quốc gia trên thế giới, có công
trình "Một số tổ chức Mặt trận trên thế giới" (2015) của Ban Kinh tế - Đối
ngoại, Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước [58] Tài liệu nàycho biết mô hình tổ chức, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạtđộng của một số tổ chức Mặt trận như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội nghịChính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc, Ủy ban bảo vệ cách mạng Cu
Ba, Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia, Mặt trận Dân chủ thốngnhất Tổ quốc Triều Tiên, Hội đồng Kinh tế - xã hội Thái Lan Trong đó, Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân TrungQuốc, Uỷ ban bảo vệ cách mạng Cuba có nhiều điểm tương đồng với Mặt trậnLào xây dựng đất nước Việc nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động của các tổchức này có ý nghĩa tham khảo với thực hiện chức năng giám sát, phản biện
xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay
Cay Sỏn Phôm Vi Hản (1980), “Xây dựng cơ sở vững chắc để đưa đất nước vững bước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa” [63] Nội dung
xuyên suốt 14 chương của cuốn sách đã luận giải và làm rõ vị trí, vai trò, mụctiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của các thiết chế trong hệ thống chính trị nước Cộnghoà dân chủ nhân dân Lào trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vềvai trò của Mặt trận Lào xây dựng đất nước, tác giả đã làm rõ vai trò quan
Trang 12trọng trong đoàn kết, tập hợp nhân dân là cơ sở chính trị - xã hội cho chế độ
xã hội chủ nghĩa Về các giải pháp nâng cao vai trò của Mặt trận, tác giả chorằng cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động các tầnglớp nhân dân nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ công dân, bảo đảm sự
Cay Sỏn Phôm Vi Hản, Tuyển tập, tập 4 (2005), "Hình thức hoạt động của Mặt trận xây dựng đất nước" [65] Trong bài viết, Chủ tịch Cay Sỏn
Phôm Vỉ Hản đã phân tích sự khác nhau trong hoạt động của Đảng, Nhà nước
và Mặt trận Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là cơ quan lãnh đạo, đề ra đườnglối, chủ trương, thực hiện công tác tư tưởng, tổ chức đối với hệ thống chính trị
ở Lào Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là cơ quan quản lý, banhành Hiến pháp, pháp luật, chương trình, kế hoạch quản lý, phát triển xã hội.Mặt trận Lào xây dựng đất nước thực hiện vai trò đoàn kết, tập hợp quần chúngnhân dân bằng công tác dân vận, bồi dưỡng, và khuyến khích, chứ không phải ralệnh như cơ quan hành chính, Mặt trận phải gắn bó với cơ sở địa phương, vớinhân dân Trong bài viết, Chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi Hản nhấn mạnh: "Trongđiều kiện Đảng cầm quyền phải chú trọng đặc biệt đổi mới mối quan hệ giữaĐảng, Nhà nước với nhân dân Trước hết là quan hệ giữa Đảng, Nhà nước vớiMặt trận Lào xây dựng đất nước các cấp, kiên quyết đấu tranh với những hiệntượng độc quyền, lạm dụng quyền lực, xa dân"
Trang 13Bài phát biểu của đồng chí Bun Nhăng Vo Lạ Chít nhân kỷ niệm 65 nămNgày thành lập Mặt trận Lào xây dựng đất nước (2015) [97] Nội dung chínhcủa bài viết đề cập đến những dấu mốc quan trọng trong 65 năm năm hoạtđộng của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổquốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong thời kỳ đổi mới, Mặt trận đã vậnđộng các tầng lớp nhân dân cùng nhau đoàn kết xây dựng nước Lào có cuộcsống hạnh phúc, phồn vinh, hoà thuận, dân chủ, công bằng, văn minh vữngbước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Bài phát biểu của Sỉ Sôm Phon Phôm Vi Hản tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước lần thứ 3 khóa IV Tạp chí Mặt trận
Lào, số 51; tr 3-10, năm 2018 [103] Nội dung chính của bài viết tác giả đềcập đến những kết quả đạt được của Mặt trận Lào xây dựng đất nước tronggiai đoạn 2016-2018, đồng thời vạch rõ phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn2018-2020 Một số nhiệm vụ trọng tâm như: (1) Tiếp tục thực hiện Nghịquyết Đại hội X của Đảng nhân dân cách mạng Lào, Nghị quyết Đại hội lần
IV của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước; (2) Lãnh đạocông tác chính trị - tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; (3) Tích cực tham giatuyên truyền Đại hội XI của Đảng (diễn ra vào 2021) Với tư cách là cơ sởquần chúng của Đảng, Mặt trận Lào xây dựng đất nước thông qua hoạt độngcủa mình góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Mặt trậnphối hợp với các thành viên thực hiện tốt chủ trương, nghị quyết của Đảng vềcông tác xây dựng Đảng nói chung, xây dựng bộ máy, tổ chức Đảng nóiriêng, vận động toàn thể nhân dân phát huy tính tích cực chính trị của mìnhtrong việc xây dựng và bảo vệ Đảng Thông qua các phong trào thực tiễn, Mặttrận góp phần đảm bảo tính đúng đắn, hiệu quả trong thực hiện các chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước
Trang 14Bài phát biểu của Sỉ Sôm Phon Phôm Vi Hản tại "Đại hội mở rộng của
Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước lần thứ II khóa X",Tạp
chí Mặt trận Lào, số 48 năm 2018, tr.2 [104] Nội dung chính của bài viết đềcập đến vai trò của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong nghiên cứu, hướngdẫn công tác kiểm tra, giám sát cho Ủy ban Mặt trận cấp tỉnh, huyện Để thựchiện giám sát, phản biện hiệu quả, cán bộ Mặt trận phải luôn lắng nghe ý kiếncủa nhân dân; theo dõi quá trình thực hiện các chính sách phát triển từ trungương đến địa phương có ý kiến, giải thích và giải quyết các nguyện vọngchính đáng của nhân dân
Bài phát biểu của đồng chí Bun Nhăng Vo La Chít, Tổng Bí thư Đảng
Nhân dân cách mạng Lào: "Cộng tác Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các
tổ chức quần chúng của Đảng nhân dân cách mạng Lào trong thời đại hiện nay" Số 108/ BCT (ngày 30/4/2020) [97] Nội dung chính của bài viết đề cập
đến Đảng Nhân dân cách mạng Lào luôn coi trọng Mặt trận Lào xây dựng đấtnước và tổ chức quần chúng của Đảng, là chiến lược quan trọng, đi đầu củacuộc cách mạng Trong sự nghiệp cách mạng dân chủ, Đảng Nhân dân cáchmang Lào luôn dựa vào các lực lượng của quần chúng, coi phong trào quầnchúng là môi trường rèn luyện, thử thách và có khả năng xây dựng được cán
bộ, đảng viên chủ chốt Như vậy, nhờ việc vận động quần chúng mà đã tậphợp được khối đại đoàn kết toàn dân tộc tham gia vào cuộc cách mạng dànhthắng lợi to lớn
U Đồm Khát Ty Nhạ (2007), "Lịch sử Mặt trận các bộ tộc thống nhất Lào" [107] Đây là công trình khoa học đồ sộ nghiên cứu về lịch sử Mặt trận
Lào xây dựng đất nước trong chặng đường 68 năm (1950-2007) Với cáchtiếp cận lôgic - lịch sử, bộ sách đã phản ánh toàn diện lịch sử hoạt động củaMặt trận Lào xây dựng đất nước trong đó có chức năng giám sát và phản biện
xã hội
Trang 15Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước (2012), "Văn kiện Đại hội đại biểu Mặt trận Lào xây dựng đất nước lần thứ II" [121] Trong phần
4, chương II, Văn kiện đã đánh giá khái quát chức năng giám sát và kiểm tracủa Mặt trận đối với các cấp, các ngành trong thực hiện chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước; tổng hợp ý kiến của nhân dân, tiếp nhận đơn thưkhiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị của cử tri nước Cộng hòa Dân chủNhân dân Lào để trình lên cấp có thẩm quyền giải quyết Đây cũng là sựphản ánh chức năng giám sát của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong giaiđoạn hiện nay
Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước (2013), "Văn kiện Đại hội đại biểu Mặt trận Lào xây dựng đất nước lần thứ III" [122] Văn kiện
đã đánh giá hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận đối với cácchủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tổng hợp ý kiến của nhân dân,tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị của cử tri nướcCộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Các công trình nêu trên đã: (1) Khái quát quá trình ra đời, những thànhquả to lớn trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Lào xây dựng đất nước;(2) Chỉ rõ được vị trí, vai trò của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong hệthống chính trị nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; (3) Nêu và phân tíchnhững quan điểm, giải pháp chính trong đổi mới, nâng cao vị trí, vai trò củaMặt trận Lào xây dựng đất nước giai đoạn hiện nay
1.1.2 Một số công trình nghiên cứu về giám sát xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước
Một số công trình nghiên cứu về giám sát xã hội của Mặt trận Lào xâydựng đất nước trong thời gian gần đây:
Sỉ pha Chan Nan Tha Vong Sa (2019), “Phát huy vai trò của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong việc thực hiện giám sát đối với cán bộ, công
Trang 16chức, đảng viên” Trong bài viết, tác giả đã phân tích thực trạng vai trò giám
sát xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước với cán bộ, công chức, đảngviên trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2019 Bên cạnh những thành tựu, tácgiả chỉ ra những hạn chế trong thực hiện giám sát của Mặt trận Lào xây dựngđất nước, như: (i) Các quy định còn chung chung và nằm rải rác ở nhiều vănbản khác nhau; (ii) Hiểu biết của chính quyền cơ sở về vai trò giám sát củaMặt trận Lào còn hạn chế; (iii) Hiệu quả giám sát còn hạn chế xuất phát từ sựthiếu chủ động trong việc đề ra kế hoạch giám sát dẫn đến giám sát chủ yếutheo kế hoạch của cấp trên; (iv) Tình trạng nể nang, e dè, sợ mất lòng tronggiám sát hoạt động của cán bộ, công chức vẫn chưa khắc phục được Bêncạnh đó, bài viết cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giámsát xã hội của Mặt trận với cán bộ, công chức, đảng viên như: (i) Tăng cườngcông tác phối hợp giữa Mặt trận với các tổ chức thành viên; (ii) Phát độngtoàn dân tham gia giám sát dưới nhiều hình thức như Ban thanh tra nhân dân,Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; (iii) Hoàn thiện các quy định pháp luật vềgiám sát xã hội; (iv) Tổ chức có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở
Kham Hương Moan Tham Ma, “Thực hiện chức năng giám sát của Mặt trận Lào xây dựng đất nước đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước
ở nước ta hiện nay” Tạp chí Mặt trận Lào số 52, tháng 10/2020 [82] Nội
dung bài viêt đề cập, làm rõ chức năng giám sát của Mặt trận Lào xây dựngđất nước, đặc biệt là chức năng giám sát theo luật đối với các cơ quan nhànước Tác giả cho rằng, để nâng cao hiệu quả giám sát xã hội, một mặt phảihoàn thiện các quy định pháp luật, mặt khác phải nâng cao năng lực đội ngũcán bộ làm công tác giám sát xã hội, các tầng lớp nhân dân
Mặt trận Lào xây dựng đất nước, Báo cáo công tác giám sát - kiểm tra năm 2018 và phương hướng năm 2019 Bản báo cáo đã nêu lên những thành
tựu, hạn chế và những nguyên nhân quá trình tổ chức thực hiện công tác giám
Trang 17sát - kiểm tra của Mặt trận Lào xây dựng đất nước thông qua quyền và nhiệm
vụ của Mặt trận Từ đó, bản báo cáo đề ra những phương hướng và nhiệm vụcần phải tổ chức thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trongquá trình thực hiện công tác giám sát - kiểm tra Một số giải pháp cụ thể như:tuyên truyền, phổ biến quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kiểmtra, giám sát; Mặt trận phải cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng về công táckiểm tra, giám sát trong từng giai đoạn; phát huy quyền làm chủ của nhân dântrong kiểm tra, giám sát
Mặt trận Lào xây dựng đất nước (2019), "Báo cáo công tác giám sát kiểm tra năm 2019-2020" Tạp chí Mặt trận Lào; số 33, tháng 12/2020 [92].
Nội dung chính của báo cáo đề cập đến vai trò kiểm tra, giám sát, phản biện
xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước, trong đó nhấn mạnh nguyên tắcphải thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào vớinhân dân đúng theo pháp luật
Ket Keo Com Ma Seng, "Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra của Mặt trận Lào xây dựng đất nước", Tạp chí Mặt trận Lào; số 36, tháng 2/2021
[81] Bài viết đề cập đến nhiệm vụ của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xâydựng đất nước phải tăng cường công tác giám sát với cán bộ, công chức, viênchức, đảng viên, đại biểu dân cử và hoạt động của chính quyền các cấp trongchấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủNhân dân Lào
Yên Phon Ba Vông Phết, “Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra trong điều kiện Đảng cầm quyền” [131] Trên cơ sở lý luận Mác - Lênin,
quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, tác giả đã phân tích nêu rakhái niệm kiểm tra, công tác kiểm tra, chất lượng công tác kiểm tra; đã luậnchứng khoa học về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượngcông tác kiểm tra trong điều kiện Đảng cầm quyền; nêu ra quan điểm của
Trang 18Đảng, chính sách của Nhà nước Lào về yêu cầu nâng cao chất lượng công táckiểm tra; đánh giá và phân tích thực trạng ưu điểm, khuyết điểm công táckiểm tra của Đảng trong phạm vi cả nước.
Bài phát biểu của Chum Ma Ly Say Nhạ Sỏn, Tổng Bí thư Đảng Nhân
dân cách mạng tại "Đại hội Kiểm tra toàn quốc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào lần thứ II năm 2012" [69] Nội dung chính của bài phát biểu khẳng
định vai trò và sự cần thiết nâng cao cao năng lực giám sát và phản biện xãhội Trong đó, đòi hỏi hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, tổ chức,trách nhiệm của các thành viên và của cán bộ đảng viên từ trung ương đến địaphương, không ngừng nêu cao tinh thần trách nhiệm; đồng thời khẳng địnhgiám sát, kiểm tra là công việc của mọi người, trong đó đội ngũ cán bộ, đảngviên có vai trò tiên quyết
Tạp chí lý luận chính trị và thực tiễn của Bộ An ninh, số 24 (8/2012),
"Giám sát, kiểm tra là một vấn đề trong việc bảo vệ đường lối của Đảng Nhân dân cách mạng Nhà nước Lào" [60] Bài viết đã nhấn mạnh việc giám sát,
kiểm tra là việc phối hợp và xây dựng khối đại đoàn kết trong Đảng và Nhànước Lào Hoạt động giám sát, kiểm tra phải tuân theo Nghị quyết của đảng
ủy từng cấp, ngành, trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật; phải chú ý việcgiám sát, kiểm tra ngân sách quốc gia, lập thu chi cho đúng, dự án xây dựng,mua bán công cụ sản xuất, quản lý kinh doanh, sử dụng và bảo vệ vật chất,phương tiện lực lượng sản xuất của Bộ an ninh quốc phòng cho nghiêmminh
Cú Sông Sỉ Tông Sêng (2013), "Tăng cường công tác kiểm tra của Mặt trận Lào xây dựng đất nước" [70] Bài viết đã phân tích, đánh giá thực trạng
công tác kiểm tra của Mặt trận giai đoạn 2006-2014, từ đó, đề xuất một sốquan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra của Mặt trận đến năm
2020 và những năm tiếp theo
Trang 19Văn kiện của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xâydựng đất nước tại Đại hội toàn quốc lần thứ X, cho rằng: giám sát, kiểm tra
là việc đánh giá hoạt động toàn diện tất cả các bộ, ngành trong công mọicông việc Hoạt động giám sát, kiểm tra phải theo nhiều hình thức, đúngpháp luật Mặt trận Lào xây dựng đất nước giám sát, kiểm tra công việc củahội đồng nhân dân; phải củng cố cơ chế hợp tác và phối kết hợp với tổcông tác khác
Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2021 và phương hướngnăm 2022 của Mặt trận Lào xây dựng đất nước Bản báo cáo đã nêu nhữngthành tựu, hạn chế và nguyên nhân về quá trình tổ chức thực hiện công táckiểm tra, giám sát của Mặt trận Lào xây dựng đất nước thông qua quyền vànhiệm vụ của mình Từ đó, bản báo cáo đề ra những phương hướng và nhiệm
vụ cần phải tổ chức thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế yếu kém trongquá trình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Mặt trận Lào xây dựng đấtnước trong năm 2022 và những năm tới
Như vậy, giám sát quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước ở nước Cộnghòa Dân chủ Nhân dân Lào là một trong những đề tài được quan tâm thựchiện trong những năm qua Trong đó, vấn đề giám sát được quan tâm từ cảchủ thể công quyền lẫn các chủ thể xã hội mà xuất phát điểm của nó là vấn
đề quyền lực thuộc về nhân dân Tuy nhiên, giá trị dân chủ ở mỗi quốc gia
có những đặc thù do cách thức tổ chức và thực thi quyền lực của thể chếchính trị, trình độ dân trí, tập tục, văn hóa truyền thống của quốc gia đóquy định Vì vậy, mà mô hình tốt của nhiều quốc gia chưa hẳn đã phù hợpvới mọi quốc gia Dù sao thì việc nghiên cứu những thiết chế chính trị khác
để tìm ra những giá trị phổ quát của cách thức tổ chức và kiểm soát quyềnlực là cần thiết đối với quá trình xây dựng nền dân chủ ở nước Cộng hòaDân chủ Nhân dân Lào
Trang 201.1.3 Một số công trình liên quan đến phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước
Đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị
- xã hội là một hướng nghiên cứu trong mảng đề tài trọng điểm của công tác
lý luận về đổi mới hệ thống chính trị ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Làohiện nay Trong thời kỳ đổi mới, hoạt động nghiên cứu về Mặt trận và cácđoàn thể đã thu được những thành tựu đáng kể, trong đó có việc nghiên cứu
về hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước
Từ sau Đại hội Đảng Nhân dân mạng Lào lần thứ IX, khi Mặt trận và các tổchức chính trị - xã hội được giao thực hiện chức năng giám sát và phản biện
xã hội đã có nhiều công trình, bài viết về lĩnh vực này
Chăc Ka Pha, "Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước", Tạp chí Mặt trận Lào số 36, 2/2020 [68] Nội dung
chính của bài viết đề cập đến chất lượng phản biện xã hội là cái tạo nên giátrị của phản biện xã hội Bởi vậy, trước hết chất lượng phản biện xã hội baohàm chất lượng phản biện nói chung, tức là nhận thức của con người, của xãhội một cách có căn cứ, nhận thức ở trình độ tư duy khoa học chứ không phảicảm tính Hơn thế, về bản chất, phản biện xã hội là thực hành quyền dân chủcủa nhân dân, là cách thức thực hiện sự chế ước quyền lực nhà nước từ xãhội, từ nhân dân nhằm điều chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước phùhợp với ý chí, lợi ích của nhân dân
Kham Phan Vi Pha Nan, "Cơ chế pháp lý nào cho sự hoàn thiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước" Tạp
chí Kiểm tra Trung ương (số 44, tháng 12/2019) [84] Bài viết này tiếp tụckhẳng định quan điểm của Đảng về phản biện xã hội là đúng đắn và cũng làmột đòi hỏi từ thực tế cuộc sống ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Làotrong giai đoạn hiện nay Bài viết cũng đề nghị Đảng nhân dân cách mạng
Trang 21Lào, Nhà nước Lào tạo môi trường, điều kiện, xây dựng cơ chế, pháp luậtnhằm nâng chất lượng phản biện xã hội nói chung và phản biện xã hội củaMặt trận Lào xây dựng đất nước được nói riêng.
Văn Phêng Sỉ No La Seng, Tạp chí Mặt trận Lào (số , tháng 11/2019);
"Phản biện xã hội và một số giải pháp phối hợp giữa Mặt trận Lào xây dựng đất nước với chính quyền để thực hiện phản biện xã hội ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" [128] Bài viết này đã đề cập và phân tích thực trạng
phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước Trong những năm gầnđây, bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được thì vẫn tồn tại những hạnchế, yếu kém, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phảnbiện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước
Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Về thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến phản biện xã hội [112].
Nội dung chính của báo cáo đề cập đến việc Ủy ban Trung ương Mặt trận Làoxây dựng đất nước các cấp tập trung tốt hoạt động phản biện xã hội đối với dựthảo đề án, văn bản của cấp ủy, chính quyền, góp phần kiểm soát quá trìnhhoạch định đường lối, chính sách
Kham Ma Ni Von, "Uỷ ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước về phản biện xã hội và giám sát xã hội" Tạp chí Mặt trận Lào, số 81, tháng 8/2020
[83] Bài viết nói về vai trò phản biện xã hội và giám sát xã hội của Mặt trậnLào xây dựng đất nước, về tầm quan trọng của việc thực hiện chức năng phảnbiện của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên,công trình này mới chỉ đặt vấn đề, chưa có nghiên cứu đầy đủ những vấn đềliên quan đến phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước
Hội nghị lần 4, khoá X (2016), của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào
xây dựng đất nước, "Hoạt động phản biện xã hội là vấn đề mới chưa được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật" [125] Nội dung chính cho thấy
Trang 22thực tế là có những hình thức phản biện mà Mặt trận Lào xây dựng đấtnước đã thực hiện trong nhiều năm nhưng vẫn còn hình thức, như việctham gia ý kiến vào các văn bản pháp luật, dự thảo văn kiện đại hội Đảngnhân dân cách mạng Lào.
Văn Phêng Sỉ No La Seng, "Phản biện và giám sát xã hội" Tạp chí kiểm tra Trung ương, số 54, năm 2020 [129] Nội dung chính của bài viết đề cập
đến những hạn chế về thông tin, thời điểm và các điều kiện về tài chính, vậtchất đảm bảo cơ chế giám của Mặt trận Lào xây dựng đất nước, việc tiếp thuphản biện và xử lý nội dung giám sát, phân cấp nội dung giám sát giữa trungương và địa phương; phương hướng hoàn thiện tổ chức và thực hiện hoạtđộng của Mặt trận Lào xây dựng đất nước
Bài phát biểu của Bùn Thông Chít Ma Ny tại "Hội nghị công tác giám sát - kiểm tra, ngăn chặn và phòng chống tham nhũng năm 2017" [62] Nội
dung chính của bài viết đề cập đến kết quả thực hiện kiểm tra, giám sát ở Làonăm 2017; những định hướng lớn công tác kiểm tra, giám sát năm 2018.Trong đó, tác giả nhấn mạnh nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng,giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân
Báo cáo của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước về
"Kiểm tra, giám sát và phản biện xã hội giai đoạn 2011-2016" [91] Nội dung
chính của báo cáo đề cập đến vai trò kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội củaMặt trận Lào xây dựng đất nước trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2016 Báocáo đã nêu bốn bài học kinh nghiệm trong thực hiện công tác kiểm tra, giámsát, phản biện của Mặt trận Lào xây dựng đất nước là: (1) Tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát; (2) Phát huy sự thamgia đông đảo của các chuyên gia, nhà khoa học, các tầng lớp nhân dân trongthực hiện kiểm tra, giám sát; (3) Hoàn thiện hệ thống các quy định, phápluật về kiểm tra, giám sát; (4) Tăng cường công tác đào
Trang 23tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho bộ máy làm công táckiểm tra, giám sát Những bài học kinh nghiệm này có ý nghĩa sâu sắctrong giai đoạn hiện nay.
Như vậy, các công trình trên đã: (1) Khái quát vai trò của Mặt trận Làoxây dựng đất nước trong thực hiện chức năng phản biện xã hội; (3) Nêu đượcnội dung, hình thức, phạm vi, ý nghĩa của công tác phản biện xã hội của Mặttrận Lào xây dựng đất nước trong phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; (3)Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong thực hiện vai trò phản biện xã hộicủa Mặt trận Lào xây dựng đất nước
1.2 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.2.1 Một số công trình nghiên cứu về giám sát xã hội ở Việt Nam
Võ Khánh Vinh, "Giám sát thực hiện quyền lực nhà nước” [57] Trong
bài viết, tác giả đã cho rằng, giám sát là để biểu thị "tổng thể các cơ chế xãhội tác động đến hành vi của con người với mục đích khắc phục các quyphạm mà xã hội tiếp nhận" Xã hội loài người có nhiều dạng giám sát khácnhau, nó vừa có điểm chung vừa có đặc điểm riêng cả về chủ thể, đối tượng
và mối quan hệ trong giám sát
Lưu Văn Đạt, "Tăng cường hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức" [12] Tác giả đã
khẳng định chức năng giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với hoạtđộng của các cấp chính quyền đó là thực hiện quyền dân chủ xã hội chủnghĩa Nhưng thời gian qua, hoạt động giám sát chưa có hiệu quả, chưa đồngđều, mang tính tự phát, phương thức giám sát đơn điệu, hiệu lực giám sát cònthấp, vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung pháp luật, xây dựng cơ chế giám sát đối vớiMặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên nhằm xây dựng Nhànước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, trong sạch, vững mạnh
Trang 24Tác giả Đào Trí Úc trong đề tài: "Xây dựng cơ chế pháp lý đảm bảo sự kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước Việt Nam và các thiết chế trong hệ thống chính trị" [53] đã hệ thống hóa
những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực, vai trò tất yếu của hệ thốnggiám sát nhân dân, bước đầu đề xuất giải pháp, cơ chế hoạt động giám sát.Đặc biệt, đề tài đã luận giải vai trò hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, chỉ ra những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện hoạt độnggiám sát của Mặt trận một cách tương đối sâu sắc, toàn diện
Tạ Ngọc Tấn, "Giám sát xã hội như một giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí" [41] Trong bài viết, tác giả đã nêu rõ thực chất giám sát xã
hội là sự kiểm tra, đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằmthực thi quyền lực nhà nước Đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm khắcphục những thiếu sót, hạn chế các hành vi sai trái, những vấn đề bất hợp lý,lỗi thời, không phù hợp với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa Trên cơ
sở đã làm rõ thực trạng giám sát bộ máy nhà nước, và chỉ rõ giám sát xã hội làmột trong những phương thức quan trọng, góp phần bổ sung giám sát trong
bộ máy nhà nước nhằm chủ động phòng ngừa, khắc phục sự quan liêu, giatrưởng, chuyên quyền đối với thiết chế quyền lực nhà nước
Hoàng Thị Ngân trong nghiên cứu "Một số vấn đề về giám sát xã hội
và phản biện xã hội" [31] Tác giả đã trình bày khái lược về các vấn đề như:
khái niệm, nội dung, mục đích, đặc trưng, vai trò, ý nghĩa của giám sát vàphản biện xã hội Nghiên cứu này cũng chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trongthực hiện giám sát xã hội và phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay
Trương Thị Hồng Hà, "Xây dựng cơ chế pháp lý bảo đảm cho nhân dân tham gia hoạt động giám sát và phản biện xã hội" [14] Bài viết đã viết
khái lược những cơ chế pháp lý hiện nay về hoạt động giám sát và phản biện
xã hội, chỉ ra những bất cập và đề xuất những giải pháp, phương hướng hoàn
Trang 25thiện cơ chế pháp lý đảm bảo cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội đạthiệu quả trong thực tiễn.
Huỳnh Đảm, "Nâng cao vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam"
[6] Trong bài viết, tác giả đã phân tích cơ chế vận hành của hệ thống chính trịViệt Nam: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ Từ vị trí làmchủ, người dân có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước vàcán bộ công chức trong bộ máy Nhân dân với tư cách người làm chủ có quyềnlực trực tiếp hoặc thông qua đại diện Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,đại biểu dân cử để thực hiện quyền giám sát Do đó, cần phối hợp chặt chẽgiữa giám sát của Đảng, giám sát của Nhà nước và giám sát của Mặt trận Tổquốc Việt Nam để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
Trần Ngọc Nhẫn, "Một số đề xuất về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân" [33].
Trong bài viết này, tác giả đã kiến nghị một số một số giải pháp nhằm nângcao chất lượng, hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam hiện nay
Luận án tiến sĩ luật học: "Giám sát xã hội đối với hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Huy Phương [36] Trong luận án, tác giả đã
phân tích đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng vàhoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân,
vì dân nhà nước pháp quyền với những đặc trưng của nó luôn đặt ra yêu cầubắt buộc phải có những cơ chế giám sát quyền lực nhà nước, đảm bảo cho bộmáy chỉ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có các
cơ quan kiểm soát do nhà nước đặt ra, nó chưa đủ để bảo đảm cho cơ chếgiám sát quyền lực nhà nước được thực hiện khách quan, toàn diện Trong bốicảnh duy nhất một Đảng cầm quyền, thì việc xây dựng cơ chế giám sát từ bênngoài (tức giám sát xã hội) là rất cần thiết Có như vậy, mới bảo đảm sự giám
Trang 26sát quyền lực của nhà nước khách quan, toàn diện Trên cơ sở khoa học, tácgiả đã phân tích cơ sở lý luận về giám sát xã hội đối với hoạt động tư pháp,phân biệt sự khác nhau giữa giám sát xã hội và giám sát nhà nước.
Nguyễn Huy Phượng, "Giám sát xã hội đối với hoạt động tư pháp ở nước Việt Nam hiện nay" [37], tác giả đã trình bày những cơ sở lý luận và thực
tiễn, thực trạng hoạt động giám sát xã hội và nêu quan điểm, đề xuất giải phápthực hiện giám sát xã hội trong lĩnh vực tư pháp ở nước Việt Nam
Vũ Anh Tuấn, "Giám sát xã hội trong nhà nước pháp quyền" [50] Trong
bài viết này, tác giả đã trình bày một số đặc điểm của giám sát xã hội, trong
đó có sự so sánh sự khác biệt của giám sát xã hội với giám sát nhà nước, mốiquan hệ giữa giám sát xã hội với nhà nước pháp quyền
Ngô Bích Ngọc, "Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân" [32] Tác giả đã cho rằng giám sát là việc
xem xét, phát hiện, kiến nghị về các hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhândân các cấp, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, đại biểu dân cư và cán
bộ công chức thuộc các cơ quan này trong việc thực hiện các chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chức năng, nhiệm
vụ của cơ quan minh; việc thực hiện chức trách, đạo đức, lối sống của đạibiểu dân cư và cán bộ, công chức thuộc cơ quan này Nguyên tắc giám sát vàphản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là đảm bảo cho sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Việt Nam, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức
có liên quan; quá trình hoạt động giám sát và phản biện xã hội không làm cảntrở và hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát vàphản biện xã hội; hoạt động giám sát và phản biện xã hội được thực hiện côngkhai, minh bách, khách quan, trung thực
Trần Hậu với đề tài "Các hình thức và giải pháp thực hiện giám sát xã hội và phản biện xã hội đối với tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị"
Trang 27[18] Công trình này đề cập đến rất nhiều nội dung thuộc nội hàm giám sát vàphản biện xã hội như: quan niệm về giám sát và phản biện xã hội, loại hìnhgiám sát và phản biện xã hội, bản chất và vai trò của giám sát và phản biện xãhội, đặc trưng, nội dung, phương thức giám sát và phản biện xã hội Tạichương 6, đề tài trình bày các giải pháp thực hiện giám sát và phản biện xãhội đối với hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.
Trần Hậu, "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với vai trò giám sát và phản biện xã hội" [19] Bài viết đã phân tích nhiều nội dung liên quan đến giám sát
và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tuy nhiên, tác giả cũngcho rằng, giám sát và phản biện xã hội không chỉ là nhiệm vụ riêng của Mặttrận mà của cả hệ thống chính trị, số 6 Hoạt động phản biện xã hội là mộttrong những biện pháp kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước Tác giảcho rằng, chủ thể của phản biện xã hội bao gồm: Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể nhân dân, trong đó Mặt trận đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp các
tổ chức và cá nhân xây dựng khối đại đoàn kết và sự đồng thuận xã hội Nhưvậy, lực lượng tham gia phản biện xã hội rất đông đảo và đa dạng, cần cómột hệ thống cơ chế (chứ không phải một là cơ chế) phản biện xã hội Nghĩa
là tạo ra một hệ thống cơ chế, vừa phải ban hành mới, vừa sửa đổi, bổ sung
cơ chế cũ, nhằm bảo đảm hiệu quả của phản biện và kiểm soát đối với quyềnlực nhà nước
Nguyễn Thọ Ánh, "Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay" [1] Trong công trình này, tác giả đã
cho rằng, trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, hoạt động phản biện
xã hội là nhu cầu tự thân đối với việc nâng cao chất lượng của Đảng Vì vậy,Đảng rất cần có phản biện xã hội từ phía nhân dân thông qua Mặt trận, đểgiúp Đảng tránh sai lầm về đường lối, quan liêu, độc đoán, chuyên quyền.Chức năng của Mặt trận không chỉ là động viên, mà hơn nữa, phải làm chức
Trang 28năng phản biện xã hội và tham chính thông qua việc tham gia xây dựngđường lối, chính sách, pháp luật.
Nguyễn Thị Thủy, "Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh" [45] Tác giả cho rằng, giám sát và phản biện xã hội đều
tác động đến các chủ thể quyền lực nhằm hình thành hệ thống các quyết sáchkhoa học và đảm bảo cho nó được thực hiện trong cuộc sống Như thế, giámsát và phản biện xã hội trở thành yêu cầu không thể thiếu được của quá trình
và tổ chức thực hiện các chính sách chính trị của các quyền lực
Cao Văn Thống, “Đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát của Đảng giai đoạn hiện nay” [44] Đây là một trong những tài liệu có giá trị về công tác
kiểm tra và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Cộng sản ViệtNam hiện nay và chính là tư liệu quan trọng có nhiều gợi ý cả về lý luận vàthực tiễn cho luận án Cuốn sách đã trình bày khá công phu những vấn đề vềphương thức kiểm tra, giám sát, về xây dựng cơ quan kiểm tra và đổi ngũ cán
bộ kiểm tra của Đảng Những quan điểm được phân tích sâu bao gồm: cấp
ủy đảng các cấp phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công táckiểm tra, giám sát một cách khoa học, thận trọng, chặt chẽ theo đúng nguyêntắc, phương pháp; thực hiện cả kiểm tra, giám sát trực tiếp (kể cả kiểm tra,giám sát lưu động) và kiểm tra, giám sát gián tiếp; kết hợp cả kiểm tra, giámsát từ trên xuống và từ dưới lên, từ trong ra và từ ngoài vào; phối hợp chặtchẽ giữa các cơ quan, tổ chức với phát huy vai trò, trách nhiệm của côngdân, nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát để tạo ra sức mạnh tổng hợp,đạt kết quả cao nhất Phải công khai hóa công tác kiểm tra, giám sát; xâydựng cơ quan kiểm tra chuyên trách khoa học, tương xứng, ngang tầm; cán
bộ kiểm tra đảm bảo phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năngnghiệp vụ, đủ sức thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; cán bộ làmcông tác kiểm phải thật sự là những người mẫu mực nhất “không thể chê
Trang 29trách được”, họ phải có kiến thức lý luận, công tác đảng, công tác tổ chức,quản lý nhà nước, pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn; phải có và thực hiện tốtchế độ đãi ngộ đối với cán bộ kiểm tra để tạo điều kiện cho họ toàn tâm,toàn lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Các công trình trên đã: (1) Khái quát vai trò của Mặt trận Việt Nam xâydựng đất nước trong thực hiện chức năng giám sát xã hội; (3) nêu được nộidung, hình thức, phạm vi, ý nghĩa của công tác giám sát xã hội của Mặt trậntrong phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; (3) đánh giá những thành tựu, hạnchế trong thực hiện; (4) kinh nghiệm của Việt Nam trong thực hiện giám sát
Đỗ Duy Thường trong bài: "Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các toàn thể nhân dân trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh" [46].
Tác giả cho rằng, phản biện trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh có thểđược hiểu là hoạt động nhận xét, đánh giá, bình luận, thẩm định và kiến nghịbằng văn bản đối với các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan Nhà nước khiđược yêu cầu Sự phản biện làm giảm thiểu những thiếu sót, sơ hở trong việcxây dựng, ban hình các văn bản luật
Trần Đăng Tuấn, "Phương thức phản biện xã hội" [49], trong bài viết, tác
giả cho rằng, phản biện xã hội là: đưa ra các lập luật, phân tích nhằm pháthiện, chứng minh, khẳng định, bổ sung hoặc bác bỏ một đề án (phương án, dự
Trang 30án) xã hội đã được hình thành và công bố trước đó Phản biện xã hội thực
hiện chủ yếu ở hai trường hợp: Một là, đối với các dự thảo chủ trương, chính sách; Hai là, phát hiện các điểm chưa hoàn thiện, thậm chí sai sót, hoặc không
còn phù hợp với đường lối, chính sách, quy định pháp lý, v.v đang được thựchiện trong thực tế, để lực lượng cầm quyền có điều chỉnh, sửa đổi hoặc thayđổi chính sách cho phù hợp
Vũ Thị Như Hoa: "Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam hiện nay" [20] Trong luận án, tác giả đã hệ thống hóa
những vấn đề lý luận về phản biện xã hội và vai trò của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam trong phản biện xã hội, những tiêu chí đánh giá chất lượng phản biện xãhội Luận án đã đánh giá khái quát thực trạng hoạt động phản biện của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam; qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Trong các giải pháp, tác giả cho rằng báo chí là một kênh phản biện xã hội rấtquan trọng, xuất phát từ chức năng của báo chí phản ánh hiện thực đời sống
xã hội, định hướng dư luận có sức mạnh phản biện chính sách của Nhà nướcViệt Nam
Hoàng Hải, "Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phản biện xã hội và giám sát xây dựng Đảng" [15] Tác giả cho rằng, nội dung
phản biện xã hội mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện là phản biệnnhững chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ vàlợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, đến tổ chức bộ máy và cán bộchủ chốt trong hệ thống chính trị, những chính sách cụ thể đối với giai cấp,tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài Đốitượng nhận được phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chứcchính trị - xã hội và nhân dân là cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị
Trang 31Vũ Ngọc Lân, "Suy nghĩ bước đầu về vai trò phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam" [22] Tác giả cho rằng, phản biện xã hội là sự thẩm
định, đánh giá, nhận xét của một tổ chức chính trị - xã hội đối với đường lối,nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động, đề án, dự án, kinh tế, văn hóa,
xã hội của Đảng, Nhà nước Những vấn đề được phản biện phải mang tính
xã hội rộng lớn và có ý nghĩa rất quan trọng
Lê Thị Hồng Diễm, "Thực hiện chức năng phản biện xã hội của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam" [4] Trong bài viết, tác giả đã phân tích khá sâu sắc chức
năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay Tác giả chorằng, để Mặt trận làm tốt hơn chức năng giám sát và phản biện xã hội cầnphải thể chế hóa các quy định này thành các văn bản luật
Phạm Xuân Hằng, “Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc - Một phương thức thực hành dân chủ tạo sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc” [16].
Tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc trong phảnbiện xã hội, coi đó là một giải pháp quan trọng trong thực hiện chức năng củaMặt trận nhằm tham gia xây dựng và thực hành dân chủ, tạo lập khối đại đoànkết toàn dân tộc
Các công trình trên đã: (1) Khái quát vai trò của Mặt trận Việt Nam trongthực hiện chức năng phản biện xã hội; (3) Nêu được nội dung, hình thức, phạm
vi, ý nghĩa của công tác phản biện xã hội của Mặt trận trong phát huy dân chủ xãhội chủ nghĩa; (3) Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong thực hiện vai tròphản biện xã hội của Mặt trận; (4) Những bài học kinh nghiệm của Mặt trận Tổquốc Việt Nam trong thực hiện phản biện xã hội thời gian gần đây
1.3 GIÁ TRỊ THAM KHẢO TỪ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ VÀ NHỮNG NỘI DUNG LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU
1.3.1 Giá trị tham khảo của các công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận án
Một là, các công trình đã công bố đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý
luận về thực hiện giám sát, phản biện xã hội; tác dụng của giám sát và
Trang 32phản biện xã hội trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện
hệ thống chính trị Một số công trình cũng đã phân tích, đánh giá vị trí,vai trò của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong hệ thống chính trị tạinước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Mặt trận Lào xây dựng đất nước
là thành viên của hệ thống chính trị, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng,Nhà nước; là đại diện cho lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân.Nhiều công trình đã nêu những bài học kinh nghiệm trong thực hiện chứcnăng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đây lànhững bài học kinh nghiệm hữu ích cho Mặt trận Lào xây dựng đất nướchiện nay
Hai là, một số công trình bước đầu đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng
thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nướctrong thời kỳ đổi mới; chỉ ra các thành tựu, hạn chế, nguyên nhân Tất cả cácnghiên cứu đều nhận thức rằng việc thực hiện chức năng giám sát và phảnbiện xã hội là yêu cầu tất yếu của quá trình thực thi dân chủ ở nước Cộng hòaDân chủ Nhân dân Lào
Ba là, một số công trình đã đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm
nâng cao năng lực thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Làoxây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay; ví dụ như: hoàn thiện hệ thốngpháp luật về giám sát và phản biện xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tăngcường thực thi dân chủ
1.3.2 Những khoảng trống mà các công trình nghiên cứu chưa đề cập đến và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu
Do cách tiếp cận và giới hạn phạm vi nghiên cứu nên các công trìnhnêu trên còn để lại những "khoảng trống" như: (i) Chưa luận giải sâu sắc việcthực hiện giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nướctrong thời kỳ đổi mới trên phương diện chính trị - xã hội; (ii) Chưa đề xuất
Trang 33được những giải pháp toàn diện và các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện tốthơn vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước.
Trong quá trình đưa đất nước lên chủ nghĩa xã hội, Đảng, Nhà nướcCộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào luôn chú trọng đến giám sát và phản biện xãhội nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân Để đáp ứng yêu cầu ngàycàng cao trong thực hiện giám sát, phản biện của Mặt trận Lào xây dựng đấtnước, luận án tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau:
Một là, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện
giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước hiện nay;
Hai là, nghiên cứu làm rõ thực trạng của việc thực hiện giám sát và
phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong thời gian vừa qua;khái quát những vấn đề đang đặt ra hiện nay;
Ba là, đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mặt
trận Lào xây dựng đất nước trong thực hiện giám sát và phản biện xã hội giaiđoạn hiện nay
Tiểu kết chương 1
Giám sát, phản biện xã hội là một trong nhiệm vụ trọng tâm của Mặttrận Lào xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay Hoạt động này vừa pháthuy được quyền làm chủ của nhân dân góp phần hạn chế các thiếu sót trongquá trình hoạch định và thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luậtcủa Đảng, Nhà nước
Tại nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, đã có nhiều công trìnhnghiên cứu về việc thực hiện giám sát, phản biện xã hội Các công trình rất đadạng, phong phú từ các đề án tổng kết của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các
tổ chức chính trị - xã hội; các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học,thông qua đó đã phản ánh được những nội dung chủ yếu sau: chủ thể đốitượng, nội dung, phạm vi, hình thức, các điều kiện để thực hiện tốt vai trò
Trang 34giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước Đây là quátrình tổng kết thực tiễn nhằm phát triển lý luận về phát huy dân chủ xã hộichủ nghĩa trong điều kiện một đảng cầm quyền.
Vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng
là một nội dung được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm nghiên cứu Từviệc nghiên cứu đó, cũng giúp cho việc rút ra các bài học kinh nghiệm quantrọng với Mặt trận Lào hiện nay Đó là bài học về phát huy dân chủ, tăngcường sự lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện thể chế, phát huy vai trò các Hộiđồng tư vấn, nâng cao dân trí, hiểu biết pháp luật cho cán bộ, đảng viên, cáctầng lớp nhân dân
Việc tổng quan các công trình nghiên cứu trên nhằm làm rõ những vấn
đề đặt ra chưa được giải quyết thấu đáo, luận án sẽ tập trung nghiên cứu
Trang 35Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN
LÀO XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
2.1.1 Một số khái niệm chủ yếu của luận án
Khái niệm giám sát xã hội: giám sát xã hội là một khái niệm được dùng
khá phổ biến trong nhiều ngành khoa học khác nhau như chính trị học, luậthọc, hành chính học Ở mỗi phương diện, nội hàm khái niệm có phạm virộng, hẹp khác nhau
Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học giải thích: "Giám sát là theo
dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không" [34, tr.374].Với nghĩa đó, giám sát là sự theo dõi, kiểm tra của chủ thể với đối tượng đượcgiám sát làm cho đối tượng phải đi đúng quỹ đạo, quy chế, quy định nhằm đạtđược mục đích, hiệu quả đã được xác định từ trước, đảm bảo cho pháp luậtđược tuân theo nghiêm chỉnh
Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam thuật ngữ giám sát được giải thích là:
"một hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nhằm bảođảm pháp chế hoặc sự chấp hành những nguyên tắc chung nào đó" [56, tr.112]
Từ điển luật học giải thích giám sát là: "sự theo dõi, quan sát mang tính
chủ động, thường xuyên của cơ quan, tổ chức hoặc nhân dân đối với hoạtđộng của các đối tượng chịu sự giám sát và sự tác động bằng các biện pháptích cực để buộc và hướng các hoạt động đó đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằmđạt được mục đích từ trước, bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tuânthủ nghiêm chỉnh" [55, tr.292]
Trang 36Từ sự phân tích trên cho thấy, hiểu chung nhất giám sát là sự theo dõi,quan sát, của tổ chức, cá nhân (chủ thể giám sát) đối với đối tượng chịu giámsát nhằm làm cho đối tượng hoạt động theo đúng các quy định.
Ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, giám sát xã hội được coi lànguyên tắc, giải pháp trong đổi mới kiện toàn hệ thống chính trị, xây dựngnền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân Vănkiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng nhân dân Cách mạng Làogiải thích: "Giám sát là theo dõi, kiểm tra, phát hiện, đánh giá của cá nhân, tổchức, cộng đồng trong việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật, đường lối, quanđiểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và chính sách của Nhà nước Cộnghòa Dân chủ Nhân dân Lào, các quyền lợi, nghĩa vụ công dân, của các tổ chứcchính trị - xã hội và kiến nghị phát huy ưu điểm, thành tựu, xử lý đối với cánhân, tổ chức có hành vi sai trái" [72, tr.55]
Trong xã hội, giám sát được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau:giám sát của tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội,công dân Trong đó, có thể chia làm hai loại chủ thể cơ bản là: giám sát củanhà nước (thông qua các cơ quan, tổ chức của nhà nước) và giám sát của nhândân, do người dân trực tiếp thực hiện hay thông qua các tổ chức đại diện củanhân dân Thực hiện giám sát của các chủ thể ngoài nhà nước được gọi làgiám sát xã hội Giám sát xã hội phân biệt với giám sát nhà nước ở chỗ, chủthể giám sát xã hội là nhân dân, nhân dân trực tiếp giám sát hoặc thông quacác tổ chức do mình ủy nhiệm Đối tượng giám sát xã hội là các cơ quan, tổchức hoặc cá nhân Đặc điểm của giám sát xã hội không mang tính quyền lựcnhà nước, không thực hiện miễn nhiệm, bãi nhiệm trực tiếp đối với các đốitượng vi phạm Phương thức giám sát xã hội có tính năng động, linh hoạt,mang tính khách quan hơn giám sát nhà nước bởi vì nó là sự giám sát bênngoài cấu trúc quyền lực
Trang 37Khi công dân hay các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội có tưcách pháp nhân tiến hành giám sát đối với hoạt động của bộ máy nhà nước,cán bộ, công chức, viên chức thì đó là các loại hình giám sát xã hội Đây đượcxem là hình thức giám sát có tính độc lập tương đối so với giám sát lẫn nhautrong tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, đặc biệt trong điều kiện một đảng cầmquyền Do đó, giám sát xã hội là sự thể hiện các quyền được theo dõi, xemxét, bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mọi người dân, các tầng lớp xã hội đối vớinhững hoạt động của chủ thể chính trị cầm quyền qua các hình thức, công
cụ được luật pháp thừa nhận, bảo vệ
Trong luận án này, giám sát được hiểu là: Các hoạt động theo dõi, xem xét, đánh giá, phát hiện, kiến nghị của nhân dân (trực tiếp hoặc đại diện) đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực thi quyền lực của bộ máy chính trị theo quy định của pháp luật.
Thực hiện giám sát xã hội của Mặt trận Lào xây dựng đất nước là tổng
hợp các hoạt động theo dõi, xem xét, đánh giá, kiến nghị của nhân dân thôngqua Mặt trận Lào xây dựng đất nước với các cơ quan Đảng, Nhà nước, cán
bộ, công chức, viên chức, cán bộ dân cử trong việc thực hiện các chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm góp phần xâydựng và củng cố chính quyền nhân dân, làm cho Đảng, Nhà nước ngày càngtrong sạch, vững mạnh
Khái niệm phản biện xã hội: Là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi
trong nhiều ngành khoa học, có nội hàm rộng, hẹp khác nhau
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì thuật ngữ phản biện
được hiểu là: "đánh giá chất lượng một công trình khoa học khi công trìnhđược đưa ra bảo vệ để lấy học vị của hội đồng chấm thi" [34, tr.764]
Trong một số công trình nghiên cứu khoa học, các tác giả cũng đưa ranhiều quan điểm khác nhau về phản biện xã hội Tác giả Bùi Xuân Đức cho
Trang 38rằng: "Phản biện xã hội là hình thức được áp dụng để tìm được sự đồng thuận
xã hội về lợi ích trong thẩm định, xét duyệt các chủ trương, đường lối, trongban hành các đạo luật, trong hoạch định các đề án, dự án, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội” [13]
Tác giả Phạm Xuân Hằng cho rằng: "Phản biện xã hội là việc phântích, đánh giá, lập luận, tranh luận có tính chất độc lập, khoa học, của cáclực lượng xã hội (bao gồm cá nhân hoặc tổ chức trong xã hội) nhằm khẳngđịnh hay bác bỏ, đề xuất sửa đổi chính sách, từ đó giúp cho cơ quan có thẩmquyền xem xét, điều chỉnh chính sách phù hợp hơn với lợi ích chung củacộng đồng” [22]
Từ một số quan điểm trên, có thể thấy phản biện xã hội có thể tiếp cận
ở nghĩa rộng và nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, phản biện là quá trình đánh giá, phân tích, lập luận,
thẩm định chất lượng, nhằm chứng minh, khẳng định, bổ sung hay là bác bỏmột phần hay toàn bộ công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân hoặc mộtnhóm người Theo quan niệm như vậy, phản biện được hiểu theo nghĩa hẹp,xoay quanh một lĩnh vực nhất định, ở đây coi phản biện là hoạt động đặc thùchỉ có trong quá trình bảo vệ luận án, đề tài, nhiệm vụ khoa học Mục tiêu củaphản biện là nhằm xác định tính đúng đắn, khoa học trong nhận thức, hànhđộng của con người (cá nhân, tổ chức) Phản biện làm cho mỗi một hành viđược tiến hành trên cơ sở có sự thẩm định khoa học Nếu không có phản biện
có nghĩa là con người mặc nhiên hành động mà không chú ý đến sự xác nhậncủa xã hội về tính phù hợp, đúng đắn của hành động đó
Theo nghĩa rộng, phản biện xã hội là hành vi diễn ra hàng ngày, một
nhu cầu cuộc sống, bởi nhờ có nó con người có thể lọc bỏ những sai sót đểtiệm cận tới sự hợp lý trong quyết định các hành vi của mình Trong khoahọc, phản biện là một trong những cách thức chủ yếu để các nhà nghiên cứu
Trang 39tiệm cận tới các chân lý khoa học Trong đời sống xã hội, phản biện là mộtcông cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ Nói khái quát, phảnbiện là yêu cầu của một xã hội dân chủ, ở đó mỗi người đều tự do bày tỏ cácnguyện vọng của mình Phản biện góp phần điều chỉnh các chính sách xã hộilàm cho các khuynh hướng đó vận hành một cách khoa học, đúng đắn, tránhđược tính chủ quan, duy ý chí của người cầm quyền; phản biện không đồngnghĩa với phản bác hay phản đối, bài bác.
Phản biện xã hội thực chất là phát huy dân chủ và quyền làm chủ củanhân dân trong quản lý xã hội Đường lối của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước đều nhằm phục vụ lợi ích của đại đa số nhân dân Do đó, nhân dânkhông chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hànhcác chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Phản biện xã hội là nhucầu cần thiết, đòi hỏi khách quan nhằm khắc phục tệ quan liêu Trong một xãhội dân chủ, việc các nhà lãnh đạo đối thoại trực tiếp với nhân dân, các đạibiểu dân cử tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của cử tri, một số công dân có quyềnkhởi kiện cơ quan hành chính khi cơ quan đó ban hành văn bản trái luật ảnhhưởng trực tiếp tới quyền lợi của công dân đó là những cách phát huy tốtcho phản biện xã hội
Phản biện xã hội có nhiều cấp độ thực hiện khác nhau: góp ý kiến, nhậnxét, bình luận (có thể phê phán, phản đối), tư vấn, kiến nghị Yêu cầu quantrọng của phản biện là thể hiện được thái độ của chủ thể phản biện trên cơ sởnhững luận cứ khoa học để bảo vệ lợi ích của một cộng đồng dân cư hay toàn
xã hội Sản phẩm của phản biện thường là những khuyến nghị, kiến nghị đốivới cơ quan có thẩm quyền (có thể nhất trí hoàn toàn hay một phần nội dung
dự thảo quyết sách, có thể đề nghị điều chỉnh hoặc bổ sung hoặc cũng có thể
là đề nghị huỷ bỏ hoặc hoãn ban hành một quyết sách ) Chủ thể phản biệncũng có thể bác bỏ hay phản bác nội dung các quyết sách bằng những luận cứ
Trang 40khoa học của mình (phản bác ở đây được hiểu theo nghĩa: dùng lý lẽ của mìnhbác bỏ ý kiến, quan điểm của người khác) Như vậy, phản bác chỉ là mộttrong nhiều khả năng xảy ra trong quá trình phản biện (các khả năng khác cóthể là những đề xuất bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh ).
Đặc trưng cơ bản của phản biện xã hội (phân biệt với phản biện trong
các lĩnh vực khác như tranh tụng tư pháp, nghiên cứu khoa học, thẩm địnhchất lượng các báo cáo, đề án ) là sự phản biện đối với hoạt động tổ chức vàthực thi quyền lực chính trị Ở đó, quan hệ giữa chủ thể phản biện và đốitượng được phản biện nằm trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau Một bên lànhững thiết chế đại diện có trách nhiệm đưa ra các quyết định lãnh đạo, quản
lý đối với xã hội; bên kia là các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền phản biện,quyền tự do dân chủ được pháp luật thừa nhận Mục tiêu của phản biện xã hộinhằm làm quyết định của chủ thể lãnh đạo, quản lý trở nên phù hợp, khả thihơn và đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội Phản biện xã hội là phản biệnmang tính nhân dân, tính xã hội rộng rãi
Phản biện xã hội khác với phản bác, đả kích, nói xấu, bôi nhọ, xuyên tạc Phản biện xã hội mang tính xây dựng, hỗ trợ, vì mục tiêu là làm cho một
dự thảo hoàn chỉnh hơn Trong phản biện xã hội, bên phản biện không phảilúc nào cũng nêu ý kiến phản bác mà có cả những ý kiến tán đồng, góp ý,sửa đổi, bổ sung nhằm làm cho dự án, kế hoạch đưa ra được đầy đủ, hoànthiện hơn
Phản biện xã hội cũng không đồng nhất với "góp ý kiến", "kiến nghị" hay phê bình, góp ý Góp ý kiến, kiến nghị, phê bình, phản ánh yếu thể hiện sự
tham gia thụ động của đối tượng chịu sự lãnh đạo, quản lý với chủ thể lãnhđạo, quản lý, theo yêu cầu của họ mà không có sự chủ động, đặc biệt làkhông có sự tranh biện Nội dung góp ý kiến, kiến nghị không đòi hỏi phảinêu ra đầy đủ các luận cứ khoa học để chứng minh tính đúng đắn, phù