1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Văn hoá học đường ở việt nam hiện nay

33 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn hoá học đường ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Ngụ Vừ Hồng Anh, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Lê Hoàng Thiên, Lâm Thảo Nhi, Lý Nhật Huy, Nguyễn Đức Phý
Người hướng dẫn GVC.TS Nguyễn Thị Như Thúy
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nhập Môn Xã Hội Học
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 7,94 MB

Cấu trúc

  • Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU (5)
    • I. Lý do chọn đề tài (5)
    • II. Đối tượng nghiên cứu (5)
    • III. Mục đích nghiên cứu (5)
    • IV. Phương pháp nghiên cứu (6)
  • Phần 2: NỘI DUNG (8)
    • I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN (8)
      • 1. Khái niệm “Văn hóa học đường ở Việt Nam hiện nay” (8)
      • 2. Khái niệm “Bạo lực học đường ở sinh viên Việt Nam hiện nay” (8)
    • II. THỰC TRẠNG (11)
      • 1. Mức độ phổ biến của tình trạng bạo lực học đường (11)
      • 2. Mức độ quan tâm của học sinh/sinh viên đến bạo lực học đường (12)
      • 3. Nhận thức, hành vi khi đối diện với bạo lực học đường và các xu hướng hành động khác (15)
    • III. NGUYÊN NHÂN (20)
    • IV. HỆ QUẢ (22)
      • 1. Đối với nạn nhân (22)
      • 2. Đối với người chứng kiến (23)
      • 3. Đối với gia đình và nhà trường (24)
      • 4. Đối với người gây bạo lực (25)
      • 5. Đối với xã hội (26)
    • V. GIẢI PHÁP VÀ THÁCH THỨC (28)
      • 1. Giải pháp (28)
        • 1.1. Đối với học sinh (28)
        • 1.2. Đối với gia đình (28)
        • 1.3. Đối với giáo viên và nhà trường (28)
        • 1.4. Đối với cơ quan quản lý nhà nước (29)
      • 2. Thách thức (29)
        • 2.1. Đối với học sinh, sinh viên (29)
        • 2.2. Đối với giáo viên và nhà trường (29)
        • 2.3. Đối với gia đình (29)
        • 2.4. Đối với cơ quan quản lý nhà nước (29)
  • Phần 3: KẾT LUẬN (30)

Nội dung

25 Trang 4 DANH MỤC HÌNH ẢNHHình 1: Một số hình ảnh về bạo lực thể xác diễn ra tại trường học...4Hình 2: Bạo lực tinh thần gây nhiều tổn thương, ảnh hưởng đến người bị bạo lực...5Hình 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Trong suốt bề dày lịch sử hình thành và phát triển của đất nước Việt Nam, giáo dục tồn tại, phát triển song song và luôn đóng một vai trò quan trọng như nền tảng để gây dựng nên nền văn hiến ngàn đời của dân tộc Nếu giáo dục là cầu nối gắn kết tri thức với con người thì trường học chính là nơi được xây dựng để truyền đạt lại nguồn tri thức vô tận đó Trường học là nơi kiến thức ở mọi lĩnh vực được truyền đạt, học hỏi và tiếp thu, là nơi học sinh, sinh viên được bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong và nhân cách để trở thành một công dân có ích cho xã hội, cũng là giúp cho học sinh, sinh viên hình thành một trái tim nhân ái, giàu lòng vị tha Tuy nhiên, trong môi trường giao lưu, trao đổi và gặp gỡ nhiều mối quan hệ mới, xung đột hay xích mích giữa học sinh, sinh viên là điều không thể tránh khỏi Những mâu thuẫn đó, có thể chỉ là những cuộc cãi vã nhỏ giữa các em, cũng có thể lớn hơn và mở rộng thành hành vi nghiêm trọng hơn là bạo lực học đường.

Bạo lực học đường lâu nay vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối được cả xã hội quan tâm bởi tính chất cấp bách cần được quan tâm của nó Hiện nay, trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng diễn biến theo chiều hướng xấu, các phương thức bạo lực thay đổi từ đánh nhau bằng vũ lực, sức mạnh cá nhân đến sử dụng các vũ khí, công cụ hỗ trợ khác khiến cho mức độ của các vụ việc ngày càng nghiêm trọng và không hề có dấu hiệu thuyên giảm Thêm vào đó, mức độ bị gây hại của nạn nhân và phương pháp xử lý các vụ việc đó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm.

Từ đó, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra rằng: Thực trạng bạo lực học đường trong học sinh, sinh viên đang diễn ra như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? Đã có những giải pháp nào được đề ra hay những giải pháp mới nào nên được đề xuất để giải quyết vấn đề đó? Tình trạng đó ảnh hưởng thế nào đến học sinh,sinh viên hiện nay? Từ những lí do trên, nhóm chúng tôi khẳng định rằng “Ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với học sinh, sinh viên” là vấn đề cấp thiết và cần được nghiên cứu kỹ càng.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với học sinh, sinh viên.

Khách thể nghiên cứu: Học sinh, sinh viên (Đã từng tham gia, chứng kiến,nghe qua hay không tham gia bạo lực học đường)

Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với học sinh, sinh viên” với mục đích giúp người đọc hiểu rõ được thực trạng, nguyên nhân, hệ quả, đặc biệt là sức ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với học sinh, sinh viên hiện nay, từ đó rút ra được bài học, kinh nghiệm để hạn chế, giảm thiểu vấn đề bạo lực học đường trong môi trường giáo dục.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng: Đo lường mức độ xảy ra của vấn đề, từ đó rút ra kết luận tổng thể.

Nghiên cứu định tính: Tìm hiểu về nguyên nhân sâu xa của bạo lực học đường.

Phương pháp phân tích tài liệu: Dùng các phương pháp thu thập thông tin và tổng hợp kiến thức thông qua các bài báo, mạng xã hội, Internet,

Phương pháp quan sát thực tiễn: Tiến hành quan sát để thu thập thông tin về hiện trạng bạo lực học đường trong học sinh, sinh viên hiện nay.

Phương pháp tổng hợp, logic: Được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích Cụ thể hơn là từ những kết quả rút ra được bằng phân tích, đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp dữ liệu để đưa ra kết luận cuối cùng để có thể nhận định được vấn đề một cách khách quan và đúng đắn nhất.

NTNThuy - Hướng d ẫ n làm ti ể u lu ậ n

XU H ƯỚ NG Không SINH CON Ở GI Ớ I…

File giáo trình b ả n pdf HSK 2

NỘI DUNG

MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1 Khái niệm “Văn hóa học đường ở Việt Nam hiện nay”

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người Có thể nói văn hóa là một khái niệm đa nghĩa, tùy theo từng giai đoạn hoàn cảnh lịch sử khác nhau mà văn hóa được hiểu theo những cách khác nhau Có thể hiểu văn hóa là văn học, những loại hình nghệ thuật dân tộc như thi ca, chèo, tuồng, hay thông thường văn hóa được hiểu là lối sống bao gồm phong cách ăn mặc, ẩm thực, cách ứng xử, thậm chí là cả tri thức mà chúng ta tiếp nhận, Ở bài tiểu luận này, chúng tôi sử dụng khái niệm văn hóa được định nghĩa là những chuẩn mực hành vi, chuẩn mực ứng xử đạo đức Theo đó, có thể hiểu văn hóa là những hành vi, ứng xử hàng ngày của mỗi cá nhân từ cách nói chuyện đến cách đi đứng, hành động.

Học đường có thể hiểu là môi trường, không gian để mỗi học sinh, sinh viên có thể học tập, rèn luyện, cùng nhau sinh hoạt và là nơi đáp ứng quyền được học tập của mỗi cá nhân Ở đây học sinh, sinh viên sẽ được giảng dạy, học tập những kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như xã hội, kinh tế, chính trị, Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cũng sẽ được rèn luyện cả về những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như trung thực, thật thà, bản lĩnh, và sức khỏe để trở thành một công nhân có ích cho xã hội. Không chỉ vậy, đây cũng là môi trường để học sinh, sinh viên có thể thỏa niềm đam mê của bản thân, là cơ hội để mỗi cá nhân thử sức trước khi bước ra đời.

Từ hai khái niệm ở trên, văn hóa học đường có thể hiểu là những chuẩn mực hành vi, ứng xử trong không gian trường học, là môi trường quan trọng hàng đầu trong việc giáo dục, giảng dạy, rèn luyện học sinh, sinh viên phát triển toàn diện về cả 4 mặt: đức

- trí - thể - mỹ, có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao, trở thành một công nhân có ích cho xã hội Tuy nhiên, văn hóa học đường không chỉ áp dụng cho đối tượng là học sinh, sinh viên mà ngày cả nhà trường, thầy cô, cha mẹ, Hay chúng ta có thể hiểu theo Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc: “Văn hóa học đường là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô giáo, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp”

2 Khái niệm “Bạo lực học đường ở sinh viên Việt Nam hiện nay”

Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại đến một ai đó Có thể nói bạo lực là những hành vi sử dụng sức mạnh vật lý để

Answer Key - Complete Ielts ban… sách chuyện… 92% (79)20 thực hiện những hành vi gây tổn hại đến thể xác và tinh thần của người khác với những mức độ nặng nhẹ khác nhau Có thể kể đến các hành động như đánh đập, tát mắng, xô đẩy, cào cấu, sử dụng vũ khí, ép buộc quan hệ tình dục, Bạo lực không chỉ giới hạn giữa 2 cá nhân mà nó diễn ra trên một quy mô rộng lớn hơn nữa có thể là nhóm, cộng đồng, thậm chí là quốc gia với nhau Khái niệm bạo lực xuất hiện khi các mối quan hệ giữa con người bắt đầu có mâu thuẫn và diễn ra xung đột Và cho đến hiện nay bạo lực luôn là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất bởi xã hội và đang được nỗ lực để ngăn chặn và giải quyết.

Theokhoản5Điều2Nghị định 80/2017/NĐ-CPđã định nghĩa bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập Hiện nay, khái niệm “Bạo lực học đường” ngày được phổ biến rộng rãi đến mọi cá nhân đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay - lứa tuổi dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm nhất vấn đề này Bạo lực học đường có thể hiểu theo nhiều lớp nghĩa nhưng nhìn chung có thể hiểu là những hành vi có chủ đích của người thực hiện nhằm gây ảnh hưởng một cách tiêu cực đến người khác cả về thể xác và tinh thần, được thực hiện thông qua lời nói hoặc hành động hoặc cả hai Đây là một vấn đề trái với những quy định của pháp luật và vi phạm các chuẩn mực đạo đức của xã hội Tuy nhiên, hiện nay bạo lực học đường ngày càng gia tăng và đa dạng hơn với sự xuất hiện nhiều biến dạng của bạo lực học đường như bạo lực mạng, bạo lực lạnh, Điều đó đã đặt ra thách thức to lớn cho các nhà đứng đầu quốc gia về việc đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề này.

Sinh viên là những bạn trẻ lứa tuổi thường từ 16 đến 25 tuổi theo học ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp - nơi cung cấp cho họ những kiến thức chuyên sâu về một ngành nghề và những kỹ năng mềm nhằm định hướng, chuẩn bị cho công việc tương lai sau này Bên cạnh đó, đây cũng là lứa tuổi vô cùng năng động, sáng tạo, dễ tiếp thu và nếu được định hướng tốt sẽ trở thành những công nhân tốt trong xã hội đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế và chuyển đổi số hiện nay.

Theo cách hiểu thông thường, dư luận xã hội là tập hợp những ý kiến đến từ mỗi cá nhân về những vấn đề, những sự kiện, hiện tượng trong đời sống hàng ngày của chúng ta dưới dạng lời nói hay thông qua hình thức “comment”, “caption” trên các

Hình 1: Một số hình ảnh về bạo lực thể xác diễn ra tại trường học trang mạng xã hội Dư luận xã hội có thể tích cực cũng có thể tiêu cực tùy vào cách nhìn nhận, đánh giá của mỗi cá nhân đối với các sự việc, hiện tượng.

2.5.Kháiniệmảnh hưởngbạolực họcđường Ảnh hưởng bạo lực học đường có thể được hiểu là những hậu quả mà nó đem lại cho nạn nhân bị bạo lực học đường Đó là những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cả về thể xác và tinh thần và có thể để lại di chứng lâu dài thậm chí vĩnh viễn cho nạn nhân bị bạo lực học đường và cả gia đình, người thân của nạn nhân đó Và nó cũng đem lại di chứng lâu dài cho cả quốc gia và toàn xã hội.

Một số hậu quả mà bạo lực học đường mang lại có thể kể đến: nạn nhân bị bạo lực luôn mang trạng thái tâm lý sợ hãi, lo âu, bất an, uất ức; có những biểu hiện rối nhiễu hành vi, mất tự tin, lo sợ khi đến trường dẫn đến lầm lì, ít nói, ngại tiếp xúc với mọi người, dẫn đến sức học giảm sút, thậm chí xuất hiện các vấn đề về tâm lý như trầm cảm; những cá nhân chứng kiến bạo lực học đường cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, cảm thấy tội lỗi khi nhìn thấy thậm chí là quá sợ hãi và không dám ngăn chặn bạo lực học đường, mất niềm tin vào cuộc sống; bạo lực học đường còn ảnh hưởng đến cả bố mẹ của nạn nhân bị bạo lực, họ cũng sẽ rơi vào tình trạng hoảng hốt và lo lắng,

Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của người khác.

Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của người khác Hình 2: Bạo lực tinh thần gây nhiều tổn thương, ảnh hưởng đến người bị bạo lực

THỰC TRẠNG

1 Mức độ phổ biến của tình trạng bạo lực học đường

Hiện nay, theo các nhà nghiên cứu, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bạo lực học đường cao nhất và đang có xu hướng gia tăng chưa có dấu hiệu dừng lại. Không chỉ số vụ bạo lực học đường ngày càng gia tăng mà mức độ cũng ngày càng nghiêm trọng. Điều đáng chú ý là bạo lực học đường phần lớn bắt nguồn từ những mâu thuẫn nhỏ sau đó trở nên nghiêm trọng Bạo lực học đường không chỉ xảy ra với một người, một vụ việc mà đã lan rộng ra nhiều môi trường học đường, từ nông thôn đến thành thị.

Chủ đề bạo lực học đường cũng rất đa dạng và phức tạp, xảy ra ở mọi cấp học từ tiểu học đến đại học Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở nam giới mà còn xảy ra ở nữ giới (đặc biệt ở cấp THCS và THPT), không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn xảy ra giữa học sinh với giáo viên và giữa giáo viên với học sinh.

Chủ đề bạo lực học đường cũng rất đa dạng và phức tạp, xảy ra ở mọi cấp học từ tiểu học đến đại học Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở nam giới mà còn xảy ra ở nữ giới (đặc biệt ở cấp THCS và THPT), không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn xảy ra giữa học sinh với giáo viên và giữa giáo viên với học sinh.

Chúng em đã tiến hành khảo sát 124 học sinh/sinh viên (sinh viên chủ yếu là sinh viên UEL) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó học sinh/sinh viên có giới tính nữ chiếm 76,7% và giới tính nam là 23,4% Cuộc khảo sát chủ yếu được nhiều bạn sinh viên năm nhất quan tâm, chiếm 86,3% so với học sinh THPT và sinh viên năm hai, năm ba, năm tư Từ số liệu, hơn một nửa các bạn học sinh/sinh viên đến từ nông thôn, số còn lại đến từ thành thị Việc xuất thân từ thành thị hay nông thôn cũng là yếu tố quan trọng để xác định xem mức độ phổ biến của bạo lực học đường ở vùng miền đó như thế nào.

Hình 3: Khảo sát số lượng sinh viên từng tiếp xúc với nạn bạo lực học đường

Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy có tới 71,8% người đã từng chứng kiến/nghe qua về bạo lực học đường, tỉ lệ người chưa từng chứng kiến/nghe qua hoặc là nạn nhân của bạo lực học đường là 12,9% và 15,3% là tỉ lệ người là nạn nhân trực tiếp của bạo lực học đường Nhìn sơ qua thì 15,3% có vẻ nhỏ hơn nhiều so với con số 71,8% nhưng nó thật sự không nhỏ như vậy bởi những hệ quả mà nó để lại cho chính nạn nhân và những người xung quanh Môi trường giáo dục là nơi tiếp thu tri thức cho những tài năng tương lai của đất nước, ngoài ra còn truyền dạy đạo đức, văn hóa, nhân cách làm người cho học sinh Sự xuất hiện của bạo lực học đường đã làm xấu đi hình ảnh đúng đắn của ngành giáo dục, mối quan hệ tương thân tương ái giữa thầy và trò, giữa bạn bè đồng trang lứa Vì thế loại bỏ vấn nạn bạo lực học đường đang là vấn đề cấp bách và cần sự thay đổi về mặt nhận thức của cả học sinh/sinh viên, gia đình, nhà trường và xã hội.

Hình 4: Khảo sát các loại BLHĐ hiện có

Trên đây là số liệu thống kê những loại bạo lực học đường nào là phổ biến nhất đối với các bạn học sinh/sinh viên Từ số liệu, ta có thể thấy, đến 96,8% biết đến/từng phải hứng chịu bạo lực bằng lời nói; bạo lực xã hội chiếm 84,7%; kế đến là bạo lực thân thể chiếm 77,4% và cuối cùng là bạo lực mạng với 71% Nhìn chung, bốn loại bạo lực học đường trên gần như đều được đa số học sinh/sinh viên biết đến, chiếm trên 70% Điều đó cho thấy bạo lực học đường đã phổ biến ở mức đáng báo động, đến mức ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại/hình thức bạo lực học đường khác nhau với các hành vi và hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều.

2 Mức độ quan tâm của học sinh/sinh viên đến bạo lực học đường

Mới đây, xảy ra vụ việc một học sinh lớp 9 ở Hà Nội đã nhảy từ tầng 3 xuống đất nghi do bạn trêu đùa Cụ thể, ngày 21/10 trong khi tham gia các hoạt động nhóm môn GDTC, một số bạn đã chơi đùa, trêu chọc nhau tụt quần em H.X.Q Dù đã bị giáo viên nhắc nhở, khi lên lớp, các học sinh này tiếp tục chế giễu em Q Sau đó, em Q xin phép cô giáo ra khỏi lớp, sau ít phút, mọi người phát hiện em đã nhảy lầu từ tầng 3.Theo hồ sơ bệnh án, em H.X.Q bị gãy tay, gãy chân, vỡ xương chậu Trường hợp của em Q chính là ví dụ điển hình cho hành vi bạo lực học đường và hệ quả nghiêm trọng của nó.

Chúng em đã đưa ví dụ thực tế trên vào cuộc khảo sát của mình để lấy ý kiến từ các bạn học sinh/sinh viên về vấn đề trên Cụ thể là:

Hình 5: Khảo sát độ quan tâm của sinh viên về sự kiện trên

Từ biểu đồ trên, hơn một nửa các bạn học sinh/sinh viên là biết đến vụ việc, nhờ vào sự lan truyền nhanh chóng của các trang mạng xã hội cũng như các trang báo điện tử Có đến 32,3% các bạn không hề biết đến vụ việc trên và 8,1% còn lại là đặc biệt quan tâm và có tìm hiểu thêm về vụ việc Những con số trên là những con số biết nói bởi nó cho thấy được mức độ quan tâm của mọi người về các trường hợp bạo lực học đường Sự nhận thức tốt về mức độ nghiêm trọng của bạo lực học đường đã được thể hiện qua tỷ lệ 8,1% Tuy con số này không nhiều nhưng nó cũng là tín hiệu đáng mừng khi vẫn có những cá nhân để tâm tới vụ việc bạo lực học đường và dành thời gian tìm hiểu kĩ hơn về nó.

Hình 6: Khảo sát tâm lý người chứng kiến

Trong số những người biết về vụ việc trên, có 63,4% học sinh/sinh viên là đồng cảm, thương cảm với nạn nhân; 17,9% cảm thấy sợ hãi với sự việc trên; 13,4% nhận thấy quyết định hành động như vậy của nạn nhân là dại dột; 3,6% cảm thấy bình thường vì nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra và 1,8% còn lại là muốn cổ vũ bạo lực.Chắc hẳn sẽ có vài thành phần nghĩ rằng sự việc không nghiêm trọng đến mức em Q.phải nhảy lầu Tuy nhiên, em Q đang ở độ tuổi dậy thì, có nhiều chuyển biến về mặt cảm xúc cũng như suy nghĩ, nhận thức nên điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hành động của em Mọi người hãy nhìn vào hành động của những người bạn đã trêu đùa em, đó không phải là “trêu đùa”, đó là bạo lực tinh thần Từ đó cho thấy vai trò của gia đình và nhà trường trong việc giáo dục các em ảnh hưởng rất lớn đến hành động của các em sau này, và khía cạnh này sẽ được chúng em đề cập trong phần IV Giải pháp

Một điều đáng nói nữa chính là con số 3,6% - tỉ lệ người cảm thấy bình thường vì có nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra Điều này cũng dễ hiểu và nó càng khẳng định thêm cho luận điểm: Bạo lực học đường đã phổ biến đến mức báo động.

Ngoài ra, có 2 bạn (1,8%) có xu hướng trái chiều, chọn vào mục “Muốn cổ vũ bạo lực” Dù nó chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng đối với chúng em, đó lại là một con số đáng quan ngại bởi bạo lực học đường là một hành động sai trái, đáng lên án và cần loại bỏ càng sớm càng tốt và nhóm chúng em cũng như mọi người không thể nào đồng tình với lối suy nghĩ sai lệch này. Đặt giả định là nạn nhân trong vụ việc trên, chúng em nhận được kết quả sau:

Hình 7: Khảo sát giả sử đặt bản thân vào tình huống

Có đến 79,8% các bạn học sinh/sinh viên sẽ nói lại với ba mẹ/thầy cô để giải quyết; 8,9% chọn bạo lực để đáp trả lại bạo lực; 6,5% chọn trả thù bằng những hành động khác và 4,8% chọn giải quyết vấn đề như cách em Q đã làm Nhìn chung, đa số các bạn sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của người lớn vì họ có nhiều quyền năng hơn là học sinh/sinh viên chúng ta Ngoài ra, một số bạn chọn cách trả đũa bằng hình thức bạo lực hoặc là hình thức khác và tiêu cực hơn là làm giống cách mà nạn nhân Q đã làm Thật đáng lo lắng cho con số 4,8% này bởi nếu cái kết cho nạn nhân của bạo lực học đường là cái chết thì quả thật là quá bất công với họ Chính vì thế mà chúng ta phải cùng chung tay xóa bỏ vấn nạn này.

Khi được hỏi về cách giải quyết vụ việc trên với tư cách là người ngoài cuộc, các bạn học sinh/sinh viên đã trả lời như sau:

Hình 8: Khảo sát cách xử lý tình huống của sinh viên

Có hình phạt thích đáng cho nhóm học sinh có hành vi bạo lực học đường là lựa chọn của 42,7% học sinh/sinh viên Tiếp đến là đẩy mạnh giáo dục về bạo lực học đường trong môi trường học tập (29,8%) và cuối cùng là trấn an, điều trị tâm lý cho nạn nhân chiếm 27,4%.

Qua sự việc bạo lực học đường thực tế ở trên đã cho ta thấy cái nhìn tổng quát về thực trạng của bạo lực học đường đang ở mức nguy hiểm như thế nào, bao gồm mức độ phổ biến của bạo lực học đường, mức độ quan tâm đến bạo lực học đường, cách các bạn đối diện với sự việc đó và cách giải quyết.

3 Nhận thức, hành vi khi đối diện với bạo lực học đường và các xu hướng hành động khác

NGUYÊN NHÂN

Qua khảo sát về nguyên nhân của bạo lực học đường, chúng em có bảng số liệu sau đây:

Hình 15: Khảo sát nguyên nhân dẫn đến tâm lý bạo lực học đường

Từ bảng số liệu cho thấy có 90,3% bạn nghĩ do tâm lý lứa tuổi: tính hiếu thắng muốn thể hiện bản thân; tiếp đến là mâu thuẫn phát sinh qua giao tiếp (83,9%); mạng xã hội, Internet (82,3%); các hình thức kỷ luật về bạo lực học đường chưa có tính răn đe giáo dục đúng mức chiếm 64,5%; bị bạn bè lôi kéo, rủ rê (62,9%); sự thiếu quan tâm của phụ huynh (58,1%) và cuối cùng là áp lực thành tích, học tập chiếm 40,3%.

Ta có thể thấy có nhiều nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường, điển hình như tâm lý lứa tuổi Giống như trường hợp của em Q ở ví dụ thực tế trên, cả Q và bạn cùng lớp của Q đều đang trải qua những thay đổi về thể chất cũng như nhận thức nên mới dẫn tới hành động như vậy Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp các em nhỏ thích thể hiện ta đây là trùm, là đại ca, muốn đứng đầu và chỉ đạo người khác, một phần có lẽ là ảnh hưởng từ phim ảnh cũng như Internet - một nguyên nhân cũng xuất hiện trong bảng dữ liệu trên Với sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với điện thoại, ipad, máy chơi game từ khá sớm, nguy hiểm hơn là tiếp xúc với những game có yếu tố bạo lực, kinh dị dẫn đến sự thay đổi nhận thức theo hướng tiêu cực hơn, từ đó ngày càng có nhiều trẻ có xu hướng bạo lực. Đi sâu hơn về mạng xã hội thì mạng xã hội là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn tới bạo lực học đường mà cụ thể hơn là bạo lực qua mạng, trong tiếng Anh được gọi là “Cyberbullying” Một đặc điểm nổi bật của bạo lực qua mạng là tốc độ lan truyền chóng mặt, chính vì thế mà nạn nhân phải chịu ảnh hưởng có thể gấp hai, gấp ba lần so với bạo lực bằng lời nói và bạo lực xã hội.

Hay là sự thiếu quan tâm của phụ huynh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi bạo lực người khác của con trẻ khi lớn lên Cha mẹ là người tiếp xúc đầu tiên và nhiều nhất với con, dạy dỗ bảo ban các con nên người, vì thế cha mẹ là tấm gương, và cách dạy dỗ không đúng của cha mẹ sẽ tác động đến hành vi của con trẻ ngay từ khi còn nhỏ, từ đó gây ra hậu họa về sau Một số cha mẹ quá bận bịu với công việc, họ ít để tâm đến con cái, họ ỷ lại vào những cô giúp việc, những cô giáo trông trẻ, hay những giáo viên trên lớp, gia sư tại nhà thông qua những câu nói như “Mong cô dạy dỗ, quan tâm cháu giúp” Qua thời gian, khi phụ huynh có một lúc nào đó thấy rằng nên quan tâm đến con cái của mình và hỏi con rằng “Dạo này học tốt không con? Mọi chuyện vẫn ổn chứ?”, con trẻ chỉ đáp lại bằng một nụ cười trống rỗng và câu trả lời: “Con ổn”. Nhưng liệu những đứa trẻ có đang ổn hay không, hay chúng đang trong quá trình thay đổi tính cách suy nghĩ trong mình trở nên tiêu cực hơn, hoặc thậm chí, chúng đã trở thành kẻ bạo lực học đường hoặc nạn nhân của bạo lực học đường? Những người làm cha làm mẹ không thể nào biết được những đứa con của họ đã thay đổi như thế nào cho đến khi những sự việc đau lòng xảy ra và một lần nữa reo lên hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người.

Một nguyên nhân khác cũng đáng lên án không kém đó chính là các hình thức kỷ luật về bạo lực học đường chưa có tính răn đe giáo dục đúng mức Nhà trường và thầy cô dường như đã quá coi nhẹ những vấn đề này, họ chỉ nghĩ đơn thuần là bạn bè với nhau lâu lâu có vài xích mích nhẹ, rồi ngày mai cũng sẽ làm lành trở lại, nên các giáo viên chỉ khiến trách những học sinh có hành vi bạo lực một cách xuề xòa cho xong trách nhiệm, cha mẹ cũng phủi phui không mấy bận tâm, tuy nhiên sự việc không hề đơn giản như vậy Từ đó, một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên cũng như nhà trường là cần xem xét tính nghiêm trọng của sự việc, dù là xích mích lớn hay nhỏ cũng cần có những tuyên bố khiển trách, hình phạt công bằng, nghiêm minh nhằm tạo tính đúng đắn, tính công bằng, quan tâm chia sẻ của môi trường giáo dục, không thể để học sinh dần thờ ơ và không còn muốn chia sẻ với giáo viên, dần mất kết nối với mái trường của mình chỉ vì những hành động vô trách nhiệm của những thầy cô giáo với cái mác

“hết lòng tận tụy vì thế hệ tương lai”.

Chung quy lại, dù là nguyên nhân nào thì cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến nạn nhân vô cùng nghiêm trọng, về mặt thể xác lẫn tinh thần và có thể trở thành nỗi đau không bao giờ có thể xoa dịu được.

HỆ QUẢ

Nhóm chúng em đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ và qua đó đã đi đến một số kết luận về hệ quả của bạo lực học đường như sau:

Hình 16: Khảo sát khả năng đồng cảm với nạn nhân

Theo như số liệu thu được sau khi khảo sát, có thể thấy rõ ràng bạo lực học đường đã để lại những hệ quả nghiêm trọng cho nạn nhân cả về thể xác lẫn tinh thần Cụ thể, có 83,7% nạn nhân hứng chịu những vết thươngđể lại cho tác động vật lý, 75% nạn nhân mất tập trung trong học tập, 69,4% nạn nhân có nhận thức sai lầm về cuộc sống và đáng chú ý hơn cả là 92,7% nạn nhân ám ảnh sợ xã hội Những con số to lớn này là những bằng chứng không lời khẳng định cho mức độ nghiêm trọng của hệ quả mà bạo lực học đường để lại.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là những hệ quả cơ bản và to lớn nhất, Trên thực tế tác động của bạo lực học đường không chỉ dừng lại ở đây Tâm lý chung của các nạn nhân mà hậu quả của bạo lực học đường để lại đó chính là sự lo lắng, sợ hãi, bất an và bị ám ảnh Hầu hết các bạn sẽ mất rất lâu để quên được hoặc bị ám ảnh cả đời Các bạn học sinh là nạn nhân thường có biểu hiện lầm lì, ít nói, tự ti, lo sợ thậm chí phát sinh vấn đề về thần kinh Bên cạnh đó là nỗi lo lắng bị mọi người ghét và sợ bị trả thù dẫn đến tư tưởng lệch lạc, nhận thức sai lầm về cuộc sống, muốn trả thù đời, trở thành kẻ gây bạo lực hoặc đi tìm sự quên lãng trong những tệ nạn khác và tệ hơn hết là tìm đến sự giải thoát thông qua cái chết.

Hình 17: Bạo lực học đường khiến nạn nhân trầm cảm(Nguồn ảnh: Google)

2 Đối với người chứng kiến

Hình 18: Khảo sát ảnh hưởng của BLHĐ đến người chứng kiến

Không chỉ nạn nhân, bạo lực học đường còn tác động mạnh mẽ đến mặt tâm lý của những người chứng kiến Ở đây ta có đến 79% người sau khi chứng kiến bạo lực học đường đã sợ hãi xã hội, trở nên thu mình và ít giao tiếp 54% người chứng kiến hùa theo, ủng hộ bạo lực và 64,5% có xu hướng bạo lực hóa Việc chứng kiến những hành vi bạo lực khiến học sinh, sinh viên cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không hề bị trừng trị thích đáng có thể khiến những người chứng kiến hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai Những cuộc thăm dò ở Mỹ đã cho thấy rằng những em chứng kiến mà im lặng thì 33% cảm thấy giận dữ nhưng bất lực, cho rằng lẽ ra các em nên làm gì đó nhưng đã không dám làm; 24% cho rằng việc đó chẳng liên quan gì đến các em; điều này nếu kéo dài và lặp đi lặp lại sẽ tạo nên một nhóm người vô cảm trước những bất công hay nỗi đau của người khác Qua đó đã phản ánh rõ một hệ quả đáng báo động rằng “Bạo lực học đường đang trở thành một mầm bệnh của xã hội và có tốc độ lây lan nhanh chóng”.

Hình 19: Người chứng kiến cười đùa, ủng hộ khi thấy đánh nhau(Nguồn ảnh: thanhnien.vn)

3 Đối với gia đình và nhà trường

Hình 20: Khảo sát mức độ ảnh hưởng của BLHĐ đến gia đình nạn nhân

Ta lại thấy những con số rất lớn tiếp tục xuất hiện: 83,1% ý kiến cha mẹ sẽ đau đớn khi mất đi đứa con là nạn nhân của bạo lực học đường; 77,4% cho rằng gia đình phải mất đi một khoản tài chính lớn để khắc phục hậu quả; trong khi đó 60,5% thì có suy nghĩ bạo lực học đường sẽ gây nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái và 54% là mâu thuẫn giữa cha mẹ với nhau.

Hiện nay, tâm lý chung của cha mẹ đó chính là rất dễ chán nản, thất vọng về con Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ không thể làm cho các bậc phụ huynh vừa lòng Nếu con đánh nhau với bạn, bị nhà trường xử phạt, bị cha mẹ nạn nhân lên tiếng thì cách xử lý phổ biến nhất được các bậc cha mẹ lựa chọn là chửi mắng, trách móc, thậm chí là đánh đập con mình Điều đó đồng nghĩa với việc họ gieo thêm vào đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái Không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng hơn nếu như cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý và giáo dục con Không ai chịu nhận lỗi về mình, vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn với nhau chỉ vì con cái Không những thế nếu những hành vi bạo lực của học sinh để lại hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác thì gia đình phải mất thêm một khoản tài chính lớn để giải quyết hậu quả Đó là chưa kể, gần đây có những vụ bạo lực học đường đã dẫn tới những cái chết thương tâm của những em học sinh vô tội Nỗi đau đó đối với bất cứ gia đình nào cũng không thể bù đắp được Trước thực trạng bạo lực học đường trở nên nghiêm trọng thì sự lo lắng của các bậc phụ huynh càng được đẩy lên cao Không chỉ lo lắng cho việc học mà còn lo lắng cho sự an toàn của con cái, lo lắng cho tương lai và cả tính mạng của con mình.

Hình 21: Bạo lực học đường gây nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ.

Hình 22: Khảo sát mức độ ảnh hưởng của BLHĐ đối với nhà trường

Tiếp tục với bảng thống kê khảo sát về ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với nhà trường Có đến 87,1% đồng tình với việc nhà trường mất đi tính quy phạm, việc dạy học sẽ không còn hiệu quả như mong đợi; 83,1% học sinh, sinh viên cảm thấy bất an, lo lắng; 79% thì lại mất niềm tin vào nhà trường và giáo viên trong việc dạy dỗ, bảo vệ học sinh và 77,4% ngại đến trường, thường xuyên vắng học.

Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm Người lớn, cả thầy cô lẫn cha mẹ, có khi không hay biết, có khi xem đó như làmột phần tự nhiên của tuổi mới lớn nên để các em tự giải quyết (trừ khi những hành vi này đi đến thái quá) mà không biết rằng những hành vi bạo lực được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra những tổn thương thể chất hoặc tâm lý cho nạn nhân, và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung vì các em học sinh không cảm nhận được sự an toàn ngay trong chính ngôi trường của mình Đã có không ít học sinh từ chối đến trường vì sợ bị bạn bè trêu chọc, đánh đập Điều đó cho thấy môi trường nhà trường không còn tính lành mạnh, hấp dẫn và là nỗi sợ hãi của học sinh.

Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô Cũng không quên nói tới những hành vi bạo lực của giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính quy phạm, uy tín, danh dự người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học sẽ không thể đạt được như mong đợi Đó là chưa kể, những hành vi bạo lực của giáo viên có thể làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đến tiết học của mình.

Qua đó ta có thể thấy hậu quả của bạo lực học đường không chỉ gói gọn giữa những học sinh, sinh viên với nhau mà gia đình và nhà trường cũng phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để giải quyết vấn nạn này Kể cả khi vụ việc được giải quyết xong, dư âm và những tổn thương không thấy được vẫn là câu chuyện dài về sau.

4 Đối với người gây bạo lực:

Người gây bạo lực sẽ phát triển không toàn diện dẫn đến thiếu hụt về nhân cách, mất dần nhân tính, làm gương xấu cho người khác học theo Bạo lực học đường là mầm mống của tội phạm, tội ác, là căn nguyên tạo ra sự biến đổi của xã hội, của lương tri con người Chủ thể gây ra bạo lực sẽ không thể định hướng được cho sự phát triển nhân cách của mình, làm ảnh hưởng xấu tới học tập Người gây ra bạo lực sẽ trở nên lẻ loi, bị cô lập, mọi người xa lánh căm ghét.

Học sinh gây bạo lực cũng phải đối mặt với việc chịu kỷ luật của nhà trường có thể là đình chỉ học tập tạm thời hoặc bị đuổi học, ở mức độ nghiêm trọng hơn là phải chịu sự truy tố của pháp luật Không những thế những học sinh gây bạo lực cũng có nguy cơ phải đối mặt với kết quả học tập không tốt bởi vì các em có đặc điểm là luôn nuôi dưỡng niềm tin về “sức mạnh” của mình dẫn đến không còn muốn học, thích sớm ra đời để chứng tỏ bản thân nên lơ là học tập và kết quả học tập sa sút Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác và trở thành một mối nguy cho xã hội.

Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Nho giáo với những lễ nghi, phép tắc và chuẩn mực đạo đức Chính nhờ những lễ nghi, phép tắc đó mà xã hội

Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Nho giáo với những lễ nghi, phép tắc và chuẩn mực đạo đức Chính nhờ những lễ nghi, phép tắc đó mà xã hội luôn được ổn định Những nét văn hóa ấy đã ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi người dân Việt với sự tôn trọng lễ nghĩa giữa cha con, anh em, thầy trò, bằng hữu Thế nhưng, kể từ khi đất nước chuyển hướng theo cơ chế kinh tế thị trường, cùng với đó là xu thế toàn cầu hóa, đất nước mở cửa hội nhập thì những nét văn hóa truyền thống đã dần thay đổi Những chuẩn mực đạo đức quý giá ấy đã dần bị phai nhạt, thay vào đó là những nét văn hóa hiện đại, lai căng Sự tiếp biến văn hóa là điều không thể tránh khỏi, thế nhưng để những nét văn hóa không phù hợp du nhập vào và làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp là những điều không nên Giờ đây, có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, thậm chí đánh thầy ngay trên bục giảng đến mức ngất xỉu; bạn bè đánh đấm, đâm chém nhau xảy ra khá thường xuyên Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.

Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã hội thì hành vi bạo lực chốn học đường cũng đã là một phần không nhỏ làm mất trật tự xã hội Những vụ bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên nhà trường mà phần lớn còn xảy ra ở bên ngoài nhà trường Những vụ bạo lực học đường có thể là giữa một học sinh với một học sinh những cũng có thể là những hành vi “đánh hội đồng” và cả những vụ bạo lực học đường có sự tham gia của những người ngoài, vì thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra không phải là nhỏ Một khi những vụ bạo lực học đường diễn ra thì nó đã làm cho môi trường xã hội không còn tính lành mạnh, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì sự “ô nhiễm môi trường xã hội” này sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến đời sống, văn hóa xã hội của cả một quốc gia.

GIẢI PHÁP VÀ THÁCH THỨC

Khi có bạo lực học đường xảy ra, thường có câu hỏi rằng trách nhiệm thuộc về ai?

Là giáo dục gia đình, nhà trường hay là do xã hội? Thực chất đây là vấn nạn cần sự chung tay của cả cộng đồng.

Giao tiếp cẩn thận, tránh sử dụng từ khó nghe có tính miệt thị.

Chấp hành tốt nội quy của nhà trường, pháp luật nhà nước.

Hạn chế, tránh tiếp xúc; học đòi theo xu hướng bạo lực.

Học cách kiềm chế cảm xúc, nhẫn nhịn để tránh leo thang căng thẳng. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo.

Hình 23: Sinh viên UEL tham gia xuân tình nguyện

Nguồn ảnh: Xuân tình nguyện UEL 1.2.Đốivớigiađình

Phụ huynh nên dành nhiều thời gian cho con cái, luôn quan tâm, chia sẻ để giúp cho trẻ có một môi trường sống lành mạnh

Hạn chế các hành vi bạo lực gia đình trước mặt trẻ nhỏ.

Luôn quan sát, can thiệp kịp thời nếu trẻ có những hành vi bất thường. Phối hợp với giáo viên, nhà trường giáo dục con cái tránh xa những nhân tố trong môi trường bạo lực.

Thường xuyên tổ chức giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.Nhà trường cần có những hình phạt nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.

Tổ chức nhiều hoạt động rèn luyện, thi đua thể thao, các chương trình công tác xã hội để học sinh, sinh viên tham gia.

Tổ chức các buổi tọa đàm, tuyên truyền về phòng chống bạo lực.

Ngăn chặn, phòng chống các tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình Bởi đây là nguồn cơn dẫn đến các hành vi bạo lực ở giới trẻ.

Việc không giỏi trong kiềm chế cảm xúc đã dẫn đến các hành động tiêu cực trước khi nhà trường và gia đình kịp thời can thiệp.

Sự vô cảm và thờ ơ của xã hội.

Thiếu tự tin về bản thân.

Sự can thiệp, bảo vệ quá mức của phụ huynh và hành vi tiêu cực của một số cá thể giáo viên đã làm suy giảm quyền lực của nhà giáo khiến việc giáo dục bớt tính hiệu quả.

Trong một xã hội với lối tư duy vật chất, điểm số đang trở thành ưu tiên hàng đầu của hầu hết các phụ huynh, dẫn đến việc “tiên học lễ” không còn được coi trọng. 2.3.Đốivớigiađình

Mạng xã hội, nơi tiềm ẩn những bạo lực, tệ nạn là một nơi rất khó để quản lý. Áp lực từ kinh tế khiến các bậc phụ huynh không có nhiều thời gian để quan tâm con cái.

Sự can thiệp sâu của các mạng xã hội đã gây khó khăn trong việc bảo vệ,quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên. Đối với nạn nhân: Đôi khi nạn nhân cần sự quan tâm của mọi người xung quanh Tuy nhiên việc trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng càng khiến tinh thần nạn nhân trở nên tiêu cực hơn. Đối với đối tượng bắt nạt: Việc thông tin bị công khai có thể biến người gây bạo lực trở thành nạn nhân bạo lực, cụ thể là bạo lực mạng Đồng thời sự tấn công trỉ trích từ dư luận thông qua mạng xã hội gây cản trở việc giáo dục, hồi hướng cho các em, tệ hơn hết có thể dẫn đến những sự việc đáng tiếc không mong muốn.

Ngày đăng: 25/03/2024, 10:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w