Theo các công trình nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho tác động từ hệ quả của việc bùng nổ tài nguyên là “Căn bệnh Hà Lan” bởi lẽ căn bệnh xuất - phát từ Hà Lan đề c
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA KINH TẾ ĐỀ TÀI CĂN BỆNH HÀ LAN: THỰC TRẠNG Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ VIỆT NAM Môn học: Kinh tế phát triển Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Chí Hải Danh sách thành viên Họ tên MSSV Phạm Thị Ngọc Ánh K204031097 Nguyễn Thị Lam Giang K204031101 Đặng Thị Hải Yến K204031127 Trần Thị Thu Hạnh K204031103 Nguyễn Hồ Duyên Châu K204031098 TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 3 NĂM 2023 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ “CĂN BỆNH HÀ LAN” .3 1.1 Khái niệm “Căn bệnh Hà Lan” .3 1.2 Nguồn gốc của thuật ngữ “Căn bệnh Hà Lan” 3 1.3 Quá trình hình thành căn bệnh Hà Lan 4 1.4 Mô hình và tác động của “Căn bệnh Hà Lan” .7 1.4.1 Mô hình cổ điển 7 1.4.2 Mô hình 4 khu vực 9 1.4.3 Mô hình Úc 10 1.5 Giải pháp khắc phục Căn bệnh Hà Lan .12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG “CĂN BỆNH HÀ LAN” TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 14 2.1 “Căn bệnh Hà Lan” tại Indonesia .14 2.2 “Căn bệnh Hà Lan chính trị” tại Libya 15 2.3 “Căn bệnh Hà Lan” tại Angola .16 2.4 “Căn bệnh Hà Lan” tại Lào 18 2.5 Tổng quan về “Căn bệnh Hà Lan” tại các nước đang phát triển 19 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ BIỂU HIỆN CỦA “CĂN BỆNH HÀ LAN” TẠI VIỆT NAM 20 3.1 Căn bệnh Hà Lan và nguồn vốn FDI 20 3.1.1 Hiểm họa Căn bệnh Hà Lan ở Việt Nam từ nguồn vốn FDI 20 3.1.2 Giải pháp phòng tránh căn bệnh Hà Lan 26 3.2 Căn bệnh Hà Lan và xuất khẩu dầu mỏ .27 3.2.1 Hiểm họa Căn bệnh Hà Lan ở Việt Nam từ xuất khẩu dầu mỏ 27 3.2.2 Giải pháp phòng tránh căn bệnh Hà Lan 30 3.3 Căn bệnh Hà Lan và “thị trường bất động sản” tại Việt Nam 31 3.3.1 Thị trường bất động sản và sự tiềm ẩn của “căn bệnh Hà Lan” .31 3.3.2 Dấu hiệu nhiễm “Căn bệnh Hà Lan” của thị trường bất động sản Việt Nam 33 3.3.3 Giải pháp phòng tránh Căn bệnh Hà Lan 39 KẾT LUẬN 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1 1 Tác động của căn bệnh Hà Lan……………………………………………… 6 Hình 1 2 Mô hình cổ điển của W Max Corden và J.Peter Neary……………………… 7 Hình 1 3 Hiệu ứng di chuyển nguồn lực…………………………………………………7 Hình 1 4 Mô hình 4 khu vực…………………………………………………………… 9 Hình 1 5 Cơ chế điều cho căn bệnh Hà Lan…………………………………………… 11 Hình 2 1 Giá thuế tài nguyên……………………………………… ……………… 14 Hình 2 2 Sản xuất dầu khí………………………………………………………………15 Hình 2 3 Tỷ lệ lạm phát ở Angola…………………………………………………… 18 Hình 2 4 FDI vào các ngành…………………………………………………………… 19 Hình 3.1 Lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020………………… ………… 21 Hình 3.2 Cơ cấu FDI theo vùng đến năm 2021………………………………………… 23 Hình 3.3 Tỷ lệ các ngành đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2021……………………… 24 Hình 3.4 Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam…………………………………………… 28 Hình 3 5 Sản xuất dầu thô của Việt Nam……………………………………………… 28 Hình 3 6 Giá trị xuất khẩu dầu thô của Việt Nam…………………………………… 29 Hình 3 7 Biểu đồ tăng trưởng của thị trường bất động sản Việt Nam………………… 32 Hình 3 8 Các giai đoạn của thị trường bất động sản giai đoạn 1986 - 2020……………33 Hình 3 9 Tỷ giá nhà trên thu nhập Thủ đô một số nước Đông Nam Á……………… 35 Hình 3 10 Tổng hợp dự án nhà ở hình thành trong tương lai giai đoạn 2016 – 2020… 36 Hình 3 11 Tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn 2016 -2021………………… 38 Hình 3 12 Bộ Tiêu chuẩn EITI………………………………………………………… 41 MỞ ĐẦU Tại sao bùng nổ tài nguyên lại có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của một quốc gia như thế? Lời nguyền tài nguyên có thật hay không, hay chỉ là một giai thoại phát triển khác? Theo các công trình nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho tác động từ hệ quả của việc bùng nổ tài nguyên là “Căn bệnh Hà Lan” - bởi lẽ căn bệnh xuất phát từ Hà Lan đề cập đến các vấn đề kinh tế của Hà Lan sau khi nước này phát hiện ra các mỏ khí đốt lớn vào năm 1959 Sau đó, đất nước này bắt đầu gia tăng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhanh chóng trở thành nhà xuất khẩu ròng khí đốt lớn nhất trên thế giới với doanh thu khổng lồ Từ đây, Hà Lan trở nên giàu có và nền kinh tế cũng có sự tăng trưởng Tuy nhiên, sự phát triển đó không kéo dài được bao lâu thì Hà Lan phải đối mặt với hậu quả nặng nề sau này khi các lĩnh vực sản xuất của quốc gia suy giảm mạnh kéo theo gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong ngành sản xuất và các hệ lũy khác Việc Hà Lan xuất hiện lượng dầu khí lớn như vậy được ví như “của trời ban” Tuy nhiên, Hà Lan lại không tìm cách sử dụng nguồn tài nguyên một cách hiệu quả trong dài hạn mà quá vội vàng khai thác và xuất khẩu để đạt doanh thu trong ngắn hạn và trả giá bằng sự trì trệ của nền kinh tế sau này Theo một số ý kiến cho rằng các quốc gia có nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên phong phú được coi là một phước lành cho sự phát triển kinh tế tiến bộ Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu và học giả hàn lâm về văn học đã chỉ trích gay gắt khái niệm này với các lý thuyết về căn bệnh của Hà Lan Theo lý thuyết này, các quốc gia giàu tài nguyên có tốc độ tăng trưởng thấp hơn các quốc gia khác, do đó trở thành một tai họa cho sự phát triển kinh tế (Rahim và cộng sự, 2021; Hordofa và cộng sự, 2022) Một số nghiên cứu đã kiểm tra và xác nhận hiện tượng căn bệnh Hà Lan như ở Băng-la-đét, lượng kiều hối tăng lên làm tăng giá đồng nội tệ, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh thương mại của đất nước và dẫn đến một lĩnh vực xuất khẩu đắt đỏ Thông thường, các quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên dựa vào xuất khẩu để kiểm chứng sự xuất hiện căn bệnh Hà Lan Vì vậy, không phải vô lý khi các nhà hoạch định chính sách luôn phải gắn liền hai cụm từ “tăng trưởng kinh tế” với “phát triển bền vững” cùng với nhau “Căn bệnh Hà Lan” là một trong những trở ngại mà 1 các nước hay vấp phải trong quá trình phát triển do không sử dụng nguồn tiền “trời cho” đúng cách Ở Việt Nam chúng ta có thành ngữ “Của thiên trả địa” thì các nhà kinh tế trên thế giới lại có thuật ngữ “Lời nguyền kinh tế” để chỉ cái giá quá đắt của các nước phải trả so với những gì vô tình có được Hiện nay, Việt Nam được các nhà kinh tế thế giới coi là “một con rồng Châu Á tiềm năng” nên các dòng vốn nước ngoài (ODA, FDI) đổ về đầu tư ở Việt Nam cũng là điều dễ hiểu Tuy nhiên, điều gì có cũng có hai mặt nếu như Việt Nam không kiểm soát tốt cũng rất dễ đi vào vết xe đổ như các nước trước Bên cạnh đó, thị trường Bất động sản tại Việt Nam một trong những ngành đang thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là điều đáng mừng và cũng là điều đáng lo bởi một trong nguyên nhân dẫn đến mắc “căn bệnh Hà Lan” đến từ nguồn vốn đầu tư 2 Document continues below Discover more fSroocmio: -economic planning and… SEPD20 Trường Đại học Kin… 173 documents Go to course Tiểu luận Kinh tế chính trị Maclenin 38 100% (1) KẾ HOẠCH HÓA NHÓM 3 CHƯƠNG… 34 100% (1) Ielts Speaking Review - Vol 5 100% (1) 29 Socio- economic… Bài Kiểm tra 2 Ngữ âm âm vị học Pic to Text 5 Văn hóa 100% (12) học Dap an De2.docx - Google Tài liệu 6 Văn hóa học 100% (8) Dap an De 1.docx - Google Tài liệu 10 100% (4) CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ “CĂN BỆNH HÀ LAN” Văn hóa học 1.1 Khái niệm “Căn bệnh Hà Lan” Căn bệnh Hà Lan thường xảy ra ở các nước đang phát triển, nơi mà việc tập trung khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu thường phá hủy hoặc hạn chế nghiêm trọng sự phát triển của các khu vực sản xuất Theo Sổ tay kinh tế học phát triển, căn bệnh Hà Lan được định nghĩa là: “Việc phi công nghiệp hóa nền kinh tế của một quốc gia xảy ra khi phát hiện ra một tài nguyên thiên nhiên làm tăng giá trị đồng tiền của quốc gia đó, làm cho hàng hóa sản xuất kém cạnh tranh hơn với các quốc gia khác, làm tăng nhập khẩu và giảm xuất khẩu.” Trong kinh tế học, căn bệnh Hà Lan là mối quan hệ nhân quả rõ ràng giữa sự gia tăng phát triển kinh tế của một lĩnh vực cụ thể (ví dụ tài nguyên thiên nhiên) và sự suy giảm trong các lĩnh vực khác (như lĩnh vực sản xuất hoặc nông nghiệp) Ban đầu, căn bệnh Hà Lan chỉ đề cập đến việc khai thác tài nguyên, nhưng về sau nó được mở rộng ra để chỉ mọi hoạt động thu ngoại tệ khổng lồ, trong đó có cả việc giá cả leo thang của xuất khẩu và đầu tư nước ngoài 1.2 Nguồn gốc của thuật ngữ “Căn bệnh Hà Lan” Sau chiến tranh thế giới thứ II đến những năm 1960, Hà Lan đã đạt được một số thành công đáng kể trong hầu hết các lĩnh vực, lạm phát ở mức ổn định không vượt quá 3%/ năm, tốc độ tăng trưởng GNP thường trên 5% và thất nghiệp chỉ dao động ở mức 1% Điều dẫn đến thành công này là khu vực xuất khẩu truyền thống của Hà Lan có sức mạnh cạnh tranh mạnh so với những đối thủ trên thế giới như hàng điện tử, sản phẩm nông nghiệp…Tuy nhiên vào năm 1960, Hà Lan phát hiện ra mỏ khí thiên nhiên có trữ lượng lớn Chính phủ Hà Lan đã quyết định khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên này từ năm 1973 đến 1978 Sau đó, Hà Lan đã xuất khẩu một lượng khí đốt lớn làm kim ngạch xuất khẩu tăng 10% và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 4% Nhờ việc khai thác tài nguyên tự nhiên Hà Lan mang về một khoản lợi nhuận rất lớn Xuất khẩu tăng vọt sau khi Hà Lan quyết định bán đi nguồn tài nguyên thiên nhiên này Việc bán đi nguồn tài nguyên thiên nhiên đã làm giá trị kim ngạch xuất khẩu của Hà Lan đã tăng vọt và thu về lượng ngoại tệ lớn Tuy nhiên, lượng ngoại tệ tăng cao đã khiến đồng Guilder (nội tệ Hà Lan lúc đó) mạnh lên Điều này làm cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, đầu tư doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng 3 Để kìm hãm sự tăng giá “chóng mặt” của đồng nội tệ, Hà Lan buộc phải giữ mức lãi suất thấp Đồng thời, Chính phủ Hà Lan tăng đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác để vực dậy các ngành sản xuất Tuy nhiên, Chính phủ Hà Lan đã không sử dụng tốt nguồn tiền thu về, nhiều lĩnh vực đầu tư kém hiệu quả vẫn liên tục được rót vốn Kết quả là khu vực chế tạo bị suy giảm nặng nề, nhiều nhà đầu tư phải rời bỏ Hà Lan, tiềm năng kinh tế có xu hướng giảm, lạm phát, xuất khẩu các ngành sản xuất truyền thống như sản phẩm nông nghiệp và hàng điện tử trong nước bị sụt giá, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao…Những điều này làm cho tỷ lệ lạm phát tăng từ 2% ở năm 1970 lên đến 10% vào năm 1975 và tổng sản phẩm quốc nội (GNP) cũng giảm từ 5% xuống còn 1% Kết quả là nền kinh tế Hà Lan bị “tổn thương” nặng nề và sau đó là những hậu quả nghiêm trọng Tuy nhiên, với những chính sách sau này, chính phủ Hà Lan đã vực dậy nền kinh tế Từ trường hợp của Hà Lan, thuật ngữ “căn bệnh Hà Lan” đã được tạp chí The Economist đặt ra vào năm 1977 để miêu tả sự suy giảm của khu vực chế tạo của Hà Lan sau khi nước này đẩy mạnh xuất khẩu khí thiên nhiên Đến năm 1982, hai nhà kinh tế học là W Max Corden và J Peter Neary người Australia đã mô hình hóa hiện tượng trên, hiện tại cũng có rất nhiều bài nghiên cứu về “Căn bệnh Hà Lan” thực chứng ở các nước 1.3 Quá trình hình thành căn bệnh Hà Lan Căn bệnh Hà Lan không chỉ xảy ra riêng đối với Hà Lan mà còn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là nhóm các nước đang phát triển Nguồn gốc gây bệnh chủ yếu khi các nước phát triển phát hiện một nguồn tài nguyên lớn, nguồn vốn đầu tư quá lớn đổ vào nền kinh tế hoặc sự tăng giá của một số mặt hàng xuất khẩu tăng lên đột ngột Do không có chính sách sử dụng “nguồn tài nguyên” hiệu quả nên những nguồn lợi to lớn đó lại vô tình trở thành “con dao hai lưỡi” làm “tổn thương” đến nền kinh tế Sự phát hiện ra trữ lượng tài nguyên lớn của người Hà Lan được ví von như “của trời ban” làm cho giá trị ngành xuất khẩu khí đốt tăng vọt, ngành khai thác phát triển mạnh, tỷ trọng xuất khẩu được nâng cao điều này đóng góp cho nền kinh tế quốc gia (GDP) tăng lên rất nhiều, đây là mở đầu đầy tốt đẹp cho ngành ngành xuất khẩu Tuy nhiên việc chú trọng vào xuất khẩu khiến cho Hà Lan vô tình lãng quên các ngành khác Xuất khẩu tài nguyên sẽ kéo theo giá mặt hàng xuất khẩu tăng đồng thời đồng nội tệ tăng, khi đồng nội tệ tăng thì tỷ giá hối đoái cũng tăng đồng thời mức lương chung cũng sẽ tăng, 4 mức lương chung tăng lên thu nhập người dân tăng cùng lúc tỷ giá tăng nên giá của hàng nhập khẩu giảm Với tâm lý tiêu dùng của người dân lúc này thì lực chọn hàng nhập khẩu là phù hợp nhất Bởi lẽ, tiêu dùng trong nước tăng nhưng không phải cho hàng hóa trong nước mà do hàng hóa nhập khẩu (giá hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn) Các nhà sản xuất đứng trước nguy cơ phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu Để cạnh tranh được với hàng nhập khẩu bắt buộc họ phải giảm chi phí đầu vào, nâng cao kỹ thuật công nghệ và năng suất lao động Để đạt những điều đó buộc các doanh nghiệp phải đầu tư tuy nhiên doanh thu giảm sút để có thể đầu tư được cũng rất khó khăn Tỷ giá hối đoái tăng mang đến nguy cơ rủi ro cho các ngành công nghệ sử dụng nhiều vốn từ đó gây ra thất nghiệp cao cho xã hội Tuy nhiên vấn đề này có thể giải quyết bằng cách phát triển khu vực dịch vụ có thể giúp bù đắp lại số việc làm đã mất của ngành công nghiệp Sự gia tăng khu vực xuất khẩu tài nguyên ngày càng gây ra nhiều tác động xấu cho nền kinh tế Khi nguồn tài nguyên cạn kiệt thì lợi thế so sánh không còn thì giá hàng hóa xuất khẩu sẽ giảm, nguồn thu ngoại tệ cũng sụt giảm trong khi các ngành khác bị “bỏ quên”, nền kinh tế từ từ bị tê liệt và không còn sức “đề kháng” Từ trường hợp của Hà Lan, chúng ta có thể khái quát toàn bộ căn bệnh như sau: một quốc gia khi thu được nguồn ngoại tệ lớn có thể dẫn đến 2 tác động lớn là tác động về chi tiêu và tác động lôi kéo nguồn lực Hình 1 1 Tác động của căn bệnh Hà Lan Nguồn: Trần Thị Thanh Thủy (2010) 5