- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả kết hợp nuôi trồng thủy hải sản, phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là phát triển kinh tế liên hoàn => Kết
Trang 1BUỔI 43: CHUYÊN ĐỀ VÙNG KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I LÝ THUYẾT
1 Khái quát chung
- Gồm 13 tỉnh, là vùng đồng bằng châu thổ sông lớn nhất cả nước
- Địa hình:
+ Có 3 mặt giáp biển, mùa khô kéo dài, địa hình thấp trũng nhát cả nước
(NGUYÊN NHÂN XÂM NHẬP MẶN)
+ Sông ngòi dày đặc => Thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản và giao thông vận tải đường sông, đặc biệt là THAU CHUA, RỬA MẶN
+ Chủ yếu là đất phèn (Tỉ trọng lớn nhất), đất phù sa, đất nhiễm mặn
- Khoáng sản: Than bùn, VLXD
- Là vùng chuyên canh cây lương thực lớn nhất cả nước (Diện tích gieo trồng lớn nhất => Sản lượng lớn nhất)
VẤN ĐỀ TỰ NHIÊN NỔI BẬT NHẤT: Xâm nhập mặn
2 Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu
2.1 Thế mạnh:
- Gồm 3 nhóm đất chính:
Đất phủ sa ngọt: Nằm ở ven sông Tiền, sông Hậu chiếm 30% diện tích vùng là đất tốt nhất thích hợp trồng lúa
Đất phèn (chiếm tỉ trọng lớn nhất): Chiếm 41% diện tích cả vùng, phân
bố ở Đồng Tháp Mười, vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau
Đất mặn: Chiếm 19% diện tích vùng, phân bố thành vành đai ven Biển Đông và Vịnh Thái Lan
Ngoài ra còn có vài loại đất khác nhưng không đáng kể
- Khí hậu: Có tính chất cận xích đạo, chế độ nhiệt cao, có 2 mùa chính trong
năm => Ảnh hưởng lượng mưa và chế độ nước sông => Tạo điều kiện thuận
lợi để trồng trọt
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt:
Giúp thau chua, rửa mặn => Hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn
Cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
Phát triển giao thông vận tải biển
Phát triển hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản
- Sinh vật chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu), rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp) và nhiều loại chim, cá
- Vùng biển có hàng trăm bãi cá, bãi tôm với nhiều loại hải sản quý, hơn nửa
triệu ha mặt nước phục vụ nuôi trồng thủy, hải sản (LƯU Ý: Sản lượng thủy sản có xu hướng bị suy giảm *do xâm nhập mặn sâu* & diện tích mặt nước
bị hạn chế)
- Khoáng sản không nhiều: Chủ yếu là than bùn ở Cà Mau, VLXD ở Kiên Giang,
An Giang Ngoài ra dầu, khí bước đầu được khai thác
2.2 Khó khăn:
NỔI BẬT NHẤT:
Trang 2- Mùa khô kéo dài gây thiếu nước + Hạn chế của địa hình => XÂM NHẬP MẶN
- CƠ SỞ HẠ TẦNG còn yếu kém => Trở ngại lớn kiềm hãm sự phát triển của
vùng
Ngoài ra còn có các hạn chế như:
- Mùa lũ nước ngập trên diện rộng
- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn
- Khoáng sản hạn chế gây trở ngại cho phát triển kinh tế - xã hội
3 Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL
- Khái quát nhất: Khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường
- NƯỚC NGỌT là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô, cần phải đào
kênh để thau chua, rửa mặn hoặc tạo các giống lúa chịu phèn, chịu mặn
- Phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng Đây là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự cân bằng sinh thái
- Cần chủ động sống chung với lũ nhằm khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ hàng năm đem lại
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả kết hợp nuôi trồng thủy hải sản, phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là phát
triển kinh tế liên hoàn => Kết hợp mặt biển với đảo và đất liền
II CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hạn chế lớn nhất về tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở đồng bằng
sông Cửu Long là
A ngập lụt và triều cường B tài nguyên rừng đang suy giảm.
C diện tích đất phèn, đất mặn lớn D tài nguyên khoáng sản hạn chế.
Câu 2: Phát biểu không đúng về đặc điểm khí hậu của Đồng bằng sông Cửu
Long là
A lượng mưa lớn, tập trung từ tháng 3 đến tháng 9.
B chế độ nhiệt cao, ổn định, biên độ nhiệt năm nhỏ.
C khí hậu biểu hiện rất rõ tính chất cận xích đạo.
D tổng số giờ nắng cao, có một mùa mưa rõ rệt.
Câu 3: Loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A đất nông nghiệp B đất lâm nghiệp C đất chuyên dùng D đất ở Câu 4: Hoạt động đánh bắt thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi
hơn Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do
A có nguồn thuỷ sản rất phong phú B trong năm có mùa lũ kéo dài.
C người dân có nhiều kinh nghiệm D công nghiệp chế biến phát triển Câu 5: Điều kiện tự nhiên không phải là thuận lợi để Đồng bằng sông Cửu
Long trở thành vùng trọng điểm lúa số một ở nước ta là
A sông ngòi dày đặc B diện tích đất phèn và đất
mặn lớn
Trang 3C tiềm năng lớn về đất phù sa ngọt D khí hậu nhiệt đới nóng quanh
năm
Câu 6: Ngành khai thác thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long vì có
A ba mặt giáp biển, ngư trường lớn B nhiều vùng trũng ngập nước.
C nhiều bãi triều và rừng ngập mặn D mạng lưới sông ngòi dày đặc Câu 7: Biện pháp không phù hợp với cải tạo tự nhiên ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long là
A đẩy mạnh khai thác thủy sản khi có lũ về.
B lai tạo các giống lúa chịu được phèn, mặn.
C phát triển thủy lợi nhằm thau chua, rửa mặn.
D hạn chế phát triển các hoạt động sản xuất.
Câu 8: Hạn chế chủ yếu trong sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng
sông Cửu Long là
A địa hình thấp, lũ kéo dài, có các vùng đất rộng lớn bị ngập sâu.
B một số loại đất thiếu dinh dưỡng hoặc quá chặt, khó thoát nước.
C phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn; có một mùa khô sâu sắc.
D sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; bề mặt đồng bằng bị cắt xẻ lớn.
Câu 9: Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở Đồng bằng sông Cửu
Long là
A nhiệt độ trung bình năm đã giảm B xâm nhập mặn vào sâu đất liền.
C nguồn nước ngầm hạ thấp hơn D mùa mưa kéo dài hơn trước.
Câu 10: Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long gây ra hậu quả chủ
yếu là
A hiện tượng cháy rừng diễn ra trên diện rộng B thiếu nước ngọt cho sản
xuất và sinh hoạt
C làm tăng độ chua và chua mặn trong đất D sâu bệnh phát triển phá
hoại mùa màng
Câu 11: Đồng bằng sông Cửu Long ít xảy ra thiên tai nào sau đây?
mặn
Câu 12: Hoạt động du lịch có tiềm năng phát triển nhất ở Đồng bằng sông
Cửu Long là
A mạo hiểm B nghỉ dưỡng C sinh thái D văn hóa – lịch
sử
Câu 13: Chủ động “Sống chung với lũ” để khai thác các nguồn lợi kinh tế do
lũ hàng năm đem lại là đặc trưng của vùng
A Đồng bằng sông Hồng B Đồng bằng ven biển miền Trung.
C Vùng trung du, đồi núi D Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 14: Hướng chính trong khai thác kinh tế biển ở Đồng bằng sông Cửu
Long là kết hợp
Trang 4A khai thác sinh vật biển, khoáng sản và du lịch biển đảo.
B biển, đảo, quần đảo và đất liền tạo nên thế kinh tế liên hoàn.
C bờ biển, đất liền và hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
D du lịch biển, phát triển giao thông vận tải biển, du lịch miệt vườn.
Câu 15: Khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện rõ nét tính chất
A ôn đới B nhiệt đới C cận nhiệt đới D cận xích đạo Câu 16: Đất phù sa ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long phân bố tập trung ở
A Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên B Đồng Tháp Mười, Hà Tiên.
C ven sông Hậu, Sông Tiền D ven biển, Đồng Tháp Mười.
Câu 17: Ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất ở đồng bằng sông Cửu
Long là
A vật liệu xây dựng B cơ khí nông nghiệp.
C sản xuất hàng tiêu dùng D chế biến lương thực, thực phẩm Câu 18: Biện pháp quan trọng hàng đầu để cải tạo đất ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long là
hữu cơ D đắp đê ven biển.
Câu 19: Mạng lưới sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long không có thế
mạnh nào sau đây?
A Thủy sản B Du lịch C Giao thông vận tải D Thủy
điện
Câu 20: Biện pháp hàng đầu cải tạo đất ở Tứ giác Long Xuyên của Đồng
bằng sông Cửu Long là
A Rửa phèn B Rửa mặn C Xen canh D Trồng rừng. Câu 21 Phát biểu đúng về đặc điểm nổi bật về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp
Đồng bằng sông Cửu Long là
A trình độ thâm canh dần cải thiện.
B công nghiệp chế biến còn yếu kém.
C dân cư tập trung đông đúc ở đô thị.
D điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.
Câu 23 Sản lượng lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhiều hơn vùng Đồng bằng sông Hồng
chủ yếu là do
A có năng suất lúa cao hơn
B có diện tích trồng lúa lớn hơn
C có trình độ thâm canh cao hơn
D có nhu cầu thị trường lớn hơn.
Câu 24 Thế mạnh tương đồng trong sản xuất nông nghiệp giữa đồng bằng sông Cửu Long và
Duyên hải Nam Trung Bộ là
A trồng cây công nghiệp hằng năm
B phát triển cây lương thực hoa màu.
C hoạt động khai thác thủy hải sản
D trồng cây ăn quả cận, nhiệt đới.
Câu 25: Đất đai ở đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung màu mỡ do
Trang 5A mạng lưới kênh rạch chằng chịt B diện tích lớn nhất cả nước.
C không có hệ thống đê điều D mùa mưa bị ngập nước.
Câu 26: Yếu tố quan trọng nhất để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng
hóa ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A mở rộng quy mô sản xuất B tăng cường khoa học kĩ thuật.
C đa dạng hóa các sản phẩm D mở rộng thị trường tiêu thụ.
Câu 27: Hoạt động khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra
quanh năm chủ yếu do
A phương tiện khai thác hiện đại B công nghiệp chế biến phát triển.
C thị trường tiêu thụ ổn định D ảnh hưởng của bão không nhiều Câu 28: Để trở thành vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm hàng hóa
quan trọng nhất cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải thực hiện giải pháp chủ yếu là
A gắn liền giữa sử dụng hợp lý với việc cải tạo tự nhiên.
B khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu và nguồn nước.
C kết hợp đồng bộ các giải pháp sử dụng và cải tạo tự nhiên.
D đầu tư cho công tác thủy lợi, giữ nước ngọt trong mùa khô.
Câu 29: Giải pháp quan trọng nhất nhằm cân bằng sinh thái môi trường ở Đồng bằng sông Cửu
Long là
A xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí B xây dựng hệ thống canh tác hợp lí.
C duy trì và bảo vệ rừng ngập mặn D điều tiết dòng chảy sông Mê công.
Câu 30: Đồng bằng sông Cửu Long có đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao do
A nền nông nghiệp lâu đời, các ngành khác chưa phát triển.
B mức độ tập trung dân cư và đô thị hóa của vùng còn thấp.
C đất phù sa chiếm diện tích lớn, khả năng mở rộng nhiều.
D đồng bằng châu thổ có diện tích lớn, đất phù sa màu mỡ.
Câu 31:Tình trạng hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long dẫn đến hệ quả là
A biến đổi khí hậu, tình trạng cháy rừng và diện tích nuôi tôm bị ảnh hưởng.
B xâm nhập mặn lấn sâu, sụt lún vùng ngọt, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
C diện tích rừng ngập mặn và vùng sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh.
D biến đổi khí hậu, gia tăng xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
Câu 32: Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô là do
A nhiều cửa sông, ba mặt giáp biển, có nhiều vùng trũng rộng lớn.
B địa hình thấp, ba mặt giáp biển, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
C có nhiều vùng tràng rộng lớn, ba mặt giáp biển, địa hình đa dạng.
D sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, ba mặt giáp biển, nhiều cửa sông.
Câu 33: Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng chủ yếu do
A xâm nhập mặn rộng, hạn hán, thiếu nước ngọt.
B bề mặt sụt lún, nhiều vùng bị phèn và mặn hóa.
C sạt lở bờ biển, nước biển dâng và nhiệt độ tăng.
D khô hạn kéo dài, vùng rừng ngập mặn thu hẹp.
Câu 34: Ý nghĩa chủ yếu của nước ngọt trong mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A đáp ứng du lịch, sử dụng cho công nghiệp.
B cải tạo đất trồng, đáp ứng nhu cầu dân cư.
Trang 6C bảo vệ sinh vật, bảo đảm giao thông thủy.
D tuới cho cây trồng, bảo đảm nuôi thủy sản.
Câu 35: Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện
nay là
A tạo nguyên liệu cho chế biến, tăng chất lượng sản phẩm, sử dụng tốt tài nguyên.
B thích ứng biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng hiệu quả sản xuất.
C sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, cung cấp nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm.
D tăng sản lượng cây trồng, đa dạng sản phẩm nông nghiệp, mở rộng thị trường.
Câu 36: Ý nghĩa chủ yếu của việc sống chung với lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A khai thác thế mạnh, hài hòa với môi truờng.
B ứng phó với tự nhiên, sử dụng nguồn nước.
C thích ứng với tự nhiên, khai thác nguồn lợi.
D tận dụng tài nguyên, giữ nếp sống có từ lâu.
Câu 37: Nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay phát triển theo hướng tập
trung do tác động chủ yếu của
A khai thác hiệu quả thế mạnh, tăng cường xuất khẩu hàng hóa.
B sản xuất theo hướng thâm canh, ứng phó với biến đổi khí hậu.
C đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, phát triển các sản phẩm có giá trị.
D chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nhu cầu lớn của thị trường.
Câu 38: Giải pháp chủ yếu phát huy thế mạnh tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long là
A đẩy mạnh trồng cây hoa màu và trồng rừng ngập mặn.
B chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải tạo đất và bảo vệ rừng.
C phát triển công nghiệp chế biến và thúc đẩy xuất khẩu.
D khai hoang, trồng cây ăn quả và phát triển kinh tế biển.
Câu 39: Giải pháp chủ yếu ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A phân bố lại dân cư và sử dụng hiệu quả nguồn lao động.
B sử dụng hợp lí tài nguyên và chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
C bố trí các khu dân cư hợp lí và xây dựng các hệ thống đê.
D khai thác tổng hợp tài nguyên biển và bảo vệ môi truờng.
Câu 40: Giải pháp chủ yếu để tạo nên sự phát triển bứt phá cho Đồng bằng sông Cửu Long là
A thu hút công nghệ mới, đẩy mạnh đa dạng ngành dịch vụ, phát triển kinh tế biển.
B thu hút vốn đầu tư, phát triển công nghiệp, nâng cao chất luợng nguồn lao động.
C thu hút vốn đầu tư, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông.
D đẩy mạnh du lịch, tăng nông nghiệp hàng hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.