1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Báo cáo bài tập lớn điện tử số Mạch báo thức đếm lùi

16 23 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mạch Báo Thức Đếm Lùi
Tác giả Nguyễn Quang Học, Đặng Ngọc Lõn, Ngụ Trung Nghĩa, Trần Vừ Hoàng Long
Trường học Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Chuyên ngành Điện Tử Số
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 0,97 MB
File đính kèm Báo cáo BTL ĐTS.rar (902 KB)

Nội dung

Mục lục I. Giới thiệu chung 2 II. Sơ đồ khối 2 III. Các IC và cồng logic được sử dụng trong mạch 3 1. Các IC 3 1.1. IC 555 3 1.2. IC 74192 4 1.3. IC7447 7 1.4. LED 7 đoạn anot chung 9 1.5. LED đơn 9 2. Các cổng logic trong mạch 10 2.1. Cổng AND 10 2.2. Cổng NOT 10 2.3. Cổng OR 11 2.4. Cổng NOR 11 IV. Nguyên lý hoạt động 12 1. Nguyên lý 12 2. Sử dụng 13 V. Mạch kết quả và một số kết quả mô phỏng 13 1. Mạch kết quả 13 2. Một số kết quả 14 VI. Đánh giá hoạt động của mạch 15 1. Ưu điểm 15 2. Nhược điểm 15

Trang 1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

ĐIỆN TỬ SỐ

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN

Đề tài: Mạch báo thức đếm lùi

- Đặt giờ báo thức

- Đếm lùi về 0

- Xử lí khi có báo thức

Sinh viên thực hiện: - Nguyễn Quang Học – B21DCVT212

- Đặng Ngọc Lân – B21DCVT268

- Ngô Trung Nghĩa – B21DCVT324

- Trần Võ Hoàng Long – B21DCVT276

Trang 2

Mục lục

I Giới thiệu chung 2

II Sơ đồ khối 2

III Các IC và cồng logic được sử dụng trong mạch 3

1 Các IC 3

1.1 IC 555 3

1.2 IC 74192 4

1.3 IC7447 7

1.4 LED 7 đoạn anot chung 9

1.5 LED đơn 9

2 Các cổng logic trong mạch 10

2.1 Cổng AND 10

2.2 Cổng NOT 10

2.3 Cổng OR 11

2.4 Cổng NOR 11

IV Nguyên lý hoạt động 12

1 Nguyên lý 12

2 Sử dụng 13

V Mạch kết quả và một số kết quả mô phỏng 13

1 Mạch kết quả 13

2 Một số kết quả 14

VI Đánh giá hoạt động của mạch 15

1 Ưu điểm 15

2 Nhược điểm 15

Trang 3

I Giới thiệu chung

Mạch báo thứ đếm lùi là mạch cho phép ta đặt sẵn một khoảng thời gian nào đó Khi bấm nút khởi động thì mạch sẽ đếm ngược từ giá trị trước đó về 00:00:00, lúc

đó sẽ có ín hiệu chuông báo thức Khi chuông báo kêu thì cho phép chọn các chế

độ tắt chuông đi hoặc định lại thời gian hẹn giờ

Mạch cần sử dụng các IC tạo xung, IC đếm và giải mã BCD sang LED 7 đoạn

để hiển thị thời gian, sử dụng các nguồn VCC=5V

II Sơ đồ khối

- Khối 1: là một IC 555 có nhiệm vụ tạo xung đi vào khối 2

- Khối 2: là 6 IC 74192 mắc nối tiếp, tiếp nhận xung từ khối 1 và khối 5, có nhiệm vụ thực hiện việc đếm theo đồng hồ, và truyền tín hiệu đến khối 3 giải mã

- Khối 3: là IC 7447 có chức năng giải mã từ BCD sang LED 7 đoạn ở khối 6 Mỗi IC sẽ giải mã một nhóm tín hiệu song song xuất ra từ một IC 74192 ở khối 2

- Khối 4: khối tiếp nhận dữ liệu từ khối 2, xử lý khi đồng hồ báo về 0 từ Ring, Silence, Snooze, …

Trang 4

III Các IC và cồng logic được sử dụng trong mạch

1 Các IC

1.1 IC 555

Đây là loại IC định thời với chức năng tạo xung IC 555 hoạt động ở cả hai chế

độ: phi ổn (không ổn định – dao động) và đơn ổn (ổn định – tạo xung hay tạo sự

trì hoãn) Người ta dùng IC 555 trong phần lớn các ứng dụng dòi hỏi chức năng dao động đa hài

Dưới đây là sơ đồ chân IC 555: Chi tiết từng chân:

Sơ đồ khối nguyên lý của IC 555

Sơ đồ nguyên lý của IC 555 gồm một mạch phân áp 3 điện trở R mắc nối tiếp với chân 8 Ở đây chân 8 bao gồm nguồn nuôi của các bộ so sánh và các cổng logic

Trang 5

trong mạch Mạch gồm hai bộ so sánh (1) và (2) Điện áp đầu vào của bộ so sánh (1) có giá trị là 23 VCC,của bộ (2) là 13 VCC

Điện áp VCC nối giữa chân 8 có giá trị từ 5V tới 25V tuỳ vào mức biên độ của xung đầu tra Trong bài này ta sử dụng nguồn Vcc = 5V

Sơ đồ nguyên lý của mạch tạo xung sử dụng IC 555 được trình bày như hình sau:

Chân 2, 6 và tụ C được nối với nhau nên hiệu điện thế

trên tụ sẽ điều khiển đồng thời cả hai bộ so sánh điện áp

Nếu điện thế này vượt mức ngưỡng 23 VCC, thì xung trên

đầu ra của Trigger sẽ bị xoá Ngược lại, khi tụ phóng

xuống dưới mức 13 VCC thì xung ra lại được lập Quá trình

này sẽ tiếp diễn và cho một chuỗi xung ở lối ra Bên cạnh

đó ta nối thêm một tụ C2 = 10 nF vào chân số 5 để chống

nhiễu

- Thời gian nạp:

tnạp = (R1 + R2) * C * ln2

- Thời gian phóng:

tnạp = R2 * C * ln2

- Chu kì của xung đầu ra:

T = tnạp + tph = ln2 * (R1 + R2) * C

f = 1 T= 1

ln 2 (R 1+2 R 2)C (Hz)

Để tạo xung đồng hồ có tần số f = 1 Hz ta chọn các giá trị của R, C như sau:

R1 = 4,3k, R2 = 5k, C1 = 100µF

1.2 IC 74192

Trang 6

Đây là loại IC đếm thập phân đồng bộ, có khả năng đếm lên hoặc xuống, có 2 chân DN/UP riêng biệt để đếm xuống/lên, và có 2 chân TCD (đối với đếm lùi) và

TCU (đối đếm tiến) là các gợn xung ra Các chân TCU, TCD có mức logic 1 và nó sẽ chuyển về mức thấp khi kết thúc một vòng đếm

Có một chân PRESET để thiết lập tín hiệu và một chân RESET đưa bộ đếm về 0

Bảng trạng thái:

Ngoài ra, IC này còn có 4 chân để load 4 dữ liệu trước khi đếm và 4 chân đưa dữ liệu ra ngoài Các đầu vào nạp dữ liệu D3 D2 D1 D0 dưới dạng BCD Dữ liệu (D3 D2 D1 D0) sẽ được nạp vào bộ đếm khi chân PL ở mức logic thấp PL=0, khi PL=1

Sẽ là bộ đếm mod 10 Q3 Q2 Q1 Q0 là các đầu ra dữ liệu dưới dạng mã BCD

MR là đầu vào xoá, khi MR=1 thì dữ liệu đầu ra Q3 Q2 Q1 Q0 bị xoá về 0000 Dưới đây là sơ đồ của IC 74192:

Trang 7

Ở đây do yều cầu của chúng ta là cần phải cho mạch đếm như đồng hồ nhưng mỗi IC 74192 chỉ có thể đếm trong khoảng 0-9 (chỉ hiện thị 1 chữ số) nên

ta phải ghép chồng 6 IC 74192 lại với nhau Mỗi IC

sẽ đảm nhận vai trò đếm hàng đơn vị, một sẽ đếm hàng chục của giờ, phút, giây

Để đảm bảo yêu cầu này, ta lợi dụng ngõ ta TCU hoặc TCD của IC này nối đến ngõ UP hoặc DOWN của IC kia Mỗi IC đếm đồng bộ, nhưng cả khối 6 IC đếm không đồng bộ vì xung đồng hồ dợn sóng từ IC này qua IC khác

Vì muốn mạch hiên thị được giống như đồng hồ nên dùng các chân D0 đến D3

để đặt các giá trị tối đa cho phút giây cho 60 phút và 60 giây

Trang 8

Ví dụ cho cách mắc hàng giây:

1.3 IC7447

IC 7447 là IC giải mã BCD sang LED 7 đoạn anot chung Sơ đồ chân:

Trang 9

Bảng trạng thái:

H: High Voltage Level – mức điện áp cao

L: Low Voltage Level – mức điện áp thấp

X: Immaterial – tuỳ chọn

Đây là IC chuyển từ mã nhị phân sang các số tương ứng được hiện thị trên LED

7 đoạn IC có ngõ ra tích cực mức thấp IC có:

- 7 ngõ ra từ a b c d e f g

- 4 ngõ vào dữ liệu A B C D

- Chân LT có tác dụng kiểm tra LED có hoạt động không

- Chân RBO = 0 thì LED tắt

- Chân RBI = 0 thì LED tắt còn các đầu vào ở giá trị khác, đầu ra hiển thị các chữ số khác 0 vẫn sáng bình thường

- Chân RBO và RBI có tác dụng để khắc phục trường hợp hiển thị những số 0 không cần thiết nếu có nhiều hơn 1 LED

Trang 10

1.4 LED 7 đoạn anot chung

Nguyên lý hoạt động của LED: Cấp nguồn cho chân nào thì đoạn tương ứng với chân đó sáng Ví dụ nếu đưa chân A lên mức logic 0 thì đoạn a sẽ sáng (mức logic

0 tương ứng với điện áp thấp)

Tương tự nếu hiện thị số 2 thì mức logic tương ứng ABCDEF là 0010010, số 3

là 0000110, 4 là 1001100, …

1.5 LED đơn

Trang 11

2 Các cổng logic trong mạch

2.1 Cổng AND

Bảng trạng thái và kí hiệu cổng AND:

Cổng AND dùng để thực hiện phép nhân logic Ngõ ra của cổng logic AND chỉ lên mức 1 khi tất cả các ngõ vào là mức 1

- A, B: ngõ vào tín hiệu logic

- 0: mức logic thấp

- 1: mức logic cao

Một số IC chưa cổng AND: IC 4081, IC 74LS08, IC 4703, …

IC 4073 và IC 74LS08

Trang 12

Dùng để đảo tín hiệu đầu vào Bảng trạng thái và kí hiệu cổng NOT:

Tín hiệu giữa ngõ ra và ngõ vào luôn ngược mức logic nhau

Một số IC chứa cổng NOT: IC 7400, IC 7404, IC 7414, …

IC 7414

2.3 Cổng OR

Cổng OR dùng để thực hiện phép cộng logic Bảng trạng thái và kí hiệu cổng OR:

Ngõ ra cổng OR ở mức 1 khi ngõ vào có ít nhật một ngõ ở mức 1

Một số IC chứa cổng OR: IC 74HC32, IC 74HC4075, …

2.4 Cổng NOR

Dùng để thực hiện phép đảo cổng OR Bảng trạng thái và kí hiệu cổng NOR:

Trang 13

A B Y

Ngõ ra cổng NOR sẽ ở mức 1 khi tất cả ngõ vào ở mức 0

Một số IC chứa cổng NOR: IC 4001, IC 4025, IC 74HC02, …

IV Nguyên lý hoạt động

1 Nguyên lý

- Xung 1 Hz được đưa từ khối tạo xung 555 đến khối 2 để đếm xuống thì đầu ra của IC 555 được nối với chân DN của IC 74192 đếm chân giây UP được nối với BUTTON, chân PL nối với TCD, chân MR nối nguồn MASS Các IC 72192 đếm được nối tiếp không đồng bộ với nhau, khi IC hàng bên trái đếm hết sẽ đưa tín hiệu

ra IC bên phải ngay cạnh nó, cứ như vậy sẽ đếm được thời gian như đồng hồ

- Các IC đếm được nối song song với các IC giải mã BCD 7 đoạn 7447, các IC

7447 sẽ nối song song với bộ hiển thị LED 7 đoạn anot chung

- Các đầu ra của IC 74192 nối với cổng NOR U15 đến U20 và được nối với U21 (cổng AND), đầu ra của U21 và đầu ra xung của IC 555 nối với cổng OR U22

và đầu ra U22 nối với chân DN của IC 74192 đếm đơn vị giây Khi bộ đếm về 0 thì đầu ra của U21 mức logic 1 khiến đầu ra của U22 không còn hoạt động dạng xung nữa mà ở mức logic 1 khiến IC đếm hàng giây đơn vị ngừng hoạt động dẫn đến toàn bộ bộ đếm ngừng hoạt động Lúc này đầu ra của U24 có dạng xung để chuông kêu (ở đây dùng thêm đèn LED cho tiện quan sát, khi đền sáng cũng là lúc chuông kêu)

- Đầu ra của U24 nối với switch SILENCE Khi bấm switch SLIENCE thì đầu

Trang 14

- Khi bấm vào switch SNOOZE thì sẽ đưa tín hiệu đến chân UP của IC 74192 đếm phút hàng chục, các IC này load các giá trị là 9 phút 59 giây Lúc này U21 ở mức logic âm nên mạch sẽ tiếp tục đếm ngược về 0

- Đầu vào âm thanh dùng xung của đầu ra IC 555 1 Hz

- Có SW2 để reset toàn bộ mạch đếm về 0

các chân UP của 74192 đơn vị đếm giờ, phút, giây Có thể chỉnh thời gian bằng switch SNOOZE

- Hiện tại mạch có thể chỉnh được tối đa 99 giờ 99 phút 99 giây tương đương

100 giờ 40 phút 39 giây,

2 Sử dụng

BUTTON chỉnh giờ, phút, giây đến thời gian mong muốn

- Khi bộ đếm đếm ngược về 0 thì đèn LED sẽ nháy và chuông kêu Khi đó có lựa chọn bấm switch SNOOZE thì mạch sẽ đếm ngược lại từ 9 phút 59 giây, chuông ngừng kêu Bên cạnh đó có thể sử dụng button SILENCE để thực hiện chứ năng chỉ báo đèn hoặc báo đèn và chuông

V Mạch kết quả và một số kết quả mô phỏng

1 Mạch kết quả

Trang 15

2 Một số kết quả

a Khi đồng hồ đếm về 0, đèn sáng

b Khi đèn sáng, bấm SNOOZE thì đèn không sáng nữa và đồng hồ đếm ngược lại từ 10 phút 00 giây (ảnh chụp sau khi bấm nút SNOOZE nên hiển thị 9 phút 55 giây)

Trang 16

VI Đánh giá hoạt động của mạch

1 Ưu điểm

- Mạch hoạt động tốt, có độ chính xác cao trong việc đếm thời gian và thông báo khi đến thời điểm đếm lùi kết thúc

- Mạch có khả năng đếm ngược với lượng thời gian lên tới 100 giờ 40 phút 39 giây

- Mạch có thể thiết kế vời nhiều tính năng khác nhau, từ việc đếm lùi đơn giản đến tính năng hẹn giờ, phát nhạc báo thức, … Điều này giúp cho mạch có thể ứng dụng đa dạng, tích hợp vào các thiết bị điện tử như đồng hồ, bộ định thời, máy tính,…

2 Nhược điểm

- Mạch báo thức đếm lùi tự động có độ phức tạp cao, đặc biệt khi tích hợp nhiều tính năng khác nhau

- Mạch sử dụng nhiều linh kiện, dẫn đến chi phí sản xuất và thiết kế cao, đặc biệt là với các tính năng phức tạp

Hết

Ngày đăng: 23/03/2024, 11:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w