Đặc điểm nghệ thuật trong sãi vãi của nguyễn cư trinh

85 0 0
Đặc điểm nghệ thuật trong sãi vãi của nguyễn cư trinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong xu thế tìm hiểu về các tác phẩm văn học Hán Nôm tiêu biểu của các vùng miền nhằm phục vụ cho việc thực hiện Chương trình giáo dục Ngữ văn địa phương và bồi dưỡng tinh thần trân trọ

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN - VŨ THỊ NHƯ THÙY ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG SÃI VÃI CỦA NGUYỄN CƯ TRINH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: TS Võ Minh Hải Bình Định, năm 2023 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề án Quốc sử ghi chép ở mỗi triều đại phong kiến Việt Nam ngoài các anh hùng dân tộc, anh hùng mở cõi, danh nhân văn hóa còn có nhiều nhân vật nổi bật về văn phủ - võ trị Một trong số đó là Nghi Biểu hầu Nguyễn Cư Trinh (1716- 1767) Ông chẳng những có tài văn chương mà còn giỏi dùng binh, mưu lược, lại liêm chính, khí phách ngang tàng và luôn chủ trương dấn thân vì trách nhiệm của kẻ sĩ Với chính sách “tàm thực” vô cùng khéo léo, vị công thần đã có sự ảnh hướng rất lớn đối với chính quyền Đàng Trong thời chúa Nguyễn Phúc Khoát Ông được biết đến là vị tướng trấn giữ biên cương miền Nam và góp phần to lớn trong công cuộc Nam tiến Ông nổi tiếng là người liêm chính, giỏi việc chính trị, doanh điền, ngoại giao và có phong độ của một trạnh thần (bầy tôi dám can ngăn) và là người hoàn tất chính sách mở rộng lãnh thổ của chúa Nguyễn về phương Nam Với tư cách là một tác gia văn học của vùng Đàng Trong, Nguyễn Cư Trinh đã sáng tác những tác phẩm khá đặc sắc và có tính thời sự Đặc biệt là ông luôn kết hợp cả yếu tố văn chương và chính trị trong quá sáng tạo nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp bách của quá trình quán lý, thực hiện các chính sách mở rộng đất đai, điều hòa tôn giáo, chinh phục các tộc người thiểu số của chúa Nguyễn thời bấy giờ Ngoài Quảng Ngãi thập nhị cảnh (chữ Nôm), Đạm Am thi tập (chữ Hán), Hà Tiên thập cảnh vịnh (chữ Hán), Sãi Vãi (chữ Nôm) là tác phẩm được phổ biến nhất của Nghi Biểu hầu/ Tân Minh hầu Nguyễn Cư Trinh Sãi Vãi là một tấn tuồng đối thoại có tính chất của thoại kịch Tác phẩm ra đời vào năm Canh Ngọ (1750) Đây là thời kì văn Nôm phát triển mạnh ở Đàng Trong Nguyên nhân khách quan thôi thúc tác giả viết nên tác phẩm này là cuộc khủng hoảng trầm trọng về tôn giáo đặc biệt là Phật giáo trong nước; nhất là các cuộc nổi dậy của các lực lượng địa phương miền núi Đàng Trong (các bộ lạc người Hré, tục gọi là mọi Đá Vách/ mọi Thạch Bích ở miền Tây tỉnh Quảng Ngãi) Tác phẩm Sãi Vãi của Nguyễn Cư Trinh được viết theo thể phú, ghi chép lại cuộc đàm thoại giữa một ông Sãi (ông sư) và một bà Vãi (bà sư) Tác phẩm dùng rất nhiều điển tích nhằm mục đích lấy chuyện đời xưa, giáo dục người đời 2 này Ông sãi tỏ ra học thức uyên bác, lý luận sắc bén Tác phẩm bao gồm 340 câu, được thể hiện qua hình thức những câu dài ngắn, không nhất định Trong xu thế tìm hiểu về các tác phẩm văn học Hán Nôm tiêu biểu của các vùng miền nhằm phục vụ cho việc thực hiện Chương trình giáo dục Ngữ văn địa phương và bồi dưỡng tinh thần trân trọng đối với di sản văn hóa, quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về tác giả Nguyễn Cư Trinh và tác phẩm Sãi Vãi giúp cho bản thân thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy Ngữ văn trong Nhà trường phổ thông Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề Đặc điểm nghệ thuật trong Sãi Vãi của Nguyễn Cư Trinh để làm đề án tốt nghiệp trình độ thạc sĩ theo định hướng ứng dụng ngành Văn học Việt Nam của cá nhân 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Với tư cách là một đối tượng nghiên cứu chuyên biệt, trước 1954, người đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu về Sãi Vãi và Nguyễn Cư Trinh có lẽ là Dương Quảng Hàm Trong Việt Nam văn học sử yếu (1943), ông đã nêu một số khái quát cơ bản mang tính tiền đề Trong chương Hán văn trong thời kỳ Lê trung hưng và Việt văn trong thời kỳ Lê trung hưng (thuộc thiên thứ tư), Dương Quảng Hàm đã nêu vắn tắt về Nguyễn Cư Trinh và tác phẩm Sãi Vãi Tuy nhiên, do phạm vi khảo sát khá hẹp, những chỉ xuất của Dương Quảng Hàm chỉ mang tính đề dẫn mà chưa đi sâu khái quát về phong cách sáng tác của Nguyễn Cư Trinh Năm 1953, trong Khởi thảo Văn học sử Việt Nam – Văn chương chữ Nôm , Thanh Lãng đã khái quát một số đặc trưng của văn học Nôm liên quan đến tác giả Nguyễn Cư Trinh Những nhận định của Thanh Lãng có phần kế thừa quan điểm tiếp cận của Dương Quảng Hàm như có lưu ý đến một vấn đề về đặc điểm nội dung liên quan đến động cơ viết nên tác phẩm Sãi Vãi Trong giai đoạn 1954 – 1975, vấn đề này cũng được đề cập trong một số giáo trình và chuyên luận của các nhóm nghiên cứu Ở miền Bắc, sau năm 1954, nét nổi bật trong hoạt động của khoa nghiên cứu văn học là việc biên soạn và công bố ba tập Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn Trong công trình này, chúng tôi nhận thấy chỉ có tập 2 (Từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX,1957) là liên quan đến đối tượng khảo sát của đề tài Qua tư liệu này, chúng tôi nhận thấy tác phẩm Sãi Vãi và tác giả Nguyễn Cư Trinh được trình 3 bày trong phần “Các tác giả phụ” của bộ lịch sử văn học này Bùi Văn nguyên Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2 (1961) đã dành hẳn một mục riêng tìm hiểu về một Nguyễn Cư Trinh nổi tiếng với bài hoạt kê Sãi Vãi [Dẫn lại theo 55, tr.236] Một trong những đóng góp lớn đối với việc nghiên cứu về tác phẩm Sãi Vãi và Nguyễn Cư Trinh là quyển Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam từ khởi thủy đến 1945 của Bùi Đức Tịnh Trong tập sách này cũng đã dành một sự quan tâm nhất định đến các tác giả tiêu biểu của Đàng Trong giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII là Nguyễn Cư Trinh (trong mục Văn chương cổ điển thời Trịnh Nguyễn phân tranh) Quan điểm nghiên cứu của Bùi Đức Tịnh về Nguyễn Cư Trinh có phần đồng thuần với sự tìm tòi của các nhà nghiên cứu khác Trong thời đoạn 1954 – 1975, tại các trường Văn khoa ở miền Nam, tác giả Nguyễn Cư Trinh và tác phẩm Sãi Vãi cũng nhận được sự quan tâm của học giới Trong chuyên luận Văn học miền Nam thời Nam Bắc phân tranh (các thế kỷ XVI –XVIII) (1965) của Phạm Việt Tuyền đã có những nghiên cứu cơ bản về tác giả và tác phẩm này: Văn chương Đàng Trong ở hai thế kỷ XVII và XVIII không những ghi lại vết tích của một số nhân tài xuất sắc như Đào Duy Từ, Nguyễn Cư Trinh mà còn phản ánh những nỗ lực phi thường của các chúa Nguyễn và toàn thể dân chúng trong việc chống đối với họ Trịnh để tồn tại, nhất là trong cuộc Nam tiến để xây dựng hoàn thành nền quốc gia Việt Nam[62, tr.40] Năm 1969, lần đầu tiên truyện Sãi Vãi được khảo cứu một cách bài bản qua hình thức sao lục và chú thích Trong Sãi Vãi (Nguyễn Cư Trinh với quyển Sãi Vãi), Lê Ngọc Trụ và Phạm Văn Luật đã có những nhận định khá xác đáng về vị trí và vai trò tác giả và tác phẩm đối với quá trình Nam tiến của lịch sử đất nước Hai nhà nghiên cứu cho rằng: Đọc Sãi Vãi để mua vui cơn rảnh? Hay biết truyện cốt để giữ gìn đạo lý người xưa? Ngay nay, người có chút kiến thức khoa học đều nhận rằng: “Con người – dầu một thiên tài nào – là một sản phẩm kết tinh của những tương quan xã hội” Vậy muốn tìm hiểu một tác giả (tâm lý, tư tưởng, ), phải khảo sát xét hoàn cảnh xã hội trong đó tác giả sanh sống Xét qua đẳng cấp của cụ Nguyễn Cư Trinh và hoàn cảnh đã hun đúc tinh thần sáng 4 tác quyển Sãi Vãi là một phương cách để tán dương công nghiệp của Đạm Am sau khi đánh thắng Mọi Đá Vách, trong sự hoàn thành cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam hồi thế kỷ XVIII [65, tr.05 – 06] Năm 1972, Nguyễn Văn Sâm đã công bố chuyên luận Văn học Nam Hà - Văn học Đường Trong thời phân tranh Trong chuyên luận này, tác giả đã dành hẳn một chương (Chương VI) nghiên cứu về Nguyễn Cư Trinh và khảo cứu nội dung của tác phẩm Sãi Vãi Nguyễn Văn Sâm đã gọi Nguyễn Cư Trinh là “nhà Nho đặt vấn đề tận dung nhân lực để mở mang miền Nam” [37, tr.185] Về ý hướng sáng tác quyển Sãi Vãi, nhà nghiên cứu cho rằng: Sãi Vãi được tác giả viết để nâng cao tinh thần quân sĩ khi đi bình giặc Đá Vách – một nhóm người thiểu số rất dữ, thường tàn hại người Việt Đàng Trong thuở đó Ở mục đích mua vui, tác giả không viết bằng giọng văn trầm lặng độc điệu, cũng như không dùng lối độc thoại tràng giang trái lại thỉnh thoảng thêm vào những đoạn trào phúng,khôi hài, có tính cách bông lơn, bỡn cợt, những lời đối thoại đi ra ngoài câu chuyện để tạo một không khí tươi vui [37, tr.186 – 187] Từ những kết luận trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đồng thuận với tác giả khi cho rằng lịch sử tiếp nhận Nguyễn Cư Trinh và Sãi Vãi đã có con đường đi riêng không giống bất kì một tác giả, tác phẩm nào của lịch sử văn học Việt Nam Bên cạnh việc đánh giá đồng thời hệ thống, giới thiệu, phân tích kỹ sáng tác của Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Văn Sâm đã giúp chúng ta có được cơ sở để hình dung bức tranh đại quan về văn học Hán Nôm thời kì này, để trên cơ sở đó tri nhận và đưa ra những kiến giải cần thiết về vị trí, vai trò của tác giả và tác phẩm trong tiến trình văn học cổ điển Việt Nam Sau năm 1975, một số nhà nghiên cứu bắt đầu đi chuyên sâu hơn đối với các tác giả cụ thể vùng văn học này Năm 1991, Phan Hứa Thuỵ đã sưu tầm, dịch chú và giới thiệu toàn bộ di sản Hán Nôm về sáng tác của Nguyễn Cư Trinh qua công trình Thơ văn Nguyễn Cư Trinh do nhà xuất bản Thuận Hoá ấn hành Đây là công trình bao quát và hiệu khảo rất chất lượng về tác giả và hệ thống tác phẩm của ông Qua thực tế khảo cứu, Phan Hứa Thụy cho rằng: 5 Nguyễn Cư Trinh viết Sãi Vãi để tập trung lên án tư tưởng cầu an, ươn hèn trước trách nhiệm mà đất nước giao cho Mặt khác, ông phân tích, đả phá tư tưởng huyễn hoặc dị đoan, khích động lòng yêu nước, khơi dậy tinh thần trách nhiệm để sĩ tốt yên tâm vững tin vào sựu nghiệp mở nước an dân Tác phẩm đã thể hiện nỗi trăn trở của một trí thức yêu nước trước đà suy vi của chế độ phong kiến Đàng Trong [tr.23] và Do có kiến thức sâu rộng, giàu kinh nghiệm, không nhưng Nguyễn Cư Trinh có nhiều đóng góp cho quá trình phát triển lịch sử mà ngay trong lĩnh vực văn học và lý luận, ông cũng để lại những ý kiến rất quý báu [58, tr.51] Từ năm 2012 đến nay, chúng tôi cũng nhận thấy có nhiều bài viết về Nguyễn Cư Trinh và tác phẩm Sãi Vãi được công bố trên Sông Hương, Văn nghệ Tiền Giang, Văn nghệ Quảng Ngãi, Tạp chí khoa học (Trường Đại học khoa học, Đại học Huế) như: “Quan điểm và thái độ của Nguyễn Cư Trinh đối với Phật giáo” (Phan Thạnh), “Nguyễn Cư Trinh – Thơ văn và tư tưởng” (Phan Hứa Thụy), “Nguyễn Cư Trinh – Người đi mở cõi” (Hoài Phong), Tuần vũ Quảng Ngãi Nguyễn Cư Trinh – Danh thần trẻ tuổi (Nguyễn Đăng Vũ), “Nghi biểu hầu Nguyễn Cư Trinh qua góc nhìn văn phủ võ trị” (Đỗ Kim Trường) Nhìn chung, hầu hết các bài báo này đều hướng đến việc khẳng định vai trò và đóng góp của Nguyễn Cư Trinh và Sãi Vãi đối với văn học Đàng Trong thế kỉ XVII – XVIII Năm 2016, hội thảo Nguyễn Cư Trinh – Quê hương, thời đại và sự nghiệp được Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tại thành phố Huế Trong báo cáo đề dẫn của hội thảo này, nhà nghiên cứu Đỗ Bang đã nhấn mạnh: Nguyễn Cư Trinh là một danh nhân đất nước tiêu biểu của xứ Đàng Trong, hiếm có người văn võ song toàn, tài đức trọn vẹn, sáng suốt và dũng khí trong việc hoạch định kế sách cũng như khi đấu tranh tại triều đình và ông đã thành công Sự nghiệp của ông đã để lại nhiều giá trị về di sản lãnh thổ, kinh tế, dân sinh, văn hóa, thơ văn, khí chất của kẻ sỹ Kế sách giữ nước, trị quốc và mở cõi của ông là bài học vô giá cho muôn đời sau [5, tr.07] Năm 2021, nhóm nghiên cứu Ngữ văn Hán Nôm Trường Đại học Quy Nhơn đã công bố công trình Văn học Hán Nôm miền Nam Trung bộ trong tiến trình văn học cổ điển Việt Nam (Báo cáo Tổng kết đề tài Khoa học & Công nghệ 6 cấp Bộ Giáo dục & Đào tạo) Công trình này đã được nâng cấp và in thành sách năm 2023 Trong tài liệu này, nhóm tác giả đã xác định Nguyễn Cư Trinh là một tác gia tiêu biểu của vùng văn hoc Hán Nôm Nam Trung bộ Đánh giá về Nguyễn Cư Trinh, các tác giả công trình khẳng định rằng: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Cư Trinh là một đại diện hết sức ấn tượng cho những đặc điểm phát triển của văn học Hán Nôm miền Nam Trung bộ so với một số khu vực khác Những đóng góp của ông đã tạo điều kiện thúc đẩy văn học Hán Nôm ở khu vực này vận động một cách mạnh mẽ và có nhiều đề tài mới lạ, phản ánh đúng tinh thần của thời đại Chúng ta có thể tìm thấy điều ấy ở Sãi Vãi của Nho tướng Nguyễn Cư Trinh Có thể nói, Sãi Vãi đã phản ánh một cách tập trung nhất tư tưởng của Nguyễn Cư Trinh theo đường lối đề cao Tống Nho nhưng luôn quan tâm đến vấn đề ích quốc lợi dân Thông qua cuộc đối thoại của hai nhân vật Sãi và Vãi, Nguyễn Cư Trinh muốn bài xích những người tu hành giả dối, chống lại sự tu hành, lánh đời, vô ích với thực tế [14, tr.102] Từ những tư liệu đã được thống kê và mô tả trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng Nguyễn Cư Trinh và Sãi Vãi là đối tượng nghiên cứu khá quan trọng và nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, quan điểm tiếp cận Nguyễn Cư Trinh và Sãi Vãi từ góc nhìn tiến trình văn học cổ điển Việt Nam là vấn đề hãy còn khá mới và chưa có nhiều bài viết, chuyên luận đánh giá cụ thể Điều này vừa cơ hội nhưng cũng là khó khăn cho chúng tôi trong quá trình khai thực hiện đề tài đề án tốt nghiệp trình độ thạc sĩ của cá nhân 3 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề án 3.1 Hướng tiếp cận của đề án Nội dung nghiên cứu của đề tài là vai trò, vị trí và ảnh hưởng của tác phẩm Sãi Vãi của Nguyễn Cư Trinh với những dấu ấn quan trọng trong tiến trình văn học cổ điển Việt Nam Do đó, hướng nghiên cứu chủ yếu được thực hiện theo các góc độ tiếp cận văn tự học, thể loại và phong cách tác gia Vì vậy, để có thể giải mã những dấu ấn của tác phẩm Nôm Sãi Vãi, chúng ta cần có cái nhìn toàn diện từ các góc độ khác nhau Từ những công trình được công bố, chúng tôi đã kế thừa, vận dụng các quan điểm nghiên cứu của Nguyễn Đăng Na, Trần Ngọc 7 Vương, Trần Nho Thìn, Nguyễn Hữu Sơn, để xây dựng cơ sở lý thuyết tiếp cận đề tài Đó là hướng tiếp cận thể loại văn học Nôm và phong cách tác gia văn học trung đại 3.2 Phương pháp nghiên cứu đề án Để thực hiện đề án này, chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản sau: 3.2.1 Phương pháp sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu Tư liệu nghiên cứu tác phẩm Sãi Vãi của Nguyễn Cư Trinh là một trong những nội dung cần quan tâm chính của chúng tôi khi xây dựng hệ thống tư liệu cơ bản phục vụ cho quá trình thực hiện đề án 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu văn học sử Để có thể hình dung được những dấu ấn và ảnh hưởng của tác phẩm Nôm Sãi Vãi đối với tiến trình phát triển văn học cổ điển một cách xác thực, có độ tin cậy cao, tác giả đề án sẽ triển khai nội dung nghiên cứu, đánh giá theo các tiêu chí của văn học sử và thể loại 3.2.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu văn học Đặt truyện Sãi Vãi trong tiến trình văn học cổ điển Việt Nam để thấy được điểm tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm của tác giả này với những tác giả khác đồng thời đại Từ đó xác lập vị trí, vai trò của Sãi Vãi trong tiến trình phát triển của văn học cổ điển của dân tộc 3.2.4 Phương pháp nghiên cứu liên ngành Từ việc tiếp cận đa dạng văn hoá, thông qua mô tả, phân tích, đánh giá đặc điểm đặc thù của Sãi Vãi, chúng tôi sẽ hướng đến việc nêu bật một số đặc điểm cơ bản trong phong cách sáng tác của Nguyễn Cư Trinh và đặc trưng của Sãi Vãi 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án 4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề án Đối tượng nghiên cứu chính là những vấn đề liên quan đến nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Sãi Vãi trong tiến trình văn học cổ điển Việt Nam Với tư cách là một đối tượng chuyên biệt được tìm hiểu và đánh giá trong mối tương 8 quan với các tác phẩm văn học Nômđược ra đời trước và sau Sãi Vãi trong văn học Đàng Trong 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề án là những vấn đề liên quan đến thể loại và giá trị về nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm Sãi Vãi 4.3 Nguồn tư liệu nghiên cứu Để có một cái nhìn đại quan về tác phẩm Sãi Vãi, chúng tôi chủ yếu căn cứ vào những nghiên cứu đã công bố của Nguyễn Văn Sâm, Lê Ngọc Trụ, Phạm văn Luật Về tác phẩm Sãi Vãi, chúng tôi dựa vào văn bản được in trong quyển Sãi Vãi (Nguyễn Cư Trinh với quyển Sãi Vãi) do Lê Ngọc Trụ, Phạm Văn Luật sao lục, chú thích, Hải Đường – Chim Hải Yến đề tựa do Nhà sách Khai Trí xuất bản năm 1969 tại Sài Gòn 5 Mục tiêu và đóng góp của án Mục tiêu và đóng góp của đề án được thể hiện qua một số phương diện sau: Thứ nhất là, kết quả khảo sát và đánh giá hệ thống tư liệu nghiên cứu cơ bản về Sãi Vãi và tác giả Nguyễn Cư Trinh Thứ hai là, kết quả nghiên cứu của đề án sẽ góp phần phác hoạ một số những đặc điểm về nội dung và phương thức thể hiện của tác phẩm Sãi Vãi cũng như những dấu ấn đặc biệt về cuộc đời, văn nghiệp của Nguyễn Cư Trinh trong tiến trình vận động của văn học cổ điển Việt Nam Thứ ba là, kết quả nghiên cứu của đề án hướng đến việc xác lập vai trò, vị trí của tác phẩm Nôm Sãi Vãi và tác giả Nguyễn Cư Trinh trong tiến trình vận động của văn học cổ điển Việt Nam Thứ tư là, kết quả nghiên cứu đề án tập trung phân tích, tiếp tục làm rõ những tác động của con người, thời đại và bối cảnh chính trị, văn hóa đến quan điểm, sự ra đời, hình thành tác phẩm Sãi Vãi và phong cách sáng tác của Nguyễn Cư Trinh 9 Thứ năm là, đề án tập trung đề xuất một số phương hướng xây dựng hồ sơ nghiên cứu đối với tác gia tiêu biểu của vùng văn học Hán Nôm Việt Nam – Nguyễn Cư Trinh 6 Cấu trúc của đề án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài nghiên cứu của chúng tôi sẽ được triển khai qua các chương như sau: Chương 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN CƯ TRINH VÀ TÁC PHẨM SÃI VÃI Ở chương này, chúng tôi trình bày những vấn đề liên quan đến bối cảnh chính trị, văn hóa và xã hội Đàng Trong thời của Nguyễn Cư Trinh và Sãi Vãi Chương 2 SÃI VÃI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN TƯ TƯỞNG, CHỦ ĐỀ VÀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT Nội dung cơ bản của chương này là khảo sát các giá trị về nội dung trong tác phẩm Sãi Vãi Những vấn đề liên quan đến quan điểm sáng tác, tư tưởng chủ đề, chủ đề và nhân vật trong mối tương quan so sánh với các tác phẩm đương thời Chương 3 SÃI VÃI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN THỂ LOẠI, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT Trọng tâm của chương này, tác giả đề án tập khái quát một số đặc điểm cơ bản liên quan đến những vấn đề về thể loại, ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật trong Sãi Vãi… Từ những vấn đề nghiên cứu được, chúng tôi sẽ có sự so sánh với một số tác phẩm đương thời để thấy được sự khu biệt, độc đáo của Sãi Vãi trong tiến trình văn học cổ điển Việt Nam 10

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:46

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan