Thơ bích khê từ góc nhìn phân tâm học

83 0 0
Thơ bích khê từ góc nhìn phân tâm học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những giá trị mà Bích Khê đóng góp cho thơ không thểphủ nhận nhưng để nhìn nhận, đánh giá về thơ Bích Khê một cách toàn diện, đachiều thì có lẽ những chưa xứng đáng với những gì thi sĩ đ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN BÙI HOÀNG HÀ THƠ BÍCH KHÊ TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC ĐỀ ÁN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Bình Định - Năm 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN BÙI HOÀNG HÀ THƠ BÍCH KHÊ TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 Người hướng dẫn: TS Võ Như Ngọc Bình Định - Năm 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong đề án là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Bích Khê (1916 - 1946) chàng thi sĩ đa tài, người con ưu tú của quê hương Quảng Ngãi chỉ sống vỏn vẹn 30 năm cuộc đời nhưng đã để lại cho thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung và phong trào Thơ mới nói riêng những di sản thơ vô cùng quý báu Người thi sĩ ấy đã lặng lẽ hiến dâng cuộc đời mình cho thơ rồi lặng lẽ đi vào tiềm thức của bao nhiêu thế hệ bạn đọc Bích Khê đã mang lại cho thơ ca “một làn gió mới” đầy sức sống Những giá trị mà Bích Khê đóng góp cho thơ không thể phủ nhận nhưng để nhìn nhận, đánh giá về thơ Bích Khê một cách toàn diện, đa chiều thì có lẽ những chưa xứng đáng với những gì thi sĩ đã để lại Trong phong trào Thơ mới, cuộc đời và sự nghiệp thơ Bích Khê xứng đáng được nhìn nhận, đánh giá ở một vị thế khác chứ không phải vật lộn trong những hoài nghi dai dẳng của người đời Có lẽ, “nghi án không có cơ sở” [34, tr.177] năm nào đã phần nào che khuất giá trị đích thực của thơ Bích Khê Chúng tôi với mong muốn góp tiếng nói của mình để thơ Bích Khê được nhìn nhận, đánh giá ở một diện mạo khác hơn Bích Khê xuất hiện muộn trong phong trào Thơ mới nhưng ông được xem là “đỉnh núi lạ” và có “những câu thơ hay nhất” hay “bước chuyển mình thứ hai của phong trào Thơ mới” Bích Khê cũng là thành viên được bổ sung vào Trường thơ Loạn gần như sau cùng Có thể nói rằng, Bích Khê xuất hiện như một ngôi sao ẩn mình nhưng vì tinh tú ấy lại là vệt sáng cho các tổ chức thơ mà ông là thành viên Có lẽ cũng vì vậy mà người đọc bao thế hệ vẫn nhìn nhận chưa thấu hết những giá trị thơ ông Thơ Bích Khê ảnh hưởng của dòng thơ tượng trưng, siêu thực của phương Tây Để cảm nhận được giá trị của thơ Bích Khê, người đọc phải đặt thơ ông dưới nhiều góc soi chiếu khác nhau Phân tâm học là một góc soi chiếu như vậy Chúng tôi đã cố gắng để đưa thơ của Bích Khê dưới lăng kính phân tâm học để làm rõ hơn về giá trị của thơ ông cũng như góp phần đa dạng hóa trong cách tiếp cận các tác phẩm văn học Phân tâm học đang là lí thuyết tiếp nhận và phê bình văn học tương đối mới mẻ với đời sống văn học hiện đại 2 Là một giáo viên đang giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông, chúng tôi chưa thấy sự xuất hiện của thơ Bích Khê trong chương trình sách giáo khoa hiện hành Đây có lẽ là động lực cho chúng tôi cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu vì sao giá trị thơ Bích Khê lại chưa tỏa sáng trên thi đàn Việt Nam và ít được quan tâm mặc dù ai cũng thừa nhận đóng góp của Bích Khê Vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề Thơ Bích Khê - Từ góc nhìn phân tâm học để làm đề tài nghiên cứu cho đề án tốt nghiệp 2 Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp thơ Bích Khê trong khoảng gần một thế kỉ vừa qua thu hút được rất nhiều nhà lí luận phê bình văn học và bạn đọc Tuy nhiên, gắn với sự thăng trầm của lịch sử, nghiên cứu, phê bình thơ Bích Khê cũng biến động theo từng giai đoạn khác nhau Có những giai đoạn lắng xuống vì nhiều lí do khác nhau nhưng cũng có những giai đoạn thật sự sôi nổi Nhìn trong tổng thể tình hình nghiên cứu thơ Bích Khê, chúng tôi chia làm 3 giai đoạn khác khau: Giai đoạn trước 1946 (Khi nhà thơ còn sống): Sự nghiệp thơ của Bích Khê có thể gói gọn trong 3 tập thơ gồm: Mấy dòng thơ cũ, Tinh huyết và Tinh hoa Với tựa đề Mấy dòng thơ cũ, các tác giả Chế Lan Viên, Hà Giao, Nguyễn Thanh Mừng đã sưu tầm biên soạn những bài thơ của Bích Khê sáng tác theo các thể thơ truyền thống, được Nhà xuất bản Nghĩa Bình in năm 1988 Tinh huyết là tập thơ duy nhất được xuất bản khi nhà thơ còn sống Hoàng Trọng Miên là người đứng ra chịu trách nhiệm xuất bản tập thơ vào năm 1939 Và chính ông là người viết lời “Bạt” cho tập thơ Một người bạn khác của Bích Khê là Hàn Mặc Tử đã viết lời tựa Bích Khê, thi sĩ thần linh cho tập thơ Đây đều là những nhìn nhận, đánh giá rất có giá trị về thơ Bích Khê trong giai đoạn mà nhà thơ còn sống Sau khi nhà thơ mất, người chị của thi sĩ là Lê Thị Ngọc Sương đã tập hợp lại những bài thơ mà sinh thời nhà thơ tâm đắc mà chưa kịp in để cho xuất bản tập Tinh hoa Tuy nhiên, mãi đến năm 1997, nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày mất của Bích Khê, bà Lê Thị Ngọc Sương mới chính thức công bố rộng rãi tập thơ Tinh hoa Ở giai đoạn trước khi nhà thơ qua đời, tình hình nghiên cứu thơ Bích Khê chưa nhiều và chưa thật rộng rãi Có thể kể đến các bài viết của Hàn Mặc Tử, Hoàng Trọng Miên, Phan Khôi, Hoài Thanh 3 Năm 1938, Hàn Mặc Tử đã nhận được bản thảo của 3 bài thơ mà Bích Khê gửi vào Ông đã ngạc nhiên đến sửng sốt: ba bài thơ ấy đã làm cho tôi sửng sốt với cái khởi điểm của một thiên tài sắp sửa Cũng trong năm này, Hàn Mặc Tử đã viết Lời tựa Bích Khê, thi sĩ thần linh cho tập thơ Tinh huyết Cũng trong tập Tinh huyết, Hoàng Trọng Miên có lời Bạt đặt ở cuối sách có đánh giá, nhận xét về thơ Bích Khê Ông cho rằng: “Tinh huyết vang dội một nỗi đau khổ tuyệt vọng phủ qua màu sắc truỵ lạc ồ ạt như muốn chảy tràn vào đường gân, mạch máu của tôi Nhạc và lệ, đẹp và dâm, cuồng và ánh sáng, Bích Khê hoà hợp thành một dòng Tinh huyết tân kỳ”[42] Cũng trong lời Bạt này, Hoàng Trọng Miên cho rằng thi sĩ Bích Khê có ảnh hưởng lớn của các nhà thơ tượng trưng, siêu thực của Pháp Đồng thời ông cũng lí giải và nhấn mạnh sự ảnh hưởng của thơ Hàn Mặc Tử đối với sáng tác của Bích Khê: Ở đâu đây, tôi thấy Bích Khê chịu ảnh hưởng của Hàn Mặc Tử, thi sĩ đau thương, huyền diệu Trong giai đoạn trước năm 1946, Hoài Thanh có lẽ là nhà nghiên cứu được nhắc đến khi nói về thơ Bích Khê Bài viết Bích Khê trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh có viết: “Tôi đã gặp trong Tinh huyết những câu thơ hay vào bực nhất trong thơ Việt Nam”; “Tôi chưa thể nói nhiều về Bích Khê Tôi đã đọc không biết mấy chục lần bài Duy tân Tôi thấy trong đó có những câu thơ thật đẹp Nhưng tôi không dám chắc bài thơ đã nói hết cùng tôi những nỗi niềm riêng của nó Hình như vẫn còn gì nữa…[38, tr.208] Điều mà Hoài Thanh chưa thể nói nhiều về Bích Khê và nhận định vẫn còn gì nữa đã ám ảnh các nhà nghiên cứu từ đó đến nay Có lẽ, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các cây bút lí luận, phê bình chưa dành nhiều công sức cho việc nghiên cứu về thơ Bích Khê Nhìn chung tình hình nghiên cứu, phê bình thơ Bích Khê trước năm 1946 chưa xứng tầm với giá trị mà thơ Bích Khê để lại Các bài viết đã có những nhận định đúng bản chất thơ Bích Khê, nhưng cũng có những nhận định mang tính chủ quan về cuộc đời và sự nghiệp của Bích Khê Những ý kiến trái chiều khen chê lại là tiền đề cho nghiên cứu, phê bình thơ Bích Khê trong những năm sau khi nhà thơ qua đời Giai đoạn thứ hai: Từ năm 1946 - 1986 Từ khi nhà thơ tạ thế, tên tuổi của Bích Khê cũng dần bị quên lãng Trong những năm sau 1945, thơ Bích Khê nói 4 riêng và phong trào Thơ mới nói chung đều bị phê phán mạnh mẽ vì cho rằng thơ thiên về trụy lạc, dâm loạn, không mang tính giáo dục, thẩm mĩ Tình hình nghiên cứu thơ Bích Khê ở miền Bắc trong giai đoạn này rất hạn chế Hầu như không có công trình nghiên cứu nào lớn có liên quan đến thơ Bích Khê Cá biệt, trong cuốn Phong trào Thơ mới (1932 - 1945), xuất bản 1966, tác giả Phan Cự Đệ có nhắc đến Bích Khê Tuy nhiên, tác giả nhắc đến Bích Khê như một người tiêu biểu cho lối thơ suy đồi, trụy lạc, kín mít, ca tụng xác thịt tầm thường… Còn ở miền Nam, do điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội nên Thơ mới nói chung và thơ Bích Khê nói riêng được đông đảo độc giả và các nhà nghiên cứu, phê bình tiếp nhận rộng rãi, cởi mở hơn Mở đầu cho những nghiên cứu về thơ Bích Khê ở miền Nam phải kể đến tác giả Đinh Cường với bài viết Cuộc đời và thi nghiệp Bích Khê, đăng trên Tạp chí Văn hóa Á Châu, số 22, năm 1960 Sau đó 6 năm, Đinh Cường có bài viết Nhạc và họa trong thơ Bích Khê (Văn, Sài Gòn, 15/8/1966, Tr.66-73) Trong bài viết này, tác giả tập trung vào phân tích những ảnh hưởng của thơ trượng trưng Pháp, tác giả viết: Thơ Bích Khê có thể đứng vào dòng thơ tượng trưng, trong đó gồm đủ những chất huyền diệu và trụy lạc Năm 1966, trên Báo Văn - một tập san về văn học nghệ thuật đã cho in 8 bài viết đặc sắc về Bích Khê, trong đó đáng chú ý là các bài viết: Đôi nét về cuộc đời Bích Khê (Quách Tấn), Người em Bích Khê (Lê Thị Ngọc Sương) … Đến năm 1967, Tam Ích có bài viết Bích Khê và thơ tượng trưng Điểm chung của các bài viết này đều thể hiện rõ những nhìn nhận đánh giá thơ Bích Khê dưới góc nhìn sắc thái tượng trưng Giai đoạn này còn có bài viết ngắn Tiếng thơ Bích Khê của Đinh Hùng đã đánh giá nhận xét rất rõ về giá trị của tập Tinh huyết và Tinh hoa trong dòng chảy Thơ mới Năm 1968, Nguyễn Tấn Long trong bài viết Bích Khê, tác giả viết: Ở địa hạt tượng trưng, Bích Khê đã đạt được một thành công đáng kể hay Nói đến thơ Bích Khê là nói đến thành công lớn lao trong lãnh vực thơ tượng trưng Năm 1974, với chuyên đề về Bích Khê, Tạp chí Văn học số 194 đã cho in rất nhiều bài nghiên cứu, phê bình về thơ Bích Khê Trong số đó phải kể đến bài viết Tinh huyết của thơ Bích Khê, Lê Huy Oanh cho rằng: 1.Thơ Bích Khê đầy hương vị 5 thơ tượng trưng; 2.Thi vị hóa và thanh khiết hóa nhục dục cũng như cái đẹp nhục thể; 3.Vươn tới những cõi siêu thiêng huyền diệu Hầu hết thơ Bích Khê đều mang tâm tư và sắc thái của thời đại Nhìn chung đây là những bài viết có những nhận định, đánh giá rất sâu sắc về thơ Bích Khê Các nhà nghiên cứu đã đặt thơ Bích Khê dưới nhiều góc độ khác nhau để soi rọi những giá trị ẩn mình trong thơ ông Giai đoạn từ năm 1986 đến nay: Đây là giai đoạn mà các công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp thơ Bích Khê được đạt được nhiều thành công nhất định Với các công trình nghiên cứu này, thơ Bích Khê đã được nhìn nhận và trả về đúng giá trị của nó Sau năm 1986, đất đước bước vào thời kì đổi mới và hội nhập, văn học nghệ thuật được “cởi trói” và có điều kiện để nhìn nhận lại những thành tựu đã đạt được Chính vì thế, thơ Bích Khê cũng được soi chiếu ở nhiều góc độ khác nhau để làm rõ các giá trị mà Bích Khê đã để lại Công trình có quy mô lớn phải kể đến Tuyển tập Thơ Bích Khê, do Sở Văn hóa thông tin Nghĩa Bình ấn hành năm 1988 Trong đó, lời tựa Thơ Bích Khê do Chế Lan Viên viết Bài viết này được xem là công trình nghiên cứu công phu, bài bản về thơ Bích Khê trong tiến trình thơ ca hiện đại Từ sau tuyển tập đó ra đời, một loạt các công trình nghiên cứu được công bố có tính chất và quy mô bài bản và chất lượng Năm 1988, tại Pháp, Phạm Đán Bình hoàn thành luận án Thơ Bích Khê nhằm kiến tạo một nghệ thuật tổng hợp kiến trúc - vũ - hoạ - nhạc Năm 1992, Đỗ Lai Thúy có bài viết Bích Khê - lời truyền sóng Năm 1988, Lê Đình Kỵ với công trình nghiên cứu Thơ mới những bước thăng trầm, trong đó có thơ Bích Khê là một công trình nghiên cứu bài bản, quy mô Nhân kỉ niệm 50 năm ngày mất của Bích Khê, tháng 1/1996, Nhà văn hóa Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Hội nghiên cứu, giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Đêm Bích Khê Tới năm 2005, các bài viết trong Đêm Bích Khê được tập hợp lại in thành sách: 70 năm đọc thơ Bích Khê Tập sách gồm 59 bài thơ của Bích Khê và 16 bài viết của các tác giả như một cách thức để lưu truyền và phát huy di sản thơ Bích Khê Tháng 2/2006, tại Quảng Ngãi, Hội thảo về thơ Bích Khê được tổ chức nhân dịp 60 năm ngày mất của thi sĩ Hội thảo đã thu hút 300 đại biểu tham dự và hơn 40 tham luận, bài viết về cuộc đời thơ Bích Khê Đây là Hội thảo có quy mô lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức về thơ Bích Khê

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:51

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan