1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguồn điện liên tục(pin nhiên liệu

21 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguồn điện liên tục (pin nhiên liệu)
Tác giả Nguyễn Ngọc Đức, Vũ Hải Hà, Trần Thị Tuyết Mai, Chu Nguyễn Ân Lai, Lê Văn Đồng, Bùi Hải Long, Nguyễn Thị Hòa, Phạm Trung Hiếu, Nguyễn Hữu Mạnh
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Hóa Lý
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của pin nhiên liệu2.1: cấu tạo của pin nhiên liệuPin nhiên liệu có cấu tạo đơn giản bao gồm ba lớp nằm trên nhau:– Lớp thứ nhất là điện cực nhiên liệu – ano

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Nguồn điện liên tục (pin nhiên liệu)

Môn học: ………Hóa Lý Mã môn: …CT6080002

Lớp: ……… Hóa 2 Khóa ……16

Họ tên SV: ……Nguyễn Ngọc Đức Mã SV:…2021606392

Họ tên SV:…………Vũ Hải Hà Mã SV:…2021604972

Họ tên SV: ….Trần Thị Tuyết Mai Mã SV:…2021608518

Họ tên SV: … Chu Nguyễn Ân Lai Mã SV:…2021608331

Họ tên SV: …… Lê Văn Đồng Mã SV: …2021606095

Họ tên SV: …… Bùi Hải Long Mã SV: …2021604575

Họ tên SV: … Nguyễn Thị Hòa Mã SV: …2021608440

Họ tên SV: ……Phạm Trung Hiếu Mã SV: …2021606000

Họ tên SV:……Nguyễn Hữu Mạnh Mã SV: …2021605415

Trang 2

Hà Nội – 2022

Trang 3

Mục Lục

I Khái niệm pin nhiên liệu 3

II Cấu tạo và nguyên lý làm việc của pin nhiên liệu 4

III Một số loại pin nhiên liệu 6

- Pin nhiên liệu kiềm (AFC) 6

- Pin nhiên liệu dùng màng polymer rắn làm chất điện giải (PEMFC) 7

- Pin nhiên liệu dùng methanol trực tiếp (DMFC) 9

- Pin nhiên liệu dùng axit phosphoric (PAFC) 10

- Pin nhiên liệu oxit rắn (SOFC) 11

- Pin nhiên liệu cacbonat nóng chảy (MCFC) 13

IV Ứng dụng của pin nhiên liệu 15

Trang 4

I Khái niệm

Nhiên liệu hydro/pin nhiên liệu là gì?

Pin nhiên liệu là một thiết bị chuyển hóa nhiên liệu như khí hydro, rượu, xăng, hay khí metan trực tiếp thành dòng điện Pin nhiên liệu hydrogen tạo ra được dòng điện

mà không gây ra bất kỳ sự ô nhiễm nào, vì sản phẩm tạo ra là nước tinh khiết Pin nhiên liệu hydrogen được sử dụng cho tàu du hành vũ trụ và các ứng dụng kỹ thuật cao khác hay những nơi cần tránh sự ô nhiễm, hay nơi cần nguồn năng lượng có hiệu quả cao

Ưu và nhược điểm của pin nhiên liệu:

Ưu điểm:

* Hiệu suất cao: Các pin nhiên liệu thường có hiệu suất cao hơn so với động cơ nhiệ

ủa chu trình Carnot Nếu chỉ sản xuất điện thì đạt 40% (bằng nhiệt điện), nếu là cụmnhiệt điện thì có thể đạt tới 90% Hiệu suất này ít thay đổi theo công suất phát

* Đơn giản: Do chuyển đổi trực tiếp năng lượng từ nhiên liệu nên pin có cấu tạo rấtđơn giản

* Thân thiện với môi trường: Lượng chất thải độc hại thấp, sản phẩm của pin nhiên liệu hydro là nước tinh khiết do đó sự hao mòn được giảm thiểu, nó có thể coi là

nguồn năng lượng xanh và sạch

* Yên lặng: Không gây tiếng ồn khi hoạt động, hoàn toàn yên lặng trong quá trình vận hành

* Thời gian nạp nhiên liệu nhanh: Chỉ cần nạp trực tiếp nhiên liệu vào bình là sử dụng được ngay Khác với pin truyền thống phải nạp điện trong thời gian dài mới dùng được

* Thuận tiện: Có thể đặt nhà máy cấp điện dùng pin nhiên liệu ở một địa phương bất

kỳ mà không làm thay đổi kiến trúc và phá hủy các công trình sẵn có, không phá hoại môi trường Năm 1973, tại 37 bang ở Canada và Mĩ, người ta đã lắp đặt 60 tổ hợp pin nhiên liệu chạy bằng khí đốt tự nhiên, công suất 12.5kW cho mỗi trạm Với

kỹ thuật hiện nay, người ta có thể xây dựng nhà máy cấp điện dùng pin nhiên liệu với giá thành thiết bị lắp đặt là 350 – 450 USD/kW

Trang 5

- Nhiệt độ làm việc: Một số loại pin nhiên liệu hoạt động ở nhiệt độ khá cao.

II Cấu tạo và nguyên lý làm việc của pin nhiên liệu

2.1: cấu tạo của pin nhiên liệu

Pin nhiên liệu có cấu tạo đơn giản bao gồm ba lớp nằm trên nhau:

– Lớp thứ nhất là điện cực nhiên liệu – anode

– Lớp thứ hai là chất điện giải dẫn proton – màng

– Lớp thứ ba là điện cực khí oxy – cathode

Hai điện cực được làm bằng chất dẫn điện (kim loại, than chì, …) Trên bề mặt các điện cực có phủ một lớp chất xúc tác Chất xúc tác làm bằng bột platinum, phủ rất mỏng lên giấy than hoặc vải than, rất nhám và rổ với những lỗ rất nhỏ Mặt nhám tiếp xúc với khí hydro và oxy, mặt phẳng mềm tiếp xúc với tác nhân hóa học Chất điện giải được dùng từ nhiều chất khác nhau tùy thuộc vào loại của pin: có loại

ở thể rắn, có loại ở thể lỏng và có cấu trúc màng Vì một pin riêng lẻ chỉ tạo được một điện thế rất thấp cho nên tùy theo điện thế cần dùng thì nhiều pin được ghép lại với nhau, tức là chồng lên nhau Người ta thường gọi sự chồng lớp lên nhau như vậy là stack Ngoài ra, hệ thống đầy đủ cần có các thiết bị phụ trợ như máy nén, máy bơm, để cung cấp các khí đầu vào, máy trao đổi nhiệt, hệ thống kiểm tra các yêu cầu, sự chắc chắn của vận hành máy, hệ thống dự trữ và điều chế nhiên liệu

Trang 6

2.2: Nguyên lý làm việc

Về phương diện hóa học pin nhiên liệu là phản ứng ngược lại của sự điện phân Trong quá trình điện phân, nước bị tách ra thành khí hydro và oxy nhờ vào năng lượng điện Pin nhiên liệu lấy hai chất này biến đổi chúng thành nước và tạo ra dòngđiện ở mạch ngoài Nhiên liệu (khí H2) được dẫn liên tục vào điện cực anode; còn chất oxy hóa, thông thường là oxy, được đưa vào cathode

* H2 đi qua màng xúc tác dưới tác dụng của áp suất Khi một phân tử H2 đến tiếp

xúc Pt, sẽ bị phân tách thành 2H+ và

2e-Phản ứng tại anode: H2 -> 2H+ +2e-

*Các proton H+ di chuyển trong chất điện giải xuyên qua màng đi đến cathode Các điện tử được giải phóng đi từ anode qua mạch bên ngoài về cathode kết hợpvới khí oxy và các ion H+ sinh ra nước đồng thời tạo ra dòng điện ở mạch ngoài.Phản ứng tại cathode: 1/2O2 + 2e- + 2H+ -> H2O

*Phản ứng tổng quát trong pin nhiên liệu: H2 + 1/2 O2 -> H2O

Trang 7

III Một số loại pin nhiên liệu

Dung dịch điện ly quyết định phản ứng diễn ra trên bề mặt điện cực cũng như loại ion dẫn điện trong pin nhiên liệu Dựa vào dung dịch điện ly, có thể phân loại pin nhiên liệu như sau:

- Pin kiềm (AFC);

- Pin màng điện ly polymer (PEMFC);

- Pin methanol (DMFC);

- Pin acid phosphoric (PAFC);

- Pin oxide rắn (SOFC)

- Pin carbonate nóng chảy (MCFC);

Nhiệt độ và thời gian vận hành quyết định yêu cầu đối với các tính chất hóa lý

và cơ nhiệt của vật liệu sử dụng trong các bộ phận cấu thành pin (điện cực, dung dịch điện ly, bộ phận kết nối, bộ phận tập hợp dòng điện…)

1 Pin nhiên liệu kiềm (AFC)

Đây là loại pin nhiên liệu sử dụng chất điện giải là kiềm được dùng trong chương trình Không Gian Hoa Kỳ (NASA) từ năm 1960 Năng suất của AFC

sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu ô nhiễm Do đó, AFC cần phải có hydro và oxy tinh khiết Nhiệt độ hoạt động 600C – 900C Ngoài ra, thiết kế loại pin này rất tốn kém cho nên không thể nào tung ra thị trường cạnh tranh với các loại pin nhiên liệu khác Hiệu suất pin cao

Trang 8

Dung dịch và chất cấu tạo

AFC là pin nhiên liệu được chế tạo, nghiên cứu phát triển sớm nhất và đã từng được NASA sử dụng trong các chương trình không gian như đội tàu con thoi và các

du thuyền Apolo Theo nghiên cứu, quá trình oxi hóa trong môi trường kiềm tốt hơntrong môi trường axit, đồng thời KOH có độ dẫn điện tốt nhất trong các hidroxit kiềm nên KOH được chọn làm chất điện li cho pin AFC Pin kiềm được sử dụng phổ biến nhờ vào ưu điểm tiện dụng của mình Pin kiềm sử dụng chất điện phân là chất kiềm KOH, sở hữu mức năng lượng vượt trội, có nội trở nhỏ hơn và khả năng chịu tải cao hơn hẳn các loại pin khác

2 Pin nhiên liệu dùng màng polymer rắn làm chất điện giải (PEMFC)

PEMFC sử dụng màng polymer rắn làm chất điện giải nên giảm sự ăn mòn và

dễ bảo dưỡng Nhiệt độ hoạt động 500C- 800C Loại pin này được sản xuất nhiều nhất để sử dụng cho các phương tiện vận tải vì công suất lớn, nhiệt độ vận hành thấp và ổn định Tuy nhiên, sản phẩm tham gia phản ứng phải có độ tinh khiết cao

Trang 9

Dung dịch và chất cấu tạo

 Cực dương, có vài công việc chính: dẫn những điện tử tách ra từ phân

tử hydro để được sử dụng cho mạch điện bên ngoài Nó có những đường gạch rất nhỏ, rất đều đặn để khí hydro được phân bố đều trên mặt bằng khi gặp chất xúc tác

 Cực âm, trên mặt cũng có những đường gạch như cực dương, có bổn phận dẫn khí oxy tới mặt của chất xúc tác Đồng thời nó cũng dẫn những điện tử sau khi phản ứng từ mạch điện ngoài, nhập lại với ion hydro và oxy tạo ra nước tinh khiết

 Hệ màng - điện cực (MEA): là một bộ phận rất quan trọng cho quá trình phản ứng hóa học trong pin nhiên liệu, làm từ polymer đã được sulfon hóa, nhìn giống như miếng chất dẻo gói thức ăn trong bếp Màng chất dẻo mỏng ngăn được khí nhưng lại dẫn proton Màng được gắn các nhóm chức axit cho phép các proton ở cực dương đi qua, và ngăn chặn điện tử đi ngang qua nó

Trang 10

 Chất xúc tác: một chất hóa học đặc biệt làm cho phản ứng của oxy và hydro xảy ra dễ dàng hơn Đặc biệt, nó làm thay đổi trạng thái hóa học của hydro và oxy nhưng không bao giờ tự thay đổi Chất này có giá thành cao, làm bằng bột bạch kim, phủ rất mỏng lên giấy than, hoặc vãi than, rất nhám và rỗ với những lỗ rất nhỏ Mặt nhám tiếp xúc với khí hydro và oxy, mặt phẳng mềm tiếp xúc với mạng tác nhân hóa học.

Mặc dù dễ bị oxit cacbon làm hỏng nhưng bù lại loại tế bào nhiên liệu này có thể được vận hành với oxy trong không khí

3 Pin nhiên liệu dùng methanol trực tiếp (DMFC)

DMFC sử dụng nhiên liệu là methanol, hoạt động ở nhiệt độ 300C – 1300C, không đòi hỏi một bộ chuyển đổi nhiên liệu bên ngoài DMFC có hiện tượng

methanol bị thấm qua màng nên hiệu suất bị giảm Bao gồm hai loại: pin nhiên liệu kiềm và pin nhiên liệu acid

Trang 11

Dung dịch và chất cấu tạo

Đặc điểm đặc trưng là hydro bị oxi hóa ở anot, được sinh ra trực tiếp từ metanol Metanol rất khó phản ứng với hidro giống như glycol, ammoniac hay hydrazin; và đây cũng là chất độc Tuy nhiên việc vận hành trực tiếp từ metanol có ưu điểm do

nó là một hidrocacbon tồn tại ở trạng thái lỏng ở nhiệt độ bình thường, và là sản phẩm của khí tự nhiên Cũng có khả năng điều chế chất này từ dầu mỏ hay than đá Nhiệt độ sôi của metanol ở áp suất khí quyển là dưới 65°C, khiến cho nhiệt độ vận hành của máy chừng 60-70°C để tránh được áp suất khí quá lớn

Đặc điểm

Chất đốt là một hỗn hợp của nước và metanol Cơ chế phản ứng rất phức tạp, với sự xuất hiện của chất hấp thụ như là HCOH, HCOOH Nếu phản ứng này có chất xúc tác Pt/Ru, phản ứng có thể xảy ra với giai đoạn có chứa các hợp chất như PtCOH, PtCO là những chất độc Rutheni được cho thêm để cho hạn chế sự độc hại.Các phản ứng điện hóa tạo ra một điện thế bên anode Ea = 0,016 V Bên cực

cathode, oxy đóng vai trò là chất oxi hóa theo Điện thế ở cực cathode là Ec = 1,23

V Tổng cộng lại, điện thế tương ứng là 1,21 V trong điều kiện tiêu chuẩn (25°C và dưới 1 bar)

Trang 12

Theo lý thuyết, có thể đạt đến hiệu suất phát điện là 96% Tuy nhiên, còn các giới hạn khiến hiệu suất bị giảm trên thực tế Một phần, phản ứng oxi hóa luôn luôn không hoàn toàn, có thể tạo ra HCOOH và HCOH Mặt khác, các thế điện cực thì rất khác với lý thuyết, do sự quá điện áp (0,3 V ở anode và 0,4 V ở cathode).

Những sản phẩm trung gian của những phản ứng (HCCOH) cũng là các chất dễ gây nhiễm độc

Những chất xúc tác đủ mạnh để oxi hóa methanol và bền ở 60°C chủ yếu là những hợp kim mang tính bazơ của bạch kim (Pt-Sn, Pt-Re, Pt-Ru)

Sự bốc hơi của CO2 cần thiết cho sự thanh lọc khí trước khi loại trừ nó khí quyển.Nhiệt độ vận hành của pin nhỏ nên nó khởi động nhanh

4 Pin nhiên liệu dùng axit phosphoric (PAFC)

Loại pin nhiên liệu này dùng acid phosphoric, có rất nhiều hứa hẹn sẽ thành công trong thị trường nhỏ như máy phát điện tư nhân Loại này chỉ hoạt động với nhiệt độ 1500C- 2000C cao hơn PEMFC cho nên phải tốn nhiều thời gian hâm nóng Vì vậy, nó sử dụng nhiều nhiên liệu hơn và không thể đưa vào thị trường xe

ô tô

PAFC không bị thoái hóa chất điện phân do carbon dioxide gây ra trong

Trang 13

tế bào nhiên liệu kiềm, và do đó có thể sử dụng khí cải tạo có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch, mặc dù chất xúc tác bạch kim đắt tiền là cần thiết để thúc đẩy các phản ứng điện cực.

 Do đó, nó có thể tận dụng khí đốt thành phố (dựa trên khí đốt tự nhiên) và nhiên liệu hiện có khác cơ sở hạ tầng

Tuy nhiên, khi CO tồn tại ở nồng độ cao, như trong khí hóa than, chất xúc tác bạch kim được sử dụng trong các điện cực bị nhiễm độc, dẫn đến hiệu suất xuống cấp, do đó việc sử dụng các nhiên liệu như vậy là không thực tế nếu không có biện pháp hữu hiệu loại bỏ CO Điều này tạo ra một hạn chế bổ sung Nhiệt độ hoạt động

200 °C; mà không thể chỉ được sử dụng để sưởi ấm không gian và sưởi ấm nước, nhưng cũng có thể được chiết xuất một phần dưới dạng hơi nước và được sử dụng làm nguồn nhiệt của thiết bị làm lạnh để làm mát

5 Pin nhiên liệu oxit rắn (SOFC)

Năng suất SOFC tương đối cao, có thể sử dụng hơi nước với sức ép cao nạp vào turbin sản xuất thêm điện năng SOFC không bị nhiễm độc bởi CO do không

sử dụng chất xúc tác Pt Ở nhiệt độ cao, quá trình tách hydro ra khỏi nhiên liệu xảy ra dễ dàng Yêu cầu về sự tinh khiết đối với nhiên liệu thấp Loại pin nhiên liệu này rất thích hợp cho những công nghệ lớn như nhà máy phát điện

Tuy nhiên, việc thiết kế pin phức tạp, yêu cầu bảo dưỡng nhiều hơn Hoạt động ở nhiệt độ quá cao khoảng 7000C- 1000 C 0 nên độ tin cậy trong suốt quá trình này không được đảm bảo Vì lý do an toàn mà SOFC không thể đưa vào thị trường

Trang 14

Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của SOFC

- 3 tấm vật liệu cathode, anod, electrolyte được ghép lại với nhau Bên buồng cathode, khí O2 đi vào và bị khử ở điện cực cathode tạo ion O2- Ion này được dẫn qua lớp electrolyte (chất điện li dẫn oxy) và đến điện cực anot Tại anod, dòng nhiênliệu (H2, CO, hydrocarbon) sẽ phản ứng với O2- tạo nước, CO2 và giải phóng electron Electron di chuyển từ anode sang cathode, tạo ra dòng điện

- Nếu electrolyte (chất điện ly) là chất dẫn proton, H2 bên anod sẽ bị oxit hóa ở điện cực tạo H+ và electron H+ được dẫn qua electrolyte đến cathode Tại cathode H+ phản ứng với O2 + electron tạo nước Electron di chuyển từ anode sang cathode tạo dòng điện

+ Phản ứng anode: H2 + O2- → H2O +

2e-+ Phản ứng cathode: ½ O2 2e-+ 2e- → O2-

+ Áp dụng: Kết hợp nhiệt và điện cho các trạm điện phân cấp và cho các phươngtiện giao thông (tàu hỏa, tàu thủy…)

+ Công suất hoạt động: Nhà máy nhỏ 100 - 250kW

+ Điện tích mang trong dung dịch điện ly:

Trang 15

O2-Đặc điểm

- Pin nhiên liệu oxit rắn (SOFC) sử dụng hợp chất gốm cứng của kim loại (nhưcanxi hoặc zirconi) làm chất điện giải Hiệu suất khoảng 60% và nhiệt độ hoạt động

là khoảng 1.0000C (khoảng 1800 oF)

6 Pin nhiên liệu cacbonat nóng chảy (MCFC)

Loại pin nhiên liệu này cũng giống như SOFC, chỉ hoạt động ở nhiệt độ cao, khoảng 6000C – 6500C MCFC thích hợp cho công nghệ lớn như nhà máy phát điện, sử dụng hơi nước để chạy turbin Với tầm hoạt động trong nhiệt độ tương đối thấp, MCFC sử dụng ít chất liệu hóa học khác lạ và giá thiết kế thấphơn SOFC Tuy nhiên, tính bền của pin không cao Pin hoạt động ở nhiệt độ cao nên dễ bị ăn mòn và sự đánh thủng các thành phần nhanh dần -Pin nhiên liệu kiềm: CO2 được giữ lại bởi chất điện giải ăn da (như KOH, NaOH) tạo thành carbonate trung tính Không cần nhiều chất xúc tác kim loại quý

– Pin nhiên liệu acid: CO2 được rút hết ra ngoài Chất điện giải vẫn không đổi nếu thực hiện việc quản lý nước phù hợp

Trang 16

Dung dịch và chất cấu tạo

Nhiên liệu tương thích với MCFC bao gồm khí đốt tự nhiên, khí sinh học và khí đốt được sản xuất từ than đá Hidro trong khí phản ứng với các ion cacbonat từ chất điện phân để tạo ra nước, carbon dioxide, electron và một lượng nhỏ các chất hóa học khác Các electron di chuyển qua mạch ngoài tạo ra điện và quay trở lại catot Ở

đó, oxy từ không khí và carbon dioxide được tái chế từ cực dương phản ứng với cácelectron để tạo thành các ion cacbonat bổ sung chất điện phân, hoàn thành mạch Các phản ứng hóa học đối với hệ thống MCFC có thể được biểu diễn như sau:Phản ứng ở cực dương: CO32− + H2 → H2O + CO2 + 2e -

Phản ứng catot: CO2 + ½O2 + 2e- → CO32−

Phản ứng tổng thể của tế bào: H2 + ½O2 → H2O

Đặc điểm

MCFC có một số lợi thế so với các công nghệ pin nhiên liệu khác, bao gồm khả năng chống lại tạp chất Chúng không dễ bị "kết dính carbon", tức là sự tích tụ carbon trên cực dương dẫn đến giảm hiệu suất do làm chậm quá trình cải tạo nhiên liệu bên trong Như với SOFC, nhược điểm của MCFC bao gồm thời gian khởi động chậm vì nhiệt độ hoạt động cao Điều này làm cho hệ thống MCFC không phùhợp với các ứng dụng di động và công nghệ này rất có thể sẽ được sử dụng cho mụcđích pin nhiên liệu tĩnh Thách thức chính của công nghệ MCFC là tuổi thọ ngắn của tế bào Nhiệt độ cao và chất điện phân cacbonat dẫn đến ăn mòn cực dương và cực âm Những yếu tố này đẩy nhanh sự xuống cấp của các thành phần MCFC, làm giảm độ bền và tuổi thọ của tế bào Các nhà nghiên cứu đang giải quyết vấn đề này bằng cách khám phá các vật liệu chống ăn mòn cho các thành phần cũng như thiết

kế pin nhiên liệu có thể tăng tuổi thọ của pin mà không làm giảm hiệu suất Các nhiên liệu giàu carbon như khí đốt từ than đều tương thích với hệ thống Bộ Năng lượng Hoa Kỳ tuyên bố rằng bản thân than đá thậm chí có thể là một lựa chọn nhiênliệu trong tương lai, giả sử rằng hệ thống này có thể được chế tạo để chống lại các tạp chất như lưu huỳnh và các hạt do chuyển hóa than thành hidro

Ngày đăng: 25/03/2024, 17:26

w