Bởi vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Đặc truyện ngắn Nguyễn Mỹ Nữ” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé để bổ sung vào “khoảng trống” trong công tác nghiên cứu phê bình văn học về truy
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng
tôi Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu
trong Đề án đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình
nào khác
Bình Định, tháng 10 năm 2023 Tác giả đề án
TẠ THỊ HỒNG NHUNG
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề án thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Quy Nhơn, và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn TS Trần Thị Tú Nhi đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành đề án
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, và bạn bè
đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành đề án
Bình Định, tháng 10 năm 2023 Tác giả đề án
TẠ THỊ HỒNG NHUNG
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Nội dung nghiên cứu 8
6 Phương pháp nghiên cứu 8
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ NHỮNG NƠI ƯƠM MẦM TÀI NĂNG VĂN CHƯƠNG CỦA NGUYỄN MỸ NỮ 10
1.1 Hành trình sáng tác của Nguyễn Mỹ Nữ 10
1.1.1 Quá trình sáng tạo nghệ thuật và dấu ấn truyện ngắn 10
1.1.2 Quan niệm nghệ thuật 17
1.2 Những nơi ươm mầm tài năng văn chương 22
1.2.1 Hà Nam – Mảnh đất đưa nôi 22
1.2.2 Bình Định – Nơi ươm mầm nghệ thuật 24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 28
CHƯƠNG 2: CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MỸ NỮ 30
2.1 Các kiểu cốt truyện và nghệ thuật xây dựng tình huống 30
2.1.1 Các kiểu cốt truyện 30
2.1.1.1 Cốt truyện truyền thống 31
2.1.1.2 Cốt truyện tâm lí 35
Trang 52.1.1.3 Cốt truyện phân mảnh, lắp ghép 41
2.1.2 Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện 45
2.1.2.1 Tình huống nhận thức 45
2.1.2.2 Tình huống tâm lí 49
2.1.2.3 Tình huống mang tính kịch 53
2.2 Hệ thống nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật 56
2.2.1 Hệ thống nhân vật 57
2.2.1.1 Nhân vật người phụ nữ 57
2.2.1.2 Các kiểu nhân vật khác 68
2.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 74
2.2.2.1 Khắc họa nhân vật thông qua chi tiết nghệ thuật 74
2.2.2.2 Khắc họa nhân vật thông qua không gian nghệ thuật 80
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 84
CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MỸ NỮ 86
3.1 Ngôn ngữ 86
3.1.1 Ngôn ngữ đời thường 86
3.1.2 Ngôn ngữ giàu chất thơ 95
3.1.3 Ngôn ngữ mang sắc thái nữ 98
3.2 Giọng điệu 102
3.2.1 Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình 103
3.2.2 Giọng điệu chiêm nghiệm triết lý 107
3.2.3 Giọng điệu phê phán 112
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 117
KẾT LUẬN 118 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ ÁN THẠC SĨ (BẢN SAO)
Trang 6cốt truyện phân mảnh, lắp ghép Trang 42
Bảng 4 Bảng thống kê chi tiết tiếng hát trong các
truyện ngắn Nguyễn Mỹ Nữ Trang 79 Bảng 5 Bảng thống kê các từ láy trong ba truyện
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Truyện ngắn là thể loại có lịch sử lâu đời trong văn học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Là một thể loại tự sự, truyện ngắn có những đặc trưng riêng về tính chất, dung lượng so với các thể loại khác Với hình thức ngắn gọn, cơ động, truyện ngắn phù hợp việc đáp ứng nhu cầu của độc giả trong thời đại hiện đại hóa
Vì vậy, sau một thời gian tưởng như “lép vế” so với thơ ca, những năm trở lại đây, truyện ngắn đã góp phần tạo nên sự khởi sắc của văn xuôi Việt Nam, trong đó phải
kể đến văn xuôi Bình Định Nếu như truyện ngắn trước đổi mới chỉ tập trung khắc họa những hình tượng mang tính sử thi thì sau đổi mới chiến tranh và con người lại được thể hiện ở những góc khuất như sự mất mát đau thương, thất bại, phản bội, bi kịch xã hội, tình yêu Với thể loại truyện ngắn – “cách cưa lấy một khúc đời sống” (Tô Hoài), các cây bút truyện ngắn Bình Định đã và đang không ngừng góp phần bổ sung cho văn học đương đại một cái nhìn mới mẻ, đa chiều về về cuộc sống thường nhật, cuộc sống thế sự đa đoan Do đó, với nền văn học Việt Nam nói chung, văn học Bình Định nói riêng, cùng với tiểu thuyết, truyện ngắn đã khẳng định vai trò và
vị thế của một trong những thể loại luôn tiên phong trong việc nắm bắt những chuyển động của cuộc sống và thời đại để tự làm mới mình
Trong sự phát triển không ngừng của truyện ngắn Bình Định, không thể không nhắc đến những tên tuổi như Lê Hoài Lương, Nguyễn Mỹ Nữ, Phạm Hữu Hoàng, Trần Văn Bạn, Trần Quang Lộc, Phạm Kim Sơn, Lưu Thị Mười, Hương Văn, Nguyễn Anh Nhật… Nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ - hội viên Hội Nhà văn Việt Nam trong phạm vi của giới văn học Bình Định, chưa hẳn đã là đại diện tiêu biểu nhất, nhưng chắc chắn là một cây bút truyện ngắn nữ có phong cách riêng độc đáo không thể trộn lẫn Không khó, để người đọc tìm thấy những truyện ngắn hay, xúc động của chị trong các tập truyện đã được xuất bản và đạt được giải thưởng cao Những câu chuyện như gần gũi quanh ta, hoặc là chính ta trong muôn chiều kích cảm xúc Văn của Nguyễn Mỹ Nữ như thủ thỉ tâm tình, tự nhiên mà phóng khoáng Nhiều truyện của chị không cốt truyện, có khi nhà văn lựa chọn một lát cắt thoáng
Trang 8qua, những cái kết bỏ lửng nhưng đầy gợi ẩn, sâu xa nhắn gửi Đọc truyện của chị,
để từ những vụn vỡ, thương tổn mà ta biết lắng nghe quanh ta, để biết san sớt, yêu thương hơn cuộc sống này
Văn học địa phương các tỉnh miền Trung là một bộ phận quan trọng cấu thành nên nền văn học Việt Nam hiện đại Những cây bút xuất sắc của văn học địa phương không chỉ góp phần tạo nên diện mạo riêng cho văn học địa phương vùng miền, mà còn đóng góp to lớn vào thành tựu chung của nền văn học nước nhà Quá trình nghiên cứu, phê bình về mảng văn học địa phương nói chung, về truyện ngắn địa phương nói riêng tuy đã được tiến hành từ lâu nhưng còn nhiều bất cập và chưa tương ứng với tầm vóc, giá trị cùng những đóng góp của đối tượng nghiên cứu này
Bởi vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Đặc truyện ngắn Nguyễn Mỹ Nữ” với mong
muốn đóng góp một phần nhỏ bé để bổ sung vào “khoảng trống” trong công tác nghiên cứu phê bình văn học về truyện ngắn địa phương Bình Định nói riêng, về văn học địa phương Bình Định nói chung
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Sau 1986 cho đến ngày nay, Bình Định xuất hiện những thế hệ nhà văn tiếp nối nhau để làm nên nhiều thành công mới trên hành trình hiện đại Đáng lưu ý, nếu tính mốc 10 năm trở lại đây, văn chương Bình Định đã cho thấy một sự tiếp nối và
hy vọng lớn Như một đúc kết về quãng thời gian trên, Hội VHNT Bình Định đã chủ trương in ấn những Tuyển tập dày dặn, như Văn trẻ Bình Định 2012 - 2018, Văn xuôi Bình Định 2009 - 2019, Thơ Bình Định 2011 - 2021, Nhà văn Việt Nam tỉnh Bình Định 2011 - 2021 Các tuyển tập đủ để hình dung về lực lượng sáng tác, đánh giá về mặt thể loại của văn học Bình Định 10 năm qua Trong đó, có những cây bút văn xuôi quen thuộc, chuyên mảng truyện ngắn như: Lê Hoài Lương, Nguyễn Mỹ Nữ, Phạm Hữu Hoàng, Trần Văn Bạn, Trần Quang Lộc… Thế hệ kế cận, có Phạm Kim Sơn, Lưu Thị Mười, Hương Văn, Nguyễn Anh Nhật… Một số tác giả song hành cả hai mảng thơ và truyện, tản văn như Nguyễn Thanh Hiện, Bùi Thị Xuân Mai, Trần Như Luận, Triều La Vĩ, Ngô Văn Cư, Mai Thìn, Trần Quang Khanh, Huỳnh Kim Bửu, Trần Duy Đức, Nguyễn Thị Phụng, Nguyễn Đặng Thùy Trang, Nguyệt Trinh, Vân Phi, Trần Quốc Toàn… Nhà văn Lê Hoài Lương, Chi hội
Trang 9trưởng Chi hội Văn học (Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định), chia sẻ: “Với đặc
trưng thể loại, vùng đất nào người làm thơ cũng đông hơn viết văn Hoặc người cầm bút, lúc đầu thường thử sức bằng thơ rồi sau mới chuyển sang văn xuôi Người trẻ giờ viết cả hai Nhìn chung, từ khi thành lập Hội VHNT Bình Định (năm 1990), mười năm đầu, người làm thơ áp đảo Mười năm tiếp theo, đã nhiều cây bút văn xuôi hơn, và giai đoạn này đã thực có sự thăng bằng” [38]
Năm 2006, NXB Thông Tấn và Hội Văn học - Nghệ thuật Bình Định làm
một tuyển tập Nhìn lại 10 năm văn xuôi Bình Định (1985-1995) Tuy chưa hẳn là
một sự tổng kết, nhưng chí ít, tập sách dày 700 trang in, với 46 truyện ngắn, 21 bút
ký, tùy bút của 32 tác giả này đã cho ta một cái nhìn tương đối toàn vẹn về văn xuôi Bình Định Và sau đó, ba năm nay, văn xuôi Bình Định đã gặt hái thêm gì? Những hướng tìm tòi, những bước đi đã vững vàng hơn Những cây bút, như Lê Hoài Lương, Nguyễn Thanh Hiện, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Mỹ Nữ, Nguyễn Thị
Lệ Thu tiếp tục tìm tòi trên trang viết và dần gặt hái được những kết quả đáng ghi nhận Trong ba năm, những cây bút này đã kịp ra tới mấy đầu sách Trong đó, có
những đầu sách chất lượng như Trở lại Xương Quơn (Nguyễn Thanh Hiện), Những
câu kinh chấp chới (Nguyễn Mỹ Nữ), Tia nắng cuối ngày (tuyển tập truyện ngắn và
bút ký của Nguyễn Văn Chương) Điều thú vị là sau một thời gian tưởng như lép vế
so với thơ, văn xuôi Bình Định đang khởi sắc Năm 2007, các cây bút Bình Định chỉ in có bốn tập sách, thì trong đó, đã có tới ba tập truyện ngắn Mới đây, tập
truyện Vết chim trời do Báo Văn nghệ, Công ty Truyền thông Nhã Nam và NXB
Hội Nhà Văn hợp tác xuất bản, giới thiệu 17 truyện ngắn được tuyển chọn trong số
150 truyện ngắn đã đăng trên báo Văn nghệ năm 2007, thì riêng Bình Định đã có tới
ba truyện được tuyển là Biệt lộ của Trần Thị Huyền Trang, Dừng lại trên đỉnh đồi (Lê Hoài Lương) và Trộm nghe tiếng hát của mình của Nguyễn Mỹ Nữ
Bên cạnh sự ra đời các tập truyện dày dặn, những cây bút văn xuôi còn góp mặt khá đều đặn, trên các ấn phẩm như Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội… cùng các
tờ báo, tạp chí khác bằng những sáng tác mới Nhà văn Nguyễn Thị Lệ Thu, vượt qua bệnh tật cùng những vất vả, khó khăn từ đời sống, miệt mài bên những trang viết và lặng thầm cho ra đời những tập truyện mới, những truyện ngắn mới Nhà
Trang 10văn Nguyễn Thanh Hiện viết văn như một lẽ sống, không ồn ào, mà mỗi truyện ngắn, một tiểu thuyết xuất hiện, ít nhiều đều để lại dư vang
Như vậy, nhìn lại tiến trình văn học Bình Định nói chung, truyện ngắn đương đại Bình Định nói riêng đã, đang và sẽ có rất nhiều thành tựu, tạo “điểm nhấn”,
“dấu ấn”, sắc thái riêng trong ngôi nhà chung của văn học đất nước
Trong tiến trình phát triển thăng trầm của văn xuôi Bình Định từ 1986 đến nay, chắc hẳn không thể không nhận thấy vai trò của các cây bút nữ truyện ngắn Bình Định, đặc biệt là Nguyễn Mỹ Nữ Có thể nói tên tuổi của Nguyễn Mỹ Nữ bắt
đầu được biết đến nhiều hơn sau khi truyện ngắn Bộ bài đạt Giải Ba của báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam năm 1998 - 2000 và truyện ngắn Hàng xóm đạt Giải
Tư của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2001- 2002 Năm 2000, người yêu văn chương và giới cầm bút Bình Định bất ngờ thấy kết quả giải thưởng cuộc thi truyện ngắn 1998 - 1999 của báo Văn Nghệ có tác giả người Bình Định: Nguyễn Mỹ Nữ,
truyện ngắn Bộ bài Thực ra cái tên Nguyễn Mỹ Nữ vài năm trước cũng đã gặp đâu
đó trên các báo, khi truyện thiếu nhi, khi bài cảm nhận về âm nhạc, cả mục ẩm thực… Kết quả cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ Quân đội 2001- 2002 ngay sau đó,
lại cũng có tên Nguyễn Mỹ Nữ - Bình Định vào giải thưởng với truyện ngắn Hàng
xóm Nói về việc này nhà văn Lê Hoài Lương đã nói: “Thực ra ở cái đất văn chương cũng dày truyền thống này, việc chị lặng lẽ xuất hiện và có giải thưởng ở các diễn đàn lớn mấy năm này có vẻ cũng bất ngờ với chính chị: đã ngoài tuổi bốn mươi, văn chương mới tìm đến chị (hay chị tìm đến văn chương?) như một tình cờ
lạ lùng.” [25]
Hơn mười năm cầm bút, ba giải thưởng trên hai diễn đàn văn nghệ lớn của đất nước: Văn nghệ và Văn nghệ quân đội, gần chục giải thưởng trên các báo, tạp chí: Mực Tím, Hoa Học Trò, Tuổi Trẻ, Nhà Đẹp, Bình Định Nguyễn Mỹ Nữ thực
sự là một hiện tượng của văn nghệ Bình Định Trong bài Tình hình văn xuôi Bình
Định trên báo Tổ quốc, bên cạnh như cây bút Nguyễn Thị Lệ Thu, Nguyễn Thanh
Hiện, nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ cũng được nhận xét “ngày càng có nghề, câu văn
thấm thía, đầy sức gợi, lấp lánh tình người, đem lại cho người đọc sự sẻ chia, nâng
Trang 11đỡ…” [55] trong việc mang những sáng tác âm thầm nhưng bền bỉ ấy, cho ta thật
nhiều hy vọng vào sự khởi sắc của văn xuôi Bình Định
Tên tuổi của Nguyễn Mỹ Nữ ngày càng được khẳng định với những truyện
thiếu thi Mắt núi (2004), Món quà của mùa hè (2007) và đặc biệt là tập truyện ngắn
Những câu kinh chấp chới được NXB Văn nghệ ra mắt bạn đọc năm 2008 Đọc Những câu kinh chấp chới của Nguyễn Mỹ Nữ, Văn Chinh đã nhận xét rằng “Đó là một tập truyện ngắn chỉ viết về những con người riêng lẻ, ít đại biểu cho tầng lớp của mình…Thế giới nghệ thuật của Nguyễn Mỹ Nữ không sinh ra để hứa hẹn cứu giúp hay sửa chữa ai, sửa chữa cái gì” [10] Bởi “Những Phăngtin, Côzét và
Gavơrốt của chị không có Giăng Văn Giăng bỗng hoá thành Mađơlen thị trưởng Nhưng sức sẻ chia nâng đỡ con người của nó thì vô cùng tận Bởi nó có ở mọi nơi,
ở trong mỗi con người, thường thì bị khuất đi sau những nhọc nhằn khốn khó và họ cũng không tự biết Nguyễn Mỹ Nữ đã chỉ nó ra, bằng bàn tay chăm chút nâng niu
mà lại như vô tình, như không hề có công cán gì cả Những nhà văn giàu mỹ cảm thường xử sự như vậy!”[2]
Liên tiếp sau những thành công, năm 2013, Nguyễn Mỹ Nữ lại tiếp tục xuất
bản hai tập truyện ngắn Tiếng hát liêu điêu và Thế gian không phút thứ 6 Khi vừa
ra mắt, hai tập truyện đã ngay lập tức tạo ấn tượng mạnh trong tâm trí người đọc
Về Tiếng hát liêu điêu, báo Tổ quốc đã nhận xét “Văn của Nguyễn Mỹ Nữ dễ
chạm vào những góc khuất sâu kín của tâm hồn, vì vậy độc giả sẽ bắt gặp trong tập sách dày 140 trang này nhiều trăn trở, ưu tư của những người phụ nữ trong xã hội hiện đại với nhiều nghị lực và ước mơ về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc Ước
mơ là vậy nhưng thực tế thì bao giờ cũng có rất nhiều gam màu, là một trải nghiệm với nhiều cung bậc tình cảm khiến ai trong chúng ta, khi đọc truyện của chị đều dừng lại và suy nghĩ…” Đúng như nhà văn Quế Hương nhận xét: “Đọc Nguyễn Mỹ
Nữ thấy cái thương chật lòng Thương mà thành ra truyện, đọc truyện sao mà thương” Và chính nhà xuất bản Tuổi Trẻ cũng đã có trang viết về tập truyện “Đọc tập truyện ngắn “Tiếng hát liêu điêu sẽ nhận thấy con suối tình thương ấy tiếp tục dòng chảy mát lành” [20]
Trang 12Về Thế gian không phút thứ 6 cũng được báo Quảng Trị Online giới thiệu
khi đặt trong sự đối sánh cùng Phan Thị Thanh Nhà và Thu Trân, khi mà ba tác giả
ở ba miền Bắc, Trung, Nam không hẹn mà gặp, đã đồng loạt tung ra những tập
truyện ngắn mới nhất, được không ít độc giả yêu thích bởi sức hút riêng Nếu Thiếu
phụ kén chồng - tập truyện ngắn và tản văn của Phan Thị Thanh Nhàn thu hút người
đọc bởi “những khoảnh khắc riêng, những va vấp trong cuộc đời, những suy nghĩ,
khát vọng thầm kín rất ”. Nếu Gia phả mùi rơm rạ giúp độc giả “khám phá chân thực nhưng cũng không kém phần táo bạo, mới lạ của tác giả Thu Trân về cuộc sống, về con người” Thì Nguyễn Mỹ Nữ qua Thế gian không phút thứ 6 lại muốn
nhắn gửi một thông điệp hết sức nhân văn rằng “tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sự
cảm thông vẫn có sức mạnh huyền bí riêng, khai sáng cả những mảnh đời lầm lỗi Dẫu cuộc sống muôn mặt với những điều oái oăm ngang trái luôn thử thách lòng tin và sức chịu đựng của con người.”[5]
Chính những đóng góp to lớn và quan trọng của Nguyễn Mỹ Nữ khiến tên tuổi và các tác phẩm của chị ngày càng được bạn đọc quan tâm, giới đánh giá
nghiên cứu phê bình chú trọng Trang thông tin Việt Văn Mới – Văn học nghệ thuật
Việt Nam đã tạo trang web giới thiệu những thông tin cơ bản về chị cũng như những
giải thưởng trong hơn mười năm cầm bút của chị từ 1997 với bài Bên khúc sông
lạnh riêng mình ngồi được in trên báo Tuổi Trẻ chủ nhật và truyện ngắn Buổi trưa
in trên báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn, cùng lúc trong tháng 3 Năm 2009, Vân Anh
trên báo Tổ quốc cũng đã có bài viết Về một thế giới nghệ thuật - thế giới bình dân
Nguyễn Mỹ Nữ với những cảm nhận hết sức bất ngờ nhưng vô cùng sâu sắc khi được
tiếp cận với truyện ngắn Nguyễn Mỹ Nữ “Thế giới nghệ thuật của Nguyễn Mỹ Nữ
không sinh ra để hứa hẹn cứu giúp hay sửa chữa ai, sửa chữa cái gì Nhưng sức sẻ chia nâng đỡ con người của nó thì vô cùng tận Bởi nó có ở mọi nơi, ở trong mỗi con người, thường thì bị khuất đi sau những nhọc nhằn khốn khó và họ cũng không tự biết.” [2] Đến năm 2022, khi tập truyện Góc phố ba người của Nguyễn Mỹ Nữ được
xuất bản, một lần nữa đã gây ấn tượng mạnh mẽ đến bạn đọc bởi “những lát cắt cuộc
sống với những phận đời phận người, hiện lên trần trụi với bao thói tật, đớn đau Nhưng sau tất cả là những lằng lặng khiến người đọc đồng cảm” (Vân Phi) [2]
Trang 13Trước những đóng góp to lớn của nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ với văn học Bình Định nói riêng và văn học hiện đại Việt Nam nói chung, năm 2013 học viên cao học
Hà Văn Thống đã nhạy bén lựa chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật truyện ngắn
Nguyễn Mỹ Nữ” với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Quốc Khánh – giảng viên khoa
Ngữ văn trường Đại học Quy Nhơn Với đề tài nghiên cứu này, Hà Văn Thống đã
có cái nhìn đánh giá khái quát về phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật với những dạng thức khác nhau trong toàn bộ truyện ngắn Nguyễn Mỹ Nữ Về nội
dung, “bằng sự mẫn cảm đặc biệt của giới nữ, chị đã đi tới tận cùng những diễn
biến phức tạp trong tâm lý của người phụ nữ đương thời Đó là sự giằng xé nội tâm,
sự trăn trở, đau đớn của người phụ nữ trong hành trình kiếm tìm hạnh phúc đích thực cho cuộc đời mình, là những giây phút mong manh, những bi kịch tình yêu, hôn nhân, gia đình, những số phận bất hạnh của trẻ thơ trong cuộc sống, những tâm hồn trẻ thơ thuần khiết trong sáng…” Về hình thức nghệ thuật, “đó là cả một
sự vận động từ nội tại, bắt nhịp với cuộc sống, được quy định bởi tầm nhận thức, khả năng khám phá và tấm lòng của nhà văn gửi gắm cho con người và cuộc đời những gì mà mình đã nung nấu, ấp ủ” [50, tr.109]
Qua khảo sát cho thấy, dù được viết ra trong những mục đích khác nhau nhưng xuyên suốt các bài viết, bài nghiên cứu các tác giả đều thống nhất khi xác nhận những nỗ lực của Nguyễn Mỹ Nữ trong việc đổi mới văn xuôi đặc biệt là những thành công trong truyện ngắn Tuy nhiên, riêng về mảng truyện ngắn, mặc dù một số truyện được các nhà phê bình đánh giá cao, được giải thưởng lớn nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về truyện ngắn Nguyễn Mỹ
Nữ Vì vậy ở đề án “Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Mỹ Nữ” chúng tôi muốn tiếp
cận truyện ngắn của chị với cái nhìn khái quát tổng quan trên hai phương diện chính
là nội dung và hình thức nghệ thuật qua ba tập truyện ngắn đặc sắc Những câu kinh
chấp chới (2008), Tiếng hát liêu điêu và Thế gian không phút thứ 6 (2013)
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tiếp cận được những khía cạnh đặc điểm cơ bản nhất về nội dung và hình thức nghệ thuật đã làm nên đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Mỹ Nữ Từ đó có thể xác định những đóng góp của nhà văn trong tiến trình
Trang 14lịch sử truyện ngắn nói riêng, trong đời sống văn học nói chung Đồng thời khẳng định tính khoa học, hiệu quả của một hướng tiếp cận, nghiên cứu, để từ đó khẳng định vai trò, vị trí, thành tựu của truyện ngắn nữ Bình Định nói riêng, truyện ngắn
nữ Việt Nam nói chung
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn của
Nguyễn Mỹ Nữ trên hai phương diện cơ bản là: đặc điểm nội dung và đặc điểm hình thức nghệ thuật
Phạm vi nghiên cứu: Với đề tài “Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Mỹ Nữ”,
chúng tôi tập trung nghiên cứu ba tập truyện ngắn điển hình cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Mỹ Nữ là:
- Tập truyện ngắn: Những câu kinh chấp chới, NXB Văn nghệ, Thành phố
5 Nội dung nghiên cứu
- Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo; kết cấu đề án được
triển khai thành ba chương:
Chương 1: Hành trình sáng tác và những nơi ươm mầm tài năng văn chương Nguyễn Mỹ Nữ
Chương 2: Cốt truyện và nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Mỹ Nữ
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Mỹ Nữ
6 Phương pháp nghiên cứu
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu đề án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp loại hình: Truyện ngắn là một thể loại có đặc trưng riêng Vì
vậy khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi bám sát những đặc trưng của thể loại này
Trang 15- Phương pháp thi pháp học: Làm rõ những đặc điểm về mặt thi pháp
trong truyện ngắn của Nguyễn Mỹ Nữ, từ cốt truyện, nhân vật đến ngôn ngữ và giọng điệu
- Phương pháp văn học sử: Giúp làm rõ sự tác động, ảnh hưởng của hoàn
cảnh lịch sử xã hội đến truyện ngắn của Nguyễn Mỹ Nữ Đồng thời thấy được truyện ngắn của Nguyễn Mỹ Nữ đã phản ánh, khám phá con người, xã hội thời đại mới như thế nào Cũng như những vấn đề và thách thức của thời đại mà các nhà văn đặt ra trong sáng tác của nữ nhà văn
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Phương pháp này được sử dụng nhằm
sắp xếp cốt truyện, nhân vật theo hệ thống, từ đó tìm hiểu đặc trưng chung của kiểu nhân vật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ Đồng thời tìm hiểu các thủ pháp xây dựng tình huống truyện và nhân vật
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số thao tác nghiên cứu văn học khác như là khảo sát văn bản, thống kê – phân loại, phê bình văn học, phân tích, tổng hợp, so sánh… để hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu trên
Trang 16NỘI DUNG CHƯƠNG 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ NHỮNG NƠI ƯƠM MẦM TÀI NĂNG VĂN CHƯƠNG NGUYỄN MỸ NỮ
1.1 Hành trình sáng tác của Nguyễn Mỹ Nữ
1.1.1 Quá trình sáng tạo nghệ thuật và dấu ấn truyện ngắn
Theo Từ điển Tiếng Việt, “sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất,
tinh thần Tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có” [38, tr.876] Còn trong Từ điển Triết học, “sáng tạo là quá trình hoạt động của con người, tạo nên những giá trị tinh thần và vật chất mới về chất Sáng tạo là khả năng nảy sinh trong lao động của con người nhằm tạo nên từ vật liệu do hiện thực cung cấp (trên cơ sở nhận thức được các quy luật của thế giới khách quan) một thực tại mới thỏa mãn được các nhu cầu đa dạng của xã hội” [54, tr.987]
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, nghệ thuật là “cách thức làm một việc
gì theo nguyên tắc và khêu gợi được cảm giác, ý niệm về cái đẹp” [45, tr.388]
Còn trong Từ điển triết học, nghệ thuật “là hình thái đặc thù của ý thức xã hội và
của hoạt động con người, phản ánh hiện thực dưới những hình tượng nghệ thuật,
là một trong những phương pháp quan trọng nhất để nắm bắt thế giới bằng thẩm mỹ” [54, tr.762]
Sáng tạo nghệ thuật có thể coi là một loại hình hoạt động tinh thần - thực tiễn,
là sự chiếm lĩnh hiện thực một cách tình cảm - cảm xúc của con người Về bản chất, sáng tạo nghệ thuật là sự thống nhất giữa phản ánh hiện thực và biểu hiện tình cảm của nghệ sĩ Hình tượng nghệ thuật là phương thức và kết quả của hoạt động sáng tạo nghệ thuật Theo quan điểm mácxít, sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi năng lực đặc biệt, đó là khả năng nhận thức, phản ánh tính toàn vẹn của đối tượng Người nghệ sĩ không chỉ phải kết hợp được trong bản thân mình năng lực nhận thức mà còn cả năng lực biểu hiện, không chỉ trí tuệ mà còn cả tình cảm… Người nghệ sĩ sau thời gian tích lũy về chất và lượng sẽ thể hiện ra bằng tác phẩm của mình, tác phẩm ấy chính là những thu lượm của tác giả cộng với sự nhận thức thẩm mỹ của tác giả đó Nghệ thuật sẽ có nhiệm vụ tái hiện hiện thực nhưng cũng cần có sự sáng tạo nghệ
Trang 17thuật để con người cải tạo hiện thực, cải tạo bản thân con người Nghệ thuật không chỉ là tấm gương cho một người mà còn cho toàn xã hội Bởi nghệ thuật truyền tải nội dung, tư tưởng, ước muốn của người nghệ sĩ đến mọi người Chính vì thế, sáng tạo nghệ thuật cần có nội dung tích cực, hướng khán giả tới những lý tưởng tốt đẹp Trong nền văn học hiện đại Việt Nam nói chung, truyện ngắn Việt Nam nói riêng, nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ đã dần ghi những dấu ấn đậm nét với tiếng nói riêng đầy ấn tượng Nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ tên thật là Nguyễn Thị Mỹ Nữ, sinh năm
1955, quê gốc tận Hà Nam, chào đời ở Quảng Ngãi nhưng lại gắn bó với thành phố biển Quy Nhơn từ thời thơ ấu đến nay Nói về điều này, Nguyễn Mỹ Nữ đã từng kể
rằng: “Tôi sinh ra ở Quảng Ngãi, nhà nơi cầu Hàng Bố To với con đường phía
trước là những chuyến xe thổ mộ gõ nhịp lóc cóc qua lại mỗi ngày Phía sau là che mía, thơm lựng mùi mật đường quyến rũ mỗi khi vào mùa Tôi cùng gia đình vào sống tại đây khi còn rất nhỏ Tôi ở xóm biển, rồi lên phố, rồi về Thị Nại Bạn bè và chòm xóm của tôi gần như là người Bình Định chay Nên hết sức tự nhiên, tôi Bắc chánh gốc khi ở trong nhà, và nẫu rặt ri khi ra ngoài Tôi là người đầu tiên trong gia đình mình biết ăn các món của người miền Trung Chắc cũng do cái tật ưa lê la nơi này chỗ nọ, rồi cái tính ham hỏi muốn nghe, và cái miệng lại thích thử ưng nếm Nhưng trước khi lập gia đình, có vẻ như hết thảy những điều đó chỉ sượt qua tôi, hoặc có lưu giữ lại thì cũng không trọn vị bằng khi được làm dâu Bình Định Ý nghĩ không có được một tập sách như thế này trong cả một chặng đời viết văn và làm báo của mình, tôi như không phải với má, tôi như thiếu sót với gia đình và họ” [58]
Chị là một trong số rất ít hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đang sống ở Bình Định được xem là “có duyên” với những giải thưởng văn chương
Cho đến tận hôm nay, quá trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Mỹ Nữ nhìn tổng quát có thể chia làm hai chặng đường
Chặng đường thứ nhất, gồm nhưng tác phẩm sáng tác trước 1996 Nói đến Nguyễn Mỹ Nữ, mọi người thường nghĩ ngay đến một cây bút nữ bước vào thi đàn văn học tương đối muộn, khi đã ngoài 40 tuổi Nhưng thực ra, nữ nhà văn đã tìm
đến và đắm chìm trong việc sáng tác văn chương khi còn rất trẻ “Tác phẩm đầu tay
là bài thơ Buổi tối ở nhà em được đăng ở trang “Mai Bê Bi trên báo Chính Luận –
Trang 18khi nhà văn khoảng 10 tuổi đang học lớp 3 Trường Nguyễn Công Trứ Những năm trung học, Nguyễn Mỹ Nữ hoạt động báo chí rất hăng say nhưng cũng chỉ trong phạm vi trường, lớp Kỷ niệm đáng nhớ nhất về thời áo trắng là hồi làm tờ Thủy Triều cùng các bạn ban C Trường nữ trung học Quy Nhơn Chắc những điều ấy cũng có ảnh hưởng tới tác phẩm của tôi bây giờ, bởi những ký ức rất đẹp ấy luôn được tôi lưu giữ” – nhà văn chia sẻ [61] Và sau đó, nhà văn vẫn tiếp tục miệt mài
sáng tác, cũng từng tham gia vào tờ Thủy triều cùng các bạn ban C Trường nữ trung học Quy Nhơn Nữ nhà văn từng chia sẻ “Những năm trung học, tôi hoạt động báo
chí rất hăng say nhưng cũng chỉ trong phạm vi trường, lớp” [61] Suốt từ đó cho
đến khi xuất bản những tập truyện đầu tiên, Nguyễn Mỹ Nữ chưa từng ngừng viết,
mà luôn hăng say trong suốt hành trình sáng tác của mình để sau đó là sự bùng nổ hàng loạt các tác phẩm đặc sắc, ghi dấu ấn mạnh trên thi đàn văn học
Chặng đường thứ hai: Bước đường đầy kì tích Gồm những tác phẩm xuất hiện
từ năm 1996 đến nay Sau mấy chục bài viết rụt rè gởi đến các báo, tạp chí địa phương không một chút hồi âm Chị không nản, vẫn viết và tập đi, từng bước, hàng
ngày Rồi liều gửi báo xa, báo trung ương “Niềm hạnh phúc đến bất ngờ, bài Bên
khúc sông lạnh riêng mình ngồi được in trên báo Tuổi Trẻ chủ nhật và truyện ngắn Buổi trưa in trên báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn, cùng lúc trong tháng 3 năm 1997
Cũng rất bí ẩn khoảnh khắc kỳ diệu này của cuộc đời bởi vì, niềm hạnh phúc, sự thừa nhận đầu tiên lại là trên các diễn đàn lớn, nó như sự cứu rỗi lại như sự ràng buộc định mệnh Chị đã thực sự vào cuộc, với một con người khác của mình: cầm
bút Và trở thành cộng tác viên thường xuyên với các tờ báo, tạp chí: Bình Định,
Văn nghệ Bình Định, Phụ nữ Hà Nội, Phụ Nữ TP HCM, Tạp chí Gia Đình, Quân đội nhân dân, Áo Trắng, Mực Tím, Tuổi Trẻ, Thời trang trẻ, Tiền Phong, Đại đoàn kết, Nhà Văn, Văn nghệ, Văn nghệ quân đội Từ đây, chị xuất bản nhiều tập truyện
và gặt hái nhiều thành công Giải ba Cuộc thi truyện ngắn Tuần báo Văn nghệ (1998
- 2000), truyện Bộ bài, hai giải tư các cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ Quân đội:
2001 - 2002 và 2005 - 2006 với hai truyện ngắn Hàng xóm và Nhà khóc dành cho
một người Cùng hàng loạt giải văn giải báo trên các tờ: Mực Tím, Tuổi Trẻ, Hoa học trò, Nhà đẹp, Người lao động, Bình Định [25] Đầu năm 2004, NXB Kim
Trang 19Đồng, tủ sách Tuổi mới lớn in chị tập truyện ngắn Mắt núi Năm 2007 là tập truyện ngắn Món quà bất ngờ của mùa hè Năm 2008 là tập truyện ngắn Những câu kinh
chấp chới Sau đó, nhà văn cũng “gấp rút làm lại bản thảo hơn 40 truyện ngắn đăng tải lâu nay của mình cho NXB Văn Nghệ đã nhận in Và một tập gần 100 bài tạp bút, Nguyễn Mỹ Nữ đã có “thương hiệu ” [24] Mười năm trở lại đây, đặc biệt
từ khi Nguyễn Mỹ Nữ đắc cử vào ban chấp hành Hội Văn học – nghệ thuật Bình Định và được phân công phụ trách mảng văn xuôi, chị càng cho xuất bản nhiều tập truyện có giá trị, khẳng định vị trí, vai trò nhất định trong nền văn học Bình Định:
Tiếng hát liêu điêu (Tập truyện ngắn, 2013), Thế gian không phút thứ sáu (Tập
truyện ngắn, 2013), Theo một người về biển (Tập truyện ngắn, 2017), Nến, bờ sông
và acoustic (Tạp văn, 2017), Góc phố ba người (Tập truyện ngắn, 2022), Thương quá nục ởi! (Tập truyện ngắn, 2023), Nhặt (Tập truyện ngắn, 2023) Cùng với đó,
nữ nhà văn cũng liên tiếp nhận giải thưởng Đào Tấn – Xuân Diệu lần thứ ba, bốn, năm, sáu
Như vậy với những đóng góp của Nguyễn Mỹ Nữ với văn học Bình Định nói riêng, văn học Việt Nam hiện đại nói chung, nhà văn đã có vị trí và dấu ấn nhất định Nhìn lại toàn bộ quá trình sáng tác của Nguyễn Mỹ Nữ, chúng tôi xin được đánh giá trên một số vấn đề chính sau đây:
Thứ nhất, Nguyễn Mỹ Nữ là một cây bút nổi bật với thể loại truyện ngắn Bởi
lẽ, về khách quan, truyện ngắn từ sau 1986 đã có bước đột khởi mạnh mẽ, trở thành một thể loại chủ yếu của văn học Việt Nam sau 1986 - một vụ “được mùa” truyện ngắn mới Chưa bao giờ truyện ngắn lại phát triển phong phú về số lượng lẫn chất lượng nghệ thuật như hôm nay Có thể khẳng định sự “lên ngôi” của truyện ngắn
thời kì đổi mới là do nó phần nào đã “đáp ứng được thị hiếu của độc giả bởi sự nhỏ
gọn và khả năng chuyển tải nhanh nhạy những vấn đề “nóng hổi của đời sống xã hội” [49] Về chủ quan, con người, giới tính và cá tính nữ của Nguyễn Mỹ Nữ cũng
phù hợp với sự nhanh nhạy với tính kịp thời, dung lượng ngắn và đặc tính thể loại là những lát cắt của đời sống Nguyễn Mỹ Nữ khẳng định cá tính và phong cách bằng
lối viết riêng trong truyện ngắn “họ thường mạnh ở cái chỗ là họ đưa tất cả cuộc
đời và tâm hồn họ vào trang sách hoặc nói như người phương Tây, người ta vẫn
Trang 20nói, họ tự ăn mình” [30, tr.63] Đó là cách viết không thương xót bản thân mình Và
như một lẽ tất yếu, hầu hết sáng tác của Nguyễn Mỹ Nữ ít nhiều thể hiện tính nữ
cho dù nhà văn không cố ý Mặt khác, cả Nguyễn Mỹ Nữ và “rất nhiều nhà văn nữ
coi việc bắt đầu từ góc độ giới tính làm điểm tiếp cận sáng tác văn học, khiêu chiến với cách viết truyền thống, tháo tung kết cấu lời lẽ bá quyền lấy nam quyền làm trung tâm Đề tài và thủ pháp biểu hiện biến hóa đa dạng, những thể nghiệm của sinh mệnh người phụ nữ và cách thể hiện khát vọng được thể hiện với nhiều đột phá, mở ra một không gian biểu hiện văn học, tạo được hiệu quả thẩm mỹ mới Các nhà văn thường ít đề cập tới những đề tài trọng đại, phần lớn họ tiếp cận bằng những câu chuyện đời thường gần gũi với bản thân, họ thể hiện suy nghĩ về cuộc đời bằng ngòi bút tinh tế, giàu cảm xúc, đậm nữ tính Cũng không khó khăn để thấy rằng, sự ra đời của các tác phẩm hot mà tác giả là nữ, không chỉ bắt nguồn từ nhu cầu phát triển tự thân, nó còn là kết quả của khuynh hướng khuếch trương thương phẩm trong thời đại tiêu dùng” [1, tr.12] Có thể khẳng định “ưu điểm của văn học
nữ giới chính là tinh thần phụ nữ [15]
Thứ hai, Nguyễn Mỹ Nữ viết khá nhanh, khá “sung” Chính thức bước vào văn chương từ năm 1996, sau 27 năm, nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ đã có mười tác phẩm được xuất bản Thậm chí, có những năm bà xuất bản hai tác phẩm như năm
2013 với hai tập truyện ngắn Tiếng hát liêu điêu và Thế gian không phút thứ sáu; năm 2017 với tập truyện ngắn Theo một người về biển và tạp văn Nến, bờ sông và
acoustic Riêng năm nay, ngoài hai tác phẩm dành cho thiếu nhi, nhà văn còn có
thêm tập tạp văn Thương quá nục ởi được NXB Tổng hợp TPHCM ấn hành Tác
phẩm viết hoàn toàn bằng văn phong “xứ Nẫu”, để ghi dấu 35 năm làm dâu Bình Định của nữ nhà văn Với Nguyễn Mỹ Nữ quá trình sáng tác nghệ thuật ấy vừa là sự đam mê văn chương, sự giãi bày nỗi niềm tâm sự, vừa là cuộc sống mưu sinh Năm
1996, Nguyễn Mỹ Nữ bắt đầu cầm bút trong tình thế tột cùng bi quẫn: nợ nần chồng chất mà chị bị liệt hai chân Trước đó, chị làm dẫn chương trình mỗi tuần một tối ở quán cà phê, chồng chị làm nhạc công kiêm ca sĩ Hàng ngày chị làm thêm các việc: khi bán chè, bún cá nơi vỉa hè, lúc bán mồi ở quán bia hơi, bán phở ở nhà mẹ ruột Rồi chồng chị nghe bạn bè rủ, vay tiền đầu tư khai thác đá Cái máu nghệ sĩ của anh
Trang 21đã trả giá tức khắc: làm ăn thua lỗ, nợ nần Cũng trong thời điểm này, chị lại bị chấn thương cột sống do tai nạn khi bán phở Phải nằm liệt tại chỗ trong nỗi đau thân
xác, sự túng ngặt vậy mà ngày nào cũng có người tới gây áp lực, xiết đòi “Tuyệt
vọng, chị định tìm tới cái chết nhưng nghĩ hãy còn người chồng chị yêu thương, và chị, một đời long đong lận đận đã từng, lẽ nào không thể vượt qua khúc ngoặt hiểm nghèo này? “Hãy cố thêm một lần nữa! - tâm tưởng chị văng vẳng mơ hồ âm vọng mỏng manh và quyết liệt, bí ẩn và bản năng Sống! Phải sống! Và cố, chỉ có thể bằng cách cầm bút” [25] Chưa viết văn được thì chưa thể chết Có sự trợ giúp,
khích lệ rất ân cần của chồng, chị miên man viết văn, viết báo Còn một sự trợ giúp
nữa là “câu nói của nhà văn Tô Hoài chị đọc được: “Năng khiếu trời cho có hay
không mình không quyết được nhưng cái mình quyết được đó là sự rèn luyện, mà phải rèn luyện suốt đời” [25] Do đó, Trần Hà Nam trên báo Văn nghệ Bình Định
cũng nhận xét “Với chị, viết tản văn chính là thế mạnh độc tôn và cũng là cái “cần
câu cơm lâu nay của chị, bên cạnh truyện ngắn” [27] Nguyễn Thị Phụng khi đọc
tập truyện ngắn Góc phố ba người cũng thấy “Góc phố ba người với phương thức
biểu đạt tự sự có cả lập luận chân tình pha chút dí dỏm, lại ấm áp yêu thương chủ yếu miêu tả sự tiếp xúc, va chạm giữa con người và xã hội rất cô đọng và súc tích,
độ nén trong khoảnh khắc kể cả tựa đề hấp dẫn chỉ từ một tiếng: Hát, My, Thở, Ám, Siêng, Vỡ, Diễn; từ hai tiếng: Tiền bay, Vui vầy,… đã làm nên một Nguyễn Mỹ Nữ không thể nhẫn nha khi mà cuộc mưu sinh hối hả.” [39] Hay Hồ Sơn trên báo Sài Gòn giải phóng Online cũng chỉ rõ “Bà chăm chỉ viết, ngoài đam mê còn là công việc để mưu sinh.” [42] Đến với văn chương để mưu sinh, nhưng đó không phải tất
cả Là người chọn lối sống lặng lẽ, dường như tách biệt với những ồn ào của văn chương, thay vì đăng đàn lập ngôn, nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ lại cần mẫn, lặng lẽ với trang viết của mình “Văn là người”, câu này dường như đúng với nữ nhà văn Đọc văn của Nguyễn Mỹ Nữ cứ có cảm giác mọi thứ nhỏ nhẹ, thủ thỉ, chỉ là điều đơn giản, mộc mạc trong cuộc sống nhưng ẩn sâu trong những con chữ kia lại là niềm
yêu người, yêu đời tha thiết Trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Bình Định dịp nhận giải thưởng truyện ngắn Văn nghệ Quân Đội năm 2007, Nguyễn Mỹ Nữ nói: “Tôi
viết như một sự giãi bày và không nhiều tham vọng Tôi biết mình là ai!” Không
Trang 22tuyên ngôn, không dự định dài hơi, chị cần mẫn ngày ngày chuyển vào trang viết những quan sát, chiêm nghiệm cuộc sống đời thường quanh mình, những mảnh đời,
số phận Nhất là phụ nữ và trẻ con Tất cả đều được thể hiện như lời khuyên của
Pautovski mà chị rất thích: “Hoặc là viết bình dị về một điều khác thường Hoặc là
viết khác thường về những điều bình dị” [24] Trừ trách nhiệm với bạn đọc càng lúc
càng nhiều, Nguyễn Mỹ Nữ không sức ép, không ràng buộc nào cả trong văn giới, văn nghiệp Chị hồn nhiên viết Bình dị, trong trẻo, và bất ngờ những lấp lánh Con người chị là vậy chứ chẳng phải vì những dè dặt gì trong “trường văn trận bút” vốn chưa hề bình yên xưa nay Không toan tính Có lẽ, bản chất cuối cùng của văn chương đích thực là không toan tính Dù người lựa chọn văn hay văn lựa chọn người Thứ ba, Nguyễn Mỹ Nữ là nhà văn của những con người, những mảnh đời bé nhỏ, liêu điêu, chấp chới, không đại diện cho tầng lớp, địa vị, hay ai khác ngoài chính họ Truyện của Mỹ Nữ chỉ kể về những người bình dân: thị dân, người ở đợ, thầy tu xuất, những người bạn đã vô công rồi nghề lại còn đúng vào lúc họ không tiền hết gạo Không gian của những người ấy thường ở xóm ngoại ô, một trang trại
nay đã hoang vắng, trong các ngôi nhà cơ hàn của một thị xã hẻo lánh “Thế giới
nghệ thuật của Nguyễn Mỹ Nữ không sinh ra để hứa hẹn cứu giúp hay sửa chữa ai, sửa chữa cái gì Nhưng sức sẻ chia nâng đỡ con người của nó thì vô cùng tận Bởi
nó có ở mọi nơi, ở trong mỗi con người, thường thì bị khuất đi sau những nhọc nhằn khốn khó và họ cũng không tự biết” – Vân Anh nhận xét Về một thế giới nghệ thuật – thế giới bình dân Nguyễn Mỹ Nữ trên báo Tổ quốc [2] Văn chương, với
Nguyễn Mỹ Nữ như là một kiểu nhật ký về cuộc sống hàng ngày, với những điều mắt thấy tai nghe, mỗi khoảnh khắc cuộc sống đều có thể tạo nên những rung động
những suy ngẫm Đó là những “trải nghiệm tân toan cuộc đời và đủ va chạm tiếp
xúc với mọi giới mọi thành phần xã”, đó là những cảm xúc thực “theo tiếng hát với cung đàn, theo ly rượu nồng, đời đã tan chảy vào văn Nguyễn Mỹ Nữ” [27] Văn
Nguyễn Mỹ Nữ là kiểu dẫn chuyện của một “bà tám” duyên dáng, đã “tám” thì người đối diện chỉ có ngồi gật gù Từ chuyện trong nhà mình đến chuyện hàng xóm, chuyện ngõ chợ cho đến những mảnh đời vất vả mưu sinh, những hồi ức hoài niệm, những khắc khoải riêng tư cứ thế mà thành chuyện
Trang 23Cùng với sự vận động đi lên của xã hội, văn học Việt Nam sau 1986 có nhiều khởi sắc mà trong đó truyện ngắn được đánh giá là thể loại tiên phong Đã có nhiều tác giả truyện ngắn thành công trên nhiều phương diện như lối viết, cách viết mới
mẻ, đa dạng, đa chiều phù hợp với thực tế bề bộn ngổn ngang và đầy biến động của
xã hội Việt Nam đương đại Trong sự thành công của thể loại truyện ngắn thời kì này có đóng góp không nhỏ của những nhà văn nữ, trong đó Nguyễn Mỹ Nữ nổi lên như một tên tuổi sáng giá Có thể thấy, những sáng tác truyện ngắn Nguyễn Mỹ Nữ với lối viết giản dị, rất riêng và lạ đã đem tới sức hút làm rung động rất nhiều tâm hồn đồng điệu
1.1.2 Quan niệm nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, quan niệm nghệ thuật được cho là “nguyên
tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho
nó có khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó” [17, tr.222] Như thế,
quan niệm nghệ thuật của nhà văn cũng chính là cách nhìn, cách hiểu của nhà văn
đó về cuộc đời, về con người mà họ đã thể hiện một cách nghệ thuật trong tác phẩm Đây được xem như điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm, một tác giả văn học
Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ, chúng tôi cố gắng không chỉ đưa ra các luận điểm, mô tả đặc trưng quan niệm của nhà văn mà xin góp phần bước đầu chỉ ra những quan hệ, chi phối lẫn nhau giữa các đặc điểm ấy Con người là trung tâm của văn học, là đối tượng chủ yếu mà các nhà văn, nhà thơ khao khát hướng đến Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của người nghệ sĩ nói riêng và thời đại văn học nói chung Trần Đình Sử cho rằng:
“Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm
đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình” [44] Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người chính là những
nguyên tắc cảm thấy, hiểu biết và miêu tả con người trong văn học, hay cũng chính là
sự khám phá về con người bằng nghệ thuật Nó chịu ảnh hưởng lớn của lịch sử, xã hội, văn hóa và mang dấu ấn sáng tạo của cá tính người nghệ sĩ
Trang 24Nguyễn Mỹ Nữ quê gốc tận Hà Nam, chào đời ở Quảng Ngãi nhưng lại gắn bó với thành phố biển Quy Nhơn từ thời thơ ấu đến giờ Và chính hành trình “năng nổ” không ngừng nghỉ với nghệ thuật sáng tạo đã khiến cho bức tranh hiện thực truyện ngắn Nguyễn Mỹ Nữ hiện lên với tất cả những cảm xúc thật của bản thân về con người trong cuộc sống Trên hành trình khám phá ấy, nhà văn đã tập trung tạo dựng được một thế giới nhân vật khá phong phú Nếu coi nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả con người trong văn học thì qua các tác phẩm của nữ nhà văn, bạn đọc dễ dàng nhận ra cái tâm nguyện của nhà văn trong việc khám phá con người
Trong một buổi phỏng vấn nhà báo Nguyễn Thanh Xuân có trao đổi với nhà
văn truyện ngắn “Góc phố ba người và ai nữa?”, Nguyễn Mỹ Nữ đã không ngần ngại mà trả lời về cách viết, cách nghĩ của mình rằng: “Tôi như thế nào thì truyện
của tôi như thế Văn là người mà Chắc do tôi không biết sống và viết giả trá nên những tác phẩm của mình dễ gây cho người đọc nhiều cảm xúc chăng? Nói vậy chứ khi viết tôi cũng đòi hỏi rất cao ở chính mình Với văn chương, tôi chưa bao giờ phải nặng lòng bởi hai từ “bí quyết và cũng chẳng hề đặt nặng chuyện thành công hay thất bại Chỉ nghĩ đơn giản: độc giả nhận ra và nhớ đến tác giả nào đó chính là
ở những nét rất riêng, ở giọng điệu của chính cây viết này.” [61] Với cây bút
truyện ngắn nữ, cũng như bao nghệ sĩ khác, con người là đích đến cuối cùng của nghệ thuật, con người gắn với cuộc đời trần thế nhất, gắn với tình yêu thương, gắn với hầu hết mọi mối quan hệ của đời sống, từ quan hệ với thiên nhiên đến quan hệ với con vật nuôi, và đặc biệt là quan hệ với chính con người
Với Nguyễn Mỹ Nữ nghệ thuật hướng đến con người trước hết phải là con người biết hướng thiện Dẫu là những cô cậu bé hàng xóm ngây thơ, là những thanh thiếu niên đang đắm chìm mọi đắng – cay – ngọt – bùi của tình yêu, là những người
vợ người chồng đang loay hoay trong mớ xúc cảm hỗn tạp hôn nhân hay cả những người đã ngoài sáu mười, qua cái tuổi phải “giật mình” trước những giông tố cuộc đời,… tất cả họ đều chung một nỗi bi ai: không bao giờ được sống thật với con người mình, không thể quyết định số phận mình, và đón chờ họ luôn là sự hủy hoại đau đớn nhất Đặc biệt, bên trong thân phận đàn bà, dù nhiều đau đớn, uất hận, đa
Trang 25phần họ vẫn kiên trì giữ vững cái thiện, đề cao cái tâm, ứng xử bằng tấm lòng Bởi nghệ thuật phải giúp con người biết sống đẹp, nhất là phụ nữ
Con người trong những sáng tác của Nguyễn Mỹ Nữ, họ là những con người bình thường trong xã hội, nhưng hay gặp phải những cảnh đời trớ trêu, đau khổ bế tắc trong cuộc sống Nguyễn Mỹ Nữ đã tung các nhân vật vào cuộc sống thực tế, với đủ cảnh ngộ éo le, nếm đủ hương sắc từ ngọt ngào đến đắng cay, ê chề để rồi cuối cùng rút ra những kết luận mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc cho con người Quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân đa chiều, Nguyễn Mỹ Nữ đã giúp chúng ta nhìn nhận con người không phiến diện một chiều, không thể nghĩ về con người bắt buộc theo những công thức kiểu A là A hoàn toàn đồng nhất, mà phải đi
sâu tìm hiểu nó trong tính đa dạng và phức tạp của cuộc sống hôm nay “Truyện
ngắn của chị…tập trung hướng vào những bi kịch nhân sinh qua việc lựa chọn đề tài tình yêu, đề tài đời sống thường nhật và đề tài viết về thế giới trẻ thơ Với ba mảng đề tài này, tác giả đã thể hiện được cái nhìn về con người trong sự phức cảm với chiều sâu của nó: con người cá nhân với niềm khát khao tình yêu, hạnh phúc; con người thường nhật trong hành trình nhọc nhằn tìm kiếm hạnh phúc; thế giới trẻ thơ với nét bình dị, tình yêu, những rung động, xúc cảm sâu xa trong tâm hồn trẻ thơ giữa cuộc sống đời thường” [50, tr.109] Đây chính là nét nổi bật mang đậm ý
nghĩa nhân văn khi nhìn nhận con người của Nguyễn Mỹ Nữ
Với Những câu kinh chấp chới, Nguyễn Mỹ Nữ viết về những con người bình dân “riêng lẻ, ít đại biểu cho tầng lớp của mình” [10] Đó là “anh tu xuất trong
truyện ngắn mang tên của cả tập truyện, con ông bán phở yêu cô hàng xóm tên là
An, chàng vung cán búa mỗi ngày để chặt xương bò, đúng vào lúc cả nhà An cầu kinh Yêu thầm nhớ vụng thôi Sau này, gia đình cô gái dời nhà, chàng tu xuất cũng
đã lấy vợ sinh con; giữa bao nhiêu ngang trái, tiếng cầu kinh rồi sẽ không được đệm bằng tiếng búa chặt xương bò, để lại một nỗi buồn man mác Viết về tình yêu đơn phương thì văn chương đã nhiều, nhưng đặt nó giữa mùi phở, tiếng cãi vã, chửi bới
và hàm hồ và thô tục, như đặt cái búa chặt xương bò của chàng trai tinh tế vào giữa cái thanh tịnh cầu kinh để có sức ám ảnh thánh thiện thì, trong mấy chục năm qua
mới chỉ có một Mỹ Nữ Đó là người ở đợ trong Tiếng hô bài chòi đêm cuối năm –
Trang 26truyện mang đến một vẻ đẹp khác của tình yêu, một vẻ đẹp được bọc trong hình hài của ông già cao lỏng khỏng với cái đầu trọc lóc, ông Năm Đống Ông ở đợ cho nhà tôi được nội tôi cắt cử trông nom mộ phần của gia đình trong thời tao loạn, cả nhà
di tản hết Ông Năm đã yêu cô tôi, tình yêu bất thành Mấy mươi năm trôi qua, đã vật đổi sao dời, kẻ ở đợ đã thân tàn ma dại, những người thân yêu của tôi đã ly hương tứ tán, ông Năm Đống cũng không biết trôi dạt về đâu Nhưng cứ vào mỗi đêm ba mươi Tết, ông lại thình lình có mặt ở quê tôi và tiếng hô bài chòi của ông lại nức nở réo rắt cất lên Nó, cái tiếng hô bài chòi, nỗi khát khao cái đẹp của kẻ thân phận hèn kém và sự thuỷ chung tuyệt đối của Năm Đống hoá ra mới duy nhất đáng
kể trên cõi đời này Vâng, thế giới nghệ thuật của Nguyễn Mỹ Nữ không sinh ra để hứa hẹn cứu giúp hay sửa chữa ai, sửa chữa cái gì Giọng văn dường như nhẹ nhõm,
vô tư nhưng ẩn giấu khá nhiều thương xót, lại còn như có mặc cảm có lỗi của tác
giả trong truyện Loanh quanh bộ bài đã gieo vào người đọc những day dứt đến bất
yên Vào những năm kinh tế khủng hoảng, người ta dao động, nhiều kẻ vượt biên, nhiều tay mánh mung nên cái nghề bói bài tây của anh Hai có vẻ như phát đạt còn
vợ anh ta vẫn làm ăn sung túc, chỉ tội là chị đẻ toàn con gái nên anh cứ còn khát nước Thế rồi, khi đất nước đổi mới, phát triển, mọi người khá giả lên thì gia đình anh Hai lâm vào tuyệt lộ Chị Hai bể hụi, trốn nợ; anh Hai bị làm khó vì làm nghề bói toán phi pháp Rồi anh Hai phải bán nhà đi kiếm ăn nơi khác Truyện khép lại với một nỗi bâng khuâng ngậm ngùi: Con người ta, vốn không có nhiều tham vọng, chỉ mong có một gia đình yên ấm, với niềm mơ ước rằng cuối đời, khi các con đã khôn lớn chúng sẽ làm để nuôi mẹ cha, để mẹ cha được sống tuổi già an nhàn Vậy
mà đâu có được, những sóng gió thị trường, những tai ương cứ nhè niềm mơ ước
mà giáng xuống, khiến nó tan vỡ mặc dầu cả đời anh Hai bất ly thân với bộ bài chuyên “gieo quẻ” cơ cầu” [10]
Đến với tập truyện ngắn Tiếng hát liêu điêu và Thế giới không phút thứ 6,
quan niệm của chị về con người không chỉ tiếp tục hướng tới những kiếp người nhỏ
bé, đơn lẻ, không đại diện cho ai trong xã hội, mà còn đào sâu hơn tới những góc khuất tận cùng của những nỗi đau cá thể, nỗi cô đơn thế sự và nỗi bất hạnh ngang
trái trong những hạnh phúc dở dang, hôn nhân không trọn vẹn Tiếng hát liêu điêu –
Trang 27tập truyện ngắn lột tả nội tâm của những người phụ nữ trong xã hội hiện đại với nhiều nghị lực và ước mơ về một cuộc sống bình yên hạnh phúc Ước mơ là vậy nhưng thực tế thì bao giờ cũng có rất nhiều gam màu, là một trải nghiệm với nhiều cung bậc tình cảm khiến ai trong chúng ta, khi đọc truyện của chị đều dừng lại và
suy nghĩ… Tập sách gồm 13 truyện ngắn như Và đêm lặng nghe tôi hát, Nhốt hộ
những tiếng thở dài, Giêng hai vênh một nỗi buồn, Có một người đứng ngang bậc cửa, Hỏi thăm nỗi buồn… “Những nhân vật của tôi ở quanh đây và ở đâu đó Lẫn trong số đông, nhòa lấp và chạnh ra một cõi lẻ đơn Không khó để tôi gặp được họ, làm thân và sống cùng… Và khi lặn ngập vào tận góc khuất nơi tâm hồn họ, tôi mới nhận ra mình đã yêu thương họ biết bao, cảm thương cho thân phận họ biết dường nào”, nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ chia sẻ [11] Có lẽ bởi vậy, văn của Nguyễn Mỹ Nữ
dễ chạm vào những góc khuất sâu kín của tâm hồn Có lẽ bởi vậy, nhà báo Nguyễn
Hiệp trên báo Tuổi trẻ cuối tuần đã cảm thức viết ra những nhận xét sâu sắc qua bài viết Những nỗi đời từ Tiếng hát liêu điêu “Đời sống liêu điêu đã thổ lộ bằng tiếng
hát, cất tiếng hát cũng là một thái độ, một tâm trạng, một tâm tình, một trạng thái cảm xúc Tự nhiên Thủ thỉ Khoảnh khắc chồng lên khoảnh khắc Cảnh đời chồng lên cảnh đời Tiếng hát chồng lên tiếng hát Không có gì vượt ngoài đời sống, vậy
mà đọc xong thấy trĩu lòng, thấy xót và thương vô hạn.” [20] Cũng có lẽ bởi vậy,
nhà báo A.H trên báo Phụ Nữ đã nhận xét “Hầu hết các nhân vật trong tác phẩm
này đều là những con người bình dị mà dường như ta đã bắt gặp trong cuộc sống, nhưng với tài quan sát của một nhà văn, chị đã phát hiện ra những điều “khác thường” [14] Trong năm 2013, Nguyễn Mỹ Nữ tiếp tục khẳng định quan niệm nghệ
thuật của mình với độc giả qua tập truyện ngắn Thế gian không phút thứ 6 Tập
truyện muốn nhắn gửi một thông điệp hết sức nhân văn rằng tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sự cảm thông vẫn có sức mạnh huyền bí riêng, khai sáng cả những mảnh
đời lầm lỗi “Dẫu cuộc sống muôn mặt với những điều oái oăm ngang trái luôn thử
thách lòng tin và sức chịu đựng của con người” [5]
Tóm lại, có thể thấy trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Mỹ Nữ đã khắc họa những trạng thái tâm lý khác nhau của con người Con người ý thức về nỗi cô đơn trong sáng tác của nữ nhà văn luôn có sự giằng xé giữa nỗi đau của quá khứ và sự
Trang 28trống rỗng của hiện tại, giữa khát vọng và hiện thực, hạnh phúc và khổ đau; ý thức
về nỗi bất an, cái ác trong đời sống hiện đại, Nguyễn Mỹ Nữ đã mang tới một hình dung về sự hiện diện của một gương mặt đô thị mới trong lòng đô thị cũ đang không ngừng thoái triển Thông qua những khoảnh khắc nhân vật tự ý thức, Nguyễn
Mỹ Nữ cho thấy một thực trạng tinh thần của con người trong đời sống hiện đại, đồng thời đó còn là tiếng nói khát khao hòa đồng, khát khao hạnh phúc Con người
tự ý thức là câu chuyện của cá nhân Nhưng nó không phải là vấn đề riêng tư, nhỏ
bé Trong từng mảnh đời, từng cá nhân cô độc là những vấn đề xã hội lớn lao Với quan niệm con người cá thể, với nhu cầu tự nhận thức của cá nhân, chính là một biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo hôm nay Nguyễn Mỹ Nữ thông qua những truyện ngắn của mình, góp phần không nhỏ giúp con người hiểu mình hơn, hiểu rõ hơn những tình cảm sâu kín thuộc về con người
1.2 Những nơi ươm mầm tài năng văn chương
1.2.1 Hà Nam – Mảnh đất đưa nôi
Hà Nam nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội Hà Nam - Vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, một miền quê văn hiến và cách mạng, với biểu tượng Sông Châu - Núi Đọi, hai hằng số địa lý - văn hóa Hà Nam, một miền đất cổ ở Đồng bằng Bắc Bộ, cửa ngõ phía Nam kinh đô Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội Nơi đây, đã lưu giữ những giá trị đặc sắc của nhiều tầng văn hóa cổ phản ánh công cuộc khai phá vùng đồng chiêm trũng và công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc, lắng đọng những tinh hoa văn hóa đặc sắc, như: Trống đồng Ngọc Lũ, Đền Trúc thờ danh tướng Lý Thường Kiệt, Đền Trần Thương thờ Trần Hưng Đạo, Chùa Bà Đanh, Lễ Tịch Điền Đọi Sơn là quê hương của những danh nhân văn hóa lớn Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, nhà văn liệt sĩ Nam Cao; nơi sinh ra Nguyễn Hữu Tiến - người đầu tiên vẽ lá cờ sao vàng năm cánh trong nhà tù thực dân Tất cả đã hòa quyện, hun đúc để tạo nên một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, kiên cường cách mạng, sản sinh ra những con người anh hùng trong chiến đấu, xuất sắc trong học tập, lao động và sản xuất
Trang 29Nhân dân Hà Nam đời sau nối tiếp đời trước đã sáng tạo một không gian văn hóa độc đáo, được bảo tồn, giữ gìn, phát triển đến ngày nay, với hơn 1.800 di tích, trong đó Bia Sùng Thiện Diên Linh là Bảo vật Quốc gia, Chùa Đọi Sơn, Đền Trần Thương là Di tích Quốc gia đặc biệt và hàng trăm lễ hội, những làn điệu chèo, dân
ca, hát Dậm Quyển Sơn, hát Lả Lê góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm, nhân cách các thế hệ người Hà Nam Trong lịch sử giáo dục và khoa cử Nho học, Hà Nam có 53 vị đỗ đại khoa, trong đó có 18 vị đại khoa được đề danh trên bia Tiến sĩ
- Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu của nhân loại, góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước Thời đại Hồ Chí Minh,
Hà Nam tự hào với Tiếng trống Bắc Lý - nơi khởi nguồn của Phong trào thi đua
“Hai tốt” Tiếp nối truyền thống cách mạng, hiếu học và những giá trị văn hóa mà các thế hệ cha ông đã tạo dựng nên, người Hà Nam đang phấn đấu đi lên, lao động sáng tạo, xây dựng cuộc sống mới Trải qua biết bao khó khăn, thách thức, nhân dân
Hà Nam đã phát huy truyền thống anh hùng mà vươn lên cùng với cả nước
Cái nôi văn hóa đậm bản sắc Hà Nam chắc chắn đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Mỹ Nữ Quê gốc ở Hà Nam, nên trong chị đã chảy dòng mạch vốn có của mảnh đất và con người nơi đây Dù không gắn bó nhiều với quê hương, nhưng việc sống với cha, với lối sống Hà Nam chân chất, giản dị, truyền thống cũng đã đưa nôi cho chất thơ chất văn nảy nở trong chị
Có lẽ giống với nhà thơ Xuân Diệu - “Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong/ Hai phía
đèo Ngang: một mối tơ hồng/ Quê cha Hà Tĩnh đất hẹp khô rang/ Đói bao thuở, cơm chia phần từng bát/ Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát/ Bình Định lúa xanh ôm bóng tháp Chàm.” (Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong) – nhà văn kết tinh của những
vùng văn hóa xứ sở, của hai miền Nam Bắc, của vùng đất khô cằn Hà Tĩnh và phố biển Bình Định; nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ cũng được mảnh đất Hà Nam đưa nôi,
“đất võ trời văn” Bình Định ươm mầm nghệ thuật Từ đó, tạo nên một nhà văn
truyện ngắn Nguyễn Mỹ Nữ luôn hướng đến những điều thiện lương, tốt đẹp “Tôi
như thế nào thì truyện của tôi như thế Văn là người mà Chắc do tôi không biết sống và viết giả trá nên những tác phẩm của mình dễ gây cho người đọc nhiều cảm xúc chăng? Nói vậy chứ khi viết tôi cũng đòi hỏi rất cao ở chính mình Với văn
Trang 30chương, tôi chưa bao giờ phải nặng lòng bởi hai từ “bí quyết và cũng chẳng hề đặt nặng chuyện thành công hay thất bại Chỉ nghĩ đơn giản: độc giả nhận ra và nhớ đến tác giả nào đó chính là ở những nét rất riêng, ở giọng điệu của chính cây viết này.” – Nhà văn chia sẻ khi được hỏi về bí quyết để tạo nên một “phong cách
câu kinh chấp chới, Nguyễn Mỹ Nữ cũng đã tự bộc bạch qua lời nhân vật rằng
“Chẳng ai muốn rời quê của mình mà đi đâu cả nhưng cái hoàn cảnh nó đẩy đưa
Chỉ có điều ở bất cứ nơi nào… cũng phải chịu thương, chịu khó, làm lụng căn cơ, nuôi dạy bảo ban con cái tử tế Sống sao cho hợp lẽ đạo, lẽ đời… Để những người khác quê nhìn vào không phải chê bai, dè bĩu người Bắc của mình” Hẳn không ít
người sẽ cảm thấy chạnh lòng cho một nhà văn tỉnh lẻ như bà Nhưng nhà văn
Nguyễn Mỹ Nữ bảo, “bà không cảm thấy chạnh lòng lẫn thua thiệt, bởi cuộc sống
có nhiều lựa chọn, và mỗi người đều có những lựa chọn riêng của mình, miễn là bản thân cảm thấy hạnh phúc với lựa chọn đó” [42] Như vậy, việc vừa giữ cái chất
Bắc, việc luôn ghi nhớ nguồn gốc xứ sở của mình và in hằn nó vào các tác phẩm văn chương của mình, đã đủ chứng minh Hà Nam – “mảnh đất đưa nôi” cho quá trình sáng tác nghệ thuật Nguyễn Mỹ Nữ
1.2.2 Bình Định – Nơi ươm mầm nghệ thuật
Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, sở hữu nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng, rộng hàng trăm ha, còn rất hoang sơ, cát trắng mịn thoai thoải, nước biển trong xanh, quanh năm tràn ngập ánh nắng,… Là cái nôi của phong trào Tây Sơn gắn liền với tên tuổi lẫy lừng của người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ, vùng đất kinh đô của nhiều triều đại có bề dày lịch sử truyền thống văn hóa lâu đời với văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa… Bình Định còn là địa phương nổi tiếng với nghệ thuật hát Bội (Tuồng), bài Chòi độc đáo Đặc biệt còn nổi tiếng là miền đất võ với những làng võ, lò võ vang danh khắp xứ Bình
Trang 31Định, nơi hội tụ và giao hòa văn hóa của nhiều dân tộc anh em nên các hình thức văn hóa dân gian và lễ hội truyền thống cũng rất đa dạng và phong phú, là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc, phản ánh đời sống tinh thần và tâm linh của các dân tộc như: lễ hội Đổ Giàn, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Đua thuyền, lễ hội chợ Gò… Với những
ưu điểm này, văn học nghệ thuật Bình Định nói riêng trong sự phát triển tổng hòa của văn hóa tỉnh đã có nền tảng và thành tựu vững chắc Góp phần tạo nên diện mạo văn học Bình Định với những dấu ấn quan trọng trong nền văn học dân tộc
Sau một thời gian tưởng như lép vế so với thơ, những năm trở lại đây, văn xuôi Bình Định đang khởi sắc Chẳng hạn, năm 2007, các cây bút Bình Định chỉ in
có bốn tập sách, thì trong đó, đã có tới ba tập truyện ngắn Mới đây, tập truyện Vết
chim trời do Báo Văn nghệ, Công ty Truyền thông Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn
hợp tác xuất bản, giới thiệu 17 truyện ngắn được tuyển chọn trong số 150 truyện ngắn đã đăng trên báo Văn nghệ năm 2007, thì riêng Bình Định đã có tới ba truyện
được tuyển là Biệt lộ của Trần Thị Huyền Trang, Dừng lại trên đỉnh đồi của Lê Hoài Lương và Trộm nghe tiếng hát của mình của Nguyễn Mỹ Nữ Đây thực sự là
tín hiệu mừng của văn xuôi Bình Định
Bên cạnh sự ra đời các tập truyện dày dặn, những cây bút văn xuôi còn góp mặt khá đều đặn, trên các ấn phẩm như Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội… cùng các
tờ báo, tạp chí khác bằng những sáng tác mới Nếu nhà văn Nguyễn Thị Lệ Thu, vượt qua bệnh tật cùng những vất vả, khó khăn từ đời sống, miệt mài bên những trang viết và lặng thầm cho ra đời những tập truyện mới, những truyện ngắn mới Nếu nhà văn Nguyễn Thanh Hiện viết văn như một lẽ sống, không ồn ào, mà mỗi truyện ngắn, một tiểu thuyết xuất hiện, ít nhiều đều để lại dư vang Thì nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ ngày càng có nghề, câu văn thấm thía, đầy sức gợi, lấp lánh tình người, đem lại cho người đọc sự sẻ chia, nâng đỡ… Chính những sáng tác âm thầm nhưng bền bỉ ấy, cho ta thật nhiều hy vọng vào sự khởi sắc của văn xuôi Bình Định
Trong sự phát triển không ngừng ấy, không thể không nhắc đến những tên tuổi như Lê Văn Ngăn, Nguyễn Thanh Mừng, Nguyễn Văn Chương, Văn Trọng Hùng, Lê Hoài Lương, Mai Thìn, Nguyễn Mỹ Nữ, Trần Quang Lộc, Phạm Ánh, Triều La Vỹ Họ đều là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và trong phạm vi của giới
Trang 32văn học Bình Định, họ đã trở thành những cây đa cây đề có chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc Đặc biệt, cây bút truyện ngắn Nguyễn Mỹ Nữ tuy quê gốc ở Hà Nam, chào đời ở Quảng Ngãi, nhưng có lẽ “đất võ trời văn” Bình Định mới là nơi ươm mầm nghệ thuật của nhà văn Gắn bó với thành phố Quy Nhơn từ thuở thơ ấu đến nay, mảnh đất này đã đi vào thơ văn, đã ngấm vào mạch nguồn phong cách chị những nét riêng không pha tạp Nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ quê ở Hà Nam, chào đời ở Quảng Ngãi và gắn bó với thành phố biển Quy Nhơn đến nay đã 35 năm Nữ nhà
văn chia sẻ với nhà báo Khuê Việt Trường của báo Khánh Hòa Online: “Tôi sinh ra
ở Quảng Ngãi, nhà nơi cầu Hàng Bố To với con đường phía trước là những chuyến
xe thổ mộ gõ nhịp lóc cóc qua lại mỗi ngày Phía sau là che mía, thơm lựng mùi mật đường quyến rũ mỗi khi vào mùa Tôi cùng gia đình vào sống tại đây khi còn rất nhỏ Tôi ở xóm biển, rồi lên phố, rồi về Thị Nại Bạn bè và chòm xóm của tôi gần như là người Bình Định chay Nên hết sức tự nhiên, tôi Bắc chánh gốc khi ở trong nhà, và nẫu rặt ri khi ra ngoài Tôi là người đầu tiên trong gia đình mình biết
ăn các món của người miền Trung Chắc cũng do cái tật ưa lê la nơi này chỗ nọ, rồi cái tính ham hỏi muốn nghe, và cái miệng lại thích thử ưng nếm Nhưng trước khi lập gia đình, có vẻ như hết thảy những điều đó chỉ sượt qua tôi, hoặc có lưu giữ lại thì cũng không trọn vị bằng khi được làm dâu Bình Định Ý nghĩ không có được một tập sách như thế này trong cả một chặng đời viết văn và làm báo của mình, tôi như không phải với má, tôi như thiếu sót với gia đình và họ” [58]
Từ trước khi chính thức bước vào văn chương từ năm 1996, Nguyễn Mỹ Nữ
đã có tác phẩm đầu tay tại phố biển Quy Nhơn Bình Định “Tác phẩm đầu tay là bài
thơ Buổi tối ở nhà em được đăng ở trang “Mai Bê Bi trên báo Chính Luận, khi nhà văn đang học lớp 3 Trường Nguyễn Công Trứ Những năm trung học, Nguyễn
Mỹ Nữ hoạt động báo chí rất hăng say nhưng cũng chỉ trong phạm vi trường, lớp
Kỷ niệm đáng nhớ nhất về thời áo trắng là hồi làm tờ Thủy Triều cùng các bạn ban
C Trường nữ trung học Quy Nhơn Chắc những điều ấy cũng có ảnh hưởng tới tác phẩm của tôi bây giờ, bởi những ký ức rất đẹp ấy luôn được tôi lưu giữ” – nhà văn
chia sẻ [61] Là người chọn lối sống lặng lẽ, dường như tách biệt với những ồn ào của văn chương, thay vì đăng đàn lập ngôn, nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ lại cần mẫn,
Trang 33lặng lẽ với trang viết của mình Đọc văn của Nguyễn Mỹ Nữ cứ có cảm giác “mọi
thứ nhỏ nhẹ, thủ thỉ, chỉ là điều đơn giản, mộc mạc trong cuộc sống nhưng ẩn sâu trong những con chữ kia lại là niềm yêu người, yêu đời tha thiết” [42] Cõ lẽ, một
phần làm nên văn phong ấy là do gió biển Quy Nhơn chăng? Chẳng thế mà khi
được nhà báo Nguyễn Thanh Xuân báo Tuổi trẻ Online hỏi “Gần như cả cuộc đời
chị gắn bó với thành phố biển Quy Nhơn, chị có yêu biển không và chị mang tình
yêu ấy vào trong tác phẩm của mình thế nào?”, Nguyễn Mỹ Nữ đã khẳng định “Tôi
rất yêu biển và trong rất nhiều tác phẩm của tôi đã có biển” [42] Chẳng thế mà
trong nhiều truyện ngắn biển đi vào trang văn của Nguyễn Mỹ Nữ nhẹ nhàng, đằm
thắm và là không gian để giải tỏa mọi ưu phiền “Không gì sung sướng bằng có
những phút giây được nằm giữa biển… Vứt bỏ hết mọi phiền muộn, lo âu để cho tâm hồn mình được trôi…bồng bềnh” (Truyện Giêng hai vênh một nỗi buồn trong
tập truyện ngắn Tiếng hát liêu điêu) Hay khi viết tản văn Thập cẩm… mắm với cách mở đầu khiến người đọc không thể lướt qua bài viết: “Tôi sống ở Thị Nại và
khoảng ngày này, cái chợ Đầm gần nhà mới ê hề cá, tôm téo, cua đồng…chứ! Những con cua be bé, nâu đen bò lổm nhổm, loằng ngoằng xếp chồng xếp lớp lên nhau trong những chậu to, chậu nhỏ Qua tay các bà nội trợ, là có ngay xoong canh rau thêm đĩa cà pháo, tha hồ, xì xụp húp chan cộng với tiếng cắn và nhai cà đôm đốp Bữa cơm nhà chợt thêm phần sinh động bỗng rộn rã bao âm thanh Cua đồng nấu canh rau, cua đồng nấu riêu, ai dám kêu dở nhưng khiến sao, trời lành lạnh hoặc có mưa lại thèm ăn cơm với mắm cua khan” Cứ nhẩn nha như thế, Nguyễn
Mỹ Nữ dẫn dắt vào món mắm cua được đích thân mẹ chồng chế biến và truyền nghề, đọc vào hấp dẫn đến nỗi không dám dẫn ra ở đây vì sợ mọi người…thèm Không gian tản văn của Nguyễn Mỹ Nữ là vậy, từ gian bếp lên nhà trên, phòng ăn, phòng khách, ngõ chợ, quán cà phê, quán bar, và tất nhiên không thể thiếu với dân Quy Nhơn là biển Biển Quy Nhơn hào phóng từ thuở ông hoàng thơ tình Xuân Diệu tiếp tục là nguồn cảm hứng bất tận với những kẻ làm thơ viết văn trên mảnh đất này Và biển trong tạp văn Nguyễn Mỹ Nữ lại là một trải nghiệm của người tắm
biển: “Mỗi ngày với biển tôi nhận ra biển rất lạ và đầy bí ẩn Giả như, có hôm mưa
vậy mà nước biển ấm áp đến không tưởng được Cả đầu cổ thân hình mình đẫm
Trang 34ngập nước khi hứng trọn vẹn cơn mưa và trầm người trong biển, sảng khoái đến vô ngần Và có hôm trời bỗng nắng ráo, vậy mà sóng biển cao như mái nhà và nước lạnh cóng Rồi có hôm, sóng vừa phải nhưng lại có gió mạnh khiến nước dập dềnh
và mình ở trên biển mà như thể được mát xa…” (tạp văn Nến, bờ sông và Acoustic)
Không chỉ phố biển Quy Nhơn, đó còn là lối sống, văn hóa phong tục xứ sở Với xứ
Nẫu - Bình Định vào dịp cận tết không thể thiếu nào là “tộ bánh canh”, “đĩa bánh
xèo vỏ”, nào là phụ nữ thì “bện xơ dừa”, đàn ông thì “leo dừa thoăn thoắt hái dừa cũng thiệt lanh”, nào là món “cháo cá rựa” của má, món “cá ngừ nấu ngót” của
bà…và đặc biệt là tiếng hát bội, hát bài chòi (Tiếng hô bài chòi đêm cuối năm) Hay
là cái sự ưa mắm, ghiền mắm đến lạ trong “Một nơi về rất cũ”: “Người Việt mình ưa
mắm lắm… Trúng miền trung cái gì không biết chứ mắm thì phong phú vô cùng Mắm đục ăn bánh xèo vỏ Mắm nêm để chấm cá nướng, bò nhúng dấm, mà không thịt, cá thì cứ chan bún tưới, ăn bắt ách bụng sợ vẫn không chịu dừng nữa là Mắm thu để chấm thịt heo luộc mà cá thu muối thi phải chưng mới là đúng kiểu Mắm cua phải có nắm lá gừng mà mắm ruột lại phải có miếng thịt ba chỉ”
Đặc biệt, tại mảnh đất Bình Định, tài năng văn chương Nguyễn Mỹ Nữ đã thực sự tỏa sáng và in đậm dấu ấn với tác phẩm và giải thưởng tiêu biểu Với những đóng góp của mình, Nguyễn Mỹ Nữ trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam và là thành viên ban chấp hành Hội Văn học - nghệ thuật Bình Định phụ trách mảng văn xuôi Chính thức bước vào văn chương từ năm 1996, sau 27 năm, nhà văn Nguyễn
Mỹ Nữ đã có mười tác phẩm được xuất bản Thậm chí, có những năm bà xuất bản
hai tác phẩm như năm 2013 với hai tập truyện ngắn Tiếng hát liêu điêu và Thế gian
không phút thứ sáu; năm 2017 với tập truyện ngắn Theo một người về biển và tạp
văn Nến, bờ sông và acoustic Riêng năm nay, ngoài hai tác phẩm dành cho thiếu nhi, nhà văn còn có thêm tập tạp văn Thương quá nục ởi được NXB Tổng hợp
TPHCM ấn hành Tác phẩm viết hoàn toàn bằng văn phong “xứ Nẫu”, để ghi dấu
35 năm làm dâu Bình Định của nữ nhà văn
Trang 35TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 đề án đã đề cập đến một số vấn đề lý thuyết về quá trình sáng tạo nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật Qua đó, đề án đưa ra cái nhìn tổng quan về nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ - một gương mặt ưu tú, nổi bật, tuy chính thức đến với văn chương khá muộn nhưng đã để lại những dấu ấn đậm nét với quá trình sáng tạo nghệ thuật hăng say, đặc biệt với thể loại truyện ngắn Nhờ sự đưa nôi bởi mảnh đất Hà Nam đầy nắng gió và sự ươm mầm nghệ thuật nơi đất võ trời văn Bình Định, Nguyễn Mỹ Nữ đã ra sức khám phá hăng say và đi sâu vào đời sống hiện thực, đi vào những ngõ ngách, tầng sâu của tâm hồn con người Nhà văn có những quan niệm nghệ thuật rất rõ ràng: Thứ nhất “nhà văn phải chạm tới thân phận con người”, luôn thể hiện tinh thần nhân đạo trong từng tác phẩm Thứ hai là đề cao vai trò của người đọc Với hệ thống quan niệm đó, Nguyễn Mỹ Nữ đã có sự vận động và sáng tạo không ngừng trong nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn để tạo nên thành công trên con đường cầm bút của mình
Trang 36CHƯƠNG 2: CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MỸ NỮ 2.1 Các kiểu cốt truyện và nghệ thuật xây dựng tình huống
2.1.1 Các kiểu cốt truyện
Theo Từ điển văn học, cốt truyện là một thuật ngữ chỉ “sự phát triển của hành
động, của tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả tác phẩm trữ tình” [32, tr 324] Từ điển thuật ngữ văn học lại cho rằng: “Cốt truyện
là toàn bộ hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [16, tr.85] Quan niệm này đã gắn cốt
truyện với cái ý đồ sáng tác của nhà văn
Lý luận văn học coi cốt truyện là “một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm” [13, tr.137]
Như vậy, với những cách diễn đạt khác nhau nhưng cả ba định nghĩa nêu trên đều có điểm chung thống nhất là cốt truyện gắn liền với hệ thống các sự kiện, biến
cố lớn của câu chuyện Bên cạnh đó, cốt truyện còn góp phần bộc lộ hiệu quả tính cách các nhân vật, tạo ra một trường hành động cho các nhân vật và cho phép tác giả thể hiện và lý giải tính cách của chúng, từ đó tái hiện các mâu thuẫn trong đời sống
Do đặc thù của truyện ngắn là “thường hướng tới việc khắc họa một hiện
tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người” [16, tr.304] nên nó đòi hỏi một cốt truyện phải thật độc đáo, hấp dẫn
Tác giả Bùi Việt Thắng trong cuốn Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực
tiễn thể loại cũng đã cho rằng: “yêu cầu cao đối với một truyện ngắn hay phải có một cốt truyện kì lạ, hay nói cách khác, nghệ thuật truyện ngắn đồng nghĩa với nghệ thuật sáng tạo cốt truyện” [47] Thậm chí, tác giả còn trích dẫn ý kiến của một
Trang 37cây bút truyện ngắn hiện đại người Anh nổi tiếng Mô-ôm: “Nhà văn sống bằng cốt
truyện, y như họa sĩ sống bằng màu và bút vẽ vậy” [47]
Trên phương diện truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ rất có ý thức xây dựng những cốt truyện hấp dẫn, không theo lối mòn Các kiểu cốt truyện trong tác phẩm của nhà văn rất đa dạng Khi là những vấn đề gay gắt trong đời sống, khi hướng tới những điều nhỏ nhặt đời thường, khi lại đi sâu vào diễn biến tâm lý con người Càng ở giai đoạn sau, cốt truyện càng có độ mở lớn, tạo nên những khối hình khác nhau cho mỗi truyện
2.1.1.1 Cốt truyện truyền thống
Cốt truyện truyền thống là “kiểu cốt truyện mà các tình tiết trong đó thường
được sắp xếp theo trật tự tuyến tính, các sự kiện được trình bày theo các bước trình bày – thắt nút – phát triển – cao trào – kết thúc” [57, tr.84] Truyện ngắn hiện đại
không hiếm những tác phẩm triển khai theo kiểu cốt truyện này, song các nhà văn thường tỏ ra linh hoạt hơn khi xây dựng bố cục của truyện
Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Mỹ Nữ, chúng tôi thấy kiểu cốt truyện truyền thống được áp dụng ở nhiều đề tài khác nhau có khi phản ánh những sự kiện lớn, có khi chộp lấy một tình huống éo le mà đứng trước nó con người bộc lộ tính cách rõ ràng
Bảng số 1: Bảng thống kê kiểu cốt truyện truyền thống
STT Tập truyện ngắn Tổng
truyện
Kiểu cốt truyện truyền thống
Số lượng Tên truyện ngắn
1 Những câu kinh chấp chới 15 4
- Những câu kinh chấp chới
- Loanh quanh bộ bài
- Ba người
- Nhà khóc dành cho một người
2 Tiếng hát liêu điêu 13 3
- Và đêm, lắng nghe tôi hát
Trang 38Nguyễn Mỹ Nữ Hơn thế, những truyện ngắn có nhan đề được dùng làm tiêu đề cho
cả tập truyện ngắn lại thường được nhà văn sử dụng cốt truyện này Như truyện
ngắn Những câu kinh chấp chới trong tập truyện cùng tên, kể về cuộc đời của anh
chàng tu xuất với hai mối tình, một mối tình yêu thầm nhớ trộm cả mấy năm trời và một mối tình vợ chồng chóng vánh đúng một tháng là lấy nhau Là con nhà đạo, nên những câu kinh đã theo nhân vật “tôi” lớn lên mỗi ngày và lặng lẽ xen vào cuộc sống của anh Nhưng phải gặp An – nữ tu nhà hàng xóm, thì những câu kinh ấy mới
như có hồn, mới “có sức sống tràn trề, như được phủ trùm lên trên đó tất cả những
gì là mới mẻ, lạ lùng và hết sức kì diệu” [34, tr.96] Vậy là sự yêu thầm nhớ trộm
bắt đầu từ đó, từ việc “tôi” cố gắng trở thành một linh mục nhưng không được, từ
việc phải ở nhà phụ ba mẹ bán phở vẫn “ngóng cổ lắng nghe” âm thanh đọc kinh
bên nhà An, đến việc trông ngóng cả giọng nói lẫn bóng dáng cô nàng và cả việc nhận với giáo xứ một chân dạy giáo lý cho trẻ con vì An Nhưng sự êm đềm đó không kéo dài được bao lâu khi “tôi” biết tin An đã có người yêu Chính điều này
đã tạo bước ngoặt lớn trong cuộc đời của “tôi” “Tôi” chấp chới, chơi vơi, chống
chếnh, xót xa “nhưng không rõ mình có nuối tiếc gì nữa không” Rồi theo lời giới
thiệu, “tôi” biết và lấy Liên – cũng là một cô gái theo Đạo Cứ thế, ở rể nhà vợ,
sống một cuộc sống “chả có gì để nồng nàn và cũng không đến nỗi tẻ lạnh lắm”
Tất cả tình yêu của “tôi” dành hết cho con, một người con mà trong mắt anh rất giống “An” Và chuyện kết thúc khi “tôi” và vợ về ở với gia đình anh, và nghe tiếng
đọc kinh bên nhà An vọng sang “chênh vênh mà bám riết, níu giữ bao buộc ràng…”
[34, tr.116] Cả câu chuyện được tổ chức theo lối xâu chuỗi các sự kiện Các sự kiện được kể lại theo trật tự thời gian tuyến tính, theo diễn trình hành động của nhân vật.Kết cấu truyện tương đối chặt chẽ, sự kiện, biến cố và hành động phát triển liên tục làm cơ sở cho sự vận động của cốt truyện Để cuối cùng đọng lại trong lòng người đọc là những câu kinh từ dửng dưng, tẻ ngắt đến chấp chới, chênh vênh
Nếu Những câu kinh chấp chới là những sự kiện trải dài quay quanh cuộc đời của nhân vật “tôi” thì Thế gian không phút thứ 6 – truyện ngắn trong tập truyện
cùng tên, lại được Nguyễn Mỹ Nữ “chộp” lấy một tình huống, một khoảng khắc của nhân vật để phát hiện nét bản chất trong tâm hồn con người Truyện có cốt truyện
Trang 39không phức tạp, được phát triển dựa trên sự việc chính: Bình – đứa con gái giữa của
gia đình qua đời Đó là gia đình có một người chồng “đểnh đoảng lè phè Luôn là
một người sai hẹn và trễ giờ Nói năng luộm thuộm Đi đứng rề rà” [36, tr.123] và
phải đi tù; có một người vợ luôn lo toan, vất vả cho cả gia đình năm người con với
cả gia đình ông bà bên nội Điều hiển nhiên, để chi trả đủ cho cả gia đình lớn là
không thể nào Vậy mà mỗi lần thấy vợ, người chồng đều bảo bà là “đồ phá sản” khi ông đi tù có mấy năm mà bao nhiêu của cải, đất đai đều bán sạch Và “một
người chẳng biết giờ giấc là cái quái gì lại sinh tật, mê mẩn và dính chặt cái đồng hồ” đặt ra cái quy định ngớ ngẩn, mỗi cuộc gặp của vợ với ai trong gia đình chỉ
được “tròn trịa năm phút” – “không sụt cũng chẳng trồi” [36, tr.120] Chính điều ấy
đã khiến người đàn bà đầy nhẫn nhục ấy rơi vào kiếp khổ đau nhớ con, nhớ cháu Chính điều ấy khiến những đứa con rơi vào ưu tư, lo âu như cái Trang – đứa con út đâm ra ghét đồng hồ, hai đứa con gái song sinh Phú và Quý luôn lộ ra sự lo âu khi
mẹ ở nhà, và kể cả con trai lớn là Hòa cũng luôn đăm chiêu nhìn bà Và có lẽ, sự ra
đi của Bình là kết quả của những uất ức ấy, nhưng cũng là nút thắt đẩy sự cam chịu, nhẫn nhục của người mẹ vỡ ra, vỡ òa khi vút lên cơn giận đập hết những cái bà trông thấy và nhìn thẳng vào mắt chồng để đòi lại sự công bằng, đòi lại mái ấm đoàn tụ Như vậy, dù chỉ tái hiện một thời khắc, một giai đoạn ngắn ngủi trong cuộc đời nhưng diễn trình hành động của nhân vật vẫn luôn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt toàn bộ tác phẩm Với đặc trưng của thể loại – truyện ngắn – trong cái khung hẹp của nó, Nguyễn Mỹ Nữ đã biết lựa chọn những thời khắc, những giai đoạn có ý nghĩa trong cuộc đời con người để xây dựng nhân vật và cốt truyện Cốt truyện là nhân tố quan trọng trong việc chuyển tải thông điệp của nhà văn đến với bạn đọc Thông thường, ở những truyện ngắn có cốt truyện truyền thống, thời gian trần
thuật thường là thời gian tuyến tính Truyện ngắn mở đầu Và đêm, lặng nghe tôi hát của tập truyện Tiếng hát liêu điêu được xây dựng bằng các sự kiện xảy ra liên tục
theo trật tự thời gian tuyến tính, thời gian biên niên Trong cuộc gặp lần đầu, Trang yêu và nhận định đó là người đàn ông của đời mình – một người đàn ông có gia
đình Nên dù có cưới một người khác làm chồng, một người “lành nhưng cục”, một người “biết cả nhưng chỉ ghen từ hôm nay trở đi” (từ đêm tân hôn), nhưng cô Vân
Trang 40luôn “ước muốn”, “thèm khát” được ràng đời mình vào với một người – một người
đã thuộc về người khác Tất yếu, cuộc hôn nhân Trang không kéo dài và cô chìm
đắm trong “cảm giác sung sướng lẫn hãi sợ của sự vụng trộm, thốt nhiên, lại trở về
và chồm lấp hết cả con người Trang trong niềm phấn khích, rất lạ” [35, tr.10] Và
hệ quả là Trang có con – đứa bé của rất nhiều những vụng trộm mà thành Với cách
tổ chức câu chuyện theo trật tự như vậy, tác giả vừa tuân theo logic khách quan của
sự việc, vừa diễn tả được chiều sâu tâm lí đầy trái ngược của con người đầy rối ren
Hay ở truyện ngắn “Mơ mòng mưa (tập truyện Tiếng hát liêu điêu) các sự kiện
xảy ra không nhiều, ít biến cố nhưng tính xâu chuỗi của câu chuyện vẫn là một dấu hiệu dễ nhận ra Quan hệ chính giữa các sự kiện của cốt truyện là quan hệ nhân quả, câu chuyện diễn ra xung quanh các sự kiện: cứ đúng những tối mưa, một người đàn ông trung niên có sáu ngón tay lại đến quán bar “Mơ mòng” – Ít có khách nào đi một mình, lại chịu ngồi từ đầu đến cuối đêm nhạc và người đàn ông này là một trong số ít đó, hơn thế lại luôn nợ hóa đơn – Cả mấy tháng, đêm nào ông cũng có và
sổ nợ ghi tên “Ông Sáu ngón” kéo dài – Nhưng rồi người đàn ông ấy lại không đến vào những đêm mưa sau đó nữa, khiến mọi người trở nên hụt hẫng, chếnh choáng trước một chỗ ngồi trống
Tính chất “có sự kiện, biến cố” luôn là đặc điểm quan trọng trong truyện ngắn có cốt truyện sự kiện Tuy nhiên trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Mỹ
Nữ, truyện không nhằm nhấn mạnh tới biến cố Cái mà tác giả chú ý “gia công”, cũng là điều gây ấn tượng với người đọc là những hành động, suy nghĩ, những biến đổi của nhân vật từ những sự kiện, bước ngoặt đó Trong tập truyện ngắn
Những câu kinh chấp chới, đó là những suy nghĩ, hành động của gia đình anh chị
Hai với nghề xem bói đã nuôi sống cả gia đình, gây lên cơ ngơi nhà cửa nhưng cũng là thứ khiến anh Hai phải sống loanh quanh, lủi thủi, thập thò khi phải né
tránh công an, né tránh pháp luật Anh Hai và bộ bài – “tình cờ dính chặt vào
nhau trong một kết hợp khập khểnh, buồn cười để rồi từ đó đã vỡ ra biết bao nhiêu điều, đâu hẳn là vụn vặt…” (Truyện ngắn Loanh quanh bộ bài) [34, tr.23]
Đó còn là cuộc sống của ba người cùng tuổi Huyên – Hạ Thu – Bình Minh, dưới góc nhìn của nhân vật “tôi”, dù phải sống chầy chật, vất vả với cơm áo gạo tiền